You are on page 1of 2

Học viên cao học

LL&PPDHBM Văn K23 BIỆN PHÁP KHƠI


GỢI KIẾN THỨC
Trƣờng Đại học Sƣ phạm NỀN CỦA HỌC
TP. Hồ Chí Minh SINH TRONG
Điện thoại di động : QUÁ TRÌNH ĐỌC
0982848909 HIỂU VĂN BẢN Ở
TRƢỜNG PHỔ
Email: THÔNG
nhuhanhlqd@gmail.com
NGUYỄN THỊ NHƢ HẠNH

TÓM TẮT
Phát triển năng lực cho ngƣời học là mục tiêu hƣớng tới của việc biên soạn SGK
sau 2015, trong đó môn Ngữ văn hƣớng tới mục tiêu phát triển năng lực đọc văn bản
cho ngƣời đọc - HS. Kiến thức nền có vai trò quan trọng trong quá trình đọc hiểu văn
bản và việc khơi gợi kiến thức nền có tác dụng phát triển năng lực của ngƣời học. Mục
tiêu của bài viết này tập trung làm rõ 3 vấn đề sau: (1) Kiến thức nền là gì; (2) Vì sao
phải khơi gợi kiến thức nền của HS?;(3) Biện pháp khơi gợi kiến thức nền của HS trong
quá trình đọc hiểu văn bản. Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của bài viết này là phân
tích lý luận và thực tiễn.
Từ khóa: kiến thức nền, năng lực, mục tiêu, biện pháp
ABSTRACT
Methods to Activate High School Students’ Background Knowledge in Text Reading
and Comprehension
Competency-based development will be the target of compiling textbooks after
2015. As a part of that, language arts and literature curriculum design should focus on
enhancing reading competence of high school students. Background knowledge plays a
crucial role in the process of text reading and comprehension. Activating the students‟
background knowledge, therefore, contributes to their reading competence. The focus of
this article is on three issues: (1) what is the background knowledge? (2) why we must
activate students‟ background knowledge? (3) recommended methods to activate

566
students‟ background knowledge in text reading. Our major research methods are
theoretical analysis and practice.
Key words: background knowledge, competence, target, method.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đọc một tác phẩm văn học hiệu quả thì trƣớc tiên ngƣời đọc phải biết đọc, tức là
đọc thông lớp ngôn từ của tác phẩm. Sau đó vận dụng sự hiểu biết về ý nghĩa của từ
ngữ, câu, các biện pháp nghệ thuật... trực tiếp trong chính văn bản để hiểu tìm hiểu nội
dung ý nghĩa của văn bản. Điều này đúng nhƣng chƣa đủ. Tính hình tƣợng và tính đa
nghĩa là đặc trƣng cơ bản của tác phẩm văn học. Việc hiểu nội dung, ý nghĩa của tác
phẩm văn học là một quá trình mà ở đó ngƣời đọc phải khám phá, giải mã lớp ngôn từ
đã đƣợc mã hóa bằng việc xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm; phải
liên hệ với ngữ cảnh để thám hiểm những chân trời của những cách hiểu có thể do văn
bản gợi ra. Vì thế những hiểu biết của ngƣời đọc về lịch sử, văn hóa, xã hội, phong
tục, tập quán cũng nhƣ kinh nghiệm sống của ngƣời đọc góp phần không nhỏ vào việc
giải mã và kiến tạo ý nghĩa cho văn bản. Hay nói khác hơn kiến thức nền (background
knowledge) của ngƣời đọc có vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu văn bản.
1. Thế nào là kiến thức nền
Kiến thức nền là một khái niệm rộng, chƣa có một cách hiểu rõ ràng. Chúng ta
có thể xem xét một số cách hiểu chung nhất về kiến thức nền nhƣ sau:
Theo Dƣ Ngọc Ngân“Kiến thức nền là những kiến thức về thế giới, những kinh
nghiệm; những kiến thức về cấu trúc tổng thể của văn bản; những kiến thức về ngôn
ngữ đích mà ngƣời đọc có thể vận dụng khi đọc để tìm nội dung, ý nghĩa của văn
bản”. Đó là khi nói đến một văn bản nào đó trong đầu óc chúng ta liền xảy ra hoạt
động nhớ lại hoặc liên tƣởng đến hành động, biến cố, sự kiện, ý nghĩa, tình huống có
liên quan với nhau nhƣ một “kịch bản” Chẳng hạn, nhƣ một kịch bản “gia đình” trong
kiến thức của chúng ta :những ngƣời có quan hệ huyết thống, cùng sống chung gồm
cha mẹ, ông bà, con cái... hoặc kịch bản “ trƣờng học” trong hiểu biết của chúng ta đó
là nơi có thầy cô, học sinh, có các hoạt động dạy và học,...Những kiến thức này có thể
gợi cho ngƣời đọc sự liên hệ với những tình huống, sự kiện, biến cố diễn ra trong
những văn bản về gia đình, trƣờng học.
Cũng bàn về bản chất của kiến thức nền, Hà Văn Hoàng (2010) cho rằng : “kiến
thức nền là hệ thống tri thức nền tảng, trang bị cho ngƣời học những kiến thức căn

567

You might also like