You are on page 1of 15

Cấ u trú c câ u hỏ i đuô i

Cấu trúc chung như sau:

S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?

 Trong đó, việc ta sử dụng trợ động từ sẽ phụ thuộc vào động từ chính “V” trong câu. (Là thì gì,
thuộc thể gì, trợ động từ/động từ thường).

 Chủ ngữ “S” trong mệnh đề trần thuật với chủ ngữ ở câu hỏi đuôi sẽ giống nhau. Tuy nhiên,
một số trường hợp khi chủ ngữ ở mệnh đề trần thuật khá dài thì ta phải biến đổi thành chủ ngữ
tương đương trong câu hỏi đuôi để tránh câu quá dài.

Chủ ngữ trong mệnh đề chính Đại từ thay cho chủ ngữ trong câu hỏi đuôi

(Cụm) danh từ chỉ 1 nam he

(Cụm) danh từ chỉ 1 nữ she

(Cụm) danh từ chỉ 1 vật it

(Cụm) danh từ số nhiều they

This/ that + (cụm) danh từ số ít it

This/ that it

These/ those + (cụm) danh từ số nhiều they

These/ those they

There giữ nguyên

I, we, you, they, he, she, it giữ nguyên


Hiện tại đơn
Động từ “to be”:

S + am/is/are + O, isn’t/ aren’t + S?

Ví dụ 1: She’s a good student, isn’t she? (Cô ấy học giỏi, phải không?)

Ví dụ 2: He’s not a good guy, is he? (Anh ấy không phải là người tốt, phải không?)

Động từ thường:

S + V + O, don’t/doesn’t + S?

Ex: She likes to play badminton, doesn’t she? (Cô ấy thích chơi cầu lông, phải không?)

Ex: Tom doesn’t like watching movies, does he? (Tom không thích xem phim, phải không?)

3.2. Thì hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V_ing, isn’t/ aren’t + S?

S + am/is/are + not + V_ing, am/is/are + S?

Ex: He’s cooking rice, isn’t he? (Anh ấy đang nấu cơm phải không?)

Ex: He isn’t cooking rice, is it?

Thì hiện tại hoàn thành

S + have/has + V3/ed, haven’t/ hasn’t + S?

S + have/has + not + V3/ed, have/has + S?

Ex: Tom has gone out, hasn’t he? (Tom vừa chạy ra ngoài phải không?)

Ex: Tom hasn’t gone out, has he?

Thì quá khứ đơn


Động từ “to be”

S + was/were + O, wasn’t/weren’t + S?

S + was/were + not + O, was/were + S?


Ex:

 She didn’t come here, did she?

 She came here, didn’t she?

Động từ thường

S + V2/ed + O, didn’t + S?

S + didn’t + V + O, did + S?

Ex: She had to leave early, didn’t she? (Cô ấy phải rời sớm phải không?)

Ex: She didn’t have to leave early, did she?

3.5. Thì tương lai đơn

S + will + V_inf, won’t + S? S + will + not + V_inf, will + S?

Ex: The flight will land at 8 o’clock, won’t it? (Chuyến bay sẽ hạ cánh lúc 8 giờ phải không?)

Ex: The flight won’t land at 8 o’clock, will it?

Động từ khuyết thiếu


S + modal verbs + V_inf, modal verbs + not + S?

S + modal verbs + not + V_inf, modal verbs + S?

Ex: She can speak English, can’t she? (Cô ấy có thể nói tiếng Anh được không?)

Ex: The children won’t go to Dalat next week, will they? (Họ sẽ không đi tới Đà Lạt vào tuần tới chứ?)

Nguyên tắc chung:

– Phần đuôi câu hỏi, sử dụng trợ động từ giống với trợ động từ ở mệnh đề chính.

– Dùng do, does, did để thay thế nếu mệnh đề chính không có trợ động từ.

– Nếu mệnh đề chính ở thể phủ định thì phần đuôi ở thể khẳng định và ngược lại.

– Thì của động từ ở đuôi phải giống với thì của động từ ở mệnh đề chính.

– Chủ ngữ giữa mệnh đề chính với câu hỏi đuôi phải giống nhau.

– Đại từ luôn ở dạng chủ ngữ ở phần đuôi.


– Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì thường được rút gọn (n’t). Nếu không rút gọn thì phải theo thứ
tự: trợ động từ + S + not?

Cấ u trú c I (don’t) think/ believe/… (that)


+ mệ nh đề phụ
MĐTT có cấu trúc I (don’t) think/ believe/… (that) + mệnh đề phụ thì chủ ngữ của câu hỏi đuôi sẽ là chủ
ngữ của mệnh đề phụ.

Ex:

 I think she will be here, won’t she?


→ Tôi nghĩ cô ấy sẽ ở đây. Có vậy thật không nhỉ?

 They don’t believe we can win this match, can we?

 → Họ không tin chúng ta có thể thắng trận đấu này. Chúng ta có thể không nhỉ?

Lưu ý: Nếu ở chỗ I think/ believe mà chúng ta dùng phủ định thì câu hỏi đuôi phải cùng là khẳng định
hoặc phủ định với mệnh đề phụ

Câ u hỏ i đuô i vớ i Let’s
Câu hỏi đuôi khi sử dụng MĐTT Let’s sẽ là Shall we.

Ex:

 The weather is so good today. Let’s go swimming, shall we?


→ Hôm nay thời tiết tốt quá. Chúng ta đi bơi nhỉ?

Câ u hỏ i đuô i đứ ng sau mệ nh đề mệ nh
lệ nh
Câu hỏi đuôi của câu mệnh lệnh sẽ là ‘will you’.

Ex:

 Keep Silent, will you?


→ Hãy giữ im lặng! Được không?
 Don’t close the door, will you?
→ Đừng đóng cửa! Có được không?

Câ u hỏ i đuô i vớ i I wish
Đối với các MĐTT sử dụng I wish, ta sẽ dùng câu hỏi đuôi là May I.

Ex:

I wish to take a rest next week for shopping, may I?

→ Tôi muốn nghỉ một ngày vào tuần sau để đi mua sắm. Liệu có được không?

Câ u hỏ i đuô i vớ i Must
Đối với trường hợp này sẽ tùy thuộc vào ý nghĩa và chức năng của Must trong câu để đưa ra việc dùng
câu hỏi đuôi như thế nào?

 Khi Must diễn tả việc mà ta thấy cần thiết phải làm → Câu hỏi đuôi dùng Needn’t.
Ex:
You must go out now, needn’t you?
→ Bạn cần ra khỏi nơi này ngay bây giờ à?

 Khi Mustn’t diễn tả việc bị cấm không được làm → Câu hỏi đuôi dùng Must.
Ex:
We mustn’t use the company’s phones for personal calls, must we?
→ Chúng ta không được phép dùng điện thoại công ty cho cuộc gọi cá nhân à?

 Khi Must diễn tả sự dự đoán về một điều mà người nói rất chắc chắn ở khoảnh khắc hiện tại
→ Câu hỏi đuôi dựa vào động từ theo sau Must.
Ex:
She must like him a lot, doesn’t she?
→ Cô ấy ắt hẳn là thích anh ấy rất nhiều nhỉ?|

After practicing for nearly 3 hours, my son must be tired, isn’t he?
→ Sau khi luyện tập gần 3 giờ, con tôi ắt hẳn rất mệt nhỉ?

 Khi Must được dùng trong công thức must + have + V3/Ved diễn tả sự dự đoán về một điều ở
quá khứ mà người nói rất chắc chắn → Câu hỏi đuôi dùng haven’t.
Ex:
My friends must have lied to you, haven’t they?
→ Những người bạn của tôi ắt hẳn là đã nói dối bạn đúng không?

Câ u hỏ i đuô i vớ i everyone, no body,…


(cá c đạ i từ bấ t định chỉ ngườ i)
Khi chủ ngữ trong MĐTT là một trong các đại từ bất định chỉ người như sau: everyone, someone,
anyone, no one, everybody, somebody, nobody và anybody, thì chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘they’.

Lưu ý:

 Khi chủ ngữ là ‘no one’ hoặc ‘nobody’ – “không ai cả/ không một ai”, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng
khẳng định.

 Các đại từ bất định trên vốn đi với các động từ số ít, nhưng khi chúng biến thành ‘they’ trong
câu hỏi đuôi, ta sẽ dùng (trợ) động từ số nhiều cho ‘they’.

Ex:

 Everyone can park here, can’t they?


→ Mọi người đều có thể đổ xe ở đây được đúng không?

 No one likes him, do they?


→ Không ai thích anh ấy đúng không?

Chủ ngữ trong MĐTT là mộ t trong cá c đạ i


từ bấ t định chỉ vậ t
Khi chủ ngữ của MĐTT là một trong các đại từ bất định chỉ vật sau đây: everything, anything,
something và nothing, thì chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.

Lưu ý: Khi chủ ngữ là ‘nothing’ – “không một cái gì”, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ex:

 Nothing was there, was it?


→ Không có gì ở đó hết đúng không?
MĐTT có cá c trạ ng từ thể hiệ n nghĩa phủ
định hoặ c bá n phủ định
Khi trong MĐTT có các trạng từ thể hiện nghĩa phủ định hoặc bán phủ định như: never- không bao giờ,
hardly/ scarcely/ seldom … – rất hiếm khi, v.v. thì mệnh đề này sẽ được xem là ở dạng phủ định. Từ đó,
câu hỏi đuôi sẽ dùng ở thể khẳng định.

Ex:

Peter never cheats in exams, does he?

→ Peter không bao giờ gian lận trong các bài kiểm tra đúng không?

When he was young, he rarely played soccer, did he?

→ Khi ông ấy còn trẻ, ông ấy hiếm khi chơi đá bóng đúng không?

Chủ ngữ của MĐTT là mệnh đề danh từ, chủ ngữ của câu hỏi đuôi ta sẽ dùng là It

Ex:

 What you like and dislike doesn’t matter now, does it?
→ Điều bạn thích và không thích thì không quan trọng bây giờ đúng không?
→ Phân tích: Mệnh đề danh từ là: ‘what you like and dislike’.

Câ u hỏ i đuô i dù ng Had better


Khi sử dụng Had better (viết tắt: ’d better) để diễn tả lời khuyên, câu hỏi đuôi sẽ mượn Had và dùng ở
dạng phủ định Hadn’t.

Ex:

 I had better check email right now, hadn’t I?


→ Tôi nên kiểm tra email ngay bây giờ đúng không nào?

Câ u hỏ i đuô i dù ng Would rather


Khi mệnh đề trần thuật dùng ‘would rather’ để diễn tả sự mong muốn hay sự chọn lựa, câu hỏi đuôi sẽ
mượn ‘would’ và dùng ở dạng phủ định ‘wouldn’t’.

Ví dụ:

 My family would rather travel Da Lat, wouldn’t we?


→ Gia đình tôi muốn du lịch Đà Lạt phải không?

Câ u hỏ i đuô i củ a “I am …”
– Khi mệnh đề chính bắt đầu bằng ‘I am’, theo nguyên tắc chuyển đổi chủ ngữ ở đầu Mục 3. Cấu trúc câu
hỏi đuôi, nếu chủ ngữ là đại từ ‘I’, ta sẽ giữ nguyên.

– Đối với ‘am’, khi chuyển qua câu hỏi đuôi, tất nhiên ta sẽ sử dụng thể phủ định. Nhưng sẽ là ‘aren’t’,
không phải ‘am not’.

Ví dụ:

 She is in bookstore, isn’t she?


⟶ Cô ấy đang ở cửa hiệu sách đúng không?

 I am annoying you, aren’t I?


⟶ Tôi đang làm phiền bạn đúng không?

Câ u hỏ i đuô i củ a mệ nh đề chính vớ i chủ


ngữ ‘this’/ ‘that’/ ‘these’ / ‘those’
– Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘this’ hay ‘that’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ dùng ‘it’.

– Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘these’ hay ‘those’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ dùng ‘they’.

Ex:

 This/ That is your bag, isn’t it?


⟶ Đây/Kia là cặp của bạn đúng không?

 These/ Those are the oranges you gave me this morning, aren’t they?
⟶ Đây/Kia là những quả cam bạn cho me sáng nay đúng không?

Câ u hỏ i đuô i vớ i ‘used to’


– Cấu trúc 1:

Subject + used to + verb (bare) + (object) + (…) + , + didn’t + subject + ?

– Cấu trúc 2 (ít dùng):

Subject + didn’t use to + verb (bare) + (object) + (…) + , + did + subject + ?

Ex:

 Your wife used to work for this company, didn’t she?


⟶ Vợ bạn từng làm cho công ty này đúng không?

 You didn’t use to walk to gym, did you?


⟶ Bạn đã không từng đi bộ tới phòng gym đúng không?

Câ u hỏ i đuô i vớ i ‘have to’


– Cấu trúc 1:

Hiện tại Đơn: Subject + has/ have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + doesn’t/ don’t + subject + ?

Quá khứ Đơn: Subject + had to + verb (bare) + (object) + (…) + , + didn’t + subject + ?

Tương lai Đơn: Subject + will have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + won’t + subject + ?

– Cấu trúc 2:

Hiện tại Đơn: Subject + doesn’t/ don’t have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + does/ do + subject + ?

Quá khứ Đơn: Subject + didn’t have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + did + subject + ?

Tương lai Đơn: Subject + won’t have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + will + subject + ?

– Ex:

 You don’t have to take care of your son, do you?


⟶ Bạn không phải chăm con trai bạn đúng không?

 Yesterday, your brother had to work overtime, didn’t he?


⟶ Hôm qua, anh trai bạn đã phải tăng ca đúng không?

 They will have to pay a lot, won’t they?


⟶ Họ sẽ phải trả nhiều tiền đúng không?

Câ u hỏ i đuô i vớ i ‘ought to’


– Cấu trúc:

Subject + ought to + verb (bare) + (object) + (…) + , + oughtn’t + subject + ?

Ex:

 My brother ought to go to hospital, oughtn’t he?


⟶ Em trai tôi cần đi đến bệnh viện đúng không?

Câ u hỏ i đuô i vớ i ‘need’
– Vì ‘need’ là một động từ bán khiếm khuyết (Semi – modal Verb), nên trong thì hiện tại đơn, need có
thể được dùng ở cả dạng động từ thường lẫn động từ khiếm khuyết. Tuy nhiên, trong câu hỏi đuôi và
mệnh đề chính phía trước, ‘need’ thường được dùng ở dạng động từ khiếm khuyết cho ngắn gọn.

– Cấu trúc:

Subject + need(s) + to-V(bare) + (…) + , + needn’t + subject + ?

– Cấu trúc 2:

Subject + needn’t + V(bare) + (…) + , + need + subject + ?

– Ex:

 We need to work harder, needn’t we?


⟶ Chúng ta cần làm học hành chăm chỉ hơn đúng không?

 She needn’t learn on this holidays, need she?


⟶ Cô ấy không cần học vào đợt lễ kỳ này đúng không?

– Lưu ý, trong các thì còn lại, ‘need’ được dùng như một động từ thường. Do đó, nếu thì được dùng
không phải hiện tại đơn, ta cứ lập câu hỏi đuôi với ‘need’ dựa theo các cấu trúc theo thì đã nêu ở mục 3.

Câ u hỏ i đuô i củ a câ u cả m thá n
– Đối với câu mà mệnh đề chính là câu cảm thán, ta lấy danh từ trong mệnh đề đổi thành đại từ, trợ
động từ là is, am, are ở dạng phủ định.

Ex:

 + What a beautiful bag, isn’t it?


⟶ Quả là một cái túi đẹp nhỉ?
 + What luxury cars, aren’t they?
⟶ Quả là những chiếc xe sang nhỉ?

You might also like