You are on page 1of 2

I/ Mở bài: tự làm

- TG + TP+ ĐỀ ( tên đoạn trích+ trích thơ => nếu đề ra 1 đoạn trong đoạn trích)
II/ Thân bài
1. Tồng: (vị trí đoạn trích+ nghệ thuật+ nội dung)
CETK được trích từ phần đầu của tác phẩm “Truyện Kiều”. Bằng thể thơ lục bát kết hợp với ngôn từ chọn lọc tinh tế,
cùng với những hình ảnh ước lệ tượng trưng, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp tuyệt sắc của hai chị em Thuý Kiều.
2. Phân:
a/ Phân tích 4 dòng đầu
- (Chuyển ý): Mở đầu đoạn trích, nhà thơ đã giới thiệu bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều:

”Đầu lòng hai ả tố nga


Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
- Chỉ bằng một từ “tố nga ”, ND đã gợi hình ảnh hai chị em Kiều thật xinh đẹp, thật quí phái.
- Để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều, ND đã sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng đặc sắc “mai cốt cách,
tuyết tinh thần ”. Nhà thơ mượn cốt cách của mai để gợi vóc dáng mảnh mai, cốt cách thanh tao, duyên dáng của 2
nàng Kiều, lấy cái trong sáng của tuyết để gợi tả tâm hồn trong sáng của các cô. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của chị em
TK.
- Khép lại lời giới thiệu, nhà thơ nhận xét“10 phân vẹn 10". Qua đó, người đọc có thể cảm nhận rằng tuy mỗi người có 1
vẻ đẹp riêng, nhưng cả 2 đều có vẻ đẹp hoàn mĩ, không chút khiếm khuyết.
=> Ở 4 dòng thơ, ND đã sử dụng rất thành công nghệ thuật ước lệ vốn quen thuộc trong thơ văn cổ, ND đã dùng
những hình tượng đẹp của thiên nhiên để gợi vẻ đẹp của người con gái. Qua đó cho thấy niềm ưu ái, thái độ ngợi
ca người phụ nữ của nhà thơ ( Biểu hiện của giá trị nhân đạo)
b/ Bốn dòng tiếp theo: Tả Thủy Vân
- Chuyển ý: Nếu ở những dòng thơ trước, ND đã giới thiệu với người đọc bức chân dung của 2 chị em , thì đến
những dòng thơ tiếp theo nhà thơ đã gợi rõ vẻ đẹp của từng người, trước hết là Thúy Vân:
”Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. ”
(♦♦♦ Nghệ thuật)
- Ở những dong thơ này, một lần nữa tác giả sử dụng bút pháp ước lệ: đặt Vân cạnh những hình tượng tuyệt đẹp của
thiên nhiên “khuôn trăng, hoa cười, ngọc thốt”. Bên cạnh đó là những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và những so sánh rất
ấn tượng “mây thua, tuyết nhường” , cùng với nghệ thuật liệt kê.
♦♦♦ Nội dung
- Qua hàng loạt những hình ảnh đẹp được liệt kê ấy, nhà thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân - 1 vẻ đẹp sang trọng,
quý phái, 1 khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng, miệng cười tươi thắm như hoa hàm tiếu; giọng nói trong trẻo như ngọc; mái
tóc đen óng ả, mềm mại hơn mây; da trắng mịn màng, ngời sức sống, đẹp hơn cả tuyết.
=> Chỉ bằng 4 dòng thơ, ND đã làm nổi bật hình ảnh của Thủy Vân với vẻ đẹp qủy phái mà phủc hậu, tươi tắn,
rạng ngời. Đó là vẻ đẹp hòa hợp với thiên nhiên, đằng sau vẻ đẹp ấy dự báo một tương lai êm đềm, tươi sáng.
c/ 12 dòng tiếp theo: Vẻ đẹp, tài năng Thủy Kiều
c1/ Sáu dòng thơ đầu: Vẻ đẹp nhan sắc của Thủy Kiều
- Chuyển ý: Sau những dòng thơ tả Thúy Vân, ND đã dồn tất cả tài năng, tâm huyết của mình để khắ họa vẻ đẹp
của Thúy Kiều:
”Kiều càng sắc sảo mặn mà
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. ”
dòng thứ 1: Kiều càng sắc sảo mặn mà
- Bằng bút pháp đòn bẩy, “vẽ mây lẩy trăng”, từ “ càng”, từ láy “ sắc sảo, mặn mà”, tác giả đã gợi lên vẻ đẹp tuyệt mĩ
của Kiều. Ông tả Thúy Vân trước với dụng ý cốt để làm nền cho Thúy Kiều. Bởi Vân đã đẹp tuyệt vời thì Kiều lại càng
tuyệt sắc giai nhân hơn bội phần. Vì ở Kiều ta nhận thấy nàng không chỉ “ sắc sảo” về TRÍ TUỆ mà còn “ mặn mà” về
NHAN SẮC.
dòng thứ 2: So bề tài sắc lại là phần hơn
- Mặt khác bức chân dung của Thúy Vân thiên về nhan sắc trang trọng, đoan trang thì ở nàng Kiều nhan sắc ấy lại thêm
“ so bề tài sắc lại là phần hơn” nhan sắc và tài năng của nàng đã đạt đến độ tuyệt đỉnh hơn hẳn Thúy Vân
=> Chính vì lẽ đó, bức chân dung của Kiều nổi bật hơn Vân dưới ngòi bút của Tố Như.
dòng thứ 3: Làn thu thủy, nét xuân sơn
- Với bút pháp ước lệ tượng trưng “ làn thu thủy, nét xuân sơn”, ND đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp đôi mắt của
Kiều. Nếu như với Thúy Vân, Nguyễn Du tỉ mỉ phác thảo khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói còn với Thúy
2
Kiều, dường như những nét đẹp ấy đã quá nổi bật hơn nàng Vân. Chính vì lẽ đó, ND tập trung khai thác vẻ đẹp đôi mắt
nơi “ cửa sổ tâm hồn” của người con gái. Đôi mắt nàng trong veo, man mác buồn như hồ nước mùa thu không chút
gọn, hàng chân mày dạt dào sức sống thanh xuân như nét núi mùa xuân. Cả thiên nhiên, đất trời hội tụ trong vẻ đẹp ấy,
càng làm nàng trở nên kiều diễm, làm say đắm, rung động lòng người.
dòng thứ 4: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
- Bằng nghệ thuật nhân hoa “hoa ghen”, “liễu hờn”, ND đã dự cảm số phận, tương lai nhiều gian truân, bất lành đang
chờ nàng phía trước. Khi khắc họa Thúy Vân với hình ảnh “ thua, nhường” nhằm dự báo một cuộc đời êm đềm, h ạnh
phúc trong tương lai. Còn với Thúy Kiều là hình ảnh “ Hoa ghen ”, “Liễu hờn”- thiên nhiên, Tạo hóa dường như đang
đố kị trước nhan sắc của nàng. Bởi vẻ đẹp ấy vượt xa với chuẩn mực vốn đầy định kiến và hà khắc của xã hội xưa.
dòng thứ 5,6:
”Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”
- ND đã mượn điển tích ”nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc ”, sử dụng thành ngữ ”nghiêng nước,
nghiêng thành” để 1 lần nữa nhấn mạnh vẻ đẹp Thúy Kiều. Vẻ đẹp ấy lộng lẫy có sức cuốn hút và say mê lòng người ,
một tuyệt sắc giai nhân, có một không hai.
=> Chỉ với 6 dòng thơ ngắn cùng vô số những hình ảnh nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Du đã khắc họa thành công
nhan sắc kiêu sa của nàng Kiều, gợi ra dự cảm về cả 1 kiếp người.
C2/ Sáu dòng thơ tiếp: Tài năng của Thúy Kiều
- Chuyển ý: Khi tả Vân, ND chỉ chú ý tả nhan sắc, còn với TK ông tập trung miêu tả cả tài năng và tâm hồn:
”Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”
- Kiều có tư chất thông minh trời phú “Vốn sẵn tính trời”
- Bằng nghệ thuật liệt kê hàng loạt : “thi” “họa”, “ ca”, “ngâm”, ND đã cho thấy đầy đủ tài năng của nàng K. TK có tài
năng xuất chúng: tài làm thơ, tài vẽ, tài ca hát và đặc biệt là tài đàn. Tài năng của Thúy Kiều đã đạt đến mức lí tưởng
vượt ra khỏi quan niệm, chuẩn mực của XHPK.
- => Nguyễn Du ca ngợi tài năng của Thúy Kiều để rồi đi đến ca ngợi cái tâm ở nàng. Cung đàn do Kiều tự sáng tác làm
não lòng người nghe chính là tiếng lòng của 1 trái tim đa sầu đa cảm, nghĩ đến nỗi đau của con người tâm hồn vị tha,
nhân hậu.
- Khúc đàn “Bạc mệnh": một lần nữa gợi lên dự cảm về tương lai chìm nổi, truân chuyển của nàng:
“Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
=> 6 dòng thơ là lời ngơi ca tài năng, nhân phẩm của Thúy Kiều.
d/ 4 dòng thơ cuối: Cuôc sống, phong cách của CETK
- Chuyển ý: Nếu ở những dòng thơ trên, ND mang đến cho người đọc vẻ đẹp của 2 chị em TK, thì ở những dòng
thơ cuối đoạn trích, ông đã miêu tả cuộc sống, phong cách của CETK:
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
- Bằng việc sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi tả sự trang trọng, đứng đắn của một gia đình nề nếp gia phong, ND đã gợi tả
cuộc sống phong lưu êm đềm khuôn phép, đức hạnh của chị em TK.
3. Hợp: ( Hợp NT và ND – phân tích gì, hợp đó)
Chỉ vỏn vẹn có….dòng thơ, bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng những hình ảnh thơ đặc sắc cùng các biện pháp tu
từ như:…., ND đã mang đến cho người đọc cảm nhận sâu sắc về….. Vẻ đẹp ấy cũng chính là vẻ đẹp của người PN
trong XHPK xưa. Hết lời ngợi ca, tôn vinh cẻ đẹp, phẩm giá, tài năng, tâm hồn của người PN, ND đã cho thấy tình yêu
tha thiết của ông đối với con người. Đó cũng chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo cao cả, làm nên sức sống mãnh liệt
của “TK”
III/ Kết bài:
- Khẳng định lại ĐỀ
- Khẳng định tên tuổi TG, giá trị tác phẩm.

You might also like