You are on page 1of 5

Ve nâu trên chó (Rhipicephalus sanguineus) là loài ve phổ biến nhất trên Thế giới và là vectơ trung gian

truyền lây nhiều bệnh nguy hiểm trên chó và kể cả con người.

Loài ve R. sanguineus có thể được tìm thấy trên chó sống ở cả thành thị và nông thôn, thích nghi cao để
sống trong nhà của con người và hoạt động quanh năm không chỉ ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới, mà còn ở một số khu vực ôn đới.
Phân loại học và đặc điểm

Ve chó thuộc lớp Hình nhện (Arachnida), bộ Acarina (bộ ve), phân bộ Ixodoidae, họ Ve cứng Ixodidae và họ
ve mềm Argasidae (Lê Hữu Khương, 2012). Trên thế giới phát hiện được 750 loài ve cứng Ixodidae và trên
100 loài ve mềm Argasidae. Tại Việt Nam đã phát hiện được 82 loài và phân loài ve cứng, 2 loài ve mềm ký
sinh trên các động vật máu nóng. Các loài ve quan trọng nhất gây hại cho vật nuôi trên toàn thế giới là
Ixodes, Rhipicephalus, Dermacentor, Amblyomma và Haemaphysalis.

Đặc điểm chính của Ve cứng là cơ thể có mai lưng và mai bụng bằng kitin cứng. Con đực trưởng thành có
mai lưng phủ toàn thân. Trong khi con cái, thiếu trùng (nymph) và ấu trùng (larvae) mai lưng phủ 1/3 phía
trên thân. Ve cứng trên chó ở Việt Nam phổ biến là loài ve nâu Rhipicephalus sanguineus.
Ve mềm thì không có mai lưng ở tất cả các giai
đoạn phát triển, mặt bụng chỉ có những đĩa
bằng kitin, đầu giả nằm ở dưới bụng. Ve mềm ít
gặp ở Việt Nam.

Dịch tễ

Ve cứng được phân bố ở hầu khắp các quốc gia


trên Thế giới. Tuy nhiên quần thể có khác nhau
tùy vào sự thay đổi của khí hậu. Một số loài ve
phù hợp với khu vực có nhiệt độ lạnh như D.
reticulatus, I. ricinus, I. pacificus hoặc I.
scapularis, một số loài thì thích hợp ở những
vùng có nhiệt độ ấm và nhiệt đới như loài ve
Rhipicephalus (thí dụ R. sanguineus). Một số
khác thì phù hợp với nhiệt đới ẩm như loài ve
Amblyomma (A. variegatum và A. maculatum)
Ở những vùng khí hậu nóng khô như các sa mạc
lại phù hợp cho những loài ve Hyalomma,
chẳng hạn H. Dromedarii
Hình 1. Các giai đoạn phát triển của ve nâu Rhipicephalus
sanguineus. A. ấu trùng; B. Thiếu trùng; C. Ve cái và D. Ve đực (Beugnet và cs, 2018).
(Dantas-Torres, 2010)
Ve tại Việt Nam

Ở Việt Nam, ve hiện diện quanh năm không phụ thuộc vào mùa. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ
chó phát hiện bị nhiễm ve tại Việt Nam lên tới 51.7% và trong đó có đến 96.6% trong tổng số ve tìm được
chính là loài Rhipicephalus sanguineus (Nguyễn Hồ Bảo Trân và Nguyễn Hữu Hưng, 2014; Nguyen Viet Linh
và cs, 2018; Colella và cs, 2020). Vì vậy có thể nói, ve nâu Rhipicephalus sanguneus là loài ve phổ nhất và
gây ra các phiền toái đến chó và chủ nuôi trên khắp cả nước.

Sự thật về ve và ve nâu Rhipicephalus sanguineus

Ve là loài ăn máu động vật như một phần quan trọng trong vòng đời của chúng. Chúng thường leo lên ở các
ngọn cỏ để tìm kiếm cơ hội ký sinh vào một động vật thích hợp đi qua và bám vào. Chúng là loài bị thu hút
bởi nhiệt và carbon dioxit (CO2) được tạo ra trong quá trình hô hấp của vật chủ, từ đó chúng sẽ tìm kiếm
vật chủ. Sau khi đã tìm thấy, chúng sẽ bò xung quanh người để tìm vị trí tấn công và ăn máu. Ve dùng phần
miệng chứa một hypostome có tính chất tương tự một chiếc cưa để cắt da và tạo ra một vùng xuất huyết
dưới da. Từ khu vực xuất huyết này, chúng bắt đầu hút và ăn máu trên vật chủ.

Khác với muỗi, bọ ve chủ yếu hút máu từ tĩnh mạch. Trong quá trình ăn, chúng không chỉ hút máu mà còn
trào ngược nước bọt, độc chất và mầm bệnh vào trong vật chủ. Mỗi con ve có thể hút căng đến 0.5ml máu.

Về ve nâu Rhipicephalus sanguineus, chúng thường có thể bám ký sinh ở bất cứ đâu trên cơ thể chó, nhưng
thường tìm thấy ở vùng đầu nhất là tai, giữa các kẽ ngón chân, bẹn, nách.

Giai đoạn hút máu tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và có thể kéo dài từ hai ngày (giai đoạn ấu trùng) đến
nhiều tuần (ve cái trưởng thành).

Ve nâu đực thường chết sau khi giao phối, ve nâu cái sau khi giao phối sẽ rơi xuống đất và đẻ trứng trên
mặt đất sau đó cũng chết.

Ve nâu Rhipicephalus sanguineus đáng sợ nhất vì nó có thể hoàn thành toàn bộ vòng đời của mình chỉ bằng
cách hút máu trên cơ thể duy nhất một vật chủ là chó, vì vậy nó sẽ gây ra tình trạng xâm lấn nhà ở và có
thể tấn công cả mèo lẫn con người.

Vòng đời ve nâu Rhipicephalus sanguineus

Vòng đời của ve Rhipicephalus sanguineus là vòng đời cần 2 ký chủ. Giai đoạn ấu trùng và thiếu trùng ve
hút máu trên ký chủ thứ nhất. Sau đó rơi xuống đất để trở thành ve trưởng thành. Sau đó ve trưởng thành
lên ký chủ thứ hai để hút máu, giao phối rồi rơi xuống đất để đẻ trứng. Tùy thuộc vào các yếu tố như khí
hậu và tính sẵn có của vật chủ, R. sanguineus có thể hoàn thành tối đa bốn thế hệ mỗi năm.
Mỗi giai đoạn phát triển chúng cần hút no máu trước lúc lột xác và biến thái qua giai
đoạn tiếp theo. Cả ve đực và ve cái đều hút máu vật chủ,
nhưng ve đực hút máu không thường xuyên bằng ve
cái. Ve nâu cái đẻ trứng ở mặt đất với số lượng lớn (hàng
ngàn trứng) trong nhiều ngày rồi chết. Sau 3-5 ngày
trứng nở ra ấu trùng rất nhỏ, từ 0.5 – 1.5mm, chúng bò
lên cây cỏ, trú ẩn ở mặt dưới lá cây, chờ khi vật chủ đi
qua, chúng bám ngay vào vật chủ, đốt và hút máu ở
những nơi thích hợp.

Sự nguy hiểm của ve nâu Rhipicephalus sanguineus

Ngoài việc hút một lượng máu tương đương khoảng


0.5ml mỗi con trên ký chủ (Henry G. Koch và cs, 1984), ve
nâu Rhipicephalus sanguineus còn là vectơ trung gian
truyền lây một số căn bệnh do vi khuẩn và đơn bào tấn
công đường máu mà chúng ta hay gọi là Ký sinh trùng Hình 2. Vòng đời của ve nâu Rhipicephalus
máu (hay Vector-borne diseases) trên chó. sanguineus (Beugnet và cs, 2018)

Điển hình gồm có loài Babesia canis vogeli ký sinh trên


hồng cầu, loài Anaplasma platys ký sinh trên tiểu cầu, loài
Ehrlichia canis ký sinh trên bạch cầu đơn nhân. Chúng
được biết là tác nhân chính gây ra các vấn đề như sốt, hạ
tiêu cầu, thiếu máu, xuất huyết dưới da, viêm màng bồ
đào, chảy máu khó đông và các dấu hiệu lâm sàng khác
đi kèm (Hình 3).
Ngoài ra, việc chó liếm hoặc nuốt phải những con ve nâu
chứa nang của nguyên sinh đơn bào Hepatozoon canis
cũng sẽ dẫn đến nhiễm Gamont trên bạch cầu trung tính
(Hình 4) và làm tăng cấp số lượng bạch cầu trung tính
trên chó.

Hình 3. Biểu hiện lâm sàng trên một chú chó đang nhiễm Ehrlichia canis (Courtesy Dr.
Pedro Paulo Diniz, Western University of Health Sciences, Pomona, CA.)

Hình 4. Mẫu máu nhuộm Giemsa trên chó phát hiện có


gamont của H. canis bên trong bạch cầu trung tính với
tỷ lệ nhiễm gần 100%. (Crag. E. Green, 2012)
Mối quan hệ với sức khỏe con người

Ve nâu Rhipicephalus sanguineus không chỉ là vectơ


truyền lây bệnh cho thú cưng mà còn có thể truyền lây
bệnh cho con người. Chúng lan truyền các loại vi
khuẩn, virus hay các loại ký sinh lên con người, điển
hình là căn bệnh như sốt phát ban Địa Trung Hải hay
sốt Rocky Mountain do R. rickettsii.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ


(Centers for Disease Control and Prevention, CDC) ghi
Hình 5. Ve tấn công da người (CNN.com, 2017)
nhận bệnh nhân mắc sốt Rocky Moutain sẽ có trị chứng
sốt cao, đau đầu, buồn nôn, đau bụng. Tuy nhiên, chẩn đoán sốt Rocky Mountain thường bị sai do khởi
phát không có dấu hiệu đặc hiệu và nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách bệnh có thể trở nên
nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Kết luận

Có thể thấy, ve nâu Rhipicephalus sanguinues là loài rất phổ biến trên chó tại Việt Nam, hiện diện từ thành
thị đến nông thôn và xuất hiện quanh năm. Ve nâu hút máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thú cưng và là
vectơ trung gian truyền lây nhiều bệnh nguy hiểm cho thú cưng và cả trên người.

Vì vậy, hiện nay để giải quyết vấn đề này, rất nhiều chế phẩm dùng để kiểm soát và trị ve đã có mặt trên
thị trường bao gồm các sản phẩm chứa fipronil, imidacloprid, dinotefuran, selamectin, permethrin và các
isoxazoline (Vd: afoxolaner, fluralaner và sarolaner) với rất nhiều dạng từ tiêm chích, nhỏ gáy, phun xịt đến
viên uống nhằm phục vụ cho các chú chó và chủ nuôi. Tuy nhiên, mỗi hoạt chất đều có những ưu và nhược
điểm riêng về độ hiệu quả và tính an toàn, vì vậy cần phải thật sự cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm
mang tính chất phòng – trị này. Và một lưu ý nữa vì vòng đời Rhipicephalus sanguineus rất đặc biệt khi chỉ
cần ký sinh trên chó để phát triển nên chúng ta sẽ cần phát quang môi trường xung quanh, hạn chế cây cỏ
nếu không cần thiết để có thể kiểm soát, ngăn chặn khả năng lây nhiễm ve từ môi trường bên ngoài một
cách tốt nhất.

Việc phòng và trị ve trên chó thật sự cần thiết vì không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho thú cưng, giúp giảm
thiểu các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chung và đồng thời gián tiếp bảo vệ sức khỏe cho con
người.

Tài liệu tham khảo

1. Dantas-Torres. Biology and ecology of the brown dog tick, Rhipicephalus sanguineus.
Parasites & Vectors. 2010, 26 (3):1-11
2. Frédéric Beugnet, Lénaïg Halos, Jacques Guillot. Textbook of Clinical Parasitology in Dogs and Cats.
Servet editorial. 2018, trang 236-253
3. Huhn C., Winter C., Wolfsperger T., Wüppenhorst N., Strašek Smrdel K., Skuballa J., Pfäffle M., Petney T.,
Silaghi C., Dyachenko V., Pantchev N., Straubinger RK., SchaarschmidtKiener D., Ganter M., Aardema ML.,
von Loewenich FD. Analysis of the population structure of Anaplasma phagocytophilum using multilocus
sequence typing. PLoS One. 2014, 9(4):e93725.
4. Nguyễn Hồ Bảo Trân và Nguyễn Hữu Hưng. Tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó tại thành phố
Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường ĐH Cần Thơ, 2014, số Nông nghiệp, trang: 69-73
Lê Hữu Khương. Ký sinh trùng thú y. NXB Nông nghiệp. 2012, trang 167-177
5. Viet-Linh Nguyen; Vito Colella; Grazia Greco; Fang Fang; Wisnu Nurcahyo; Upik Kesumawati Hadi;
Virginia Venturina; Kenneth Boon Yew Tong; Yi-Lun Tsai; Piyanan Taweethavonsawat; Saruda
Tiwananthagorn; Sahatchai Tangtrongsup; Thong Quang Le; Khanh Linh Bui; Thom Do; Malaika Watanabe;
Puteri Azaziah Megat Abd Rani; Filipe Dantas-Torres; Lenaig Halos; Frederic Beugnet; Domenico Otranto.
Molecular detection of pathogens in ticks and fleas collected from companion dogs and cats in East and
Southeast Asia. Parasites & Vectors, 2020 13(1):420
6. Vito Colella, Viet L. Nguyen, Do Y. Tan, Na Lu, Fang Fang, Yin Zhijuan, Jiangwei Wang, Xin Liu, Xinghui
Chen, Junyan Dong, Wisnu Nurcahyo, Upik K. Hadi, Virginia Venturina, Kenneth B.Y. Tong, Yi-Lun Tsai,
Piyanan Taweethavonsawat, Saruda Tiwananthagorn, Thong Q. Le, Khanh L. Bui, Malaika Watanabe, Puteri
A.M.A. Rani, Giada Annoscia, Frédéric Beugnet, Domenico Otranto, and Lénaïg Halos. Zoonotic
Vectorborne Pathogens and Ectoparasites of Dogs and Cats in Eastern and Southeast Asia. Emerging
Infectious Disease Journal. 2020, 26(6): 1221-1233.

Simparica® với thành phần chứa dược chất Sarolaner tiên tiến là sản phẩm có khả năng kiểm soát cực tốt
các ngoại ký sinh trên chó như ve và đặc biệt là loài ve Rhipicephalus sanguineus rất phổ biến ở Việt Nam.
Mỗi 1 viên nhai cung cấp một khả năng bảo hộ kéo dài suốt 35 ngày, bất chấp mọi tái nhiễm từ môi trường.
Ngay sau khi uống, Simparica® được hấp thu qua đường tiêu hóa của chó và nhanh chóng tiêu diệt ve chỉ
sau 8 giờ. Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ ve tấn công và mắc các bệnh nguy hiểm được truyền lây từ
ve trên chó và con người một cách rõ rệt. Simparica®, một sản phẩm từ công ty sản xuất dược phẩm và
tiêm chủng động vật số 1 Hoa Kỳ - Zoetis.

You might also like