You are on page 1of 2

- Ở kì Trung cổ, phương Tây phát triển không bằng phương Đông, trì

trệ kéo dài bởi những cuộc Thập tự chinh, mâu thuẫn giữa Kito, Do Thái và
Hồi giáo thường xuyên diễn ra. Tới cuối XV - XVI, kì Hiện đại tới đánh dấu bởi
sự ra đời của Phục Hưng, sự suy yếu của Giáo hội thiên chúa và sự phát triển
của khoa học, các giá trị Hy - La được phục hồi, đưa châu Âu vào thời kì đỉnh
cao. XVIII, khoa học và chủ nghĩa duy lý phát triển đỉnh cao, “Thượng đế đã
chết”, trở nên độc lập với Giáo hội, sinh ra Tư bản - mầm mống lật đổ chế độ
Quân chủ mà sau này đã trở thành hiện thực tại Cách mạng Pháp, Cách mạng
Mỹ, Cách mạng Nga, Cách mạng Tân Hợi.

- Classicism - Cổ điển: Hy Lạp cổ điển (sử thi, bi kịch, thơ ca,...) và


Trung Quốc (tứ thư, ngũ kinh,...) là cái nôi. Classicism phát biểu về việc tuân
theo những hình mẫu truyền thống, những nguyên tắc, tôn ti trật tự (thần,
người) tỉ lệ, cân xứng, trong đó con người luôn là trung tâm của mọi tác phẩm
và luôn mang vẻ đẹp hoàn mỹ (xem Achilles và Ulysses, khi người dũng sĩ đi
cùng một trái tim dũng cảm và một trí tuệ tinh mẫn), phát triển chủ yếu từ XVI
trong Phục Hưng về sau tại châu Âu. Ngoài ra trong một số trường hợp cũng
nói tới phong cách học lại các giá trị Hy La. Gồm hai giai đoạn là Cổ điển (Hy
Lạp cổ đại) và Tân cổ điển (Tây Âu phục hưng). Tiêu biểu có “Oedipus làm
vua”. Oedipus đã gần chạm tới hoàn hảo, nhưng lại có nhược điểm, như bao
loài người khác, là luôn luôn đi tìm sự thật. Đặc điểm nhân vật trong bi kịch Hy
Lạp là gần đạt đến hoàn mỹ, rồi lại mắc một khuyết điểm chết người. Đây là
điều vượt quá ranh giới giữa con người và thần thánh. Tuy phải trả giá, nhưng
Oedipus đã mang vẻ đẹp của chủ nghĩa Cổ điển: Loài người có thể bị giới hạn
về thể xác, nhưng không ai có thể giới hạn trí tuệ của con người, kể cả thần
Apollo. Nhưng muốn biết hết, thì phải mù. Tới Tân Cổ điển có nảy sinh thêm
cấu trúc ba hồi, luật Tam duy nhất trong kịch. Tóm lại, Classicism nói về vẻ
đẹp lí tưởng, chuẩn mực và khách quan.

- Humanism - Chủ nghĩa Nhân bản - Nhân văn. Gắn liền với chủ nghĩa
Cổ điển, mầm mống manh nha ngay từ Cổ đại, sinh hoạt rực rỡ ở thời kì Phục
Hưng, chủ trương phục hồi các giá trị văn hóa Hy La. Giáo hội mâu thuẫn với
văn hóa Hy La trước đây do tín ngưỡng Hy La thuộc hệ đa thần, còn Kito
thuộc hệ độc thần. Ngoài ra, humanism còn có thể hiểu theo nghĩa rộng là vẻ
đẹp của con người trần thế. Cần phải hiểu về Renaissancism để hiểu về
Humanism, Renaissancism bảo vệ cho những giá trị mà Giáo hội tước đoạt,
cấm đoán ở con người. Giáo hội mất vị thế độc tôn, mất quyền độc quyền in
ấn, khoa học phát triển, máy in ra đời, các trường đại học được in ấn sách, mở
ra một thế kỉ của tri thức. Renaissancism đề cao con người cá nhân, đi ngược
lại với con người khắc kỉ trước đây. Renaissancism còn quan tâm đến con
người thế tục, con người trong sinh hoạt lao động thường ngày, không còn
chỉ là con người chỉ biết cầu nguyện như ở Đêm trường Trung cổ hay thánh
thần (nhất là trong điêu khắc và văn học) trong Hy Lạp cổ đại. Đề cao tiềm
năng lí trí, tiềm năng nhận thức của con người cũng là một vấn đề quan trọng
(điều mà Oedipus đã tiệm cận). Da Vinci vẽ mô hình con người trong hình tròn
cũng là phát triển từ thành tựu của chủ nghĩa Cổ điển trước đó. Tiêu biểu có
“Hamlet” (con người suy tưởng, đi tìm ý nghĩa của việc trả thù chứ không phải
chính bản thân việc trả thù) hay “Sonnet 18” của Shakespeare.,
- Romanticism - Chủ nghĩa Lãng mạn: Tồn tại chỉ trong nửa đầu XIX,
tạo nên bước chuyển chấn động bờ hồ trong cách Tây phương nhìn nhận về
văn học (lần trước đã học thuyết chủ thể của mỹ học Hegel cũng phát sinh
trong thời Lãng mạn). Nếu trước Romanticism, Chủ nghĩa Ánh sáng người ta
hoài nghi về mọi thứ trừ hoài nghi về bản ngã và lý trí của mình, lý trí con
người phải luôn đi chất vấn thế giới, thì ở Romanticism, các tri thức phản đối
triết học Khai Minh với lý do lý tính giết chết tính cá thể, con người không chỉ
tồn tại bằng lý tính mà còn cả cảm tính nữa, nếu chỉ phán đoán về con người
bằng lí trí khách quan thì chưa thật nhân văn. Cá thể phải được nói đến bằng
kinh nghiệm cá nhân, bằng tưởng tượng, bằng cảm hứng cá nhân của mỗi
con người nữa. Do đó Romanticism ra đời để ủng hộ điều này. Tưởng tượng
sáng tạo trở thành trung tâm cho Romanticism, cho phép người ta giải phóng
khỏi sự ràng buộc của lý trí ở thời Khai minh. Romanticism nói về cái cao cả
hơn, đẹp đẽ hơn, lí tưởng hơn thường ngày, điều mà chỉ khi sử dụng trí tưởng
tượng, người ta mới hình dung ra được. Thi vị hóa trở thành thủ pháp quan
trọng, chủ trương mọi thứ đều phải đối lập với cái tâm thường, cái hèn kém.
Do đó, cuộc sống phải luôn được mở rộng, luôn vươn tới cái gì đó cao cả hơn.
Đó là cơ sở của sự thoát li hiện thực: sử dụng cảm xúc, tưởng tượng, trực giác,
linh cảm để đẩy cảm nhận hình ảnh lên cung bậc tận cùng, tột độ. Nguyên
tắc mỹ học cơ bản của Romanticism là cái tôi cá nhân, chủ thể tính
(subjectivity), tôi nhìn thế giới theo cách tôi muốn thấy, tôi không quan tâm
thế giới nó đang tồn tại như thế nào. Do vậy, ngoài những hệ quả từ các đặc
trưng kể trên, Romanticism tin còn tin vào cái thiện nguyên thủy của con
người sẽ không bị vấy bẩn khi thâm nhập vào xã hội.

- Realism: Con người bị quy định bởi hoàn cành. Chủ trương về sự
chân thực.

- Symbolism: Phản đối Realism, cho rằng Realism làm văn học trở
nên giống báo chí. Symbolism dựa vào chủ nghĩa duy tâm, quan tâm về ý
niệm tối thượng, rời bỏ hẳn thế giới vật chất của cả lãng mạn và hiện thực.
Symbolism nói trên đời có những thứ không thể nói bằng lời. Chủ yếu dựa
vào cảm giác và ý niệm trừu tượng, không dựa vào giác quan.

You might also like