You are on page 1of 74

Cách sử dụng đại từ bổ ngữ trong tiếng Pháp

1. Đại từ làm bổ ngữ trực tiếp (COD)


 
a. Đại từ làm bổ ngữ trực tiếp thường đặt trước động từ và thay thế
cho danh từ chỉ người hoặc vật, trả lời cho câu hỏi ai? cái gì?
 
b. Đại từ làm bổ ngữ trực tiếp gồm:
 me tôi
 te bạn
 le, la: cái ấy, anh ấy, chị ấy
 nous chúng tôi
 vous các bạn
 les những cái ấy, họ, chúng nó
Trước nguyên âm và h câm, me, te, le, la được viết thành: m’, t’, l’, l’
 
Chú ý về đại từ làm bổ ngữ trực tiếp:
 
Với động từ aimer, và connaître, ta chỉ dùng đại từ làm bổ ngữ trực tiếp le,
la, les để chỉ người chứ không dùng chỉ vật. Để chỉ vật ta dùng đại từ ça
hoặc không dùng từ nào.
 
Ví dụ:
 
 J’aime Julie. Je l’aime comme une sœur. Tôi yêu Julie. Tôi yêu chị ấy
như một người chị.
 
 Vous aimez le fromage? Bạn thích pho mát chứ?
 Oui, j’aime ca. Vâng tôi thích.(Không nói Je l’aime. Vì ta không dùng đại từ
làm bổ ngữ trực tiếp le, la, les để chỉ vật với động từ aimer và connaître)
 
 Tu connais le bordeau blanc?
Oui, je connais. (Không nói Je le connais.)
 
Vì ta không dùng đại từ làm bổ ngữ trực tiếp le, la, les để chỉ vật với động
từ aimer và connaître)
 
Đại từ làm bổ ngữ trực tiếp: Ở thể phủ định, ta đặt cặp từ phủ định ne…
pas trước và sau cụm đại từ và động từ.
 
Je ne le ragarde pas. Tôi không nhìn thấy cái ấy/ anh ấy
Je ne les connais pas. Tôi không biết họ.
 
2.Đại từ làm bổ ngữ gián tiếp (COI)
a. Đại từ làm bổ ngữ gián tiếp đứng trước động từ, thay thế cho danh
từ chỉ người bắt đầu bằng giới từ à. Chúng trả lời cho câu hỏi: à qui? Cho
ai?
 Je téléphone à Jean. Je lui téléphone.
 Je téléphone à mes parents. Je leur téléphone.
 
b. Đại từ làm bổ ngữ gián tiếp gồm:
 me tôi
 te bạn
 lui anh ấy, chị ấy, nó
 nous chúng tôi
 vous các bạn
 leur họ, chúng nó
Chú ý: Đại từ làm bổ ngữ gián tiếp lui, leur dùng cho cả giống đực và giống
cái.
 
Đại từ làm bổ ngữ gián tiếp: Ở thể phủ định ta đặt cặp từ phủ định ne…
pas trước và sau cụm đại từ và động từ.
 
Khi sử dụng hai đại từ làm bổ ngữ, chúng ta đặt:
 
Sujet + me, te, se, nous, vous, se/ le, la, les/ lui, leur + verbe
Các đại từ làm bổ ngữ trong tiếng pháp chỉ người đứng trước các đại từ
làm bổ ngữ chỉ đồ vật
Video 58
Video 112
CÁCH NÓI PHỦ ĐỊNH NÉGATIVE TRONG TIẾNG PHÁP
1. Cho hầu hết các trường hợp, ta dùng cấu trúc Ne.....pas
Ví dụ:
 Je vais à l'école  => Chuyển sang phủ định: Je ne vais pas à l'école.
 
 Il a pris son petit déjeuner =>Chuyển sang phủ định: Il n'a pas pris son
petit déjeuner
Một số lưu ý:
 Nếu sau động từ có các mạo từ xác định như le, la, les, l' thì ta giữ
nguyên các mạo từ đó. 
 
Ví dụ:J'aime la soupe. =>Chuyển sang phủ định: Je n'aime pas la soupe.
 Nếu sau động từ có các mạo từ không xác định hay mạo từ bộ phận
như un, une, du, de la, des thì ta chuyển hết thành de.
 
Ví dụ: Il a un chien. =>Chuyển sang phủ định: Il n'a pas de chien.
Je bois du vin =>Chuyển sang phủ định: Je ne bois pas de vin.
 
2. Với các câu khẳng định/hỏi có những cụm từ như Quelques
choses, beaucoup de choses, tout,... , ta dùng cấu trúc phủ định
với RIEN:
Sujet: RIEN + NE + VERBE
COD: SUJET + NE + VERBE + RIEN
COI: SUJET + NE + VERBE + PRÉPOSITION + RIEN
Ví dụ: Est-ce que tu bois qqchose -> Je ne bois rien (Pas cafe, pas the, ....
rien)
 
 
3. Phủ định về người
 
Với các câu khẳng định/hỏi có những cụm từ như Quelqu'un, tout le
monde, tous, beaucoup de gens,... , ta dùng cấu trúc phủ định với
PERSONNE:
Sujet: PERSONNE + NE + VERBE
COD: SUJET + NE + VERBE + PERSONNE
COI: SUJET + NE + VERBE + PRÉPOSITION + PERSONNE
Ví dụ:
Hier soir, personne n’a téléphoné chez moi
Hier après-midi, je n’ai vu personne dans les couloirs de la fac
 
Một số chú ý:
 Với những câu có các cấu trúc như Quelques/ Tous(Toutes) les/... +
danh từ chỉ người hoặc vật thì ta dùng cấu trúc với AUCUN:
Sujet: AUCUN(E) + NOM (PERS OU CHOSE) + NE + VERBE
COD: SUJET + NE + VERBE + AUCUN(E) + NOM (PERS OU CHOSE)
COI: SUJET + NE + VERBE + PRÉPOSITION + AUCUN(E) + NOM (PERS
OU CHOSE)

Ví dụ:
 Quelques élèves sont arrivés? =>Chuyển sang phủ định: Non, aucun
élèves n'est arrivé
 
 J'ai perdu beaucoup de stylos =>Chuyển sang phủ định: Je n'ai perdu
aucun stylo
 
 Tes parents ont pensé à toutes les fautes? =>Chuyển sang phủ định:
Non, ils ne sont pensé à aucune faute
 
4. Một số dang phủ định khác:
a. Nếu gặp kiểu câu có dùng ET hay OU, ta dùng cấu trúc phủ định
với NI:
Dạng 1:
Sujet +ne+verbe+ni+infinitif+ni+infinitif:
Ví dụ: Elle ne peut ni étudier ni travailler.
 
Dạng 2
Sujet+ne+verbe+ni+Nom(G.N.,pronom)+ni+Nom(G.N.,pro nom)
Ví dụ:Je n'ai besoin ni de leçon ni de sermon.
 
Dạng 3
Ni+Nom(G.N.,pronom)+Ni+Nom(G.N.,pronom)+ne+Verbe.. ..
Ví dụ:
 Ni les professeurs de cette faculté ni ceux de l'autre ne viennent de
Chine.
 Question: Y-a-t-il un Guide Michelin et des cartes sur la table?
Réponse: Non, il n'y a ni Guide Michelin ni cartes sur la table.
 Question: Aimez-vous le lait ou le fromage?
Réponse : Non, je n'aime ni le lait ni le fromage.
 
b. Nếu gặp câu có dùng AUSSI, ta phủ định bằng với NON PLUS:
Ví dụ:
 Lise vient aussi. => Lise ne vient pas non plus
 Lui aussi a acheté un vélo. => Lui non plus n'a pas acheté de vélo.
 
c. Nếu gặp câu có dùng các adv như Tout à fait, beaucoup, ... thì ta
phủ định bằng cấu trúc NE...PAS DU TOUT:
Ví dụ:
 Marie a tout à fait compris cette leçon. >>> Marie n'a pas du tout
compris cette leçon.
5. Một số chú ý:
Với các thì kép thì khi phủ định ta cần để ý các trật tự:
 RIEN / JAMAIS / ENCORE / PLUS - Đứng trước participe passé 
Ví dụ: Je n'ai rien dit. / Je n'ai jamais menti. / Il n'a pas encore mangé etc. 
 PERSONNE / AUCUN(E) / NULLE PART - Đứng sau participe
passé
Ví dụ: Je n' y ai trouvé personne. / Elle n'est allée nulle part.
 
 
 
Video 29,113
CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG PHÁP
Câu nghi vấn thường được thành lập bằng cách lên giọng ở cuối câu, sử
dụng est-ce que, đảo ngữ hoặc lặp lại danh từ làm chủ ngữ bởi một đại
từ tương ứng.
 
1) Lên giọng ở cuối câu.
 vous avez des questions? ( bạn có câu hỏi nào không?)
 Tu travailles le samedi? ( thứ 7 cậu có đi làm không?)
 
2) Sử dụng est-ce que:
 Cấu trúc 1:
 Công thức : (Từ để hỏi) + est-ce que + S + verbe (được chia như
thể khẳng định) ?
ex: Quand est-ce que vous voyagez à Paris? ( khi nào bạn đi Paris
vậy?)
 
 Cấu trúc 2:
 Công thức Est-ce que+ S + verbe ? ( câu hỏi Oui/ Non)
ex:Est-ce que Patrick est au bureau? ( Có phải Patrick đang ở văn
phòng không?)
 
3) Sử dụng câu hỏi đảo ngữ chỉ dùng khi chủ ngữ là đại
từ: đảo động từ đã được chia lên trước đại từ làm chủ ngữ và có dấu
gạch ngang nối giữa động từ và đại từ.
 
Công thức (Từ để hỏi) + Verbe (được chia như thể khẳng định) – đại
từ làm chủ ngữ + …?
(Cách này chỉ dùng khi chủ ngữ là đại từ)
ex: Que faites-vous ce soir? ( bạn làm gì vào tối nay?)
 
4) Lặp lại danh từ làm chủ ngữ bởi một đại từ tương ứng với
chủ ngữ. Đại từ này đặt ở cuối câu. Khi đó giữa động từ và đại từ lặp lại
có dấu gạch nối.
 
Công thức (Từ để hỏi) + S (là danh từ) + verbe (được chia như thể khẳng
định) – đại từ (tương ứng với danh từ làm chủ ngữ S) …? 
(Cách này chỉ dùng khi chủ ngữ là danh từ)
ex: D’où Pierre vient-il? ( Pierre, anh ấy đến từ đâu?)
 
* LƯU Ý : Đối với ngôi thứ 3 số ít, nếu động từ kết thúc bằng một nguyên
âm thì ở câu hỏi đảo ngữ và câu hỏi dùng đại từ lặp lại, ta thêm -t- lên
trước đại từ để nối vần.
 
Ví dụ: Où Pierre habite-t-il? Pierre ở đâu? (Câu hỏi lặp lại danh từ làm chủ
ngữ bởi một đại từ tương ứng)
 
 Combien a-t-il de frères? Anh ấy có mấy anh em? (Câu hỏi đảo ngữ)
Video 36
ĐẠI TỪ EN VÀ Y TRONG TIẾNG PHÁP
1. Đại từ En và Y dùng khi nào?
"En" và "Y" để thay thế cho danh từ để tránh lặp đi lặp lại danh từ đó.
Vậy đại từ “En”, “Y” trong tiêng pháp được thay thế ra sao? Khi nào ta sử
dụng những đại từ này?
 
- Đại từ “En” thay thế cho danh từ có giới từ “de” hoặc mạo từ (article
partitif, article indéfini) đứng trước.
- Đại từ “Y” thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn có giới từ “à” đứng trước.
Để biết khi nào dùng “En”, khi nào dùng “Y” thì ta phải nắm rõ cấu trúc của
động từ. Như vậy khi ta học một động từ thì phải nhớ luôn giới từ đi sau
nó.
 
2. Đại từ EN
Thay thế cho danh từ có giới từ “de” đứng trước
- Đại từ “en” được dùng với các động từ đi với “de”, chẳng hạn như “avoir
besoin de”, “avoir envie de”, “parler de”, “rêver de”, “s’occuper de”....
Ví dụ: 
 Vous avez envie de chocolat? (Anh có muốn ăn sôcôla không?)
Oui, nous en avons envie!
 Vous parlez de la dernière exposition du Musée d'Art Moderne? (Anh
đang nói về cuộc triển lãm gần đây của Viện bảo tàng nghệ thuật hiện
đại đó hả?)
Non, nous n'en parlons pas.
Ta thấy “en” thay thế cho “de chocolat”, “de la dernière exposition du
Musée d'Art Moderne”.
 
Một số lưu ý:
- Đối với danh từ chỉ người, ta dùng pronom tonique (như moi, toi, lui, elle,
soi, nous vous, eux, elles) để thay thế chứ không dùng đại từ “en”.
Ví dụ:
 Vous parlez du patron? (Các bạn đang nói về ông chủ à?)
 
 Oui, nous parlons de lui.
 
 Vous parlez de son nouveau projet? (Các bạn đang bàn về dự án mới
của anh ấy phải không?) 
 
 Non, nous n’en parlons pas.
 
“En” có thể thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn nếu như trước danh
từ này có giới từ “de”. 
Ví dụ: 

 Vous revenez du cinéma? (Các bạn mới đi rạp về đó hả?)
 Oui, nous en revenons à l’instant.
 
Thay thế cho danh từ có mạo từ đứng trước như article partitif
(du, de la, de l', des) hay article indéfini (mạo từ không xác định,
như un, une, des) đứng trước.
Một số ví dụ:
 Je dois aller faire les courses. Est-ce qu’il reste du lait? Non, il n’en reste
plus. 
 Et de la farine ?. Oui, il en reste un paquet.
 Et des œufs?  Oui, il en reste 5. 
 Et de l’eau ? Non, il n’en reste plus. 
 Est-ce que tu as acheté une poêle hier? Oui, j’en ai acheté une pour
faire les crêpes.
 
Ta thấy rằng đại từ “en” ở trên thay thế cho “du lait”, “de la farine”, “des
œufs”, “de l’eau”, “une poêle”.
 
Khi ta muốn xác định rõ số lượng, ta có thể thêm một từ định
lượng, như j’en ai acheté une, deux, trois… (Tôi muốn mua một,
hai, ba… cái)
Ví dụ: 
 Est-ce que vous avez des enfants ? (Anh có con chưa?) . Oui, j’en ai 2.
(Có rồi, tôi có 2 cháu.)
 
2. ĐẠI TỪ "Y
Thay thế cho danh từ có giới từ “à” đứng trước
Đại từ “y” được dùng với các động từ đi với giới từ “à”, chẳng hạn như
penser à, s'intéresser à, réfléchir à, participer à, croire à, jouer à…

Ví dụ:
Est-ce que vous participerez au tournoi de football dimanche? (Anh sẽ tham
dự giải bóng đá vào chủ nhật chứ?)
- Oui, bien sûr, nous y participerons et nous gagnerons!
Est-ce que vous vous intéressez à l'art moderne? (Anh có quan tâm đến
nghệ thuật hiện đại không?)
- Non, nous ne nous y intéressons pas du tout!
=> Trong 2 ví dụ trên, “y” thay thế cho “au tournoi”, “à l'art moderne”.
 
Thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn
Bạn hãy quan sát các ví dụ sau:
 Tu pars où pendant les vacances?
 
 Je pars en Australie.
 
 Et tu y vas à quelle période?
 
 J'y vais à Noël. Et toi, tu vas où?
 
 Moi, je vais aux Etats-Unis!
 
 C'est super! Tu y vas avec qui?
 
 J'y vais avec ma famille.
Ta thấy câu hỏi xác định nơi chốn (où? ở đâu?). Đại từ “y” thay thế cho “en
Australie” và “aux Etats-Unis”.
 
Thông thường, đại từ “y” thay thế cho tất cả các từ ngữ chỉ nơi
chốn. 

Ví dụ: 

 Quand vas-tu à la banque? (Khi nào bạn đến ngân hàng?) J'y vais ce
matin.
 Avec qui vas-tu au cinéma? (Cậu đi xem phim với ai?). J'y vais avec mes
amis.
 Pourquoi vas-tu à l'aéroport? (Sao bạn lại ra sân bay?). J'y vais pour
aller chercher mes parents qui reviennent de vacances.
 Comment vas-tu aux Halles? (Bạn tới Halles bằng phương tiện gì?). J'y
vais en métro.
 Comment pars-tu en Corse? (Cậu đi gì đến Corse?). J'y vais en bateau.
 Quand vas-tu à Cuba? (Khi nào cậu đi Cuba?). J'y vais en décembre.
CÁCH SỬ DỤNG GIỚI TỪ EN TRONG TIẾNG PHÁP - LA
PREPOSITION "EN"
1. “En” được sử dụng trong nhiều thành ngữ để giới thiệu:
• Phương tiện giao thông: en avion, en train, en bus, en métro…
• Vật chất của đồ vật: une bague en or, un pot en terre…
• Cách ăn mặc: en pantalon, en robe, en jupe, en noir, en blanc…
• Cách để phân chia một vật: diviser en petits morceaux, couper en
tranches, plier en deux, un roman en trois volumes…
• Bố cục trong không gian: s’asseoir en rond, se ranger en ligne, mettre en
tas, marcher en zigzag…
• Trạng thái vật lý hay tâm lý: en larmes, en colère, en forme, en bonne
santé/ en mauvaise santé, en paix…
• Một cách để diễn đạt: parler en chinois, dire en quelques mots, s’exprimer
en vers…
• Khoảng thời gian có giới hạn: je vais au bureau en dix minutes.
 
2. “En” được sử dụng với một vài động từ:
• Động từ diễn đạt lòng tin: espérer en l’avenir, croire en Dieu, avoir
confiance en quelqu’un…
• Động từ diễn đạt sự thay đổi: changer en, transformer en, traduire en
une langue…
 
3. “En” và “dans”:
• Giới từ “en” giới thiệu tính chung, giới từ “dans” giới thiệu tính đặc thù
Il vit en banlieue, dans une banlieue calme.

CÁCH THÀNH LẬP TRẠNG TỪ TRONG TIẾNG PHÁP


1. Những tính từ kết thức bằng « ai / i / é / u/ e», chúng ta giữ
nguyên giống của nó và thêm đuôi « ment»
Ví dụ :
Vrai => vraiment
Poli (lễ phép) => poliment
Aisé (khá giả, tự nhiên, dễ dàng) => aisément
Têtu (bướng bỉnh) => têtument
Facile (Dễ dàng) => Facilement
(Ngoại trừ : Gai => gaie => gaiement)
 
2. Cách thành lập chung: Trạng từ Tiếng Pháp
(L’adverbe)=Adjectif féminin (tính từ giống cái) + «ment»
Ví dụ:
Sérieux (Nghiêm trọng) => Sérieuse => Sérieusement
Seul (Cô đơn) => Seul => Seulement
Doux (Mềm mại) => douce => Doucement
Heureux (adjectif masculine) => heureuse (adjectif féminin) =>
heureusement (adverbe)
Vif (sống động) => vive => vivement
Sec (khô) => sèche => sèchement
Long => longue => longuement
Nouveau => nouvelle => nouvellement
Muốn thành lập averbe, chúng ta nên học thuộc giống cái các tính từ.
 
3. Những tính từ kết thúc bằng « ant => amment / ent =>
emment »
Ví dụ :
Courant (chảy, thông thường) => couramment
Suffisant (đủ, tự phụ) => suffisamment
Intelligent (Thông minh) => intelligemment
Négligent (cẩu thả) => négligemment
(Ngoại trừ : Lent => lentement , Gentil => gentiment , Bref =>
brièvement, Bon => bien, Mauvais => mal)
4. Có những tính từ được dùng như averbe như : fort, juste, cher
Ví dụ : Parler fort (nó to), voir juste (nhìn đúng), couter cher (giá đắt)
 
5. Có tính từ không chuyển qua phó từ được :
Ví dụ : satisfait (hài lòng) => avec satisfaction.
Một Số Vị Trí Của Trạng Từ Trong Tiếng Pháp
1.Các trạng từ xác định tổng thể của một câu thường đặt đầu câu
hoặc cuối câu và nó được phân tách bằng một dấu phẩy.
Ví dụ:
Hier, je suis sorti très tôt ( hôm qua, tôi đi rất sớm)
Je suis sorti très tôt, hier.
 
2. Các trạng từ xác định một động từ được đặt sau động từ ở dạng
đơn.
Ví dụ :
Elle parle lentement. ( cô ấy nói chậm)
Nous défilerons silencieusement. ( chúng tôi sẽ đi trong yên lặng)
 
3. Các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn được đặt sau cụm trợ
động từ + phân từ quá khứ.
Ví dụ :
Elle sera partie demain. ( cô ấy sẽ đi vào ngày mai)
Je l’ai rencontré aujourd’hui.( tôi đã gặp cô ấy vào hôm nay).
 
4. Các trạng từ chỉ cách thức, cường độ, số lượng thường đặt ở
giữa trợ động từ + phân từ quá khứ.
Ví dụ :
Nous avons facilement trouvé notre chemin grâce à vos indication.( chúng
tôi đã tìm thấy đường đi dễ dàng dựa vào sự hướng dẫn của bạn).
 
5. Một trạng từ xác định một tính từ hoặc một trạng từ khác thì
được đặt trước tính từ hoặc trạng từ.
Ví dụ :
Il est très poli. ( anh ấy rất lịch sự).
Elle est bien jolie. ( cô ấy rất đẹp).
Video 6, 98, 100
Tổng Hợp Các Trạng Từ Chỉ Nơi Chốn Trong Tiếng Pháp - Les Adverbes De Lieu
1. Ici = Ở đây, tại đây
Je travaille ici. = Tôi làm việc ở đây.
 
2. Là = Ở kia, đằng kia, chỗ kia
Ne restez pas ici, allez là. = Đừng ở đây, hãy đến chỗ kia đi.
 
3. Loin = Xa
Tu habites loin. = Bạn ở xa.
 
4. Près = Gần
Ils habitent près. = Họ sống gần đây.
 
5. Devant = Phía trước, đằng trước
Allez devant, je vous rattrape. = Hãy đi về phía trước, tôi sẽ bắt kịp với bạn.
 
6. Derrière = Phía sau, phần sau
Pierre arrive et Jacques vient derrière. = Pierre đến và Jacques đi sau.
 
7. Dessus = Bên trên
Prends une chaise et assieds-toi dessus. = Hãy lấy một chiếc ghế và ngồi phía trên.
 
8. Dessous = Bên dưới
Le prix du coffret est marqué dessous. = Giá của hộp được ghi bên dưới.
 
9. Dedans = Bên trong
J'ai ouvert la boîte et regardé dedans. = Tôi mở hộp và nhìn vào bên trong.
 
10. Dehors = Bên ngoài
Les oiseaux dehors chantent. = Chim đang hót bên ngoài.
 
11. Partout = Mọi nơi
On vous voit partout. = Chúng tôi nhìn thấy bạn ở khắp mọi nơi.
 
12. N’importe où = Bất cứ đâu
Il peut se cacher n'importe où. = Anh ta có thể trốn ở bất cứ đâu.
 
13. Ailleurs = Ở chỗ khác
Je ferais mieux de le chercher ailleurs. = Có lẽ tôi nên tìm ở chỗ khác.
 
14. Autour = Xung quanh
Elle regarde autour. = Cô ấy nhìn xung quanh.
 
15. Ci-contre = Ở bên, ở mặt bên
Considérez la liste de la page ci-contre. = Hãy xem danh sách ở trang bên. 
 
16. Infra = Ở dưới, phần sau
Voyez infra. = Hãy xem phần phía sau.
 
17. Supra = Ở trên, phần trước
Voyez supra. = Hãy xem phần phía sau.
 
18. Quelque part = Ở chỗ nào đó
Le chat est quelque part dans le salon. = Con mèo ở đâu đó trong phòng khách.
 
19. Au-dedans = Ở bên trong
Il paraît calme, mais au-dedans il est bouleversé. = Anh ấy có vẻ bình tĩnh, nhưng bên trong
anh ấy đang hoảng loạn.
 
20. Au-dehors = Ở bên ngoài
Au-dehors il est bourru, mais au fond c'est un homme sensible. = Bên ngoài anh ấy cộc cằn,
nhưng trong sâu thẳm anh ấy là một người nhạy cảm.
Video 87
TRẠNG TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG TIẾNG PHÁP
1. aujourd'hui : hôm nay
2. demain: ngày mai
3. après-demain : ngày kia
4. avant-hier : hôm kia
5. hier : hôm qua
6. maintenant : bây giờ
7. toujours: luôn luôn, mãi mãi.
8. jamais: bao giờ, lúc nào
9. souvent : thường thường, đôi khi
 10. tard : chậm, trễ, muộn, khuya
11. tôt  : sớm, 
12. soudain : đột nhiên, bỗng chốc
13. alors: lúc bấy giờ
14. avant : trước
15. après : sau, rồi
 16. auparavant : trước đó, trước kia, trước
17. aussitôt : ngay lúc ấy, vừa mới
 18. bientôt : lát nữa, sắp, nhanh chóng
 19. tantôt: chiều nay
20. autrefois: ngày xưa
21. déjà : đã
22. depuis: từ đó, từ hồi ấy
 23. désormais :từ nay, từ giờ trở về sau.
 24. dorénavant: từ nay, từ đây
 25. encore: còn,nữa
 26. enfin : cuối cùng
 27. ensuite: rồi, sau đó
 28. jadis: ngày xưa
 29.longtemps : lâu
 30.lors : bấy giờ
 31.naguère: mới đây, vừa rồi, chưa bao lâu
32. parfois : đôi khi,thỉnh thoảng
33. puis : rồi( đến)
34. quand : khi nào
35.Quelquefois : đôi khi, có lần, một lần
36. sitôt : ngay, tức thì
Video 86
Trạng Từ Chỉ Tần Suất Trong Tiếng Pháp
một số trạng từ tần suất (les adverbs de fréquence) thường gặp trong tiếng Pháp.
 
1. Toujours [tuʒur] = Luôn luôn
J’étais toujours de mauvaise humeur. = Tôi đã luôn ở trong một tâm trạng tồi tệ.
 
2. Régulièrement [regyljεrmɑ̃] = Thường xuyên
Nous suivons les informations assez régulièrement. = Chúng tôi theo dõi thông tin khá
thường xuyên.
 
3. Souvent [suvɑ̃] = Thường xuyên
Ils sortent souvent ensemble. = Họ thường xuyên đi chơi cùng nhau.
 
4. Parfois [parfwa] = Thỉnh thoảng, đôi khi
Cela m'amuse parfois. = Đôi khi nó làm tôi thích thú.
 
5. Quelquefois [kεlkəfwa] = Thỉnh thoảng, đôi khi
Samuel va quelquefois au cinéma. = Samuel thỉnh thoảng đi xem phim.
 
6. De temps en temps [də tɑ̃z‿ɑ̃ tɑ̃] = Thỉnh thoảng, đôi khi
Nous mangeons un croissant de temps en temps. = Thỉnh thoảng chúng tôi ăn một chiếc bánh
sừng bò.
 
7. Rarement [rarmɑ̃] = Ít khi, hiếm khi
Il y a rarement du soleil à Paris en hiver. = Ở Paris hiếm khi có nắng vào mùa đông.
 
8. Jamais [ʒamε] = Không bao giờ
Fais-le maintenant ou jamais. = Làm ngay bây giờ hoặc không bao giờ.
Video 99

Cách Dùng Giới Từ Chỉ Nơi Chốn Trong Tiếng Pháp


Các giới từ mang tính chất bổ sung thông tin về địa điểm, chuyển động được gọi là giới từ chỉ
nơi chốn, cụ thể :  
 À/Au/Aux : ở, tại
Vd : J’habite à Paris = Tôi sống ở Paris.
 Dans : trong
Vd : N’utilisez pas le téléphone portable dans la classe = Không sử dụng điện thoại trong giờ
học.
 Sur : ở trên
Vd : Il y a un cahier sur la table = Có một quyển vở trên bàn.
 Sous : ở dưới
Vd : J'aime bien me promener sous la pluie = Tôi thích đi dạo dưới trời mưa.
 Au dessus : ở phía trên
Vd : Écrivez votre nom au-dessus du texte = Hãy viết tên bạn bên trên bài viết.
 Au dessous : ở phía dưới
Vd : Il descend au-dessous du rez-de-chaussée = Anh ấy đi xuống tầng trệt.
 Entre : ở giữa
Vd : Marie s’assied entre Luke et Laura = Marie ngồi giữa Luke và Laura.
 Au milieu : ngay chính giữa
Vd : Je plante un grand arbre au milieu du jardin = Tôi trồng một cái cây to ngay giữa khu
vườn.
 Devant : đằng trước
Vd : Mon vélo est devant la boulangerie = Xe đạp của tôi nằm trước cửa tiệm bánh.
 Derrière : đằng sau
Vd : Qui est derrière toi ? = Ai đang ở sau bạn vậy ?
 En face : trước mặt, đối diện
Vd : Tu vas trouver une librairie en face du cinéma = Bạn sẽ thấy một hiệu sách đối diện rạp
chiếu phim.
 À coté de : bên cạnh
Vd : Nous avons pris cette photo à côté de l'hélicoptère = Chúng tôi đã chụp bức ảnh này bên
cạnh chiếc trực thăng.
 Près de : gần
Vd : La maison de Jean est près de chez moi = Nhà của Jean gần nhà tôi.
 Loin de : xa
Vd : La gare n’est pas très loin d’ici = Nhà ga không xa chỗ này lắm đâu.
 Vers : về hướng, về phía
Vd : Les oiseaux volent vers le sud = Những con chim bay về hướng nam.
 Au bout de : ở cuối
Vd : Mon université se situe au bout de la rue = Trường đại học của tôi nằm ở cuối đường.
 À l’intérieur : bên trong
Vd : Il y a quelqu'un à l'intérieur = Có người ở bên trong.
 À l’extérieur : bên ngoài
Vd : Ce tunnel mène à l'extérieur = Đường hầm này dẫn ra ngoài.

PHÂN BIỆT CÁCH SỬ DỤNG CÁC GIỚI TỪ CHỈ THỜI


GIAN TRONG HỌC TIẾNG PHÁP
Cách sử dụng Depuis: 
Dùng trong các trường hợp sau:
1. depuis dùng để chỉ 1 khoảng thời gian để diễn đạt:
a) 1 hành động bắt đầu từ trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại (và vẫn tiếp
diễn)
Ex : J’étudie le français depuis 2009 : Tôi đã học tiếng Pháp từ năm 2009.
b) 1 hành động diễn ra được bao lâu thì hành động khác diễn ra. Hành
động xảy ra trước dùng thì imparfait, hành động xảy ra sau dùng thì passé
composé
Ex : Il vivait en France depuis 2 ans quand je l’ai vu: Anh ấy đã sống ở
Pháp được 2 năm khi tôi gặp anh ấy.
Cấu trúc:
a) depuis + khoảng thời gian
Ex:  depuis dix ans (từ 10 năm nay), được 10 năm
b) depuis + sự kiện, thời điểm
Ex : depuis la Révolution d’Août (từ cách mạng tháng Tám)
Ex : depuis 2009 (từ năm 2009 (tới nay))
c) depuis + thời điểm jusqu’à + thời điểm
Ex :depuis le matin jusqu’au soir (từ sáng đến tối)
2. depuis dùng để chỉ khoảng cách từ… đến… : depuis + tên địa danh +
jusqu’à + tên địa danh
Ex:  depuis Hanoi jusqu’à Haiphong (Từ Hà Nội đến Hải Phòng)
3. depuis dùng để chỉ khoảng cân nặng từ… đến… :depuis + khối lượng +
jusqu’à + khối lượng
4. Cách sử dụng khác: depuis le premier jusqu’au dernier (từ lần đầu tiên
đến lần cuối cùng)
 

Cách sử dụng pour:                 


1.  dùng để chỉ mục đích :
a) pour + động từ nguyên thể hoặc danh từ
b) pour que + subjonctif
2. pour + khoảng thời gian, và chỉ dùng để chỉ một khoảng thời gian trong
tương lai (có thể tính từ hiện tại) (động từ chia ở thì hiện tại hoặc tương
lai) (trong trường hợp này pendant cũng dùng được)
Ex : Je vais y habiter pour 2 mois:Tôi sẽ ở đó trong 2 tháng.
 

Cách sử dụng của Pendant:


Dùng trong các trường hợp sau
1. pendant + khoảng thời gian dùng để chỉ một khoảng thời gian ở trong
quá khứ, tương lai hoặc một khoảng thời gian chung chung không liên
quan gì đến hiện tại.
Ex : J’ai vu un film pendant mon séjour :Tôi xem một bộ phim trong suốt
thời gian ở lại
2. pendant + danh từ chỉ một khoảng thời gian liên tục ở quá khứ hoặc
tương lai
Ex : J’ai étudié le français pendant 3 ans:Tôi đã học tiếng Pháp trong 3
năm (giờ không còn học nữa)
3. pendant que + mệnh đề hiện tại
Ex : pendant que je parle (trong khi tôi nói)
 

Cách sử dụng giới từ en chỉ thời gian


en + khoảng thời gian, để chỉ một khoảng thời gian cần thiết để làm một
việc gì, dùng cả ở 3 thì: quá khứ, hiện tại hoặc tương lai)
Ex : Je fais six kilomètres en un heure :Tôi đi 6 km trong một giờ.
Video 37 59 80 85 89 91 94 95 102

Thể bị động trong tiếng Pháp (La voix passive)


1. Cách thành lập thể bị động trong tiếng Pháp:
S + être (được chia) + động tính từ quá khứ + (par + chủ thể của hành
động)
Ex: La télévision a été inventée par John Baird
(Ti-vi được phát minh bởi John Baird)
 
2. Thể bị động:
- Ở thì hiện tại:
je suis/tu es/il, elle, on est/nous sommes/vous êtes/ ils, elles sont
+ động tính từ quá khứ + (par + chủ thể của hành động)
 
- Ở thì quá khứ:
j’ai été/tu as été/il, elle, on a été/nous avons été/vous avez été
ils, elles ont été + động tính từ quá khứ + (par + chủ thể của hành động)
 
3. Chú ý :
- Sau par không bao giờ ta dùng đại từ
Ex: J’ai fait ce dessin
(Tôi đã vẽ bức tranh này.)
Không nói: Ce dessin a été par moi.
 
- Ở thể bị động đối với các động từ aimer, connaître, respecter ta phải
dùng phải "de" thay cho "par"
Ex: Cette personne est aimée de tous, connue de tous et respectée de
tous. (Người này được mọi người yêu thương, biết đến và tôn trọng.)
 
4. Ở thể bị động, động tính từ trong quá khứ: luôn tương hợp về giống và
số với chủ ngữ.
- Chúng ta dùng thể bị động khi cần nhấn mạnh bổ ngữ trực tiếp thay vì
chủ thể của hành động.
- Đối với người thay vì dùng hình thức bị động ta có thể dùng đại từ on
Ex: J’ai été envoyé en mission = On m’a envoyé en mission
(Tôi đã được điều đi công tác)
 
Video 25

CÂU PHỨC TRONG TIẾNG PHÁP


1. Mệnh đề chính (proposition principale):
Ví dụ minh họa: Le chat est un animal domestique parce qu’il peut vivre avec
l’homme. (Mèo là một con vật nuôi trong nhà bởi vì nó có thể sống với con người.)
2. Mệnh đề phụ (propositions subordonnées):
Trong tiếng Pháp, mệnh đề phụ bao gồm:
  Mệnh đề quan hệ (la subordonnée relative) được dẫn bằng các đại từ quan hệ
(pronom relatif): qui, que, dont, òu…
Ví dụ minh họa: L’abeille est un insect qui fait du miel. 
(Ong là một côn trùng làm mật.)
 Mệnh đề bổ ngữ (la subordonnée complétive) được dẫn bằng liên từ
(conjonction) “que”.
Ví dụ minh họa: On m’a dit que ce musée restait ouvert jusqu’à 21 heures.
(Người ta đã nói với tôi rằng viện bảo tàng này mở cửa đến 21 giờ.)
 Mệnh đề nghi vấn gián tiếp (la subordonnée interrogative indirecte) được dẫn
bằng các từ: si, comment, òu, quel…
Ví dụ minh họa: Elle a demandé si ce livre était traduit en anglais.
(Bà ấy đã hỏi rằng cuốn sách này có được dịch sang tiếng Anh không.)
 Mệnh đề trạng ngữ (la subordonnée circonstancielle):
 Chỉ nguyên nhân (de cause)
Ví dụ minh họa: Elle pleurait parce que son ami l’avait quittée.
(Cô ấy khóc vì bị bạn trai bỏ.)
 Chỉ hậu quả (de conséquence)
Ví dụ minh họa : Elle avait tellement pleuré que ses yeux étaient rouges.
Cô ấy đã khóc đến nỗi hai mắt đỏ hoe.
 Chỉ thời gian (de temps)
Ví dụ minh họa :Quand le printemps arrive, tout le monde a envie de sortir.
Khi xuân đến, ai nấy cũng muốn đi chơi.
 Chỉ mục đích (de but)
Ví dụ minh họa : J’enverrai cette lettre en exprès pour qu’elle arrive dès demain.
Tôi sẽ gửi chuyển phát nhanh lá thư này để ngày mai nó đến nơi.
 Chỉ điều kiện (de condition)
Ví dụ minh họa : Je veux bien emmener votre fils en bateau, à condition qu’il sache
nager.
Tôi rất vui lòng dẫn con trai ông theo lên tàu, miễn là nó biết bơi.
 Chỉ sự đối lập (d’opposition)
Ví dụ minh họa : Bien que Caroline et Isabelle soient jumelles, elles ne se
ressemblent pas.
Mặc dù Caroline và Isabelle là chị em sinh đôi(nhưng họ không giống nhau.
 Chỉ sự so sánh (de comparaison)
Ví dụ minh họa : Elle parle à son chien comme si c’était un être humain.
Cô ấy nói chuyện với con chó như thể nó là con người.
Trên đây là những chia sẻ của trung tâm tiếng Pháp Cap France về câu phức trong
tiếng Pháp. Chúc các bạn học tiếng Pháp thật tốt.

Video 30 31 78 16 18
Các Liên Từ Diễn Đạt Nguyên Nhân Trong Tiếng
Pháp
1. Parce que + mệnh đề ( Tại vì , vì )
Đây là liên từ thông dụng nhất, thường đặt ở giữa câu , đôi khi được đặt ở
đầu câu để trả lời cho câu hỏi “ Pourquoi ‘’
Ví dụ :
 Alice ne sera pas avec nous ce soir parce qu’il a la grippe.( Alice sẽ
không đi với chúng tôi tối nay vì anh ấy bị ốm )
 Pourquoi tu n’as pas dormi cette nuit ? Parce que je voulais finir mon
travail. ( Sao tối nay con không ngủ ? Tại vì con muốn làm xong công
việc )
 
2. Puisque + mệnh đề ( bởi vì , vì )
Parce que dùng để giải thích, thì puisque dùng để chứng minh , biểu lộ,
biện luận.
Ví dụ :
 Il sera sûrement condamné puisque tout l’accuse.( chắc chắn hắn sẽ bị
kết án bởi vì tất cả mọi người đều tố cáo hắn )
 
3. Étant donné que  + mệnh đề ( bởi vì , vì )
Liên từ này thường đặt ở đầu câu, nó giống với puisque.
Ví dụ :
 Étant donné que tu as compris, je te laisse continuer seul.(vì bạn đã
hiểu nên tôi để bạn tự làm )
 
4.Vu que / Du fait que + mệnh đề ( vì, bởi vì )
Hai liên từ này cùng nghĩa với Étant donné que, nhưng có một điểm khác là
‘’ vu que ‘’ có thể đặt đầu hoặc giữa câu.
Ví dụ :
 Tom n’arrive à rien vu qu’il est très timide.( Tom không đi đâu cả vì nó
rất nhút nhát )
 Vu qu’il est tr è s timide , il n’arrive à rien. ( vì anh ấy rất nhút nhát nên
không đi đâu cả )
 Du fait que les avions ont souvent du retard, je préfère maintenant
voyager en TGV. ( vì máy bay thường hay trễ nên bây giờ tôi thích đi du
lịch bằng tàu cao tốc hơn.)
 
5. Comme + mệnh đề : vì , tại vì
Về mặt ý nghĩa , nó gần giống với parce que và ta có thể sử dụng từ này
thay cho từ kia.
Ví dụ :
 Commeil fait très froid aujourd’hui, la vieille dame n’a pas fait sa
promenade quotidienne. ( Vì hôm nay trời lạnh nên bà lão không đi dạo
như thường lệ)
6. D’autant que + mệnh đề : vì
Liên từ này không bao giờ đứng đầu câu. Nó được đặt ở giữa câu. Thường
được kết hợp với những từ so sánh :
D’autant plus + tính từ + que
D’autant plus de + danh từ + que
D’autant moins + tính từ + que
D’autant moins de + danh từ + que
Ví dụ :
 L’alpiniste était d’autant plus fatigué qu’il n’avait pas dormi la nuit
précédente. ( vận động viên leo núi càng mệt hơn vì đêm trước anh ấy
không ngủ )
 
7. Du moment que / dès lors que / dès l’instant que + mệnh đề :
ngay khi
Ba liên từ này gần giống nhau. Chúng được thành lập từ những từ ngữ chỉ
thời gian ( moment, lors, instant ). Chúng thường đặt ở đầu câu. Nghĩa như
puisque
Ví dụ :
 Dès lors que tu savais qu’il avait mauvais caractère , tu aurais dû te
méfier. ( Bạn cần phải dè chừng ngay khi mà bạn biết anh ấy có tính
xấu)
 
8. Sous prétexte que + mệnh đề : lấy cơ là, với lý do là
Ví dụ :
 Elle a refusé de nous recevoir sous prétexte qu’elle avait d’autres
rendez-vous. ( Cô ấy từ chối tiếp chúng tôi với lý do cô ấy có những
cuộc hẹn khác. )
Lời Nói Gián Tiếp Trong Tiếng Pháp
A. CÁCH THÀNH LẬP CÂU GIÁN TIẾP
 
1. Đối với lời phát ngôn: Verbe introducteur + QUE
*Verbe introducteur (động từ để dẫn vào lời nói) : Dire, affirmer, répondre, préciser, faire
savoir, annoncer, …
L’homme dit : « Je voudrais envoyer un paquet à la Martinique. »
--> L’homme dit qu’il voudrait envoyer un paquet à la Martinique.
 
2. Đối với câu hỏi
*Verbe introducteur : demander, vouloir savoir, ne pas savoir, chercher à savoir, …
Câu hỏi đóng : Verbe introducteur + SI
Je me demande : « Es-tu d’accord ? »
--> Je me demande si tu es d’accord.
Câu hỏi mở : Verbe introducteur + Mot interrogatif
Il m’a demandé : « Comment est-ce que tu t’appelles ? »
--> Il m’a demandé comment je m’appelais.
 
3. Đối với câu mệnh lệnh, lời khuyên : Verbe introducteur + DE + Verbe à l’infinitif
Elle a demandé à Paul : « Viens m’aider ! »
--> Elle a demandé à Paul de venir l’aider.
Paul a dit à Alice : « Ne gaspille pas ton temps pour rien ! » 
--> Paul a dit à Alice de ne pas gaspiller son temps pour rien.
 
B. NHỮNG QUY TẮC CẦN NHỚ KHI THANH LẬP CÂU GIÁN TIẾP
 
1. Bỏ các dấu câu (:, « », ?)
Je me demande : « Es-tu d’accord ? »
--> Je me demande si tu es d’accord.
 
2. Thay đổi ngôi cho phù hợp
Thay đổi các đại từ, các từ thể hiện sự sở hữu để phù hợp với nghĩ của câu gián tiếp.
Elle dit : « Je suis fière de ma fille. »
--> Elle dit qu’elle est fière de sa fille.
 
3. Thay đổi thì trong câu gián tiếp
TH 1 : Verbe introducteur chia ở hiện tại --> không cần thay đổi thì
Il me dit : « Je n’ai pas bien noté ce que vous venez d’expliquer. »
--> Il me dit qu’il n’a pas bien noté ce que je viens d’expliquer.
TH 2 :  Verbe introducteur chia ở quá khứ --> thay đổi thì theo quey tắc sau
Discours direct Discours indirect
Présent Imparfait
Imparfait Imparfait
Passé composé Plus-que-parfait
Plus-que-parfait Plus-que-parfait
Futur simple Futur simple du passé (forme du conditionnel présent)
Futur antérieur Futur antérieur du passé (forme du conditionnel passé)
Futur proche Aller (Imparfait) + infinitif
Passé récent Venir (Imparfait) + de + infinitif
Elle a dit : « J’ai révisé toutes mes leçons. Je passerai mon examen demain. Maintenant,
je sors avec mes amis. »
--> Elle a dit qu’elle avait révisé toutes ses leçons, qu’elle passerait son examen demain et
qu’à ce moment-là, elle sortait avec ses amis.
 
*Lưu ý  :
-Khi câu trực tiếp gồm nhiều câu nhỏ, phải lập lại « que » trước mỗi câu khi chuyển sang câu
gián tiếp.
-Khi động từ trong câu trực tiếp chia ở thức subjonctif hoặc conditionnel, không cần thay đổi
khi sang câu gián tiếp.
Elle m’a dit : « Il faut que tu ailles à la Poste pour signaler ton changement d’adresse. »
--> Elle m’a dit qu’il fallait que j’aille à la Poste pour signaler mon changement d’adresse.
Elle m’a dit : « Il faudrait repeindre la chambre des enfants. »
--> Elle m’a dit qu’il faudrait repeindre la chambre des enfants. 
 
4. Thay đổi các diễn đạt về thời gian khi verbe introducteur chia ở quá khứ
 
Discours direct Discours indirect
Aujourd’hui Ce jour-là
Hier La veille
Demain Le lendemain
Avant-hier L’avant-veille
Après-demain Le surlendemain
Ce matin Ce matin-là
Hier matin/soir La veille au matin/soir
Demain matin/soir Le lendemain matin/soir
Dimanche dernier Le dimanche précédent
Dimanche prochain Le dimanche suivant
Il y a 2 jours 2 jour avant / plus tôt
Dans 2 jours 2 jour après / plus tard
Maintenant / En ce moment À ce moment-là
-ci -là
Elle a dit : « J’ai révisé toutes mes leçons hier. Je passerai mon examen demain. Maintenant,
je sors avec mes amis. »
--> Elle a dit qu’elle avait révisé toutes ses leçons la veille, qu’elle passerait son examen le
lendemain et qu’à ce moment-là, elle sortait avec ses amis.
CÁC TỪ VỰNG VỀ THỜI GIAN TRONG TIẾNG PHÁP - LE
TEMPS
 
 maintenant ---> bây giờ
 alors ---> lúc đó
 ensuite or puis ---> sau đó, tiếp theo, rồi
 
 immédiatement ---> ngay, lập tức
 
 aussitôt ---> ngay lúc ấy, vừa mới
 
 bientôt ---> sớm
 
 plus tôt or avant ---> sớm hơn
 
 plus tard or après ---> muộn hơn
 
 il y a longtemps ---> lâu rồi
 
 il y a cinq minutes ---> năm phút trước
 
 il y a une heure ---> một giờ trước
 
 il y a une semaine ---> một tuần trước
 
 il y a un mois ---> một tháng trước
 
 il y a un an ---> một năm trước
 
 le jour suivant or le lendemain ---> ngày sau đó
 
 la semaine suivante ---> tuần sau đó
 
 le mois suivant ---> tháng sau đó
 
 l'année suivante ---> năm sau đó
 
 dans une heure ---> một tiếng nữa
 
 dans une semaine ---> một tuần nữa
 
 dans dix jours ---> mười ngày nữa
 
 dans deux mois ---> hai tháng nữa
 
 dans dix ans ---> mười năm nữa
 
Nói về ngày:
 aujourd'hui ---> hôm nay
 hier ---> hôm qua
 avant-hier ---> hôm kia
 demain ---> ngày mai
 après-demain ---> ngày kia
 
Nói về tuần:
 la semaine dernière ---> tuần trước
 cette semaine ---> tuần này
 la semaine prochaine ---> tuần sau
 toutes les semaines ---> hàng tuần
 
Nói về năm
 cette année ---> năm nay
 l'année dernière ---> năm ngoái
 cette année ---> năm nay
 tous les ans ---> hàng năm
Nói về tháng
 le mois dernier ---> tháng trước
 ce mois-ci ---> tháng này
 le mois prochain ---> tháng sau
 l'année prochaine ---> năm sau
 tous les mois ---> hàng tháng
CÁCH ĐỂ DIỄN ĐẠT VỀ THỜI GIAN TRONG TIẾNG
PHÁP - L'EXPRESSION DE LA DURÉE
1. DEPUIS:
được dùng chỉ hành động đang tiếp diễn/sự vật/sự việc vẫn đang tồn tại tại
thời điểm người nói nhắc đến; động từ thường ở thì hiện tại hoặc quá khứ

Depuis quand attends-tu ? (Bạn chờ đợi ở đây kể từ khi nào?)


--> J'attends depuis mardi dernier. (Tôi đã chờ đợi kể từ thứ ba tuần trước)

Depuis quand ne l'as-tu pas vu ? (Kể từ khi nào bạn đã không nhìn thấy?)
--> Je ne l'ai pas vu depuis mardi dernier. (Tôi đã không nhìn thấy kể từ
thứ ba tuần trước)

Depuis combien de temps es-tu ici ? (Bạn ở đây bao lâu rồi?)
--> Je suis ici depuis dix minutes. (Tôi đã ở đây mười phút)
--> Il y a dix minutes que je suis ici.
--> Cela fait dix minutes que je suis ici.

2. PENDANT:
Diễn tả hành động/sự việc đã kết thúc tại thời điểm người nói nhắc đến ;
động từ được dùng ở thì quá khứ)

Elle l'ai attendu pendant des heures. (Cô ấy đã chờ anh ta suốt hai giờ)

Pendant combien de temps vas-tu encore attendre ? (Bạn sẽ tiếp tục chờ
đợi trong bao lâu?)
--> Je l'attends encore pendant dix minutes, puis je pars. (Tôi tiếp tục chờ
đợi trong khoảng mười phút, sau đó tôi sẽ đi.)

Pendant combien de temps passeras-tu ? (Bạn sẽ cần dùng trong thời gian
bao lâu?
--> Je passerai pendant un quart d'heure pour vous dire bonjour. (Tôi sẽ
dùng mười lăm phút để chào hỏi.)

3. POUR:
Dùng để nói về sự việc/hành động đã được dự kiến trước ; động từ thường
được sử dụng ở thì tương lai

Pour combien de temps partez-vous ? (Trong bao lâu thì bạn sẽ rời đi?)
--> Nous partons jeudi pour quinze jours. (Chúng tôi rời đi vào thứ năm
trong một hai tuần)

Quand l'as-tu rencontré pour la première fois ? (Hai người gặp nhau lần
đầu tiên khi nào?)
--> Je l'ai rencontré à l'école, il y a dix ans. (Tôi đã gặp anh ấy ở trường,
cách đây 10 năm)
Quand partez-vous ? (Khi nào bạn sẽ khởi hành?)
--> Je vais partir en vacances dans deux jours. (Tôi sẽ khởi hành trong hai
ngày nữa.)

4. EN:
Để chỉ khoảng thời gian cần thiết để thực hiện xong một việc/hành động ;
động từ có thể ở quá khứ, tương lai hoặc hiện tại

En combien de temps as-tu lu ce livre ? (Bạn đọc cuốn sách này trong thời
gian bao lâu?)
Combien de temps as-tu mis à lire ce livre ? (Bạn mất thời gian bao lâu để
đọc cuốn sách này?)
--> J'ai lu ce livre en deux heures. (Tôi đã đọc cuốn sách này trong hai
giờ.)

5. IL Y A: 
Dùng để nói về một việc đã xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ ; vì vậy
động từ thường luôn ở thì quá khứ

J'ai rencontré Luc il y a 10 minutes. (Tôi đã gặp Luc cách đây 10 phút)
Cách Diễn Đạt Mục Đích Trong Tiếng Pháp
1. LES PRÉPOSITIONS DE BUT
 
Pour, en vue de + Nom/Infinitif (để)
Pour plus d’information, veuillez contacter ce numéro de téléphone. 
= Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ số điện thoại này.
 
La ville a interdit la chasse aux ours en vue de préserver cette espèce en danger. 
= Thành phố đã cấm săn bắt gấu để bảo vệ loài đang có nguy cơ tuyệt chủng này.
 
Afin de + Infinitif (để)
Elle a déménagé à Lyon afin d’être à côté de sa mère. 
= Cô ấy chuyển đến Lyon để được ở cạnh mẹ.
 
De peur de / de crainte de + Nom/Infinitif (để tránh, vì sợ)
Il roulait lentement de peur d’un accident. 
= Anh ta lái xe chậm để không xảy ra tai nạn.
 
De crainte d’arriver en retard à la réunion, il s’est réveillé à 5 heures. 
= Đế không trễ cuộc họp, anh ấy thức dậy lúc 5 giờ sáng.
 
2. LES CONJONCTIONS DE SUBORDINATION DE BUT
 
Pour que / Afin que + Subjonctif (để)
Le professeur parle plus fort pour que tous les élèves puissent l’écouter. 
= Giáo viên nói to hơn để tất cả học sinh có thể lắng nghe thầy.
 
De peur que / de crainte que + Subjonctif (để tránh, vì sợ)
Elle rentre tôt le soir de peur que ses parents ne soient inquiets. 
= Cô ấy trở về sớm buổi tối vì sợ bố mẹ lo lắng.
*Ghi chú: Với cấu trúc "de peur/crainte que", chúng ta có thể có hoặc không có "ne" explétif
trong câu. Từ "ne" này không mang nghĩa phủ định. 
 
De manière que, de façon que, de sorte que + Subjonctif (sao cho, bằng cách nào đó để)
Le secrétaire range les dossiers de façon qu’on puisse les retrouver facilement. 
= Thư ký sắp xếp các tệp sao cho chúng ta có thể được tìm thấy dễ dàng.
 
3. LES AUTRES MOYENS D’EXPRIMER LE BUT
 
Le but / L’objectif est de + Infinitif
Le but est d’obtenir le diplôme. 
= Mục tiêu là tốt nghiệp.
 
Le but / L’objectif est que + Subjonctif
L’objectif est qu’elle soit favorable à ce projet. 
= Mục đích là để cô ấy ủng hộ dự án này.
Các Cách Diễn Đạt Kết Quả Bằng Tiếng Pháp
1. LES MOTS DE LIAISON
 
1.a. Donc
Il faisait très beau, donc nous sommes sortis. 
= Trời rất đẹp, vì vậy chúng tôi đã đi ra ngoài.
*Donc cũng có thể đứng sau động từ : Il faisait très beau, nous sommes donc sortis.
 
1.b. Alors
Certains touristes n’étaient pas à l’heure au rendez-vous, alors le guide a décidé de partir sans
eux. 
= Một số khách du lịch đã không đến đúng giờ, vì vậy hướng dẫn viên quyết định khởi hành
mà không có họ.
 
1.c. C’est pour cela / ça que, c’est pourquoi, c’est la raison pour laquelle
Les problèmes environnementaux ont des influences sur la vie humaine. C’est pourquoi, il
faut proposer des solutions pour eux. 
= Vấn đề môi trường có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Đó là lý do tại sao chúng
ta phải đưa ra giải pháp cho các vấn đề đó.
 
1.d. En conséquence, par conséquent
Le toit de la maison est en mauvais état. Par conséquent, je dois le réparer. 
= Phần mái nhà đang rất xập xệ. Vì vậy, tôi phải sửa lại nó.
 
1.e. Ainsi, comme ça
Le port de la ceinture de sécurité est obligatoire. Ainsi, on réduit la gravité des accidents. 
= Việc thắt dây an toàn là bắt buộc. Nhờ đó, mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn được
giảm bớt.
*Ainsi cũng có thể đứng sau động từ : On réduit ainsi la gravité des accidents.
 
Prends la clé, comme ça, tu pourras entrer même si je ne suis pas là. 
= Hãy lấy theo chìa khóa, như vậy, bạn có thể vào nhà ngay cả khi tôi không ở đây.
 
2. LES CONJONCTIONS DE SUBORDINATION + INDICATIF
 
2.a. Si bien que, de manière que, de façon que, de sorte que
Il parle suédois, si bien que je ne comprends pas. 
= Anh ấy nói tiếng Thụy Điển nên tôi không hiểu được.
*Ghi chú : Trước « de manière que, de façon que, de sorte que » phải có dấu phẩy nếu không
nghĩa sẽ thay đổi.
-Il parle de façon que je ne comprends pas. 
= Anh ấy nói kiểu gì mà tôi không hiểu được.
(Nguyên nhân khiến tôi không hiểu là do cách anh ấy nói)
-Il parle suédois, de façon que je ne comprends pas. 
= Anh ấy nói tiếng Thụy Điển nên tôi không hiểu được.
(Nguyên nhân khiến tôi không hiểu là do anh ấy nói tiếng Thụy Điển nhưng tôi không biết
thứ tiếng này)
 
2.b. Verbe + tant/tellement + que (làm một điều gì đó nhiều đến nỗi mà …)
Les Dupuis aiment tant/tellement la mer qu’ils y vont quatre fois par an.
Gia đình Dupuis yêu biển đến nỗi họ đến đó bốn lần một năm.
 
2.c. Tant/tellement + de + nom + que (nhiều … đến nỗi mà …)
Il a tant/tellement de livres qu’il ne sait plus où les mettre.
= Anh ấy có nhiều sách đến nỗi không biết để chúng ở đâu.
*Ghi chú : Đối với các cách diễn đạt « avoir peur/envie/besoin/soif/… », chúng ta sẽ dùng
si/tellement thay vì tant/tellement
 
Il a si/tellement besoin d’argent qu’il peut faire tout pour le gagner.
= Anh ta cần tiền đến mức có thể làm bất cứ điều gì để kiếm được nó.
 
2.d. Si/tellement + adj/adv + que (quá … đến nỗi mà …)
La rivière est si/tellement polluée qu’on n’y trouve plus de poissons.
= Dòng sông bị ô nhiễm đến nỗi không còn cá trong đó.
 
Paul parle si/tellement vite que je ne peux rien écouter.
= Paul nói nhanh đến mức tôi không thể nghe bất cứ thứ gì.
 
3. LES CONJONCTIONS DE SUBORDINATION + SUBJONCTIF
 
3.a. Trop (de) … pour que
Il est trop grand pour qu’on puisse le considérer comme un enfant. (avec un adjectif)
= Anh ấy quá lớn để được coi là một đứa trẻ. 
 
Elle parle trop vite pour qu’on la comprend. (avec un adverbe)
= Cô ấy nói quá nhanh để có thể hiểu được. 
 
Il pleut trop pour que le match de tennis commence comme prévu. (avec un verbe)
= Trời mưa quá nhiều để trận đấu quần vợt bắt đầu như dự kiến.
 
Il y a trop de boulot pour que je puisse finir tout avant 18h. (avec un nom)
= Có quá nhiều việc để tôi có thế hoàn thành tất cả trước 6 giờ tối.
 
3.b. Assez (de) … pour que
Le lac n’est pas assez gelé pour qu’on aille patiner aujourd’hui. (avec un adjectif)
= Hồ không đủ đóng băng để chúng tôi đi trượt băng hôm nay. 
 
Le professeur parle assez fort pour que tous les étudiants puissent l’écouter. (avec un adverbe)
= Giáo viên nói đủ to để tất cả học sinh có thể nghe được. 
 
Il me comprend assez pour que je puisse lui faire confiance. (avec un verbe)
= Anh ấy đủ hiểu tôi để mà tôi có thể tin tưởng anh ấy. 
 
Il a assez d’argent pour qu’on lui fasse un tailleur à la mode. (avec un nom)
= Anh ta có đủ tiền để may cho anh ta một bộ quần áo thời trang.
CÁCH DIỄN TẢ NGUYÊN NHÂN BẰNG TIẾNG PHÁP 1/
PARCE QUE + mệnh đềB ( bởi vì)
Pourquoi vous n'avez pas terminé ce travail ? 
--> Parce que vous ne m'avez pas dit exactement ce que je devais faire.
Tại sao bạn không hoàn thành công việc?
-> Bởi vì bạn đã không nói cho tôi một cách chính xác những gì tôi phải
làm.
2/ À CAUSE DE + danh từ ( tại vì): diễn tả nguyên nhân TIÊU CỰC
Mais pourquoi réagis-tu comme ça avec lui ? 
--> C'est à cause de son attitude, il est vraiment trop désagréable.
Tại sao bạn phản ứng như thế với anh ta?
--> Đó là vì thái độ của anh ấy, anh ấy thực sự là quá khó chịu.
3/ GRÂCE À + danh từ ( nhờ có): diễn tả nguyên nhân TÍCH CỰC
Est- ce que Lina est toujours malade ? 
--> Oh non, grâce à ses médicaments, il a fini par guérir.
Có phải là Lina luôn luôn bị bệnh? 
--> Ồ không, nhờ có thuốc, cuối cùng cô ấy cũng được chữa lành.
4/ PUISQUE: cho một nguyên nhân nào đó hiển nhiên hoặc đã được biết
đến. 
Il ne peut pas jouer au tennis, puisqu'il a le bras cassé!
Anh ấy không thể chơi tennis, vì cánh tay anh ấy bị gãy !
5/ CAR: thường đứng giữa nguyên nhân-hệ quả và dùng trong văn viết
Je sais pas quand il est venu, car je suis arrivée en retard.
Tôi không biết khi nào ông ta đến, bởi vì tôi đã tới muộn.
So Sánh Trong Tiếng Pháp
1. So sánh hơn/kém/bằng (le comparatif) : So sánh một hoặc nhiều yếu tố với một hoặc
nhiều yếu tố khác.
1.1. Nom
 Cấu trúc : Plus/moins/autant de… que
 Ví dụ : Il y moins d’élèves que l’année dernière = Năm nay có ít học sinh hơn năm ngoái.
1.2. Verbe
 Cấu trúc : Plus/moins/autant que
 Ví dụ : Il étudie plus que son frère = Anh ấy học nhiều hơn anh trai.
1.3. Adjective
 Cấu trúc : Plus/moins/aussi… que
 Ví dụ : Il est plus grand que son frère = Anh ấy cao hơn anh trai.
1.4. Adverbe
 Cấu trúc : Plus/moins/aussi… que
 Ví dụ : Il mange aussi vite que moi = Anh ấy ăn nhanh ngang ngửa tôi.
Lưu ý : Chỉ sử dụng QUE, không được sử dụng COMME.
 
2. So sánh nhất (le superlatif) : Được tạo thành từ việc thêm « le », « la », hoặc « les »
trước le comparatif và « de »  trước cụm so sánh (không bắt buộc) :
Ví dụ :
 Jean est la plus intelligente de ma classe = Jean thông minh nhất lớp tôi.
 Ce garçon travaille le moins efficacement de cette classe = Cậu bé này làm việc kém hiệu
quả nhất trong lớp.
 La Chine a les plus d’habitants du monde = Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới.
 Paul travaille le plus et Marie travaille le moins = Paul làm việc nhiều nhất còn Marie làm
việc ít nhất.
3. Một số trường hợp so sánh đặc biệt trong tiếng Pháp: 
3.1. Plus + bon/bonne -> meilleur/meilleure
Ví dụ:
 Ce serait meilleur avec du fromage = Nó sẽ ngon hơn nếu dùng với phô mai.
 Elle est la meilleure en sport = Cô ấy chơi thể thao giỏi nhất.
3.2. Plus + bien -> mieux
Ví dụ:
 Elle va mieux = Cô ấy ổn hơn rồi.
 C’est la région que je connais le mieux = Đây là khu vực mà tôi nắm rõ nhất.
3.3. Plus + mauvais/mauvaise -> pire
Ví dụ:
 C’est encore pire qu’avant = Nó còn tệ hơn trước đó nữa.
 C’est la pire journée dans ma vie = Đó là ngày tệ nhất trong cuộc đời tôi.
3.4. Plus + petit(e) -> moindre (dùng cho những yếu tố trừu tượng)
 Je n’en ai pas la moindre idée = Tôi không có ý kiến gì, dù là nhỏ nhất.
 Với những yếu tố cụ thể, ta vẫn sử dụng plus + petit(e).
Ví dụ: Une Honda est plus petite qu’une Cadillac.
SO SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG PHÁP -  La
comparaison d’égalité
1. So sánh bằng đối với tính từ và trạng từ:
S1 + être/verbe + aussi + adj/adv + que + S2
- Nghĩa : bằng, như, cũng như
- Ví dụ minh họa:
Jean travaille aussi vite que Pierre.( Jean làm việc nhanh bằng Pierre)
Lan est aussi grande que Mai ( Lan cao bằng Mai)
II court aussi vite qu'un cheval ( anh ta chạy nhanh như 1 con ngựa)
 
2. So sánh bằng đối với danh từ
S1+verbe + autant de + nom + que +S2
- Ví dụ minh họa:
Elle a autant de confiance que les autres candidats
( cô ấy có sự tự tin như các ứng viên khác)
Il a autant d'argent qu'il a besoin(Anh ta có nhiều tiền như anh ta cần)
Je me demande s'il a autant d'amis qu'il le prétend (Tôi tự hỏi liệu rằng
anh ta có nhiều bạn bè như anh ta tuyên bố)
 
3. So sánh bằng đối với động từ
S1+verbe+ autant que + S2
- Ví dụ minh họa:
Bruno gagne l’argent autant que Sophie (Bruno kiếm tiền bằng Sophie)
Léna dort autant que Lison.(Léna ngủ nhiều như Lison.)
Cách Dùng Alors Que Trong Tiếng Pháp
1. Diễn tả một hành động diễn ra cùng lúc với hành động trong mệnh đề chính 
"Alors que" có nghĩa là “trong khi”, đồng nghĩa với “Tandis que” và “Pendant que”. 
 
Alice est arrivée sans prévenir alors que nous étions à table.
(Alice đến mà không báo trước trong khi chúng tôi đang ở ăn.)
 
Alors que son père était encore en France, Alice a voyagé en Italie.
(Trong khi cha cô vẫn ở Pháp, Alice đã đi du lịch đến Ý.)
 
2. Diễn tả nhượng bộ (concession) hoặc sự đối lập (opposition)
"Alors que" đồng nghĩa với "Bien que" / "Par contre"
 
Alors que sa mère lui avait interdit de sortir, elle a quand même fait le mur.
= Bien que sa mère lui ait interdit de sortir, elle a quand même fait le mur.
(Mặc dù mẹ cô đã cấm cô ra ngoài nhưng cô vẫn trốn ra.)
 
Alors que Nicole a grandi, ses parents ne la laissent pas aller à l’école seule.
= Bien que Nicole ait grandi, ses parents ne la laissent pas aller à l’école seule.
(Mặc dù Nicole đã lớn, cha mẹ cô không cho cô đến trường một mình.)
 
Cet été est très chaud, alors que l’été dernier a été très froid.
= Cet été est très chaud par contre, l’été dernier a été très froid.
(Mùa hè năm nay rất nóng, ngược lại mùa hè năm ngoái lại rất lạnh)
 
cách sử dụng câu điều kiện
 Câu điều kiện diễn tả một ước muốn (giả thiết không có thật
hoặc hành động không thể thực hiện được ở thời điểm nói)
SI + IMPARFAIT -----> CONDITIONNEL PRÉSENT 
Ví dụ minh họa: Si j'étais riche, j'achèterais une grande villa
(Nếu tôi giàu có, tôi sẽ mua một biệt thự thật lớn)
Ở câu này, việc tôi giàu ở thì hiện tại là việc không có thật, không thể thực
hiện được ngay ở hiện tại.
 Câu điều kiện dùng để diễn tả một khả năng (hành động có thể sẽ được
thực hiện)
SI + PRÉSENT -----> FUTUR SIMPLE
hoặc 
SI +PRÉSENT -----> IMPÉRATIF 
Ví dụ minh họa:
Si tu es encore fatigué, reste à la maison.
(Nếu cậu còn mệt thì hãy nghỉ ở nhà)
 Câu điều kiện dùng để diễn tả một sự nuối tiếc (vì đã bỏ lỡ
trong quá khứ)
SI + PLUS QUE PARFAIT -----> CONDITIONNEL PASSÉ
Ví dụ minh họa: En ce moment-là, si j'avais eu une caméra, j'aurais filmé
l'arrivée de la course.
(Nếu lúc ấy mà tôi có một cái camera thì tôi đã quay lại cảnh về đích của
cuộc đua rồi)
Trong quá khứ, điều ấy đã xảy ra và không thể có cách nào để thay đổi
được.
 Câu điều kiện được sử dụng để diễn tả một thói quen 
SI + PRÉSENT -----> PRÉSENT
Ví dụ minh họa: Si nous rentrons à notre village natal , nous faisons
toujours du cerf-volant sur les champs.
(Cứ mỗi lần về quê, chúng tôi lại thả diều trên những cánh đồng)
Hy vọng bài viết chia sẻ của Học tiếng Pháp Cap France  về các cách sử
dụng câu điều kiện sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tiếng Pháp.
Chúc các bạn học tiếng Pháp thật tốt.
Câu điều kiện loại 1
Chỉ sự việc có khả năng xảy ra, có thật ở hiện tại
Cách thành lập:  Si + présent de l'indicatif -> futur simple
(Ví dụ: Si tu apprends bien tes leçon, tu auras de bonnes notes.)
 

Câu điều kiện loại 2


Không có thật ở hiện tại ( sự việc không thể hoặc khó có thể xảy ra)         
Cách thành lập:   Si + imparfait -> Conditionnel présent    
(Ví dụ: Si j'étais Ministre de l'Éducation, je ferais une réforme dans cette branche./ Si la lune
explosait, ce serait le plus grand désastre de la Terre.)
 

Câu điều kiện loại 3


Không có trong quá khứ và cũng không xảy ra ở hiện tại và tương lai (kiểu giống như là "giá mà
mình đã....")  
Cách thành lập:  Si + Plus que parfait -> Conditionnel Passé     
(Ví dụ: Hier, si tu étais venu, nous serions allés au restaurant.)
 

Các trường hợp khác  


Si + présent -> present
(Ví dụ: Si vous explique les leçon en français, vous pouvez les comprendre difficillement.)
Si + passé composé -> present
(Ví dụ: Si tu n'as pas envoyé ma lettre, donne-la-moi, je vais l'envoyer.)
Diễn tả hành động xảy ra ngay tức khắc, nghĩa là mối tương quan về thời gian giữa 2 sự việc là
ngắn, không cách xa nhau.
 Video 35
Hợp Giống Và Số Với Phân Từ Quá Khứ Trong Tiếng Pháp
Trường hợp 1 : Không có trợ động từ (avoir/être)
 
Khi phân từ quá khứ (PTQK) được sử dụng như một tính từ (không đi cùng trợ động từ), nó
sẽ hợp giống và số với danh từ mà nó bổ nghĩa.
Les pommes cuites au four sont délicieuses. (Táo nướng rất ngon)
Où trouver un bouquet de fleurs séchées ? (Tìm một bó hoa khô ở đâu?)
 
 
Trường hợp 2 : Với trợ động từ « être »
 
PTQK đi với trợ động từ « être » sẽ hợp giống và số với chủ ngữ của động từ.
Elle est  allée au cinéma hier soir. (Cô ấy đã đi xem phim tối qua)
Nous sommes partis en France il y a 3 trois jours. (Chúng tôi đã đi Pháp ba ngày trước)
 
 
Trường hợp 3 : Với trợ động từ « avoir »
 
Khi đi với trợ động từ « avoir », PTQK không hợp giống và số với chủ ngữ của động từ
Hier, ils ont mangé dans un restaurant italien. (Hôm qua họ đã ăn ở một nhà hàng Ý)
 
PTQK hợp giống và số với COD của động từ khi COD đó đứng trước PTQK.
Les amies que Sylvie a rencontrées sont jolies. (Những người bạn mà Sylvie đã gặp đều rất
xinh đẹp)
Les gâteaux ? Ils les ont tous  mangés. (Bánh à ? Họ đã ăn hết rồi)
Combien de bonbons  a-t-elle mangés ? (Cô ấy đã ăn bao nhiêu kẹo?)
 
*Lưu ý : PTQK theo sau bởi động từ nguyên mẫu, tương tự các trường hợp : voir, regarder,
entendre, sentir, écouter, (ở dạng PTQK)… + infinitif --> PTQK hợp giống và số với chủ ngữ
của động từ nguyên mẫu
 
La chanteuse que j’ai entendue  chanter est française. (Ca sĩ mà tôi nghe hát là người Pháp)
*Giải thích : « la chanteuse » = COD của « entendre » = chủ ngữ của « chanter »
--> PTQK « entendu » hợp giống và số với « la chanteuse »
 
La chanson que j’ai entendu chanter est très connue. (Bài hát tôi nghe hát đã rất nổi tiếng)
*Giải thích : « la chanson » = COD của « chanter » không phải của « entendre »
--> PTQK « entendu » không hợp giống và số với « la chanson »
 
 
Trường hợp 4 : Tự động từ (les verbes pronominaux)
 
Đối với các động từ luôn chỉ ở dạng verbe pronominal (se souvenir, se moquer, s’enfuir,
s'absenter, s'abstenir, s'écrier, s'ingénier,…) PTQK luôn hợp giống và số với chủ ngữ của
động từ.
Elles se sont souvenues  de lui. (Họ đã nhớ đến anh ta)
 
Đối với các động từ không chỉ ở dạng verbe pronominal (verbes accidentellement
pronominaux), PTQK hợp giống và số với COD của động từ khi COD đứng trước PTQK.
 
Elle s’est lavée. (Cô ấy đã tắm)
*Giải thích : « se » là COD của « laver », đứng trước PTQK --> Hợp giống và số
 
Elle s’est lavé  les cheveux. (Cô ấy đã gội đầu)
*Giải thích : COD của « laver » là « les cheveux » đứng sau PTQK --> Không hợp giống và
số
 
Ils se sont parlé. (Họ đã nói chuyện với nhau)
*Giải thích : « se » là COI của « parler » (vì cấu trúc động từ là Parler à qqn) --> Không hợp
giống và số
 
 
Các trường hợp PTQK luôn giữ nguyên
 
*Với đại từ « en »
PTQK không bao giờ hợp giống và số với đại từ « en » ngay cả khi « en » là COD của động
từ.
Des chemises ? Il en a essayé plusieurs avant de faire des décisions.
(Áo sơ mi ? Anh ấy đã thử nhiều cái trước khi đưa ra quyết định nào)
 
*Với đại từ vô nhân xưng
La chose qu’il a fallu avoir pour gagner le concours n’était qu’un papier. 
(Thứ cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc thi chỉ là một tờ giấy)
Video 66
Hợp Giống Và Số Với Tính Từ Màu Sắc Trong Tiếng Pháp
 
1. Trường hợp thông thường
 
Tính từ chỉ màu sắc thông thường đều hợp giống và số với danh từ nó bổ nghĩa.
Une robe verte (Chiếc áo đầm màu xanh)
Un blouson noir (Chiếc áo khoác đen)
Des chaussures rouges (Đôi giày đỏ)
 
2. Các trường hợp ngoại lệ 
 
Tính từ chỉ màu sắc đi cùng với một tính từ khác diễn tả sắc thái của nó --> Cả hai tính từ đều
không biến đổi
Une robe bleu vif (Chiếc áo đầm màu xanh sáng)
Des jupes violet pâle  (Những chiếc váy màu tím tái)
 
Tính từ đi cùng với một danh từ diễn tả sắc thái của nó --> Cả tính từ và danh từ đều không
hợp giống và số
Des chemises  vert pomme (Những chiếc áo sơ mi màu xanh táo)
Des chapeaux jaune paille (Những chiếc nón màu vàng rơm)
 
Các danh từ được sử dụng như tính từ cũng không cần hợp giống và số với danh từ mà nó bổ
nghĩa
Des chemises  orange. (Những chiếc áo sơ mi màu cam)
Des nœuds cerise. (Những cái nơ màu trái cherry)
*Ghi chú : Các tính từ rose, écarlate, pourpre, mauve, fauve, incarnat vẫn hợp giống và số
bình thường dù cũng là thuộc trường hợp danh từ được sử dụng như tính từ.
Des boîtes roses (Những chiếc hộp màu hồng)
 
Video 68
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẶT CÂU HỎI TRONG TIẾNG PHÁP
Trong Tiếng Pháp, chúng ta có thể phân chia câu hỏi thành 2 dạng: câu hỏi
đóng và câu hỏi mở.
   A. Câu hỏi đóng: Là câu hỏi dạng trả lời có, hoặc không. Chúng ta có
các cấu trúc sau:
 Theo văn phong thân mật : Sujet + Verbe... ?(cấu trúc thân mật – kèm
ngữ điệu, thường là lên giọng vào cuối câu)
Ví dụ: Tu vas bien ?
 Theo văn phong phổ thông: Est-ce que + chủ ngữ + động từ ?
Ví dụ: Est-ce que tu vas bien ?
 Theo văn phong trang trọng : Verbe+Sujet ... ?
Ví dụ: Vas-tu bien ?
B. Câu hỏi mở: Là câu không thể dùng trả lời có hoặc không. Và vì
vậy, chúng ta sẽ phải dùng từ để hỏi
 Mot interrogatif + est-ce que + Sujet + Verbe… ?
 Mot interrogatif + Sujet + Verbe… ? (cách nói thường dùng)
 Mot interrogatif + Verbe + Sujet… ?
Một số lưu ý: Khi đảo động từ lên trước chủ ngữ, chúng ta phải có có dấu
«-» giữa động từ và chủ ngữ.
 
CÁC TỪ ĐỂ HỎI:
1. Où : ở đâu
- Tu vas où ?
- Où est-ce que tu vas ?
- Où vas-tu ?
(Bạn đi đâu đấy ?)
2. Quand : khi nào
- Quand tu finiras tes études ?
- Quand est-ce que tu finiras tes études ?
- Quand finiras-tu tes études ?
(khi nào bạn học xong ?)
3. quoi (đầu câu ta sử dụng « que ») : cái gì
- Tu fais quoi ?
- Qu’est-ce que tu fais ?
- Que fais-tu ?
(bạn đang làm gì thế ?)
4. Qui : ai
- Qui est le professeur de cette classe ?
- Le professeur de cette classe, c'est qui ?
(giáo viên lớp này là ai?)
5. Pourquoi : tại sao
- Pourquoi est-ce que tu pleures ?
- Pourquoi pleures-tu ?
- Pourquoi tu pleures ?
(Tại sao bạn lại khóc ?)
 
6. Comment : như thế nào
- Comment chantez-vous ?
- Comment est-ce que vous chantez ?
- Comment vous chantez ?
(Bạn hát như thế nào vậy ?)
 
7. Quel(s)/quelle(s) : nào/gì
Trong đó « quel » dành cho danh từ giống đực số ít, « quelle » dành cho
danh từ giống cái số ít, « quels » dành cho danh từ giống đực số nhiều, «
quelles » dành cho danh từ giống cái số nhiều.
 QUEL + EST
Quelle est votre profession ?
(Bạn làm nghề gì ?)
 QUEL + Danh từ
Quel livre est-ce que tu lis ?
Quel livre lis-tu ?
Tu lis quel livre ?
(Bạn đọc quyển sách nào ?)
 
Một số ví dụ về cách đặt câu hỏi
1. Theo văn phong thân mật : chủ ngữ + động từ + từ để hỏi (lên
giọng)
- Hỏi sức khỏe : Tu vas comment ?
- Hỏi tên : Tu t’appelles comment ?
- Hỏi tuổi : Tu as quel âge ?
- Hỏi nơi ở : Tu habites où ?
- Hỏi nghề nghiệp : Tu fais quoi dans la vie ?
- Hỏi về gia đình : Tu as combien de frères et sœurs ?
Văn phong thân mật được dùng khi trò chuyện với bạn bè, người trong gia
đình hoặc người thân quen.
2. Theo văn phong phổ thông : từ để hỏi + est-ce que + chủ ngữ +
động từ
- Hỏi sức khỏe : Comment est-ce que tu vas ?
- Hỏi tên : Comment est-ce que tu t’appelles ?
- Hỏi tuổi : Quel âge est-ce que tu as ?
- Hỏi nơi ở : Où est-ce que tu habites ?
- Hỏi nghề nghiệp : Qu’est-ce que tu fais dans la vie ?
- Hỏi về gia đình : Combien de frères et sœurs est-ce que tu as ?
Văn phong phổ thông được dùng cả khi nói lẫn viết với mọi đối tượng đối
thoại.
3. Theo văn phong trang trọng : từ để hỏi + động từ + chủ ngữ.
- Hỏi sức khỏe : Comment vas-tu ?
- Hỏi tên : Comment t’appelles-tu ?
- Hỏi tuổi : Quel âge as-tu ?
- Hỏi nơi ở : Où habites-tu ?
- Hỏi nghề nghiệp : Que fais-tu dans la vie ?
- Hỏi về gia đình : Combien de frères et sœurs as-tu ?
Video 9, 20 1. Câu hỏi đóng: Đầu tiên về cấu hỏi đóng. Câu hỏi đóng là câu
hỏi dạng trả lời có, hoặc không.
Chúng ta sẽ có các cấu trúc như sau:

Cấu trúc:
• Est-ce que + Sujet + Verbe…?
• Sujet + Verbe…? Đối với cấu trúc này, chúng ta sẽ dùng cho trường hợp
thân mật, như gia đình, bạn bè. Và khi dùng phải kèm ngữ điệu, và là lên
giọng vào cuối câu hỏi.
 
2. Câu hỏi mở: Là câu không thể dùng trả lời có hoặc không. Và vì vậy,
chúng ta sẽ phải dùng từ để hỏi
• Mot interrogatif + est-ce que + Sujet + Verbe… ?
• Mot interrogatif + Sujet + Verbe… ? (cách nói thường dùng)
• Mot interrogatif + Verbe + Sujet… ?
 
Các bạn lưu ý: Khi đảo động từ lên trước chủ ngữ, chúng ta phải có có dấu
«-» giữa động từ và chủ ngữ.
 
Các từ để hỏi trong Tiếng Pháp:
• Où : ở đâu
Ví dụ minh họa: Tu vas où ?  Bạn đi đâu đấy ?(Dùng trong trường hợp thân
mật như bạn thân, gia đình, và phải lên giọng ở cuối câu)
Où est-ce que tu vas ? Bạn đi đâu đấy ?
Où vas-tu ?Bạn đi đâu đấy ?
 

• Quand : khi nào


Quand tu finiras tes études ? (Dùng cho văn nói) : khi nào bạn học xong
vậy?
Quand est-ce que tu finiras tes études ?
Quand finiras–tu tes études ?
• Quoi : cái gì (thường dùng khi nói hoặc đi kèm giới từ)
Tu fais quoi ? (Dùng cho văn nói) : bạn đang làm gì thế?
 
• Que : cái gì (thường dùng khi viết)
Ví dụ: Que fais – tu ? Bạn đang làm gì thế?
Qu’est-ce que tu fais ?
Các bạn lưu ý: Nếu Que + a, e, i, o, u, y, h = qu’a, e, i, o, u, y, h.
 
• Qui : ai
Ví dụ: Qui est ton père ? (Dùng cho văn viết) : Ba bạn là ai ?
Ton père est qui ? (Dùng cho văn nói)
 
• Pourquoi : tại sao
Ví dụ: Pourquoi est-ce que tu pleures ?Tại sao bạn lại khóc?
Pourquoi pleures–tu ?
Pourquoi tu pleures ?
 
• Comment : như thế nào
Ví dụ: Comment chantez – vous ? : Bạn hát như thế nào vậy ?
Comment est-ce que vous chantez ?
Comment vous chantez ?
 
• Quel(s)/quelle(s) : nào/gì
Chú ý nha các bạn:
 « quel » dùng cho danh từ giống đực số ít 
 « quelle » dành cho danh từ giống cái số ít
 « quels » dành cho danh từ giống đực số nhiều
 « quelles » dành cho danh từ giống cái số nhiều.
Thường với từ để hỏi quel/quelle có 2 cách dùng:
Quel(s)/quelle(s) + est/sont + Nom ?
Ví dụ: Quelle est votre profession ? Bạn làm nghề gì ?
Quel(s)/quelle(s) + Nom + Verbe + Sujet… ?
Quel(s)/quelle(s) + Nom + est-ce que + Sujet + Verbe +… ?
Ví dụ: Quel livre est-ce que tu lis ? Bạn đọc quyển sách nào ?
Quel livre tu lis ? (Dùng cho văn nói)
Liên từ video 4, 7 ,57
Từ Đồng Âm Trong Tiếng Pháp – Les Homonymes
1. des - dès
 Des (article indéfini) : mạo từ không xác địch cho danh từ số nhiều
des portes, des avions
 Dès (préposition) : kể từ
dès ce moment
2. Sein – sain – saint:
  Sein (n.m) : ngực
Au sein de = au milieu de = au centre de : ở giữa
 Sain (a) : sạch >< sale (a): bẩn
  Saint (n.m): thánh 
3. Où - Ou
 Où: ở đâu
Ví dụ: D’où vient-il ? (Anh ấy đến từ đâu vậy ?)
 Ou : hoặc là
Ví dụ : Je ne sais plus s’il vient des États-Unis ou de l’Australie. (Tôi cũng không biết rằng
anh ấy đến từ Mỹ hay Úc nữa)
 
4. Tâche - Tache
 Tâche (n.f) : nhiệm vụ
Ví dụ : Il réserve ses forces pour des tâches plus ambitieuses. (Anh ấy dành tiềm lực cho
những nhiệm vụ mang tính tham vọng cao hơn)
 Tache (n.f) : vết bẩn
Ví dụ : Il a fait une tache sur son pullover. (Anh ấy đã gây ra một vết bẩn trên chiếc áo len của
mình)
5. sur - sûr
 -sur (préposition) : ở trên
sur la plage: Trên bãi biển
 sûr (adjectif) : chắc chắn
Il est sûr de réussir: Anh ta đã chắc chắn đậu
6. a - à
 a : 3e personne du singulier du verbe "avoir" au présent (động từ "avoir" chia ở hiện tại
ngôi thứ 3 số ít)
Mon grand-père a une vieille motocyclette: Ông tôi có 1 một chiếc xe máy cũ
  à (préposition) : ở...
Tu es déjà allé à Londres ? Bạn đã đến Londres chưa ?
7. est - et
 est : 3e personne du singulier du verbe "être" au présent (động từ "être" chia ở hiện tại
ngôi thứ 3 số ít)
Il est tard: Muộn rồi
 et (Conjonction de coordination.) : và
Isabelle et Charlotte sont mes meilleures amies: Isabelle và Charlotte là bạn thân của nhau.
 
8. Foi – fois – foie:
 Foi (n.f): lòng tin
Ví dụ: Pour réussir, il faut avoir foi en l’avenir. (Để thành công, chúng ta phải có lòng tin vào
tương lai)
 Fois (n.f) : lần, lượt
Ví dụ: Je veux le faire encore une fois. (Tôi muốn làm lại một lần nữa)
 Foie (n.m) : gan
Ví dụ: Manger trop de chocolat te donnera une crise de foie. (Ăn quá nhiều sô cô la sẽ khiến
gan bạn gặp vấn đề
9. Fonds – fond – font:
 Fonds (n.m) : quỹ
Ví dụ: Le fonds monétaire international (ou FMI) regroupe 188 États et a son siège à
Washington. (Quỹ tiền tệ Quốc tế gồm 188 quốc gia và có trụ sở chính tại Washington)
  Fond (n.m) : đáy, nền
Ví dụ : Au fond de mon cœur, je te remercie. (Từ tận đáy lòng, tôi cảm ơn bạn rất nhiều)
 Font: Chia động từ faire
10. Cour – cours – court :
  Cour (n.f) : sân, triều đình
Ví dụ : Les enfants jouent dans la cour de récréation. (Bọn trẻ chơi ở sân trường)
 Cours (n.m) : dòng chảy, bài giảng
Ví dụ : Les enfants assistent au cours de musique. (Bọn trẻ đang học nhạc)
 Court (a) : ngắn
Ví dụ: Pour se rendre à l’école, il prend le chemin le plus court. (Để đến trường, anh ấy chọn
con đường ngắn nhất)
 
11. Tant – temps – taon :
 Tant (adv) : nhiều
Ví dụ : Il travaille tant qu’il finit par tomber malade. (Anh ấy làm việc nhiều đến nỗi lăn ra
ốm)
Tant pis ! (Mặc xác đi)
 Temps (n.m) : thời gian, thời tiết
Ví dụ: Aujourd’hui, il fait beau temps. (Hôm nay trời đẹp)
 Taon (n.m) : ruồi trâu
Ví dụ : Je me suis fait piquer par un taon lors de la randonnée. (Tôi bị một con ruồi trâu đốt
khi đang đi dạo)
 
12. Soi – soie – soit :
 Soi (n.m) : mình
Ví dụ : Ne penser qu’à soi n’est pas idéal pour développer les relations. (Chỉ nghĩ đến bản
thân mình sẽ không tốt cho việc phát triển các mối quan hệ)
 Soie (n.f) : lụa, vải
Ví dụ : J’ai mis un foulard de soie pour sortir. (Tôi đeo một chiếc khăn vải để ra ngoài)
 Soit : forme subjonctif de « être »
Ví dụ: Bien qu’il soit malade, il doit travailler.
 
13. Ras – rat – raz :
 Ras (a) : ngắn
Ví dụ: C’est un animal à poils ras. (Đó là một con vật lông ngắn)
  Rat (n.m) : chuột
Ví dụ: Une souris est une cousine du rat. (Chuột nhắt là họ hàng của chuột cống)
  Raz (n.m) : dòng nước xiết
Ví dụ : Raz de marée (sóng thần)
 
14. Ma – mât :
 Ma (tính từ sở hữu) : của tôi
Ví dụ : Ma passion c’est la voile. (Đam mê của tôi là môn thể thao thuyền buồm)
 Mât (n.m) : cột buồm
Ví dụ: Actuellement, il est plus fréquent de rencontrer des voiliers à un seul mât. (Thật ra thì
chúng ta thường xuyên sẽ thấy những chiếc thuyền một cột buồm).
Video 13
Video 33 38 39 40 41 đến 56, 61 62 79 90 92 96 97 107 129 134
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ JOUER– CONJUGAISON DU
VERBE JOUER
INDICATIF
Présent Passé composé
je joue j'ai joué
tu joues tu as joué
il joue il a joué
nous jouons nous avons joué
vous jouez vous avez joué
ils jouent ils ont joué
Imparfait Plus-que-parfait
je jouais j'avais joué
tu jouais tu avais joué
il jouait il avait joué
nous jouions nous avions joué
vous jouiez vous aviez joué
ils jouaient ils avaient joué
Passé simple Passé antérieur
je jouai j'eus joué
tu jouas tu eus joué
il joua il eut joué
nous jouâmes nous eûmes joué
vous jouâtes vous eûtes joué
ils jouèrent ils eurent joué
Futur simple Futur antérieur
je jouerai j'aurai joué
tu joueras tu auras joué
il jouera il aura joué
nous jouerons nous aurons joué
vous jouerez vous aurez joué
ils joueront ils auront joué

 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je jouerais j'aurais joué
tu jouerais tu aurais joué
il jouerait il aurait joué
nous jouerions nous aurions joué
vous joueriez vous auriez joué
ils joueraient ils auraient joué
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je joue que j'aie joué
que tu joues que tu aies joué
qu'il joue qu'il ait joué
que nous jouions que nous ayons joué
que vous jouiez que vous ayez joué
qu'ils jouent qu'ils aient joué
Imparfait Plus-que-parfait
que je jouasse que j'eusse joué
que tu jouasses que tu eusses joué
qu'il jouât qu'il eût joué
que nous jouassions que nous eussions joué
que vous jouassiez que vous eussiez joué
qu'ils jouassent qu'ils eussent joué
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
joue aie joué
jouons ayons joué
jouez ayez joué
 
INFINITIF
Présent Passé
jouer avoir joué
 
 
PARTICIPE
Présent Passé
jouant joué
ayant joué
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en jouant en ayant joué
 
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ – CONJUGAISON DU VERBE
FINIR
INDICATIF
Présent Passé composé
je finis j'ai fini
tu finis tu as fini
il finit il a fini
nous finissons nous avons fini
vous finissez vous avez fini
ils finissent ils ont fini
Imparfait Plus-que-parfait
je finissais j'avais fini
tu finissais tu avais fini
il finissait il avait fini
nous finissions nous avions fini
vous finissiez vous aviez fini
ils finissaient ils avaient fini
Passé simple Passé antérieur
je finis j'eus fini
tu finis tu eus fini
il finit il eut fini
nous finîmes nous eûmes fini
vous finîtes vous eûtes fini
ils finirent ils eurent fini
Futur simple Futur antérieur
je finirai j'aurai fini
tu finiras tu auras fini
il finira il aura fini
nous finirons nous aurons fini
vous finirez vous aurez fini
ils finiront ils auront fini

 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je finirais j'aurais fini
tu finirais tu aurais fini
il finirait il aurait fini
nous finirions nous aurions fini
vous finiriez vous auriez fini
ils finiraient ils auraient fini
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je finisse que j'aie fini
que tu finisses que tu aies fini
qu'il finisse qu'il ait fini
que nous finissions que nous ayons fini
que vous finissiez que vous ayez fini
qu'ils finissent qu'ils aient fini
Imparfait Plus-que-parfait
que je finisse que j'eusse fini
que tu finisses que tu eusses fini
qu'il finît qu'il eût fini
que nous finissions que nous eussions fini
que vous finissiez que vous eussiez fini
qu'ils finissent qu'ils eussent fini
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
finis aie fini
finissons ayons fini
finissez ayez fini
 
INFINITIF
Présent Passé
finir avoir fini
 
PARTICIPE
Présent Passé
fini
finissant ayant fini
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en finissant en ayant fini
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ VENIR– CONJUGAISON DU
VERBE VENIR
INDICATIF
Présent Passé composé
Je viens je suis venu
tu viens tu es venu
il vient il est venu
nous venons nous sommes venus
vous venez vous êtes venus
ils viennent ils sont venus
Imparfait Plus-que-parfait
je venais j'étais venu
tu venais tu étais venu
il venait il était venu
nous venions nous étions venus
vous veniez vous étiez venus
ils venaient ils étaient venus
 

Passé simple Passé antérieur


je vins je fus venu
tu vins tu fus venu
il vint il fut venu
nous vînmes nous fûmes venus
vous vîntes vous fûtes venus
ils vinrent ils furent venus
Futur simple Futur antérieur
je viendrai je serai venu
tu viendras tu seras venu
il viendra il sera venu
nous viendrons nous serons venus
vous viendrez vous serez venus
ils viendront ils seront venus

 
 
.
CONDITIONNEL
Présent Passé
je viendrais je serais venu
tu viendrais tu serais venu
il viendrait il serait venu
nous viendrions nous serions venus
vous viendriez vous seriez venus
ils viendraient ils seraient venus
 
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je vienne que je sois venu
que tu viennes que tu sois venu
qu'il vienne qu'il soit venu
que nous venions que nous soyons venus
que vous veniez que vous soyez venus
qu'ils viennent qu'ils soient venus
Imparfait Plus-que-parfait
que je vinsse que je fusse venu
que tu vinsses que tu fusses venu
qu'il vînt qu'il fût venu
que nous vinssions que nous fussions venus
que vous vinssiez que vous fussiez venus
qu'ils vinssent qu'ils fussent venus
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
viens sois venu
venons soyons venus
venez soyez venus
 
 
INFINITIF
Présent Passé
venir être venu
 
PARTICIPE
Présent Passé
venant venu
étant venu
 
GÉRONDIF
 

Présent Passé
en venant en étant venu
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ AVOIR – CONJUGAISON DU
VERBE AVOIR
INDICATIF
Présent Passé composé
j'ai j'ai eu
tu as tu as eu
il a il a eu
nous avons nous avons eu
vous avez vous avez eu
ils ont ils ont eu
Imparfait Plus-que-parfait
j'avais j'avais eu
tu avais tu avais eu
il avait il avait eu
nous avions nous avions eu
vous aviez vous aviez eu
ils avaient ils avaient eu
Passé simple Passé antérieur
j'eus j'eus eu
tu eus tu eus eu
il eut il eut eu
nous eûmes nous eûmes eu
vous eûtes vous eûtes eu
ils eurent ils eurent eu
Futur simple Futur antérieur
j'aurai j'aurai eu
tu auras tu auras eu
il aura il aura eu
nous aurons nous aurons eu
vous aurez vous aurez eu
ils auront ils auront eu
CONDITIONNEL
Présent Passé
j'aurais j'aurais eu
tu aurais tu aurais eu
il aurait il aurait eu
nous aurions nous aurions eu
vous auriez vous auriez eu
ils auraient ils auraient eu
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que j'aie que j'aie eu
que tu aies que tu aies eu
qu'il ait qu'il ait eu
que nous ayons que nous ayons eu
que vous ayez que vous ayez eu
qu'ils aient qu'ils aient eu
Imparfait Plus-que-parfait
que j'eusse que j'eusse eu
que tu eusses que tu eusses eu
qu'il eût qu'il eût eu
que nous eussions que nous eussions eu
que vous eussiez que vous eussiez eu
qu'ils eussent qu'ils eussent eu
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
aie aie eu
ayons ayons eu
ayez ayez eu
 
INFINITIF
Présent Passé
avoir avoir eu
 
PARTICIPE
Présent Passé
ayant eu
ayant eu
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en ayant en ayant eu
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ ÉTUDIER– CONJUGAISON DU
VERBE ÉTUDIER
INDICATIF
Présent Passé composé
j'étudie j'ai étudié
tu étudies tu as étudié
il étudie il a étudié
nous étudions nous avons étudié
vous étudiez vous avez étudié
ils étudient ils ont étudié
Imparfait Plus-que-parfait
j'étudiais j'avais étudié
tu étudiais tu avais étudié
il étudiait il avait étudié
nous étudiions nous avions étudié
vous étudiiez vous aviez étudié
ils étudiaient ils avaient étudié
Passé simple Passé antérieur
'étudiai j'eus étudié
tu étudias tu eus étudié
il étudia il eut étudié
nous étudiâmes nous eûmes étudié
vous étudiâtes vous eûtes étudié
ils étudièrent ils eurent étudié
Futur simple Futur antérieur
j'étudierai j'aurai étudié
tu étudieras tu auras étudié
il étudiera il aura étudié
nous étudierons nous aurons étudié
vous étudierez vous aurez étudié
ils étudieront ils auront étudié

 
 
 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
j'étudierais j'aurais étudié
tu étudierais tu aurais étudié
il étudierait il aurait étudié
nous étudierions nous aurions étudié
vous étudieriez vous auriez étudié
ils étudieraient ils auraient étudié
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que j'étudie que j'aie étudié
que tu étudies que tu aies étudié
qu'il étudie qu'il ait étudié
que nous étudiions que nous ayons étudié
que vous étudiiez que vous ayez étudié
qu'ils étudient qu'ils aient étudié
Imparfait Plus-que-parfait
que j'étudiasse que j'eusse étudié
que tu étudiasses que tu eusses étudié
qu'il étudiât qu'il eût étudié
que nous étudiassions que nous eussions étudié
que vous étudiassiez que vous eussiez étudié
qu'ils étudiassent qu'ils eussent étudié
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
étudie aie étudié
étudions ayons étudié
étudiez ayez étudié
 
INFINITIF
Présent Passé
étudier avoir étudié
 
 
PARTICIPE
Présent Passé
étudiant étudié
ayant étudié
 
GÉRONDIF
 

Présent Passé
en étudiant en ayant étudié
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ AIMER– CONJUGAISON DU
VERBE AIMER
INDICATIF
Présent Passé composé
j'aime j'ai aimé
tu aimes tu as aimé
il aime il a aimé
nous aimons nous avons aimé
vous aimez vous avez aimé
ils aiment ils ont aimé
Imparfait Plus-que-parfait
j'aimais j'avais aimé
tu aimais tu avais aimé
il aimait il avait aimé
nous aimions nous avions aimé
vous aimiez vous aviez aimé
ils aimaient ils avaient aimé
 

Passé simple Passé antérieur


j'aimai j'eus aimé
tu aimas tu eus aimé
il aima il eut aimé
nous aimâmes nous eûmes aimé
vous aimâtes vous eûtes aimé
ils aimèrent ils eurent aimé
Futur simple Futur antérieur
j'aimerai j'aurai aimé
tu aimeras tu auras aimé
il aimera il aura aimé
nous aimerons nous aurons aimé
vous aimerez vous aurez aimé
ils aimeront ils auront aimé
 

 
CONDITIONNEL
Présent Passé
j'aimerais j'aurais aimé
tu aimerais tu aurais aimé
il aimerait il aurait aimé
nous aimerions nous aurions aimé
vous aimeriez vous auriez aimé
ils aimeraient ils auraient aimé
 
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que j'aime que j'aie aimé
que tu aimes que tu aies aimé
qu'il aime qu'il ait aimé
que nous aimions que nous ayons aimé
que vous aimiez que vous ayez aimé
qu'ils aiment qu'ils aient aimé
Imparfait Plus-que-parfait
que j'aimasse que j'eusse aimé
que tu aimasses que tu eusses aimé
qu'il aimât qu'il eût aimé
que nous aimassions que nous eussions aimé
que vous aimassiez que vous eussiez aimé
qu'ils aimassent qu'ils eussent aimé
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
aime aie aimé
aimons ayons aimé
aimez ayez aimé
 
INFINITIF
Présent Passé
aimer avoir aimé
 
 
PARTICIPE
Présent Passé
aimant aimé
ayant aimé
 
GÉRONDIF
 

Présent Passé
en aimant  
en ayant aimé
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ PLACER- CONJUGAISON DU
VERBE PLACER
INDICATIF
Présent Passé composé
je place j'ai placé
tu places tu as placé
il place il a placé
nous plaçons nous avons placé
vous placez vous avez placé
ils placent ils ont placé
 

Imparfait Plus-que-parfait
je plaçais j'avais placé
tu plaçais tu avais placé
il plaçait il avait placé
nous placions nous avions placé
vous placiez vous aviez placé
ils plaçaient ils avaient placé
Passé simple Passé antérieur
je plaçai j'eus placé
tu plaças tu eus placé
il plaça il eut placé
nous plaçâmes nous eûmes placé
vous plaçâtes vous eûtes placé
ils placèrent ils eurent placé
Futur simple Futur antérieur
je placerai j'aurai placé
tu placeras tu auras placé
il placera il aura placé
nous placerons nous aurons placé
vous placerez vous aurez placé
ils placeront ils auront placé

 
 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je placerais j'aurais placé
tu placerais tu aurais placé
il placerait il aurait placé
nous placerions nous aurions placé
vous placeriez vous auriez placé
ils placeraient ils auraient placé
 
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je place que j'aie placé
que tu places que tu aies placé
qu'il place qu'il ait placé
que nous placions que nous ayons placé
que vous placiez que vous ayez placé
qu'ils placent qu'ils aient placé
Imparfait Plus-que-parfait
que je plaçasse que j'eusse placé
que tu plaçasses que tu eusses placé
qu'il plaçât qu'il eût placé
que nous plaçassions que nous eussions placé
que vous plaçassiez que vous eussiez placé
qu'ils plaçassent qu'ils eussent placé
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
place aie placé
plaçons ayons placé
placez ayez placé
 
INFINITIF
Présent Passé
placer avoir placé
 
PARTICIPE
Présent Passé
plaçant placé
ayant placé
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en plaçant  
en ayant placé
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ  DISTINGUER – CONJUGAISON
DU VERBE  DISTINGUER
INDICATIF
Présent Passé composé
je distingue j'ai distingué
tu distingues tu as distingué
il distingue il a distingué
nous distinguons nous avons distingué
vous distinguez vous avez distingué
ils distinguent ils ont distingué
 

Imparfait Plus-que-parfait
je distinguais j'avais distingué
tu distinguais tu avais distingué
il distinguait il avait distingué
nous distinguions nous avions distingué
vous distinguiez vous aviez distingué
ils distinguaient ils avaient distingué
Passé simple Passé antérieur
je distinguai j'eus distingué
tu distinguas tu eus distingué
il distingua il eut distingué
nous distinguâmes nous eûmes distingué
vous distinguâtes vous eûtes distingué
ils distinguèrent ils eurent distingué
Futur simple Futur antérieur
je distinguerai j'aurai distingué
tu distingueras tu auras distingué
il distinguera il aura distingué
nous distinguerons nous aurons distingué
vous distinguerez vous aurez distingué
ils distingueront ils auront distingué
 

 
 
 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je distinguerais j'aurais distingué
tu distinguerais tu aurais distingué
il distinguerait il aurait distingué
nous distinguerions nous aurions distingué
vous distingueriez vous auriez distingué
ils distingueraient ils auraient distingué
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je distingue que j'aie distingué
que tu distingues que tu aies distingué
qu'il distingue qu'il ait distingué
que nous distinguions que nous ayons distingué
que vous distinguiez que vous ayez distingué
qu'ils distinguent qu'ils aient distingué
Imparfait Plus-que-parfait
que je distinguasse que j'eusse distingué
que tu distinguasses que tu eusses distingué
qu'il distinguât qu'il eût distingué
que nous distinguassions que nous eussions distingué
que vous distinguassiez que vous eussiez distingué
qu'ils distinguassent qu'ils eussent distingué
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
distingue aie distingué
distinguons ayons distingué
distinguez ayez distingué
 
INFINITIF
Présent Passé
distinguer avoir distingué
 
PARTICIPE
Présent Passé
distinguant distingué
  ayant distingué
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en distinguant en ayant distingué
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ CRÉER– CONJUGAISON DU
VERBE CRÉER
INDICATIF
Présent Passé composé
je crée        j'ai créé
tu crées tu as créé
il crée il a créé
nous créons nous avons créé
vous créez vous avez créé
ils créent ils ont créé
Imparfait Plus-que-parfait
je créais j'avais créé
tu créais tu avais créé
il créait il avait créé
nous créions nous avions créé
vous créiez vous aviez créé
ils créaient ils avaient créé
 

Passé simple Passé antérieur


je créai j'eus créé
tu créas tu eus créé
il créa il eut créé
nous créâmes nous eûmes créé
vous créâtes vous eûtes créé
ils créèrent ils eurent créé
Futur simple Futur antérieur
je créerai j'aurai créé
tu créeras tu auras créé
il créera il aura créé
nous créerns nous aurons créé
vous créerez vous aurez créé
ils créeront ils auront créé
Conditionnel 
 

 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je créerais j'aurais créé
tu créerais tu aurais créé
il créerait il aurait créé
nous créerions nous aurions créé
vous créeriez vous auriez créé
ils créeraient ils auraient créé
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
j'aurais créé que j'aie créé
tu aurais créé que tu aies créé
il aurait créé qu'il ait créé
nous aurions créé que nous ayons créé
vous auriez créé que vous ayez créé
ils auraient créé qu'ils aient créé
Imparfait Plus-que-parfait
que je créasse que j'eusse créé
que tu créasses que tu eusses créé
qu'il créât qu'il eût créé
que nous créassions que nous eussions créé
que vous créassiez que vous eussiez créé
qu'ils créassent qu'ils eussent créé
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
crée aie créé
créons ayons créé
créez ayez créé
 
INFINITIF
Présent Passé
créer avoir créé
 
 
PARTICIPE
Présent Passé
créant créé
ayant créé
 
GÉRONDIF
 

Présent Passé
en créant en ayant créé
 

BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ FALLOIR– CONJUGAISON DU


VERBE FALLOIR
INDICATIF
Présent Passé composé
- -
- -il a fallu
il faut -
- -
- -
-
Imparfait Plus-que-parfait
-
- -
il fallait il avait fallu
- -
- -
- -
Passé simple Passé antérieur
- -
- -
il fallut il aura fallu
- -
- -
- -
Futur simple Futur antérieur
-
- -
il faudra il aura fallu
- -
- -
- -

 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
- -
- -
il faudrait il aurait fallu
- -
- -
- -
 
SUBJONCTIF
Présent Passé

-
qu'il faille -
- qu'il ait fallu
- -
- -
-
Imparfait Plus-que-parfait
- -
- qu'il eût fallu
qu'il fallût -
- -
- -
-
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
-
- -
- -
 
INFINITIF
Présent Passé
falloir -
 
PARTICIPE
Présent Passé
- -fallu
ayant fallu
 
GÉRONDIF
Présent Passé
- -
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ MANGER - CONJUGAISON DU
VERBE MANGER
INDICATIF
Présent Passé composé
je mange j'ai mangé
tu manges tu as mangé
il mange il a mangé
nous mangeons nous avons mangé
vous mangez vous avez mangé
ils mangent ils ont mangé
Imparfait Plus-que-parfait
je mangeais j'avais mangé
tu mangeais tu avais mangé
il mangeait il avait mangé
nous mangions nous avions mangé
vous mangiez vous aviez mangé
ils mangeaient ils avaient mangé
Passé simple Passé antérieur
je mangeai j'eus mangé
tu mangeas tu eus mangé
il mangea il eut mangé
nous mangeâmes nous eûmes mangé
vous mangeâtes vous eûtes mangé
ils mangèrent ils eurent mangé
Futur simple Futur antérieur
je mangerai j'aurai mangé
tu mangeras tu auras mangé
il mangera il aura mangé
nous mangerons nous aurons mangé
vous mangerez vous aurez mangé
ils mangeront ils auront mangé
 

 
 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je mangerais j'aurais mangé
tu mangerais tu aurais mangé
il mangerait il aurait mangé
nous mangerions nous aurions mangé
vous mangeriez vous auriez mangé
ils mangeraient ils auraient mangé
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je mange que j'aie mangé
que tu manges que tu aies mangé
qu'il mange qu'il ait mangé
que nous mangions que nous ayons mangé
que vous mangiez que vous ayez mangé
qu'ils mangent qu'ils aient mangé
Imparfait Plus-que-parfait
que je mangeasse que j'eusse mangé
que tu mangeasses que tu eusses mangé
qu'il mangeât qu'il eût mangé
que nous mangeassions que nous eussions mangé
que vous mangeassiez que vous eussiez mangé
qu'ils mangeassent qu'ils eussent mangé
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
mange aie mangé
mangeons ayons mangé
mangez ayez mangé
 
INFINITIF
Présent Passé
manger avoir mangé
 
PARTICIPE
Présent Passé
mangeant mangé
ayant mangé
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en mangeant  
en ayant mangé
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ SAVOIR - CONJUGAISON DU
VERBE SAVOIR
INDICATIF
Présent Passé composé
je sais j'ai su
tu sais tu as su
il sait il a su
nous savons nous avons su
vous savez vous avez su
ils savent ils ont su
Imparfait Plus-que-parfait
je sus j'eus su
tu sus tu eus su
il sut il eut su
nous sûmes nous eûmes su
vous sûtes vous eûtes su
ils surent ils eurent su
Passé simple Passé antérieur
je saurai j'aurai su
tu sauras tu auras su
il saura il aura su
nous saurons nous aurons su
vous saurez vous aurez su
ils sauront ils auront su
Futur simple Futur antérieur
je saurais j'aurais su
tu saurais tu aurais su
il saurait il aurait su
nous saurions nous aurions su
vous sauriez vous auriez su
ils sauraient ils auraient su

 
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ SAVOIRCONJUGAISON DU VERBE SAVOIR
Bảng chia động từ SAVOIRtrong Tiếng Pháp. Trong Tiếng Pháp có khoảng 6000
động từ được chia thành 3 nhóm (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3). Việc nắm quy tắc chia
động từ là điều rất cần thiết.
Học Tiếng Pháp Cap France, chia sẻ các bạn về bảng chia động từ của động
từ SAVOIRtrong Tiếng Pháp.
INDICATIF
 
                                                                                          
CONDITIONNEL
Présent Passé
que je sache que j'aie su
que tu saches que tu aies su
qu'il sache qu'il ait su
que nous sachions que nous ayons su
que vous sachiez que vous ayez su
qu'ils sachent qu'ils aient su
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je susse que j'eusse su
que tu susses que tu eusses su
qu'il sût qu'il eût su
que nous sussions que nous eussions su
que vous sussiez que vous eussiez su
qu'ils sussent qu'ils eussent su
Imparfait Plus-que-parfait
que je susse que j'eusse su
que tu susses que tu eusses su
qu'il sût qu'il eût su
que nous sussions que nous eussions su
que vous sussiez que vous eussiez su
qu'ils sussent qu'ils eussent su
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
sache aie su
sachons ayons su
sachez ayez su
 
INFINITIF
Présent Passé
savoir avoir su
 
PARTICIPE
Présent Passé
sachant su
  ayant su
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en sachant en ayant su

BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ ALLER – CONJUGAISON DU


VERBE ALLER
INDICATIF
Présent Passé composé
je veux j'ai voulu
tu veux tu as voulu
il veut il a voulu
nous voulons nous avons voulu
vous voulez vous avez voulu
ils veulent ils ont voulu
 

Imparfait Plus-que-parfait
je voulais j'avais voulu
tu voulais tu avais voulu
il voulait il avait voulu
nous voulions nous avions voulu
vous vouliez vous aviez voulu
ils voulaient ils avaient voulu
Passé simple Passé antérieur
je voulus j'eus voulu
tu voulus tu eus voulu
il voulut il eut voulu
nous voulûmes nous eûmes voulu
vous voulûtes vous eûtes voulu
ils voulurent ils eurent voulu
Futur simple Futur antérieur
je voudrai j'aurai voulu
tu voudras tu auras voulu
il voudra il aura voulu
nous voudrons nous aurons voulu
vous voudrez vous aurez voulu
ils voudront ils auront voulu

 
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ ALLER– CONJUGAISON DU VERBE ALLER
Bảng chia động từ ALLER trong Tiếng Pháp. Trong Tiếng Pháp có khoảng
6000 động từ được chia thành 3 nhóm (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3). Việc
nắm quy tắc chia động từ là điều rất cần thiết.
Học Tiếng Pháp Cap France, chia sẻ các bạn về bảng chia động từ của
động từ ALLER trong Tiếng Pháp.
INDICATIF
 
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je voudrais j'aurais voulu
tu voudrais tu aurais voulu
il voudrait il aurait voulu
nous voudrions nous aurions voulu
vous voudriez vous auriez voulu
ils voudraient ils auraient voulu
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je veuille que j'aie voulu
que tu veuilles que tu aies voulu
qu'il veuille qu'il ait voulu
que nous voulions que nous ayons voulu
que vous vouliez que vous ayez voulu
qu'ils veuillent qu'ils aient voulu
Imparfait Plus-que-parfait
que je voulusse que j'eusse voulu
que tu voulusses que tu eusses voulu
qu'il voulût qu'il eût voulu
que nous voulussions que nous eussions voulu
que vous voulussiez que vous eussiez voulu
qu'ils voulussen qu'ils eussent voulu
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
veux/veuille aie voulu
voulons ayons voulu
voulez/veuillez ayez voulu
 
INFINITIF
Présent Passé
vouloir avoir voulu
 
PARTICIPE
Présent Passé
voulant voulu
ayant voulu
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en voulant en ayant voulu
 

BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ ÊTRE CONJUGAISON DU VERBE


ÊTRE
INDICATIF
Présent Passé composé
je suis j'ai été
tu es tu as été
il est il a été
nous sommes nous avons été
vous êtes vous avez été
ils sont ils ont été
Imparfait Plus-que-parfait
j'étais j'avais été
tu étais tu avais été
il était il avait été
nous étions nous avions été
vous étiez vous aviez été
ils étaient ils avaient été
Passé simple Passé antérieur
je fus j'eus été
tu fus tu eus été
il fut il eut été
nous fûmes nous eûmes été
vous fûtes vous eûtes été
ils furent ils eurent été
Futur simple Futur antérieur
je serai j'aurai été
tu seras tu auras été
il sera il aura été
nous serons nous aurons été
vous serez vous aurez été
ils seront ils auront été
 
CONDITIONNEL
Présent Passé
je serais j'aurais été
tu serais tu aurais été
il serait il aurait été
nous serions nous aurions été
vous seriez vous auriez été
ils seraient ils auraient été
 
SUBJONCTIF
Présent Passé
que je sois que j'aie été
que tu sois que tu aies été
qu'il soit qu'il ait été
que nous soyons que nous ayons été
que vous soyez que vous ayez été
qu'ils soient qu'ils aient été
Imparfait Plus-que-parfait
que je fusse que j'eusse été
que tu fusses que tu eusses été
qu'il fût qu'il eût été
que nous fussions que nous eussions été
que vous fussiez que vous eussiez été
qu'ils fussent qu'ils eussent été
 
IMPÉRATIF
Présent Passé
sois aie été
soyons ayons été
soyez ayez été
 
INFINITIF
Présent Passé
être avoir été
 
PARTICIPE
Présent Passé
étant été
ayant été
 
GÉRONDIF
Présent Passé
en étant en ayant été
 

You might also like