You are on page 1of 22

LỜI MỞ ĐẦU

Giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam tọa lạc
ở con phố yên tĩnh Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10. Đây là bảo tàng Y
học Cổ truyền tư nhân đầu tiên của Việt Nam và được Trung tâm sách kỷ lục Việt
Nam xác lập kỷ lục vào năm 2008.
Chuyến thăm Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam của nhóm chúng em mong
muốn mang những giá trị của nền y học cổ truyền Việt Nam đến gần với mọi
người và các bạn trẻ hơn bởi những công dụng của Đông y mà ông cha ta truyền
lại. Y học Cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là thuốc Nam (thuốc ta) là một ngành y
học thuộc Đông y có nguồn gốc từ xa xưa. Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam đã
hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử, giao thoa với các dân tộc
khác trong khu vực châu Á, nên Việt Nam có nền Y học truyền thống rất phong
phú và đa dạng các phương thuốc. Thuốc cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc từ các
thực vật, động vật và khoáng vật có trong tự nhiên. Nếu y học hiện đại có thế mạnh
là sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán
chính xác và cấp cứu điều trị nhanh chóng những trường hợp khẩn cấp, thì y học
cổ truyền lại có rất nhiều hữu ích đối với những người bệnh mắc các bệnh mãn tính
hoặc di chứng do tai biến để lại.
Với những công dụng mà Y học Cổ truyền Việt Nam mang lại nhóm chúng em
hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về công dụng của thuốc Nam , đồng thời giúp
cho những người quan tâm đến lịch sử y học cổ truyền Việt Nam có thể tham quan,
tìm hiểu và nghiên cứu và vận dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia
đình và cộng đồng. Và mong muốn góp phần bảo tồn những tài sản quý giá của
ngành y học cổ truyền của dân tộc.
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: dùng các thiết bị ( máy ảnh, điện thoại ) để ghi hình, chụp
hình theo kế hoạch đã đề ra.
- Phương pháp thu thập số liệu: tra cứu giá vé, địa chỉ, đường đi trên mạng. Tìm
hiểu các thông tin về các hiện vật của bảo tàng. Tham khảo các bài phỏng vấn,
tham quan trên Youtube.
3. Cấu trúc của bài báo cáo
Bài báo cáo về kế hoạch chuyến đi tham quan bảo tàng Y học cổ truyền Việt
Nam của nhóm được chia thành 3 phần đó là phần mở đầu, phần nội dung và cuối
cùng là phần tổng kết. Trong đó phần mở đầu nêu về những thông tin sơ lược của
bài báo cáo. Tiếp theo là phần nội dung nêu lên kế hoạch chi tiết và các thông tin
về bảo tàng. Và phần cuối là tổng kết lại nội dung. Hi vọng với cách phân chia như
vậy sẽ giúp cho thầy và các bạn tìm hiểu bài báo cáo của nhóm một cách dễ dàng
và dễ hiểu nhất.

II. Nội dung:


1. Kế hoạch thực hiện chuyến đi tham quan bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam
 Chuẩn bị lập kế hoạch:
 Xác định tên kế hoạch: Xây dựng kế hoạch tham quan và giới thiệu về bảo
tàng Y học cổ truyền Việt Nam.
 Khảo sát địa điểm tham quan:
- Mục đích khảo sát:
+ Thu thập thông tin cơ bản về bảo tàng.
+ Nắm bắt được địa điểm, từ đó xác định nhiệm vụ, nguồn lực, công việc cần phải
chuẩn bị.
- Phương pháp khảo sát:
+ Khảo sát trực tiếp: Đi đến bảo tàng để tìm hiểu sơ lược về địa điểm, cấu trúc và
các hoạt động của bảo tàng.
 Xác lập mục tiêu:
Dựa vào nguyên tắc SMART để thiết lập mục tiêu cụ thể của kế hoạch
- S-Specific: Cụ thể
+ What: tham quan và giới thiệu về bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam.
+ Where: bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam
+ Who: Các thành viên nhóm 4 sẽ thực hiện kế hoạch
+ When: ngày 28/10/2022
+ Why: Giới thiệu và tuyên truyền về bảo tàng Y học Cổ truyền đến với mọi
người
- M-measurable: Đo lường được
+ Chuẩn bị đủ số tiền cho chi phí kế hoạch tham quan bảo tàng là 1400000
+ Chuẩn bị đủ thiết bị quay là 1 máy ảnh và 2 điện thoại
+ Nguồn lực nhóm 4 là 7 thành viên
+ Giới thiệu được về bảo tàng cho 72 thành viên lớp DHSH17A và thầy Võ
Hữu Khánh
- A-attainable: Tính khả thi của kế hoạch
+ Hoàn thành kế hoạch chuyến tham quan đúng thời hạn
+ Chuẩn bị đầy đủ thiết bị di chuyển và các dụng cụ ghi hình như điện thoại,
máy ảnh.
+ Thu thập đủ thông tin về bảo tàng để tuyên tuyền
- R-realistic: Tính thực tế của kế hoạch
+ Có thể dời thời gian đi tham quan địa điểm chậm 1-2 ngày do khâu chuẩn bị
chưa xong
+ Có thể thiếu thiết bị quay hình như máy ảnh do không có sẵn
+ Có thể phát sinh thêm chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch thêm 1-2
triệu.
- Time bound: Thời hạn của kế hoạch
+ Kế hoạch hoàn thành vào ngày 4/10/2022
 Lập kế hoạch chi tiết

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
1 Cao Hoàng Minh 21083191 Edit hình ảnh và chỉnh sửa video
Châu
2 Hoàng Trung Kiên 21001375 Lồng tiếng cho video
3 Tô Ngọc Mơ 21019961 Chuẩn bị các thiết bị và phương tiện di
chuyển
4 Lê Thị Ngân 21022951 Dàn dựng
5 Đặng Hoài Ngọc 21023841 Quản lí thu chi
6 Đặng Công Nguyên 21022671 Quay video
7 Trần Ngô Bảo Trâm 21021641 Dàn dựng
8 Cả nhóm Khảo sát và chuẩn bị kiến thức về đề tài
BẢNG DỰ TRÙ NHÂN LỰC
Nguồn lực vật chất Nguồn lực con người
Tài lực: Mỗi cá nhân đóng góp 200k phục Các thành viên trong nhóm
vụ cho quá trình di chuyển và tham quan
Phương tiện di chuyển: Xe máy Người hường dẫn tham quan
Các thiết bị phục vụ cho quá trình quay và
chỉnh sửa video: Laptop, điện thoại,…
BẢNG XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
TT Công việc Thời gian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
1 Họp tổ
chức phân
chia công
việc
2 Đi khảo
sát
3 Chuẩn bị
vốn
4 Chuẩn bị
dụng cụ
5 Đi tham
quan
6 Tổng hợp
và chỉnh
sửa video
 Giai đoạn hoàn thiện kế hoạch:
BẢNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ TIẾN ĐỘ
Nhắn tin ,trao đổi các câu hỏi và vấn đề liên quan đến đề tài
Họp nhóm 2 lần /tuần để nhóm trưởng quản lí và theo dõi quá trình các thành viên
hoàn thành nhiệm vụ, các thành viên cũng có thể theo dõi và góp ý cho nhau.
Gặp mặt để thảo luận kĩ hơn khi gặp vấn đề khó giải quyết
Các thành viên có thông tin và phương thức liên lạc của nhau để tiện liên hệ,giúp lẫn
nhau

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA,KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ


Lập sơ đồ Gantt để trình bày công việc và thời gian thực hiện để dễ dàng kiểm tra ,kiểm
soát,đánh giá
Nhóm trưởng nhìn nhận và tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm để đánh
giá một cá nhân bất kì trong quá trình thực hiện đề tài
Có thể đánh giá trực tiếp thông quá thái độ và mức độ hoàn thành công việc trong quá
trình thành viên hoàn thành nhiệm vụ

2. Các thông tin thu thập được từ bảo tàng:


2.1 Lịch sử hình thành: Fito museum - một bảo tàng tư nhân về y học cổ truyền
đầu tiên ở Việt Nam. Bảo tàng ro đời từ ý tưởng, lòng đam mê và quá trình sưu tập
trong nhiều năm của ông Lê Khắc Tâm,….

2.2 Vị trí địa lí: tọa lạc tại 41 Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, thành phố
Hồ Chí Minh.
+ Giờ mở cửa: 08h30 - 17h30 tất cả các ngày trong tuần.
2.3 Cấu trúc:

Bảo tàng Fito là tòa nhà nhỏ, nhìn từ bên ngoài thì không thể biết đó là bảo tàng.
Nhưng vô bên trong thì du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên. Bảo tàng được đưa vào sử
dụng năm 2007 với quy mô 6 tầng và 18 phòng trên tổng diện tích gần 600 m2.
Được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ với nhiều họa tiết tinh xảo, dùng những khung
cửa nhà gỗ xưa được chuyển từ đồng bằng Bắc Bộ và tạp cho không gian của bảo
tàng một vẻ cổ kính, ấm cúng. Người xem có thể hình dung tất cả các hoạt động
khám bệnh, trị bênh, bốc thuốc, sắc thuốc của các vị lương y, thái y từ xưa đến
nay.
Tầng trệt là nơi đón khách,Khi bước vào bảo tàng, bạn sẽ được nhân viên hướng
dẫn mua vé với mức giá 60.000 đồng/học sinh,sinh viên,trẻ em và 120.000 dành
cho người lớn. Sau đó bạn sẽ tiếp tục hành trình khám quá bảo tàng của mình khởi
đầu bằng việc xem 1 bộ phim tài liệu về lịch sử của bảo tàng.

Sau khi xem xong phim tài liệu, khách tham quan được đưa vào thang máy (nội
thất gỗ, lắp kiếng 3 bên, nhìn cổ mà hay) lên tầng 4, sau đó hướng dẫn viên sẽ giới
thiệu sơ lược về tòa nhà và để du khách tự tham quan.
Tầng 4 được chừa hai mảnh sân trống cây sứ và những cây trầu bà nhỏ mà thoạt
nhìn người ta có cảm giác ở dưới mặt đất (giống kiến trúc trong dinh Độc Lập).
Hình ảnh minh họa mảnh sân

Tầng 4 gồm 3 phòng:


 Phòng 1: Niên biểu lịch sử y học cổ trường việt nam.
+ Niên biểu lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam nêu lên các sự kiện đáng kể trong
quá trình hình thành và phát triển của y học cổ truyền.
 Phòng 2: Bàn thờ y tổ
+ Bàn thờ y tổ thờ hai danh y lỗi lạc VN: Thiền sư Tuệ Tĩnh (TK 14) và Hải
Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ( TK 18 ).
 Phòng 3: Dụng cụ y học cổ trường thời tiền sử.
+ Phòng trưng bày một số hiện vật đồ đá và đồ đồng liên quan đến y học cổ
truyền có niên đại.

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với tầng 5:


Đến với tầng 5 ta sẽ thấy hình ảnh của 15 vị danh y và tác giả y học cổ truyền
Việt Nam từ thế kỉ XVIII- XIX

Hình ảnh minh họa 15 vị danh y

Cùng với đó là một công trình kiến trúc có tên là “Tháp chàm” thể hiện những nét
đặc trưng của kiến trúc truyền thống các vùng và dân tộc của VN: có nhiều nét nhà
miền bắc (Bắc Bộ) – lưu vực sông Hồng, có nét của Huế và có một nét của dân tộc
Chàm.

Hình ảnh “Tháp chàm”


Mặt khác của cái tháp nhỏ này mô phỏng cổng vào Y miếu Thăng Long được
xây dựng năm 1780 tại Thăng Long - Hà Nội.
Tượng mô phỏng các vị thần

Sau khi lên tham quan xong tầng 5 chúng ta sẽ đến với tầng thứ 3 của bảo tàng:
Lầu 3 gồm có 4 phòng, mỗi phòng đều có nét đặc trưng riêng như trưng bày hơn
300 mẫu cây thuốc và động vật, khoáng vật làm thuốc; tập tranh "Việt Nam bản
thảo" kèm theo dụng cụ bào chế thuốc…

300 mẫu cây thuốc và động vật

"Mô hình nhà thuốc Bắc thế kỷ XIX" thuộc phòng 10 là nơi được giới trẻ tìm đến
chụp hình nhiều nhất. 
Mô hình tái hiện hiệu thuốc Bắc với tủ thuốc, nhiều ngăn kéo ghi đầy đủ tên của
từng loại, cân, bàn tính gỗ, các dược liệu.
Quầy bốc thuốc

Phòng 11 "Bộ sưu tập hũ rượu" là nơi lưu trữ nhiều bình rượu, chủ yếu là rượu
bổ.
Khu chưng rượu

Tiếp theo Đến với Lầu 2, gồm 3 phòng lưu trữ một kho tàng về các bộ sưu tầm
"Ấm - chén thuốc", "Dụng cụ cân, giã thuốc", "Ấm sắc thuốc", "Bình rượu thuốc".
Phòng 1: Bộ sưu tầm hũ rượu
Rượu thuốc là một phương pháp bào chế thuốc có từ lâu đời.Từ ngàn xưa lưu
truyền phương pháp ngâm rượu để đạt được chất lượng cao nhất là phương pháp
ngâm “Hạ thổ”, người Việt ưa dùng các hũ sành sứ để ngâm rượu, chủ yếu là rượu
bổ.

Ảnh minh hoạ


Bộ sưu tầm bình rượu thuốc
Bộ sưu tập các nậm rượu, hũ rượu và ấm đựng rượu. Hình dáng và chất liệu của
các hiện vật đa dạng, có niên đại khác nhau từ TK I-III đến gốm hiện đại TK XX.
Ảnh minh hoạ

Phòng 2: Bộ sưu tầm dụng cụ cân, giã thuốc


Trưng bày các các hiện vật sử dụng rộng rãi trong trong các tiệm bán thuốc cũng
như trong đời sống hàng ngày của người Việt: chày cối, cân ta, cân tây từ thời
Pháp, cuối thế kỷ XIX.
Phòng 3: Bộ sưu tầm ấm sắc thuốc Trưng bày các ấm hay siêu sắc thuốc được
sưu tầm từ khắp các tỉnh của Việt Nam.
Ảnh bộ sư tầm ấm sắc thuốc
Lầu 1 là nơi lưu trữ tranh về y học cổ truyền và mô hình "Thái Y Viện". Thái Y
Viện được xây dựng theo phong cách cung đình, là nơi chăm sóc sức khỏe cho vua
chúa và hoàng tộc.
Ảnh minh hoạ Mô hình Thái y viện là nơi chăm sóc sức khỏe cho vua chúa và
hoàng tộc.
Sau khi tham quan xong, xuống lại tầng trệt, bạn sẽ được mời uống trà (trà sen,
trà nấm linh chi…) và nghe giới thiệu về một số thuốc Nam hiện đại (bào chế bằng
công cụ/ phương pháp hiện đại). Trà nấm linh chi có hương vị rất thơm ngon, một
hộp nhỏ trà túi lọc 20 gói có giá 50.000đ, bạn có thể mua dùng. Các sản phẩm đều
có chứng nhận Bio để xuất sang các nước châu Âu nên cũng khá yên tâm về chất
lượng.

3. Ý nghĩa của kế hoạch:


Qua chuyến đi tham quan đến Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam, nhóm
chúng em hy vọng có thể đem lại cảm giác trải nghiệm thực tế cho mọi người
thông qua bài báo cáo này về lĩnh vực Đông y. Với mục đích đưa nền Đông y của
dân tộc đến gần hơn với mọi người và ứng dụng thực tế nhiều hơn trong đời sống.
Với những hiện vật và phương thuốc còn được lưu trữ và sưu tập ở bảo tàng đã
phần nào tái hiện lại lịch sử của y học qua hàng nghìn năm, nhóm chúng em muốn
quản bá rộng rãi đến với mọi người về những thành tựu của nền y học cổ truyền
dân tộc.
III. Tổng kết:
Kế hoạch chuyến tham quan Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam đã mang lại
chúng em nhiều kiến thức mới về y học cổ truyền dân tộc và danh y Lê Hữu Trác
( Hải Thượng Lãn Ông ). Tiếp thu được những nghiên cứu về y học cổ truyền qua
hàng nghìn năm, nâng cao nhận thức về y học cổ truyền là một lĩnh vực đỉnh cao
trong y học. Hy vọng sau bài báo cáo của nhóm chúng em có thể làm mọi người
hứng thú với lĩnh vực y học cổ truyền của dân tộc. Đồng thời, qua đó nhóm cũng
đã học được các cách tổ chức, sắp xếp thời gian, quản lý kế hoạch sao cho hợp lý
và thực hiện sao cho hiệu quả nhất có thể.

You might also like