You are on page 1of 2

BÀI TẬP SỬ ĐỊA

Đề: Hãy nói về một thành tựu văn hóa của Đông Nam Á
Ăng – Co – Vát
- Thời gian: Thế kỉ XII
- Phân bố:
Có 5 ngọn tháp – Tháp cao nhất ở giữa và 4 tháp còn lại ở xung quanh.
Thể hiện Trái đất là vũ trụ.
Lập nên thành một hình vuông và xung quanh như được bao quanh bởi một
hào nước rộng và mênh mông.
- Người xây dựng:
Bắt đầu: Suryavaman II
Hoàn thành: Jayavarman VII
- Kiến trúc
+ Một quần thể kiến trúc đồ sộ cùng với những hình điêu khắc nổi tiếng
+ Lập nên thành một hình vuông và xung quanh như được bao quanh bởi một hào
nước rộng và mênh mông.
+ Chịu sự ảnh hưởng nghệ thuật của Hindu giáo với một lối kiến trúc đặc sắc, mà
lại không làm mất đi bản sắc của nghệ thuật khơ me
+ Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá
tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm
+ Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa
sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.
+ Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa
sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại
+ Nơi đây có lẽ như được mô phỏng theo ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ
+ Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong
+ Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết
dính hay bê tông cốt thép nào cả.
Giá trị

- Giá trị kinh tế:

 Phát triển du lịch Campuchia

 Giúp thu về lợi nhuận lớn

- Giá trị văn hóa

 Truyền bá văn hóa

 Làm phong phú nền văn hóa Campuchia

 Phục vụ các nghiên cứu về lịch sử Campuchia


Suy nghĩ: Cứ nhắc đến Campuchia thì có lẽ ta sẽ không thể nào quên được Ăng –
co – Vát – niềm tự hào của người dân Campuchia. Nơi đây là một quần thể kiến
trúc, di tích lịch sử tôn giáo lớn nhất thế giới mà tôi đã từng biết. Tôi không khỏi
ngưỡng mộ sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hindu giáo và Khmer mà khiến cho
ngôi đền thêm đa dạng và có chiều sâu hơn. Di tích lịch sử này như được những vị
vua thời phong kiến truyền lại cho con cháu đời sau một nền văn minh vĩ đại. Sa
thạch là vật liệu chính để xây dựng công trình kết hợp với nhiều loại điêu khắc
khác nhau. Một số loại họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh
và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất đẹp và
sống động. Tất cả những khối đá được xếp lên mà không có bất kỳ chất kết dính
nào nhưng vẫn trường tồn với thời gian cho thấy kĩ thuật của họ thời ấy rất phát
triển. Ăng – co – vát là biểu tượng của vương quốc Campuchia và họ dùng ngôi
đền này để trên quốc kì của quốc gia. Bởi lẽ đó, ta có thể thấy rằng Ăng – co – vát
không chỉ là một di tích lịch sử mà nó còn mang ý nghĩa về mặt tin thần cho người
dân Campuchia. Dường như sự tự tin, thanh lịch, công lý và phát triển đều được
gói ghém trong nơi đầy thiêng liêng này.

You might also like