You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Đề tài: Quy trình sản xuất nước nectar xoài với năng suất 12 tấn
sản phẩm/ ca

GVHD: PGS.TS. Vũ Thu Trang

Họ và tên: Đặng Văn Khôi

MSSV: 20174811

Lớp: KTTP01-K62

Hà Nôi, tháng 1, 2021

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có khí hậu và điều kiện đất đai thuận lợi để phát
triển các loại rau quả đặc sản.
Như chúng ta đã biết, rau quả nói chung và xoài nói riêng là thức ăn không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp cơ thể
1
phòng chống nhiều bệnh tật . Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ trên thị trường chủ yếu vẫn ở dạng
xoài tươi nên giá trị kinh tế không cao và việc bảo quản cũng rất khó khăn. Do đó, ngoài việc
tiêu thụ những trái xoài tươi thì chúng ta sẽ chế biến nó thành các dạng chế phẩm, bán thành
phẩm hoặc những sản phẩm hoàn chỉnh như xoài sấy, mứt xoài, bánh xoài, nước ép xoài … làm
tăng giá trị của chúng trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, rau quả đóng hộp đa phần được
làm để sử dụng ngay, phục vụ nhu cầu ăn liền mà không phải bỏ thêm thời gian chế biến, nhanh
và tiện lợi. Hơn nữa, nhờ thực phẩm đóng hộp, con người ta có thể thưởng thức những món ăn
mà quốc gia mình không hề có, góp phần thúc đẩy việc giao lưu văn hóa ẩm thực rộng rãi bằng
con đường xuất nhập khẩu. Người nông dân cũng yên tâm lao động hơn, có kinh tế ổn định hơn
và cuộc sống theo đó cũng được cải thiện rõ rệt hơn.
Từ những nhu cầu cấp thiết trên, em quyết định sẽ thiết kế nhà máy chế biến nước nectar
xoài với năng suất 12 tấn sản phẩm/ca
Trong quá trình làm đồ án, không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô thông cảm
và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn trong đồ án của mình cũng như kiến thức chuyên môn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Mục lục nôị dung


A. Tổng quan...........................................................................................................7
I. Nguyên liệu xoài.......................................................................................7
1. Nguồn gốc........................................................................................7
2. Đặc điểm..........................................................................................7
2
3. Phân loại..........................................................................................8
4. Giá trị dinh dưỡng của xoài...........................................................9
5. Giá trị sinh học của xoài...............................................................11
6. Những biến đổi của xoài sau thu hoạch.......................................13
7. Năng suất trồng xoài ở Việt Nam và thế giới..............................16
8. Một số sản phẩm thực phẩm từ xoài...........................................18
I. Sản phẩm nectar xoài.............................................................................20
1. Khái niệm.......................................................................................20
2. Ưu điểm..........................................................................................20
3. Nhược điểm....................................................................................20
4. Thị trường......................................................................................21
5. Quy mô và tiềm năng phát triển với sản phẩm nectar xoài......22
II. Yêu cầu về vị trí đặt nhà máy và công nhân, kỹ sư.............................22
1. Vị trí đặt nhà máy.........................................................................23
2. Yêu cầu đối với công nhân và kỹ sư............................................23
B. Quy trình sản xuất............................................................................................24
I. Nguyên liệu..............................................................................................26
1. Nguyên liệu chính..........................................................................26
2. Nguyên liệu phụ.............................................................................26
II. Các chỉ tiêu đối với sản phẩm nectar xoài............................................28
1. Chỉ tiêu cảm quan.........................................................................28
2. Chỉ tiêu hóa lý................................................................................29
3. Các chỉ tiêu vi sinh vật..................................................................30
III. Thuyết minh quy trình...........................................................................31
1. Ngâm, rửa......................................................................................31
2. Chần...............................................................................................31
3. Gọt vỏ, bỏ hạt, tách thịt quả........................................................33
4. Chà.................................................................................................33
5. Phối chế..........................................................................................35
6. Gia nhiệt.........................................................................................36
7. Đồng hóa........................................................................................36
8. Rót chai..........................................................................................37
9. Thanh trùng..................................................................................39
10.Làm nguội......................................................................................41
11.Bảo ôn..............................................................................................41
C. Tính toán cân bằng vật chất............................................................................42
I. Lập kế hoạch sản xuất...........................................................................42
1. Thời vụ thu nhập nguyên liệu....................................................42
3
2. Biểu đồ sản xuất..........................................................................42
3. Chương trình sản xuất...............................................................42
4. Tính năng suất dây chuyền........................................................43
II. Dây chuyền sản xuất nectar xoài..........................................................43
1. Nhu cầu nguyên liệu chính..........................................................43
2. Tính số chai, thùng.......................................................................49
Tài liệu tham khảo............................................................................................52

Mục lục bảng


Bảng 1.1. Bảng thành phần dinh dưỡng của xoài tính theo 100g ăn được..........10
Bàng 1.2. Diện tích và sản lượng xoài theo vùng trồng ở Việt Nam 2017............16
4
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng xoài theo vùng trồng ở DBSCL 2017...............17
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu yêu cầu của nước.................................................................26
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu chất lượng đường................................................................27
Bảng 2.3. Chỉ tiêu cảm quan với nectar xoài..........................................................29
Bàng 2.4. Chỉ tiêu hóa lý với nectar xoài................................................................29
Bảng 2.5. Chỉ tiêu vi sinh vật với nectar xoài........................................................30
Bảng 3.1. Biểu đồ thu nhập nguyên liệu.................................................................42
Bảng 3.2. Biểu đồ sản xuất theo ca và theo ngày...................................................42
Bảng 3.3. Tiêu hao nguyên liệu qua các công đoạn...............................................43
Bảng 3.4. Tổn thất dịch qua các công đoạn............................................................45
Bảng 3.5. Tổn thất dịch nguyên liệu đầu vào qua các công đoạn.........................45
Bảng 3.6. Bảng cân bằng sản phẩm và hao phí qua các công đoạn sản xuất.......50
Bảng 3.7. Lượng nguyên liệu sản xuất trong từng tháng và cả năm....................51
Bảng 3.8. Số chai sản xuất trong 1 ca và cả năm....................................................51

Mục lục hình ảnh


Hình 1.1. Một số sản phẩm từ xoài..........................................................................19
Hình 1.2. Một số sản phẩm nectar xoài...................................................................22
Hình 2.1. Thiết bị chần băng tải...............................................................................32
Hình 2.2. Máy chà cánh đập.....................................................................................34
Hình 2.3.Thiết bị đồng hóa sử dụng áp lực cao......................................................37
Hình 2.4. Thanh trùng kiểu băng tải..5...................................................................................... 40
A. Tổng quan
I. Nguyên liệu xoài
1. Nguồn gốc

Xoài có tên khoa học là Mangifera indica L; thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae. Xoài là
cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc cây xoài ở miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như
Miến Điện, Việt Nam, Malaysia...

2. Đặc điểm

Mô tả:

Cây gỗ lớn, cao 10-20m; có tán rậm.

6
Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác; nhẵn, thơm.

Hoa họp thành chùm kép ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có lông ở
mặt ngoài. 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1-2 nhị sinh sản

Bầu trên, thường chỉ có 1 lá chứa 1 noãn

Quả hạch chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm; nhân có xơ; hạt rất to

Rễ: Phần lớn rễ phân bố ở tầng đất 0-50cm; ở vùng có mực nước ngầm thấp hay đất cát
rễ có thể ăn rất sâu (6-8m). Tuy nhiên, phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc
khoảng 2m

Thân, tán cây: Xoài là một cây ăn quả thân gỗ mọc rất khỏe. Ở nhũng nơi trồng, chiều
cao cây và tán cây có đường kính tương đương. Tán cây lón hoặc nhỏ tùy theo giống

Lá và cành: Một năm có thể ra 3, 4 đợt chồi tùy theo giống, tùy vào tuổi cây, thời tiết, khí
hậu và tình hình dinh dưỡng. Cây con ra nhiều đợt xoài hơn so với cây đang ăn quả. Cây
già rất khó ra chồi. Lá non sau 35 ngày mới chuyển xanh hoàn toàn . Mỗi lần ra lá, cành
xoài dài thêm 20-30cm

Hoa:

Hoa ra từng chùm ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30cm, có 200-400 hoa. Mỗi chùm
thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỷ lê hoa đực và hoa lưỡng tính trên
cây phụ thuộc vào giống và khí hậu ở địa điểm trồng. Thường hoa lưỡng tính chiếm từ 1-
36%

Xoài lá cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu.

Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy hoa thường rất ngắn, chỉ sau vài giờ. Ở xoài nhụy
thường chín trước, thời gian để nhụy tiếp nhận hạt phấn tốt nhất là lúc mặt trời mọc,
trong đó nhụy đực thường chỉ tiếp nhận từ 8-10h sáng. Sự không trùng hợp này là
nguyên nhân cản trở sự thụ phấn và thụ tinh của xoài

7
Quả: Xoài chín có màu vàng hấp dẫn; có vị chua ngọt, mùi thơm ngon. Xoài chín được
ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hoặc xuất
khẩu.

3. Phân loại

Hiện nay, ở nước ta các giống xoài rất phong phú và có sự khác nhau rất lớn giữa các
giống tự nhiên và các giống chọn lọc. Ngay trong cùng 1 giống cũng có nhiều sự khác
biệt nhất định.

Ở Việt Nam, có một số giống xoài được biết đến là:

Xoài Cát:

Cát Chu: Phẩm chất trái ngon; thịt thơm ngọt, có vị hơi chua, dạng trái hơi tròn;
trọng lượng trung bình 250-350g; vỏ trái mỏng. Đây là giống xoài ra hoa rất tập
trung và dễ đậu trái; năng suất rất cao

Cát Hòa Lộc: Xuất phát từ Cái Bè( Tiền Giang), xoài có trái to; trọng lượng
7khoảng 400-600g; thịt trái vàng, dẻo, thơm ,ngọt, hạt dẹp, được coi là giống xoài
có phẩm chất cao. Thời gian trổ bông tới chín trung bình là 3-4 tháng

Xoài Xiêm: Phẩm chất tương đối ngon; màu vàng, thịt dẻo,mịn; hạt nhỏ, vỏ trái dày. Đây
là giống dễ đậu trái, năng suất cao.

Xoài Tứ Quý: Tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Trái nặng trung bình 320g, hình bầu
dục; đầu trái nhọn; vỏ mỏng láng; màu vàng đẹp, ngọt, thơm; hạt nhỏ. Từ khi nở hoa đến
thu hoạch là 115 ngày

Xoài Tượng: Là giống xoài ăn còn xanh chấm mắm đường rất được ưa chuộng. Vỏ màu
xanh nhạt; thịt xoài giòn, mùi thơm và vị chua thoang thoảng. Loại xoài này trồng rất
nhiều ở miền Trung

Xoài Hồng: Quả to màu hồng; dài; tán thưa; lá to bản; mép gợn sóng. Trái nặng trung
bình 320g; đầu trái nhọn; vỏ mỏng láng; màu vàng đẹp; thơm; ngọt; hạt nhỏ. Từ khi nở
hoa đến khi thu hoạch là 115 ngày 8
Xoài Thanh Ca: Là giống xoài ăn xanh, cây phát triển mạnh, lá thon dài, đầu hơi nhọn,
trái dài hơi cong, nặng trung bình 300g

4. Gía trị dinh dưỡng của xoài:

Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao; thịt quả có hàm lượng vitamin B,C chiếm khoảng 2-
3%; đường chiếm 20% (là loại đường đơn được hấp thụ hoàn toàn), acid citric, caroten
15%

Quả chứa nhiều caroten và vitamin B1, B2, C. Hạch quả chứa nhiều tinh bột, dầu và
tanin. Lá chứa tanin và hợp chất flavonoid là mangiferin. Vỏ thân chứa 3% tanin và
mangiferin.

Bảng 1.1.Thành phần dinh dưỡng của xoài tính theo 100g ăn được

Thành phần Hàm lượng Đơn vị

Nước 84 %

Glucid 15 g

Protein 0 g

Lipid 0 g

Chất xơ 1 g

Vitamin A 0,04 mg

Vitamin B1 0,5 mg

Vitamin B2 0,06 mg

Vitamin C 53 mg

Vitamin E 1 mg

Canxi 10 mg

9
Photpho 15 mg

Sắt 0,3 mg

( Nguồn: Nevo Foundation, 1996)

5. Giá trị sinh học của xoài


Xoài có các hợp chất như isoquercitrin, quercetin, fisetin, astragalin, acid gallic… các
hợp chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh
bạch cầu. Ngoài ra còn làm giảm cholesterol nhờ hàm lượng vitamin C cao, pectin và
chất xơ, tốt cho mắt, kiềm hóa cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt
độ, tăng cường hệ miễn dịch ( theo Thiên Mộc fruit- ngày 17/6/2019)
Xoài chứa rất nhiều tryptophan, một loại acid amin thiết yếu rất thiếu trong phần lớn các
loại cây lương thực. Tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO khuyến cáo hỗn hợp gồm kê,
đậu cô- ve, đậu phộng và xoài rất tốt cho trẻ em thời kỳ thôi bú, nó chứa đầy đủ vitamin
và năng lượng cho trẻ em từ 6-12 tháng tuổi. Trong đó carotene là chất chống oxi hóa
mạnh, lọc bỏ các chất độc nguy cơ gây ung thư trong cơ thể . Xoài là nguồn tiền chất
vitamin C và calcium cao có tác dụng khép chặt các mạch máu trong giải phẩu hoặc xuất
huyết nội, ăn xoài mỗi ngày làm cho da đẹp hơn, phụ nữ có thai được khuyến cáo ăn ít
nhất 1 quả xoài sẽ bổ sung calcium và magnesium sẽ giúp chống co cơ, giảm tress và
tránh sẩy thai ( theo báo dinhduong.online)
Ngoài ra vỏ xoài và hạt xoài cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ xoài chứa 16-20 %
tannin và mangiferin là hai chất được sử dụng trong thuốc Nam, tannin có tác dụng
kháng khuẩn, làm nước súc miệng khi bị niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, chữa tiêu
chảy, chữa viêm ruột. Mangiferin có tác dụng kháng vius đồng thời giúp kích thích miễn
dịch cơ thể và miễn dịch tế bào. Hạt xoài sấy khô là loại kem đánh răng rất tốt, giúp chắc
răng, chống viêm nướu và bệnh hôi miệng.
Xoài có hàm lượng chất xơ cao, làm chậm tiến trình hấp thu đường vào máu. Ăn xoài
giúp bạn kiểm soát được cân nặng. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay lấy nước ép, làm sinh
tố. Đối với xoài xanh, bạn có thể làm gỏi. Còn theo các chuyên gia bạn cũng nên tận
dụng cả vỏ xoài. Bởi những chiết xuất được phát hiện trong vỏ xoài có tác dụng làm giảm
10
11
sự hình thành tế bào mỡ trong cơ thể. Vì thế, xoài là loại trái cây không thể thiếu cho
những ai đang trong quá trình ăn kiêng hoặc muốn giảm cân ( theo Thiên Mộc fruit- ngày
17/6/2019)
Xoài chứa một nhóm các enzyme tiêu hóa được gọi là amylase. Enzyme tiêu hóa phá vỡ
các phân tử thực phẩm lớn để chúng có thể dễ dàng hấp thụ trong cơ thể. Amylase phân
hủy carbohydrates phức tạp thành đường, chẳng hạn như glucose và maltose. Những
enzyme này hoạt động mạnh hơn trong xoài chín, đó là lý do tại sao quả xoài chín ngọt
hơn những quả chưa chín ( theo Thiên Mộc fruit- ngày 17/6/2019)
Bên cạnh đó, xoài chứa nhiều nước và chất xơ, giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa như
táo bón và tiêu chảy. Một nghiên cứu kéo dài bốn tuần ở người lớn bị táo bón mãn tính
cho thấy rằng: ăn xoài hàng ngày có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng táo
bón hơn các thực phẩm bổ sung có chứa một lượng chất xơ hòa tan tương tự.
Ngoài ra, xoài cũng là một nguồn vitamin A dồi dào, kích thích sự phát triển của tóc và
sản xuất bã nhờn – giúp giữ ẩm cho da đầu để giữ cho tóc khỏe mạnh.Hơn nữa, vitamin
A và các retinoids khác di chuyển đến da của bạn nhằm bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Ngoài vitamin A và C, xoài có nhiều polyphenol, có chức năng chống oxy hóa.Những
chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ nang tóc chống lại tổn thương do oxidative stress
( theo Thiên Mộc fruit- ngày 17/6/2019)
Xoài là loại trái cây rất bổ não, phù hợp cho người lao động trí óc tuy nhiên không nên ăn
xoài lúc đói quá và sau khi ăn no, người đang có các bệnh về nhiệt sốt, cả xoài chín và
xoài xanh vẫn không được ăn. Mỗi ngày không nên ăn quá hai quả vì ăn nhiều sẽ bị tiêu
chảy, mọc mụn nhọt … người bị bệnh tiểu đường cũng không nên ăn.
6. Những biến đổi của xoài sau thu hoạch
Sau thu hoạch trong quả xoài xảy ra các biến đổi về vật lý, sinh lý, sinh hoá. Các biến đổi
này có liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của quả như
giống, điều kiện gieo trồng, chăm sóc, độ già chín khi thu hái, vận chuyển và những yếu
tố kỹ thuật trong quá trình bảo quản. Phần lớn những biến đổi của quả sau thu hoạch là
tiếp tục các biến đổi trong quá trình phát triển của chúng, nhưng có đặc điểm khác ở chỗ
một mặt là sự phân huỷ và tiêu hao vật chất để tạo năng lượng duy trì sự sống, mặt khác
12
lại là sự tổng hợp các chất. Bên cạnh đó còn có sự thoát hơi nước và hoạt động của vi
sinh vật làm thối hỏng xoài.
a) Biến đổi sinh lý
Sự hô hấp:
Sau khi thu hoạch quả tiếp tục hô hấp để duy trì sự sống. Trong quá trình bảo quản, hoạt
động hô hấp thường làm biến đổi thành phần hoá sinh của quả, tiêu hao vật chất dự trữ,
làm giảm đáng kể chất lượng dinh dưỡng và cảm quan cũng như rút ngắn tuổi thọ của
quả. Ngoài ra, hô hấp còn giải phóng ra môi trường xung quanh một lượng nhiệt, hơi
nước, góp phần thúc đẩy các quá trình hư hỏng diễn ra nhanh hơn. Quả thường có 2 loại
hô hấp là hô hấp thường và hô hấp đột biến.
Xoài là quả hô hấp đột biến nên trong quá trình chín có giai đoạn hô hấp mạnh nhất.
Thông thường vài giờ trước khi xảy ra hô hấp đột biến hàm lượng etylen nội sinh tăng,
kích thích hoạt động của các enzym đẩy nhanh quá trình chín của xoài. Dưới tác động
của etylen, màng tế bào của quả xoài có những biến đổi cơ bản: tính thấm của màng tăng
lên đáng kể do etylen có ái lực cao đối với lipid, một thành phần chủ yếu cấu tạo nên
màng tế bào. Điều đó dẫn đến giải phóng các enzym vốn tách rời với cơ chất do màng
ngăn cách. Các enzym này có điều kiện tiếp xúc với cơ chất và gây ra các phản ứng có
liên quan đến các quá trình sinh lý, sinh hoá của quả như quá trình chín, thoát hơi
nước…. Trong điều kiện ít Oxy, nhiều khí Cacbonic, không có chất kích thích chín
ethylene thì cường độ hô hấp giảm ( theo Khoahoc.tv-Nghiên cứu bảo quản trái cây sau
thu hoạch)
Sự thoát hơi nước:
Sự thoát hơi nước của rau quả sau thu hoạch là một hoạt động sinh lý bình thường nhưng
không có lợi. Sự thoát hơi nước không chỉ giảm khối lượng tự nhiên mà còn làm ảnh
hưởng đến vẻ bề ngoài, đến trạng thái và giá trị dinh dưỡng của quả. Trong xoài có
khoảng 80- 90% nước, chủ yếu ở dạng tự do nên rất dễ bốc hơi. Trong thực tế để ngăn
chặn sự mất nước có thể áp dụng đồng thời các biện pháp xử lý như hạ thấp nhiệt độ,
tăng độ ẩm, giảm tốc độ chuyển động của không khí trong kho, điều chỉnh thành phần
khí
13
bảo quản…( theo Khoahoc.tv-Nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch)

14
b) Biến đổi hoá học
Hầu hết các thành phần hoá học của quả đều bị biến đổi trong quá trình bảo quản do tham
gia quá trình hô hấp hoặc do hoạt động của enzyme.
Đường: Đường là thành phần bị tiêu hao rất lớn trong quá trình bảo quản. Trước tiên các
loại đường dần bị thuỷ phân thành đường đơn giản. Sau đó, các đường đơn này tham gia
vào quá trình hô hấp để tạo năng lượng duy trì sự sống của quả. Tuy nhiên, do xoài là quả
hô hấp đột biến nên khi quả chín lượng tinh bột chuyển thành đường với tốc độ cao hơn
với tốc độ giảm đường do hô hấp làm lượng đường chẳng những không giảm mà còn
tăng tạo cho quả có vị ngọt. Hợp chất pectin: Sự thuỷ phân protopectin thành các pectin
hoà tan hoặc sự phá vỡ liên kết giữa hợp chất pectin với các thành phần khác của thành tế
bào dưới tác dụng của enzyme khiến cho quả chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái
mềm trong quá trình bảo quản
Sắc tố: Sự thay đổi màu sắc của quả là một tiêu chí hết sức quan trọng được sử dụng để
đánh giá chất lượng. Sự thay đổi màu sắc được hình thành hoặc biến đổi từ dạng này
sang dạng khác, ví dụ chlorophyll chuyển thành carotenoid…
Ngoài ra, các chất hữu cơ khác như acid, vitamin đều giảm trong quá trình bảo quản. Tốc
độ biến đổi các thành phần hoá học tỷ lệ thuận với cường độ hô hấp.
( theo Khoahoc.tv-Nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch)
c) Biến đổi do vi sinh vật
Sau khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản, ngoài các biến đổi sinh lý và hoá học, quả
xoài còn bị biến đổi do vi sinh vật. Sự phát triển của vi sinh vật làm cường độ hô hấp và
tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên tăng cao, sự biến đổi các thành phần hoá học diễn ra
mạnh mẽ theo chiều hướng làm giảm chất lượng và tuổi thọ quả. Vì vậy, để kéo dài thời
gian bảo quản xoài cần có biện pháp xử lý để phòng bệnh trước bảo quản như xử lý bằng
nước nóng, bằng hoá chất, bằng chiếu xạ hoặc sự kết hợp giữa xử lý nước nóng và hoá
chất ( theo Khoahoc.tv-Nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch)
7. Năng suất trồng xoài ở Việt Nam và thế giới

Xoài là loại cây ăn quả được trồng ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á và là loại
trái cây tiêu thụ khá phổ biến taị các nước này.
15
Theo số liệu thống kê của FAO, các nước
trồng xoài nhiều ở vùng Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam,
Campuchia ...
Thái Lan là nước sản xuất xoài lớn nhất ở vùng Đông Nam Á, năm 2016 Thái Lan đã sản
xuất được 3.432 ngàn tấn xoài, tiếp theo là Indonesia (2.184 ngàn tấn), Philippnes (827
ngàn tấn), Việt Nam (725 ngàn tấn). Campuchia cũng là nước sản xuất xoài khá lớn ở
Đông Nam Á, diện tích xoài của Cămpuchia đạt 65 ngàn ha.
Việt Nam là nước trồng xoài từ lâu đời và trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác
nhau, nhưng phân bố chủ yếu vẫn là các tỉnh phía Nam. Năm 2017, Việt Nam có 92.746
ha và sản lượng 788.233 tấn, trong đó ĐBSCL là vùng sản xuất xoài lớn nhất, chiếm đến
46,1% diện tích và 64.4% sản lượng xoài của cả nước; tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ
(chiếm 19,2% diện tích và 64,4% sản lượng xoài cả nước).

Bảng 3.2. Diện tích và sản lượng xoài theo vùng trồng ở Việt Nam năm 2017

TT Vùng trồng Diện tích Sản lượng


ha % Tấn %
1 Đồng bằng Sông Hồng 2.415 2,6 21.164 2,7
2 Trung du Miền núi phía Bắc 12.195 13,1 28.723 3,6
3 Bắc Trung Bộ 1.675 1,8 8.364 1,1
4 Duyên hải Nam Trung bộ 13.054 14,1 73.798 9,4
5 Tây nguyên 2.918 3,1 19.174 2,4
6 Đông Nam bộ 17.765 19,2 129.460 16,4
7 Đồng bằng Sông Cửu long 42.725 46,1 507.550 64,4
Tổng cộng 92.746 100,0 788.233 100,0
Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT

Tại khu vực các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL của Việt Nam, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích
và sản lượng xoài lớn nhất chiếm đến 21,4% diện tích và 28,5% sản lượng xoài cả vùng .
Bảng 3.3. Diện tích và sản lượng xoài theo vùng trồng ở ĐBSCL năm 2017

TT Tỉnh Diện tích Sản lượng


ha % tấn %
1 Đồng Tháp 9.128 21,4 144.794 28,5
2 An Giang 8.878 20,8 115.133 22,7
3 Vĩnh Long 5.159 12,1 58.524 11,5
4 Tiền Giang 4.710 11,0 106.192 20,9

16
5 Hậu Giang 3.641 8,5 17.638 3,5
6 Cần Thơ 2.714 6,4 12.912 2,5
7 Kiên Giang 2.475 5,8 11.602 2,3
8 Sóc Trăng 1.778 4,2 14.353 2,8
9 Trà Vinh 1.688 3,9 10.767 2,1
10 Cà Mau 720 1,7 2.457 0,5
11 Bến Tre 674 1,6 5.821 1,1
12 Long An 616 1,4 3.943 0,8
13 Bạc Liêu 544 1,3 3.413 0,7
Tổng cộng 42.725 100,0 507.550 100,0
Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT

Có nhiều giống xoài trồng tại Việt Nam, tại vùng ĐBSCL, xoài cát Hòa lộc và xoài cát
chu là hai giống xoài ngon được người tiêu dùng ưa chuộng, trồng từ lâu đời tại Tiền
Giang và Đồng Tháp. Hạn chế của hai giống xoài này là xoài khó đậu trái, nhất là đối với
giống xoài cát Hòa Lộc và trong điều kiện sản xuất xoài trái vụ có mưa nhiều. Mặt khác
do vỏ mỏng nên khâu vận chuyển và bảo quản của giống xoài Cát Hòa Lộc và xoài Cát
Chu gặp trở ngại làm hạn chế xuất khẩu.

Việt Nam có sản lượng xoài lớn nhưng chủ yếu dùng để ăn sống và xuất khẩu ; vì thế đến
mùa chính vụ, số lượng xoài bị ứ đọng nhiều. Với sản lượng xoài nhiều như vậy; việc
đưa ra hướng giải quyết để đảm bảo xoài không ứ đọng đồng thời đảm bảo giá trị kinh tế,
chất lượng dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ cho thị trường và đảm bảo lợi nhuận cho người
trồng xoài là cần thiết. Và sản phẩm nectar xoài là một sản phẩm độc đáo có thể giải
quyết yêu cầu đặt ra; đồng thời cung cấp vitamin và dinh dưỡng cho cơ thể
8. Một số sản phẩm thực phẩm từ xoài

17
Xoài sấy dẻo

Bột xoài Bánh xoài cuộn

Bánh xoài Kẹo xoài

Mứt xoài

Hình 1.1. Một số sản phẩm từ xoài

18
II. Sản phẩm nectar xoài
1. Khái niệm
Nectar xoài là sản phẩm xoài thu được bằng cách được chế biến bằng cách nghiền mịn
mô quả cùng với dịch bào rồi bổ sung đường, axit citric. Nectar xoài tốt nhất được chế
biến từ loại xoài cát để tạo cho nước quả có hương vị và màu sắc tự nhiên, đặc trưng. Để
ổn định được trạng thái của nectar xoài, người ta thường bổ sung một số chất phụ gia
thích hợp
Sản phẩm có cấu trúc sệt có lẫn thịt quả; có màu vàng đẹp, tươi sáng; mùi thơm đặc trưng
của xoài. Hình thức đóng gói là dạng bao bì chai thủy tinh, được sử dụng để uống liền
không qua quá trình chế biến.
2. Ưu điểm:
Trong quả xoài chín chứa nhiều sắc tố carotenoid, carotenoid không tan trong nước chỉ
tan trong dầu mà đây là loại nước quả không qua quá trình lọc bỏ xác, có chứa cả thịt quả
nên sản phẩm chứa hàm lượng carotenoid cao. Khi sản xuất nectar xoài qua quá trình
thanh trùng sẽ làm tăng hệ số hấp thụ carotenoid vào cơ thể lên nhiều lần
Đồng thời, sản phẩm cũng mang lại tính tiện lợi cao cho người sử dụng. Sản phẩm có thể
sử dụng mọi lúc, mọi nơi, dễ dàng bảo quản ở nhiệt độ thường. Sản phẩm giàu các chất
dinh dưỡng, các vitamin, chất xơ, mà đặc biệt là các chất chống oxy hóa rất cần thiết cho
sức khỏe ngăn ngừa chống lại bệnh tật và gìn giữ sắc đẹp
3. Nhược điểm
Do sản phẩm có lẫn thịt quả nên có thể bị tách lớp trong thời gian bảo quản dài làm ảnh
hưởng tới giá trị cảm quan
4. Thị trường
Một số sản phẩm hiện có trên thị trường:
Nước trái cây TH true JUICE nectar xoài tự nhiên
Nectar xoài Le Fruit
Sun Tropics Organic Mango nectar
Simply nectar mango
Chiquita Mango nectar
19
Hình 1.2. Một số sản phẩm nectar xoài

Các công ty sản xuất:


TH True Milk
20
Công ty thực phẩm và đồ uống Le Fruit Farm Fresh
5. Quy mô và tiềm năng phát triển đối với sản phẩm nectar xoài
Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao; chứa nhiều protein, gulxit, lipid; các chất khoáng và
vitamin; có tác dụng tăng sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư, cải thiện hệ
tiêu hóa, giúp giảm cholesterol trong máu. Nhưng do điều kiện bảo quản còn hạn chế nên
muốn giữ sản phẩm tươi trong thời gian dài diễn ra rất khó khăn. Chính vì thế; các dòng
nước giải khát từ xoài, đặc biệt là nước nectar xoài đang được người tiêu dùng ưa chuộng
vì những lợi ích mà nó mang lại
Sản phẩm nectar xoài hiện đang được chủ yếu sản xuất ở những công ty lớn với quy mô
công nghiệp phát triển như; TH True Milk, Le Fruit,..
Tuy nhiên; hiện nay nectar xoài ở Việt Nam chưa phải là mặt hàng chủ lực do số lượng
công ty sản xuất sản phẩm này tại nước ta không quá nhiều. Nhưng với sự chuyển giao
công nghệ từ các công ty lớn, hy vọng trong tương lai mặt hàng này sẽ phát triên nhiều
hơn nữa
III. Yêu cầu về vị trí đặt nhà máy và công nhân, kỹ sư
1. Vị trí đặt nhà máy
Từ các điều kiện đã đặt ra; do đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng xoài cao hơn cả và
đặc biệt Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng xoài cao nhất nên ta chọn vị trí đặt nhà máy là
khu công nghiệp Sa Đéc toạ lạc tại hai xã Tân Quy Đông và Tân Quy Tây, thị xã Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp với tổng diện tích 222 ha và mở rông thêm diện tích 90 ha
Khu Công nghiệp Sa Đéc nằm sát Quốc lộ 80 và liên tỉnh lộ 848, cạnh phía Nam sông
Tiền, có cảng với tàu 5.000 tấn cặp bến, cách cầu Mỹ Thuận 15 km. Tại đây có nguồn
nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, trái cây,
đặc biệt là nguồn thủy sản nước ngọt, và nơi đây cũng là thị trường trung chuyển có quan
hệ chặt chẽ với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM, kể cả với Campuchia
qua cửa khẩu quốc tế Thường Phước.
Lợi thế:

21
Nằm cạnh bờ sông Tiền, có cảng cho phép cập mạn tàu 5.000 tấn. Đường xuống cảng
rộng, thông thoáng và cũng là đường chính dẫn vào Khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu
chuyên chở hàng hoá ra vào cảng và Khu công nghiệp thuận lợi.
Nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến lương thực, nông
sản, thực phẩm.
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo nghề theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Là trung tâm của thị trường tiêu thụ với số dân 16 triệu người.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động.
Làm việc theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện,
kể cả cấp giấy phép đầu tư và các loại giấy tờ khác có liên quan.
2. Yêu cầu đối với công nhân và kỹ sư
a) Với kỹ sư
Phải có bằng cấp chuyên môn ngành công nghệ thực phẩm
Không yêu cầu kinh nghiệm cao
Có sự nhiệt tình, năng động
Sức khỏe tốt, có phương tiện đi lại.
Thời gian làm việc giờ hành chính: 7h-11h30, 13h-16h30
b) Với công nhân
Nam
Tuổi từ 18 trở lên
Sức khỏe tốt, có phương tiện đi lại
Thời gian làm việc: 3 ca: 6h-14h, 14h- 22h, 22h- 6h
B. Quy trình sản xuất

22
Nguyên liệu

Chọn lựa, phân loại

Ngâm, rửa, để ráo


Nước

Chần ở 85-90oC trong 2-3 phút


Gia nhiệt 40oC

Tách thịt quả


Phối trộn với syrup đường, acid citric, pectin

Bổ sung 0,05% vitamin C. chà

Lọc
Dịch quả

Gia nhiệt từ 70oC trong 3-6 phút


Lọ, nắp thủy tinh

Vệ sinh bằng nước, dung dịch


Đồng hóa kiềm, nước clo

Rót chai
Thanh trùng

Thanh trùng
21
Làm nguội

Sản
Bảo ôn
phẩm

I. Nguyên liệu
1. Nguyên liệu chính
Có thể sử dụng hầu hết các giống xoài để chế biến nước xoài dạng Nectar nhưng tốt nhất
là sử dụng xoài cát ( cũng có thể sử dụng xoài Mộc Châu)
Nguyên liệu cần được chọn lựa theo độ chín, mức độ nguyên vẹn…
Theo độ chín: Xoài dùng để chế biến nectar cần đạt độ chín sử dụng (chín hoàn toàn). Ở
độ chín này, toàn bộ vỏ quả có màu vàng, thịt quả có độ chắc vừa phải, hàm lượng chất
khô hòa tan lớn nhất, các chỉ tiêu màu sắc, mùi vị tốt nhất, đồng thời hàm lượng các chất
đường, axit, pectin…ổn định.
Theo mức độ nguyên vẹn: trước khi chế biến cần loại bỏ những quả có dấu hiệu thối
hỏng, dập nát, quả bị hư hỏng một phần nhỏ có thể được tận dụng bằng cách loại bỏ phần
bị dập, phần còn lại vẫn có thể sử dụng.
2. Nguyên liệu phụ
a) Nước

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu yêu cầu của nước ( theo Tổ chức Y Tế thế giới)

Chỉ tiêu Yêu cầu


Hàm lượng muối canxi 130-200 mg/l
Hàm lượng muối magie ≤100 mg/l
Hàm lượng muối clorua 75-150 mg/l
Hàm lượng muối Fe2+ ≤0,3 mg/l
Hàm lượng permanganate ≤20 mg/l
pH 5,5-8,5 nhưng tối đa 6,2-6,5
NO2-, NH3 Không được phép có
NO3- ≤50mg/l
Tổng số vi khuẩn hiếu khí ≤100 tế bào/cm3 nước

22
E.coli Không được phép có
Cảm quan Nước trong, không mùi vị lạ
b) Đường
Bảng 2.2. Chỉ tiêu chất lượng đường ( theo TCVN 6958:2001)

Tên chỉ tiêu Giá trị


Saccharose ≥ 99,8% chất thô
Đường khử (Rs) ≤ 0,03%
Độ ẩm (MOISI) ≤ 0,05%
Hàm lượng tro (ASH) ≤ 0,03%
Hình dạng Dạng tinh thể tương đối đều, không vón cục
Mùi vị Có vị ngọt, không có mùi vị lạ
Màu sắc Tinh thể trắng óng ánh. Khi pha trong nước thì
dung dịch trong suốt
c) Acid ascorbic ( vitamin C hay E300)
Acid ascorbic hay còn được gọi là vitamin C được tìm thấy nhiều trong trái cây, là chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của sinh vật. Ở lĩnh vực hóa sinh; nó là chất chống oxy
hóa, tham gia vào quá trình tổng hợp enzyme, tăng sức đề kháng, hồi phục sức khỏe.
Trong dịch quả, vitamin C có thể bị oxy hóa trực tiếp bởi enzyme phenolixydase. Chính
vì vậy, khi có mặt vitamin C; dịch quả sẽ sậm màu chậm hơn
Lượng vitamin C cho vào khi phối chế cần đủ để ức chế các men xúc tác phản ứng biến
và còn dư khoảng 100mg/l. Nếu dư quá sản phẩm sẽ có vị chua gắt và hắc
d) Acid citric
Acid citric là chất kết tinh bán trong suốt, không màu hoặc dạng bột kết tinh màu trắng,
không hôi, vị rất chua. Vị chua của nó hợp với khẩu vị và dịu nhất trong các loại acid hữu
cơ nên được ứng dụng rộng rãi trong chế biến rau quả. Acid citric chỉ thể hiện hoạt tính
chống một số nấm mốc và vi khuẩn, có khả năng ức chế Samonella mạnh hơn acid lactic
Trong sản phẩm; acid citric giúp tạo vị chua; điều chỉnh chỉ số đường acid trong thực
phẩm; hỗ trợ quá trình tạo đông. Ngoài ra; acid citric còn có tác dụng bảo quản và chống
oxy hóa
e) CMC ( Carboxyl methyl cellulose)
CMC là chất có dạng bột hoặc dạng xơ màu trắng, không mùi, không vị, không độc hại.
CMC có khả năng hòa tan trong nước lạnh hoặc nước ấm
23
24
CMC được sử dụng trong thực phẩm như một chất nhũ hóa và ổn định. CMC có tác dụng
là 1 chất tạo gel, làm bền nhũ tương, tăng khả năng giữ nước, tăng khả năng kết dính, làm
đục sản phẩm....
Trong sản phẩm nectar xoài, sử dụng CMC làm tăng độ nhớt cho sản phẩm, chống tách
pha.
f) Enzyme pectinase
Hoạt động thủy phân pectin của enzyme này đã làm giảm độ nhớt của xoài; vì thế nồng
độ thành phần chất tan trong dịch quả tăng lên; do đó tăng hiệu suất trích ly và độ Brix
của sản phẩm cũng tăng lên.
Enzyme pectinase cũng giúp tăng thời gian bảo quản sản phẩm nectar xoài
II. Các chỉ tiêu đối với sản phẩm nectar xoài (theo TCVN4041-1985)
1. Chỉ tiêu cảm quan

Bảng 2.3. Chỉ tiêu cảm quan với nectar xoài (TCVN 4041-1985)

Tên chỉ tiêu Yêu cầu

1. Trạng thái Thể lỏng vừa phải, đục, mịn, đồng nhất.

Nước quả không lẫn các mảnh cuống, vỏ và các tạp


chất khác. Nếu để lâu cho phép bột thịt quả có thể lắng
xuống đáy bao bì, song lắc mạnh thì phân tán đều,
không vón cục.

2. Màu sắc Từ vàng nhạt tới vàng đậm.

3. Mùi vị Có mùi thơm, vị chua ngọt tự nhiên của xoài chín pha
đường, đã qua nhiệt, không có mùi vị lạ.

4. Tạp chất lạ Không được có

25
2. Chỉ tiêu hóa lý
Bảng 2.4. Chỉ tiêu hóa lý với nectar xoài (TCVN 4041-1985)

Tên chỉ tiêu Mức hoặc yêu cầu

1. Khối lượng tịnh Cho phép theo sự thỏa


thuận trong hợp đồng
giữa bên sản xuất và bên
nhận hàng.

2. Hàm lượng chất khô (đo bằng khúc xạ kế 20oC)


16
tính bằng %, không nhỏ hơn

3. Độ chảy quy định (đo bằng nhớt kế VZ - 4),


13 - 16
tính bằng giây

4. Hàm lượng axít chung, tính chuyển ra axit


0,3
xitric bằng %, không nhỏ hơn

5. Hàm lượng kim loại nặng, tính bằng mg trên 1


kg sản phẩm không lớn hơn.

- Sn 200

- Pb 0,3

- Zn 5

- Cu 5

3. Các chỉ tiêu vi sinh vật

26
Bảng 2.5. Chỉ tiêu vi sinh vật với nectar xoài (TCVN4041-1985)

Vi sinh vật Giới hạn phát hiện, CFU/ml


Salmonella Không cho phép
E.coli ≤103

Không được có vi sinh vật gây bệnh và các hiện tượng hư hỏng chứng tỏ có vi sinh vật
hoạt động.
III .Thuyết minh quy trình
1. Ngâm, rửa
Xoài sau khi được chọn lựa được ngâm trong nước sạch trong thời gian 5-10 phút nhằm
làm bở các chất bẩn bám trên bề mặt, tăng hiệu quả rửa. Ngâm quả trong chậu rửa với tỉ
lệ nguyên liệu:nước là 1:1,5-2,0.
Rửa: nhằm loại các bụi bẩn bám trên bề mặt quả, một phần vi sinh vật và rửa sạch các
hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hay các chất bảo quản…Rửa bằng nước sạch, dùng khăn
mềm chà nhẹ nhàng, tránh làm dập quả. Tùy theo mức độ nhiễm bẩn, có thể rửa một lần
hay nhiều lần trong nước sạch luân lưu đến khi sạch hết tạp chất trên vỏ quả.
2. Chần
Quả sau khi rửa sạch được chần trong nước nóng 85-90 0C trong thời gian 2-3 phút nhằm:
Ức chế, vô hoạt các enzyme (đặc biệt là enzyme oxy hóa) nhằm tránh làm cho nguyên
liệu bị biến màu.
Làm mềm mô quả, tạo thuận lợi cho quá trình bóc vỏ và quá trình chà;
Tiêu diệt các vi sinh vật trên vỏ quả nhất là nấm men và nấm mốc;
Loại bớt một phần không khí, nhất là oxy ra khỏi gian bào trong quả để bảo vệ các chất
dễ bị oxy hóa và các vitamin.
Biến đổi: Làm giảm cấu trúc cứng của nguyên liệu, trái mềm ra do protein bị đông tụ, độ
thẩm thấu của tế bào tăng.Nếu chần lâu quá sản phẩm sẽ có mùi nấu, mất màu, mùi vị.
Nhiệt độ cao thì vitamin bị phân hủy, hàm lượng chất khô bị mất một phần. Thể tích và
khối lượng bị thay đổi; đình chỉ quá trình sinh hóa, diệt enzyme.
Thiết bị: sử dụng thiết bị chần băng tải.

27
Hình 2.1. Thiết bị chần băng tải

Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị này làm việc liên tục ở áp suất khí quyển. Quá trình chần
khay hấp được thực hiện ngay trên băng tải nhờ việc chuyển động của băng tải ngang qua
phòng kín có ống phun hơi hoặc qua thùng kim loại có chứa nước chần nóng. Nguyên
liệu được chần trong nước ở 90oC trong vòng 2 phút và vừa ra khỏi băng tải chần thì được
vòi phun nước phun lên nhằm ngăn cản tác dụng của nhiệt độ lên nguyên liệu.
3. Gọt vỏ, bỏ hạt, tách thịt quả
Quả sau khi chần được vớt ra, sau đó tiến hành tách thịt quả khỏi vỏ và hạt. Yêu cầu chế
biến nhanh, hạn chế lây nhiễm vi sinh vật từ bên ngoài.
Mục đích: Thu phần thịt xoài, loại bỏ những phần không có giá trị dinh dưỡng, ảnh
hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và giảm khối lượng chế biến không cần thiết như vỏ,
hạt …
Biến đổi: Mất lớp vỏ bảo vệ dịch bào chứa chất dinh dưỡng thoát ra trên bề mặt dễ bị oxy
hóa vi sinh vật có điều kiện phát triển.
Thiết bị: dùng dao gọt bỏ vỏ, lất phần thịt quả và bỏ hạt.
Yêu cầu: thịt quả thu không bị dập nát, không lẫn tạp chất.
28
4. Chà
Mục đích: Loại bỏ phần xơ, thu lấy thịt trái dạng nhuyễn, tránh hiện tượng phân lớp sau
khi chế biến đồng thời làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Nguyên tắc:
Nguyên tắc của quá trình chà là tạo ra cho nguyên liệu một lực cơ học cần thiết làm cho
nó văng ra rồi ép mạnh vào mặt rây có đục lỗ nhỏ. Phần qua lưới rây là bột chà, phần còn
lại thải ra là bã chà. Để hạn chế sự bien màu và oxy hóa của sản phẩm, người ta bổ sung
vitamin C vào hỗn hợp chà với tỷ lệ 0,05% so với khối lượng thịt quả
Biến đổi:
Vật lý: khối lượng nguyên liệu giảm 5%, tăng độ mịn. Thịt quả giảm kích thước đến
khoảng 0,5 – 0.75mm, tế bào bị phá vỡ triệt để mất tính thấm thấu làm cho dịch bào thoát
ra ngoài tế bào nguyên liệu. Nhiệt độ tăng nhẹ do ma sát.
Hóa lý: chuyển từ dạng rắn sang dạng paste.
Hóa học: trong quá trình chà thịt quả tiếp xúc nhiều với không khí, có thể xảy ra các phản
ứng oxy hóa làm biến màu nguyên liệu, nhưng nhờ nguyên liệu đã được chần qua với
nước nóng nên các enzyme xúc tác phản ứng oxy hóa khử bị vô hoạt, do đó biến đổi
không đáng kể.
Hóa sinh: giải phóng các enzyme oxy hóa khử (catalase, dehydrogenase, …), enzyme
thủy phân (pectinesterase, polymethylgalacturonase,…), enzyme ascorbinoxydase xúc tác
quá trình oxy hóa acid ascorbic thành dạng khử hidro
Thiết bị: sử dụng máy chà cánh đập

28
Hình 2.2. Máy chà cánh đập

1. Máy xoắn tải nguyên liệu 5. Trục quay


2. Phếu nhận 6. Mặt rây
3. Bơi chèo 7. Cửa tháo bã
4. Cánh đập

Ta sử dụng máy chà cánh đập 1 tầng lưới, năng suất 2 tấn/giờ. Gồm hai bộ phận chính:
Bộ phận chà gồm có trục quay làm bằng thép không gỉ, gắn các cánh đập bằng gỗ có nẹp
cao su, hoặc cánh đập thép. Cánh đập lắp nghiêng so với đường sinh của trục quay một
góc 1-3o để cánh chà vừa đập vừa dịch chuyển khối nguyên liệu ra khỏi máy, nguyên
liệu dịch chuyển theo đường xoắn ốc và bã chà được đung ra ngoài ở cuối máy. Vận tốc
của trục quay khoảng 700 vòng/phút.
Rây tròn cố định bằng thép không gỉ có đục nhiều lỗ nhỏ có kích thước từ 0,5 ÷ 0,75
mm. Khoảng cách giữa lưới chà và cánh đập là : ø = 0,5 ÷ 3 mm.
Năng suất và hiệu quả chà phụ thuộc không chỉ vào kích thước lỗ chà mà còn vào tốc độ,
vị trí, khoảng cách giữa lưới chà và cánh đập.
Khi chà cần thường xuyên kiểm tra bã chà, bã còn ướt chứa nhiều thịt quả làm giảm
hiệu suất chà, ngược lại bã khô quá sẽ làm giảm chất lượng của puree do bột chà có lẫn
nhiều chất xơ.
5. Phối chế
Mục đích: Nhằm đảm bảo hương vị, màu sắc, độ đặc cần thiết của sản phẩm và tránh các
hiện tượng oxy hóa sản phẩm đồng thời còn đạt hiệu quả về kinh tế
Công thức phối trộn:

Sản phẩm phải có hương thơm rõ rệt của nguyên liệu, vị ngọt chua thích hợp. Sản
phẩm thu được có hàm lượng chất khô là 16%; và có độ acid tương đương với độ acid
của nguyên liệu là 0,3%

Tỉ lệ thịt quả: dịch đường=40:60

29
Hàm lượng acid citric có trong nguyên liệu xoài: 0,3%. Yêu cầu hàm lượng acid citric
trong sản phẩm thu được là 0,3%

Đường bổ sung vào ở dạng đã hoà tan trong nước (syrup).

Hàm lượng CMC khoảng 0,08 – 0,012%. CMC được hoà tan với nước trước sau đó sẽ
cho vào.
Lượng pectin được thêm vào chiếm 0,5% khối lượng thịt quả
Thiết bị: sử dụng thiết bị phối trộn có cánh khuấy.

6. Gia nhiệt
Mục đích:
Rút ngắn thời gian thanh trùng, bài khí
Tiêu diệt một phần vi sinh vật có trong nước quả
Ổn định trạng thái của nước quả.
Tiến hành:
Gia nhiệt ở nhiệt độ 70oC có kết họp đảo khuấy trong 3-6 phút
7. Đồng hóa
Mục đích: Xé nhỏ các phần tử thịt quả đến kích thước yêu cầu, kích thước các phần tử
càng nhỏ thì trạng thái nước quả càng ổn định, sản phẩm có độ đặc thích hợp, tăng khả
năng phân tán, lơ lửng của thịt quả, tăng độ đồng nhất của sản phẩm, giảm thiểu hiện
tượng phân lớp, phân tầng trong thời gian bảo quản. Đồng thời làm tăng mùi vị, độ mịn
và khả năng tiêu hóa khi sử dụng.
Biến đổi: Nguyên liệu giảm kích thước tối đa, purê trở nên đồng nhất, kết hợp với các
phụ gia tạo nên dạng lơ lửng, khi đồng hóa tạo nên nhiệt độ, có oxy nên xảy ra những
phản ứng oxy hóa gây sẫm màu, thất thoát chất dinh dưỡng và gây biến tính protein.
Yêu cầu: Sản phẩm phải đạt được độ đồng nhất, độ mịn cao, kích thước theo yêu cầu,
tăng độ tiêu hóa khi ăn vào cơ thể và ít bị phân lớp phân tầng khi bảo quản sau này.
Thiết bị: đồng hóa trong thiết bị sử dụng áp lực cao.

30
Hình 2.3. Thiết bị đồng hóa sử dụng áp lực cao
1. Motor chính
2. Bộ truyền đai
3. Đồng hồ đo áp suất
4. Trục quay
5. Piston
6. Hộp piston
7. Bơm
8. Van
9. Bộ phận đồng hóa

Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị đồng hóa áp suất cao có bộ phận làm việc chủ yếu là một
bơm cao áp hoạt động ở áp suất 10000 – 70000.103 Pa và van đồng hóa. Nguyên liệu
được bơm vào thiết bị qua khe hẹp (có thể điều chỉnh kích thước, thường không quá
30mm) ở giữa van và thân máy bao quanh van với tốc độ lớn (80 – 150m/s) nhờ áp suất
cao đó và lập tức giảm vận tốc xuống rất thấp do va vào van. Dòng chảy của nguyên liệu
ở điệu kiện như vậy tạo nên lực xé lớn và kết quả là các mảnh nguyên liệu bị phá vỡ
thành hạt nhỏ
8. Rót chai
Mục đích: Tạo nhiều mẫu sản phẩm đáp ứng người tiêu dùng
Trước khi rót chai, ta phải tiến hành vệ sinh bao bì thủy tinh theo quy trình sau

31
Mô tả quy trình:
Nhập chai vào máy rửa chai. Thao tác trên máy rửa chai như sau: chai được đưa vào ngăn
của băng tải theo từng hàng (20÷30 chai/hàng). Băng tải sẽ chuyển chai đi trong máy rửa
qua các buồng rửa khác nhau với thời gian lưu đủ để chai được rửa sạch (trong thời gian
di chuyển chai được dốc ngược và luôn luôn được phun nước rửa vào bên trong), chai
được rửa theo các bước chính qua các bể như sau:
Rửa lần 1: Ngâm và phun nước để làm sạch bụi. Nước sử dụng chỉ cần nước ấm 30oC
Rửa lần 2: Chai được băng tải chuyền ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài
Rửa lần 3: Chai được tiếp tục đưa vào bể nước ấm 55oC
Rửa lần 4: Chai được băng tải chuyền ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài
32
Rửa lần 5: Chai được chuyển vào bể chứa dung dịch kiếm 1.5% ở nhiệt độ 60oC. Chai
được di chuyển trong bể chứa dung dịch kiềm ở nhiệt độ 60oC, cũng bằng thời gian ngâm
chai trong bể, đồng thời chai được cào bỏ nhãn giấy và sau đó được dốc ngược để tháo
hết dịch trong chai ra.
Ở đây ta dùng dung dịch kiềm NaOH 1.5% rửa ở nhiệt độ cao.
Vai trò của NaOH trong trường hợp này là:
Dung dịch có tác dụng lên cặn bẩn giúp hòa tan chất bẩn trên bao bì, ví dụ như dầu
mỡ…
Làm nở cặn khô đến trạng thái mềm, bở
Nước quả được rót vào bao bì thủy tinh đã được làm sạch, để ráo và rót nóng để tránh
nhiễm bẩn, có thể thực hiện bằng máy hay thủ công. Lượng nước quả phải được rót cách
miệng từ 15-20mm. Nhiệt độ rót đảm bảo không dưới 80oC.Sử dụng bao bì thủy tinh: ta
phải tiến hành rửa bằng nước nóng luân lưu ở nhiệt độ 75-85oC trong 2-5 phút, sau đó rửa
lại trong nước nóng ở 90-95oC trong 0,7-1 phút trước khi rót nước quả.
9. Thanh trùng
Mục đích:
Tiêu diệt vi sinh vật và đình chỉ hoạt động của hệ enzyme để làm tăng thời gian bảo quản
cho sản phẩm.
Quá trình xử lý nhiệt làm ổn định độ đục của dịch quả vì nó vô hoạt enzyme pectinase có
trong dịch quả
Giảm mức độ xảy ra của các phản ứng hóa học có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
sản phẩm.
Yêu cầu: Vừa đảm bảo tiêu diệt vi sinh vật có hại còn lại ít đến mức không thể phát triển
để gây hư hỏng và không làm hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, lại vừa đảm bảo cho
đồ hộp có chất lượng tốt về giá trị cảm quan và dinh dưỡng. Nectar xoài là loại sản phẩm
chua có độ pH < 4,2 do đó vi sinh vật khó phát triển và tính chịu nhiệt cũng giảm đi nên
dễ bị tiêu diệt ngay ở nhiệt độ không lớn lắm. Ngoài ra các nấm men, nấm mốc tuy có
thể phát triển trong môi trường acid nhưng hầu hết lại kém chịu nhiệt. Vì vậy ta chọn
nhiệt độ thanh trùng ở 100oC trong vòng 25-30 phút.
Tiến hành:
Sử dụng thiết bị thanh trùng kiểu băng tải

33
Hình2.4.. Thanh trùng kiểu băng tải.

Cấu tạo:

1. Vùng nâng nhiệt sơ bộ. 6. Giàn ống phun nước

2. Vùng thanh trùng 7. Băng tải lưới

3. Vùng làm nguội 8. Chai thành phẩm

4. Vùng làm mát 9. Bể thu hồi nước

5. Vùng làm lạnh

Nguyên tắc làm việc:


Nguyên liệu được đưa vào băng tải lưới và vận chuyển trong thiết bị bị theo một đường
thẳng vào ở đầu máy đến vùng nâng nhiệt , vùng thanh trùng, sau đó được làm nguội, làm
mát, làm lạnh và ra cuối máy đưa ra ngoài. Vì sử dụng băng tải lưới nên nước phun ở
vùng nào thì được thu gom ngay vào bể chứa tương ứng ở phía dưới. các bể chứa nước
được trang bị đường ống dẫn hơi để thường xuyên bổ xung nhiệt bị thất thoát.
Thông số kỷ thuật:
Vùng 1: nâng nhiệt 60°C
Vùng 2 : nhiệt độ thanh trùng <100°C
Vùng 3: làm nguội 45°C
Vùng 4: làm mát 35°C
Vùng 5 làm lạnh 25°C
- Thời gian sản phẩm đi trong máy khoảng 90 phút..
10. Làm nguội
Mục đích:
Không tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển lại do một số bào tử phát triển tối ưu khi ta
giảm nhiệt độ chậm ở mức 60-70oC.
Yêu cầu:
Phải nhanh để vi sinh vật không phát triển làm giảm giá trị cảm quan.
An toàn tránh làm bể vỡ bao bì, tránh xì mí ghép.
Sạch, bền phải rửa lại bằng nước nóng hay NaOH loãng và sấy khô.
Tiến hành:
Sau khi thanh trùng ta tiến hành làm nguội nhanh đến nhiệt độ 35-45oC.
34
11. Bảo ôn
Mục đích
Ổn định các thành phần của sản phẩm, đạt trạng thái cân bằng về hương vị và màu sắc.
Phát hiện sớm các sản phẩm hư hỏng và đem đi loại bỏ
Đánh giá hiệu quả thanh trùng.
Tiến hành:
Sau khi sản phẩm được làm nguội đem đi bảo ôn 7 – 10 ngày vào mùa hè và 10 – 15
ngày vào mùa đông để phát hiện và loại bỏ các sản phẩm hư hỏng do hoạt động của vi
sinh vật còn sót lại ở dạng bào tử. Sản phẩm được kiểm tra nhằm loại bỏ những chai thủy
tinh có cặn đục và phân lớp.
C. Tính toán cân bằng vật chất
I. Lập kế hoạch sản xuất:
Để chủ động trong sản xuất cần lập kế hoạch sản xuất thông qua biểu đồ nhập nguyên
liệu và biểu đồ sản xuất.
1. Thời vụ thu nhập nguyên liệu:
Bảng 3.1. Biểu đồ thu nhập nguyên liệu
Nguyên Tháng
liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
X x x x x x x x x x x x
o
à
i
Xoài có thể chín quanh năm nhưng xoài chính vụ cho chất lượng tốt nhất , được thu
hoạch vào tháng 3-6; ngoài ra còn có vụ muộn ( tháng 7-9) và trái vụ ( tháng 12-1)
2. Biểu đồ sản xuất
Từ biểu đồ thu nhập nguyên liệu sẽ quyết định biểu đồ sản xuất theo ca và theo ngày.
Thông thường với thời gian chưa vào chính vụ lịch làm việc thường 1 ca/ ngày. Khi vào
chính vụ có thể làm việc tăng lên.
Từ những lập luận đó ta có thể lập biểu đồ sản xuất như sau:
Bảng 3.2. Biểu đồ sản xuất theo ca và theo ngày
Tháng Cả
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ngà 24 0 26 25 26 25 26 26 25 26 25 26 280
Nect y
35
a Ca
xoài sản 24 0 26 25 26 25 26 26 25 26 25 26 280
xuất

3. Chương trình sản xuất:


Sản xuất nước quả necta xoài năng suất 12 tấn sản phẩm/ ca, mỗi ngày 1 ca

4. Tính năng suất dây chuyền:


Thông thường một ca làm việc 8 giờ, 1 giờ để chuẩn bị và vệ sinh thiết bị. Căn cứ vào chương
trình sản xuất và biểu đồ sản xuất, ta có năng suất của các dây chuyền như sau:
Dây chuyền sản xuất necta xoài
1000
12.  1,5
12 (tấn/ca)= 8 (tấn/h)
II. Dây chuyền sản xuất necta xoài
1. Nhu cầu nguyên liệu chính:
Sản phẩm nước quả necta xoài được đống trong chai thủy tinh dung tích 360 ml.
Năng suất 3360 tấn sản phẩm/ năm hay 1,5 tấn/h.
Dựa vào việc cân, đo phân tích từng công đoạn trong sản xuất, qua thực tế thí nghiệm và
tra cứu số liệu ta lập được bảng tiêu hao nguyên liệu ở các công đoạn.
Bảng 3.3. Tiêu hao nguyên liệu qua các công đoạn.
STT Công đoạn sản xuất Hao phí (%)
1 Nguyên liệu 0
2 Lựa chọn, phân loại 3,0
3 Rửa 1,0
4 Bóc vỏ, tước xơ 3,0
5 Tách thịt quả 38
6 Chần 0,5
7 Chà 3,0
8 Phối chế 0,5
9 Gia nhiệt 0,5
10 Đồng hóa 1,0
11 Rót chai 0,5
12 Thanh trùng 1
13 Bảo ôn 0,5
14 Hoàn thiện 0,5
36
15 Sản phẩm 0

Lượng nguyên liệu chính, phụ cần thiết để sản xuất một tấn sản phẩm được tính theo công
thức:
S x 100n
T=
( 100− )(
1 100−X2 ) …( 100−X n)

X
Trong đó:

T: là lượng nguyên liệu cần để sản xuất 1 tấn sản phẩm.


S: là lượng nguyên liệu có trong 1 tấn sản phẩm.
X1, X2, … Xn là hao phí nguyên liệu ở các công đoạn 1, 2, … n được tính bằng phần
trăm của lượng nguyên liệu hao phí so với lượng nguyên liệu đưa vào công đoạn đó.
Tính lượng nguyên liệu để sản xuất 1 tấn sản phẩm
Sản phẩm nước quả nectar được đóng hộp giấy dung tích 1,2l. Khối lượng tịnh 1 (kg), trong
đó xoài chiếm 40% và xiro đường chiếm 60%.
Vậy trong một đơn vị sản phẩm có 400g cái và 600g dịch.
Lượng nguyên liệu xoài chứa trong 1 tấn sản phẩm:
S = 1000 x 0,4 = 400 (kg/ tấn)
Do đó, lượng nguyên liệu xoài cần để sản xuất 1000kg sản phẩm là:
400.10013
T  (100  0, 5)6.(100 1)3.(100  3)3.(100  38)750, 77
(kg/tấn)
Lượng nguyên liệu xoài cần cho 1 giờ sản xuất:
1500
750, 77. 
1126,16 (kg/h)
1000
Lượng nguyên liệu xoài cần cho 1 ca sản xuất 8 giờ:
1126,16. 8=9009,28 (kg/ca)
Lượng nguyên liệu xoài cần cho 1 năm sản xuất:
9009,28.280=2522599,52(kg/năm)=2522,6 tấn/năm
Tính lượng dịch syrup cần cho sản xuất
Bảng 3.4. Tổn thất dịch qua các công đoạn:
37
STT Công đoạn sản xuất Hao phí (%)
1 Dịch đường 0

38
2 Phối chế 0,5
3 Gia nhiệt 0,5
4 Đồng hóa 1,0
5 Rót chai 0,5
6 Thanh trùng 1
7 Bảo ôn 0,5
8 Hoàn thiện 0,5
9 Sản phẩm 0

Vậy lượng dịch đường cần cho 1 tấn sản phẩm là:
600.1007
T  627, 72(kg)
(100  0, 5)5.(100
1)2

Lượng dịch đường cần cho sản xuất (12 tấn sản phẩm/ca) là

627,72.12=7532,63(kg/ca)

Lượng dịch đường cần cho 1 giờ là:

7532,63:8=941,58 (kg/h)

Lượng dịch đường cần cho 1 năm là:

7532,63.280=2109136,73 (kg/năm)=2109,14 tấn/năm

Tính lượng nguyên liệu phụ cần cho sản xuất

Mặt khác, trong quy trình tạo siro, nguyên liệu dịch đầu vào lại có những tiêu hao:

Bảng 3.5. Tổn thất nguyên liệu dịch đầu vào qua các công đoạn:
STT Công đoạn sản xuất Tổn thất (%)
1 Nguyên liệu dịch 0
2 Cân 0,1
3 Phối trộn 0,5
4 Gia nhiệt 0,5
5 Lọc 0,5
6 Dịch đường 0

Vậy lượng nguyên liệu dịch ban đầu cần cho 1 tấn sản phẩm là:
39
627, 72.1004
Td 637,
 (100  0, 5)3.(100  0,1)
87 (kg/tấn)

Tính nguyên liệu đường


Tính nồng độ syrup đường cần cho phối
chế
Hàm lượng chất khô của nguyên liệu xoài: 18%
Hàm lượng chất khô của sản phẩm cần đạt: 16%
Tỷ lệ phối trộn puree xoài: dịch đường=40:60
Gọi nồng độ syrup đường cần bổ sung là a%
Ta có phương trình cân bằng 40.18+60.a=100. 16
a= 14,67%
Vậy nồng độ syrup đường cần cho phối chế là 14,67%
Lượng nguyên liệu đường cần cho 1 tấn sản phẩm là:
637,87. 14,67%=93,58 (kg/tấn)
Lượng nguyên liệu đường cần cho 1 ca là
93,58.12=1122,9 ( kg/ca)
Lượng nguyên liệu đường cần cho 1 giờ là:
1122,9:8=140,36 (kg/h)
Lượng nguyên liệu đường cần cho 1 năm là:
1122,9.280=314412,73 (kg/năm)= 314,41 tấn/năm
Tính lượng acid citric cần phối chế
Sản phẩm yêu cầu hàm lượng axit là 0,3%.
Trung bình nguyên liệu có:
Xoài: hàm lượng axit = 0,3 %
Hàm lượng acid citric có trong syrup đường là: b%
Phương trình cân bằng acid citric cho sản phẩm:
400.0,3+ 600.b = 1000 x 0,3
=> b=0,3
40
Lượng acid cirtric chứa trong dịch syrup cho 1 tấn sản phẩm là:
637,87.0,3%= 1,91 (kg)

41
Do acid citric được thêm vào ở công đoạn nấu nên có tiêu hao:
Gia nhiệt: 0,5%
Lọc: 0,5%
Lượng nguyên liệu acid citric cần dùng cho 1 tấn sản phẩm:
1, 91.1002
Ta   1,
(100  0, 5)2 93 (kg/tấn)
Lượng nguyên liệu axit citric cần dùng cho 1 ca sản xuất:
1,93.12= 23,19 ( kg/ca).
Lượng nguyên liệu axit citric cần dùng cho 1h sản xuất:
23,19:8 = 2,9 (kg/h)
Lượng nguyên liệu axit citric cần dùng cho 1 năm sản xuất:
23,19 . 280= 6494,49(kg/năm)=6,49 tấn/năm

Tính lượng pectin biến tính cần phối chế


Lượng pectin được đưa vào chiếm 0,5% lượng dịch xoài trong quá trình phối chế
Lượng pectin chứa trong dịch syrup cho 1 tấn sản phẩm là:
637,87.0,5%=3,19(kg/tấn)
Do pectin được thêm vào ở công đoạn nấu nên có tiêu hao:
Gia nhiệt: 0,5%
Lọc: 0,5%
Lượng nguyên liệu pectin cần dùng cho 1 tấn sản phẩm:
3,19.1002
Ta   3,
(100  0, 5)2 22 (kg/tấn)
Lượng nguyên liệu pectin cần dùng cho 1 ca sản xuất:
3,22.12= 38,66 ( kg/ca).
Lượng nguyên liệu pectin cần dùng cho 1h sản xuất:
38,66:8 = 4,83 (kg/h)
Lượng nguyên liệu axit citric cần dùng cho 1 năm sản xuất:
38,66 . 280= 10824,15 (k40g/năm)=10,82 tấn/năm
Tính lượng nước cần phối chế
Lượng nước cần để phối chế syrup cho 1 tấn sản phẩm là:
mnước=msyrup ban đầu-mđường-macid citric-mpectin
= 637,87-93,58-1,93-3,22
=539,14 (kg/tấn)
Lượng nước cần dùng cho 1 ca sản xuất:
539,14.12= 6469,68 ( kg/ca).
Lượng nước cần dùng cho 1h sản xuất:
6469,68:8 = 808,71 (kg/h)
Lượng nước cần dùng cho 1 năm sản xuất:
6469,68. 280= 1811510,4(kg/năm)=1811,51 tấn/năm
Tính lượng vitamin C (acid ascorbic) cần cho quá trình chà
Lượng vitamin C bổ sung vào giai đoạn chà là 50 mg% lượng puree xoài
Lượng xoài đi vào trong giai đoạn chà cho 1 tấn sản phẩm là :
400.1008
T   431, 42
(100  0, 5) .(100 1) .(100 
5 2
(kg/tấn)
3)
Lượng vitamin C cần cho 1 tấn sản phẩm bổ sung trong giai đoạn chà là;
431,42.0,05%=0,22 (kg/tấn)
Lượng vitamin C cần dùng cho 1 ca sản xuất:
0,22.12= 2,59 ( kg/ca).
Lượng vitamin C cần dùng cho 1h sản xuất:
2,59:8 = 0,32 (kg/h)
Lượng vitamin C cần dùng cho 1 năm sản xuất:
2,59. 280= 724,79(kg/năm)=0,72 tấn/năm
2. Tính số hộp, thùng
Sản phẩm được đóng trong chai thủy tinh dung tích 360 ml.
Khối lượng tịnh của sản phẩm là 350ml.
Tính số hộp:
Số chai cần cho 1 ca sản xuất là:
12000 : 0,35 = 34286 (lọ /ca).
Số chai cần cho 1 năm sản xuất:
34286 x 280 = 9600000 ( lọ/năm).
41
Thực tế số chai cần phải có lớn hơn 3% so với số chai tính cho sản xuất.

42
Vậy số chai cần cho 1 ca sản xuất là:
34286/0,97=35346 (lọ/ca)
Số chai cần cho 1 năm sản xuất là:
9600000 /0,97 =9896907 (lọ/năm).
Tính số thùng:
Mỗi thùng đóng 24 chai nước quả nên:
Số thùng cần cho 1 ca sản xuất:
35346:24 = 1473 (thùng).
Số thùng cần cho 1 năm sản xuất:
9896907:24= 470588 (thùng).
Bảng 3.6. Bảng cân bằng sản phẩm và hao phí qua các công đoạn sản xuất
Stt Công Lượng Hao phí Lượng Lượng Lượng
đoạn nguyên liệu nguyên nguyên nguyên liệu
vào (kg/tấn liệu ra liệu vào vào (kg/ca)
SP) (kg/tấn (kg/h)
% Kg
SP)

1 Nguyên 750,77 0 750,77 750,77 1126,16 9009,28


liệu
2 Lựa chọn, 750,77 3,0 22,52 728,25 1126,16 9009,28
phân loại
3 Rửa 728,25 1,0 7,28 720,96 1092,375 8739
4 Bóc vỏ, 720,96 3,0 21,63 699,33 1081,44 8651,52
tước xơ
5 Tách thịt 699,33 38 265,75 433,58 1048,995 8391,96
quả
6 Chần 433,58 0,5 2,17 431,41 650,37 5202,96
7 Chà 431,41 3,0 12,94 418,47 647,11 5176,92
8 Phối chế 418,47 0,5 2,09 416,38 627,7 5021,64
9 Gia nhiệt 416,38 0,5 2,08 414,3 624,57 4996,56
10 Đồng hóa 414,3 1,0 4,143 410,16 621,45 4971,6
11 Rót chai 410,16 0,5 2,05 408,11 615,24 4921,92
12 Thanh 408,11 1 4,08 404,03 612,17 4897,32
trùng
13 Bảo ôn 404,03 0,5 2,02 402,01 606,05 4848,36
14 Hoàn 402,01 0,5 2,01 400 603,015 4824,12
thiện
15 Sản phẩm 400 0 0 400 600 4800

43
ST Nguyên Lượng Lượng nguyên liệu vào (tấn/tháng) Lượng nguyên liệu
T liệu nguyên vào (tấn/ năm)
liệu
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
vào
1 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
(kg/ca)
1 Xoài 9009,2 216,22 234,24 225,23 234,24 225,23 234,24 234,24 225,23 234,24 225,23 234,24 2522,6
8
2 Đường 1122,9 26,95 29,2 28,07 29,2 28,07 29,2 29,2 28,07 29,2 28,07 29,2 314,41
3 Acid 23,19 0,56 0,6 0,58 0,6 0,58 0,6 0,6 0,58 0,6 0,58 0,6 6,49
citric
4 Pectin 38,66 0,93 1,01 0,97 1,01 0,97 1,01 1,01 0,97 1,01 0,97 1,01 10,82
5 Vitami 2,59 0,06 0,067 0,065 0,067 0,065 0,067 0,067 0,065 0,067 0,065 0,067 0,72
nC
6 Nước 6469,6 155,27 168,21 161,74 168,21 161,74 168,21 168,21 161,74 168,21 161,74 168,21 1811,51
8
Bảng 3.7. Lượng nguyên liệu sản xuất từng tháng và cả năm

Bảng 3.8. Số chai sản xuất trong 1 ca và cả năm


Số chai cần cho Số chai cần Số thùng 24 chai Số thùng 24 chai
1 ca trong 1 năm cần trong 1 ca cần cho 1 năm
35346 9896907 1473 470588

44
Tài liệu tham khảo chính :
1. Hà Văn Thuyết, Cao Hoàng Lan, Nguyễn Thị Hạnh, 2003, Công nghệ rau quả,
NXB Bách Khoa Hà Nội.
2. GS.TS. Hoàng Đình Hòa, 2016, Cơ sở lập dự án và thiết kế nhà máy trong công nghệ
sinh học và công nghệ thực phẩm, NXB Bách Khoa Hà Nội.

45
3. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 1, NXB Khoa học – kỹ thuật.
4. Thông cáo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2017.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4041-1985 về nước quả và nectar.
6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6958:2001
7. Cục Trồng trọt, bộ NN và phát triển nông thôn (2018)
8. Đống Thị Anh Đào, Giáo trình:” Kỹ thuật bao bì thực phẩm”,NXB Đại học quốc gia
thành phố HCM

46
45

You might also like