You are on page 1of 15

GV: LE KIM HUNG

CHƢƠNG II : CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH AN TOÀN


II.1 GIỚI THIỆU :
Chương này giới thiệu khái quát về ngữ cảnh của những phƣơng pháp phân
tích an toàn khác nhau.
Việc dự báo những tình trạng hoạt động của HT sau khi cắt một phần tử hoặc
sau một sự thay đổi trạng thái làm việc của hệ thống là một việc rất quan trọng và cần
một sự đánh giá an toàn ở thời gian thực.
Nếu một sự cố đứt một mạch đường dây xảy ra có thể gây nên quá tải trên đường
dây khác hoặc có khả năng quá điện áp trong hệ thống thì lúc đó hệ thống được xem là
“nguy hiểm“. Vấn đề là phải nhanh chóng phát hiện sự cố và đưa ra những tín hiệu
điều khiển vận hành kịp thời để khắc phục. Về mặt vận hành, một sự phân tích như thế
được thực hiện một cách chu kỳ (mỗi khi có sự biến đổi lớn trong hệ thống hoặc là có
yêu cầu của người vận hành).
Việc nghiên cứu có thể được thực hiện như đã dự tính bằng cách chủ yêú dựa
vào bài toán tính phân bố công suất (Load Flow).
Qui trình và vấn đề đặt ra:
- (1) Đối với những hệ thống lớn, sự phân tích an toàn phải thực hiện một thủ
tục tính toán đối với cỡ hàng trăm đến hàng ngàn sự cố. Việc phân tích
trước hết cần thủ tục mô phỏng sự cố rồi thực hiện bài toán phân bố
công suất, đối với mỗi sự cố cần kiểm tra các giới hạn về công suất, điện áp
của trạng thái sau sự cố. Từ đó đề xuất giải pháp điều độ.
- (2) Vấn đề đặt ra: là phân tích tất cả các sự cố với thời gian bé nhất. Điều đó
yêu cầu tốc độ thực hiện tính toán, về độ chính xác và tính thích nghi của
phƣơng pháp đối với mỗi loại sự cố.
=> Phương pháp phân tích như (1) tỏ ra nặng nề và tốn nhiều thời gian cho
việc tính toán, do vậy nó ít được sử dụng trong môi trường thời gian thực mặc
dù kỹ thuật số đã được sử dụng. Để khắc phục những nhược điểm trên nhiều
phương pháp đã được nghiên cứu dựa trên việc phân tích kinh nghiệm, người
ta nhận thấy rằng một điều đáng lưu ý là phần lớn các sự cố không gây nên
hậu quả về mặt an toàn .
Sơ đồ khối hình II.1 giới thiệu ngữ cảnh phân tích an toàn trong môi trường thời
gian thực (TGT).
GV: LE KIM HUNG

Dữ liệu
trong TGT

Thuật toán Danh sách Phân tích


phân tích sự cố có thể đầy đủ sự cố
nhanh sự cố nguy hiểm

Xuất ra những
sự cố nào gây ra
mất ATHT

Hình II.1: Qui trình phân tích an toàn trong thời gian thực
Người ta phân biệt hai nhóm phương pháp phân tích an toàn chính, đó là :
- Phương pháp “sắp xếp”
- Phương pháp “đánh giá trạng thái”.
II.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP SẮP XẾP :
- Đánh giá mức độ trầm trọng của một sự cố bởi một hàm toán học mô tả trạng
thái hệ thống khi xảy ra một sự cố trong hệ thống. Hàm này được gọi là chỉ số nghiêm
trọng (PI)
=> - Một danh sách các sự cố sẽ được sắp xếp theo thứ tự mức độ giảm dần của
tính trầm trọng tức là theo giá trị của chỉ số PI
- Kế tiếp đó những sự cố nào đầu danh sách sẽ được xử lý cặn kẽ hơn (LF).
Tiêu chuẩn dừng có thể được xác định tùy thuộc vào yêu cầu:
- Mô phỏng N sự cố nguy hiểm nhất.
- Mô phỏng tất cả sự cố có khả năng nguy hiểm (PI 0)
- Mô phỏng tất cả sự cố cho đến khi có M sự cố không nguy hiểm .
II.2.1 Xác định chỉ số nghiêm trọng:
Chỉ số này nói chung là một đại lƣợng vô hƣớng hoặc một đại lượng vectơ mô
tả khoảng cách giữa trạng thái của hệ thống ngay sau khi sự cố và những giới hạn vận
hành khác nhau..
Những dạng chung nhất được quan tâm là: Tính độ sai lệch của các biến hệ
thống so với giá trị ban đầu, và (hoặc) là khoảng cho phép thay đổi. Chú ý rằng việc
chọn giữa hai công thức thể hiện các mặt khác nhau hoặc người ta đánh giá để biết
GV: LE KIM HUNG
ngưỡng an toàn không được vượt qua (bằng cách sử dụng độ lệch Xfinal - Xmax), hoặc đo
độ suy giảm của hệ thống sau sự cố dùng độ lệch Xfinal - Xđầu ( Xfinal: giá trị cuối).
Nhiều cách xác định chỉ số PI đã được phát triển cả về mặt công suất tác dụng
cũng như điện áp kết hợp công suất phản kháng. Chúng ta giới hạn ở đây là công thức
cơ bản mà từ đó chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn trong phần kế tiếp.
II.2.2 Những định nghĩa cơ bản (công thức):
Trong việc xác định này, chỉ số PI là một chỉ số tính đến độ lệch của biến hệ
thống so với giá trị định mức của nó và vùng mà trong đó đại lượng có thể thay đổi. Để
phân tích một sự cố, công thức của nó là [EI-79, AL-82]:
PIx =  (Wi/2n)[(Xi - Xinom) / Xilim]2n (II-1)
Trong đó:
Xi : Độ lớn (công suất/ điện áp) đo được ở nút i.
Xinom: Độ lớn (công suất/ điện áp) định mức ở nút i.
Xilim: Khoảng cách an toàn (phạm vi an toàn).
NB: Số nút trong hệ thống.
Wi: Trọng số nút ở i, là một số thực không âm tính đến cấu trúc của hệ
thống.
Qua công thức (II-1) trên thì khi có sự vượt quá giới hạn thì giá trị PI sẽ tăng theo
tỉ lệ bình phương đối với n= 1
Số mũ n được đưa vào để tăng phạm vi giá trị của chỉ số, do vậy tăng độ nhạy
của chỉ số (bình thường chỉ số không nhạy đối với các biến đổi nhỏ và sẽ tăng độ nhạy
đối với những biến đổi lớn). Điều này có thể gây nên những nhược điểm về sai số và
người ta gọi chung đó là sai số “mặt nạ”. Những sai số này xuất hiện đặc biệt trong giai
đoạn sắp xếp sự cố tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
Những trọng số thể hiện sự quan trọng liên kết các nút khác nhau hoặc những
phần tử của hệ thống (cấu trúc hệ thống, truyền tải công suất tác dụng, công suất phản
kháng) . Thuật toán phân tích sự cố theo chỉ số PI được trình bày trên hình II.2.
Những sự phát triển đã được định hướng cũng như dựa trên việc loại bỏ những
sai sót “mặt nạ” bắt đầu từ chỉ số PI cũng như được nghiên cứu [MI-81, IR-81]. Tuy
nhiên, những cải thiện đem đến đã làm tăng đáng kể thời gian tính toán nhưng không vì
thế mà khử được toàn bộ những sai sót.
GV: LE KIM HUNG

Bắt đầu

Danh sách các sự cố

Thuật toán phân Tạo và lưu trữ các Chỉ số Trường hợp
tích, tính PI danh sách các sự cố có
khả năng nguy hiểm 1 Sự cố nghiêm trọng 1

2 Sự cố tiếp theo
Đặt chỉ số lên danh sách sự
cố theo thứ tự PI giảm dần 3

..

Thực hiện tính phân bố công Xuất ra các trường hợp sự


suất đầy đủ (AC) đối với cố nguy hiểm (với điện
trường hợp có chỉ số PI lớn áp nút và những trường
trong bản hợp quá tải nếu có)

Tăng chỉ số ở
trường hợp tiếp Còn còn sự cố nào
theo trong danh n xét nữa không
sách

Hết

dừng Hình II.2: Thuật toán phân tích sự cố

Những kết quả không tin cậy lắm, không có khả năng đánh giá những tác dụng
của việc thay đổi cấu trúc phức tạp, điều này đã làm cho phương pháp sắp xếp được
chấp nhận một cách hạn chế. Những phương pháp đánh giá trạng thái được phát triển
sau đây để khắc phục những điểm yếu của phương pháp sắp xếp.
II.3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI (PHƢƠNG PHÁP ẨN):
Mục đích đầu tiên của phương pháp này là đánh gía trạng thái (lọc nhanh) sau sự
cố để biết rằng có cần tính chính xác những hậu quả của nó bởi một phép tính phân bố
công suất đầy đủ (AC Loadflow) hay không. Lợi ích của việc đưa ra phương pháp này
là độ nhanh của việc tính toán và việc sử dụng những lời giải xấp xỉ hoặc từng phần mà
không cần đến sự sắp xếp riêng.
II.3.1 Phương pháp tính toán phân bố công suất một phần (1P-1Q):
GV: LE KIM HUNG
Việc đánh giá các biến trạng thái (pha, điện áp) đạt được bằng việc thực hiện một
phép lặp công suất tác dụng và một phép lặp công suất phản kháng của bài toán tính
phân bố công suất bằng phương pháp tách cặp nhanh (FDLF) [ST- 74].
Trường hợp những sự cô gây nên những vượt giới hạn về truyền tải thì nó sẽ
được thêm vào danh sách sự cố mà sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn bởi việc phân tích
đầy đủ ACLF.
Mô hình sử dụng trong trường hợp CSTD là mô hình số gia của việc tính toán
phân bố công suất tuyến tính hóa (hoặc “DC”), ví dụ như:
[B’][] = [P] (II.2)
Với: [P] : Vectơ số gia của công suất tác dụng
[] : Vec tơ số gia của góc pha của điện áp
[B’] : Ma trận (n x n) là ma trận chỉ tổng dẫn của hệ thống
(được tính toán chỉ một lần ở đâu quá trình)
Chú ý rằng mô hình này sẽ càng trở nên chính xác khi tỉ số X/R lớn .
Ảnh hưỏng của mỗi sự cố về truyền dẫn công suất tác dụng có thể đánh giá bằng
việc giải  và bằng việc tính toán những thay đổi công suất tác dụng trên các nhánh
Pkm từ những phương trình sau:
Pkm = (k - m ) /Xkm
Với :
Xkm : Điện kháng của nhánh km
k - m : Số gia của sự thay đổi góc trên nhánh km
Phương pháp này đơn giản, chắc chắn tạo ra việc tiết kiệm thời gian so với
phương pháp giải toàn bộ vì chỉ áp dụng cho trường hợp công suất tác dụng. Ngoài ra
nó còn gây những sai sót do:
- Việc tuyến tính hóa (đặc biệt không xét sự biến đổi những nút phát (PV)
thành nút tiêu thụ (PQ) hoặc chuyển từ nút PV thành nút PQ khi nó chạm ngưỡng giới
hạn của công suất phản kháng)
- Sự xấp sỉ đã sử dụng trong phương pháp FDLF [ST-74]
II.3.2- Phương pháp hệ số chuyển tải:
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong các công ty điện lực, đặc biệt
dùng để nghiên cứu sự biến đổi của công suất tác dụng. Phương pháp này chắc chắn và
tính toán nhanh (đối với mỗi sự cố). Công thức được xác định bởi Galiana [ GA-84]:
GV: LE KIM HUNG
Plm/Jk = Plm + lm/jk. Pjk
Với:
Plm/Jk: Công suất tác dụng trên nhánh lm khi nhánh jk bị cắt.
Plm: Công suất tác dụng trên nhánh lm trước khi xảy ra sự cố.
Pjk: Công suất tác dụng trên nhánh jk trước khi xảy ra sự cố.
lm/Jk: Hệ số chuyển tải công suất của nhánh jk cho nhánh lm.
Hằng số tỷ lệ lm/jk được gọi là “Hệ số chuyển tải công suất”. Hệ số này chỉ
phụ thuộc vào những thông số của hệ thống, từ đó chúng ta có thể thấy được lợi ích của
nó bởi vì những thông số này chỉ được tính toán một lần đối với một cấu trúc mạng cho
trước. Độ lớn của những nhân tố này là nhỏ hơn hoặc bằng một, chúng ta có thế xem
về chi tiết của phương pháp này ở phần sau.
Tiếp đo, những sự cố có khả năng nguy hiểm sẽ được giữ lại để phân tích cụ thể
hơn.
Một phương pháp tương tự trong trường hợp công suất phản kháng đã được phát
triển trong tài liệu [ IL-86] và trong tài liệu [ TA-91].
Nhận xét: Mặc dù phương pháp là đơn giản và nhanh chóng nhưng những
nhược điểm của nó cũng rất lớn, chúng ta có thể kể ra như sau:
- Khối lượng tính toán phần lớn dành cho việc tính toán hệ số chuyển tải
công suất và được tính không phải ở trạng thái đang hoạt động (“off- line”).
- Sự lưu trữ dữ liệu là rất lớn đối với những hệ thống điện lớn.
- Những hệ số được tính toán đối với một cấu trúc mạng điện cho sẵn, sự cập
nhập hóa những hệ số này để thể hiện sự biến đổi của chúng cần khối lượng tính toán
nặng nề, tốn nhiều thời gian.
- Cập nhập hóa những hệ số để phục hồi một nhánh và thêm những nhánh
mới cũng như những nút mới nói chung là không thể được.
- Chỉ những sự cố đường dây mới có thể mô phỏng được.
II.3.3- Phương pháp mở rộng vùng:
Những phương pháp này dựa trên bản chất cục bộ (lan truyền bé) của phần
lớn sự cố, triết lý của những phương pháp này là sử dụng quan điểm hậu qủa sự cố ảnh
hưởng trước tiên ở vùng lân cận điểm sự cố và hậu quả của chúng được lan truyền bởi
các dạng sóng đến các nút có kết nối về điện. Như vậy lời giải chúng ta cần tìm là lời
giải vùng ảnh hưởng đối với mỗi sự cố với giả thiết rằng những vùng xa sự cố trơ cứng
GV: LE KIM HUNG
về điện với sự cố. Điều này là vì hệ thống điện được kết nối một cách cấu trúc bằng các
nút nói chung chỉ nối đến những nút bên cạnh chúng. Những đặc tính của phương pháp
này là:
- Tính toán chính xác một cách cục bộ.
- Việc kết nối với biên vùng là sự gần đúng.
- Phương pháp này dựa trên giả thiết là tính nghiêm trọng là cực đại và cục
bộ.
- Sự cố giả sử xảy ra trong một hệ thống lớn.
Chú ý rằng những công việc đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực này bởi
Zaborsky [ZA-80] dưới tên được gọi là “lan truyền theo vòng tròn” ( hình II.3).
8
1 37
30 25 26 28 29

2 27 2 9
3
1 18 1 24

17 6
3 16
10
15 21
39 4
5 14 19
6 12 20 23
34 33
7 31
11 13 5 4 7
2
8

9
3

Hình II - 3 : Sơ đồ ví dụ cho phương pháp lan truyền theo vòng tròn


Những vấn đề chính về phương pháp luận của phương pháp này bao gồm:
- Xác định vùng ảnh hưởng để đánh giá hậu quả của sự cố .
- Những giả thiết về trạng thái điện ở biên giới của vùng để thực hiện bài
toán.
- Xây dựng những vùng biên cho phép đảm bảo không có sự ảnh hưởng trên
những phần của hệ thống không tính đến .
-Thêm vào đó phương pháp này dựa trên dạng lặp của Gauss-Seidel, trong
phương pháp lặp và thuật toán này có tính chất hội tụ ít tin cậy.
GV: LE KIM HUNG
Những phương pháp này thì hấp dẫn nhưng những giả thiết vật lý nếu được kiểm
tra thường xuyên thì đôi khi cũng có sai sót. Vì vậy, những năm gần đây xuất hiện
những phương pháp mới, những phương pháp này nghiên cứu để thưc hiện những tính
toán của dạng phương pháp cục bộ , tất cả dựa trên trình bày đầy đủ hệ thống, cũng như
khai thác tốt nhất những trạng thái điện ở biên vùng ảnh hưởng, điều này làm cho
chúng có giá trị và được mang tên là phương pháp định vùng (phương pháp cục bộ
biên) . Những phương pháp này đặc biệt phát triển nhờ sự xuất hiện các kỹ thuật tính
toán véc tơ thưa (sparse vector technic).
II.3.4- Phương pháp định vùng (cục bộ biên):
Những phương pháp này xuất hiện về sau bởi [BR-88]. Hiệu quả của phương
pháp là ở chỗ đối với hầu hết sự cố nó chỉ giải một phần nhỏ của hệ thống (lớn) thay vì
phải giải toàn bộ hệ thống.
II.3.4.1 - Phương pháp định vùng : Trường hợp công suất tác dụng:
Phương pháp đã được đưa vào bởi Galliana [GA-84, nguyên tắc của như sau:
Đối với một sự cố đã cho một chuỗi kiểm tra hoặc lọc sự cố CF1,CF2 ,...,CFN,
được áp dụng. Những bộ lọc càng ngày càng có tính chọn lọc và trở nên phức tạp hơn
(hình II- 4).
Sự cố không chắc chắn (Không xác định được an toàn
hay không)
CL1 CL2 CL3 CLN
CF1 CF2 CFN

Sự cố được phân loại là an toàn hoặc không an toàn


Hình II-4: Quá trình lọc sự cố
II.3.4.2 Nguyên tắc của quá trình lọc:
Ý tưởng biên giới hạn được suy ra từ việc chia hệ thống điện nghiên cứu thành
hai tiểu hệ thống N1 và N2 (hình II-5) .
1 1 Pt
j
N N1 N2
k -1 -1

Hình II-5 : Chia hệ thống nghiên cứu thành hai tiểu hệ thống.
GV: LE KIM HUNG
Tiểu hệ thống N1 gồm một số nút được chọn lựa trước và những nhánh nối với
các nút j và k.
Ở trường hợp đơn giản nhất, N1 lúc đầu chỉ duy nhất nhánh jk mà kết quả cho
bởi bộ lọc CF1. Mô hình chặt chẽ hơn thì N1 được thêm vào những nút và nhánh nối với
j và k, điều này tạo nên bộ lọc CF2 theo kiểu như vậy thì mô hình của N1 tiếp theo gồm
cấu trúc rất nhiều nút và nhánh kề đó (bộ lọc CF3...v.v), như vậy tiểu hệ thống N1 càng
ngày càng thêm phức tạp khi cấu trúc được mở rộng. Phần cấu trúc còn lại tạo nên tiểu
cấu trúc N2 .Ví dụ việc chia thành hệ thống nhỏ như hình II-6:

+1 j

-1
i N1 N2

Hình II-6 : Sự chia hệ thống thành hai tiểu hệ thống N1 và N2


Như các phương pháp trước, vấn đề của điện áp là rất phức tạp chưa được xử lý.
Trạng thái điện ở biên giới của N1 được xác định rõ ràng, đặc biệt bởi việc sử
dụng tiêu chuẩn về góc pha phát triển ở trên biên mà nó chi phối dòng chảy công suất
giữa N1 và N2 và được phát biểu rằng:
“ Độ thay đổi độ lệch góc () trên tất cả những nhánh trong tiểu hệ thống
N2 không thể vượt quá độ thay đổi cực đại tương ứng với độ lệch góc giữa các nút ở
biên giới của N1”
Mô hình sử dụng cũng là mô hình tuyến tính hóa suy ra từ sự xấp xỉ dòng điện
một chiều mô tả ở phần trước (phương trình II.2)
Những tính chất được sử dụng trong trường hợp này là:
- Sự thay đổi ma trận tổng dẫn khi ở những nút bị cảm ứng bởi sự cố rất cục
bộ. Sự lệch pha có thể được tính toán rất nhanh bởi phương pháp bù trừ [AL-83] hoặc
của phương pháp nhân tố hóa một phần [CH-86].
- Chúng có thể được tính chính xác và nhanh chóng pha trên tập hợp các nút
của N1 đã biết của hệ thống bằng phương thức vectơ thưa [TI-85].
Vì tiểu tập hợp các nút N1 là ở gần sự cố cho nên chúng ta có thể giới hạn sự
biến đổi pha trên một tập hợp phụ của N1 bởi độ lệch pha được tính toán trên biên của
vùng N1 (hình II.-7)
GV: LE KIM HUNG
Thủ tục tính toán cho mỗi sự cố trong trường hợp này là:
- Thiết lập tiểu hệ thống N1 đầu tiên (tiểu hệ thống N2 là phần phụ của N1)
- Mô phỏng sự cố (ví dụ như bơm hai đại lượng P và -P vào các cực của
đường dây bị cắt ra)
- Tính toán pha trên N1 và kiểm tra việc truyền tải cưỡng bức trên N1
- Tính toán độ biến đổi góc lệch iJ trên biên giới của N1
- Xác định những đường dây có thể ở tình trạng cưỡng bức (những dây có
khả năng nguy hiểm) bằng phép so sánh với một biến pha cực đại dọc trên biên của N1
là max.
- Nếu số đường dây có khả năng nguy hiểm mà nhiều thì trong trường hợp
này tăng N1 và làm lại.
- Nếu không thì việc đánh giá trạng thái truyền tải khi ấy sẽ dừng.
Truyền tải giữa N2 và N3

k
1

N1 m

N2
N3

Hình II-7: Sự chia hệ thống thành ba tiểu hệ thống

Đối với hình II-7, thì tiêu chuẩn góc trên có thể được diễn tả:
l  N2 ,  l  max
Với: max = Max  i - J  , i,J  N3
II.3.4.3 Phương pháp định vùng cho trường hợp điện áp:
Sự mở rộng của phương pháp định vùng biên về mặt công suất tác dụng đến
trường hợp công suất phản kháng là một ý tưởng mới. Mục đích của nó là đánh giá
điện áp tại tất cả các nút của hệ thống mà chỉ dựa trên độ lệch lớn nhất công suất phản
kháng bơm vào.
Phương pháp này gồm có hai bước, bƣớc thứ nhất là phân tích công suất tác
dụng truyền tải theo phương pháp Brandwajn đã được mô tả ở phần II.3.4.2. Bƣớc thứ
GV: LE KIM HUNG
hai là đánh giá gần đúng những sự thay đổi điện áp do sự cố trong khi chỉ tính đến
những độ lệch phản kháng có giá trị lớn.
Vấn đề là xây dựng một tiêu chuẩn chọn lọc thích hợp để chọn ra những nút có
khả năng có những độ lệch công suất phản kháng Q sinh ra đối với một sự cố là do:
- Sự thay đổi của lượng công suất phản kháng ở các đầu đường dây bị cắt ra.
(QK, Qm)
- Sự thay đổi cấu trúc của hệ thống.
- Sự thay đổi về độ lệch góc của những nhánh nối với những nút đang xét.
(iJ , il...)
k m
i

l
j
Hai tiêu chuẩn chọn lọc đã đƣợc đề ra:
+ Tiêu chuẩn thứ nhất tính đến sự thay đổi phản kháng của một nhánh đối với
một nút mà nhánh đó nối vào. Sự thay đổi này có thể được diễn tả bởi (vi phân của
công suất phản kháng đối với sự biến đổi góc) công thức gần đúng bậc một:
Qi = GiJ CosiJ + BiJ SiniJ (II.5)
iJ


Qi



Với: Qi: Lượng công suất phản kháng bơm vào nút I.
GiJ: Thành phần thực của tổng dẫn phức của nhánh iJ.
BiJ: Thành phần ảo của tỗng dẫn phức của nhánh iJ.
iJ = I - J : Độ lệch góc trên một nhánh iJ.
Những sự biến đổi này được lấy tổng đối với một nút và nó cho phép chúng
ta đạt được một phép đo dạng:
Qi (II-6)
Ki = 
(i) iJ
Với: (i): Tập hợp những nút kề nút i.
GV: LE KIM HUNG
Phép đo này sẽ này sẽ được tính toán bắt đầu từ những dữ liệu của trạng thái
cơ sở (trạng thái trưóc sự cố). Một tập hợp các nút đầu tiên sẽ được chọn lọc, chúng
kiểm tra tính toán Ki lớn hơn một ngưỡng cho trước để thành lập một vetơ Q thưa. Sự
tính toán độ lệch công suất phản kháng bơm vào chỉ sẽ thực hiện trên tập hợp những
nút này.
+ Tiêu chuẩn thứ hai đã được xác định để mà khắc phục tính bảo thủ của phép
đo Ki. Tính chất này dựa trên những sự thay đổi của tổn thất phản khảng trên các nhánh.
Những tổn thất này được xấp xỉ bởi:
Qijpeter = 2PiJ(o)iJ (II-7)

Trong đó:
PiJ(o): Công suất tác dụng truyền tải iJ ở trạng thái cơ bản.
 = I - J
Những nút đầu đường dây có tổn thất công suất phản kháng lớn hơn một giá
trị cho trước sẽ được chọn lọc vào tập hợp thứ hai này.
Tập hợp cuối cùng của những nút được chọn lọc sẽ là một tập hợp xen nhau
(xếp chồng) của hai tập hợp trước.
Những thay đổi điện áp sẽ được tính toán gần đúng bậc một trong phương
pháp Jacobien tách cặp nhanh FDLF [ST- 74].
[ V] = [B”]-1 [ Q/V ] ( II-8)
Với:
[Q/V ]: Vectơ độc lập độ lệch công suất phản kháng bơm .
[B”]: Ma trận tổng dẫn được áp dụng vào mô hình tách cặp về phản kháng.
[ V]: Vectơ hiệu chỉnh điện áp ở các nút.
Bởi vì vectơ Q là thưa nên độ lệch điện áp V được tính toán bằng cách sử
dụng kỹ thuật vectơ thưa, do đó cho phép chúng ta tính toán nhanh hơn khi giải.
Về mặt quan niệm thì phương pháp tương đương với một phép tính phân bố
công suất từng phần (một bước phản kháng) nhưng nhanh hơn. Nó cũng có những giới
hạn tương tự, nhưng người ta có thể khai thác tốt hơn trong việc chọn lựa vectơ Q
cũng như những mở rộng của nó. Việc còn lại trong lĩnh vực của phương pháp vùng
biên cũng đã được trình bày bởi Ejebe [EJ-88], ông ta đã đề nghị một phương pháp
GV: LE KIM HUNG
tương tự như phương pháp trên. Phương pháp này chọn lọc vectơ V để làm sao cho nó
thưa nhất có thể được.
Trong phương pháp này những tiêu chuẩn chọn lọc được đề nghị là tất cả dựa
trên lời giải nửa bước lặp P- của FDLF và trên giả thiết rằng tất cả công suất tác dụng
truyền tải của các nhánh là rất lớn so với công suất phản kháng (PiJ>> QiJ ). Tập hợp
của những tiêu chuẩn này dựa trên:
- Số gia tổn thất công suất phản kháng trên các nhánh của hệ thống.
- Số gia thay đổi góc trên nhánh của hệ thống ( iJ).
- Những sự thay đổi trong công suất tác dụng truyền tải trên các nhánh của hệ
thống sau nửa bước lặp đầu tiên P- của “FDLF”.
Lưu ý rằng:
- Tất cả những tiêu chuẩn này áp dụng trên các nhánh và không phải trên các
nút, điều này làm cho phương pháp trở nên khó khăn, mất tin cậy của những tính chất
chọn lọc. Đặc biệt là trường hợp các nút và các nhánh cụt.
- Hơn nữa, giả thiết của sự phụ thuộc tuyến tính giữa công suất tác dụng và
những thay đổi điện áp đã thừa nhận, bởi phương pháp này (tính chất chọn lọc) là khó
chấp nhận, đặc biệt trong trường hợp những hệ thống có cấu trúc nhiều tia và trong
trường hợp nặng tải hay quá nhẹ tải.
II.3.5- Tổng kết các phương pháp đánh giá trạng thái:
Những phương pháp này được phát triển để khắc phục những nhược điểm của
phương pháp sắp xếp và nó được phát triển không ngừng, phương pháp có khả năng
đánh giá trạng thái sau sự cố nhanh nhất có thể được mà không mất độ chính xác.
Chúng ta đã điểm qua những giới hạn của các phương pháp dựa trên việc tính toán
phân bố công suất từng phần về mặt độ tin cậy và độ thích nghi cũng như phương pháp
hệ số chuyển tải.
Mặt khác những phương pháp được áp dụng thuận lợi trong trường hợp công
suất tác dụng, trường hợp công suất phản kháng thì chưa được khai thác trong thực tế
nhiều vì tính phi tuyến mạnh của nó. Ngoài ra những phương pháp dạng mở rộng vùng,
mặc dù rất hấp dẫn và cho nhiều khả năng phân tích tốt nhưng cũng có những giới hạn
về vấn đề hội tụ, về việc sử dụng phương tiện chọn lọc hầu như về cấu trúc hơn là về
điện (những ngẫu hợp về điện được giả sử là ở dạng cấu trúc, điều này có hậu quả có
khả năng bỏ sót những trường hợp sự cố nghiêm trọng nó có thể có những trường hợp
vượt quá giới hạn ở ngoài vùng đã chọn lọc. Những phương pháp vùng biên đặc biệt
được dựa trên việc tính toán Vectơ thưa đã làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của
GV: LE KIM HUNG
các phương pháp đánh giá trạng thái, thực vậy những phương pháp đánh giá trạng thái
tỏ ra đầy hứa hẹn bởi những hiệu năng phát triển và mở rộng cũng như tính nhanh
chóng khi đánh giá an toàn mà độ chính xác vẫn đảm bảo. Trường hợp công suất tác
dụng được xử lý rất tốt trong một khoảng thời gian thực hiện chấp nhận được. Tuy
nhiên, những điểm yếu vẫn còn tồn tại đặc biệt là đối với những khó khăn trong việc
chọn những tiểu hệ thống và thiếu độ chính xác khi nghiên cứu về mặt điện áp. Tính phi
tuyến mạnh mẽ của công suất phản kháng đã không được xử lý cũng như vấn đề vượt
giới hạn trên hoặc dưới công suất phản kháng. Những phương pháp này cũng chịu
những hạn chế như tất cả những phương pháp dựa trên việc tính toán tách cặp nhanh và
từng phần, cần phải đặc biệt chú ý đối với những hệ thống có tỉ số R/X không thể bỏ
qua, điều này đã làm cho việc áp dụng nó tốt hơn đối với những mạng điện áp cao hoặc
siêu cao ( THT,UHT).
Cũng cần chú ý rằng vấn đề áp dụng tin học đối với loại phương pháp này là
không thể bỏ qua. Những sự phát triển về mặt số cũng như vật lý là rất cần thiết đối với
phương pháp này, cần một sự nhận biết rất sâu của hệ thống nghiên cứu (cần một sự
nghiên cứu tỉ mỉ đối với phần tử của hệ thống), một nhiệm vụ rất nặng nề khi người ta
thực hiện nghiên cứu trên những hệ thống có kích thước lớn, đó không phải là trường
hợp của những phương pháp sắp xếp mà ở đó hệ thống được xem như một hộp đen.
II.4- CHỌN PHƢƠNG PHÁP:
Để điều khiển những hệ thống truyền tải cấp điện áp cao, thường được định
hướng dùng các phương pháp định vùng (cục bộ), nó cho phép chúng ta tách một cách
thích hợp hệ thống để nghiên cứu. Đặc biệt trong lĩnh vực này là công trình nghiên cứu
của Brandwajn - Lauby [ BR- 89].
Phương pháp này đã được trình bày ở phần (II.3). Dựa trên những kết quả đạt
được ở Mỹ khoảng hai chục năm trở lại đây, lĩnh vực “chọn lọc sự cố” mà trong đó
phải tính toán hệ thống, người ta nhận thấy rằng phương pháp này tỏ ra hứa hẹn nhờ
vào kết qủa của nó, mặc dầu có những sai số do việc tuyến tính hóa. Rất cần phải
nghiên cứu để làm sao độ chính xác có thể được cải thiện trường hợp điện áp xuất phát
từ những ý tưởng đã nêu ở trên cũng như đề ra một phương pháp có hiệu năng cao về
thời gian tính toán để có thể áp dụng trong môi trường thời gian thực.
Những điểm sau đây cần được nghiên cứu:
- Nghiên cứu để xác định những vùng N1 tốt nhất (thích hợp nhất).
- Xác định những giá trị ngưỡng cho phép giữ lại cấu trúc thưa để nghiên cứu
những vấn đề công suất phản kháng, điện áp.
GV: LE KIM HUNG
- Gói gọn lời giải chỉ trong một phần nhỏ của hệ thống bị ảnh hưởng nhiều
nhất của sự cố, đặc biệt trong trường hợp điện áp.
- Kiểm tra khả năng tính đến những giới hạn cung cấp công suất phản kháng
của các tổ máy.
- Kiểm tra khả năng tính đến việc tăng tổn thất phản kháng do tụt điện áp,
điều này cho phép đưa ra công thức hiện tại của phương pháp Brandwajn- Lauby.
II.5- KẾT LUẬN:
Hệ thống điều khiển trong tương lai phải làm việc trên những hệ thống ngày
càng lớn về công suất cũng như lãnh thổ địa lý nên những vấn đề an toàn sẽ rất là quan
trọng và cần nghiên cứu. Qua xem xét các phương pháp, chúng ta thấy được lợi ích của
việc phân tích một cách tin cậy nhưng chỉ dựa trên một phần của hệ thống khi có một số
sự cố xảy ra.
Với thực trạng của những phương pháp phân tích sự cố, hiện nay, chúng ta chọn
đi sâu phát triển phương pháp vùng biên. Phương pháp này đặc biệt đáng quan tâm vì
bản thân của phương pháp phát triển một cái nhìn của một hệ thống thích hợp đối với
một sự cố cần nghiên cứu. Sự áp dụng những phương pháp này vào hệ thống truyền tải
và kết nối cụ thể trong thực tế sẽ cho chúng ta những triển vọng cũng như những giới
hạn của phương pháp.
Để có thể từng bước nghiên cứu các phương pháp đang dùng và đang phát triển
cũng như để từ đó có sự so sánh cụ thể, chúng ta bắt đầu nghiên cứu việc phân tích an
toàn hệ thống điện bằng phương pháp hệ số chuyển tải.

You might also like