You are on page 1of 3

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8

(Năm học 2022-2023)

1. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren (Hình 12.1 SGK/39)

Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ côn có ren


1. Khung tên -Tên gọi chi tiết - Côn có ren
- Vật liệu - Thép
- Tỉ lệ - 1:1
2. Hình biểu - Tên gọi hình chiếu - Hình chiếu cạnh
diễn - Vị trí hình cắt - Hình cắt ở hình
chiếu đứng.
3. Kích thước - Kích thước chung - 18, 10
của chi tiết. - Rộng 18, Dày 10
- Kích thước các phần +Đầu lớn 18, đầu
của chi tiết. bé 14.
+Kích thước ren
M8x1 ren hệ mét,
đường kính d=8,
bước ren p=1.
4. Yêu cầu kĩ - Gia công - Tôi cứng
thuật - Xử lí bề mặt - Mạ kẽm
5. Tổng hợp - Mô tả hình dạng và - Côn có dạng hình
cấu tạo của chi tiết. nón cụt.
- Công dụng của chi - Có lỗ ren ở giữa
tiết - Dùng để lắp với
trục của cọc lái.

2. Bản vẽ nhà
a/ Các kí hiệu chung
b/ Đọc bản vẽ nhà 1 tầng
Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ Nhà một tầng
1. khung tên - Tên gọi ngôi nhà - Nhà một tầng
- Tỉ lệ bản vẽ - 1:100
2. Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu - Mặt đứng
- Tên gọi mặt cắt - Mặt cắt A-A, mặt bằng
3. Kích thước - Kích thước chung - 6300, 4800, 4800
- Kích thước từng bộ - phòng sinh hoạt chung
phận (4800x2400)+(2400x600)
- Phòng ngủ:2400x2400
- Hiên rộng 1500x2400
- Nền cao: 600
- Tường cao: 2700
- Mái cao: 1500
4. Các bộ phận - Số phòng - 3 phòng
- Số cửa đi và cửa sổ - 1 cửa đi 2 cánh, 6 cửa sổ đơn
- Các bộ phận khác - 1 hiên có lan can

3. Bài 18 : Vật liệu cơ khí Đọc sơ qua để làm trắc nghiệm

4. Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy là lắp ghép


I. Khái niệm về chi tiết máy
1. Chi tiết máy là gì?
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy
VD: Bu lông, đai ốc, bánh răng, kim máy khâu….
- Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn
nữa.
2. Phân loại chi tiết máy

* PHÂN LOẠI CHI TIẾT MÁY (Theo công dụng)

- Nhóm chi tiết có công dụng chung: được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau

- Nhóm chi tiết có công dụng riêng: được sử dụng trong một số loại máy nhất định

III. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Các chi tiết thường được ghép với nhau theo 2 kiểu: Ghép cố định và ghép động
1. Mối ghép cố định
Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau:
- Mối ghép tháo được: Ghép bằng vít, ren, then chốt …
- Mối ghép không tháo được: Ghép bằng hàn, đinh tán …
2. Mối ghép động
Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau
Ví dụ: Bản lề, ổ trục, …

5. Bài 25: Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được
1. Mối ghép cố định
- Gồm 2 loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được
- Mối ghép không tháo được, muốn tháo rời chi tiết bắt buộc phải phá hỏng một thành phần nào
đó của mối ghép
- Mối ghép tháo được: có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹ như trước khi ghép
2. Mối ghép không tháo được: Mối ghép bằng đinh tán
a. Cấu tạo mối ghép
- Trong mối ghép bằng đinh tán, các chi tiết được ghép thường có dạng tấm. Chi tiết ghép là đinh
tán. Lỗ trên chi tiết ghép được tạo ra bằng các đột hoặc khoan
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ làm bằng kim loại dẻo như nhôm, thép cacbon thấp
- Khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn
lại thành mũ
b. Đặc điểm và ứng dụng
* Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
- Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn
- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao
- Mối ghép phải chịu va đập mạnh hoặc chấn động
* Ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình

You might also like