You are on page 1of 32

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

BÁO CÁO

THAM QUAN CÔNG


TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TRẦN MINH TÙNG
SVTH: NGUYỄN HIỀN VINH
MSSV: 81800633
NHÓM: 01

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2020


BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

LỜI NÓI ĐẦU

Đi cùng sự phát triển của kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện đại. Không thể
không nói đến vai trò của ngành kỹ thuật xây dựng. Đặc biệt, khi những bước tiến của
kinh tế xã hội luôn gắn liền với sự tăng trưởng của ngành xây dựng. Ngành xây dựng
là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ
tầng.

Cùng với đặc thù lý thuyết phải đi đôi với thực hành của nghành nghề, em đã
có 2 tháng để thực tập môn Tham quan công trường xây dựng. Thời gian qua thực sự
bổ ích và nó cung cấp cho em biết một phần những kiến thức, cách thức thi công, an
toàn lao động, và cả những vất vả của người kỹ sư ngoài công trường.

Qua môn học này, em xin cảm ơn thầy TS. Trần Minh Tùng đã tận tâm hướng
dẫn, nghiêm khắc chỉ ra những điều còn thiếu xót và những thái độ, những kiến thức
mà một kỹ sư tương lai cần có, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong môn học.

Ngoài ra, với sự giúp đỡ của công ty TNHH Xây Dựng Vạn Trường Thành đã
tạo điều kiện để em có môi trường thực tập thân thiện và đạt hiệu quả cao nhất tại
công trường 192 Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú, Tp. HCM. Em
chân thành cảm ơn Giám đốc công ty, Ban chỉ huy công trường, và các anh em, các
cô chú đã nhiệt tình chỉ dạy em.

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 2
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

MỤC LỤC
Lời nói đầu Trang 2

Chương I. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập và Trang 4

Công trình thực tập Trang 5

Chương II. An toàn lao động Trang 6

Chương III. Kỹ thuật thi công Trang 8

Chương IV. Cảm nghĩ sau khi thực tập Trang 33

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 3
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG


CÔNG TRÌNH: NHÀ PHỐ
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ
CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
1. ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây Dựng Vạn Trường Thành

Mã số thuế: 0304577864

Tình trạng hoạt động: đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế huyện Hóc Môn

Địa chỉ: 50/4 ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn,


Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0913867924

Đại diện pháp luật: Nguyễn Thành Lợi

Ngày cấp giấy phép: 27/09/2006

Ngày bắt đầu hoạt động: 15/10/2006

Ngày nhận TK: 26/09/2006

Nghành nghề kinh doanh: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan.

Xây dựng nhà các loại.

Xây dựng công trình dân dụng khác.

Buôn bán vật liệu, thiết bị xây dựng.

Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản.

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất.

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 4
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

2. CÔNG TRÌNH THỰC TẬP:


1.1. Mục tiêu xây dựng:

Công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt của người dân.

1.2. Đôi nét về công trình:

Hình 1: Tổng quan công trình

Địa chỉ: 192 Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú, Tp.HCM

GPXD: 624/GPXD do UBND quận Tân Phú cấp ngày 16/04/2020

Chủ đầu tư: Sì Cẩm Hưng

Đơn vị thi công: Công ty TNHH Xây Dựng Vạn Trường Thành

 Giám đốc: Nguyễn Thành Lợi (ĐT: 0913867924)


 Chỉ huy trưởng: Trương Chí Tân (ĐT: 0919000632)
 Chỉ huy phó: Phan Vinh (ĐT: 0909315606)
Nguyễn Văn Nhất (ĐT: 0963505499)

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 5
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

CHƯƠNG II. AN TOÀN LAO ĐỘNG

I.1. An toàn lao động trong xây dựng


Khái niệm an toàn xây dựng là gì có thể được hiểu là an toàn lao động trong xây dựng
nhà ở, nhà cao tầng… và được gọi với tên gọi đầy đủ là an toàn lao động trong thi công xây
dựng công trình.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động
trong thi công xây dựng công trình là nêu rõ: “An toàn lao động trong thi công xây dựng
công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm
bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự
cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”
Như vậy, an toàn xây dựng có thể hiểu đơn giản là các giải pháp phòng chống nguy
hiểm có có thể gây hại đến sức khỏe tính mạng người khi tham gia thi công các công trình
xây dựng.

I.2. Căn cứ pháp lý quy định an toàn thi công công trình xây dựng
 Luật Xây dựng 50/2014/QH13
 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
 Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công
xây dựng công trình

I.3. Yêu cầu chung quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong công trình xây dựng
 Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế biện pháp
kỹ thuật và tổ chức thi công với đủ các nội dung về các biện pháp kỹ thuật an toàn lao
động và phòng chống cháy, nổ.
 Lao động làm việc trên cao, hầm sâu phải có túi đựng dung cụ đồ nghề, không
được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề từ trên cao xuống.
 Đối với công việc trên công trường người lao động phải sử dụng đúng, đầy đủ
các phương tiện bảo hộ cá nhân
 Làm việc độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nếu dưới chỗ làm việc có chứng
ngại nguy hiểm phải có dây đai hoặc lưới an toàn trong xây dựng. Nếu không làm được
sàn thao tác có lan can an toàn trong xây dựng thì không cho phép người lao động làm
việc khi chưa đeo dây đai an toàn.
 Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương
thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
 Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc
dầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Sau

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 6
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại
các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp.
 Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố,
tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.
 Công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp.
Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định, các chất thải, vật liệu thừa phải
được thu dọn thường xuyên.

I.4. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong công trường xây dựng
 Bố trí nơi đặt cảnh báo và nội quy an toàn lao động ở nơi dễ quan sát để đảm
bảo an toàn nhất.
 Có phương án an toàn tổng thể và theo từng hạng mục phù hợp với bản vẽ an
toàn trong thiết kế xây dựng
 Trang bị đầy đủ các biển cảnh báo đúng tiêu chuẩn biển báo an toàn trong xây
dựng. Các khu vực nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ dễ xảy ra tai nạn như hố sâu, mép sàn,
cửa hố thang, sàn thao tác phải đảm bảo che chắn an toàn.
 Đảm bảo quy định tiêu chuẩn chiếu sáng, hệ thống chống sét.
 Vật tư an toàn xây dựng trong thi công phải đúng quy định của nhà chế tạo,
không hư hỏng, nếu thiết bị yêu cầu kiểm định phải được kiểm định an toàn xây dựng và
đăng ký.
 Xây dựng đầy đủ phương án xử lý sự cố (nếu có).
 Có đầy đủ phương tiện chữa cháy theo quy định.
 Thực hiện đảm bảo đúng quy trình thi công theo thiết kế và bản vẽ biện pháp
an toàn trong xây dựng
 Công nhân làm việc trên cao phải có dây đai an toàn xây dựng khi làm việc
trên 2m hoặc nếu dưới 2m mà mặt sàn phía dưới mất an toàn thì đảm bảo có trang bị phải
thiết bị đủ tiêu chuẩn lưới an toàn trong xây dựng….
 Đối với giàn giá phải có mâm và lắp đúng cách, có thang chữ A để sử dụng
trong các vị trí thích hợp.

(Tài liệu trên được tham khảo tại https://hbcg.vn/news/9571-


antoanlaodongtrongxaydungtatcathongtinbancanbiet.html)

CHƯƠNG III. KỸ THUẬT THI CÔNG


I. ĐỌC HỒ SƠ THIẾT KẾ

I.1. Khái niệm bản vẽ xây dựng

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 7
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

 Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của
các vật thể trong công trình.
 Mục đích của bản vẽ xây dựng đó là cung cấp hình ảnh để bắt tay vào thực
hiện thi công, tránh sai sót, sự mơ hồ hay nhầm lẫn.

I.2. Bản vẽ thực tế của công trình

Hình 2: Bản vẽ mặt bằng tầng trệt TL: 1/50

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 8
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

Hình 3: Bản vẽ mặt bằng lầu 1 TL: 1/50

Hình 4: Bản vẽ mặt bằng lầu 2 TL: 1/50

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 9
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

Hình 5: Bản vẽ mặt bằng lầu 3 TL: 1/50

Hình 6: Bản vẽ mặt bằng mái TL: 1/50

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 10
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

II. THI CÔNG PHẦN MÓNG

Hình 6.1, 6.2: Bản vẽ mặt bằng móng

1. Chuẩn bị:

Trước khi thi công móng đơn hay bất cứ loại móng nào khác (công trình sử dụng
móng băng) thì công tác dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị và
nhân công đều không thể thiếu. Công tác chuẩn bị càng kỹ thì giai đoạn thi công diễn ra
càng thuận lợi.

Hình 7: Công tác dọn dẹp mặt bằng

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 11
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

2. Đào móng:

Dựa vào hồ sơ thiết kế, xác định trục công trình trên bề mặt khu đất đã được san bằng
và đào móng theo trục. Sau đó dọn sạch khu vực móng vừa đào, nếu xuất hiện nước trong hố
móng thì dung bơm thủy lực hút khô hết nước trước khi thực hiện các công đoạn thi công
móng tiếp theo

Hình 8,9: Công tác đào móng

3. Gia công cốt thép:

Chuẩn bị thép và kiểm tra chất lượng thép trước khi gia công cốt thép: thép sạch,
không gỉ sét, không bám bùn đất.

Các mối nối có thể dùng phương pháp buộc thủ công hoặc hàn mối nối (công trình
dung phương pháp buộc thủ công)

Hình 10: Công tác gia công cốt thép

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 12
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

4. Đóng cốt pha:

Trước khi tiến hành rót bê tông thì giai đoạn đóng cốt pha cần được chú trọng. Chọn
ván khuôn không mục nát, gia cố chắc chắn bằng khung tại các vị trí tiếp xúc.

Yêu cầu: ván khuôn được đặt theo lười thép định trước, các thanh chống được kê trên
thanh gỗ dày ít nhất 4cm, tim móng và cột luôn được định vị và xác định được cao độ.

Hình 11,12: Công tác đóng cốt pha

5. Đổ bê tông móng

Trước khi đổ bê tông móng, một công việc quan trọng trong quy trình làm móng đơn
chính là kiểm tra phần chân móng và trộn vữa. Phần chân móng phải khô ráo, nếu có nước
đọng hoặc ẩm ướt phải làm khô trước khi rót bê tông. Thực tế, công thức trộn bê tông bao
gồm: 6 đá, 4 cát, 1 bao xi măng, 1.5 thùng nước nếu cát khô, 1 thùng nước nếu cát ướt.

Hình 13,14: Công tác đổ bê tông móng

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 13
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

Trên thực tế, công trình sử dụng bê tông M250, đá 1x2 cm, Rn= 110 KG/cm2

Lớp bê tông bảo vệ cho móng, dầm móng, cổ móng dày 5cm

Thép loại AII: Ra= 2700 KG/cm2

Bê tông lót móng M100, đá 4x6 cm nếu đất ướt, nếu đất khô thì dùng bê tông M150,
đá 1x2 cm, lớp bê tông dày 100 mm

Cốt đáy móng sâu 1.5 m so với đất hiện trạng và có thể thay đổi độ sâu tùy thuộc vào
lớp đất cứng.

Hình 15, 16: Hình ảnh chụp thực tế ngoài công trường
6. Tháo cốt pha móng và bảo dưỡng

Sau 1 đến 2 ngày, tiến hành tháo cốt pha móng và thực hiện công tác bảo dưỡng bê
tông.

Một số phương pháp bảo dưỡng bê tông: Sử dụng nước (phun nước liên tục lên bề
mặt bê tông), che chắn giữ ẩm (ván khuôn, bao nilong, bao bố ướt), sử dụng hợp chất dưỡng
hộ (phun hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt bê tông để tạo thành màng không thấm, hạn chế việc
thất thoát độ ẩm)

Hình 17: Công tác tháo cốt pha và bảo dưỡng

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 14
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

(tài liệu được tham khảo tại https://nhalouis.com/quy-trinh-lam-mong-kinh-nghiem-thi-


cong-ma-chu-dau-tu-nen-biet.html)

III. THI CÔNG PHẦN THÂN (KHUNG NHÀ)


Một hệ khung nhà bao gồm 5 thành phần chính:
- Cột nhà (phân bố chịu lực cho công trình)
- Dầm nhà (kết nối và truyền lực xuống đầu cột)
- Bản sàn (nâng đỡ các đồ vật trong nhà)
- Tường nhà (tường bao quanh nhà và tường phân chia)
- Cầu thang (bộ phận kết nối)

1. Thi công cột nhà

Hình 18: Bản vẽ mặt cắt ngang cột TL 1/20

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 15
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

1.1. Xác định tim cột


Dùng hai máy đo kinh vĩ đặt theo hai phương vuông góc để định vị vị trí tim cột,
các mốc đặt ván khuôn. Sơn đánh dấu các vị trí này để các đơn vị thi công dễ dàng xác
định các mốc, vị trí yêu cầu.
1.2. Lắp dựng cốt thép
Yêu cầu:
- Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng
và vị trí.
- Cốt thép phải sạch, không rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.
- Khi gia công cốt thép cần lưu ý tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt
thép
Lắp dựng cốt thép:

 Cốt thép được gia công trước khi dựng, cắt ghép theo đúng hình dáng được
thiết kế, đặt theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc di chuyển lên vị
trí lắp đặt.
 Để có thể thi công được, quá trình buộc thép phải diễn ra trước khi ghép ván
khuôn. Cốt thép đứng được buộc bằng dây thép mềm d = 1mm, các khoản nối phải đúng
yêu cầu kĩ thuật. Phải dùng các con kê bằng bê tông để đảm bảo vị trí và chiều dày cho
lớp bảo vệ cốt thép.
 Nối cốt thép theo tiêu chuẩn thiết kế: trên một mặt cắt ngang không nối quá
25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với
thép có gờ. Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453 - 95 và không nhỏ hơn 250mm với thép
chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.

Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo:


- Các bộ phận lắp dựng trước không được gây ảnh hưởng đến các bộ phận lắp dựng
sau.
- Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình
thi công.
- Sau khi lồng buộc xong cốt đai, cố định tạm và lắp ván khuôn cột.

1.3. Lắp dựng ván khuôn cột


- Ván khuôn cột thường sử dụng là ván gỗ, ván thép tấm.
- Ván khuôn có thể lắp, tháo rời từng mảng từng mặt cột. Được dựng thủ công hoặc
dùng máy móc để lắp ghép. 
- Kiểm tra, điều chỉnh vị trí ván khuôn bằng quả dọi hoặc máy kinh vĩ.
- Định vị bằng các cây chống xiên hoặc dây neo,..

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 16
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

1.4. Đổ bê tông cột


- Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng.
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.
- Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, sử dụng đầm dùi, chiều
sâu mỗi lớp bê tông khi đầm từ 30 - 50cm, thời gian đầm khoảng 20 - 40s. Trong quá trình
đầm tránh làm sai lệch cốt thép
Lưu ý:

 Với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
 Khi đổ bê tông cột, lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng
ở đáy cột, để khắc phục hiện tượng này, trước khi đổ bê tông ta nên đổ một lớp vữa xi
măng dày từ 10 - 20cm.

1.5. Tháo dỡ ván khuôn

- Tháo dỡ ván khuôn một cách cẩn thận, tránh làm vỡ cấu kiện. Thời gian tối thiểu
tháo dỡ ván khuôn là 36 - 48h.
- Sau khi tháo ván khuôn, tiến hành bảo dưỡng trong 2 - 4 ngày để đảm bảo chất
lượng bê tông.

Hình 19: cốp pha cột

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 17
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

2. Thi công dầm nhà

2.1. Lắp dựng cốt thép


- Đảm bảo lắp ghép cốp pha đúng yêu cầu kĩ thuật: chân cốp pha đảm bảo lắp ghép
đúng vị trí, cốp pha đảm bảo chắc chắn, kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván
khuôn, độ kín để đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị mất nước.
- Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Sử dụng các ván gỗ để làm sàn công tác.
- Cốp pha dầm: thành cốp pha phải thẳng, không được cong vênh, kiểm tra độ cao của
đáy dầm.

Hình 20, 21: Công tác lắp dựng cốt thép


Lưu ý: Dầm phụ gác lên dầm chính.

Hình 22: Dầm phụ gác lên dầm chính

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 18
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

2.2. Lắp dựng ván khuôn


- Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi hai mảng ván thành và một mảng
ván đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa hai ván thành, chiều dày của ván đáy là 2-3cm, chiều dày
của ván thành 2-3cm, mặt trên ván thành bằng mặt bêtông.
- Thi công ván khuôn dầm phải tạo độ vồng 3/1000 nhịp của dầm.
- Có thể chống giữ ván thành bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, hoặc néo
bằng dây thép kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong, tùy theo chiều cao của
dầm.
- Để đảm bảo cây chống vững chắc, không lún, người ta đặt cây chống trên những
tấm ván lót dày 2-3cm, những tấm ván này đặt trên mặt phẳng ổn định, ở giữa ván lót và
chân cây chống có nêm điều chỉnh.

Hình 20, 21: Hình chụp thực tế ngoài công trường công tác lắp ván khuôn
2.3. Đổ bê tông dầm
- Trong công trình nhà ở dân dụng, chiều cao của dầm ít khi vượt quá 50cm, người ta
thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Dầm được đổ bê tông theo kiểu bậc
thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới tiếp tục với các đoạn kế tiếp.
- Khi đổ bê tông toàn khối dầm, chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ
3 - 5cm, ta nên dừng lại 1 - 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót sau đó mới tiếp tục đổ
bê tông dầm và bản sàn.

Hình 22, 23: Công tác đổ bê tông dầm

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 19
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

3. Thi công sàn nhà


3.1. Lắp dựng cốt thép
Tương tự thi công lắp dựng cốt thép cho dầm

Hình 24: Công tác lắp dựng cốt thép sàn


3.2. Lắp dựng ván khuôn
- Ván khuôn sàn được thi công cùng lúc với dầm, thành của coppha, dầm sẽ dùng để
kê mép của coppha sàn. Pan sàn thả bằng xà gồ 40x80, gỗ cách khoảng 450mm, được chống
bởi thanh chống đứng và hệ dàn giáo.
- Chân của hệ chống phải được gia cố bằng ván hoặc nền phải được lu đầm kỹ trước
khi chống. Sàn bị lún trong quá trình đổ bêtông nếu gặp trời mưa làm hỏng nền đất chống,
điều này cần phải chú ý có phương án khắc phục.
- Cốp pha sàn: kiểm tra độ võng, cao độ của đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.

Hình 25, 26: Hình thực tế công tác lắp dựng ván khuôn sàn

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 20
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

3.3. Đổ bê tông sàn


- Bê tông thi công sàn có mặt cắt ngang rộng, chiều dày nhỏ hơn, do vậy không cần
cốt thép khung và đai. Chiều dày sàn thường dày từ 8 đến 10cm. Bê tông sàn thường
không cần yêu cầu chống thấm, chống nóng như bê tông mái. Bê tông phải được đổ theo
hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.
- Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2 m. Yêu cầu
khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê
tông đến cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê
tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn. Sử dụng
đầm dùi để dùi chặt bê tông dính kết với nhau.
- Lưu ý: đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu của công trình. Đổ bê tông
từ vị trí xa nhất so với vị trí tiếp nhận nguyên liệu, lùi dần về vị trí gần hơn. Và tránh không
để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo các mặt vách hộp cốp pha. 

Hình 27, 28: Công tác đổ bê tông sàn

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 21
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

4. Thi công tường nhà


4.1. Công tác chuẩn bị
- Trộn vữa xi măng theo tỷ lệ cấp phối thiết kế.
- Gạch xây áp dụng cho công trình xây dựng thường là gạch chỉ, gạch lỗ. Gạch trước
khi xây phải được tưới hoặc được ngâm qua nước để đảm bảo độ ẩm của gạch trong khi thi
công, tránh trường hợp gạch hút ẩm của vữa xi măng gây nứt, vỡ mạch xây.

Hình 29: Hình thực tế hồ xây tường


Trên thực tế, hồ xây tường được trộn theo công thức:
2 thùng nước
1 bao xi măng
Mở máy trộn hồ, cho thêm 70 xẻng cát, nếu thấy hồ khô có thể cho thêm 3-4 nón
nước

Hình 30: Hình thực tế máy trộn hồ

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 22
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

4.2. Công tác xây tường


- Đầu tiên làm sạch bề mặt, sau đó lấy mốc và trải lớp vữa dày 15 – 20mm, miết
mạch đứng dày 5 – 10mm.
- Áp dụng xây theo nguyên tắc: “Ngang bằng, thẳng đứng, mạch không trùng” tức là
chiều ngang của các viên gạch xây nối tiếp nhau phải bằng phẳng, chiều đứng phải thẳng
không nghiêng ngả và cuối cùng là mạch vữa theo chiều đứng của 2 hàng gạch liên tiếp
không trùng nhau.
Nếu là tường bao ngoài thì viên gạch quay ngang bắt buộc là phải gạch đặc vì trong
quá trình sử dụng tránh bị thấm nước qua những lỗ rỗng của viên gạch (nếu xây bằng gạch
rỗng) sẽ gây ẩm, mốc cho tường.
- Tường xây lớp cuối cùng ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm, sàn thì phải xây xiên
- Chiều dày trung bình của mạch vữa là 12mm (không nhỏ hơn 8mm và không lớn
hơn 15mm).
- Chiều cao cho một lần xây tường không lớn hơn 1,5m.
- Gia cố sắt râu cho tường vào kết cấu bê tông bằng hai cây sắt ϕ6 với tường 200, một
cây ϕ6 với tường 100. Khoảng cách 400mm theo phương đứng và nhô ra khỏi bề mặt bê
tông một đoạn là 500mm.Vách ngăn phải được xây ghép vào tường chính và được gắn neo
tường ở cách mỗi 4 hàng gạch.
- Các vị trí cửa phải sao cho Kích thước lỗ mở cửa bằng kích thước của cửa cộng
thêm mỗi bên 15mm, là độ hở để thao tác khi lắp dựng khung cửa.
- Vữa xi măng phải được chứa trong các máng vữa mục đích để tránh bị mất nước
vữa xi măng gây nứt nẻ vị trí mạch vữa và tránh bị lẫn các tạp chất khác.

Hình 31, 32: Công tác xây tường ngoài thực tế

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 23
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

Tiêu chuẩn xây tường gạch và cấu tạo của một viên gạch tiêu chuẩn của Việt Nam như
sau:

+ Kích thước: 220 x 105 x 55mm

+ Nặng: 2,5 – 3 kg/viên

+ Cường độ chịu lực ép (Mac) của viên gạch máy R = 75 – 200kg/cm2

+ Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: R = 35 – 75kg/cm2

Chiều dài gạch tiêu chuẩn bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch cộng thêm mạch vữa
10mm. Khi xây dựng có thể quay dọc hoặc đặt ngang viên gạch để ăn khớp với nhau.

Với vữa xây, vữa là vật liệu dùng để kết dính các viên gạch thành một khối. Chiều
rộng vữa của tường xây gạch là 10 – 12mm.

Hiện nay, tiêu chuẩn xây dựng tường gạch phổ biến và thông dụng sẽ được áp dụng
theo kích thước sau:

+ Tường đơn hay còn gọi là tường một gạch, yêu cầu độ dày 105mm gồm cả lớp vữa
trát 2 bên là 130 – 140mm. Tường hay còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.

+ Tường 2 gạch có độ dày khoảng 220mm, bao gồm cả vữa trát là 25cm. Tường này
còn có tên gọi khác là tường 22 hay tường đôi.

+ Tường 3 gạch có độ dày tầm 335mm bao gồm cả vữa trát là 37cm. Tường này còn
gọi là tường 33, thường dùng để xây nhà cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.

+ Tường 4 gạch có độ dày 45mm bao gồm cả vữa là 48cm.

+ Chiều cao của tường phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng
đứng và tải trọng ngang để công trình có thể chịu lực và không bị đổ, không bị nứt hay biến
dạng trong quá trình sử dụng.

+ Với mác vữa 75, 50 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 20

+ Với mác 25 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 13

Trong quá trình xây tường gạch, lưu ý chiều dài của tường tốt nhất nên bằng bội số
chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm để giảm được số lượng
chặt gạch và đảm bảo phát huy được tối ưu và giúp cho công trình của bạn kiên cố và vững
chãi hơn.

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 24
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

5. Thi công cầu thang


5.1. Lắp dựng ván khuôn, cốp pha
- Xác định vị trí tâm thang trên mặt bằng
- Xác định vị trí từng bậc thang trên hình chiếu bằng
- Dùng dây rọi để tịnh tiến vị trí các bậc thang lên cao độ thiết kế
- Cốp pha dầm thang được đóng bằng ván ép dày để dễ uốn theo chiều xoắn của cầu
thang
- Bậc thang hình dẻ quạt đóng bằng ván, chống đỡ bằng cây chống và dàn giáo
- Chú ý phải có sàn thao tác khi thi công ván khuôn cầu thang
- Yêu cầu của cốp pha cầu thang là phải kín, khít, chắc chắn và có cong mềm mại tự
nhiên, không được gãy khúc.

5.2. Đổ bê tông cầu thang


- Để tiến hành đổ bê tông cầu thang, người ta cần xác định được độ dốc hợp lý của
bản cốt thép trước khi ghép cốp pha, đặt cốt thép. Có thể tiến hành bằng cách vạch lên tường
thang các vị trí của bậc cầu thang. Trường hợp cầu thang không nằm cạnh tường, cần căng
dây xác định trên bức tường gần nhất ngang với mặt bậc. Khi đổ bê tông cần lưu ý dùng tấm
chắ định hướng để tránh vữa bê tông rơi xuống đáy dốc.
- Độ sụt bê tông thường từ 10-13cm.

5.3. Thi công sàn thang


Sàn thang được thi công sau khi đã đổ xong  phần bê tông mặt sàn. Tùy vào tiến độ
thi công mà nhà thầu có thể lựa chọn thời gian để thi công sàn thang. Với các công trình
nhiều tầng, có thể thi công các mặt sàn xong sau đó mới tiến hành thi công tới cầu thang bộ.
Thi công bậc cầu thang:
- Bậc thang được thi công đổ theo khuôn ván bê tông mặt sàn cầu thang.
- Bậc thang được thi công sau khi đã đổ bê tông mặt sàn cầu thang.

Hình 33, 34: Công tác thi công cầu thang thực tế

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 25
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

6. Thi công tô, trát tường


6.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi trát dùng bàn chải sắt cọ sạch hết bụi, bẩn, rêu, móc, dầu mỡ rồi rửa bằng
vòi nước sạch. Những tường khô quá thì trước khi trát phải tưới nước để gạch xây không hút
nước trong vữa, bảm đảo cho các chất kết dính liên kết tốt. Tường và các bộ phận bằng bê
tông phải được tưới nước trước 1-2 giờ để bề mặt khô rồi mới trát.
Vữa dùng để trát được trộn bằng máy theo đúng cấp phối của mác vữa trong yêu cầu
của hồ sơ thiết kế.
6.2. Phương pháp trát tường
Để đảm bảo chiều dày lớp vữa theo đúng yêu cầu thiết kế, trước khi trát phải đặt mốc
trên bề mặt trát, đánh dấu chiều dày lớp trát.
Mốc trát tường được đặt bằng cọc thép như sau: ở 2 góc tường cách trần khoảng
20cm và cách góc tường cũng khoảng 20cm đóng 1 đinh vào mạch vữa để mũi đinh ló ra 1
đoạn bằng chiều dày lớp trát. Căng dây giữa 2 đinh, theo dây đó cứ khoảng 2m lại đóng 1
đinh đầu chạm vào dây. Treo đầu dọi vào đầu mủ đinh để cho đầu quả dọi cách mặt sàn
20cm, mũi đinh chạm vào dây dọi, ở khoảng giữa 2 đinh lại đóng thêm 1 đinh nữa. Sau đó
tiến hành lắp các vệt mốc vữa và nhổ những đinh đó lên.
Mốc trát trần được tiến hành như sau: trước hết xác định tim của trần dọc theo chiều
của phòng. Ở giữa đường tim đóng 1 đinh, đầu nhô ra 1 đoạn bằng chiều dày lớp vữa trát.
Tiếp đó dùng thước tầm có ni vô để xác định hướng thẳng ngang đóng 1 hàng đinh cách
nhau 1.5m. Sau khi đóng xong hàng đinh dọc tim trần, đóng các hàng đinh ngang dựa vào
hàng đinh tim đã đóng. Phải đóng để tất cả mũ đinh nằm trên 1 mặt phẳng, xung quanh
những đinh đó đắp vữa để làm mốc rồi trát những vệt vữa dài để nối các điểm mốc lại. Sau
khi đặt mốc xong thì tiến hành trát.
Vữa được trát thành nhiều lớp gồm:
 Trát lớp chuẩn bị: trát bằng cách vẩy gáo, phải vẩy cho vữa bám thành một
lớp mỏng đều trên bề mặt tường hoặc trần, lớp này không cần xoa phẳng.
 Trát lớp đệm: sau khi lớp chuẩn bị đông cứng thì trát lớp đệm. Phải tưới nước
ướt mặt tường trước khi trát để nước trong vữa không bị hút, bảo đảm độ dính kết tốt.
Trát lớp đệm bằng bay để cho lớp vữa bám chặt vào tường, chiều dày lớp vữa bằng chiều
dày cột mốc. Sau khi lên vữa xong thì dùng thước chữ T cán phẳng; 2 đầu thước đặt lên
trên những cột vữa mốc. Lớp đệm chỉ cán phẳng mà không xoa nhẵn để đảm bảo liên kết
tốt với lớp mặt.
 Trát lớp mặt: sau khi lớp đệm khô thì trát lớp mặt. Nếu lớp đệm khô thì phải
tưới nước khi trát. Vữa để trát lớp mặt phải trộn bằng cát mịn và có độ sụt 7÷ Lớp mặt
ngoài cùng được xoa nhẵn và phải đồng nhất.
 Sau khi trát, kiểm tra bằng thước 2m, độ gồ ghề của bề mặt không quá 3mm.
Khi trát tường lấy góc tường làm mốc, trát từ góc ra, từ trên xuống. Phải trát liền một lúc
kín mặt trát đến các góc hay các đường nét, không dừng giữa chừng làm xấu lớp trát.

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 26
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

 Khi trát góc nhà phải dùng bàn xoa gỗ để các góc cạnh được sắc sảo hơn.

Hình 35: Công tác trát tường thực tế

KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG THEO


TCVN 9377-2:2012
1. Công tác kiểm tra chất lượng trát tiến hành theo trình tự thi công và bao gồm
các chỉ tiêu chính như sau:

- Độ phẳng mặt trát.

- Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát. Vữa dùng trát lót và trát mặt
ngoài phải đảm bảo cường độ thiết kế quy định.

- Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.

2. Mặt trát phải thỏa mãn các yêu cầu:

- Lớp vữa trát phải dính chắc với kết cấu, không bị bong rộp. Kiểm tra độ bám dính
thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ bộp phải phá ra trát lại.

- Mặt trát phẳng, không gồ ghề cục bộ.

- Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, không có vết vữa chẩy, vết hằn
của dụng cụ trát, vết lồi lõm, không có các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân tường, gờ chân
cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị, điện vệ sinh thoát nước…

- Các đường gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm
tra bằng thước vuông. Các cạnh cửa sổ, cửa đi phải song song nhau. Mặt trên của bệ cửa có
độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát phải chèn sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10 mm.

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 27
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

- Dung sai của mặt trát không vượt quá các quy định trong Bảng

(tài liệu được tham khảo tại https://vanbanphapluat.co/tcvn-9377-2-2012-cong-tac-hoan-


thien-trong-xay-dung-thi-cong-va-nghiem-thu)

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 28
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

7. Công tác thi công ốp gạch lên tường, nền nhà

7.1. Trình tự ốp bằng vữa xi măng cát như sau:


• Trát một lớp vữa với chiều dầy nhỏ hơn hoặc bằng 10 mm, xoa phẳng lên nền ốp và
chờ cho lớp vữa se;

• Phết đều một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:1 loãng với chiều dầy không quá 3 mm lên
mặt sau của gạch ốp;

• Gắn gạch ốp lên lớp vữa đã trát, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng, thẳng mạch, ấn
hoặc gõ nhẹ vào gạch để tạo sự bám dính giữa hai lớp vữa;

• Trong trường hợp không thể trát lớp vữa đầu tiên hoặc khi ốp diện tích rất nhỏ, có
thể ốp trực tiếp lên nền ốp bằng cách phết vữa xi măng cát lên mặt sau của gạch ốp và gắn
vào vị trí đã xác định, căn chỉnh và gõ nhẹ cho phẳng mặt ốp. Chiều dày của lớp vữa ốp
khoảng 6 mm và không lớn hơn 12 mm.

Hình 37: Công tác ốp gạch tại công trường

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 29
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

7.2. Kiểm tra và nghiệm thu công tác ốp


Công tác kiểm tra chất lượng ốp tiến hành theo trình tự thi công và bao gồm các chỉ tiêu
chính như sau:

 Độ phẳng của mặt ốp


 Độ đặc chắc và bám dính của nền ốp với vật liệu ốp
 Độ đồng đều của của mặt ốp về màu sắc, hoa văn, các mạch ốp, chi tiết trang
trí
 Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế

Mặt ốp phải thỏa mãn các yêu cầu:


 Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dạng, kích thước hình học theo yêu
cầu của thiết kế.
 Vật liệu ốp phải đúng quy cách về chủng loại, kích thước và mầu sắc, không
cong vênh, sứt mẻ, các khuyết tật trên mặt ốp không được vượt quá các trị số quy định
trong các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan hay quy định của thiết kế.
 Những chi tiết hình ốp, hoa văn trên bề mặt ốp phải đúng theo thiết kế. Mầu
sắc của mặt ốp bằng vật liệu nhân tạo phải đồng nhất.
 Các mạch ốp ngang dọc phải sắc nét, đều thẳng và đầy vữa.
 Vữa trát trên kết cấu phải chắc đặc. Khi kiểm tra vỗ lên mặt ốp không có tiếng
bộp. Những viên bị bộp và long chân phải tháo ra ốp lại.
 Trên mặt ốp không được có vết nứt, vết ố do vữa, sơn, vôi hoặc do các loại hóa
chất gây ra.
 Khi kiểm tra bằng thước dài 2 m đặt áp sát vào mặt ốp, khe hở giữa thước và
mặt ốp không quá 2 mm.

 Sai số cho phép đối với bề mặt ốp không vượt quá giá trị quy định trong Bảng

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 30
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 31
BÁO CÁO THAM QUAN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
GVHD: TS. TRẦN MINH TÙNG

CHƯƠNG IV. CẢM NGHĨ SAU KHI THỰC TẬP


Sau hai tháng tham quan và thực tập, em đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm
quý giá trong nghành nghề của mình.

Công trình nhà phố có quy mô vừa, thi công đúng tiến độ đề ra.

Qua môn Tham quan công trường xây dựng, em nhận ra lý thuyết và thực tế khác
nhau rất nhiều, nên bên cạnh việc nắm vững những kiến thức mà một kỹ sư cần có, nhất thiết
phải đi đôi với thực hành nhiều trong nghề từ những việc đơn giản nhất.

Em cảm ơn Giáo viên hướng dẫn, Giám đốc công ty TNHH Xây Dựng Vạn Trường
Thành, Ban quản lý công trường, anh em thợ đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em.

SVTH: NGUYỄ N HIỀ N VINH


MSSV: 81800633 Page 32

You might also like