You are on page 1of 3

I.

Phân biệt giữa “too/so” và “either…or…/neither…nor…”


Trong tiếng Anh, có 2 loại câu đồng tình (Agreement) đó là:
 Câu đồng tình khẳng định “too”, “so”: thể hiện sự đồng ỳ, đồng tình cho
một CÂU KHẲNG ĐỊNH đã được nói ra trước đó.
 Câu đồng tình phủ định “either or”, “neither nor”: thể hiện sự đồng ý, đồng
tình cho một CÂU PHỦ ĐỊNH được nói ra ở trước đó.
II. Câu đồng tình khẳng định “too/so”

Cặp too/so chỉ sử dụng cho câu văn mang ý nghĩa khẳng định. Khi trường hợp
chúng ta nhắc lại câu nói giống như ai đó đã nói trước đó thì bạn sẽ dùng
too/so.
1. Công thức và cách dùng cấu trúc “too”
Vị trí : thông thường, “too” sẽ nằm ở cuối mỗi câu và sau dấu phẩy.
Cấu trúc:
1/ S + trợ động từ + “,” + too ( nếu câu khẳng định cho trước dùng V thường )
2/ S + be + “,” + too ( nếu câu khẳng đinh cho trước sử dụng tobe )
Ví dụ:
 A: I can speak English. (Tôi có thể nói tiếng Anh)
 B: I can speak English, too. (Tôi cũng có thể nói tiếng Anh)
=> Hoặc : I can, too. (Tôi cũng có thể)
 A: I am a teacher ( Tôi là một giáo viên )
 B: I am, too
2. Công thức và cách dùng cấu trúc “so”
Vị trí : “so” sẽ nằm đầu mỗi câu, đứng trước chủ ngữ và đi liền sau “so” sẽ là
trợ động từ phù hợp
Cấu trúc:
1/ So + trợ động từ + S. (Sử dụng V thường nếu như câu khẳng định cho
trước)
2/ So + be + S (Sử dụng động từ “to be” nếu như câu khẳng định cho trước)
3/ So + Model Verbs (động từ khiếm khuyết) + S
 VD 1:
- A: I love English. (tôi yêu thích tiếng Anh)
- B: So do I.(tôi cũng vậy) (do câu A nói dùng hiện tại đơn phải động từ thường, do
đó
trợ động từ là DO cho chủ ngữ là I)
 VD 2:
- A: I am a student . (tôi là sinh viên)
- B: So is my younger brother (em trai tôi cũng vậy). (do câu người nói trước
dùng AM, nên phải mượng IS đứng sao SO cho hợp với MY YOUNGER
BROTHER, là danh từ số ít)
III. Câu đồng tình phủ định “either / neither”
1. Đồng tình phủ định với “Either”
Cấu trúc:
1/ S + trợ động từ + not , either (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ
thường )
2/ S + tobe + not, either. (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ tobe )
Trong đó: Trợ động từ và động từ “to be” tương ứng với thì của câu khẳng
định cho trước và hoà hợp với chủ ngữ.
Ví dụ:
 My mom isn’t at home. My mother isn’t, either.
(Bố tớ không có nhà. Mẹ tớ cũng không có nhà.)
 I didn’t bring umbrella. She didn’t, either.
(Tôi không mang ô. Cô ấy cũng không mang.)
2. Đồng tình phủ định với “Neither”
Cấu trúc:
1/ Neither + trợ động từ + S. (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ
thường )
2/ Neither + to be + S. (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ to be )
Trong đó: Trợ động từ và động từ “to be” tương ứng với thì của câu khẳng
định cho trước và hoà hợp với chủ ngữ.
Ví dụ:
 I am not a doctor. Neither are they.
(Tôi không phải là bác sĩ. Họ cũng không phải.)
 He doesn’t know the answer. Neither does she.
(Anh ấy không biết câu trả lời. Cô ấy cũng không biết.)

You might also like