You are on page 1of 4

Họ và tên: …………………………………………………………

Kiểm tra 15 phút

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Câu 9 10 11 12 13 14 15

Câu 1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động có thể coi là
chất điểm?

A. Chiếc ô tô tải đi qua một cái cầu.

B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

C. Chiếc máy bay đang chuyển động trên một đoạn đường băng.

D. Một con sâu bò từ đầu đến cuối một chiếc lá.

Câu 2. Để xác định sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian thì ta dùng

A. Hệ tọa độ.

B. Phương trình chuyển động.

C. Công thức tốc độ trung bình.

D. Công thức đường đi.

Đề 1
Câu 3. Chọn câu đúng?

Từ các phương trình vận tốc cho biết tính chất các chuyển động sau

A. v = 5 + 2t => vật chuyển động thẳng đều.

B. v = 3t => vật chuyển động chậm dần đều.

C. v = −2t + 9 => vật chuyển động nhanh dần đều.

D. v = 6t => vật chuyển động nhanh dần đều.

Câu 4. Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận
tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:

A. Vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (-).

B. Vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (-).

C. Vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (+).

D. Vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị bằng 0.

Câu 5. Gia tốc là một đại lượng

A. đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc.

B. vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

C. vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.

D. vectơ, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc.

Câu 6. Chọn phát biểu sai:

A. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều cùng chiều với vectơ vận tốc.

B. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có phương không đổi.

C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
Đề 1
Câu 7. Chọn câu sai: Chất điểm sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều nếu:

A. a < 0 và v0 = 0. B. a > 0 và v0 = 0.

C. a < 0 và v0 > 0. D. a > 0 và v0 > 0.

Câu 8. Với chiều dương là chiều chuyển động, trong công thức 𝑠 = 𝑣0 𝑡 + 1/2 𝑎𝑡 2
của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm
là:

A. Gia tốc. B. Thời gian . C. Vận tốc. D. Quãng đường.

Câu 9.

Tìm câu sai.

A. Ba xe chạy thẳng đều và chạy nhanh như nhau.

B. Xe III chạy nhanh nhất, rồi đến xe II và xe I.

C. Xe III và xe II cùng khởi hành một lúc, còn xe I khởi hành sau một thời gian.

D. Xe III không xuất phát cùng một địa điểm với xe II và xe I.

Câu 10. Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi
sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình
của xe trong thời gian này là

A. 20 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 40 km/h.

Đề 1
Câu 11. Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h,
trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình
của xe trên đoạn đường 80 km này là:

A. 53 km/h. B. 65 km/h. C. 60 km/h. D. 50 km/h.

Câu 12. Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 –
2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là

A. 26 m. B. 16 m. C. 34 m. D. 49 m.

Câu 13. Lúc 8 giờ 30 phút, một xe ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 150 km
với vận tốc 80 km/h. Cùng lúc đó, một mô tô chuyển động từ B đến A với vận tốc 40
km/h. Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt
đầu chuyển động. Coi đoạn đường AB là thẳng.

Phương trình chuyển động của hai xe có dạng:

A. xA = 150 + 80t; xB = -40t. B. xA = 80t; xB = 150 + 40t.

C. xA = 150 - 80t; xB = 40t. D. xA = -80t; xB = 40t.

Câu 14. Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó
trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối
trước khi dừng lại là

A. 1 s. B. 3 s. C. 5 s. D. 7 s.

Câu 15. Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15
km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km. Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với
đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển
động, gốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng

A. x = 5 + 15t (km). B. x = 5 – 15t (km).

C. x = -5 +15t (km). D. x = -5 – 15t (km).

Đề 1

You might also like