You are on page 1of 55

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI VẬT GỖ THEO
CHIỀU CAO DÙNG TRONG ĐIÊU KHẮC
SỬ DỤNG ARDUINO R3

GVHD : Đỗ Hoàng Ngân Mi


Nhóm 6 : Nguyễn Tiến Bằng
: Đỗ Thành Thiên Ân
: Trần Văn Tư
: Nguyễn Thanh Quang
: Lương Toàn Thịnh
Lớp : 122DATDD01
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Đà Nẵng, Ngày 12 tháng12 năm 2022

Nhóm 6 Trang 2
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật , điện tử mà trong đó tự động
hoá đóng vai trò hết sức quan trọng . Nắm bắt và vận dụng tự động hoá là điều tất yếu . 
Truyền động điện là một trong các môn học cơ sở kỹ thuật của các chuyên ngành 
điện công nghiệp, tự động hóa, cơ điện… Nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản
về các phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện, tính chọn được động cơ điện cho
các hệ truyền động, phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như: inverter,
các bộ biến đổi, cũng như lựa chọn được các bộ biến đổi phù hợp với yêu cầu hệ truyền động. 
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về các đề tài cũng như công trình trước đây nhóm đã
quyết định chọn đề tài “Mô Hình Đếm Và Phân Loại Vật Gỗ Theo Chiều Cao Dùng
Trong Điêu Khắc Sử Dụng Arduino UNO R3”. Với đề tài nhóm hy vọng sẽ làm cơ sở
nghiên cứu cho những ứng dụng hay mở rộng sau này . 
Trong quá trình thực hiện đề tài do khả năng và kiến thức thực tế có hạn nên không thể tránh
khỏi sai sót, kính mong cô đóng góp ý kiến để tài nhóm em hoàn thiện hơn.  

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Tiến Bằng
Đỗ Thành Thiên Ân
Trần Văn Tư
Nguyễn Thanh Quang
Lương Toàn Thịnh
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô “ThS. Đỗ Hoàng Ngân Mi”, trên cương vị là giảng viên
hướng dẫn đề tài đã nhiệt tình chỉ bảo, giảng giải tận tình về các vướng mắc trong quá trình tìm
hiểu đề tài. Một lần nữa chúng em xin cảm ơn cô. 
      Bước đầu làm quen với bộ môn “Truyền động điện”, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo, kiến thức
của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. 
Em xin chân thành cảm ơn!!! 
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.........................................................................................................7

1.1 Tổng quan về các dây chuyền phân loại sản phẩm.................................................................................................7
1.1.1 Khái niệm và các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm...............................................................................................7
1.1.1.1 Khái niệm:...........................................................................................................................................................7
1.1.1.2 Các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm...........................................................................................................7
1.1.2 Dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao..........................................................................................................7
1.1.2.1 Giới thiệu chung..................................................................................................................................................7
1.1.2.2 Cấu tạo của dây chyền phân loại sản phẩm theo chiều cao...............................................................................8
1.1.3 Dây chuyền sản xuất gỗ trong công nghiệp..................................................................................................................9
1.1.3.1 Quy trình sản xuất:..............................................................................................................................................9
1.1.3.2 Lựa chọn khâu.....................................................................................................................................................9

1.2 Lý do chọn đề tài................................................................................................................................................... 9

1.3 Mục tiêu đề tài.................................................................................................................................................... 10

1.4 Nội dung nghiên cứu........................................................................................................................................... 10

1.5 Yêu cầu dặt ra..................................................................................................................................................... 10

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC ARDUINO UNO VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG ĐỀ TÀI
.....................................................................................................................................................................12

2.1 Tổng quan về Adruino Uno R3............................................................................................................................. 12


2.1.1 Giới thiệu về Arduino R3...........................................................................................................................................12
2.1.2 Cấu tạo của Arduino..................................................................................................................................................12
2.1.3 Ứng Dụng.................................................................................................................................................................14

2.2 Tổng quan các linh kiện trong đề tài.................................................................................................................... 14


2.2.1 IC LCM2004.................................................................................................................................................................14
2.2.1.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................15
2.2.1.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................16
2.2.2 Cảm biến hồng ngoại.................................................................................................................................................16
2.2.2.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................16
2.2.2.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................17
2.2.3 LCD 20x4.....................................................................................................................................................................19
2.2.3.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................19
2.2.3.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................19
2.2.4 Động cơ Servo MG90S...............................................................................................................................................20
2.2.4.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................20
2.2.4.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................20
2.2.5 Nút nhấn.....................................................................................................................................................................21
2.2.5.1 Giới thiệu...........................................................................................................................................................21
2.2.5.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................22
2.2.6 Bộ nạp cấp nguồn cho Arduino.................................................................................................................................22
2.2.6.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................22

Nhóm 6 Trang 1
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.2.6.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................22


2.2.7 Động cơ motor LK0195..............................................................................................................................................23
2.2.7.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................23
2.2.7.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................24
2.2.8 Mạch nguồn...............................................................................................................................................................24
2.2.8.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................24
2.2.8.2 Thông số kĩ thuật..............................................................................................................................................25

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG..............................................................................................26

3.1 Giới thiệu............................................................................................................................................................ 26

3.2 Các phần mềm thiết kế........................................................................................................................................ 26

3.3 Sơ đồ khối........................................................................................................................................................... 30

3.4 Lưu đồ thuật toán................................................................................................................................................ 31

3.5 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Matlab.......................................................................................32

3.6 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Protues......................................................................................32

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT.........................................................................................................................33

4.1 Kết quả đạt được................................................................................................................................................ 33

4.2 Kết quả chưa đạt được........................................................................................................................................ 33

4.3 Ưu điểm của sản phẩm........................................................................................................................................ 33

4.4 Nhược điểm của sản phẩm.................................................................................................................................. 33

4.5 Đánh giá mô hình................................................................................................................................................ 33

4.6 Hướng khắc phục và phát triển............................................................................................................................ 33

4.7 Kết luận.............................................................................................................................................................. 34

Nhóm 6 Trang 2
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Phụ lục hình ảnh


Hình 1.1: Dây Chuyền Phân Loại Thùng Bánh...............................................................................8
Hình 1.2: Arduino Uno R3...........................................................................................................12
Hình 1.3: I2c................................................................................................................................ 16
Hình 1.4: Cảm Biến Hồng Ngoại..................................................................................................17
Hình 1.5: Sơ Đồ Cảm Biến Hồng Ngoai.......................................................................................18
Hình 1.6: Màn Hình Lcd 20x4......................................................................................................19
Hình 1.7: Động Cơ Servo Mg90s..................................................................................................20
Hình 1.8: Hình Ảnh Nút Nhấn......................................................................................................21
Hình 1.9: Bộ Nạp Cấp Nguồn Cho Arduno..................................................................................22
Hình 1.10: Phần Stator Của Động Cơ Mô Tơ...............................................................................23
Hình 1.11: Phần Rotor Của Động Cơ Motor.................................................................................24
Hình 1.12: Mạch Nguồn................................................................................................................ 25
Hình 1.13: Mô Hình Hệ Thống.....................................................................................................26
Hình 1.14: Phần Mềm Arduno......................................................................................................27
Hình 1.15: Protues Labcenter Electronics.....................................................................................27
Hình 1.16: Phần Mềm Matlab.......................................................................................................28
Hình 1.17: Sơ Đồ Khối.................................................................................................................30
Hình 1.18: Lưu Đồ Thuật Toán.....................................................................................................31
Hình 1.19: Mô Phỏng Trên Protues..............................................................................................32

Nhóm 6 Trang 3
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT –     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
DHDN  NAM 
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
  ---o0o--- 

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 


Nhóm 6
Họ và tên sinh viên:   
Nguyễn Tiến Bằng MSV : 1911505510104
Đỗ Thành Thiên Ân MSV : 1911505510203
Trần Văn Tư MSV : 1911505510137
Nguyễn Thanh Quang MSV : 1711505510136
Lương Toàn Thịnh MSV : 1711505510134
Lớp HP :  122DATDD01 
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Hoàng Ngân Mi 
I. ĐỀ TÀI :
MÔ HÌNH ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI VẬT GỖ THEO CHIỀU CAO DÙNG TRONG
ĐIÊU KHẮC SỬ DỤNG ARDUINO R3
II. CÁC THAM SỐ BAN ĐẦU: 
- Bộ nguồn 5V cung cấp cho Arduino R3 và nguồn 12V cho động cơ DC.
- Mô hình có chức năng : + Không cần tốn nhân lực nhiều. 
                                        + Tiết kiệm thời gian. 
                                        + Tiết kiệm chi phí. 
III. Nguyên lý hoạt động:
Khi ta nhấn nút star mô hình bắt đầu hoạt động, đưa vật vào băng tải :
-Trường hợp 1: Nếu vật có chiều cao 3cm thì khi chạy tới cảm biến hồng ngoại 1, cảm biến hồng
ngoại 1 nhận diện được vật thì động cơ servo hoạt động và đẩy vật vào vị trí đựng có chiều cao
3cm. Lúc đó trên màn hình hiển thị sẽ đếm sản phẩm ở vị trí thấp tăng lên 1 và hiển thị chiều cao
là 3cm.
-Trường hợp 2: : Nếu vật có chiều cao 5cm thì cảm biến hồng ngoại 1 không hoạt động và tiếp
tục chạy tới cảm biến hồng ngoại 2, cảm biến hồng ngoại 2 nhận diện được vật thì động cơ servo
hoạt động và đẩy vật vào vị trí đựng có chiều cao 5cm. Lúc đó trên màn hình hiển thị sẽ đếm sản
phẩm ở vị trí trung bình tăng lên 1 và hiển thị chiều cao là 5cm.
Nhóm 6 Trang 4
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

-Trường hợp 3: : Nếu vật có chiều cao 7cm thì khi cảm biến 1 và 2 sẽ không hoạt động và băng
tải sẽ đưa vật chạy tới cảm biến hồng ngoại 3, cảm biến hồng ngoại 3 nhận diện được vật thì vật
sẽ rơi vào vị trí đựng có chiều cao 7cm. Lúc đó trên màn hình hiển thị sẽ đếm sản phẩm ở vị trí
cao tăng lên 1 và hiển thị chiều cao là 7cm.
*Phát thảo mô hình:

IV.CÁC PHẦN CẦN PHẢI LÀM VÀ NỘP


- Quyên báo cáo đúng theo qui định. 
- Bản vẽ A2. 
- File video quay đề tài (5-10 phút) và file Powerpoint (15-25 slides). 
- Mô hình chế tạo. 
  Đà Nẵng, ngày  tháng  năm 202
                              
Nhóm 6 Giáo viên hướng dẫn 
Đỗ Hoàng Ngân M
Nguyễn Tiến Bằng
Đỗ Thành Thiên Ân
Trần Văn Tư
Nguyễn Thanh Quang
Lương Toàn Thịnh

Nhóm 6 Trang 5
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1.1 Tổng quan về các dây chuyền phân loại sản phẩm.
1.1.1 Khái niệm và các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm.
1.1.1.1 Khái niệm:
Dây chuyền là một hình thức tổ chức sản xuất trong đó các bộ phận, thiết bị được thực hiện kế
tiếp nhau theo một trình tự đặt trước.
Dây chuyền phân loại sản phẩm là dây chuyền mà trong đó sản phẩm sẽ được phân ra theo
nhiều loại riêng theo yêu cầu (phân loại theo chiều cao, khối lượng hay màu sắc,...)
1.1.1.2Các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm.
Tuỳ theo yêu cầu sản xuất trong thực tế mà người ta phân ra các hình thức phân loại sản phẩm
như sau:

 Phân loại theo chiều cao sản phẩm.


 Phân loại theo khối lượng sản phẩm.
 Phân loại theo màu sắc sản phẩm.
 Phân loại theo hình ảnh sản phẩm.
 Phân loại theo mã vạch sản phẩm.
1.1.2 Dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao.
1.1.2.1Giới thiệu chung.
Dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao là kiểu phân loại theo kích thước của sản phẩm,
mà cụ thể ở đây là căn cứ theo chiều cao của sản phẩm mà phân ra các loại sản phẩm khác nhau.
Như đã nới ở trên thì dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao được ứng dụng nhiều
trong việc phân loại các sản phẩm theo kích thước gỗ hoặc sản phẩm đóng chai, lọ,… Và đây
cũng là công đoạn cuối cùng trong một dây chuyền sản xuất.

Nhóm 6 Trang 6
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 1.1: Dây chuyền phân loại thùng bánh

1.1.2.2Cấu tạo của dây chyền phân loại sản phẩm theo chiều cao.
Cấu tạo cơ bản của dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều gồm những bộ phận chính sau:

 Hệ thống giá đỡ hay bộ khung.


 Băng tải.
 Con lăn.
 Hệ thống động lực.
 Hệ thống điều khiển (nút nhán, bảng mạch,...)
 Ngoài ra còn có các bộ phận, thiết kế khác như: cảm biến, hệ thống đẩy,…

Nhóm 6 Trang 7
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

1.1.3 Dây chuyền sản xuất gỗ trong công nghiệp.


1.1.3.1Quy trình sản xuất:

 Bước 1: Bột gỗ sau khi được nghiền nát sẽ được trộn cùng các chất phụ gia và keo trong
máy trộn sấy để tạo ra bột sợi
 Bước 2: Bột sợi được rải ra bằng máy rải, và cảo thành 2 hoặc 3 tầng tuỳ khổ
 Bước 3: Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt và ép 2 lần
Lần 1: Ép sơ bộ – Đây là giai đoạn các tầng sợi bột được ép sơ bộ để nén lại 
Lần 2: Giai đoạn này tất cả các tầng bột sợi được ép chặt lại với nhau 

 Bước 4: Cắt ván và bo biên.


 Bước 5: Chà nhám, phân loại và đóng gói.
1.1.3.2Lựa chọn khâu.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy trình sản xuất gỗ thì nhóm em thấy khâu phân loại
là một khâu quan trọng trong việc đưa sản phẩm đúng mẫu, kích thước sản phẩm tới người têu
dùng.
Cũng như khâu phân loại cũng được áp dụng nhiều trong các quy trình sản xuất khác như:
đóng chai, lọ,…
Vì vậy nhóm đã quyết định chọn khâu phân loại sản phẩm gỗ theo chiều cao là đề tài nghiên
cứu và phát triển sản phẩm.
1.2 Lý do chọn đề tài.
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện tử mà trong đó
điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, quản lí,
công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin…. do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một
cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và
trong sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự động nói riêng. Xuất phát từ những đợt đi thực tập tốt
nghiệp tại nhà máy, các khu công nghiệp và tham quan các doanh nghiệp sản xuất, chúng em đã
được thấy nhiều khâu được tự động hóa trong quá trình sản xuất. Một trong những khâu tự động
trong dây chuyền sản xuất tự động hóa đó là số lượng sản phẩm sản xuất ra được các băng tải vận
chuyển và sử dụng hệ thống nâng gắp phân loại sản phẩm. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp
vừa và nhỏ thì việc tự động hóa hoàn toàn chưa được áp dụng trong những khâu phân loại, đóng

Nhóm 6 Trang 8
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

bao bì mà vẫn còn sử dụng nhân công, chính vì vậy nhiều khi cho ra năng suất thấp chưa đạt hiệu
quả. Từ những điều đã được nhìn thấy trong thực tế cuộc sống và những kiến thức mà em đã học
được ở trường muốn tạo ra hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời vẫn đảm bảo được độ
chính xác cao về kích thước. Nên em đã quyết định thiết kế và thi công một mô hình sử dụng
băng chuyền để phân loại sản phẩm vì nó rất gần gũi với thực tế, vì trong thực tế có nhiều sản
phẩm được sản xuất ra đòi hỏi phải có kích thước tương đối chính xác và nó thật sự rất có ý nghĩa
đối với chúng em, góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn, để xứng tầm với sự
phát triển của thế giới.
1.3 Mục tiêu đề tài
Trong quá trình sản xuất, việc phân loại sản phẩm đóng vai trò thiết yếu. Có nhiều hướng để
phân biệt nhiều dòng sản phẩm khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Đề tài này hướng vào việc
nghiên cứu phân loại vật theo chiều cao đã được định trước.
Chính vì vậy, với mong muốn đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm trên, chúng
em xin thực hiện đề tài “Mô hình đếm và phân loại vật gỗ theo chiều cao dùng trong điêu khắc
dùng Arduino ” nhằm mang lại những lợi ích cụ thể:

 Giảm sức lao động

 Nâng cao năng suất lao động

 Giúp cho việc quản lý và giám sát trở nên đơn giản

 Giảm chi phí thuê nhân công..


1.4 Nội dung nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu thông qua đề tài là tìm hiểu về ứng dụng đếm và phân loại sản phẩm nên
nhiệm vụ nghiên cứu gồm :

 Tìm hiểu cơ chế hoạt động.


 Phân tích sơ đồ nguyên lý.
 Nâng cao kĩ năng lập trình, hàn mạch và làm sản phẩm điện tử.
 Phát triển khả năng tư duy cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu.
1.5 Yêu cầu dặt ra
Để phục vụ cho việc đếm và phân loại vật theo chiều cao thì cần đặt ra những yêu cầu sau:

Nhóm 6 Trang 9
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

 Phân loại vật theo 3 trường hợp : thấp, trung bình và cao.

 Dễ dàng điều khiển và bảo trì.

Nhóm 6 Trang 10
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC ARDUINO UNO VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG
ĐỀ TÀI
2.1 Tổng quan về Adruino Uno R3

Hình 1.2: Arduino UNO R3

2.1.1 Giới thiệu về Arduino R3


 Arduino là một bo mạch vi điều khiển do một nhóm giáo sư và sinh viên nước Ý thiết kế và
đưa ra đầu tiên vào năm 2005. Mạch Arduino được sử dụng để cảm nhận và điều khiển
nhiều đối tượng khác nhau. Nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ lấy tín hiệu từ cảm biến đến
điều khiển đèn, động cơ, và nhiều đối tượng khác. Ngoài ra mạch còn có khả năng liên kết
với nhiều module khác nhau như module đọc thẻ từ, ethernet shield, sim900A, ….để tăng
khả ứng dụng của mạch.

 Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR
Atmel 8bit, hoặc ARM, Atmel 32-bit,…. Hiện phần cứng của Arduino có tất cả 6 phiên bản,
Tuy nhiên phiên bản thường được sử dụng nhiều nhất là Arduino Uno và Arduino Mega.
 Phần mềm để lập trình cho mạch Arduino là phần mềm IDE.
2.1.2 Cấu tạo của Arduino
 Nguồn (USB / Barrel Jack)
 Chân (5V, 3,3V, Analog, Digital, PWM, AREF)
Nhóm 6 Trang 11
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

 Nút reset(reset button)


 Đèn led báo nguồn(power led indicator)
 Led TX và RX( TX RX Leds)
 IC Chủ(Main IC)
 Bộ Điều Chỉnh Điện Áp
Thông Số Kỹ Thuật Của Arduino R3

Vi điều khiển ATmega328P

Điện áp hoạt động 5V

Điện áp vào khuyên dùng 7-12V

Điện áp vào giới hạn 6-20V

14 (trong đó 6 pin có khả


Digital I/O pin
năng băm xung)

PWM Digital I/O Pins 6

Analog Input Pins 6

Cường độ dòng điện trên mỗi I/O pin 20 mA

Cường độ dòng điện trên mỗi 3.3V pin 50 mA

32 KB (ATmega328P)
Flash Memory 0.5 KB được sử dụng
bởi bootloader

Nhóm 6 Trang 12
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Vi điều khiển ATmega328P

SRAM 2 KB (ATmega328P)

EEPROM 1 KB (ATmega328P)

Tốc độ 16 MHz

Chiều dài 68.6 mm

Chiều rộng 53.4 mm

Trọng lượng 25 g

2.1.3 Ứng Dụng


 Arduino được dùng trong thiết kế Robot, như điều khiển motor, nhận biết và sử
lý thông tin.
 Máy CNC mini sử dụng cho điêu khắc sử dụng laser hoặc spindle tốc độ cao
 Máy in 3D
 Máy bay không người lái
 Điều khiển thiết bị thông qua internet
 Nhận biết và cảnh báo các vấn đề nguy hiểm như cảnh báo cháy, nồnđộ hóa chất
khí gas độc hại thông qua cảm biến
 Điều khiển bật tắt đơn giản ,cảm biến âm thanh, ánh sáng
2.2 Tổng quan các linh kiện trong đề tài
2.2.1 IC LCM2004

Nhóm 6 Trang 13
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.2.1.1 Giới thiệu


I2C là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “Inter-Integrated Circuit”. Nó là một giao thức giao
tiếp được phát triển bởi Philips Semiconductors để truyền dữ liệu giữa một bộ xử lý trung tâm với
nhiều IC trên cùng một board mạch chỉ sử dụng hai đường truyền tín hiệu.
Do tính đơn giản của nó nên loại giao thức này được sử dụng rộng rãi cho giao tiếp giữa vi
điều khiển và mảng cảm biến, các thiết bị hiển thị, thiết bị IoT, EEPROMs, v.v …
Đây là một loại giao thức giao tiếp nối tiếp đồng bộ. Nó có nghĩa là các bit dữ liệu được truyền
từng bit một theo các khoảng thời gian đều đặn được thiết lập bởi một tín hiệu đồng hồ tham
chiếu.
Đặc điểm quan trọng của giao thức giao tiếp I2C:

 Chỉ cần có hai đường bus (dây) chung để điều khiển bất kỳ thiết bị / IC nào trên mạng I2C
 Không cần thỏa thuận trước về tốc độ truyền dữ liệu như trong giao tiếp UART. Vì vậy, tốc
độ truyền dữ liệu có thể được điều chỉnh bất cứ khi nào cần thiết
 Cơ chế đơn giản để xác thực dữ liệu được truyền
 Sử dụng hệ thống địa chỉ 7 bit để xác định một thiết bị / IC cụ thể trên bus I2C
 Các mạng I2C dễ dàng mở rộng. Các thiết bị mới có thể được kết nối đơn giản với hai
đườngbus chung I2C

Nhóm 6 Trang 14
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 1.3: I2C

2.2.1.2 Thông số kĩ thuật


 Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC
 Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780)
 Giao tiếp: I2C
 Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2)
 Kích thước: 41.5mm(L)x19mm(W)x15.3mm(H)T
 Trọng lượng: 5g tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt
 Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD
2.2.2 Cảm biến hồng ngoại
2.2.2.1 Giới thiệu

Nhóm 6 Trang 15
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Cảm biến hồng ngoại (IR sensor) là thiết bị điện tự động hoạt động trên nguyên tắc điện tử
điện dung, dùng để đo và phát hiện các bức xạ hồng ngoại. Bức xạ hồng ngoại là những nguồn
sáng mà mắt người không thể nhìn thấy được, bởi bước sóng hồng ngoại rộng hơn với ánh sáng
khả biến. Do vậy, bất cứ vật thể gì phát ra mức nhiệt lớn hơn 5 độ C đều phát ra bước sóng hồng
ngoại.

Hình 1.4: Cảm biến hồng ngoại


2.2.2.2 Thông số kĩ thuật
 IC so sánh: LM393.Điện áp: 3.3V - 6VDC.
 Dòng tiêu thụ: Vcc = 3.3V: 23 mA. Vcc = 5.0V: 43 mA.
 Góc hoạt động: 35°
 Khoảng cách phát hiện: 2 ~ 30 cm.
 LED báo nguồn và LED báo tín hiệu ngõ ra.
 Mức logic ngõ ra: Mức thấp - 0V: khi có vật cản.
 Mức cao - 5V: khi không có vật cản.
 Kích thước: 3.2cm x 1.4cm.

Nhóm 6 Trang 16
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 1.5: Sơ đồ cảm biến hồng ngoai

Nhóm 6 Trang 17
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.2.3 LCD 20x4.


2.2.3.1 Giới thiệu

Hình 1.6: Màn hình LCD 20x4


Màn hình text LCD2004 xanh dương /xanh lá sử dụng driver HD44780, có khả năng hiển thị 4
dòng với mỗi dòng 20 ký tự, màn hình có độ bền cao, rất phổ biến, nhiều code mẫu và dễ sử dụng
thích hợp cho những người mới học và làm dự án.
LCD 20x4 là loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị chữ hoặc số trong bảng mã
ASCII. Mỗi ô của Text LCD bao gồm các chấm tinh thể lỏng, các chấm này kết hợp với nhau
theo trình tự “ẩn” hoặc “hiện” sẽ tạo nên các kí tự cần hiển thị và mỗi ô chỉ hiển thị được một kí
tự duy nhất.
LCD 20x4 nghĩa là loại LCD có 4 dòng và mỗi dòng chỉ hiển thị được 20 kí tự. Đây là loại
màn hình được sử dụng rất phổ biến trong các loại mạch điện.
2.2.3.2 Thông số kĩ thuật

 Điện áp: 5V

 Ngõ giao tiếp: 16 chân

 Màu sắc: xanh lá hoặc xanh dương

 Module hỗ trợ giao tiếp với vi điều khiển: LCD I2C 16x2

Nhóm 6 Trang 18
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.2.4 Động cơ Servo MG90S


2.2.4.1 Giới thiệu

Hình 1.7: Động cơ Servo MG90S


Động cơ Servo SG90 (Góc Quay 180) là Servo phổ biến dùng trong các mô hình điều khiển
nhỏ và đơn giản như cánh tay robot. Động cơ có tốc độ phản ứng nhanh, được tích hợp sẵn Driver
điều khiển động cơ, dễ dàng điều khiển góc quay bằng phương pháp điều độ rộng xung PWM.
2.2.4.2 Thông số kĩ thuật

 Tên: Servo MSG90


 Điện áp hoạt động: 4.8V ~ 6V DC
 Tốc độ quay: 0.12 giây/60° (4.8V) , 0.1 giây/60° (6V)
 Mômen xoắn: 1.8kg/cm (4.8V) , 2.5kg/cm (6V)
 Góc quay: 180°Bánh răng: nhựaKích thước: 22.5 * 11.8 * 30 mm
 Chiều dài dây điện: 175mmTrọng lượng: 9g
 Nhiệt độ hoạt động: 0°C ~ 55°C
 Dây cam: XungDây đỏ: Vcc (4.8V ~ 6V)
 Dây đen: GND / 0V
2.2.5 Nút nhấn
2.2.5.1 Giới thiệu
Nút nhấn/công tắc là một loại khí cụ dùng để đóng/ngắt các thiết bị điện, máy móc hoặc một
số loại quá trình trong điều khiển. Hầu hết, các nút ấn được làm từ nhựa hoặc kim loại. Hình dạng
và kích thước của nút ấn sẽ được tùy chỉnh để phù hợp với ngón tay và bàn tay của người vận
hành.
Nhóm 6 Trang 19
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Cấu tạo của nút ấn gồm: hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở (NO) – thường đóng
(NC) và vỏ bảo vệ.
+ Đối với nút nhấn nhả: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút ấn.
Ngược lại, tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu khi không còn lực tác động vào nút ấn.
+ Đối với nút nhấn giữ: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn.
Khi không còn lực tác động vào nút ấn, trạng thái tiếp điểm vẫn duy trì, tác động lực vào nút
nhấn thêm một lần nữa để tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.
Nguyên lý hoạt động của nút ấn là một quy trình gồm các bước nối tiếp nhau, cụ thể như sau:
+ Khi người dùng nhấn nút, tiếp điểm động sẽ chạm vào tiếp điểm tĩnh và làm thay đổi trạng
thái của tiếp điểm.
+ Trong một số trường hợp nhất định, người sử dụng sẽ cần giữ nút hoặc nhấn liên tục vào
nút ấn để kích hoạt cho thiết bị hoạt động.
+ Một số loại nút nhấn khác sẽ có chốt giữ nút bật cho đến khi người sử dụng nhấn thêm lần
nữa.

Hình 1.8: Hình ảnh nút nhấn

Nhóm 6 Trang 20
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

2.2.5.2 Thông số kĩ thuật

 Điện trở tiếp điểm: Nhỏ hơn 50 mohm.

 Hành trình: 5.8mm.Cách điện: 660VAC/DC.

 Tiếp điểm: Đồng.

 Nhiệt độ: -25-70 độ C.

 Dòng định mức: 24V 10A, 110V 8A, 220V 6A, 380V 4A, 500V 2.5A.

 Điện áp đèn: 24VAC/DC, 220VAC.


2.2.6 Bộ nạp cấp nguồn cho Arduino
2.2.6.1 Giới thiệu
Mạch Giảm Áp LM2596 là module giảm áp có khả năng điều chỉnh được dòng ra đến 3A.Tức
là khi cấp nguồn 9v vào module, sau khi giảm áp ta có thể lấp được nguồn 3A < 9v... như 5V hay
3.3V.

Hình 1.9: Bộ nạp cấp nguồn cho Arduno

2.2.6.2 Thông số kĩ thuật


 Modune nguồn không sử dụng cách ly

Nhóm 6 Trang 21
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

 Nguồn đầu vào từ 4v-35v


 Nguồn đầu ra 1v-30v
 Dòng ra Max 3A
 Khích thước mạch 53mm x 26mm
 Đầu vào INPUT +,OUPUT
 Đầu ra OUPUT+, OUPUT UT-
2.2.7 Động cơ motor LK0195
2.2.7.1 Giới thiệu 
 Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của “Direct Current Motors”) được điều khiển
bằng dòng có hướng xác định hay nói cách khác thì đây là loại động cơ chạy bằng nguồn
điện áp DC – điện áp 1 chiều.
 Động cơ một chiều (DC) là động cơ biến năng lượng từ dòng điện một chiều và thành cơ
năng.
 Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều thường gồm những bộ phận chính như sau:
+ Stator: là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
+ Rotor: phần lõi được quấn các cuộn dây để tạo thành nam châm điện
+ Chổi than (brushes): giữ nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp
+ Cổ góp (commutator): làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện cho các cuộn dây trên
rotor. Số lượng các điểm tiếp xúc sẽ tương ứng với số cuộn dây trên rotor.

Hình 1.10:Phần stator của động cơ mô tơ

Nhóm 6 Trang 22
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 1.11: Phần rotor của động cơ motor


2.2.7.2 Thông số kĩ thuật
 Động cơ 545 công suất cao, điện áp 5V-9VDC có sẵn quạt tản nhiệt, dòng điện 1.4A bạn
cần cung cấp nguồn có dòng lớn để chạy được động cơ. Nguồn pin là phù hợp nhất.
 Điện áp 5V tốc độ 14000 vòng/phú
 Điện áp 6V dòng không tải 1.4A tốc độ không tải 17000 vòng/phút
 Điện áp 9V tốc độ 25000 vòng/phút
 Trọng lượng động cơ: 160 gam
2.2.8 Mạch nguồn
2.2.8.1 Giới thiệu
Sử dụng nguồn 24V điều khiển phần động lực và 5V cho phần điều khiển. Việc sử dụng
nguồn riêng biệt để giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn.

Nhóm 6 Trang 23
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 1.12: Mạch nguồn


2.2.8.2 Thông số kĩ thuật
 Điện áp đầu vào: 220V AC.
 Điện áp đầu ra: 24 V DC 5A.
 Công suất: 120W.Điện áp điều chỉnh: +/-10%.
 Khả năng chống sốc: Từ 10 đến khoảng 500Hz, 2G 10 min.
 Nhiệt độ họat động: Từ -10 độ C đến 60 độ C.
 Kích thước: 199 x 98 x 38 mm.
 Trọng lượng: 0.52 kgs.

Nhóm 6 Trang 24
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG


3.1 Giới thiệu

Hình 1.13: Mô hình hệ thống


Đồ án “Mô hình đếm và phân loại vật gỗ theo chiều cao dùng trong điêu khắc sử dụng Arduino
Uno R3” bằng việc thiết kế mô hình phân loại sản phẩm và lập trình Arduino ý tưởng áp dụng
Arduino trong công nghiệp sản xuất càng sáng tỏ, khả thi hơn.
Khi sản phẩm trên băng tải đi qua cảm biến (E18-D80NK) được thiết kế với động cơ Servo để
phân loại sản phẩm kết hợp với màn hình LCD để hiển thị số lượng sản phẩm, giúp chúng ta một
phần nào hiểu được dây chuyền phân loại sản phẩm trong thực tế.
3.2 Các phần mềm thiết kế
 Arduino:
Arduino là môi trường phát triển tích hợp mã nguồn mở, cho phép người dùng dễ dàng viết
code và tải nó lên board mạch, được viết bằng Java dựa trên ngôn ngữ lập trình và phần mềm
mã nguồn mở khác.

Nhóm 6 Trang 25
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Hình 1.14: Phần mềm Arduno


Kể từ tháng 3 năm 2015, Arduino IDE (Intergrated Devalopment Editor – môi trường phát triển
thích hợp) đã được phổ biến tại rất nhiều nơi với giao diện trực quan.
Ngôn ngữ phổ quát cho Arduino là C và C++. Do đó phần mềm phù hợp với những người
dùng quen thuộc các ngôn ngữ này.
Phần mềm gồm những mảng thư viện phong phú như: EEPROM, Firmata, GSM, Servo,
TFT, Wifi,… Và các mảng thư viện ngày càng đa dạng nhờ sự đóng góp của cộng đồng Arduino
trên toàn thế giới.

 Proteus 8 Professional

Hình 1.15: Protues Labcenter Electronics

Nhóm 6 Trang 26
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Labcenter Electronics, mô phỏng cho hầu
hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt hỗ trợ cho cả các MCU như PIC, 8051, AVR, …
Phần mềm bao gồm 2 mảng chính là ISIS cho phép mô phỏng mạch điện tử và ARES dùng để
vẽ mạch in.

 MATLAB
MATLAB là phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình, do công
ty MathWorks thiết kế. MATLAB cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm sốhay biểu đồ
thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết với những chương trình
máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

Hình 1.16: Phần mềm Matlab


Với thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm nhiều mô hình
trong thực tế và kỹ thuật.
Matlab là viết tắt từ "MATrix LABoratory", được Cleve Moler phát minh vào cuối thập niên
1970, và sau đó là chủ nhiệm khoa máy tính tại Đại học New Mexico.

Nhóm 6 Trang 27
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

MATLAB, nguyên sơ được viết bởi ngôn ngữ Fortran, cho đến 1980 nó vẫn chỉ là một bộ
phận được dùng nội bộ của Đại học Stanford.
Năm 1983, Jack Little, một người đã học ở MIT và Stanford, đã viết lại MATLAB bằng ngôn
ngữ C và nó được xây dựng thêm các thư viện phục vụ cho thiết kế hệ thống điều khiển, hệ thống
hộp công cụ (tool box), mô phỏng... Jack xây dựng MATLAB trở thành mô hình ngôn ngữ lập
trình trên cơ sở ma trận (matrix-based programming language).
Steve Bangert là người đã viết trình thông dịch cho MATLAB. Công việc này kéo dài gần 1½
năm. Sau này, Jack Little kết hợp với Moler và Steve Bangert quyết định đưa MATLAB thành dự
án thương mại - công ty The MathWorks ra đời thời gian này - năm 1984.
Phiên bản đầu tiên MATLAB 1.0 ra dời năm 1984 viết bằng C cho MS-DOS PC được phát
hành đầu tiên tại IEEE Conference on Design and Control (Hội nghị IEEE về thiết kế và điều
khiển) tại Las Vegas, Nevada. Ban đầu Matlab được phát triển để hỗ trợ sinh viên sử dụng hai thư
viện  LINPACK và EISPACK dùng cho đại số tuyến tính (viết bằng Fortran) mà không cần biết
lập trình Fortran.
Năm 1986, MATLAB 2 ra đời trong đó hỗ trợ UNIX.
Năm 1987, MATLAB 3 phát hành.
Năm 1990 Simulink 1.0 được phát hành gói chung với MATLAB.
Năm 1992 MATLAB 4 thêm vào hỗ trợ 2-D và 3-D đồ họa màu và các ma trận truy tìm. Năm
này cũng cho phát hành phiên bản MATLAB Student Edition (MATLAB ấn bản cho học sinh).
Năm 1993 MATLAB cho MS Windows ra đời. Đồng thời công ty này có trang web
là www.mathworks.com
Năm 1995 MATLAB cho Linux ra đời. Trình dịch MATLAB có khả năng chuyển dịch từ
ngôn ngữ MATLAB sang ngôn ngữ C cũng được phát hành trong dịp này.
Năm 1996 MATLAB 5 bao gồm thêm các kiểu dữ liệu, hình ảnh hóa, bộ truy sửa
lỗi (debugger), và bộ tạo dựng GUI.
Năm 2000 MATLAB 6 cho đổi mới môi trường làm việc MATLAB, thay thế LINPACK và
EISPACK bằng LAPACK và BLAS.[2]
Năm 2002 MATLAB 6.5 phát hành đã cải thiện tốc độ tính toán, sử dụng phương pháp
dịch JIT (Just in Time) và tái hỗ trợ MAC.

Nhóm 6 Trang 28
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Năm 2004 MATLAB 7 phát hành, có khả năng chính xác đơn và kiểu nguyên, hỗ trợ hàm lồng
nhau, công cụ vẽ điểm, và có môi trường phân tích số liệu tương tác. 
Đến tháng 12, 2008, phiên bản 7.7 được phát hành với SP3 cải thiện Simulink cùng với hơn 75
sản phẩm khác.
Năm 2009 cho ra đời 2 phiên bản 7.8 (R2009a) và 7.9 (R2009b).
Năm 2010 phiên bản 7.10 (R2010a) cũng đã được phát hành.
Matlab được dùng rộng rãi trong giáo dục, phổ biến nhất là giải các bài toán số trị (cả đại số
tuyến tính lẫn giải tích) trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật.
3.3 Sơ đồ khối

Hình 1.17: Sơ đồ khối

Nhóm 6 Trang 29
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

3.4 Lưu đồ thuật toán

Hình 1.18: Lưu đồ thuật toán

Nhóm 6 Trang 30
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

3.5 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Matlab

3.6 Xây dựng và khởi chạy chương trình mô phỏng Protues

Hình 1.19: Mô phỏng trên protues

Nhóm 6 Trang 31
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT


4.1 Kết quả đạt được

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này đến nay, “Mô hình đếm và phân loại vật
gỗ theo chiều cao dùng trong điêu khắc sử dụng Arduino UNO R3’’ đã được thiết kế, chế tạo
thành công.
4.2 Kết quả chưa đạt được
 Khó khăn trong việc suy nghĩ và thiết kế đề tài
 Chưa có giao diện giám sát trên máy tính
 Độ ổn định chưa tối ưu
4.3 Ưu điểm của sản phẩm
 Kích thước vừa phải, gọn nhẹ nên vận chuyển khá dễ dàng, có tính thẩm mỹ trong quá trình
đi dây cũng như thiết kế mô hình.
 Kinh phí ở mức phù hợp để thực hiện một đề tài học tập và nghiên cứu trong môi trường
học sinh, sinh viên.
 Nghiên cứu dễ dàng và có thể mở rộng thêm.
4.4 Nhược điểm của sản phẩm
 Tốc độ xử lý tạm ổn định tuy nhiên vẫn còn sai số.
 Chỉ xử lý tuần tự mỗi lần một sản phẩm.
 Quy trình thủ công vẫn còn xuất hiện ở một số bước trong quá trình phân loại sản phẩm.
4.5 Đánh giá mô hình
 Mô hình đã chạy ổn định nhưng đôi lúc còn bị nhiễm cảm biến
 Đạt được yêu cầu lúc đầu đề ra
4.6 Hướng khắc phục và phát triển
 Áp dụng cho các dây chuyền sản xuất nhỏ.
 Thay đổi cảm biến để tạo ra dây chuyền phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau của sản
phẩm.
 Khắc phục được nhược điểm để đề tài hoàn thiện hơn.
 Mở rộng quy mô cũng như tốc độ, số lượng chiều cao cần phân loại.
 Sử dụng thư viện AI để tăng khả năng và tốc độ nhận diện sản phẩm.

Nhóm 6 Trang 32
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

 Phát triển xử lý nhiều tín hiệu cùng một lúc thay vì chỉ xử lý một cách tuần tự lần một sản
phẩm.
 Thiết kế hệ thống điều khiển thông minh, tiện dụng hơn.
 Mở rộng thêm các khâu đa nhiệm trong hệ thống hơn trước và sau khi phân loại sản phẩm
xong.
 Tăng hiệu suất làm việc cũng như tốc độ của hệ thống.
 Thiết kế bộ phận đưa sản phẩm tới thay vì sử dụng tay.
 Sử dụng khí nén, cánh tay robot để gắp hay đẩy sản phẩm ra khỏi băng tải thay vì điều
khiển động cơ servo theo góc quay.
4.7 Kết luận

Trong khoảng thời gian có hạn để hoàn thành đố án, tuy có hạn chế không nhỏ về mặt kiến
thức nhưng nhờ sự nổ lực tìm hiều đề tài và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn “ ThS. Đỗ
Hoàng Ngân Mi” nên nhóm đã có thể hoàn thiện được đề tài này.  
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm
trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trải qua quá trình làm đồ án nhóm em xin được có
những nhận xét sau: 

 Phần cứng là phần tương đối khó chọn vì khá nhiều chi tiết. 
 Phần mềm là chương trình đã được chạy mô phỏng tương đối kỹ nhưng khi chạy thực tế sẽ
còn phát sinh một số lỗi không lường trước. 
Trong quá trình nghiên cứu và làm đồ án đã giúp nhóm hiều được kĩ càng các cơ sở lý
thuyết đã học từ các năm trước và sự liên kết chặt chẽ giữa các môn học.  
Tuy nhiên vì sự hiểu biết và kiến thức làm đồ án vẫn còn hạn chế, nên đồ án không thể tránh
khỏi những sai sót, vì thế nhóm hy vọng sẽ nhận được các đánh giá, phản hồi, những góp ý và
đóng góp của các thầy cô và các bạn để nhóm có thể rút kinh ngiệm và bổ sung, chỉnh sửa để
đồ án hoàn thiện hơn. 
Một lần nữa chúng em chân thành xin được cảm ơn sử hướng dẫn tận tình của cô “ThS. Đỗ
Hoàng Ngân Mi” đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này. 

Nhóm 6 Trang 33
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Nhóm 6 Trang 34
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Tài liệu tham khảo


https://www.arduino.cc/

https://dientu360.com/nguon-to-ong-5v-5a
https://olptiengan.vn/tong-quan-ve-vi-dieu-khien-cau-tao-va-cach-hoat-dong/ 
https://arduinokit.vn/giao-tiep-i2c-lcd-arduino/ 
https://linhkienthuduc.com/dong-co-servo-mg90s
https://tiki.vn/motor-545-cong-suat-cao-dung-pin-5v-9v-toc-do-14000-25000-rpm-lk0195-
p46062277.html
https://www.mathworks.com/help/comm/ug/delays.html
https://www.mathworks.com/products/matlab.html
Sách: Lập trình điều khiển với Arduino của Phạm Quang Huy - Lê Cảnh Trung
Sách: Lập trình Matlab và Ứng dụng của ThS. Nguyễn Hoàng Hải, TS Nguyễn Việt Anh

Nhóm 6 Trang 35
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Phụ Lục
Phụ lục 1: Code chương trình Matlab.
function varargout = dmm(varargin)
% DMM MATLAB code for dmm.fig
% DMM, by itself, creates a new DMM or raises the existing
% singleton*.
%
% H = DMM returns the handle to a new DMM or the handle to
% the existing singleton*.
%
% DMM('CALLBACK',hObject,eventData,handles,...) calls the local
% function named CALLBACK in DMM.M with the given input arguments.
%
% DMM('Property','Value',...) creates a new DMM or raises the
% existing singleton*. Starting from the left, property value pairs are
% applied to the GUI before dmm_OpeningFcn gets called. An
% unrecognized property name or invalid value makes property application
% stop. All inputs are passed to dmm_OpeningFcn via varargin.
%
% *See GUI Options on GUIDE's Tools menu. Choose "GUI allows only one
% instance to run (singleton)".
%
% See also: GUIDE, GUIDATA, GUIHANDLES

% Edit the above text to modify the response to help dmm

Nhóm 6 Trang 36
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

% Last Modified by GUIDE v2.5 11-Dec-2022 11:30:47

% Begin initialization code - DO NOT EDIT


gui_Singleton = 1;
gui_State = struct('gui_Name', mfilename, ...
'gui_Singleton', gui_Singleton, ...
'gui_OpeningFcn', @dmm_OpeningFcn, ...
'gui_OutputFcn', @dmm_OutputFcn, ...
'gui_LayoutFcn', [] , ...
'gui_Callback', []);
if nargin && ischar(varargin{1})
gui_State.gui_Callback = str2func(varargin{1});
end

if nargout
[varargout{1:nargout}] = gui_mainfcn(gui_State, varargin{:});
else
gui_mainfcn(gui_State, varargin{:});
end
% End initialization code - DO NOT EDIT

% --- Executes just before dmm is made visible.


function dmm_OpeningFcn(hObject, eventdata, handles, varargin)
% This function has no output args, see OutputFcn.

Nhóm 6 Trang 37
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

% hObject handle to figure


% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)
% varargin command line arguments to dmm (see VARARGIN)
axes (handles.anh1);
imshow ('D:\1_png.jpg');
axes (handles.anh2);
imshow ('D:\logo_khoa.jfif');
% Choose default command line output for dmm
handles.output = hObject;

% Update handles structure


guidata(hObject, handles);
global dthap dtb dcao dem thap tb cao batdau anu sv1 sv2;
anu=arduino('com3','uno')
sv1=servo(anu,'D9');
sv2=servo(anu,'D10');
writePosition(sv1,0);
writePosition(sv2,0);
batdau = 0 ;
dem=0;
dthap = 0;
dtb=0;
dcao=0;
thap=0;

Nhóm 6 Trang 38
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

tb=0;
cao=0;

set(handles.db1,'string','Dung');
set(handles.spthap,'string','0');
set(handles.sptb,'string','0');
set(handles.spcao,'string','0');
set(handles.tong,'string','0');
% UIWAIT makes dmm wait for user response (see UIRESUME)
% uiwait(handles.figure1);

% --- Outputs from this function are returned to the command line.
function varargout = dmm_OutputFcn(hObject, eventdata, handles)
% varargout cell array for returning output args (see VARARGOUT);
% hObject handle to figure
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)

% Get default command line output from handles structure


varargout{1} = handles.output;

function edit3_Callback(hObject, eventdata, handles)


% hObject handle to edit3 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)

Nhóm 6 Trang 39
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

% Hints: get(hObject,'String') returns contents of edit3 as text


% str2double(get(hObject,'String')) returns contents of edit3 as a double

% --- Executes during object creation, after setting all properties.


function edit3_CreateFcn(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to edit3 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles empty - handles not created until after all CreateFcns called

% Hint: edit controls usually have a white background on Windows.


% See ISPC and COMPUTER.
if ispc && isequal(get(hObject,'BackgroundColor'), get(0,'defaultUicontrolBackgroundColor'))
set(hObject,'BackgroundColor','white');
end

function edit4_Callback(hObject, eventdata, handles)


% hObject handle to edit4 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)

% Hints: get(hObject,'String') returns contents of edit4 as text


% str2double(get(hObject,'String')) returns contents of edit4 as a double

% --- Executes during object creation, after setting all properties.

Nhóm 6 Trang 40
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

function edit4_CreateFcn(hObject, eventdata, handles)


% hObject handle to edit4 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles empty - handles not created until after all CreateFcns called

% Hint: edit controls usually have a white background on Windows.


% See ISPC and COMPUTER.
if ispc && isequal(get(hObject,'BackgroundColor'), get(0,'defaultUicontrolBackgroundColor'))
set(hObject,'BackgroundColor','white');
end

% --- Executes on button press in chay.


function chay_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to chay (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)
global batdau;
batdau=1;
set(handles.db1,'string','Chay');

% --- Executes on button press in reset.


function reset_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to reset (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)

Nhóm 6 Trang 41
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

global batdau dem dthap dtb dcao thap tb cao;


batdau = 0 ;
dem=0;
dthap = 0;
dtb=0;
dcao=0;
thap=0;
tb=0;
cao=0;
set(handles.db1,'string','Dung');
set(handles.spthap,'string','0');
set(handles.sptb,'string','0');
set(handles.spcao,'string','0');
set(handles.tong,'string','0');

% --- Executes on button press in nncb1.


function nncb1_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to nncb1 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)
global cao batdau dem dcao sv1;
if cao == 1 && batdau == 1
writePosition(sv1,0.5)
dem=dem+1;
dcao=dcao+1;

Nhóm 6 Trang 42
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

cao=0;
set(handles.spcao,'string',num2str(dcao));
set(handles.tong,'string',num2str(dem));
pause(2);
writePosition(sv1,0);
end

% --- Executes on button press in nncb3.


function nncb3_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to nncb3 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)

global thap batdau dem dthap;


if thap == 1 && batdau == 1
dem=dem+1;
dthap=dthap+1;
thap=0;
set(handles.spthap,'string',num2str(dthap));
set(handles.tong,'string',num2str(dem));
end
% --- Executes on button press in nncb2.
function nncb2_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to nncb2 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB

Nhóm 6 Trang 43
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)


global tb batdau dem dtb sv2;
if tb == 1 && batdau == 1
writePosition(sv2,0.5);
dem=dem+1;
dtb=dtb+1;
tb=0;
set(handles.sptb,'string',num2str(dtb));
set(handles.tong,'string',num2str(dem));
pause(2);
writePosition(sv2,0);
end

% --- Executes on button press in nntb.


function nntb_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to nntb (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)
global tb batdau;
if batdau==1;
tb=1;
end

% --- Executes on button press in nnthap.


function nnthap_Callback(hObject, eventdata, handles)

Nhóm 6 Trang 44
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

% hObject handle to nnthap (see GCBO)


% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)
global thap batdau;
if batdau==1;
thap=1;
end

% --- Executes on button press in nncao.


function nncao_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to nncao (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)
global cao batdau
if batdau == 1
cao= 1;
end

% --- Executes on button press in dung.


function dung_Callback(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to dung (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles structure with handles and user data (see GUIDATA)
global batdau;
batdau=0;

Nhóm 6 Trang 45
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

set(handles.db1,'string','Dung');

% --- Executes during object creation, after setting all properties.


function anh1_CreateFcn(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to anh1 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles empty - handles not created until after all CreateFcns called
% Hint: place code in OpeningFcn to populate anh1

% --- Executes during object creation, after setting all properties.


function anh2_CreateFcn(hObject, eventdata, handles)
% hObject handle to anh2 (see GCBO)
% eventdata reserved - to be defined in a future version of MATLAB
% handles empty - handles not created until after all CreateFcns called
% Hint: place code in OpeningFcn to populate anh2

Nhóm 6 Trang 46
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

Phụ lục 2: Chương trình code Arduino


#include <Servo.h>
#include <LiquidCrystal_I2C.h>

LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 20, 4);// SDA A4 SCL A5


Servo servo1;
Servo servo2;
// Chân động cơ
#define MOTOR 11
#define BTN 3
#define resetPin 2
#define Sensor1 4
#define Sensor2 5
#define Sensor3 6

int SensorState1;
int SensorState2;
int SensorState3;

int LastSensorState1=1;
int LastSensorState2=1;
int LastSensorState3=1;

int b1,b2,b3,c1,c2,c3;
int SP1=0,SP2=0,SP3=0;

Nhóm 6 Trang 47
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

unsigned long time1 = 0;


unsigned long time2 = 0;

void Display(){
lcd.clear();
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print("HT DEM PHAN LOAI SP");
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print("SP 1: ");
lcd.setCursor(9, 1);
lcd.print(SP1);

lcd.setCursor(0, 2);
lcd.print("SP 2: ");
lcd.setCursor(9, 2);
lcd.print(SP2);

lcd.setCursor(0, 3);
lcd.print("SP 3: ");
lcd.setCursor(9, 3);
lcd.print(SP3);
}

void setup()

Nhóm 6 Trang 48
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

{
Serial.begin(9600);
pinMode(BTN, INPUT_PULLUP);
pinMode(resetPin, INPUT_PULLUP);
pinMode(Sensor1, INPUT);
pinMode(Sensor2, INPUT);
pinMode(Sensor3, INPUT);
// Chân servo
servo1.attach(9);
servo2.attach(10);

// Điều hướng chân động cơ là đầu ra


pinMode(MOTOR, OUTPUT);
// Tắt băng tải
digitalWrite(MOTOR, LOW);
servo1.write(0);
servo2.write(0);

lcd.init();
lcd.backlight();
Display();
}
void loop()
{
SensorState1 = digitalRead(Sensor1);

Nhóm 6 Trang 49
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

SensorState2 = digitalRead(Sensor2);
SensorState3 = digitalRead(Sensor3);
if (digitalRead(resetPin)!=1) { reset();}
else{
if (SensorState1 != LastSensorState1)
{
if (SensorState1 == 0){
if ( (unsigned long) (millis() - time1) > 300 ){
servo1.write(90);
SP1++;
time1 = millis();
}
}
else {servo1.write(0);}
LastSensorState1 = SensorState1;
Display();
}
else if ((SensorState2 != LastSensorState2)){
if (SensorState2 == 0){
if ( (unsigned long) (millis() - time2) > 300 ) {
servo2.write(90);
SP2++;
time2 = millis();
}
}

Nhóm 6 Trang 50
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN GVHG: ĐỖ HOÀNG NGÂN MI

else {servo2.write(0);}
LastSensorState2 = SensorState2;
Display();
}

else if ((SensorState3 != LastSensorState3)){


if (SensorState3 == 0){
SP3++;
}
LastSensorState3 = SensorState3;
Display();
}
}
// Giới hạn So luong san pham
//if (SP2 > 10) { SP2=0;}
//if (SP1 > 10) { SP1=0;}
//if (SP3 > 10) { SP3=0;}

//Serial.println(SensorState1);
}

void reset()
{
SP1=SP2=SP3=0;
}

Nhóm 6 Trang 51

You might also like