You are on page 1of 16

Họ và tên: Lê Xuân Đạo

Mã sinh viên: 2019607494


Lớp: Môi trường K14
Điểm Lời phê giáo viên

Đề bài: Em hãy mô tả các hệ thống cơ quan, tổ chức QLMT của các nước đã học
( ít nhất 4 nước) dưới dạng sơ đồ và có sự so sánh, nêu ra ưu điểm của mỗi cách
quản lý này. Đặc biệt trong lĩnh vực ban hành và thực thi luật, chính sách môi
trường.
Bài làm.
Em chọn 4 nước: Hoa Kì, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc
1. Hoa Kì:

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ ( EPA )

Hệ
Bộ Nội vụ Hoa Kỳ
thống

Cục BVMT Liên bang ( USEPA)
quan
quản
Quân đoàn kỹ sư Hoa Kỳ
lý môi
trường
Dịch vụ nghề các biển quốc gia
Hoa Kì

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ( DOJ )


- Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA): Cơ quan này thực hiện và thi hành
hầu hết các đạo luật môi trường liên bang, và có chia sẻ trách nhiệm với các
tiểu bang và các cơ quan liên bang khác trong một số luật.
- Bộ Nội vụ Hoa Kỳ: Quản lý luật liên bang liên quan đến quản lý đất đai công
cộng, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên, bao gồm các luật bảo tồn động vật
hoang dã khác nhau.
- Cục BVMT Liên Bang (USEPA) chịu trách nhiệm tổng thể về quản lý môi
trường liên bang, trừ lĩnh vực đa dạng sinh học, thuộc chức năng của Bộ Nội
Vụ. USEPA có các đại diện tại các vùng khác nhau của Liên Bang, chịu trách
nhiệm ban hành các bộ luật, các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn khung về môi
trường để áp dụng chung cho toàn Liên bang. Bên cạnh đó, mỗi Bang thuộc
Liên bang đều có bộ máy quản lý môi trường riêng, tuy nhiên chức năng nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức cũng như tên gọi của tổ chức quản lý môi trường tại các
bang có thể rất khác nhau, tùy theo đặc thù của mỗi bang. Ví dụ: Bang
Maryland có Cục Môi trường, Bang New York thành lập Cục Bảo tồn môi
trường, Bang Oa sinh tơn thành lập Cục Sinh thái.
- Quân đoàn kỹ sư Hoa Kỳ: Quy định việc xử lý vật liệu nạo vét hoặc lấp đầy
trong vùng nước thuộc thẩm quyền của Đạo luật Nước sạch, cũng như các hoạt
động và cấu trúc trong vùng nước có thể điều hướng theo Đạo luật Sông và Bến
cảng. - Dịch vụ nghề cá biển quốc gia: Một cơ quan phụ thuộc Bộ Thương mại,
cơ quan này điều hành các chương trình liên quan đến bảo tồn và quản lý tài
nguyên biển.
- Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ): Bộ phận Tài nguyên và Môi trường của DOJ đại
diện cho các cơ quan liên bang trong vụ kiện phát sinh theo luật môi trường
liên bang.
Ưu điểm, so sánh, phân tích:
Ngoài hệ thống pháp luật về BVMT Liên Bang, quy định những nguyên tắc,
quy tắc, quy chuẩn chung về các lĩnh vực BVMT, mỗi bang tùy điều kiện cụ thể về
BVMT đều xây dựng các đạo luật riêng. Những luật riêng này phải bảo đảm phù hợp
với những quy định chung của Luật Liên bang nhiều khi còn quy định chặt hơn trong
cùng lĩnh vực; Các bang xây dựng luật xuất phát từ nhu cầu trực tiếp của hoạt động
quản lý môi trường trong từng lĩnh vực cụ thể; Mỗi năm các bang có thể ban hành
nhiều dự luật và theo pháp luật Mỹ tuy nhiên, số dự luật được thông qua không nhiều.
Do đó, các dự luật được xem xét thông qua thường là những vấn đề hết sức cần thiết
cho thực tiễn BVMT, có nhiều dự luật rất nhiều năm sau khi được đề xuất, xây dựng,
nhưng vẫn không được thông qua. Có thể thấy, việc xây dựng các đạo luật về BVMT
ở Mỹ (chủ yếu là do các bang ban hành), nhằm giải quyết những vấn đề rất cụ thể,
xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của mỗi địa phương, do đó các Luật khi được ban hành
có tính thực thi rất cao. Tính thực thi được đảm bảo dưới sự quản lý chặt chẽ của các
cơ quan nhà nước và giám sát của cộng đồng.
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của
Mỹ nói chung và các bang nói riêng là ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền, phải
khắc phục ô nhiễm.Tại một số bang, công tác kiểm soát, quản lý môi trường tại các
dự án, công trình đều dựa trên công cụ đánh giá tác động môi trường (EIA) và cấp
phép. Về tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra, cảnh sát môi trường và cơ chế
thực thi, áp dụng pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT
Về xử lý vi phạm luật BVMT của các Bang thì không giống nhau, có nơi có
cảnh sát môi trường, có nơi không và có các cơ quan quản lý khác nhau cả về chức
năng lẫn quyền lực thi hành. Nhưng nhìn chung thì vẫn xử lý được các vấn đề môi
trường với từng cấp độ..
Về vấn đề môi trường Quốc hội Mỹ thì tách riêng phần chính trị và phần
nghiên cứu tức là không liên quan đến chính trị, chẳng hạn họ chỉ yeu cầu như làm
cho không khí sạch, rất chung chung, sẽ có riêng 1 cơ quan khác là Cục Bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ (EPA), bao trùm cả ba khía cạnh thẩm quyền, nguồn lực và con người.
Đây là cơ quan có thẩm quyền toàn diện nhất về các vấn đề môi trường ở Mỹ, chịu
trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc gia và đảm bảo sự thực thi của
các đạo luật về môi trường. Cơ quan này cũng có thể can thiệp vào hoạt động của
chính quyền các bang trong một số trường hợp nhất định. Mặt khác, cơ quan này cũng
hỗ trợ cho chính quyền các bang về mặt nhân sự và trang thiết bị, và phối hợp chặt
chẽ với các bang trong việc phát triển các ưu tiên công việc và các vấn đề có liên quan
khác. Khi mà Cơ quan này muốn tung ra luật mới thì nó rất là lằng nhằng, các bước
thực hiện rất là lâu. Đã có lần cơ quan này nhận được tới 4 triệu ý kiến đóng góp và
bình luận khi thiết lập luật mới. Dựa trên các ý kiến, EPA chỉnh sửa quy định sẽ ban
hành một lần nữa, và lại trình lên Văn phòng Nhà Trắng. Đây là một quy trình khá
phức tạp, bởi vì mỗi quy định mới sẽ động chạm đến lợi ích của một hay vài bên. Và
để tránh thua trong các vụ kiện chống lại quy định mới, EPA phải chứng tỏ cho tòa án
thấy việc xây dựng quy định được thực hiện một cách tỉ mỉ, hợp lý, đúng quy định.
Trong vấn đề biến đổi khí hậu, hiện nay, EPA là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh
các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.
Về việc thực thi xử phạt thì họ cũng phạt rất mạnh và có tác dụng tích cực trong
việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường. Hệ thống cưỡng chế môi trường của Hoa
Kỳ gồm ba cấp: Các hình thức xử phạt vi phạm môi trường được áp dụng ở Hoa Kỳ
về cơ bẩn em thấy cũng giống Việt Nam
(1) Xử lý hành chính:
(2) Xử lý dân sự
(3) Xử lý hình sự:
Về thông tin, truyền thông trong quản lý, BVMT Hệ thống thông tin truyền thông nói
chung và về BVMT nói riêng của Mỹ đã được phát triển ở trình độ cao, ứng dụng các
thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin, được cập nhật thường xuyên. Việc cung
cấp thông tin về môi trường phải tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt, tốt hơn nước
ta.
Luật không khí sạch ( CAA )

Luật nước sạch

Đạo luật bảo tồn và phục hồi tài nguyên.( RCAR/ HSWA)

Đạo luật trách ngiệm, bồi thường và đền bù môi trường toàn diện

Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng. ( ESA )


Một số
luật Đạo luật kiểm soát chất độc hại ( TSCA )
chính
Đạo luật trách nghiệm, bồi thường và đền bù môi trường toàn diện
( CERCLA )

Đạo luật diệt côn trùng, diệt nấm và chuột liên bang ( FIFRA )

Đạo luật chính sách môi trường quốc gia ( NEPA )

Đạo luật về quyền được biết của cộng đồng và lập kế hoạch khẩn cấp
( EPCRA )
2. Nhật Bản.

Bộ Môi trường. Gồm:


Văn phòng hành chính tổng hợp về môi trường.
Cục Bảo tồn môi trường toàn cầu.
Cục Quản lý môi trường.
Cục Bảo tồn thiên nhiên.
Cục Quản lý chất thải và tái chế.
Cục sức khỏe môi trường.

Hệ thống
cơ quan Bộ Ngoại giao
quản lý
môi
Bộ Nông nghiệp, Lam nghiệp và Thủy sản
trường
Nhật Bản
Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế.

Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan Lâm nghiệp

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản


Các Bộ và cơ quan cấp quốc gia khác tham gia quản lý môi trường như sau: - Bộ
Ngoại giao: lập kế hoạch và soạn thảo chính sách ngoại giao trong lĩnh vực môi
trường toàn cầu;
- Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản: lập kế hoạch và soạn thảo chính
sách nông nghiệp nhằm bảo tồn môi trường, bảo vệ môi trường liên quan đến
chăn nuôi, ngăn ngừa ô nhiễm đất được sử dụng làm đất nông nghiệp…
- Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế: phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp, tái
chế chất thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp…
- Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải: bảo vệ môi trường từ hoạt động liên quan
đến cung cấp vốn xã hội, lắp đặt và bảo trì hệ thống thoát nước, phòng ngừa ô
nhiễm ô tô, phòng chống ô nhiễm biển, các biện pháp chống nhiễu máy bay... –
- Cơ quan Lâm nghiệp: bảo tồn rừng.
- Cơ quan Khí tượng Nhật Bản: quan sát tầng ôzôn, thu thập dữ liệu về khí nhà
kính…
Ưu điểm, so sánh, phân tích.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại Nhật Bản được xây
dựng dựa trên đặc trưng hợp tác và cách tiếp cận quản lý môi trường. Cách tiếp cận
quản lý môi trường ở Nhật Bản bắt nguồn từ cấu trúc kinh tế - chính trị, tiêu chuẩn xã
hội và văn hóa. Cách tiếp cận này cho thấy sự chia sẻ quyền lực giữa các bộ và trách
nhiệm quản lý chung ở cấp quốc gia; mức độ phân cấp tương đối cao về cơ cấu hành
chính theo chiều dọc cho phép chính quyền địa phương có thẩm quyền trong việc thực
hiện; tự quản của doanh nghiệp; việc xác định các quy tắc hoạt động dựa trên sự đồng
thuận của một quá trình đàm phán.
Vai trò của chính phủ trong quản lý môi trường Nhật Bản có vai trò rất lớn.
Tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia này đã
tạo lập cơ sở cho Chính phủ Nhật Bản nâng cao vai trò đối với lĩnh vực quan trọng
này. Theo chính giới Nhật Bản, ngoài vai trò là một cơ quan hành chính trung ương,
Chính phủ Nhật Bản còn có vai trò như một doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh tế
và như một thực thể tiêu dùng.
Để thực hiện vai trò này, ngay từ năm 1995, Chính phủ Nhật Bản đã xây
dựng kế hoạch“Hành động xanh”.Kế hoạch này được coi là nhiệm vụ cụ thể mang
tính thường niên đối với Chính phủ Nhật Bản. Mục tiêu của kế hoạch là hướng tới
giảm tải ô nhiễm môi trường bằng cách chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức hành chính
của Chính phủcũng như hỗ trợ tích cực cho chính quyền các địa phương, doanh
nghiệp và công chúng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Vai trò của Bộ Môi trường và các Bộ trong quản lý môi trường Nhật Bản là
quốc gia duy nhất trên thế giới có mô hình phát triển hệ thống tổ chức quản lý nhà
nước về môi trường xuất phát từ việc hình thành các tổ chức thể chế ở chính quyền
cấp cơ sở trước, rồi sau đó mới hình thành cơ quan quản lý ở cấp trung ương. Vai trò
của chính quyền địa phương trong quản lý môi trường Quản lý môi trường của Nhật
Bản ở cấp quốc gia có đặc trưng là phân cấp tương đối về cả thẩm quyền và trách
nhiệm. Các chính quyền địa phương đang ở vị trí hàng đầu khi giải quyết các vấn đề
môi trường cụ thể. Thực tế, mặc dù các cơ chế chính thức cho thấy chính quyền trung
ương phải đi đầu trong việc xây dựng các chính sách chiến lược nhưng thực tế, chính
quyền địa phương đã từng giữ vai trò tiên phong trong việc cải cách chính sách môi
trường ở Nhật Bản. Thành công của chiến lược kiểm soát ô nhiễm của Nhật Bản phụ
thuộc phần lớn vào năng lực và địa vị của các cơ quan chính quyền địa phương.
Hệ thống pháp luật Nhật Bản.
Luật sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng.

Luật bảo vệ tầng Ozon và giảm lượng mưa axit

Hệ thống Luật kiểm soát OONMT dất và nước.


pháp luật
BVMT ở
Luật khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái chế
Nhật Bản

Luật môi trường cơ bản.

Kế hoạch môi trường cơ bản

3.Singapore
Singapore Press Center

Bộ Môi trường và Tài nguyên nước ( MEWR )

Văn phòng chương trình về môi trường và nước công nghiệp

Singapore bền vững ( IMCSD )

Ban tiện ích công cộng ( PUB )

Cơ quan môi trường quốc gia ( NEA )

Bộ phát triển quốc gia ( MND )


Hệ thống cơ
quan quản lý Cơ quan xây dưng

môi trường
Cơ quan tái phát triển đô thị
Singapore

Trung tâm thành phố

Ban kỹ sư chuyên nghiệp

Bộ Luật pháp

Ban thư kí biến đổi khí hậu quốc gia

Cơ quan thị trường năng lượng

Cơ quan quản lý dất đai Singapore

SPRING Singapore
Luật quản lý và Bảo vệ môi trường.

Hệ thống
Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
pháp luật
BVNT ở
Luật về hệ thống công tiêu thoát nước
Singapore
Luật về xuất, nhập khẩu, quá cảnh chất thải
nguy hại

Ngoài ra, các quy định về BVMT cũng còn được thể hiện trong những đạo luật thuộc
lĩnh vực khác như: Luật Sức khỏe cộng đồng, Luật Chất thải, Luật Không khí sạch,
Luật Nhà máy, Luật Hóa chất, Luật Dầu khí, Luật Giao thông…
Ưu điểm:
Vấn đề môi trường rất được chú trọng trong các văn bản pháp luật của
Singapore. Trong văn bản điều chỉnh lĩnh vực khác, các quy định về BVMT cũng rất
được chú trọng. Điều này khá khác biệt so với Việt Nam, khi mà các văn bản pháp
luật thuộc các lĩnh vực khác thường không có các quy định chi tiết về BVMT.
Công cụ cấp phép được sử dụng rất phổ biến. Pháp luật Singapore trao quyền
rất lớn cho các cơ quan nhà nước can thiệp vào việc ra quyết định của doanh nghiệp
và người dân. Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường cho phép cơ quan nhà nước có
quyền yêu cầu bất kỳ một chủ dự án nào cũng phải làm báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) và được cơ quan này phê duyệt trước khi xây dựng dự án. Hay Luật
kiểm soát ô nhiễm về môi trường quy định các hoạt động công nghiệp có khả năng
gây ô nhiễm không khí đều phải được Bộ Môi trường cấp phép trước khi công việc
được triển khai. Điều này có được do quy mô diện tích lãnh thổ quốc gia nhỏ cùng với
nền tảng nhà nước trong sạch, với nền quản lý hành chính nhà nước tiên tiến, hiện đại,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ cao.
Các biện pháp chế tài nặng và xử lý triệt để, nghiêm túc cũng là điều đặc biệt ở
pháp luật về bảo vệ môi trường tại Singapore. Pháp luật nước này quy định xử lý vi
phạm pháp luật về môi trường với nhiều biện pháp xử lý khác nhau cho các mức độ vi
phạm, từ dân sự, hành chính đến hình sự. Các hình thức xử lý vi phạm bao gồm phạt
tù, phạt tiền, tạm giữ, tịch thu, lao động công ích bắt buộc. Trong đó, hình phạt tiền là
phổ biến và được xem là công cụ hiệu quả trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về
BVMT nhờ mức độ xử phạt rất cao.
Hệ thống quản lý môi trường nhà nước của Singapore rất gọn nhẹ, các bộ phận
được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Vì thế, hoạt động quản lý môi trường của
Singapore đạt hiệu lực và hiệu quả cao.
Về các công cụ kinh tế: phí môi trường được áp dụng như nhau đối với mọi cơ
sở công nghiệp, không phân biệt quy mô to, nhỏ và cơ sở cũ hay mới hoạt động. Mức
phí được xác định tùy theo lượng chất thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Nếu
lượng chất thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép càng cao thi mức phí càng cao.
Chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BVMT: Nhìn chung pháp luật Singapore quy
định các mức hình phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường rất nặng,
không chỉ bị phạt tiền, mà còn có thể bị tù. Chẳng hạn, Điều 277, Bộ luật Hình sự
Singapore quy định: làm bẩn nước ở những con suối hoặc nơi chứa nước công cộng
thì bị phạt tù đến 3 tháng hoặc bi phạt tiền đến 500 đôla Singapore hoặc bị áp dụng cả
hai hình phạt.
Bên cạnh đó Singapore đã có một chiến lược quản lý môi trường hợp lý, đồng
thời chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở đi đôi với việc ban hành luật và kiểm tra giáo dục
nghiêm ngặt. Tiếp theo là thực hiện tốt kế hoạch hóa sử dụng đất đai. Nhằm bảo đảm
cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan
đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: Đạo luật về môi trường và sức
khoẻ cộng đồng; Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường; Đạo luật về hệ thống
cống tiêu thoát nước; Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm.
4. Hàn Quốc
Hệ thống cơ quan quản lý môi trường của Hàn Quốc
Bộ Môi trường Hàn Quốc (MOE) là cơ quan hàng đầu có trách nhiệm trong việc bảo
vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm. Nhiệm vụ của MOE là “Bảo vệ lãnh thổ khỏi sự
ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân chúng để họ có thể
hưởng thụ môi trường thiên nhiên rộng lớn, với cả nguồn nước cũng như bầu trời
trong sạch.” MOE có trách nhiệm về các vấn đề như: -
 Chính sách môi trường; -
 Qui định về chất lượng nước, không khí; -
 Qui định thuế và phí môi trường; -
 Phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng, cung cấp và tiêu thoát nước; -
 Đánh giá tác động môi trường; -
 Bảo tồn tự nhiên bao gồm cả việc xây dựng các khu vực cần bảo vệ và bảo vệ
đời sống hoang dã.
Dưới bộ là các cơ quan quản lý môi trường ở các địa phương cũng tương tự như ở
Việt Nam. Quản lý về môi trường của Hàn Quốc được điều hành thông qua 42 điều
luật. Tuy nhiên tùy theo các vấn đề môi trường cụ thể mà mỗi địa phương có thêm
những qui định khác nhau.
Hệ thống pháp luật ở Hàn quốc
Hiến pháp Hàn Quốc.
Luật Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963) của Hàn Quốc.
Luật Bảo tồn môi trường (1977) của Hàn Quốc.
Luật quản lý vật chất độc hại và nguy hiểm (1963) của Hàn Quốc..
Luật làm sạch chất thải (1961) của Hàn Quốc.
Luật Kiểm soát chất thải (1986) của Hàn Quốc.
Luật khung về Chính sách môi trường của Hàn Quốc.
Luật Bảo tồn không khí sạch của Hàn Quốc.
Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung của Hàn Quốc.
Luật Bảo tồn Chất lượng nước và Hệ sinh thái nước của Hàn Quốc.
Luật giải quyết tranh chấp môi trường của Hàn Quốc.
Luật Bảo tồn môi trường tự nhiên (1991) của Hàn Quốc.
Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường (1991) của Hàn Quốc.
Luật về nâng cao chất lượng không khí đô thị (2003) của Hàn Quốc.
Luật Khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (2004) của
Hàn Quốc.
Luật về Quan trắc và phân tích môi trường (2006) của Hàn Quốc.
Luật khung về Phát triển bền vững (2007) của Hàn Quốc.
Luật Sức khỏe môi trường (2008) của Hàn Quốc.
Ưu điểm:
Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc đã có một quá trình phát triển
tương đối lâu dài và khá đầy đủ. Có nhiều đạo luật như trên cùng quy định về BVMT
và trong đó có một đạo luật khung chỉ quy định những vấn đề mang tính chung nhất,
còn các vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các đạo luật khác. Luật khung về Chính
sách môi trường của Hàn Quốc không đưa ra quyền và nghĩa vụ cụ thể về BVMT đối
với các chủ thể, mà chỉ liệt kê ra các chính sách, công cụ BVMT sẽ được nhà nước áp
dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá
môi trường, tuyên truyền giáo dục….
- Ngoài ra Hàn quốc rất quan tâm đến tài nguyên nước, họ có một luật riêng.
Hoạt động quản lý chất thải và quản lý chất nguy hiểm, độc hại được tách riêng để
quy định trong hai đạo luật khác nhau và có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất
kinh doanh.
Nhìn chung các đạo luật của Hàn Quốc đều có một chương quy định về các
biện pháp chế tài hình sự và hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra họ tách Luật Bảo tồn môi trường (1977) thành 5 luật khác nhau vào
năm 1990, bao gồm: Luật khung về Chính sách môi trường; Luật Bảo tồn không khí
sạch; Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung; Luật Bảo tồn Chất lượng nước và Hệ sinh
thái nước; Luật giải quyết tranh chấp môi trường. Điều này không đơn giản chỉ là sự
thay đổi về kỹ thuật lập pháp và hình thức văn bản pháp luật mà sâu xa hơn đó là vấn
đề BVMT đã được đặc biệt quan trọng. Với việc từ bỏ mô hình một luật lớn mà
chuyển sang mô hình nhiều luật nhỏ, Quốc hội Hàn Quốc đã tạo điều kiện tốt hơn cho
Chính phủ khi muốn sửa đổi các quy định hoặc phải đối phó với một vấn đề môi
trường mới phát sinh, tức là nó cụ thể , chi tiết hơn
Trong việc thực thi những đạo Luật về môi trường. Tòa án hành chính, dân sự
và hình sự có trách nhiệm thi hành các Luật về môi trường thông qua quá trình xét xử
của tòa án. Chính quyền địa phương được trao quyền ban hành các tiêu chuẩn môi
trường địa phương với mức độ chi tiết, chặt chẽ hơn tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
Chính quyền địa phương có quyền cấp hầu hết các giấy phép hoặc các phê duyệt và
cưỡng chế thi hành các sắc lệnh. Các sắc lệnh hành chính bao gồm đình chỉ hoạt động
kinh doanh, thu hồi giấy phép, đóng cửa các cơ sở. Thu hồi giấy phép thường được
ban hành khi các vi phạm bị tái phạm liên tục và sau khi đã thông báo trước. Nhiều
Luật môi trường quy định các hình thức phạt bao gồm phạt tù hoặc phạt tiền đối với
các trường hợp vi phạm. Từ đây ta thấy quyền lực của các cơ quan và chính quyền địa
phương rất lớn và xử lý vi phạm cũng rất nặng.
Hiện nay, Hàn Quốc đã và đang áp dụng hiệu quả một số chính sách quản lý
BVMT, trong đó, phải kể đến các chính sách như:
+) Phân loại rác thải tại nguồn công khai thông tin về khu vực đầu tư như chính
sách, chế độ ưu đãi, quy hoạch, tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực;
+) Áp dụng thu phí thu gom rác thải thông qua việc bán túi đựng rác, Khuyến
khích áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí CO2,
+) Đồng thời, một số công cụ kinh tế trong quản lý và BVM T tại Hàn Quốc
đang áp dụng như: Phí BVMT không khí, Phí BVMT nước, Phí quản lý rác thải (thu
từ việc bán túi ni lông đựng rác thải.

You might also like