You are on page 1of 10

Câu tường thuật (Reported speech) trong tiếng Anh là gì?

Tên tiếng anh của Câu tường thuật là Reported Speech. Ngữ pháp này được dùng khi người
nói muốn thuật lại một cách gián tiếp câu nói, ngôn ngữ của người nào đó. Câu này diễn đạt
lại nội dung, ý nghĩa lời nói của một ai đó nhưng không cần sử dụng chính xác đúng những
từ mà người đó đã sử dụng.

Hay hiểu theo cách đơn giản đó là đi từ hình thức câu trực tiếp (trích dẫn trong dấu ngoặc
kép) đưa về câu gián tiếp thông qua sự biểu đạt với hình thức tường thuật.

Câu tường thuật có hai kiểu:

– Câu tường thuật trực tiếp (direct speech): thuật lại đầy đủ và chính xác điều ai đó diễn đạt
(trích dẫn). Khi viết, lời của người nói sẽ đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

● He said “She is my girlfriend”


→ Khi thuật lại, câu trong ngoặc kép chính là lời nói trực tiếp của anh ấy. Đây là
dạng câu trực tiếp.
– Câu tường thuật gián tiếp (indirect speech): thuật lại lời nói của một người theo cách gián
tiếp, truyền nhau mà không có dùng dấu ngoặc kép, có thể không trích dẫn y nguyên.

Ví dụ:

● She said: “ I want to eat ice cream”.


→ She said she wanted to eat ice cream.
→ Tường thuật gián tiếp sẽ chuyển ngôi. Họ gọi tắt là câu gián tiếp.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về câu tường thuật gián tiếp. Cấu trúc
câu tường thuật thường được sử dụng khi người nói, người viết muốn kể lại hoặc thuật lại lời
nói của một ai đó. Thông thường có 3 loại câu tường thuật chính:

● Câu tường thuật ở dạng câu kể


● Câu tường thuật ở dạng câu hỏi
● Câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh

Phân loại Câu tường thuật (Reported speech) trong tiếng Anh
1. Câu tường thuật dạng câu kể
Câu tường thuật của câu phát biểu: là loại tường thuật dễ thực hiện nhất với 4 bước cơ bản.

Cấu trúc:

S + say(s) / said hoặc tell / told + (that) + S + V

√ Bước 1: Lựa chọn một động từ chính trong câu gián tiếp (có thể là say/tell và ở thể quá khứ
là said/told)

Lưu ý: Trong quá trình tường thuật từ câu trực tiếp sang gián tiếp thì thường
động từ giới thiệu sẽ ở thể quá khứ, kèm theo đó là có hay không từ “that”
đều được.

Ví dụ:

● He says “She have just received a gift from her best friend in Denmark.”
(Anh ấy nói: “Cô ấy vừa nhận được một món quà từ người bạn thân nhất ở Đan
Mạch”)
→ He said (that) she had received a gift from her best friend in Denmark.
(Anh ta nói rằng cô ấy vừa nhận được một món quà từ người bạn thân nhất ở Đan
Mạch.)

√ Bước 2: Lùi thì phù hợp trong Câu tường thuật (thông thường động từ chính sẽ bị lùi 1 thì
so với ở câu trực tiếp)

Tường thuật trực tiếp Tường thuật gián tiếp

Simple present (thì hiện tại đơn) Simple past (thì quá khứ đơn)

Present continuous (thì hiện tại tiếp diễn) Past continuous (thì quá khứ tiếp diễn)

Simple past (thì quá khứ đơn) Past perfect (thì quá khứ hoàn thành)

Present perfect (thì hiện tại hoàn thành) Past perfect (quá khứ hoàn thành)

Past perfect (quá khứ hoàn thành) Past perfect (quá khứ hoàn thành)

ent perfect continuous (thì hiện tại hoàn thành tiếp dst perfect continuous (thì quá khứ hoàn thành tiếp d

Past continuous (thì quá khứ tiếp diễn) st perfect continuous (thì quá khứ hoàn thành tiếp d

Future (tương lai đơn) Present conditional (Điều kiện ở hiện tại)

Future continuous (tương lai tiếp diễn) Conditional continuous (điều kiện tiếp diễn)

Các Modal verbs được đổi như sau:

● Can → Could
● May → Might
● Must → Must / Had to
● Còn các Modal verbs như sau thì không được lùi thì: might, could, would, should,
ought to.
Đối với trường hợp câu trực tiếp thể hiện một sự thật, một chân lý tự nhiên hay khi động từ
chính trong Câu tường thuật ở dạng hiện tại (say/ tell) thì có thể bỏ qua bước lùi thì này.
Ví dụ:

● My mother said: “You are a kind and polite girl.”


→ My mother said (that) I was a kind and polite girl.
● He said to me: “I very love my girlfriend.”
→ He told me (that) he very loved my girlfriend.

√ Bước 3: Đổi các đại từ chính, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu hoặc tân ngữ trong câu trực tiếp
sang gián tiếp phù hợp

Trong câu trực tiếp Trong câu tường thuật

Đại từ nhân xưng I He, she

We They

You I, We

Đại từ sở hữu Mine His, hers

Ours Theirs

Yours Mine, Ours

Tính từ sở hữu My His, her

Our Their

Your My, Our

Tân ngữ Me Him, her

Us Them

You Me, us
Lưu ý: trong trường hợp biến đổi câu nói của chính mình sang Câu tường
thuật thì bước 3 này sẽ bị bỏ qua.

√ Bước 4: Đổi các trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian thích hợp nhất khi biến đổi sang Câu
tường thuật.

Câu trực tiếp Câu gián tiếp hay Câu tường thuật

This That

These Those

Here There

Now Then/ at the time

Today That day

Yesterday The day before/ the previous day

The day before yesterday Two days before

Tomorrow The day after/ the next day/ the following day

The day after tomorrow Two days after/ in two days’ time

Ago Before

This week That week

Last week The week before/ the previous week

Next week The week after/ the following week/ the next week
2. Câu tường thuật dạng câu hỏi
2.1. Dạng câu hỏi trả lời Yes or No (Yes/No question)
Câu tường thuật dạng này thường được bắt đầu bằng động từ Tobe hoặc trợ động từ
(Do/does/did) trong tiếng Anh. Vẫn biến đổi bình thường như ở loại câu tường thuật của câu
phát biểu. Tuy nhiên cần lưu ý một vài điểm quan trọng.

Khi sử dụng động từ chính trong câu tường thuật là: ask, inquire, wonder, want to know,… +
liên từ phù hợp

Có thể làm dễ dàng bằng cách để “If” hoặc “Whether” ngay sau các động từ chính nhằm thể
hiện sự hỏi han, nghi vấn là có hay không.

Cấu trúc chính:

S + asked (+object) + if/whether + subject + V

Ví dụ:

● The boss said: “Do you want to give a presentation?”


→ The boss asked me if/ whether I wanted to give a presentation.

2.2. Dạng câu hỏi có từ hỏi (Wh-Question)


Đây cũng là dạng câu hỏi như không phải trả lời Yes/No mà đó các từ hỏi cụ thể như What,
Who, When, Why,… Tuy vậy nhưng cách thực hiện chuyển đôi vẫn y như cũ, ngoài ra cần
lưu ý một số điểm quan trọng:

● Phải ghi lại từ hỏi cụ thể khi chuyển sang câu tường thuật (không dùng if/whether
thay thế)
● Thay đổi các trật tự trong câu hỏi thành câu trần thuật hợp lý.

Cấu trúc chính:

S + asked (+Object) + What/ When/… + Subject _ Verb

Ví dụ:

● Rose said: “When do you visit my hometown again?”


→ Rose wanted to know when I visited her hometown again.
3. Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh
Khi chúng ta muốn tường thuật gián tiếp một mệnh lệnh hoặc yêu cầu, chúng ta có thể sử
dụng một động từ “tell” với một mệnh đề -to:

● He told me to go away.

Mẫu câu:

Động từ + gián tiếp túc từ + mệnh đề -to.

3.1. Loại câu tường thuật dạng mệnh lệnh ở thể khẳng định
Cấu trúc chính:

S + told + Object + to-infinitive

Ví dụ:

● “Please cook a meal for me, Mary.” Mary’s boyfriend said.


→ Mary’s boyfriend told her to cook a meal for him.

3.2. Loại câu tường thuật dạng mệnh lệnh ở thể phủ định
Cấu trúc chính:

S + told + Object + not to-infinitive.

Ví dụ:

● “Don’t open the window in my room.” Jack said.


→ Jack told me not to open the window in his room.

Ngoài từ told dùng khi tường thuật dạng mệnh lệnh, ban cũng có thể thay đổ sang các từ
tương tự như: ask, order, tell, advise, beg, warn, command, remind, instruct,…
Một số câu tường thuật ở dạng đặc biệt
1. Câu tường thuật dạng câu điều kiện có lời nói gián tiếp
Với câu điều kiện loại 1 diễn tả sự thật hiển nhiên, chân lý thì áp dụng phương pháp chung
lùi thì bình thường.

Ví dụ:

● She said: “If I can study in this school, I will be become a good student.”
→ She said (that) if she could study in that school, she would be become a good
student.

Với câu điều kiện loại 2 và 3 diễn tả một điều không có thật, mong muốn, giả sử thì khi
chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp chỉ cần giữ nguyên không đổi là được.

Ví dụ:

● “If I were you, I wouldn’t do that.” My friend said.


→ My friend said if he was me, he wouldn’t do that.

2. Câu tường thuật dạng yêu cầu với “for”


Túc từ yêu cầu “For” trong câu tường thuật dùng với mẫu câu “asked for” + túc từ

Ví dụ:

G THUẬT TRỰC TIẾP NG THUẬT GIÁN TIẾP

have an apple?”, she asked. e asked for an apple.

have the newspaper, please?” asked for the newspaper.

have a glass of water?” he said. asked for a glass of water.

please.” e asked for the sugar.

I have three kilos of onions?” asked for three kilos of onions.


3. Câu tường thuật dạng đề nghị
Đề xuất thường được tường thuật gián tiếp nhất là sử dụng những động từ như: suggest,
insist, recommend, demand, request, và propose theo sau mệnh đề -that.

– ‘That’ và ‘Should’ là tùy chọn trong các mệnh đề này.

– Lưu ý: suggest, recommend, và propose cũng có thể được theo sau bởi một “gerund” để
loại bỏ đối tượng gián tiếp (người nhận đề xuất) và vì vậy làm cho đề xuất lịch sự hơn.

Ví dụ:

● She said, “Why don’t you get a mechanic to look at the car?”
→ She suggested that I should get a mechanic to look at the car.
→ She suggested I should get a mechanic to look at the car.
→ She suggested that I get a mechanic to look at the car.
→ She suggested I get a mechanic to look at the car.
● “Why don’t you go to the doctor?” he said.
→ He suggested I go to the doctor.
→ He suggested that I go to the doctor.
→ He suggested I should go to the doctor.
→ He suggested that I should go to the doctor.
● “It would be a good idea to see the dentist”, said my mother.
→ My mother suggested I see the dentist.
● The dentist said, “I think you should use a different toothbrush”.
→ The dentist recommended using a different toothbrush.
● You said, “I don’t think you have time to see the dentist this week.”
→ You suggested postponing my visit to the dentist.
● I said, “I don’t think you should see the dentist this week.”
→ I suggested postponing your visit to the dentist.
● My manager said, “I think we should examine the budget carefully at this
meeting.”
→ My manager proposed that we examine the budget carefully at the meeting.
● “Why don’t you sleep overnight at my house?” she said.
→ She suggested that I sleep overnight at her house.
4. SHALL/ WOULD diễn tả đề nghị, lời mời
Ví dụ:

● Tom asked: “Shall I bring you some food?”


→ Tom offered to bring me some food.
● Tom asked: “Shall we meet at the cinema?”
→ Tom suggested meeting at the cinema.

5. WILL/ WOULD/ CAN/ COULD diễn tả sự yêu cầu


Ví dụ:

● Tom asked: ‘Will you help me, please?’


→ Tom asked me to help him.
● Jane asked Tom: ‘Can you open the door for me, Tom?’
→ Jane asked Tom to open the door for her.

You might also like