You are on page 1of 32

Độ tin cậy và an toàn

Chương 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY
2.1. Tính toán độ tin cậy cho các hệ thống không phục hồi
Tính toán độ tin cậy cho các hệ thống không có dự phòng, không phục hồi. Trong phần này
coi đối tượng có độ tin cậy cần được xác định sẽ được xem như một hệ thống phức tạp S được tạo
nên bởi các phần tử (khối) riêng biệt, ví dụ như trong các hệ thống tự động hoặc thông tin được
xây dựng trên cơ sở các phần tử rơle hoặc các phần tử bán dẫn. Nhiệm vụ tính toán độ tin cậy của
một hệ thống sẽ là việc xác định các chỉ số độ tin cậy của nó nếu như đã biết các chỉ số độ tin cậy
của các phần tử riêng biệt và cấu trúc của hệ thống, tức là đặc tính liên hệ giữa các phần tử theo
cách nhìn của độ tin cậy.
Cấu trúc đơn giản hơn cả là cấu trúc không có dự phòng của một hệ thống được tạo nên bởi
n phần tử, mỗi trở ngại của một phần tử riêng biệt đều dẫn đến trở ngại của cả hệ thống. Trong
trường hợp này hệ thống S được tạo nên bởi bởi các phần tử (E) nối tiếp nhau (hình 2.1, a). Cho
rằng trở ngại của các phần tử là độc lập với nhau. Do hệ thống có khả năng làm việc nếu như tất cả
các phần tử của hệ thống có khả năng làm việc nên theo định lý nhân xác suất, xác suất làm việc
không có trở ngại của hệ thống PHT(t) bằng phép nhân xác suất làm việc không có trở ngại các
phần tử của hệ thống:

a) b)
S S
E1 E2 En E0

c) E1
S
E1

E2 Em

E3

m = 1/2
Hình 2.1. Các sơ đồ nối logic các phần tử

(2.1)

trong đó là xác suất làm việc không có trở ngại của phần tử thứ i.

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 26


Độ tin cậy và an toàn

Cứ cho đối với các phần tử của hệ thống độ tin cậy tuân theo quy luật hàm số mũ (công
thức 1.16) và đã biết cường độ các trở ngại của chúng. Như thế để toàn bộ hệ thống tuân theo quy
luật hàm số mũ độ tin cậy:

(2.2)

trong đó λHT là cường độ trở ngại của hệ thống.


Cường độ trở ngại của hệ thống không được phục hồi bằng tổng các cường độ trở ngại các
phần tử của nó, tức là

(2.3)

Ứng với các công thức (1.41) và (1.42) tần số các trở ngại và thời gian làm việc trung bình
đến trở ngại của hệ thống không được phục hồi sẽ là:

Ví dụ 2.1. Một hệ thống tự động điều khiển trong đường sắt được tạo thành bởi 500 rơle
loại A có cường độ trở ngại là , 300 rơle loại B ( ), 100
rơle loại C ( ) 100 rơle loại D ( ). Hệ thống là sơ đồ nối
tiếp các phần tử. Hãy xác định xác suất làm việc không có trở ngại trong 100 giờ và thời gian làm
việc trung bình đến trở ngại.
Giải: Cường độ trở ngại của hệ thống là:

Khi đó

năm.

Tính độ tin cậy của hệ thống có dự phòng không được phục hồi. Trong hệ thống có dự
phòng, trở ngại của một phần tử nào đó không nhất định là sẽ dẫn đến trở ngại của toàn hệ thống.
Trường hợp điển hình là logic của các phần tử mắc song song (hình 2.1, b), ở đó hệ thống sẽ xảy
ra trở ngại khi tất cả các phần tử bị trở ngại. Dự phòng như vậy gọi là dự phòng thường xuyên hay
dự phòng bội số m tải. Trong trường hợp này tất cả các phần tử đều thực hiện một chức năng, làm
việc cùng thời điểm và có độ tin cậy như nhau. Theo định lý nhân xác suất, sẽ có những biểu thức
sau:

trong đó: tương ứng là xác suất trở ngại và sự làm việc không có các trở ngại của một
phần tử.
Nếu như đối với các phần tử, độ tin cậy tuân theo quy luật hàm số mũ thì
Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 27
Độ tin cậy và an toàn

(2.4)

Đối với các hệ thống có độ tin cậy cao, ở đó và , ta có


(2.5)

So sánh biểu thức (2.5) và biểu thức (1.18) thấy rằng xác suất làm việc không có trở ngại
của hệ thống có dự phòng luôn cao hơn xác suất làm việc không có trở ngại của hệ thống không có
dự phòng.
Khi đặt biểu thức (2.4) vào công thức (1.15) và tính biểu thức (1.42) ta tìm thấy được thời
gian làm việc trung bình của hệ thống có dự phòng

(2.6)

Từ công thức (2.6) rút ra rằng nếu hệ thống là kép đôi (m = 1), thời gian làm việc của hệ
thống đạt được hơn 1,5 lần và nếu tăng thêm hệ số dự phòng, chỉ số này sẽ tăng chậm.
Ngoài dự phòng bội số m (m là số nguyên) còn sử dụng dự phòng bội số từng phần, nó còn
được gọi sơ đồ nối mạch logic “k từ n”. Điều đó có nghĩa là hệ thống có khả năng làm việc nếu
như số phần tử có khả năng làm việc không nhỏ hơn k. Bội số dự phòng sẽ là m = (n – k)/k.
Trên hình 2.1, c đưa ra sơ đồ cấu trúc «2 từ 3» với bội số dự phòng m = 1/2
Bảng 2.1
Ai E1 E2 E3 S Ri
A0 0 0 0 0 (1 - p1)(1 – p2)(1 – p3)
A1 0 0 1 0 (1 - p1)(1 – p2) p3
A2 0 1 0 0 (1 - p1)p2(1 – p3)
A3 0 1 1 1 (1 - p1)p2 p3
A4 1 0 0 0 p1(1 – p2)(1 – p3)
A5 1 0 1 1 p1(1 – p2) p3
A6 1 1 0 1 p1 p2(1 – p3)
A7 1 1 1 1 p1 p2 p3
Phương pháp tổng hợp tính toán độ tin cậy của hệ thống có dự phòng bất kỳ với cấu trúc
logic phức tạp là phương pháp nhóm đầy đủ sự kiện. Giả sử như cần tính xác suất làm việc không
có trở ngại của hệ thống lấy 2 từ 3 (hình 2.1, c). Tại thời điểm t trạng thái của hệ thống S có
thể được đặt ra bởi vectơ nhị phân , trong đó nếu như tại
thời điểm t phần tử thứ i có khả năng làm việc và nếu như tại thời điểm đó nó bị trở ngại.
Tất cả tồn tại 2n trạng thái hình thành nên nhóm đầy đủ các sự kiện (bảng 2.1). Cột Ri đưa ra xác
suất sự kiện Ai (biến t trong các ký hiệu p(t) được loại bỏ), thêm vào đó là tổng các xác suất này
bằng 1. Kết quả xuất hiện sự kiện của hệ thống tại thời điểm t có thể là có khả năng làm việc (S =
1) hoặc không có khả năng làm việc (S = 0).

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 28


Độ tin cậy và an toàn

Bảng đưa ra một vài hàm của đại số logic . Như vậy độ tin cậy của
một hệ thống phức tạp là hàm đại số logic từ độ tin cậy của các phần tử của hệ thống đó. Trong ví
dụ hàm này là hàm có tính trội đã biết.
Rõ ràng là xác suất làm việc không có trở ngại của hệ thống sẽ bằng tổng các xác suất nào
đó của sự kiện Ai để với các sự kiện này S = 1:

. (2.7)

Đối với bảng này


= (1 - p1)p2 p3 + p1(1 – p2) p3 + p1 p2(1 – p3) + p1 p2 p3=

= p1p2 + p1p3 + p2 p3 - 2p1 p2 p3.


Công thức (2.7) được gọi là hàm độ tin cậy của hệ thống. Nó chỉ ra như xác suất làm việc
không có trở ngại của hệ thống phụ thuộc vào đại lượng p(t) của các phần tử của nó.
Nếu như tất cả các phần tử của cấu trúc (hình 2.1) có độ tin cậy như nhau (p1= p2= p3= p),
thì
P(t) = 3p2 - 2 p3. (2.8)
Nếu như trong cấu trúc «lấy 2 trong 3» xác
P suất làm việc không có trở ngại bằng, ví dụ là
1 0,8 thì theo công thức (2.8), thì xác suất làm
0,896
việc không có trở ngại của hệ thống P(t) =
0,896. Từ đồ thị của hàm (2.8) có thể nhận xét
0,5 rằng hệ thống «lấy 2 trong 3» cho lợi thế về độ
tin cậy so với độ tin cậy của một phần tử nếu
như độ tin cậy của một phần tử p > 0,5 (hình
2.2). Ở đó có sự phân biệt hệ thống «lấy 2 trong
0 p 3» và sơ đồ có cấu trúc song song (hình 2.1, b).
0,5 0,8 1
Hình 2.2. Hàm độ tin cậy của hệ thống Cấu trúc đó được xem như hệ thống «lấy 1
«lấy 2 trong 3» trong m» và cho lợi về độ tin cậy không phụ
thuộc vào p.
Phương pháp nhóm đầy đủ các sự kiện sử dụng trong trường hợp bất kỳ, tuy nhiên đối với
các hệ thống được cấu tạo bởi số lượng lớn các phần tử thì phương pháp này sẽ rất cồng kềnh do
số các sự kiện lớn. Bài toán được đơn giản cho loại hệ thống được sử dụng rộng rãi với cấu trúc
nối tiếp – song song. Trong các sơ đồ như thế các phần tử được nối mạch chỉ là nối tiếp hoặc chỉ là
song song. Ví dụ, rơle điện từ gồm đỉnh cực, hai cuộn dây và ba tiếp điểm. Sẽ cho rằng rơle có khả
năng làm việc nếu như đỉnh cực, một trong hai cuộn dây và một trong các tiếp điểm còn tốt.

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 29


Độ tin cậy và an toàn

a) b) S
S E1
E1 E2
E2

Hình 2.3. Biến đổi sơ đồ cấu trúc độ tin cậy


Trong trường hợp như thế sử dụng phương pháp biến đổi sơ đồ cấu trúc (phương pháp
chập), thống nhất các phần tử trong một khối lớn hơn và sử dụng công thức tính cho các sơ đồ cơ
sở độ tin cậy (hình 2.3, a và b). Đối với sơ đồ cơ sở hàm độ tin cậy tương ứng sẽ là:
PS = p1p2; (2.9)
PS = 1 – (1- p1)(1- p2) = p1 + p2 - p1p2. (2.10)
a) Hai cuén d©y Ba bé tiÕp ®iÓm b) p 45

E2 E4 E 45
§ Ønh cùc E1 E 23
E1 E5 pd E6
p 23
pt
pd
E3 E6
c)
pc pt
E1 E 23 E 456
pd p 23 p 456
Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc các phần tử của sơ đồ độ tin cậy

Trong sơ đồ hình 2.4, a, bước ban đầu đưa về dạng gọn hơn với việc gộp E2, E3 và E4, E5, ta
có sơ đồ hình 2.4, b. Theo công thức (2.10) ta nhận được p23 = pc + pc – pcpc = , p45 =
. Sau đó gộp E45 và E6 (hình 2.4, b) và theo công thức (2.10) ta tìm thấy được p456 = p45 +
pt – p45pt =

Khi sử dụng công thức 2.9 đối với toàn bộ cấu trúc (2.4, c) ta nhận được hàm độ tin cậy
của rơle.

Thông thường không yêu cầu biết được giá trị chính xác của xác suất làm việc không có trở
ngại mà đủ là chỉ cần đánh giá đại lượng dưới và trên. Như thế chỉ cần sử dụng phương pháp gần
đúng của đường và tiết diện nhỏ nhất.
Xem xét phương pháp này ở ví dụ hệ thống tính toán (2.5, a). Hệ thống này gồm các khối:
tính toán 1, 2 (nguồn tin), 6, 7 (thu tin) và ba khối liên kết 3, 4, 5. Hệ thống có khả năng làm việc
nếu như tồn tại đường truyền tin dù từ một nguồn tin đến một khối thu. Cấu trúc của hệ thống
được đưa ra ở dạng đồ hình độ tin cậy (hình 2.5, b). Các đỉnh của đồ hình tương ứng với các phần
tử của hệ thống, còn các cung là các mối liên hệ giữa các đỉnh đó. Các đỉnh M, N gọi là các cực.
Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 30
Độ tin cậy và an toàn

Trở ngại của phần tử tương ứng với việc đứt các đường liên hệ giữa chúng, còn trở ngại của toàn
hệ thống tương ứng với việc phá vỡ mối liên hệ giữa các cực.

a) b) 1 3 6
1 3 6

4 M 4 N

2 5 7 2 5 7

c) d)
1 3 6
1 6 1 4

1 4 5
4 5

2 7 5 6

2 7 5
Hình 2.5. Sơ đồ tính độ tin cậy của hệ thống tính toán

Tập hợp các phần tử của hệ thống được gọi là đường A nếu như chúng toàn vẹn, hệ thống
có khả năng làm việc không phụ thuộc vào trạng thái của các phần tử khác. Nó đáp ứng với tất cả
các đường giữa các cực trong đồ hình độ tin cậy. Đồ hình (hình 2.5, b) có sáu đường ngắn nhất:
136, 146, 147, 246, 247, 257. Tập hợp các phần tử của hệ thống được gọi là thiết diện B nếu như
trở ngại của tất cả các phần tử này dẫn đến trở ngại của hệ thống không phụ thuộc vào trạng thái
các phần tử khác. Trong thiết diện nhỏ nhất không có tập hợp con nào của nó là thiết diện. Trên đồ
hình đang xét có chín thiết diện nhỏ nhất: 12, 67, 145, 147, 234, 246, 345, 347, 456.
Ranh giới phía dưới của độ tin cậy Pt(t) được xác định như xác suất làm việc không có trở
ngại của hệ thống nối tiếp - song song giả định của hệ thống được tạo nên từ nối tiếp nhóm nối
mạch các phần tử đáp ứng tất cả các thiết diện nhỏ nhất (hình 2.5, c), còn giới hạn trên Pc(t) – các
hệ thống từ song song nhóm nối mạch các phần tử đáp ứng tất cả các đường ngắn nhất (hình 2.5,
d). Tương ứng với các biểu thức (2.1) và (2.4):

(2.11)

(2.12)

Trong đó: n, m là con số đường và thiết diện của hệ thống; , tương ứng với
xác suất các sự kiện và .
Cứ cho hệ thống (hình 2.5) có Như thế

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 31


Độ tin cậy và an toàn

Như vậy:

.
2.2. Các dạng dự phòng
Đưa vào độ dư thừa (dự phòng) là phương pháp cơ bản nâng cao độ tin cậy của hệ thống
với dự phòng giới hạn độ tin cậy. Có các loại dự phòng cấu trúc, dự phòng thông tin và dự phòng
thời gian.
Dự phòng cấu trúc (dự phòng thiết bị phần cứng) (hình 2.6) là việc sử dụng thiết bị bổ
sung khi có trở ngại ở thiết bị cơ bản với chính chức năng của nó. Khi đó có thể dự phòng ở mức
độ toàn bộ hệ thống (dự phòng toàn bộ) hoặc ở mức độ dự phòng cho các phần tử riêng biệt
Dự phòng thông tin giả sử như mã hoá dư tin tức sử dụng trong các hệ thống.
Dự phòng thời gian có thể như khi trong quá trình hoạt động, hệ thống có dự phòng thời
gian, nhờ điều đó mà có thể tính toán lại các thủ tục số liệu hoặc các thủ tục kiểm tra khác.

Dù phßng

Chung Riª ng biÖt

Toµn béi sè PhÇn béi sè

Cè ®Þnh Thay thÕ

Kh«ng t¶i T¶i nhÑ Cã t¶i

Hình 2.6. Các phương án dự phòng cấu trúc

Trong dự phòng cấu trúc cố định (hình 2.6) các phần tử dự phòng làm việc liên tục theo
thời gian cùng với các phần tử cơ bản với cùng một chế độ (tải). Khi dự phòng thay thế, trong
trường hợp có trở ngại ở một phần tử cơ bản của hệ thống thì sẽ được thay thế bằng một trong các
phần tử dự phòng. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi thiết bị chuyển mạch. Các phần tử dự phòng
có thể ở chế độ không tải, tải nhẹ hoặc tải bình thường. Xem xét các công thức tính toán độ tin cậy
của các dạng dự phòng cơ bản (hình 2.7).
Dự phòng chung với việc mắc cố định toàn bộ các phần tử dự phòng (toàn bội số)
(hình 2.7, a). Sử dụng các công thức (2.1), (2.4) ta có

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 32


Độ tin cậy và an toàn

(2.13)
trong đó là xác suất làm việc không có trở ngại của phần tử thứ i.

a) b)
1 2 n 1 2 n
0 0
1 1
. .
. .
m m

1 1 2 n
c) 1 d)
0
2 1
. .
. .
k m

k+1
. e) 1 2 n
. 0
n
1 . .
f) .
1 2 n .
m . .

. . . .

n+1 n+m

Hình 2.7. Các sơ đồ logic các dạng cơ bản của cấu trúc dự phòng

Ở quy luật hàm số mũ của độ tin cậy


(2.14)

(2.15)

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 33


Độ tin cậy và an toàn

(2.16)
trong đó là cường độ trở ngại của hệ thống cơ bản hoặc bất kỳ từ hệ thống dự phòng nào và

bằng

a) b)
PHT
 
HT
TN m
1,0 1,0

0,8 0,8
3 1
2
0,6 0,6
1 2
0,4 0,4
3
0,2 0,2
m
0 0,4 0,8 1,2 1,6 2,0 2,4 2,6 TN t 0 0,4 0,8 1,2 1,6 2,0 2,4 2,6 TN t
c)
THT


TTN
2
Hình 2.8. Các đặc tính độ tin cậy
trong dự phòng chung
1

0 2 4 6 8 10 12 14 m

Ví dụ 2.2. Hệ thống có bội số dự phòng chung m = 5. Hệ thống cơ bản không có dự phòng


gồm bốn phần tử có độ tin cậy như nhau mắc nối tiếp. Cường độ trở ngại của một phần tử là
. Xác định đặc tính độ tin cậy sau 1000 giờ.
Giải: Sử dụng các công thức (2.14) – (2.16), khi , ta có:

Xác suất làm việc không có trở ngại của hệ thống (hình 2.8, a) sẽ tăng lên khi tăng bội số m
(m = 0, 1, 2, 3) và ở các giá trị lớn của sẽ tiệm cận đến giá trị đối với xác suất làm việc
không có trở ngại của hệ thống không dự phòng. Cường độ trở ngại của hệ thống (hình 2.8, b) bắt

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 34


Độ tin cậy và an toàn

đầu từ 0 và tiến gần đến đại lượng ở vùng các giá trị lớn của . Thời gian trung bình làm
việc không có trở ngại của hệ thống (hình 2.8, c) sẽ tăng rất chậm khi tăng m.
Từ việc các sự kiện được liệt kê trên cho thấy dự phòng chung cho hệ thống không phục
hồi sẽ có lợi độ tin cậy lớn ở vùng các giá trị nhỏ của . Dạng dự phòng này sử dụng hợp lý
hơn cả là đối với dự phòng của hệ thống có đủ độ tin cậy sử dụng một lần với thời gian ngắn làm
việc liên tục.
Dự phòng riêng biệt với việc dự phòng mắc cố định và đầy đủ bội số (hình 2.7, b). Khi
sử dụng các công thức (2.1) và (2.4) ta có

, (2.17)

trong đó là bội số dự phòng của phần tử thứ i.

Ở quy luật hàm số mũ của độ tin cậy, các phần tử có độ tin cậy bằng nhau và bội số dự
phòng như nhau:
(2.18)

; (2.19)

(2.20)

trong đó λ là cường độ các trở ngại mỗi phần tử của hệ thống; .

Ví dụ 2.3. Xác định đặc tính độ tin cậy của hệ thống dự phòng riêng với đầy đủ bội số khi
bội số dự phòng riêng của mỗi phần tử m = 5. Nhánh cơ bản gồm bốn phần tử có độ tin cậy như
nhau mắc nối tiếp. Cường độ trở ngại của một phần tử là . Xác định đặc tính độ
tin cậy sau 1000 giờ.
Giải: Sử dụng các công thức (2.17) – (2.19), khi λt = 0,2 ta nhận được:

Do , nên

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 35


Độ tin cậy và an toàn

Từ việc so sánh các kết quả từ hai ví dụ 2.2 và 2.3 cho thấy rõ ràng ở những điều kiện khác
như nhau dự phòng riêng tăng cao độ tin cậy so với dự phòng chung. Dự phòng riêng có thể sử
dụng hiệu quả để nâng cao độ tin cậy cho những hệ thống phức tạp với số lượng lớn các phần tử
và sử dụng với thời gian dài.
Dự phòng chung với các bội số phân số và mắc dự phòng cố định (hình 2.7, c). Trong
trường hợp này hệ thống «k từ n» có khả năng làm việc nếu như không có ít hơn k phần tử từ n
phần tử có khả năng làm việc. Bội số dự phòng là .

Để xác định xác suất làm việc không có trở ngại P(t) sử dụng phương pháp nhóm toàn bộ
các sự kiện. Hệ thống có khả năng làm việc nếu như sau khoảng thời gian t tồn tại một trong các
sự kiện: A0 - tất cả các phần tử đều toàn vẹn; A1 - một phần tử bị trở ngại, (n – 1) phần tử toàn vẹn;
… Ak là (n - k) phần tử bị trở ngại, k phần tử toàn vẹn. Con số chung các sự kiện như thế sẽ bằng
, còn xác suất sự kiện Ai (nếu như các phần tử có độ tin cậy như nhau):

Khi đó .

(2.21)
Ở quy luật hàm số mũ của độ tin cậy

; (2.22)

. (2.23)

Ví dụ đối với hệ thống «2 từ 3»:

(2.24)

(2.25)

Hàm (2.24) trùng với hàm (2.8) đã nhận được trước đây (hình 2.9). Các đường cong PHT(t)
và P0(t) của hệ thống không dự phòng sẽ cắt nhau. Điều đó có nghĩa là ở dạng dự phòng này độ tin
cậy được nâng lên khi và chỉ khi xác suất làm việc của hệ thống cơ bản cao hơn giá trị tới hạn nào
đó. Trong trường hợp này, giá trị tới hạn đó là P0(t) = 0,5. kết luận tương tự đã nhận được trước
đây bằng phương pháp khác (xem hình 2.2). Từ biểu thức (2.25) có thể thấy thời gian trung bình
làm việc không có trở ngại ở hệ thống có dự phòng nhỏ hơn ở hệ thống không có dự phòng. Tiếp
Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 36
Độ tin cậy và an toàn

theo dự phòng với bội số phân số sẽ không hợp lý khi sử dụng cho các hệ thống với thời gian làm
việc dài, liên tục (gần đến T).
Dự phòng thay thế chung với toàn bội số (hình 2.7, d). Trong trường hợp này chỉ có một
hệ thống cơ bản làm việc, các hệ thống còn lại được ngắt ra nhờ thiết chuyển mạch chuyên dụng
và ở dự phòng «nguội». Khi có trở ngại ở hệ thống cơ bản, hệ thống này sẽ được ngắt mạch và nối
vào vị trí của nó là một trong các hệ thống dự phòng. Như thế hệ thống sự phòng sẽ ngừng làm
việc khi có (m + 1) trở ngại. Giả thiết rằng khi hệ thống ở trạng thái dự phòng trở ngại không thể
có và thiết bị chuyển mạch có độ tin cậy tuyệt đối.

P Chúng ta xác định xác suất làm việc


PHT
 không có trở ngại của hệ thống dự phòng
1,0 PHT(t), nếu như các hệ thống không dự phòng
0,8 m tuân theo quy luật số mũ của độ tin cậy. Hệ
PTN

0,6 thống sẽ có khả năng làm việc nếu như sau
thời gian t sẽ diễn ra các sự kiện không trùng
0,4
m nhau sau: A0 - hệ thống cơ bản làm việc không
0,2
có trở ngại; A1 - hệ thống cơ bản có trở ngại,
hệ thống dự phòng đầu tiên làm việc không có
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 t
trở ngại;…; Am - hệ thống cơ bản và (m – 1) hệ
Hình 2.9. Các đặc tính độ tin cậy của thống dự phòng bị trở ngại, hệ thống dự phòng
hệ thống không dự phòng và hệ thống cuối cùng làm việc không có trở ngại. Xác suất
với bội số dự phòng m = 1/2 sự kiện Ai (i = 0, 1, …, m) được xác đinh theo
quy luật Poisson [xem công thức (1.47), hình
2.10]:

(2.26)

trong đó .

Từ việc so sánh các biểu thức (2.26) và (1.45) có thể thấy thời gian làm việc đến trở ngại
của hệ thống dự phòng phụ thuộc vào phân bố gamma, các tham số của nó là cường độ các trở
ngại của hệ thống không dự phòng λ0 và bội số dự phòng m. Khi đó [xem công thức (1.45)]

(2.27)

. (2.28)

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 37


Độ tin cậy và an toàn

Ví dụ 2.4. Xác định đặc tính độ tin cậy của hệ thống từ ví dụ 2.2 khi bội số dự phòng
chung thay thế m = 5. (Hệ thống không có dự phòng cơ bản gồm bốn phần tử có độ tin cậy như
nhau mắc nối tiếp. Cường độ trở ngại của một phần tử là ).
Giải: Sử dụng các công thức (2.26) – (2.28), (khi λ0t = 0,8) ta nhận được:

1/h;

h.

Dự phòng thay thế là loại bỏ các thiết


PHT

bị hiệu quả nâng cao độ tin cậy thậm
1,0
chí khi độ tin cậy đủ thấp của hệ thống
không có dự phòng (hình 2.10). Hệ
0,8
m thống có dự phòng «nguội» tin cậy hơn
0,6 hệ thống có dự phòng «nóng» (nối liên
m
0,4 tục) (hình 2.8, a và hình 2.10, ví dụ 2.2
m
0,2 và 2.4). Như từ công thức (2.28) suy
m ra, thời gian trung bình làm việc không
0 0,4 0,8 1,2 1,6 2,0 2,4 2,6 TN t có trở ngại khi dự phòng thay thế tăng
tuyến tính với việc tăng bội số dự
Hình 2.10. Các đặc tính độ tin cậy của hệ phòng. Như vậy dạng dự phòng này có
thống trong dự phòng thay thế thể sử dụng cho các hệ thống có thời
gian phục vụ dài.
Dự phòng riêng thay thế với toàn bội số (hình 2.7, e). Xác suất làm việc không có trở
ngại của hệ thống

trong đó là xác suất làm việc không có trở ngại của hệ thống do các trở ngại của các
phần tử dạng thứ i dự phòng theo phương pháp thay thế [được tính theo công thức (2.26)].
Khi các phần tử có độ tin cậy như nhau:

(2.29)

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 38


Độ tin cậy và an toàn

(2.30)
trong đó λ là cường độ trở ngại của một phần tử, λ0 = nλ.
Ví dụ 2.5. Xác định các đặc tính độ tin cậy của hệ thống từ ví dụ 2.2 khi bội số dự phòng
riêng thay thế m = 5.
Giải: Sử dụng các công thức (2.29) và (2.30) ta có;

1/h.

Dự phòng riêng với sự thay thế trong các điều kiện như nhau khác cho lợi thế hơn về độ
tin cậy so với các dạng dự phòng khác. Ngoài ra sự lợi thế này càng lớn khi hệ thống không dự
phòng có số phần tử càng nhiều.
Dự phòng riêng thay thế với bội số là phân số (dự phòng nhẹ - lướt qua) (hình 2.7, g).
Dạng này của dự phòng được sử dụng nếu như tất cả các phần tử của hệ thống thực hiện các chức
năng như nhau. Hệ thống cơ bản có n phần tử còn m phần tử nằm ở dự phòng «nguội». Khi phần
tử đang làm việc bất kỳ bị trở ngại thì sẽ nối vào nó một phần tử dự phòng bất kỳ trong các phần
tử dự phòng. Bội số dự phòng sẽ là m/n.
Giả thiết rằng tất cả các phần tử có độ tin cậy là như nhau với λ = const và thiết bị chuyển
mạch có độ tin cậy tuyệt đối. Hệ thống có khả năng làm việc nếu như sau thời gian t xảy ra các sự
kiện không trùng nhau sau: A0 - hệ thống không có trở ngại; A1 - một phần tử bị trở ngại, Am – m
phần tử bị trở ngại. Xác suất sự kiện Ai (i = 0, 1, …, m) được xác đinh theo quy luật Poisson, vì
vậy đại lượng PHT(t) được tính theo công thức (2.26). Điều đó có nghĩa là độ tin cậy của hệ thống
này bằng độ tin cậy của hệ thống dự phòng chung (với) sự thay thế nhưng trong thời gian như
nhau nó có n lần nhỏ hơn các phần tử dự phòng. Tuy vậy các thiết bị chuyển mạch của hệ thống
này luôn phức tạp hơn.
Ví dụ 2.6. Hệ thống tính toán được xây dựng trên cơ sở 500 khối cùng loại với cường độ
trở ngại 1/h. Trong dự phòng «nguội» trượt ở năm khối như vậy, các khối này có thể
thay thế bất kỳ khối nào trong các khối bị trở ngại. Xác định chỉ số độ tin cậy của hệ thống sau
10 000 giờ.
Giải: Sử dụng các công thức (2.26) – (2.28) ta nhận được (khi
):

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 39


Độ tin cậy và an toàn

1/h;

h.

2.3. Tính độ tin cậy của hệ thống được phục hồi


2.3.1. Tính độ tin cậy của hệ thống được phục hồi không dự phòng
Hệ thống được phục hồi không dự phòng trong thời điểm tuỳ ý nào đó sẽ ở một trong hai
trạng thái: có khả năng làm việc (G0) hoặc không có khả năng làm việc (G1). Quá trình chức năng
của nó có thể được phản ánh thông qua đồ hình trạng thái (hình 2.11). Từ trạng thái G0 chuyển
sang trạng thái G1 diễn ra là kết quả của các trở ngại có cường độ là λ, còn từ trạng thái G1 chuyển
sang trạng thái G0 là kết quả của sự phục hồi có cường độ là . Ở thời gian tiếp theo sẽ cho rằng
các dòng các trở ngại và phục hồi là giữ nguyên, λ = const và  = const. Đẳng thức cuối có nghĩa
là năng suất lao động của các nhân viên sửa chữa là không đổi và không phụ thuộc vào thời gian.
Vì vậy thời gian phục hồi có phân bố hàm số mũ:

Các chỉ số cơ bản độ tin cậy của hệ thống được phục hồi không dự phòng là hệ số sẵn sàng
kSS. Khi đó rút ngắn thời gian phục hồi dẫn đến tăng hệ số chuẩn bị kSS và không ảnh hưởng đến
việc không có trở ngại của hệ thống.
Xem xét sự làm việc của hệ thống trong khoảng thời gian (t, t + Dt). Làm rõ thông qua
, và , - là các xác suất ở thời điểm t và (t + Dt) hệ thống ở trong
các trạng thái G0 và G1. Như thế + =1 và kSS = . Làm rõ còn thông qua
hoặc là các xác suất quy ước nào đó tại thời điểm t hệ thống ở trạng thái G0 hoặc G1, còn tại
thời điểm (t + Dt) hệ thống ở trạng thái G1 hoặc G0, tức là trong khoảng thời gian Dt hệ thống đã
xảy ra trở ngại (phục hồi).

Trở ngại λ Tương ứng với biểu thức (2.11):


G0 G1 , .

Phục hồi  Do khoảng thời gian Dt lấy là nhỏ nên cho rằng
trong khoảng thời gian đó chỉ xảy ra một trở ngại
Hình 2.11. Đồ hình trạng thái củ
a hoặc một phục hồi. Như thế trong khoảng thời gian
Dt hệ thống không dự phòng này có thể xảy ra bốn sự kiện không trùng nhau: A1 =
(G0, G0) [điều đó có nghĩa là tại thời điểm t hệ thống ở trạng thái G0 và tại thời điểm (t + Dt), hệ

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 40


Độ tin cậy và an toàn

thống vẫn ở trạng thái này, trở ngại không xảy ra]; A2 = (G0, G1) - trở ngại xảy ra; A3 = (G1, G0) -
diễn ra quá trình phục hồi; A4 = (G1, G1) – không có quá trình phục hồi. Như thế:

hoặc:

Cho , ta nhận được hệ phương trình vi phân:

(2.31)
hệ phương trình này bổ sung cho điều kiện chuẩn .
Giải hệ phương trình (2.31) khi điều kiện ban đầu (thời điểm ban đầu
hệ thống đương nhiên được coi là có khả năng làm việc) sẽ có dạng (hình 2.12, a):

(2.32)

a) b)
P P
1 1
k c b (t) Q(t) S (t)
P(t)
 
  k c b (t)
P(t)
 
 
P(t) 1- S (t)

0 t 0 t
Hình 2.12. Các đồ thị biểu thị độ tin cậy của hệ thống không dự phòng được phục hồi

Nếu như thời điểm ban đầu hệ thống không có khả năng làm việc ( ) thì
(hình 2.12, b):

(2.33)
Khi thì không phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của hệ thống (G0 hoặc G1), các xác
suất và hướng đến những giá trị không đổi:

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 41


Độ tin cậy và an toàn

(2.34)

Điều đó có nghĩa rằng ở các quy luật phân bố theo hàm số mũ của thời gian làm việc và
thời gian phục hồi, quá trình ngẫu nhiên sự làm việc của hệ thống được phục hồi sau khi hết thời
gian nào đó là ổn định và xác suất bắt gặp hệ thống có khả năng làm việc ở thời điểm bất kỳ sẽ còn
là hằng số. Hệ thống với thuộc tính kể trên được gọi là hệ thống êgôđic, còn chính quá trình đó là
quá trình ngẫu nhiên markov.
Khi tính thuộc tính này, ở hệ phương trình (2.31), khi có thể cho rằng
và nhận được hệ phương trình đại số tuyến tính:

(2.35)
từ đó trực tiếp ở phép giải (2.34)
Giả sử cho một hệ thống nào đó có λ = 0,001. 1/h,  = 0,1. 1/h. khi đó:

Ở những giá trị nhỏ của , khi mà , từ phương trình (2.32) ta


nhận được:

Từ đó cho thấy thời kỳ bắt đầu khai thác hệ thống hệ số sẵn sàng bằng khoảng xác suất làm
việc không có trở ngại , còn xác suất sẽ là xác suất trở ngại (hình 2.12, a). Từ biểu
thức (2.33) cho . Vì vậy nếu như thời điểm bắt đầu hệ thống đã không có
khả năng làm việc thì hệ số sẵn sàng sẽ bằng khoảng xác suất phục hồi , còn xác suất là
xác suất không có phục hồi (hình 2.12, b).
2.3.2. Tính độ tin cậy của hệ thống được phục hồi có dự phòng
Quá trình hoạt động của hệ thống phục hồi có dự phòng là quá trình ngẫu nhiên markov với
các trạng thái rời rạc. Quá trình ngẫu nhiên được gọi rời rạc nếu như các trạng thái của nó được
đánh số (phân định) và việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác có sự nhẩy vọt. Đồ hình
trạng thái của các hệ thống phục hồi có dự phòng (hình 2.13) được phân biệt với đồ hình trạng thái
của các hệ thống không có dự phòng (hình 2.11) ở trường hợp chung là nó có ba trạng thái: G0 -
trạng thái toàn vẹn; G1 - trạng thái không toàn vẹn có khả năng làm việc; G2 - trạng thái không
toàn vẹn không có khả năng làm việc.
Quá trình ngẫu nhiên được gọi là markov nếu như ở một thời điểm bất kỳ, xác suất của tất
cả các trạng thái của hệ thống trong tương lai sẽ chỉ phụ thuộc trạng thái hiện tại mà không phụ
thuộc vào trạng thái mà hệ thống đã có trước đó kể cả ở trạng thái này. Việc chuyển hệ thống từ

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 42


Độ tin cậy và an toàn

trạng thái này sang trạng thái khác diễn ra dưới tác động của dòng các trở ngại và phục hồi. Nếu
như tất cả dòng các sự kiện chuyển hệ thống từ trạng thái này sang trạng thái khác là poisson thì
quá trình ngẫu nhiên có quá trình markov; nó đưa ra hệ phương trình vi phân:

(2.36)
trong đó là cường độ dòng các sự kiện chuyển hệ
G0 thống từ trạng thái Gi sang trạng thái Gj; có thể sử dụng
giá trị = 0.
λ02
λ01
Hệ phương trình (2.36) được lập cho đồ hình trạng
10 20 thái này theo các quy định sau. Đạo hàm xác suất trạng
thái bằng tổng chừng các số hạng, có số lượng các mũi
G1 G2
tên hướng đến trạng thái này. Mỗi số hạng bằng tích của
λ12 cường độ dòng các sự kiện chuyển hệ thống theo mũi tên
này và xác suất trạng thái mà từ đó mũi tên xuất phát. Số
Hình 2.13. Đồ hình trạng thái của hạng có dấu trừ nếu mũi tên đi ra từ trạng thái đó và có
hệ thống phục hồi có dự phòng dấu cộng nếu là mũi tên hướng đến. Ví dụ đối với đồ hình
trạng thái hình 2.13, hệ phương trình (2.36) sẽ có dạng:

Biểu thức (2.36) được giải nhờ phép biến đổi Laplas hoặc bằng các phương pháp số. Khi
, lý thuyết giới hạn A. A. Markov được xác thực (đúng): nếu như tất cả các cường độ dòng
các sự kiện là không đổi, còn đồ hình trạng thái là từ mỗi trạng thái có thể chuyển đến mỗi trạng
thái khác sau số lượng hữu hạn các bước thì các xác suất giới hạn của các trạng thái tồn tại và
không phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của hệ thống. Tương ứng với lý thuyết này khi các
đạo hàm , và hệ phương trình (2.36) chuyển thành hệ phương trình đại số tuyến tính

thuần nhất:

(2.37)
Hệ phương trình (2.37) được bổ sung bằng phương trình tiêu chuẩn
(2.38)

λ λ λ λ λ
Về bản chất của ví dụ sử dụng các phương trình (2.37) và (2.38) xem xét đồ hình trạng thái
G0 G1 G2 Gm Gm+1
(hình 2.14) của hệ thống với dự phòng chung thay thế bội số m (hình 2.7, d) và sự phục hồi không
 2 3 m (m+1)

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 43


Hình 2.14. Đồ hình trạng thái của hệ thống vớ
i dự phòng chung thay thế
Độ tin cậy và an toàn

hạn chế. Sẽ cho rằng hệ thống cơ bản và m hệ thống dự phòng có độ tin cậy là như nhau và có quy
luật chỉ số thời gian làm việc không có trở ngại và thời gian phục hồi với các tham số λ và , các
trở ngại của hệ thống không làm việc là không thể, các trở ngại được phát hiện tức thời, các thiết
bị chuyển mạch có độ tin cậy tuyệt đối. Quy ước sự phục hồi không hạn chế có nghĩa rằng tại một
thời điểm có số lượng bất kỳ hệ thống được phục hồi [hay ít nhất cũng là có (m+1) tổ sửa chữa làm
việc]. Các trạng thái của hệ thống có ý tưởng sau: G0 (hệ thống cơ bản và tất cả các hệ thống dự
phòng đều có khả năng làm việc, hệ thống cơ bản làm việc); Gi [hệ thống cơ bản và (i - 1) hệ thống
dự phòng bị trở ngại, tất cả các hệ thống dự phòng còn lại đều có khả năng làm việc, hệ thống dự
phòng thứ i làm việc (i < m+1)]; Gm+1 (hệ thống cơ bản và tất cả các hệ thống dự phòng đều bị trở
ngại và tất cả các hệ thống dự phòng đều không có khả năng làm việc). Mỗi cung dẫn ra từ trạng
thái Gi đến trạng thái Gi+1 được ghi giá trị i = λ có nghĩa là trong một thời điểm chỉ có một hệ
thống dự phòng làm việc. Cung dẫn ra từ trạng thái Gi đến trạng thái Gi-1 được ghi giá trị i =  có
nghĩa là ở thời điểm đó i hệ thống dự phòng được phục hồi.
Đối với đồ hình trạng thái (hình 2.14) có hệ phương trình:

Từ đó

Hệ số sẵn sàng của hệ thống

Cứ cho thời gian làm việc trung bình đến trở ngại của hệ thống không dự phòng bằng
1000h, còn thời gian phục hồi trung bình là 10h. Như thế λ = 0,001 1/h,  = 0,1 1/h. Các giá trị kSS
đối với các giá trị đầu của m được tính ra như sau:

m… 0 1 2 3 4

kSS… 0,9901 0,9999503 0,9999998 0,9999999997 0,9999999999992

Dự phòng với sự phục hồi là thiết bị hiệu quả nâng cao độ tin cậy, nhờ đó mà có thể đạt
được lợi thế về độ tin cậy cao của hệ thống.

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 44


Độ tin cậy và an toàn

a) c)
2λ λ λ λ
G0 G1 G2 G0 G1 G2

 2  2

b) d)
2λ λ λ λ
G0 G1 G2 G0 G1 G2

   

Hình 2.15. Đồ hình trạng thái củ


a hệ thố
ng kép
Sử dụng phương pháp mô tả để phân tích độ tin cậy của các phương án khác nhau cho hệ
thống kép (m = 1). Đồ hình trạng thái (hình 2.15) như sau: hình 2.15, a là hệ thống có dự phòng
được nối cố định với phục hồi không hạn chế; hình 2.15, b là hệ thống có dự phòng được nối cố
định với phục hồi hạn chế (khi đó ở một thời điểm chỉ có một hệ thống có thể được phục hồi); hình
2.15, c là hệ thống với dự phòng thay thế và phục hồi không hạn chế; hình 2.15, d là hệ thống với
dự phòng thay thế và phục hồi hạn chế. Đối với chúng có hệ các phương trình sau:
a) b)

c) d)

Từ các phương trình này với việc tính toán điều kiện tiêu chuẩn , ta nhận
được các công thức hệ số chuẩn bị :

a) b)

c) d)

Nếu như λ = 0,001,  = 0,1 thì các giá trị kSS tương ứng bằng: 0,9999019; 0,9998039;
0,9999503; 0,9999009. Độ tin cậy lớn hơn cả có ở hệ thống với dự phòng thay thế và sự phục hồi
không hạn chế.
2.4. Tính độ tin cậy của các sơ đồ logic liên quan đến hỏng hóc
Tại các chương trước đã xem xét đến các phương pháp tính độ tin cậy của các đối tượng
liên quan đến các trở ngại đột ngột. Tuy nhiên ở các sơ đồ vi mạch điện tử có khoảng 50 % trong
tất cả các trở ngại diễn ra khi có hỏng hóc (các trở ngại xen kẽ). Hỏng hóc ở đây là trong khoảng
thời gian ngắn xác định, các tín hiệu giả 0 hoặc 1 có ở đầu ra của các phần tử logic. Nếu thời gian
là rời rạc thì hỏng hóc là sự xác định tín hiệu lỗi trong đoạn một nhịp thời gian . Nếu như việc xác
định lỗi của tín hiệu có độ dài hơn thì có thể cho rằng lỗi xảy ra theo trình tự của một vài nhịp làm
việc.

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 45


Độ tin cậy và an toàn

Khi tính độ tin cậy của các sơ đồ logic tương quan với các lỗi (hỏng hóc) thì cho rằng trở
ngại của sơ đồ được xác định không chỉ bởi các sự kiện xuất hiện sự không toàn vẹn của phần tử
này hay khác mà còn bởi xác suất xuất hiện ở thời điểm lỗi của tập (tín hiệu) đầu vào, ở đó sự
không toàn vẹn xuất hiện ở đầu ra của sơ đồ. Tập như vậy được gọi là hỗn hợp. Trong sơ đồ logic
sự hỏng phần tử của nó dẫn đến việc hỏng ở đầu ra chỉ trong trường hợp nếu như ở đầu vào sơ đồ
có mặt tập hỗn hợp.
Xem xét sơ đồ tổ hợp (2.16) thực hiện hàm:
(2.39)
Sẽ ký hiệu là sự không toàn vẹn (hỏng) của phần tử thứ i của sơ đồ dạng 1→0
(0→1). Việc có mặt trong sơ đồ sự không toàn vẹn (d = 0 hoặc 1) dẫn tới việc sơ đồ thực hiện
hàm f nay lại thực hiện hàm lỗi . Lúc này nói rằng đã có biến dạng hàm f→ .
Cứ cho rằng sơ đồ (hình 2.16) có sự không toàn vẹn , tức là hỏng ở phần tử thứ 2 (NO -
phủ định) dạng (0→1), đặt vào biểu thức (2.39) giá trị :

ta nhận được hàm được thực hiện bởi sơ đồ không toàn vẹn:
(2.40)

Khi so sánh các cột ở bảng chân lý


1 3 (bảng 2.2), thấy rõ là sự làm việc của sơ đồ toàn
x1 1 6
1 vẹn và không toàn vẹn bị phân biệt bởi một tổ
& f
x2 hợp 011. Khi đó nói rằng, liên quan đến tổ hợp
5 này, sự không toàn vẹn là tồn tại. Rõ ràng là nếu
2 4
1 1
& xuất hiện ở đầu vào tổ hợp 011 là sự kiện có xác
x3 suất nhỏ thì trở ngại của sơ đồ do nguyên nhân
Hình 2.16. Sơ đồ tổ hợ
p hỏng ở phần tử 2 là sự kiện có xác suất nhỏ.
Đưa ra quan niệm hàm lỗi . Hàm này
tách ra các tập hợp đầu vào mà liên quan đến chúng, sự không toàn vẹn là hiện hữu.
Hàm lỗi được gọi là hàm nhận giá trị 1 khi và chỉ khi ở các tập đầu vào, hàm f thực hiện
bởi sơ đồ toàn vẹn, và hàm được thực hiện bởi sơ đồ không toàn vẹn, chúng sẽ nhận các giá trị
khác biệt.
Bởi =1, nếu , thì
(2.41)

Công thức (2.41) cho khả năng tìm thấy tập hợp các tập đầu vào hỗn hợp bằng phương
pháp đại số mà không cần xây dựng bảng chân lý, các bảng này sẽ cồng kềnh đối với những hàm
có số biến lớn.
Xem xét hàm lỗi cho sự không toàn vẹn được tính theo công thức (2.39) và công thức
(2.40):

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 46


Độ tin cậy và an toàn

Trên bảng (2.2) đưa ra các hàm lỗi cho sự không toàn vẹn của tất cả các phần tử của sơ đồ
(hình 2.16).
Nhận định hiện thời đặt ra nhiệm vụ tính độ tin cậy sơ đồ logic liên quan đến hỏng hóc. Đã
rõ:
1) cấu trúc của sơ đồ thực hiện hàm
2) các xác suất là xác suất nào đó ở thời điểm t biến đầu vào

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0
1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1
2 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0
3 0 1 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0
4 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0
5 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0
6 1 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1
7 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1
3) xác suất và là các xác suất nào đó ở thời điểm t, đầu ra của phần tử logic thứ i
xảy ra hỏng hóc loại “ xác định nhầm tín hiệu «0» hoặc «1»”
Yêu cầu xác định đại lượng P - xác suất không có lỗi ở đầu ra của sơ đồ ở thời điểm t.
Giả thiết rằng ở thời điểm t có thể xảy ra hỏng cho sự làm việc của chỉ một phần tử và các
hỏng hóc của các phần tử khác nhau là các sự kiện độc lập.
Giả sử lấy cho ví dụ trên: ; .

Tính toán diễn ra theo trình tự sau.


Các xác suất Rk xuất hiện các tập đầu vào ở thời điểm t được xác định (bảng 2.3). Tất cả
các tập tạo thành nhóm đầy đủ các sự kiện. Vì vậy

Xác suất chân thực của hàm được xác định

như tổng các xác suất xuất hiện các tập khác nhau:

Pf – có xác suất nào đó ở thời điểm t trên đầu ra của sơ đồ toàn vẹn có tín hiệu «1».

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 47


Độ tin cậy và an toàn

Bảng 2.3
f
0 0 0 0 0
1 0 0 1 1
2 0 1 0 0
3 0 1 1 0
4 1 0 0 0
5 1 0 1 0
6 1 1 0 1
7 1 1 1 1
Các hàm lỗi cho các hỏng hóc loại 0 → 1 và 1 → 0 của tất cả các phần tử trong sơ đồ
được tìm thấy (bảng 2.2):

Cho mỗi sự không toàn vẹn lệ thuộc xác suất thực của hàm lỗi P( ) – xác suất có
điều kiện nào đó ở đầu ra sơ đồ xẩy ra lỗi khi có hỏng hóc :

trong đó ở tổng tham dự các tập mà ở các tập các hàm

Xác định xác suất là xác suất nào đó ở thời điểm t xẩy ra hỏng hóc và điều đó dẫn
đến việc xuất hiện lỗi ở đầu ra của sơ đồ:

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 48


Độ tin cậy và an toàn

Từ việc so sánh các giá trị nhận được của


3 rõ ràng là các trở ngại của các phần tử
x1 &
x2 khác nhau không có các giá trị như nhau với
1
4 6 cách nhìn sự ảnh hưởng của chúng đến đầu ra
1 5 f
của & 1 sơ đồ. Sự ảnh hưởng lớn hơn cả có trở ngại
&
2 dạng 0→1 của phần tử 6 với giá trị lớn nhất
1

x3 Lúc này có thể xác định xác suất hỏng ở đầu


ra Hình 2.17. Sơ đồ tương đương sơ đồ trong thời điểm t

và xác suất không có hỏng hóc ở đầu ra của sơ đồ tại thời điểm t (độ tin cậy tương quan với hỏng
hóc)
P = 1 – Q = 1- 0,00298 = 0,99702.
Ở các giá trị này của xác suất thay đổi các biến đầu vào, đại lượng P đặc trưng cho cấu trúc
của sơ đồ logic với cách nhìn sự bảo vệ của nó từ sự ảnh hưởng của hỏng hóc các phần tử. Sơ đồ
tương đương khác sẽ có giá trị khác của P. Ví dụ sơ đồ tương đương được đưa ra như hình 2.17 và
sự thực hiện theo công thức sẽ có P = 0,99707.

2.5. Xác định độ tin cậy của các cấu trúc logic dư

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 49


Độ tin cậy và an toàn

Khi tính độ tin cậy của các thiết bị điều khiển logic thường yêu cầu tính đặc tính xuất hiện
khi chúng không toàn vẹn (ví dụ trong các hệ thống an toàn). Trong các sơ đồ logic, các trở ngại
có khả năng ở hai dạng: xuất hiện lỗi tín hiệu 1 vào vị trí của tín hiệu 0 (dạng 0→1) và xuất hiện
lỗi tín hiệu 0 vào vị trí của tín hiệu 1 (dạng 1→0). Trong trường hợp đầu diễn ra tình trạng lỗi nối
mạch đối tượng điều khiển, trường hợp thứ hai diễn ra tình trạng lỗi không nối mạch. Trong các hệ
thống an toàn điều đó không đồng giá trị theo các hậu quả của chúng. Vì vậy trong các cấu trúc
logic sẽ được tính riêng biệt - là xác suất không có tín hiệu lỗi 0 và - là xác suất
không có tín hiệu lỗi 1.
Trên hình 2.18 chỉ ra cấu trúc logic dư. Nó
y1
L1 gồm k khối logic đồng nhất L1, L2,…, Lk (k của
các kênh đồng nhất xử lý thông tin). Con số k
y2 được gọi là sự dư của cấu trúc. Ở đầu vào của các
x L2 CP y
n khối có các biến logic nhị phân x1, x2,…, xn. Các
đầu ra của các khối được nối với đầu vào của cơ
yk cấu phục hồi (CP). Hệ thống như thế được gọi là
Lk hệ thống có cấu trúc (k, 1). Nếu như tất cả các
phần tử của cấu trúc là toàn vẹn thì tín hiệu yi ở
Hình 2.18. Cấu trúc logic dư
đầu ra các khối Li là như nhau và ở đầu ra của CP
hình thành tín hiệu
y1 = y2 =…= yk = y.
Nếu như có một hoặc vài khối logic xuất hiện sự không toàn vẹn thì tại các đầu ra của
chúng xuất hiện các lỗi dạng 0→1 hoặc 1→0. Cơ cấu hồi phục CP sẽ hiệu chỉnh (sửa) con số các
tín hiệu lỗi được xác định yi và thực hiện trong trường hợp này một vài hàm logic ngưỡng:

(2.42)
trong đó k là độ dư (chính là con số đầu vào cơ cấu CP); yi - giá trị biến logic yi; d - ngưỡng của cơ
cấu phục hồi CP.
Bảng 2.4 dẫn ra các hàm logic CP cho k = 2, 3, 4, 5.
Bảng 2.4
k d Hàm logic CP ở dạng chuẩn tắc tuyển Số lượng các lỗi
được hiệu chỉnh
1→0 0→1
2 1 y= = y1  y2 1 0
2 y= = y1y2 0 1
1 y= = y1  y2 y3 2 0
3 2 y= = y1y2 y1y3 y2y3 1 1
Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 50
Độ tin cậy và an toàn

3 y= = y1y2y3 0 2
1 y= = y1  y2 y3 y4 3 0
4 2 y= = y1y2 y1y3 y1y4 y2y3 y2y4 y3y4 2 1
3 y= = y1y2y3 y1y2y4 y1y3y4 y2y3y4 1 2
4 y= = y1y2y3y4 0 3
1 y= = y1  y2 y3 y4 y5 4 0
2 y= = y1y2 y1y3 y1y4 y1y5 y2y3 y2y4 y2y5 y3y4 y3y5 y4y5 3 1
5 3 y= = y1y2y3 y1y2y4 y1y2y5 y1y3y4 y1y3y5 y1y4y5 2 2
y2y3y4y2y3y5 y2y4y5 y3y4y5
4 y= = y1y2y3y4 y1y2y3y5 y1y2y4y5y1y3y4y5 y2y3y4y5 1 3
5 y= = y1y2y3y4y5 0 4
(k – d) (d – 1)

Khi k là lẻ, nếu như ngưỡng , cơ cấu phục hồi sẽ thực hiện hàm logic có tính trội

(già hơn).
Nếu như ở các khối Li xuất hiện cùng lúc chỉ là lỗi một loại (0→1 hoặc 1→0), phần tử
ngưỡng thực hiện chức năng của biểu thức (2.42) sẽ hiệu chỉnh (k – d) lỗi - «0 bị lỗi» và (d – 1) lỗi
«1 bị lỗi» (bảng 2.4). Chỉ ra điều đó ở ví dụ của chức năng ngưỡng
y= = y1y2y3 y1y2y4 y1y3y4 y2y3y4 (2.43)
Cứ cho tập đầu vào ở sơ đồ toàn vẹn (hình 2.18) ta có
và cứ cho ở đầu vào của cơ cấu phục hồi CP thực hiện chức năng (hình
2.42) sẽ xảy ra d – 1 lỗi dạng 0→1. Do tất cả phép hội trong công thức (2.42) có d chữ nên mặc dù
một trong chúng có biến yi = 0 (i = 1, 2, …, k) tất cả phép hội sẽ bằng 0, y = = 0 và các lỗi
được sửa. Đối với hàm (2.43) có d – 1 = 2. Nếu như ví dụ xảy ra biến dạng 0→1 của các đầu ra y1
và y2 thì tất cả các hội (2.43) đều có mặt của biến y3 hoặc y4, chúng bằng 0 nên y = = 0.
Cứ cho tập đầu vào ở sơ đồ toàn vẹn (hình 2.18) ta có
và cứ cho ở các đầu vào của cơ cấu phục hồi CP xảy ra (k
– d = m) lỗi dạng 1→0. Do k –m = d nên tồn tại vừa vặn d đầu vào (j = 1, 2, …, k)
của cơ cấu phục hồi CP, ở chúng có mặt các tín hiệu đúng 1. Bởi dạng chuẩn tắc tuyển của hàm
(2.42) có phép hội nên y = = 1 và các lỗi dạng 1→0 được sửa. Đối với hàm
(2.43) có k - d = 1. Ví dụ nếu xảy ra biến dạng 1→0 ở đầu vào y1 thì tồn tại phép hội y2y3y4 và nó
không có biến y1, vì vậy y = = 1.

Khi tính độ tin cậy của cấu trúc dư (k, 1) sẽ giả thiết rằng CP có độ tin cậy tuyệt đối và đã
rõ: p0(t) là xác suất không có lỗi dạng 1→0 ở đầu ra khối logic Li và p1(t) - xác suất không có lỗi
dạng 0→1. Các xác suất này có thể được tính theo phương pháp đã được trình bày ở mục 2.4.
Khi sử dụng phương pháp nhóm đầy đủ các sự kiện (xem mục 2.1) ta nhận được (ký hiệu t
được hạ xuống):

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 51


Độ tin cậy và an toàn

(2.44)

(2.45)
Số hạng đầu tiên trong biểu thức (2.44) tương ứng với sự kiện khi mà ở các đầu vào của cơ
cấu phục hồi CP có mặt con số lớn nhất (k – d) các lỗi dạng 1→0 mà chúng được hiệu chỉnh. Xác
suất đó bằng . Ở các đầu vào d còn lại không có lỗi (xác suất đó bằng ). Tất cả các
sự kiện như thế của . Các số hạng tiếp theo tương ứng với tất cả các sự kiện khi con số lỗi ở
các đầu vào CP nhỏ hơn k – d. Số hạng cuối cùng có xác suất nào đó ở tất cả các đầu vào
của CP không có các lỗi dạng 0→1.
Trong bảng 2.5 đưa ra các biểu thức để tính độ tin cậy của các cấu trúc (k, 1) cho k = 2, 3,
4, 5. Trong thực tế sử dung các cấu trúc ưu việt với k = 2, 3 (kép đôi và ba). Ta xem xét khả năng
của hai cấu trúc (2, 1) (hình 2.19) mà ở hai cấu truc này cơ cấu phục hồi CP sử dụng các phần tử
HOẶC (OR) và phần tử VÀ (AND). Độ tin cậy của sơ đồ kép đôi với phần tử HOẶC (OR) (hình
2.19, a) được xác định theo công thức:
(2.46)
(2.47)

Các đồ thị hàm độ tin cậy được


a)
đưa ra ở hình 2.20. từ chúng đưa ra hai
y1
x L1 CP kết luận:
n 1 y  M 21  y1  y 2 1) Xác suất không tồn tại
lỗi dạng 1→0 ở đầu ra
L2
y2 của cấu trúc kép đôi
được tăng lên (ví dụ
b) như nếu p0 = 0,5 thì
y1 P0 = 0,75);
x L1 CP
n & y  M 22  y1 .y 2 2) Xác suất không tồn tại
lỗi dạng 0→1 giảm (ví
L2
y2 dụ như nếu p1 = 0,5 thì
P1 = 0,25).
Hình 2.19. Các cấu trúc logic dư (2, 1)
Độ tin cậy của sơ đồ kép đôi với
phần tử AND (hình 2.19, b) được xác định theo các công thức
(2.48)
(2.49)

Bảng 2.5

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 52


Độ tin cậy và an toàn

k d Biểu thức Độ tin cậy của cấu trúc (k, 1)


logic của
CP
2 1
2
1
3 2
3
1
2
4 3
4
1
2
5 3
4
5

p0 p1

1,00 1,00
0,75 0,75

0,25

0 Hình 2.20. Các độ tin


0,5 1,0cậy của hệ thống kép0đôi với phần0,5
p
tử OR 1,0 p
p0 0 p1 1

1,00 1,00
0,75 0,75

0,25

0 0,5 1,0 p 0 0,5 1,0 p


1
0
Hình 2.21. Các độ tin cậy của hệ thống kép đôi với phần tử AND
Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 53
Độ tin cậy và an toàn

Các kết luận trong trường hợp này (hình 2.21) tương tự ứng với dạng khác của các trở ngại.
Theo đó, nếu như cần nâng cao độ tin cậy của thiết bị logic ứng với các trở ngại 1→0 thì sử dụng
cấu trúc kếp đôi với phần tử CP là OR. Còn nếu cần thiết nâng cao độ tin cậy ứng với các trở ngại
0→1 thì sử dụng cấu trúc kếp đôi với phần tử CP là AND.
Bảng 2.6
Trong bảng 2.6 đưa ra đại lượng P0
Công thức CP cho các cấu trúc dư với phần tử CP
là OR khi k = 2, 3, 4, 5 và các giá
0,5 0,75 0,875 0,9375 0,96875 trị khác nhau của xác suất không
0,6 0,84 0,936 0,9744 0,98976 có các lỗi 1→0 ở đầu ra của khối
0,7 0,91 0,973 0,9919 0,99757 logic. Từ các số liệu trong bảng có
0,8 0,96 0,992 0,9984 0,99968 thể thấy tăng dự phòng k lên một
0,9 0,99 0,999 0,9999 0,99999 đơn vị sẽ tăng độ tin cậy của cấu
trúc liên quan đến trở ngại 1→0
khoảng một bậc. Ví dụ xác suất làm việc không có trở ngại của các hệ thống có độ tin cậy cao có
sự đánh giá bằng số con số «9» sau dấu phẩy. Trong trường hợp này khi P0 = 0,9 và tăng k lên một
đơn vị (k = 2, 3, 4, 5) sẽ tăng lên một đơn vị và số con số «9» sau dấu phẩy. Xác suất trở ngại Q0 =
1- P0 khi đó giảm một bậc (tương ứng với 10-2, 10-3, 10-4, 10-5).
Một ví dụ quan trọng thực tế khác của cấu trúc dư (k, 1) là cấu trúc tính trội, ở đó CP thực
hiện chức năng ngưỡng (tính trội) với ngưỡng . Trên hình 2.22 là cấu trúc tính trội (3, 1)

được sử dụng rộng rãi. Độ tin cậy của nó được xác định theo công thức:
(2.50)
(2.51)

y1
L1 & CP

y2
x L2 & 1
n
y3
L3 &

Hình 2.22. Cấu trúc tính trội (3,1)

Từ việc phân tích các đồ thị của hàm độ tin cậy (hình 2.23) suy ra những điểm đặc biệt của
cấu trúc tính trội so với cấu trúc kép (đôi):

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 54


Độ tin cậy và an toàn

p0 p1

1,00 1,00

0,5 0,5

0 0,5 1,0 p 0 0,5 1,0 p


0 1

Hình 2.23. Các đặc tính độ tin cậy của cấu trúc tính trội
1) độ tin cậy của cấu trúc tính trội được tăng lên chỉ ở mức độ xác định của độ tin cậy của các
khối logic (p0 > 0,5; p1 > 0,5);
2) nếu p0 > 0,5; p1 > 0,5 thì độ tin cậy được nâng cao tương đối cả hai dạng trở ngại 0→1 và
1→0;
3) nếu như p0 = p1 thì P0 = P1 là hệ quả của các đẳng thức (2.50) và (2.51)
Trên bảng 2.7 đưa ra các giá trị của P0 và P1 đối với các cấu trúc tính trội và .

Thông thường trong các tính toán sử dụng thuận tiện hơn là các biểu thức đối với các xác suất
trở ngại Q0 và Q1 của cấu trúc dư. Các biểu thức này nhận được từ sự tương tự các công thức (2.44)
và (2.45):

(2.52)

(2.53)

Cấu trúc các công thức Q0 và Q1 trùng với cấu trúc các công thức tương ứng P0 và P1. Khi
đó Q0 = 1 – P0, Q1 = 1 – P1, q0 = 1 – p0, q1 = 1 – p1.
Từ các phần trên đã luôn giả thiết rằng dộ tin cậy của cơ cấu phục hồi CP là tuyệt đối. Do
trong thực tế điều đó là không thể có được, độ tin cậy của cấu trúc (k, 1) phụ thuộc vào cả độ tin
cậy của CP. Phần tử CP là phần tử so sánh cuối cùng của cấu trúc (hình 2.18), vì vậy độ tin cậy
của cấu trúc (k, 1) về tổng thể không thể vượt độ tin cậy của CP. Để nâng cao độ tin cậy thường sử
dụng các cấu trúc dư (k, k) co dự phòng cho CP. Phương pháp này hiệu quả hơn cả trong các hệ
thống tính toán và điều khiển được tạo nên từ các khối phân chia chức năng riêng biệt.
Bảng
2.7
Công thức CP
Trên hình 2.24 đưa ra cấu trúc tính trội (3, 1)
0,5 0,500 0,50000 cho hệ thống được tạo từ ba khối logic mắc
nối 0,6 0,648 0,68256 tiếp L1, L2, L3 hình thành ba kênh tính toán.
Nguyễn Duy0,7
Việt – Bộ môn0,784 0,83692
Điều khiển và TĐH giao thông 55
0,8 0,896 0,94208
0,9 0,972 0,99144
Độ tin cậy và an toàn

Giả sử cho p01 = 0,93; p02 = 0,95; p03 = 0,98; pCP = 0,999. Như thế tương ứng với các công thức
(2.1) và (2.50), ta có:
Ở cấu trúc dư (3, 3) (hình 2.25) thực hiện nối tầng theo nguyên tắc tính trội các khối logic
như nhau của hệ thống. Ở cấu trúc này khi phân biệt với cấu trúc (k, 1) hiệu chỉnh k trở ngại của
các khối thuộc các tầng khác nhau và các kênh tính toán khác nhau.
Cứ cho, ví dụ, trong một thời điểm xẩy ra trở ngại của ba khối L 11, L22, L33. Bởi các khối
L12, L13 là toàn vẹn nên ở các đầu ra của các phần tử CP11, CP12, CP13 có mặt các tín hiệu logic
đúng. Tiếp theo ở các đầu ra các khối L21, L23 có các tín hiệu là đúng (khối L22 bị trở ngại). Ở các
đầu ra của các phần tử CP21, CP22, CP23 có hai trong ba tín hiệu là đúng, vì vậy ở các đầu ra của
chúng có các tín hiệu ra là đúng. Từ ba khối L31, L32, L33 có hai khối (L31, L32) la toàn vẹn và làm
việc đúng, vì vậy ở đầu ra của CP32 (đầu ra chung của cả sơ đồ) là các tín hiệu đúng. Tiếp theo là
toàn bộ cấu trúc làm việc đúng. Kết quả là độ tin cậy của cấu trúc (k, k) tồn tại cao hơn độ tin cậy
của cấu trúc (k, 1).
Để tính độ tin cậy của cấu trúc (k, k) (hình 2.25) sẽ đặt nó ở dạng nối nối tiếp các khối A,
B, C. Mỗi khối làm việc đúng khi có ít nhất hai trong ba kênh tính toán toàn vẹn. do vậy, tương
ứng với các công thức (2.1), (2,50), (2.51), ta có:

(2.54)

(2.55)
Giả sử cho p01 = 0,93; p02 = 0,95; p03 = 0,98; pCP = 0,999, khi đó nhận được

L11 L21 L31 Như thế cho ví dụ này độ tin cậy của hệ
thống không dự phòng, có các cấu trúc dư (3, 1)
L12 L22 L32 CP và (3,3) tương ứng bằng 0,86583; 0,949874;
0,972408.

L13 L23 L33 Trong cấu trúc dư (k, k), vấn đề CP cuối
cùng (phần tử chốt cuối) được giữ lại. trong sơ
Hình 2.24. Cấu trúc trội (3, 1) đồ hình 2.25 đó là phần tử CP32. Trong ví dụ đã
A B B C

L11 CP11 L21 CP21 L31

L12 CP12 L22 CP22 L32 CP32

L13 CP13 L23 CP23 L33


Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 56

Hình 2.25. Cấu trúc dư tính trội (3, 3)


Độ tin cậy và an toàn

xem xét, độ tin cậy của tất cả các phần tử CP là như nhau (pCP = 0,999). Trong các hệ thống thực tế
thường “chốt cuối cùng” được thực hiện bằng công nghệ chuyên dụng và có độ tin cậy cao hơn so
với các CP bên trong, tuy nhiên là giá thành của nó cũng cao hơn. Điều đó có thể cho phép do các
CP bên trong có số lượng thường lớn hơn rất nhiều.

Nguyễn Duy Việt – Bộ môn Điều khiển và TĐH giao thông 57

You might also like