You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM


Vấn dề 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
- Hệ tọa độ địa lí trên dất liền và trên biển (Atlat)
- Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
(Tiếp giáp với các nước, biển, vịnh biển - dựa Atlát kể tên)
- Đường kinh tuyến 1050Đ chạy qua lãnh thổ nước ta - > Nằm trọn trong múi giờ
số 7
- Nằm trong khu vực có những hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới (Châu Á Thái Bình
Dương)
2. Phạm vi lãnh thổ: Bao gồm 3 bộ phận hợp thành
a. Vùng đất:
- Bao gồm đất liển+ hải đảo, S: 331.212 km2
- Đường biên giới dài > 4600km (Trung Quốc >1400 km; Lào > 2100 km; Cam pu
chia >1100 km)
- Đường bờ biền dài 3260km , từ Móng Cái - > Hà Tiên, 28/63 tỉnh thành phố giáp
biển
- Có > 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo ngoài khơi xa (Hoàng Sa, Trường
Sa)
b. Vùng biển:
- Rộng gấp 3 lần đất liền, S khoảng 1 triệu km2
- Giáp vùng biển của nhiều nước
- Bao gồm 5 bộ phân hợp thành
+ Nội thủy
+ Lãnh hải
+ Tiếp giáp lãnh hải
+ Vùng đặc quyền kinh tế
+ Thềm lục địa
= > Ý nghĩa của từng bộ phận vùng biển nước ta
c. Vùng trời : Là khoảng không gian vô tận, bao trùm lên lãnh thổ nước ta (...)
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí
a. về mặt tự nhiên:
- Quy định thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Chịu ảnh hưởng của biển, điều hòa hơn những nơi cùng vĩ độ
- Giàu tài nguyên khoáng sản và sinh vật
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai.
b. Kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng:
* Kinh tế:
- Năm trên ngã tư đường của các tuyến đường giao thông quốc tế = > thuận lợi giao lưu
kinh tế
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
* Xã hội: Có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử (dẫn chứng) = > thuận lợi
để chung sống hòa bình, cùng phát triển.
* An ninh quốc phòng: Biển Đông đóng vai trò quan trong trong chiến lược phát
triển kinh tê, xây dựng, bảo vệ đất nước.
Vấn đề 2: Đất nước nhiều đồi núi.
1. Đặc điểm chung của địa hình.
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
+ Hướng núi gồm 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng
cung. 
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người:
2. các khu vực địa hình.
a. Khu vực đồi núi: * Địa hình núi chia thành 4 vùng:
Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Trường Sơn
Bắc Nam
Phạm vi + Nằm ở tả Nằm giữa Phía nam sông Từ phía nam
ngạn sông sông Hồng và Cả đến dãy Bạch Mã đến
Hồng sông Cả Bạch Mã khối núi cực
Nam Trung
Bộ
Hướng núi Vòng cung (4 TB – ĐN song song và Nhiều hướng
cánh cung núi so le theo chủ yếu là
- kể tên) hướng TB – vòng cung
ĐN
Độ cao của núi thấp núi trung bình Núi thấp, hẹp núi trung bình.
núi và cao ngang Gồm các khối
núi và cao
nguyên
Cấu trúc địa thấp dần từ thấp dần từ Nâng cao 2 Bất đối xứng
hình TB xuống ĐN TB xuống đầu trũng ở hai sườn đông
- Biên giới ĐN. chia 3 dải giữa - tây
Việt Trung - Đông: HLS - cao tây Nghê - Đông dốc
núi cao - Tây: núi TB An, Tây Thừa chênh vênh,
-Trung tâm: Pu den đinh, Thiên đồng bằng lấn
đồi núi thấp Pu sam sao - trũng, thấp sát biển
Giữa đồng - Giữa: cao vùng núi đá - Tây: cao
bằng và núi : nguyên. vôi Quảng nguyên ba dan
đồi chuyển Bình, Quảng (kể tên)
tiếp. Trị
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: SGK
b. Khu vực đồng bằng: 
* Đồng bằng châu thổ sông: Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ
dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15.000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây
bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên
vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc
màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.
- Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): rộng 40.000 km 2, địa hình thấp,
phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước
ngập sâu, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị
nhiễm mặn.
* Đồng bằng ven biển:
- Có tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng
bằng nhỏ.
- Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây có đặc
tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải:
3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng
trong phát triển kinh tế – xã hội: (Giảm tải)
a. Khu vực đồi núi:
* Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên:
- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp.
- Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới.
+ Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
+ Tiềm năng du lịch:
* Các mặt hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt mạnh, dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài
nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn,
lũ quét, xói mòn, trượt lở đất ...)
b. Khu vực đồng bằng:
* Các thế mạnh:
- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc
biệt là gạo.
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
- Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm
thương mại. 
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
* Hạn chế: Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ....
VẤN ĐỀ 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN.
1. Khái quát về Biển Đông:
 - Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477triêụ km2).
- Là biển tương đối kín. (CM)
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.(CM)
=> Ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông nên khí  hậu nước ta mang tính hải dương điều
hòa, lượng mưa nhiều, các khối khí đi qua biển vào nước ta làm cho độ ẩm cao.  
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Địa hình đa dạng: địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu
thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập
mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, hệ sinh thái rừng trên đảo …
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
-  Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan…, trữ  lượng lớn,
nhiều vùng thuận lợi cho việc làm muối.
- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng...
ven các đảo có nhiều rạn san hô.
d. Thiên tai
- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt,
- Sạt lở bờ biển.
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung

VẤN ĐỀ 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA


1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
a. Tính chất nhiệt đới
- Biểu hiện:  tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm, nhiệt độ trung
bình năm trên 200C, tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ.
- Nguyên nhân: Nằm trong vùng nội chí tuyến.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớ
- Biểu hiện: Lượng mưa TB/năm cao: 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí cao trên
80%, cân bằng ẩm luôn dương.
- Nguyên nhân: do các các khối khí đi qua biển khi vào nước ta mang nhiều hơi
ẩm.
c.  Gió mùa
Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)
- Từ tháng XI đến tháng IV
- Nguồn gốc: cao áp lạnh Xi-bia
- Hướng gió Đông Bắc
- Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)
- Đặc điểm: + Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc
gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)
- Từ tháng V đến tháng X
- Hướng gió Tây Nam
+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây
Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào
khô, nóng.
+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng
thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và TN. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới
gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp
Bắc Bộ).

You might also like