You are on page 1of 3

TÓM TẮT KINH TẾ CHÍNH TRỊ

❖ Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa


- Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người.
Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
● Phân công lao động xã hội
● Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán.
- Thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa: Giá trị lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
❖ Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể.
- Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến
hình thức cụ thể của nó; nó là sự hao phí sức lao động nói chung.
❖ Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
● Lượng giá trị của hàng hóa
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình.
- Lượng giá trị = nguyên nhiên vật liệu + hao phí lao động
● Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
- Năng suất lao động (Tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần
thiết trong một đơn vị hàng hóa => lượng giá trị giảm)
- Cường độ lao động
- Tính chất phức tạp của lao động (Lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn)
Chức năng của tiền
- Thước đo giá trị: Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
❖ Thị trường và nền kinh tế thị trường
● Khái niệm thị trường
- Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được
đáp ứng thông qua việc trao đổi mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng
hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
- Phân loại thị trường: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ,...
● Vai trò của thị trường
- Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát
triển.
- Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức
phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
- Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một thể thống nhất, gắn kết nền kinh tế quốc
gia với thế giới.
● Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu
cầu của quy luật kinh tế; là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn
vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động,... trong nền kinh tế thị trường.
Hàng hóa sức lao động
● Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Người lao động được tự do về thân thể
- Người lao động phải bán sức lao động
● Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
- Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định
- Giá trị của hàng hóa sức lao động gồm: những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi
con của người lao động, phí tổn đào tạo người lao động và tư liệu sinh hoạt cần thiết
để tái sản xuất sức lao động.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người
mua.
❖ Sự sản xuất giá trị thặng dư
- Giá trị thặng dư (ký hiệu là m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho
nhà tư bản.
❖ Tư bản bất biến và tư bản khả biến
- Tư bản bất biến (ký hiệu là c): tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất, được bảo tồn
và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm.
- Tư bản khả biến (ký hiệu là v): tồn tại dưới hình thái sức lao động, thông qua lao
động trừu tượng của công nhân mà thay đổi về số lượng trong quá trình sản xuất.
● Giá trị hàng hóa: G = c + (v + m)
❖ Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động. Tức là tiền mua sức lao động
❖ Bản chất của giá trị thặng dư
- Công nhân làm không công cho nhà tư bản
❖ Tỷ suất giá trị thặng dư
𝑚 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ℎặ𝑛𝑔 𝑑ư
𝑚′ = . 100% = . 100%
𝑣 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ấ𝑡 𝑦ế𝑢

❖ Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu
được
M = m’ . V (với V là tổng tư bản khả biến)
❖ Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
● Chi phí sản xuất (ký hiệu là k): k = c + v. Khi đó, G = k + m.
● Lợi nhuận
p = G - k = m (giá trị thặng dư)
● Tỷ suất lợi nhuận
𝑝
𝑝′ = . 100%
𝑐+𝑣

● Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa (Song
giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị hàng hóa).

You might also like