You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG




BÀI TẬP LỚN


An toàn lao động trong thi công các công trường
xây dựng

Nhóm thực hiện : Nhóm 5


Giảng viên hướng dẫn: Phan Hải Đăng
Lớp : CTE_3009_1
Môn : An toàn lao động
Thành viên: Nguyễn Hữu Long 22025167
Phạm Văn Long 20021014
Trương Hoài Nam 20021022
Lê Anh Nhật 21021219
Mai Hồng Phong 21021223

Hà Nội, 21 tháng 11 năm 2023


Mục lục
I Giới Thiệu...........................................................................................................1
II Khái niệm...........................................................................................................2
Tóm tắt...............................................................................................................4
III Rủi ro và sự cố thường gặp trong thi công xây dựng.......................................4
IV. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng.......................8
V. Thực hành an toàn lao động trong thi công xây dựng....................................10
VI Đánh giá về tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn lao động trong thi
công xây dựng.....................................................................................................13
VII Tài liệu tham khảo........................................................................................14
I Giới Thiệu

An toàn lao động trong lĩnh vực thi công xây dựng không chỉ là một yếu tố
bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động mà còn là một lĩnh vực quan
trọng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của dự án xây dựng. Việc thực hiện
các biện pháp an toàn không chỉ đảm bảo môi trường làm việc tích cực mà còn
mang lại nhiều lợi ích đối với chất lượng công trình, hiệu suất lao động, và cả uy
tín của các đơn vị tham gia.

Trên tất cả, an toàn lao động đặt lên hàng đầu nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và
tính mạng của người lao động. Các biện pháp an toàn bao gồm việc sử dụng
thiết bị bảo hộ cá nhân, tuân thủ quy trình an toàn, và đào tạo nhân viên về nhận
biết và xử lý tình huống nguy hiểm. Những biện pháp này không chỉ giảm nguy
cơ tai nạn lao động mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, giúp người
lao động cảm thấy an tâm và tập trung hơn vào công việc của mình.

Đối với doanh nghiệp xây dựng, việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn không
chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là yếu tố quyết định đến hiệu suất và thành
công của dự án. Những dự án được thực hiện với tiêu chuẩn an toàn cao thường
dẫn đến việc giảm thiểu tai nạn, tăng hiệu suất lao động, và giảm chi phí liên
quan đến sửa chữa và bồi thường.

Ngoài ra, an toàn lao động còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Công
ty nào tuân thủ tốt về an toàn lao động sẽ được đánh giá cao hơn trong cộng
đồng xây dựng. Khách hàng và đối tác có thể tin tưởng vào khả năng thực hiện
dự án một cách chất lượng và an toàn

Em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét nhận định của mình về chủ đề này, chủ
đề: “An toàn lao động trong thi công xây dựng”.

Em xin trình bày tiểu luận theo dàn ý như sau:

1
II Khái niệm
An toàn xây dựng là gì có thể được hiểu là an toàn lao động trong xây dựng
nhà ở, nhà cao tầng… và được gọi với tên gọi đầy đủ là an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình.

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao


động trong thi công xây dựng công trình là nêu rõ: “An toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương
tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong
quá trình thi công xây dựng công trình.”

Như vậy, an toàn xây dựng có thể hiểu đơn giản là các giải pháp phòng
chống nguy hiểm có có thể gây hại đến sức khỏe tính mạng người khi tham gia
thi công các công trình xây dựng.

Mỗi ngành nghề sẽ có các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng. Đối với
ngành xây dựng cũng có các quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng mới
nhất để phù hợp với thực tế thi công, nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn tính
mạng và sức khỏe của công nhân, người lao động trên công trường xây dựng
vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hiện nay, các quy định về an toàn khi xây dựng công trình như: Các công tác
an toàn trong xây dựng, hệ thống quản lý an toàn xây dựng, quản lý an toàn
công trường trong thi công xây dựng công trình, hồ sơ an toàn trong thi công
xây dựng, kiểm định an toàn xây dựng, giám sát… đã được quy định chi tiết tác
tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các quy phạm về an toàn lao động tại:

- Luật Xây dựng 50/2014/QH13


- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
- Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao
động trong thi công xây dựng công trình

2
Các quy định được hướng dẫn, tổ chức tập huấn, dạy học an toàn lao động
nhằm xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn
còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong
xây dựng. Do đó, thực tế bên cạnh hình ảnh an toàn trong xây dựng vẫn tồn tại
rất nhiều hình ảnh mất an toàn

An toàn lao động trong thi công xây dựng là một khía cạnh quan trọng
không thể thiếu của mọi dự án xây dựng. Đây không chỉ là một yếu tố đảm bảo
cho sức khỏe và tính mạng của người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng công trình, hiệu suất làm việc, và cả uy tín của các bên liên quan.
Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của an toàn lao động
trong thi công xây dựng:

- Bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động: An toàn lao động
đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của những
người tham gia xây dựng. Các tai nạn lao động và các vấn đề sức khỏe có
thể gây tổn thất lớn không chỉ cho cá nhân mà còn cho gia đình và cộng
đồng.
- Tăng hiệu suất lao động: Môi trường làm việc an toàn giúp người
lao động làm việc hiệu quả hơn. Khi họ cảm thấy an toàn, họ có thể tập
trung hơn vào công việc mà không lo lắng về rủi ro và nguy cơ.
- Giảm chi phí và thời gian thi công: Tai nạn lao động có thể dẫn đến
tăng chi phí và độ trễ trong việc hoàn thành dự án xây dựng. Mất mát về
nguồn nhân lực và thiết bị cũng có thể làm ảnh hưởng đến lịch trình thi
công. Đảm bảo an toàn lao động giúp giảm thiểu rủi ro này.
- Duy trì uy tín và hình ảnh tích cực: Dự án xây dựng được thực hiện
với tiêu chuẩn an toàn cao sẽ tăng cường uy tín của doanh nghiệp xây
dựng. Khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý đều đánh giá cao các tổ
chức và doanh nghiệp quan tâm đến an toàn lao động.Tuân thủ pháp luật:
Nhiều quốc gia yêu cầu các dự án xây dựng tuân thủ các quy định về an

3
toàn lao động. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý và
mất mát tài chính đáng kể.
- Phát triển môi trường làm việc tích cực: Môi trường làm việc an
toàn và tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo, tinh thần đồng
đội, và sự hài lòng của người lao động. Điều này có thể giúp giữ chân
nguồn nhân lực chất lượng và giảm nguy cơ mất mát nhân sự.
- Bảo vệ môi trường: An toàn lao động không chỉ giúp bảo vệ con
người mà còn đóng góp vào bảo vệ môi trường xung quanh. Việc quản lý
chất thải, nguy cơ ô nhiễm và sử dụng an toàn vật liệu xây dựng là những
yếu tố quan trọng.

Tóm lại, an toàn lao động không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là yếu tố quan
trọng đối với sự thành công và bền vững của mọi dự án xây dựng

Tóm tắt

- An toàn xây dựng có thể hiểu đơn giản là các giải pháp phòng chống
nguy hiểm có có thể gây hại đến sức khỏe tính mạng người khi tham
gia thi công các công trình xây dựng.
- Luật pháp liên quan đến an toàn lao động trong thi công xây dựng
Luật Xây dựng 50/2014/QH13
Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình
Một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của an toàn lao động trong thi
công xây dựng:
Bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động
Tăng hiệu suất lao động
Giảm chi phí và thời gian thi công
Duy trì uy tín và hình ảnh tích cực
Phát triển môi trường làm việc tích cực
Bảo vệ môi trường
4
III Rủi ro và sự cố thường gặp trong thi công xây dựng
Mọi ngành nghề đều có rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là
nghành xây dựng thì vấn đề rủi ra và các sự cố phát sinh chưa bao giờ là vấn đề
dễ giải quyết. Các rủi ro thường dẫ đến chất lượng công trình, tiến độ công trình
và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người lao động. Đây luôn
là vấn đề hàng đầu mà cần được các nhà đầu tư và nhà thầu chú trọng.

a , Sau đây là một số các nguyên nhân dẫn tới các rủi ro trong xây dựng:

1. Nguyên nhân môi trường và khí hậu: điều kiện thi công xây dựng chủ yếu
là môi trường ngoài trời nên các yếu tố thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến thời gian thực hiện dự án, chất lượng và chi phí thi công. Đặc biệt là điều
kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tại nước ta, các dự án dễ bị ngưng trệ khi tiến
hành vào mùa mưa.

2. Nguyên nhân kĩ thuật:

- Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện nghiêm chỉnh những quy
định về kỹ thuật an toàn, sử dụng máy móc không đúng.

- Thiết bị máy móc, dụng cụ hỏng.

- Chỗ làm việc và đi lại chật chội.

- Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an
toàn hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng, gia cố hố đào không đáp ứng yêu cầu...

- Dụng cụ cá nhân hư hỏng hoặc không thích hợp...

3. Nhân tố tổ chức:

- Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện
các quy tắc không được thấu triệt...

- Sử dụng công nhân không đúng nghề và trình độ nghiệp vụ.

5
- Thiếu và giám sát kỹ thuật không đầy đủ, làm các công việc không đúng
quy tắc an toàn.

- Vi phạmchế độ lao động

4. Nguyên nhân môi trường:

- Môi trường không khí bị ô nhiễmhơi, khí độc, có tiếng ồn và rung động
lớn.

- Chiếu sáng chổ làm việc không đầy đủ hoặc quá chói mắt.

- Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân...

- Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi.

5. Nguyên nhân bản thân:

- Thiếu hiểu biết về ngành xây dựng và thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự
án có thể dẫn đến việc không nhận diện được rủi ro.

- Sự thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện và giám sát công việc có thể tạo
ra rủi ro liên quan đến chất lượng và an toàn. Kế hoạch thi công không chi tiết
và không linh hoạt có thể làm tăng rủi ro do không đối mặt được với biến động.

- Thiếu tài chính và nguồn lực có thể dẫn đến trễ tiến độ và giảm chất lượng
công trình.

- Thiếu giao tiếp trong nhóm làm việc có thể dẫn đến hiểu lầm và mất thông
tin quan trọng.

- Không tuân thủ các quy định pháp luật và an toàn có thể tạo ra rủi ro pháp
lý và tai nạn lao động.

b , Các tai nạn có thể xảy ra:


1. Té ngã :

Mô tả:các bề mặt trơn trượt hoặc bất cẩn khi di chuyển co thể dẫn đến té ngã.

6
Hậu quả: chấn thương nhẹ như trầy xước đến chấn thương nặng như gãy xương
hoặc chấn thương đầu.

2. Đụng trúng vật rơi tự do:

Mô tả: vật liệu,công cụ hoặc máy móc rơi từ độ cao,đe dọa an toàn của người
lao động phía dưới.

Hậu quả: chấn thương nặng như chấn thương đầu, gãy xương hoặc tổn thương
nội tạng.

3. Sập công trình, Giàn Giáo, Hầm, Hào:

Mô tả: Công trình xây dựng có thể sập do thiếu tính ổn định hoặc sự thiếu chú ý
đến cấu trúc.

Hậu quả: Chấn thương nặng đến tử vong, tùy thuộc vào quy mô của sự cố.

4. Giật điện:

Mô tả: Tiếp xúc với dòng điện có thể xảy ra khi làm việc gần hệ thống điện hoặc
thiết bị.

Hậu quả: Gây chấn thương nặng, điều trị y tế khẩn cấp có thể cần thiết.

5. Cháy nổ:

Mô tả: Sự cháy nổ có thể xảy ra khi làm vật liệu dễ cháy hoặc chất lỏng dễ bay
hơi.

Hậu quả: Chấn thương, tử vong, và thiệt hại vật chất nặng nề.

6. Nhiễm Hóa Chất :

Mô tả: Tiếp xúc với hóa chất độc hại từ vật liệu xây dựng hoặc các chất hóa học
trong quá trình công việc.

Hậu quả: Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, với các hậu quả từ việc nôn mửa đến tổn
thương nội tạng.

7
7. Chấn Thương Xương, Khớp:

Mô tả: Các tình huống như rơi từ độ cao, va đập, hoặc bị vật nặng đè có thể dẫn
đến chấn thương xương khớp.

Hậu quả: Gãy xương, tổn thương cơ, và hậu quả về khả năng di chuyển.

8. Trầy Xước Da, Gãy Tay, Chân:

Mô tả: Các tai nạn nhỏ như trượt chân, chạm phải vật cứng có thể dẫn đến chấn
thương nhẹ.

Hậu quả: Trầy xước, gãy tay, chân, hoặc các chấn thương mô mềm.

IV. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng.

Công trường xây dựng là một môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm,
như rơi từ trên cao, va chạm với các vật liệu nặng, nguy cơ điện giật, ô nhiễm
môi trường, và các rủi ro khác. Để đảm bảo an toàn lao động, các biện pháp sau
đây cần được thực hiện:

- Đào tạo và huấn luyện: Các công nhân phải được đào tạo về quy tắc an
toàn và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân. Đào tạo này bao gồm việc nhận biết và
phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn, kỹ năng làm việc an toàn và quy trình khẩn
cấp.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân: Thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm,
kính bảo hộ, giày bảo hộ, áo bảo hộ và găng tay cần được trang bị đầy đủ cho
các công nhân. Việc sử dụng đúng và bảo trì các thiết bị này là rất quan trọng để
giảm thiểu nguy cơ thương tích.
- Kiểm tra an toàn: Các công trường xây dựng cần được kiểm tra định kỳ bởi
các chuyên gia an toàn lao động để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn và
phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Điều này bao gồm kiểm tra về cơ sở vật chất,
quy trình làm việc, và việc sử dụng thiết bị bảo hộ.
- Quản lý nguy cơ: Nguy cơ trên công trường xây dựng cần được xác định và
quản lý một cách chặt chẽ. Điều này đòi hỏi việc thực hiện đánh giá nguy cơ, lập
8
kế hoạch an toàn, xây dựng hàng rào bảo vệ, và sử dụng biển báo cảnh báo để
cảnh báo các dấu hiệu nguy hiểm.
- Phân công và giám sát công việc: Các công việc trên công trường xây dựng
cần được phân công một cách rõ ràng và phù hợp với năng lực của từng công
nhân. Cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình an
toàn và tuân thủ các quy định.
- Quản lý vật liệu và công cụ: Quản lý chặt chẽ vật liệu và công cụ sẽ giúp
tránh việc sử dụng các vật liệu kém chất lượng hoặc thiết bị không an toàn. Các
vật liệu phải được lưu trữ và vận chuyển một cách an toàn để tránh nguy cơ tai
nạn và ô nhiễm môi trường.
- Quản lý an toàn điện: Công trường xây dựng thường có sử dụng nhiều thiết
bị điện. Việc đảm bảo an toàn điện bao gồm kiểm tra định kỳ và bảo trì các hệ
thống điện, đảm bảo việc sử dụng các thiết bị điện an toàn và tuân thủ các quy
định về cách xử lý và kết nối điện.
- Tạo môi trường làm việc an toàn: Cần tạo ra một môi trường làm việc an
toàn bằng cách đảm bảo sự sạch sẽ, cung cấp thông tin cần thiết về an toàn, và
khuyến khích việc báo cáo các rủi ro và tai nạn lao động. Ngoài ra, cần có quy
định về việc cấm hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện và rượu trên công
trường.

Tóm tắt

Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng
- Đào tạo và huấn luyện
- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân
- Kiểm tra an toàn
- Quản lý nguy cơ
- Phân công và giám sát công việc
- Quản lý vật liệu và công cụ
- Quản lý an toàn điện
- Tạo môi trường làm việc an toàn
9
V. Thực hành an toàn lao động trong thi công xây dựng.
a , Một số ví dụ về việc thực hành các biện pháp an toàn lao động trong thi
công lao động là:
1. Bảo đảm an toàn đi lại, giao thông vận chuyển trên công trường, chú trọng
các tuyến đường giao nhau, hệ thống cấp điện, cấp nước và thoát nước
- Đặt biển báo giao thông trên các tuyến đường của công tường, đặt các hệ
thống biển báo giao thông đúng với cac quy định về an toàn giao thông hiện
hành.
- Bố trí người hướng dẫn giao thông tại các điểm giao nhau, điểm khuất,
điểm có lưu lượng người tham gia giao thông lớn.
- Trong quá trình thi công phải đảm bảo kiểm tra định kì các loại máy móc,
xe tải phục vụ cho thi công theo quy định của nhà Nước đưa ra để đảm bảo an
toàn.
- Bão dưỡng định kì hệ thống cấp điện, nước và hệ thống thoát nước, đảm
bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định.
- Nhà thầu trang bị hệ thống thông tin liên lạc, máy điện thoại tạm thời tại
khu công trường để đảm bảo liên lạc với các bên liên quan liên tục 24/24 giờ.
- Bố trí người đảm bảo công tác an toàn lao động: Bố trí người đảm bảo công
tác an toàn lao động đầy đủ 24/24 đảm bảo thông suốt trong quá trình thi công
và hướng dẫn cho các phương tiện qua lại gần khu vực thi công được nhanh
chóng và thuận tiện.
2. Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường. Thực hiện nối đất cho
các máy móc thiết bị điện, sử dụng các thiết bị điện tự động an toàn trên máy
hàn điện; rào ngăn, treo biển báo những nơi nguy hiểm.
- Thực hiện nối đất cho các máy móc thiết bị điện giúp ngăn chặn dòng điện
gây nguy hiểm từ thiết bị hỏng hóc chảy vào đất thay vì chảy qua người sử
dụng.
- Sử dụng các thiết bị điện tự động an toàn trên máy hàn điện có thể tự động
ngắt mạch khi phát hiện ra sự cố, giúp bảo vệ người lao động.

10
- Rào ngăn, treo biển báo những nơi nguy hiểm giúp cảnh báo người lao
động về các nguy cơ tiềm ẩn và giúp họ tránh xa các khu vực nguy hiểm.
- Kiểm tra định kỳ thiết bị và máy móc để đảm bảo rằng chúng hoạt động
đúng cách và an toàn.
- Tất cả người lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động trước khi
bắt đầu công việc thi công trong công trường.
- Người lao động phải được cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân, bao
gồm mũ bảo hiểm, kính bảo vệ, găng tay, quần áo bảo hộ, và kem bảo vệ da.
3. Làm hệ thống chống sét trên các công trường, đặc biệt các công trường có
chiều cao lớn.
- Cột chống sét nên được lắp đặt ở vị trí cao nhất so với tòa nhà để tăng khả
năng bảo vệ1. Cột chống sét thường được làm từ thép tráng kẽm, có bán kính
khoảng 30mm và chiều dài hơn 2m.
- Trang bị thiết bị chống sét đánh thứ cấp (sét cảm ứng hoặc lan truyền):
Trên thực tế, khi đánh, luồng sét sẽ đánh lan truyền hoặc cảm ứng vào hệ thống.
4. Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy trên công trường và những
nơi dễ phát sinh cháy. Xây dựng nhà cửa, kho tàng, nơi chứa nhiên liệu theo
đúng nội quy phòng cháy
- Để bảo đảm an toàn phòng chống cháy trên công trường và những nơi dễ
phát sinh cháy, cần thực hiện các biện pháp sau:
₊ Tất cả công nhân làm việc trên công trường đều phải được huấn
luyện và hướng dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ.
₊ Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công và vệ sinh thông thoáng
tại khu vực thi công.
₊ Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công.
₊ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người.
₊ Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công.
₊ Trang bị đầy đủ các bình chữa cháy.
₊ Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám
sát an toàn lao động công trình kiểm tra.
11
₊ Kiểm tra thường xuyên hệ thống báo cháy và chữa cháy đảm bảo
luôn luôn hoạt động bình thường.
- Khi xây dựng nhà cửa, kho tàng, nơi chứa nhiên liệu, cần tuân thủ các quy
định sau:
₊ Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế an toàn như QCVN 06:2020/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
₊ Lắp đặt, bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ, tuân thủ
nghiêm ngặt quy định của Cục phòng cháy chữa cháy.
₊ Bảo quản vật tư trong quá trình xây dựng nhà xưởng – xây nhà kho
một cách an toàn.
₊ Thực hiện lắp dựng phần khung chính trong quá trình xây dựng nhà
xưởng – xây nhà kho một cách an toàn.
Tóm tắt
Một số ví dụ về việc thực hành các biện pháp an toàn lao động trong thi công lao
động là:
1. Bảo đảm an toàn đi lại, giao thông vận chuyển trên công trường, chú trọng
các tuyến đường giao nhau, hệ thống cấp điện, cấp nước và thoát nước
2. Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường. Thực hiện nối đất cho
các máy móc thiết bị điện, sử dụng các thiết bị điện tự động an toàn trên
máy hàn điện; rào ngăn, treo biển báo những nơi nguy hiểm.
3. Làm hệ thống chống sét trên các công trường, đặc biệt các công trường có
chiều cao lớn.
4. Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy trên công trường và những
nơi dễ phát sinh cháy. Xây dựng nhà cửa, kho tàng, nơi chứa nhiên liệu theo
đúng nội quy phòng cháy
VI Đánh giá về tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn lao động trong
thi công xây dựng
Những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn ,vệ sinh lao động đã đạt được
những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên,theo báo cáo thì vấn đề này vẫn còn tiềm ẩn
một số hạn chế do công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động chưa
12
được quan tâm đúng mực ở cơ sở, đơn vị sản xuất, doanh. Do đó người lao động
vẫn chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn an toàn cho mình và cộng đồng.

Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách,pháp luật
về đảm bảo an toàn lao động. Với nghị định 44/2016/NĐ-CP đã quy định một số
yêu cầu bắt buộc đối với các nhóm đối tượng lao động một cách toàn diện và cụ
thể. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện
lao động an toàn.

Có thể nói , an toàn lao động có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ
đối với người trực tiếp lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động mà còn ảnh
hưởng tới sự phát triển chung đối với nền kinh tế và toàn xã hội. Nói cách khác,
khi vấn đề an toàn và vệ sinh lao động được thực hiện hiệu quả là góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế và giảm gánh nặng đối với xã hội.

Đối với doanh nghiệp, bảo đảm an toàn ho người lao động sẽ giúp cắt giảm tối
đa các chi phí do tai nạn gây ra. Không những vậy, xét về mặt vĩ mô, công tác
an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo
được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công
chúng cho doanh nghiệp.

Mặt khác, người lao động là một nhân tố quan trọng, lực lượng sản xuất tạo ra
sự phát triển chung của xã hội. Khi các tai nạn lao động được giảm thiểu xuống
mức thấp nhất thì người lao động luôn luôn yên tâm làm việc.Từ đó, chất lượng
cuộc sống của người lao động được nâng cao, kinh tế gia đình có điều kiện được
cải thiện. trên phương diện chung, thúc đẩy xã hội phát triển theo

Tổng kết an toàn lao động có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với thi công các
công trình xây dựng. Bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tinh thần của công nhân. Đảm
bảo về tiến độ thi công, thực hiên tốt có thể giảm các chi phí phát sinh, giản thiệt
hại về người và của. An toàn lao động trong thi công ảnh hưởng đến nền xây
dựng, phản ánh chất lượng xây dựng của Việt Nam theo từng thời kì, ảnh hưởng
đến nền kinh tế của cá nhân rộng hơn là cộng đồng và đất nước
13
 Thấy được tầm quan trọng to lớn của an toàn lao động ta cần tuân thủ
nghiêm túc quy định luật lệ đặt ra. Không ngừng nâng cao chất lượng và
trình độ xây dựng, phát triển máy móc, tiếp thu kiến thức những nền xây
dựng tiên tiến khác để độ an toàn trong lao động trong nước ngày càng
nâng cao

VII Tài liệu tham khảo


- Slide bài giảng của thầy
- Giáo trình an toàn lao động
- Luật Xây dựng 50/2014/QH13
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
- Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao
động trong thi công xây dựng công trình

14

You might also like