You are on page 1of 11

CÁC DẠNG CỦA CÂU HỎI ĐUÔI VÀ CÁC

TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIÊT


1. Câu hỏi đuôi là gì?
- Định nghĩa: Câu hỏi Đuôi (Tag Question) là một dạng câu hỏi Yes-No ngắn, được
đặt ở sau một mệnh đề trần thuật và được phân cách với mệnh đề trần thuật bằng một
dấu phẩy. Nếu mệnh đề trần thuật ở dạng phủ định thì câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng
định và ngược lại.
2. Cách dùng Tag question
 Mục đích của việc thêm câu hỏi đuôi vào sau mệnh đề trần thuật là để xác định
xem thông tin ở mệnh đề trần thuật có đúng không. Trong trường hợp này, ta
sẽ lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi.
 Tuy nhiên, cũng có trường hợp câu hỏi đuôi được thêm vào chỉ có tác dụng tu từ
để thể hiện cảm xúc hay đơn giản đó chỉ là phong cách giao tiếp của người hỏi và
người hỏi đã biết sẵn thông tin chính xác là gì. Lúc này, ta không lên giọng ở cuối
câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
Our daughter isn’t well today, is she?
→ Con gái chúng ta hôm nay không khỏe nhỉ?
Yesterday, they didn’t complete their tasks, did they?
→ Hôm qua, họ đã không hoàn thành các công việc của họ đúng không?
2.1. Ngữ điệu trong câu hỏi đuôi
Cách người nói lên – xuống giọng trong câu hỏi đuôi sẽ tạo ra sự khác biệt về ý nghĩa
của câu.
Cụ thể, khi người nói lên giọng ở cuối câu, không chắc chắn và muốn xác định thông
tin trong câu nói
Mặt khác, nếu người nói xuống giọng ở cuối câu, họ muốn xem liệu người nghe có
đồng tình không.
Ngữ điệu
You don’t know her do you? / lên giọng Bạn không biết địa chỉ nhà cô ấy
address, phải không?
⇒ Câu hỏi (muốn xác định thông tin)

It is such a beautiful day, isn’t it? \ xuống Trời hôm nay đẹp nhỉ?
giọng ⇒ Tìm kiếm sự đồng tình
2.2. Trạng từ phủ định trong câu hỏi đuôi
Các trạng từ như “never”, “rarely”, “seldom”, “hardly”, “barely”,
“scarcely” (không bao giờ, hiếm khi, ít khi) mang nghĩa phủ định. Do đó, nếu mệnh
đề chính chứa các trạng từ này, phần đuôi sẽ mang nghĩa khẳng định.
MỆNH ĐỀ KHẲNG ĐỊNH NHƯNG PHẦN CÂU HỎI
MANG NGHĨA PHỦ ĐỊNH KHẲNG ĐỊNH
Drake has never made a bad song, has he?
Taylor rarely comes to work these days, does she?
It’s hardly surprising that she won the is it?
award,
I barely know you, do I?
The city had scarcely changed in 10 had it?
years

2.3. Mệnh lệnh/Yêu cầu/Lời mời trong câu hỏi đuôi


VÍ DỤ MỤC ĐÍCH

Have yourself a cup of tea, won’t you? lời mời lịch sự

Help me, can you? lời yêu cầu thân mật

Help me, can’t you? lời yêu cầu thân mật (có chút khó chịu)

Clean the kitchen, would you? lời yêu cầu khá lịch sự

Do it right now, will you? mệnh lệnh


Trong nhiều tình huống, người bản xứ sử dụng dùng câu hỏi đuôi ‘phủ định’ để đưa ra yêu cầu.
Ví dụ, nếu bạn muốn hỏi thăm đường đến siêu thị:
Ex:+)Where is the supermarket? (Có phần thiếu lịch sự)
+) Do you know where the supermarket is? (Lịch sự hơn)
+)You wouldn’t know where the supermarket is, would you? (Lịch sự/thân thiện)
2.4. Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)
- Ở bài trước, chúng ta đã được biết 2 phần mệnh đề chính và phần hỏi của câu hỏi đuôi
thường trái ngược nhau.
- Tuy nhiên trong một số cuộc hội thoại tiếng Anh, đôi lúc sẽ xuất hiện câu hỏi đuôi mà
có cấu trúc cùng hướng (cùng khẳng định hoặc phủ định)
Ví dụ:
- So you’re having a baby, are you? That’s wonderful! (Bạn có em bé ư? Tuyệt vời!)
- She wants to marry him, does she? Some chance! (Cô ấy muốn cưới anh ta phải
không? Có thể lắm!)
- So you think that’s funny, do you? Think again. (Bồ thấy như thế vui lắm hả? Nghĩ lại
đi.)
- Trong tiếng Anh, các câu hỏi đuôi dạng cùng hướng này nhấn mạnh vào việc thể
hiện cảm xúc thay vì nhằm mục đích đặt câu hỏi hay tìm kiếm sự đồng tình.

3. Cấu trúc câu hỏi đuôi


- Cấu trúc của câu hỏi đuôi sẽ có 2 thành phần chính là “statement”+ “tag question“.
Hai phần này sẽ trái ngược nhau, nếu câu trước được chia ở dạng khẳng định thì câu
hỏi đuôi sẽ là phủ định và ngược lại. Đây là một trong những cấu trúc khá đặc biệt
trong ngữ pháp tiếng Anh.
*Công thức chung của câu hỏi đuôi sẽ có dạng:

S + V + O, trợ động từ + đại từ?

Trong đó chủ ngữ của mệnh đề chính và câu hỏi đuôi là giống nhau. Nếu chủ ngữ của
mệnh đề chính là danh từ thì sẽ dùng đại từ của danh từ đó để thay vào câu hỏi đuôi.
Và đại từ của câu hỏi đuôi luôn ở dạng chủ ngữ.
Đại từ: được chuyển đổi từ danh từ của mệnh đề chính.

Nam —> He That —> It

Nữ —> She These —> They

Vật (số ít ) —> It Those —> They

There —> There Số nhiều —> They

This —> It Các đại từ như : they, he she —> Giữ nguyên

3.1. Thì Hiện tại Đơn


A. Động từ ‘be’

Chủ ngữ (CN) Cấu trúc

Ngôi thứ nhất số ít:  Cấu trúc 1:


I – tôi I + am + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…)+ , + aren’t + I?

Cấu trúc 2:
I + am not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + am +
I?

Lưu ý:‘I am’ viết tắt là ‘I’m’

Ví dụ:
– I am your best friend, aren’t I?
→ Mình là bạn thân của bạn mà đúng không? 

– I’m not the person that annoys you, am I?


→ Mình không phải người làm phiền bạn đúng không?
Các ngôi: Cấu trúc 1:
CN + are + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + aren’t +
– Ngôi thứ nhất số nhiều: we – CN?
chúng tôi/ chúng ta
Cấu trúc 2:
– Ngôi thứ hai số ít hoặc số CN + are not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + are
nhiều: you – bạn/ các bạn  + CN?

– Ngôi thứ ba số nhiều: they – Lưu ý:  – ‘are not’ có thể viết tắt là ‘aren’t’  – ‘you are’
họ, her parents – bố mẹ của cô viết tắt là ‘you’re’  – ‘we are’ viết tắt là ‘we’re’  – ‘they
ấy, my friends – các bạn của tôi, are’ viết tắt là ‘they’re’
v.v.
Ví dụ:
– You are upset, aren’t you?
→ Bạn đang bực đúng không?

– We’re not in the right room, are we?


→ Chúng ta không ở trong đúng phòng nhỉ?

Ngôi thứ ba số ít: Cấu trúc 1:


– she – cô ấy CN + is + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + isn’t +
– he – anh ấy CN?
– it – nó
– that girl – cô gái đó Cấu trúc 2:
– his boss – sếp của anh ấy CN + is not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + is +
– v.v.  CN?

Lưu ý:
– ‘is not’ viết tắt là ‘isn’t’.
– Chủ ngữ (he/ she/ it hoặc tên riêng) + ‘is’ có thể viết tắt
thành: chủ ngữ’s.

Ví dụ: 
– The new employee is laborious, isn’t he?
→ Nhân viên mới chăm làm đúng không?
– That student isn’t happy today, is she?
→ Học viên đó hôm nay không vui đúng không? 

Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ các chức năng của thì Hiện Tại Đơn
B. Động từ thường

Chủ ngữ (CN) Cấu trúc

Các ngôi: Cấu trúc 1:


– Ngôi thứ nhất số ít: I – tôi CN + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) +
– Ngôi thứ nhất số nhiều: we – chúng tôi/ chúng (…) + , + don’t + CN?
ta
– Ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều: you – bạn/ Cấu trúc 2:
các bạn  CN + do not + động từ nguyên mẫu + (tân
– Ngôi thứ ba số nhiều: they – họ, her parents – ngữ) + (…) + , + do + CN?
bố mẹ của cô ấy, my friends – các bạn của tôi,
v.v. Lưu ý:  
‘do not’ viết tắt là ‘don’t’*

Ví dụ:
– We have a toaster, don’t we?
→ Chúng ta có một cái máy nướng bánh mì
mà đúng không? 

– You don’t like him, do you?
→ Bạn không thích anh ta đúng không? 

Ngôi thứ ba số ít: Cấu trúc 1:


– she – cô ấy CN + động từ nguyên mẫu thêm -s/es + (tân
– he – anh ấy ngữ) + (…) + , + doesn’t + CN?
– it – nó
– that girl – cô gái đó Cấu trúc 2:
– his boss – sếp của anh ấy CN + doesn’t + động từ nguyên mẫu + (tân
– v.v.  ngữ) + (…) + , + does + CN?

Lưu ý:
‘does not’ viết tắt là ‘doesn’t’.

Ví dụ: 
– She works very hard, doesn’t she?
→ Cô ấy làm việc rất chăm chỉ đúng không?

– Their leader doesn’t go to work on


time, does he?
→ Nhóm trưởng của họ không đi làm đúng
giờ đúng không? 

3.2. Thì Quá khứ đơn


A. Động từ ‘be’
Chủ ngữ (CN) Cấu trúc

Các ngôi: Cấu trúc 1:


– Ngôi thứ nhất số nhiều: we – chúng tôi/ CN + were + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…)
chúng ta  + , + weren’t + CN?

– Ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều: you – bạn/ Cấu trúc 2:


các bạn CN + were not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … +
(…) + , + were + CN?
 – Ngôi thứ ba số nhiều: they – họ, her
parents – bố mẹ của cô ấy, my friends – các Lưu ý:
bạn của tôi, v.v. ‘were not’ có thể viết tắt là ‘weren’t’

Ví dụ:
– Yesterday, they were a little
tired, weren’t they?
→ Hôm qua, họ hơi mệt đúng không?

– Last night, you weren’t at home when we


came, were you?
→ Tối qua, bạn không ở nhà lúc chúng tôi đến
đúng không?

Các ngôi: Cấu trúc 1:


– Ngôi thứ nhất số ít: I CN + was + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…)
+ , + wasn’t + CN?
– Ngôi thứ ba số ít:
+ she – cô ấy Cấu trúc 2:
+ he – anh ấy CN + was not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … +
+ it – nó (…) + , + was + CN?
+ that girl – cô gái đó
+ his boss – sếp của anh ấy Lưu ý:
+ v.v.  ‘was not’ viết tắt là ‘wasn’t’.

Ví dụ: 
– In the last meeting, that client was happy with
our plan, wasn’t she?
→ Trong buổi họp trước, khách hàng đó đã hài
lòng với kế hoạch của chúng ta đúng không?

– This morning, our son wasn’t at


school, was he?
→ Sáng nay, con trai chúng ta không ở trường
đúng không? 

Xem thêm: Tất tần tần kiến thức về thì Quá Khứ Đơn cần nắm chắc
B. Động từ thường

Chủ ngữ (CN) Cấu trúc

Tất cả các chủ ngữ. Cấu trúc 1:


Không phân biệt ngôi thứ mấy và số CN + V2/Ved + (tân ngữ) + (…) + , + didn’t + CN?
ít hay số nhiều. 
Cấu trúc 2:
CN + did not + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…)
+ , + did + CN?

Lưu ý:  ‘did not’ viết tắt là ‘didn’t’

Ví dụ:
– Last month, you missed a lot of
deadlines, didn’t you?
→ Tháng trước, bạn trễ nhiều deadline đúng không? 

– This morning, he didn’t contact that


customer, did he?
→ Sáng nay, anh ấy đã không liên lạc với khách hàng
đó đúng không?  

3.3. Thì Tương lai đơn


A. Động từ ‘be’

Chủ ngữ (CN) Cấu trúc

Tất cả các chủ ngữ. Cấu trúc 1:


Không phân biệt ngôi thứ mấy, số ít CN + will be + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , +
hay số nhiều. won’t + CN?

Cấu trúc 2:
CN + will not be + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…)
+ , + were + CN?

Lưu ý:
‘will not’ có thể viết tắt là ‘won’t’

Ví dụ:
– My parents will be happy if I come home this Tet
Holiday, won’t they?
→ Ba mẹ tôi sẽ vui khi tôi về nhà dịp Tết này đúng
không? 
– She won’t be upset when she finds out the truth, will
she?
→ Cô ấy sẽ không bực khi cô ấy phát hiện ra sự thật
đúng không?

B. Động từ thường

Chủ ngữ (CN) Cấu trúc

Tất cả các chủ ngữ. Cấu trúc 1:


Không phân biệt ngôi thứ mấy, số ít
hay số nhiều. CN + will + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…)
+ , + won’t + CN?

Cấu trúc 2:
CN + will not + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…)
+ , + will + CN?

Lưu ý:
‘will not’ có thể viết tắt là ‘won’t’

Ví dụ:
– You will tell him the truth, won’t you?
→ Bạn sẽ nói sự thật cho anh ấy đúng không? 
– Our teacher won’t give us more exercises, will he?
→ Giáo viên của chúng ta sẽ không cho chúng ta thêm
bài tập đúng không?

2.5. Các thì hoàn thành

Clause, has/have/had (+ not) + S?

 The dog hasn’t come back home yet, has it? (Con chó vẫn chưa chạy về nhà
à?)
 The baby has been sleeping for 4 hours, hasn’t he? (Đứa bé đã ngủ được 4
tiếng rồi nhỉ?)
2.6. Động từ khuyết thiếu

Clause, modal verb (+ not) + S?

 You can climb a tree, can’t you? (Cậu có thể trèo cây không?)


 They shouldn’t meet her, should they? (Họ không nên gặp cô ta, phải không?)

4. Các dạng câu hỏi đuôi đặc biệt


Lưu ý: Trong bài viết “Mệnh đề trần thuật” viết tắt là MĐTT.

4.1. Cấu trúc I (don’t) think/believe/… (that) + mệnh đề phụ


MĐTT có cấu trúc I (don’t) think/believe/… (that) + mệnh đề phụ thì chủ ngữ
trong câu hỏi đuôi sẽ là chủ ngữ của mệnh đề phụ.
Ví dụ:
I think he will be late, won’t he?
→ Tôi nghĩ anh ấy sẽ tới trễ. Có vậy thật không nhỉ?
I don’t believe we can win the contest, can we?
→ Tôi không tin chúng ta có thể thắng cuộc thi. Chúng ta có thể không nhỉ?
Lưu ý: Nếu ở chỗ I think/ believe mà chúng ta dùng phủ định thì câu hỏi đuôi phải
cùng là khẳng định hoặc phủ định với mệnh đề phụ.

4.2. Câu hỏi đuôi với “Let’s”


Câu hỏi đuôi khi MĐTT bắt đầu bằng Let’s sẽ là Shall we.
Ví dụ:
It’s sunny today. Let’s go swimming, shall we?
→ Hôm nay trời nắng. Chúng ta đi bơi nhỉ?

4.3. Câu hỏi đuôi đứng sau mệnh đề mệnh lệnh


Sau mệnh đề mệnh lệnh, câu hỏi đuôi sẽ là ‘will you’.
Ví dụ:
Keep quiet, will you?
→ Hãy giữ im lặng! Được không?
Don’t open the window, will you?
→ Đừng mở cửa sổ! Có được không?

4.4. Câu hỏi đuôi với “I wish”


MĐTT chứa I wish để diễn tả mong muốn, câu hỏi đuôi sẽ là May I.
Ví dụ:
I wish to take a day off next week to have a check-up, may I?
→ Tôi muốn nghỉ một ngày vào tuần sau để đi kiểm tra sức khỏe. Liệu có được
không?

4.5. Câu hỏi đuôi với “Must”


Khi sử dụng câu hỏi đuôi với Must ta sẽ dựa vào ý nghĩa và chức năng của Must trong
từng trường hợp mà quyết định câu hỏi đuôi.
 Khi Must diễn tả việc mà ta thấy cần thiết phải làm → Câu hỏi đuôi dùng
Needn’t.
Ví dụ:
You must go now, needn’t you?
→ Bạn cần đi ngay bây giờ à?
 Khi Mustn’t diễn tả việc bị cấm không được làm → Câu hỏi đuôi dùng Must.
Ví dụ:
We mustn’t use the company’s phones for personal calls, must we?
→ Chúng ta không được phép dùng điện thoại công ty cho cuộc gọi cá nhân à?
Khi Must diễn tả sự dự đoán về một điều ở hiện tại mà người nói rất chắc chắn
→ Câu hỏi đuôi dựa vào động từ theo sau Must.
Ví dụ:
He must like her a lot, doesn’t he?
→ Anh ấy ắt hẳn là thích cô ấy nhiều nhỉ?|
After practicing for nearly 2 hours, you must be tired, aren’t you?
→ Sau khi luyện tập gần 2 giờ, bạn ắt hẳn là mệt nhỉ?
 Khi Must được dùng trong công thức must + have + V3/Ved diễn tả sự dự
đoán về một điều ở quá khứ mà người nói rất chắc chắn → Câu hỏi đuôi dùng
haven’t.
Ví dụ:
They must have lied to you, haven’t they?
→ Họ ắt hẳn là đã nói dối bạn đúng không?
Xem thêm: Phân biệt cách sử dụng Must và Have To trong tiếng Anh

4.6. Câu hỏi đuôi với “everyone”, “nobody”,… (các đại từ bất định chỉ người)
Khi chủ ngữ trong mệnh đề trần thuật là một trong các đại từ bất định chỉ người:
everyone, someone, anyone, no one, everybody, somebody, nobody và anybody, thì
chủ ngữ trong câu hỏi đuôi là ‘they’.
Lưu ý:
 Khi chủ ngữ là ‘no one’ hoặc ‘nobody’ – “không ai cả/ không một ai”, câu hỏi
đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
 Các đại từ bất định trên vốn đi với các động từ số ít, nhưng khi chúng biến
thành ‘they’ trong câu hỏi đuôi, ta sẽ dùng (trợ) động từ số nhiều cho ‘they’.
Ví dụ:
Everyone can enter this room, can’t they?
→ Mọi người đều vào phòng này được đúng không?
No one likes this dish, do they?
→ Không ai thích món ăn này đúng không?

4.7. Chủ ngữ trong MĐTT là một trong các đại từ bất định chỉ vật
Khi chủ ngữ MĐTT là một trong các đại từ bất định chỉ vật: everything, something,
anything và nothing, thì chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.
Lưu ý:
Khi chủ ngữ là ‘nothing’ – “không một cái gì”, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
Nothing was there, was it?
→ Không có gì ở đó hết đúng không?

4.8. MĐTT có các trạng từ thể hiện nghĩa phủ định hoặc bán phủ định
Khi trong MĐTT có các trạng từ thể hiện nghĩa phủ định hoặc bán phủ định như:
never- không bao giờ, seldom/ hardly/ scarcely/… – rất hiếm khi, v.v. thì mệnh đề này
sẽ được xem là ở dạng phủ định. Từ đó, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
– She never cheats in exams, does she?
→ Cô ấy không bao giờ gian lận trong các bài kiểm tra đúng không?
– When he was young, he rarely exercised, did he?
→ Khi ông ấy còn trẻ, ông ấy hiếm khi tập thể dục đúng không?

4.9. Chủ ngữ của MĐTT là mệnh đề danh từ, chủ ngữ của câu hỏi đuôi là “It”
Ví dụ:
What you like and dislike doesn’t matter, does it?
→ Điều bạn thích và không thích thì không quan trọng đúng không?
→ Phân tích: Mệnh đề danh từ là: ‘what you like and dislike’.

4.10. Câu hỏi đuôi dùng “Had better”


Khi câu dùng Had better (viết tắt: ’d better) để diễn tả lời khuyên, câu hỏi đuôi sẽ
mượn Had và dùng ở dạng phủ định Hadn’t.
Ví dụ:
I had better contact that customer right now, hadn’t I?
→ Tôi nên liên lạc với khách hàng đó ngay bây giờ đúng không nào?

4.11. Câu hỏi đuôi dùng “Would rather”


Khi mệnh đề trần thuật dùng ‘would rather’ để diễn tả sự mong muốn hay sự chọn lựa,
câu hỏi đuôi sẽ mượn ‘would’ và dùng ở dạng phủ định ‘wouldn’t’.
Ví dụ:
Our daughter would rather stay home, wouldn’t she?
→ Con gái chúng ta muốn ở nhà đúng không?

You might also like