You are on page 1of 78

Dàn ý Tả quang cảnh trường em trong buổi đầu đến lớp sau thời gian nghỉ dịch

covid-
1. Mở bài
- Giới thiệu về ngồi trường của em: Trường của em đang học mang tên …….nằm trên
đường Trùng Quang
- Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học là thứ 2 ngày 4 tháng 5 năm 2020……..
2. Thân bài
- Sáng nay em rất háo hức vì được gặp lại bạn bè và thầy cô sau thời gian dài nghỉ
dịch covid 19nên bạn nào cũng cố gắng đến trường sớm hơn thường lệ, gương mặt
bạn nào cũng rạng ngời.
-Cổng trường mở ra một không gian mướt mát màu xanh của lá cây ngôi trường thật
đẹp, nằm lấp ló dưới những tán cây bàng.
- Cảnh vật buổi sáng sớm thật yên bình, những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những
tán lá bàng làm chói sáng lên những giọt sương còn đọng lại trên lá.
- Ánh nắng như tô điểm thêm sắc hồng cho mái ngói đỏ của trường thêm rực rỡ trông
như mồng của chú gà trống buổi sớm mai.
-…………………………..
……………………………
- Từng làn gió thoáng nhẹ như làm cho tâm hồn trẻ thơ chúng em trở nên thư thái,
thoải mái hơn.
- Trước khi vào bên trong sân trường các bạn học sinh đều được các thầy cô giáo tiến
hành đo thân nhiệt và hướng dẫn cách rửa tay bằng nước sát khuẩn, bạn nào cũng có
ý thức thực hiện tốt theo hướng dẫn
- Vẫn ngôi trường thân quen ấy nhưng sao hôm nay như mang một vẻ mới lạ, sân
trường vắng vẻ, không ồn ào,náo nhiệt như mọi ngày chỉ lác đác một số bạn ở sân
trường còn tất cả đều đi thẳng vào lớp và một điều không thể thiếu đó là bạn nào
cũng phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình học tập tại trường.
-Trên các lối hành lang đều xuất hiện những chậu rửa tay tiện lợi, nước rửa tay và sát
khuẩn
- Trong ngày đầu đến trường bạn nào bạn nấy đều vui mừng vì được gặp lại nhau
nhưng cũng lo sợ về sự lây lan của dịch bệnh nên các bạn không tụm năm, tụm bảy
chơi các trò chơi như thường ngày,một số bạn mang sách ra để ôn lại kiến thức cũ
……
- Các cô giáo vui vẻ đón các em vào lớp và nhìn các em bằng ánh mắt trìu mến
-
- Tùng tùng tùng tùng.... tiếng trống trường vang lên đúng lúc 7giờ, báo hiệu buổi học
chuẩn bị bắt đầu, Hôm nay có tiết chào cờ, nhưng không như thường lệ, buổi chào cờ
được tổ chức trong lớp chúng em được nghe cô giáo tổng phụ trách tuyên truyền về
cách phòng bệnh…
- Các bạn nhanh chóng cầm lấy cặp và chạy đến xếp thành 4 hàng trước cửa từ từ đi
vào lớp học. trả lại cảnh yên tĩnh lại cho sân trường
3. Kết bài
- Em mong sao đại dịch đẩy lùi thật nhanh để các em được trở lại trường học tập bình
thường và cùng nhau vui chơi dưới mái trường Hưng Lộc thân thương.
Quang cảnh trường em hôm nay thật đẹp.
>> Dàn ý: Lập dàn ý tả quang cảnh trường em vào buổi sáng lớp 5
Tả quang cảnh trường em vào buổi sáng - Bài tham khảo 1
Tuổi học trò là lứa tuổi thần tiên, thơ ngây và hồn nhiên nhất. Những năm tháng ấy chúng mình chỉ
giữ trong tim thứ tình cảm trong sáng như yêu bố mẹ, gia đình, yêu mến thầy cô, bạn bè và yêu mái
trường. Em cũng yêu mái trường của mình, đặc biệt là khung cảnh buổi sáng trên sân trường.
Một sớm ban mai, em may mắn được chiêm ngưỡng toàn cảnh sân trường khi ngày mới bắt đầu.
Ông mặt trời như quả cầu khổng lồ, từ từ nhô lên ở phía Đông ửng hồng bình minh. Những tia nắng
vàng dịu dàng lan tỏa khắp không gian, nhẹ nhàng đánh thức vạn vật sau một đêm dài say giấc. Em
tung tăng mang cặp sách đến trường để bắt đầu một ngày học mới.
Đứng từ phía xa xa, sân trường như một cô bé nhút nhát ẩn mình sau những tán cây xanh. Lại gần
mới thấy rõ khoảng sân rộng lớn, không một bóng người. Không khí trong lành và quang đãng
khiến em cảm thấy thoải mái vô cùng. Những hàng cây xanh dường như vừa mới thức giấc còn
chưa tỉnh ngủ nên ngả nghiêng nghiêng ngả trong gió sớm, những chiếc lá vẫy vẫy như đang dụi
mắt. rất đáng yêu. Những chú chim nhảy nhót truyền cành, cất tiếng hót líu lo, cùng nhau tấu lên
khúc nhạc của buổi sáng.
Mặt trời lên cao hơn, ánh nắng rực rỡ hơn, sân trường cũng dần nhộn nhịp, tấp nập hơn. Học sinh
đông dần đông dần. Màu áo trắng tinh khôi hòa quyện vào màu khăn quàng đỏ thắm, thấp thoáng
khắp sân trường. Học sinh và các thầy cô đi đi lại lại như trẩy hội, náo nhiệt làm sao! Giữa sân
trường, những cây bàng cây phượng đã nghiêm mình đứng vững, trên cành lá còn đọng lại những
hạt sương sớm trong veo long lanh như những viên ngọc quý. Sương sớm phản chiếu màu xanh của
lá cây, hài hòa và xinh đẹp. Tiếng chim hót đã bị tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép loẹt quoẹt, tiếng
chạy bộ uỳnh uỵch và tiếng gọi nhau ý ới lấn át. Sân trường sôi động, huyên náo hẳn lên.
Trời trong xanh, nắng gió hiền hòa, học sinh chúng em tranh thủ trước giờ vào lớp, người thì tất bật
chạy tới chạy lui giặt giẻ lau bảng, trực nhật để chuẩn bị cho lớp học sạch sẽ. Cũng có những bạn
ham chơi, dùng thời gian ít ỏi trước lúc vào giờ để chơi nhảy dây, đá cầu...Tiếng cười giòn tan vang
vọng khắp sân trường. Đó là nụ cười vô cùng hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò.
Hòa trong bầu không khí sôi động ấy, loa phát thanh của trường cũng phát những bản nhạc vui tươi,
rộn rã. Ánh nắng buổi sáng vẫn lan tràn khắp sân trường, tò mỏ ngắm nhìn từng hoạt động diễn ra
trên sân. Quang cảnh sân trường trước giờ vào học tấp nập, nhộn nhịp và huyên náo, vui tươi, mang
đậm màu sắc của tuổi học trò, tuổi thần tiên. Mãi khi mặt trời lên cao chót vót, nắng vàng rực khắp
nơi, tiếng trống trường mới giòn giã vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Học sinh trên sân trường vội vã
ùa vào, sân trường dần quay lại trạng thái vắng thinh. Không còn học sinh vui chơi, nó lặng lẽ vươn
mình, ngắm nhìn những gương mặt thơ ngây đang nghe giảng. Cảnh buổi sáng trên sân trường thực
sự đẹp biết bao.

Khung cảnh ấy đã khiến em bồi hồi, rung động. Mai đây, dù phải rời xa mái trường tiểu học thân
yêu, em vẫn mãi nhớ về khung cảnh tuyệt đẹp ấy. Dư âm trong trẻo của những buổi sáng đẹp trời
trên sân trường buổi sáng sẽ mãi ghi dấu trong tâm của em
Tả quang cảnh trường em vào buổi sáng - Bài tham khảo 2
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn
khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay
giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng
chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh
đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế
màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ
đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống
như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên.
Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc.
Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng
học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy
dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành
phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo
như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để
chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được
rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu.
Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo
giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
Tả quang cảnh trường em vào buổi sáng - Bài tham khảo 3
Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn
An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.
Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía
trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu học Chu Văn An" màu đỏ tươi.
Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá
rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân
vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật
rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá
hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột
cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi
tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn
yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu
phó... được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức
năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho
chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng anh và
phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi.
Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa
nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.
Tả quang cảnh trường em vào buổi sáng - Bài tham khảo 4
Sáng nào em cũng đến trường sớm. Trường của của em là trường "Tiểu học Cát Linh" nằm sát
trường Trung học cơ sở Cát Linh. Trường em rợp bóng cây xanh. Biển treo ngay giữa cổng màu
xanh lơ nổi bật hàng chữ đỏ "Trường tiểu học Cát Linh". Cánh cổng sắt chắc chắn sơn màu xanh lá
cây sẫm. Một bên của đường vào trường là nhà chờ kê hàng ghế thẳng tắp, lợp mái tôn đỏ, một bên
là bức tường màu vàng ngăn cách giữa hai trường. Sân trường rộng rãi, được đổ nền bê tông có kẻ ô
to cho chúng em xếp hàng tập thể dục.
Những cây cối như cây bàng, cây hoa sữa, cây đa, cau . Được trồng trong bồn hình tròn hoặc hình
chiếc lá. Trước mặt là sân khấu hình chữ nhật và cột cờ cao vòi vọi. Sau sân khấu có phòng đoàn
đội, phòng hiệu phó. Tầng trên có phòng hiệu trưởng, phòng vi tính. Các dãy lớp học ở hai bên sân.
Bên phải là dãy nhà hai bên tầng dành cho học sinh lớp một, hai, ba. Bên trái là dãy nhà ba tầng của
học sinh bốn, năm. Các lớp học vuông vức trang trí giống nhau. Dưới ảnh bác là khẩu hiệu: "Kính
thầy - Mến bạn", "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại", "Chăm học - Kỉ luật", năm điều bác Hồ dạy,
"Trích thư Bác Hồ gửi học sinh", cùng tám bóng đèn bốn cánh quạt. Hành lang thoáng đãng, sạch
sẽ. Khu đất nhỏ ở mảnh đất nhỏ ở mảnh sân chính là vườn trường trồng rất nhiều cây cối xanh tốt.
Tuổi thơ của em đã gắn bó với ngôi trường này cùng với biết bao kỷ niệm thân thương về thầy cô,
bạn bè.
Tả quang cảnh trường em vào buổi sáng - Bài tham khảo 5
Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để chào cờ. Hàng chữ
“Trường tiểu học Cát Linh” đỏ thắm nổi bật trên nền màu trắng. Trong sân trường các bác lao công
đang lúi húi quét sân. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp. Làn gió nhẹ thổi qua làm em
khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học thẳng tắp. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Các
lớp kê bàn ghế cùng một kiểu, kể cả bảng đen nhưng em vẫn thấy lớp em thân thương hơn. Từng
chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Trinh, kia là chỗ bạn Thu.
Bàn cô giáo gợi trong em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc,
nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của chúng em sẽ ghi lên đó bài giảng
bổ ích. Dãy nhà trên kia là phòng Ban Giám Hiệu. Bóng thầy Hiệu trưởng thấp thoáng trong văn
phòng. Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp.
Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình ô vuông bằng xi măng, mặt sân gợi lên
cảm giác ấm cúng. Sân tuy rộng nhưng rất ấm áp vì có bốn dãy lớp bao quanh. Đứng sừng sững ở
khoảng sân giữa trường là cột cờ cao vút. Sân trường có nhiều cây to nhưng em thích nhất cây
phượng. Mùa hè cây ra hoa đỏ rực. Kia là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao
động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng
nhưng vẫn kiên trì bảo vệ trường em. Gần đến giờ chào cờ sân trường đông dần và náo nhiệt hơn.
Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỉ niệm êm đềm trong sáng
của chúng em.

BÀI VĂN MIÊU TẢ QUANG CẢNH TRƯỜNG EM SAU CƠN MƯA RÀO
Sau một thời gian nắng nóng kéo dài, như thường lệ thì chúng em đẫ được nghỉ hè ,
nhưng năm nay vì dịch covid nên chúng em vẫn phải đến trường trong những ngày hè
nắng nóng. Mùa hè tới mang theo cái nắng oi ả và nồng nàn, gay gắt và chói chang,
rạo rực. Nhắc tới mùa hè, ta không thể không nhắc tới những cơn mưa rào chợt tới rồi
lại chợt đi như một cơn gió. Hôm nay, khi còn đang ngồi trong lớp học tiết tại trường
thì một trận mưa rào xuất hiện. Cơn mưa lớn, tới mau lắm và tạnh cũng nhanh lắm.
Và sau cơn mưa rào ấy, quang cảnh trường em mới đẹp và tươi mát biết bao.
Gần cuối tiết học buổi chiều hôm ấy thì cơn mưa rào ập tới. Ban đầu mây đen
kéo tới bao phủ cả bầu trời. Bầu trời đang nắng chói chung bỗng tắt hẳn, trở thành
một cái chảo đen, sâu hoắm, không khí bắt đầu loãng dần ra. Rồi, gió bắt đầu thổi,
cây bàng trên sân trường em rung chuyển mạnh trong những cơn gió. Rồi bắt đầu có
những tiếng lộp độp...lộp độp...rồi rào, rào, rào. Cơn mưa ập xuống rất nhanh, xối xả.
Cơn mưa như dữ dỗi, như điên cuồng. Em cùng chúng bạn ngồi trong lớp lo lắng vì
không có áo mưa hay ô để che đi về và không biết mưa to như thế thì bao giờ mới có
thể tạnh được đây. Nhưng nằm ngoài dự đoán của chúng em, cơn mưa rào chỉ một lúc
và đã tạnh hẳn và khung cảnh sân trường em sau cơn mưa rào là quang cảnh sau này
em không bao giờ có thể quên được.
Sau cơn mưa rào, sân trường em như được thay một lớp áo hoàn toàn mới, trong
trẻo hơn và tươi sáng hơn biết bao nhiêu. Mưa tạnh thì mây đen cũng tan trả lại bầu
trời trong xanh, những đám mây trắng kéo tới và nắng bắt đầu lên chiếu rọi khắp sân
trường. Nắng sau cơn mưa rào không quá gay gắt hay chói chang mà dịu dàng, êm
đềm, đằm thắm. Trời quang mây tạnh cũng góp phần làm cho quang cảnh trường em
sáng hẳn ra. Sân trường đầy những vũng nước mưa, vũng to, vũng nhỏ. Những vũng
nước phản chiếu bóng mây, phản chiếu lại những tia nắng lấp lánh, lóe lên như những
mảnh kim cương quý giá, trông thật đẹp. Thay đổi nhiều nhất là những bác bàng, bác
phượng trên sân trường. Trận mưa qua đi đã giúp rửa trôi bụi bặm bám trên các vòm
lá, tán lá bấy lâu nay. Những chiếc lá bàng đã xanh lại càng xanh hơn, óng lên như
vừa được phủ một lớp mỡ vậy. Những bông hoa phượng đỏ sau cơn mưa cũng bớt đi
sự đậm đặc mà dịu dàng hơn, đung đưa trong gió. Cây cối trong sân trường em như
được bao bọc bởi một lớp sức sống mới, tràn trề thanh xuân và thanh xuân. Trận mưa
rào đã gội rửa tất cả đem lại sự thanh sạch cho chúng. Sau trận mưa thì không khí
cũng trở nên dễ chịu hơn, không còn ngột ngạt như trước nữa. Tiếng trống vang lên
và học sinh chúng em tíu tít ra về. Em chạy ra sân, mở căng lồng ngực và đón nhận
lấy không gian tươi mát và trong lành của trường em sau cơn mưa.
Quang cảnh trường em sau cơn mưa rào mới thật đẹp làm sao, một khung cảnh
mà sau này dù đi đâu xa thì em sẽ mãi mãi không bao giờ quên được. Yêu lắm cơn
mưa rào mùa hạ, yêu lắm mái trường thân thương của em.

Tả một hoạt động ý nghĩa diễn ra ở trường em


“Lao động là vinh quang”. Để thực hiện khẩu hiệu đó lớp tôi đã rất hăng hái tham gia đợt phát động của Đội Thiế
niên, làm đẹp trường lớp. Vì thế tuần vừa qua, chúng tôi có buổi lao động rất thú vị.
Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26 – 3, trường tổ chức cho các lớp lao động. Lớp tôi vốn hiếu động nê
nhanh chóng lên kế hoạch cho mình. Lớp tôi được phân công làm vệ sinh khu vườn trường. Các cán bộ lớp phâ
công bạn mang cuốc xẻng, bạn mang dao kéo, bạn mang bình nước… Sắp xếp xong xuôi, cả lớp sẵn sàng cho buổ
lao động vinh quang.
Buổi chiều hôm ấy, trời mát mẻ dễ chịu. Những đám mây trên trời ở đâu kéo đến tạo nên một khoảng râm khổng lồ
Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chim trong vườn trường cất tiếng hót líu lo khiến cho không khí buổi lao động thêm phần
phấn chấn. Chúng tôi có cảm giác được đi dã ngoại, được tham gia vào cuộc khám phá hơn là công việc lao động
Ai nấy đều rất hào hứng, chúng tôi bắt đầu công việc.
Làm vệ sinh khu vườn không có gì nặng nhọc, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận. Mà điều đó các bạn gái lớp tôi rất giỏ
Những bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo của các bạn cắt tỉa tán lá, vun xới cho cây, tưới nước, nhặt cỏ… Các bạn tra
nhiệt tình đào hố trồng cây, xách nước… Vừa làm mọi người vừa trò chuyện rôm rả quên hết mệt nhọc. Thỉnh
thoảng, Trọng “hài” kể câu chuyện cười khiến cả lớp cười sảng khoái, nghiêng ngả. Tiếng cười vang làm chú chim
trên cành giật mình vụt bay đi mất. Làm việc thật vui. Tiếng những bước chân nhẹ nhàng trên đất, tiếng kéo cắt lá
tiếng cuốc đào xới hòa lẫn tiếng cười làm cho ánh nắng dìu dịu của mặt trời cũng vui vẻ. Nó chiếu xuống khắp kh
vườn sắc vàng rực rỡ, mang đến cho cây cối nguồn vitamin bổ dưỡng nhất. Làm đến gần trưa thì mọi người ai cũn
có vẻ thấm mệt. Khuôn mặt thì lấm lem lẫn những giọt mồ hôi lấm tấm. Có đứa mặt dính đất như chú hề trông rấ
tức cười. Đúng lúc đó thì lớp trưởng ở đâu chạy về mang theo nước uống và rất nhiều xoài xanh. Nhìn thấy chúng l
bao nhiêu mệt nhọc tan biến.
Buổi lao động kết thúc. Chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, lớp tôi đượ
cô Tú Tổng phụ trách Đội trường khen ngợi và biểu dương. Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng và tự hào khi có nhữn
học sinh ngoan. Từ đó chúng tôi nhớ tới lời dạy của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng:
"Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình…"
Tả buổi lễ khai giảng năm học cuối cấp Tiểu học
Trong những năm tháng đi học cắp sách đến tường, em có rất nhiều những kỉ niệm với thầy cô bạn bè mình và với
cả mái trường thân yêu nữa. Nhưng có lẽ, có một kỉ niệm mà không chỉ riêng em mà tất cả mọi người, khi đã từng
là học sinh đều nhớ, đó là kỉ niệm về buổi lễ khai giảng bắt đầu một năm học mới.

Ngày mùng 5 tháng 9 mỗi năm, khi mà nắng thu ngọt dịu nhất, khi những cơn gió heo may chưa đủ lạnh để chúng
ta mặc những chiếc áo dài tay, đó là ngày buổi lễ khai giảng được tổ chức – ngày mà học sinh đến trường bắt đầu
một năm học mới. Cổng trường được mở rộng, bảng tên trường cũng được sơn lại cho mới. Những băng rôn đỏ rực
rỡ dưới nắng cùng dòng chữ: “Chúc mừng năm học mới năm ….” được treo ở khắp nơi: ở thân cây những cây bàng
cây phượng; ở cổng trường, ở những chùm bóng bay đủ sắc màu…

Sân trường tràn ngập bóng áo trắng cùng khăn quàng đỏ, náo nhiệt và ồn ào sau ba tháng hè dài dằng dẵng. Những
chiếc ghế đỏ được xếp thành hàng ngay ngắn và chỉnh tề vô cùng đẹp mắt. Sân khấu phía trước được trang trí bởi
hoa và bóng, tượng Bác được để ở góc trái sân khấu. Là một học sinh lớp 5, lúc này, buổi lễ khai giảng với em
chẳng còn đầy bỡ ngỡ và rụt rè như hồi mới vào trường nữa. Em nhanh chóng lại gần nói chuyện cùng bạn bè của
mình. Rất nhanh, khi tiếng trống bắt đầu, cũng là khi buổi lễ khai giảng chính thức được bắt đầu.

Khi học sinh chúng em ổn định và chỗ ngồi của mình, lúc này, các thầy cô và các bậc phụ huynh, người phụ trách
xuất hiện. Những tà áo dài đủ màu xuất hiện như tô điểm thêm sắc màu cho ngày lễ lớn hôm nay. Khi mọi người ổn
định chỗ ngồi, bạn đội trưởng đứng dậy phụ trách buổi lễ chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ Quốc dần được kéo lên
cao trong tiếng hát Quốc ca đầy hùng hồn và niềm tự hào. Khi bài hát kết thúc cũng là khi lá cờ ấy được kéo lên đến
đỉnh mà tung bay phấp phới trong gió.

Sau đó là các tiết mục văn nghệ chào mừng buổi lễ. Rồi người dẫn chương trình giới thiệu các vị đại biểu cùng vị
khách quý đã đến dự buổi lễ hôm nay. Tiếng vỗ tay cứ liên tiếp vang lên trong buổi sáng ngày hôm ấy. Cuối cùng là
thầy hiệu trưởng lên đọc thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm học mới và đánh trống khai giảng. Tiếng trống giòn
giã vang lên chính thức khẳng định một năm học mới những mục tiêu cố gắng mới đã bắt đầu.

Dù buổi lễ đã qua đi từ lâu nhưng em vẫn còn nhớ mãi bởi đó là buổi lễ khai giảng cuối cùng ở ngôi rường cấp 1
của em. Em vẫn sẽ luôn khắc ghi nó trong trái tim mình để sau này có thể nhớ về.

Bài làm 1
 
Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió
mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu
lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất
chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
 
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang
hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi,
những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa.
chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ
dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung
đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành
tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau
đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.
 
Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong
đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan,
hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì
ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài,
còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động
của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu
rơi  “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
 
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh
đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng
cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến
cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được
gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà
đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới-
tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát
sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng
nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng
sau mưa.
 
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm
thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở
thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau
hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên
hiên nhà.
 
Bài làm 2
 
Một mùa hè nữa lại đã đến. Hàng bằng lăng trước sân trường nở hoa tím biếc. Đẹp
thật! Đang miên man trong dòng suy nghĩ: mùa hè đã về rùi ư? Bỗng đâu một cơn
mưa ập tới không báo trước làm tôi ướt sũng. Tôi chợt nhận ra: hè đã về thật rồi!
 
Những cơn mưa bất chợt luôn là dấu hiệu báo rằng: một mùa hè đang tới gần. Mưa
đầu mùa thú vị thật đấy(tôi thấy thế.) dường như nó mang theo cả dư vị mùa hè. Mưa
ào ào, mưa to thật đấy: sân trường ngập, đường phố ngập nhưng trời vẫn rất oi và
nóng. Cái thời tiết cứ mưa rùi lại nắng làm cho con người ta cảm thấy khó chịu
nhưng tôi lại thích nó đến thế.
 
Cứ khi hè tới cảm giác rạo rực, thiết tha cứ lan toả dần trong tôi. Chẳng năm nào
giống năm nào, cứ mỗi khi cơn mưa rào đầu mùa bất chợt rơi xuống luôn làm tâm
trạng tôi thêm xốn sang, khó tả. Có lẽ bởi vậy: mà tôi yêu cái mùa hạ oi bức đến thế-
mùa của những quả mít thơm lừng (thích ăn nhất đấy.)
 
Tôi còn nhớ rất rõ, năm ngoái, cũng khi cơn mưa đầu mùa hạ tự nhiên rào rào rơi
xuống như thác đổ. Cả lũ con gái lớp tôi ngồi khóc giống như mưa còn 5 thằng con
trai đành bất lực trước cảnh"chị em phụ nữ như vậy". Bởi lẽ: chúng tôi biết rằng: một
thời học sinh đang khép lại. Nhường chỗ cho nó là những nỗi lo toan trước các kỳ thi.
Cả lớp chẳng đứa nào nói với đứa nào câu gì nhưng dường như tất cả đều hiểu: "mày
ơi, tao yêu mày và cả lớp b2 đáng ghét nữa". Cũng vào lúc ve kêu, cùng với"những
chiếc giỏ xe trở đầy hoa phượng" những mối tình đầu đang khóc dưới mưa. Họ hiểu
rằng: ngày mai khi trên đường đời có thể cả hai không cùng nhau nhìn về một hướng
nhưng họ đã có với nhau những kỷ niệm thật đẹp, những ký ức thời áo trắng hồn
nhiên, ngây thơ thật khó quên. Và như nhà thơ Xuân Diệu đã viết: "tình đầu chưa dễ
mấy ai quên". Còn với riêng tôi: không có một mối tình đã lưu giữ, nhưng hơn bất cứ
một thứ vật chất tầm thường nào, tôi đã có những tình bạn thật đáng quý.
 
Khi xa nhau rồi, chúng tôi càng hiểu rõ hơn: đó chính là những kho báu. Hơn ai hết,
tôi thật sự hạnh phúc khi cuộc sống đã ban tặng cho tôi những điều kỳ diệu nhất.
 
Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, bây giờ tôi không phải là cô học trò nhí nhảnh, mặc áo
dài trắng nhưng vẫn thích tắm mưa, mà giờ đây tôi đang là một sinh viên. Không còn
áp lực của những mùa thi nhưng tôi luôn phải cố gắng cho tương lai của chính mình.
Vì tôi biết: Cuộc sống là không chờ đợi.
 
Bài làm 3
 
Suốt mấy tháng nay, trời nắng như đổ lửa nên cây cối khô héo cả. Thời tiết oi bức,
ngột ngạt thật là khó chịu. Mọi người khao khát, chờ đợi một trận mưa rào.
 
 Thế rồi, chiều hỏm qua mưa thật. Đang nắng chang chang, bỗng nhiên mây đen ùn
ùn kéo đến che lấp cả bầu trời. Tiếng sấm ầm ì đây đó. Những ánh chớp nhoang
nhoáng xanh lè, xé rách bầu trời xám xịt. Gió nổi lên xoáy thành những cơn lốc nhỏ
cuốn lá khô bay ràn rạt trên mặt đường. Cả đất trời vần vũ mây giông. Khách bộ hành
ai nấy rảo chân bước vội. Xe cộ cũng phóng nhanh hơn.
 
 Lộp bộp. Lộp bộp. Những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mái nhà, mặt đường. Hơi nóng
hầm hập bốc lên. Chỉ trong phút chốc, mưa mau hơn, nặng hạt hơn. Bầu trời và mặt
đất hầu như nối liền nhau bởi một màn mưa trắng xoá.
 
 Mưa to bao nhiêu, gió lớn bấy nhiêu. Những cành cây, ngọn cây nghiêng ngả, vật vã
trước cơn gió mạnh. Hai bên hè phố, người trú mưa mỗi lúc một đông. Đám trẻ
chừng dăm sáu đứa cởi trần trùng trục lao ra tắm mưa. Chúng nhảy nhót, nô đùa ầm ĩ,
nước văng tung tóe dưới chân. Nước tuôn ồ ồ xuống miệng cống hai bên đường. Mặt
đường vắng hẳn. Chỉ còn mấy chiếc xe tải bật đèn lùi lũi đi trong màn mưa dày đặc.
 
 Mưa ập đến nhanh và cũng rất mau tạnh. Những hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi tạnh
hẳn. Bầu trời sau cơn mưa trở nên quang đãng, cầu vồng hiện ra bảy sắc lung linh.
Không khí mát mẻ, dễ chịu. Mưa cuốn trôi bụi bặm khiến cho hàng cây ven đường lá
như xanh thẫm lại. Em ngước nhìn lên tán cây bàng trước mặt, thấy mấy chú chim
sâu đang rỉa lông, rỉa cánh, thỉnh thoảng lại kêu lên lích rích thật dễ thương.
 
 Mưa đem lại sự sảng khoái cho con người sau bao ngày mệt mỏi vì nóng bức. Trận
mưa rào đến đúng lúc đã tiếp thêm sự sống cho muôn loài. Với nhà nông, nó cần thiết
biết bao!
 
Bài làm 4
 
Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự
tươi mát cho quê em. Chiều qua cũng có một cơn mưa như vậy.
 
Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một cơn gió nào thổi qua
cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò "bát quái" phả xuống mặt đất. Hàng chuối
xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực
vì không chịu được nóng.
 
Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu
mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa,
em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến.
Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật
mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như táp vào mặt người đi đường ran rát. Trên
đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp
khỏi ướt. Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu
rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm
độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…
 
Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể
có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa
may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn,
những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi
nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một
lúc sau, sân nhà em đã lưng nước. Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà
chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như
cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh. Mưa đã ngớt
nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên
khoảng vườn. Hết mưa rồi. Mọi người lại vội vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành
trình của mình.
 
Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa
này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.
 
Bài làm 5
 
Buổi trưa hôm này thật nóng bức, mặt trời như muốn thiêu đốt mọi người. Bỗng mây
đen từ đâu kéo đến ùn ùn, báo hiệu một cơn mưa sắp đến.
 
Mặt trời như bị những đám mây đên kia nuốt chửng. Gió thổi ào ào, cành cây
nghiêng ngả cặn mình. Những dây quần áo kêu kẽo kẹt, kẽo kẹt. Những chiếc lá rơi
xuống như hàng nghìn cung tên nhắm thảng vào người đi dưdờng. Bụi bốc lên mù
mịt làm che tầm mắt người đi đường. Tồi gió lặng dàn, được vài phát thì mưa bắt đầu
rơi từng hạt nặng trĩu. Mưa rồi, mọi người vội vàng cầm ô lấy quần áo đang phơi dở
cho vào nhà. Mấy chiến binh đánh trận giả hô hào rút lui quân về nhà. Trên đường,
mấy người đi bộ trú tạm ở những chỗ nhà nghỉ nhỏ, còn những người đi xe thì có
người thì dừng lại ở một gốc cây để mặc áo mưa, có người thì phóng xe thật nhanh về
nhà. Mưa ào áo đổ xuống như thác đổ, lộp độp vào mái nhà, rào rạt vào hàng cây,
lách tách vào bàn ghế, bếp ga cứ phập phùng mãi như muốn tắt lửa. Mưa cứ kéo dài
cho đến tận sáng thì tạnh.
 
Mặt trời bắt đầu hé mở, những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu xuống trần gian. hàng
cây ven đường được uống nước mưa đx đời. Mọi thứ trở lại như bình thường.

. Dàn ý tả cảnh đẹp của quê hương số 3


Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em
Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ
thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em.
Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em
thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.
Thân bài: tả cảnh hoàng hôn ở biển
Tả bao quát:
- Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt
- Mọi người chuẩn bị về
- Đèn đường bắt đầu mở
Tả chi tiết:
a. Khi mặt trời chưa lặn:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm
- Những chú chim ríu rít bay lượn
- Nước biển trong xanh
- Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả
- Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn
- Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm
việc vất cả.
b. Khi mặt trời lặn
- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa
- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời
- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.
- Nước biển từ từ chuyển màu
- Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người
- Những người tắm biển dần dần đi về.
Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển
- Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.
- Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.
1.4. Dàn ý tả cảnh đẹp của quê hương số 4
Mở bài:
- Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.
- Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.
Thân bài:
a) Bên ngoài:
- Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.
- Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.
- Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.
- Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.
b) Bên trong:
- Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.
- Vườn chùa rộng và thoáng.
- Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.
- Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.
- Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.
- Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.
- Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.
- Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.
- Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.
- Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.
- Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.
Kết bài:
- Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.
- Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ
đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
- Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.
 
Những bài văn mẫu tả cảnh đẹp của quê hương
 
2.1. Bài văn mẫu tả cảnh đẹp của quê hương số 1
Nếu Quảng Bình được biết đến với dòng Nhật Lệ đầy tươi trẻ và sống động, Huế nổi tiếng với dòng
Hương hiền hoà, thơ mộng đầy ưu tư. Thì đến với Đà Nẵng quê hương mình, các bạn sẽ cảm nhận
được dòng sông Hàn đầy khoẻ khoắn nhưng cũng rất đỗi dịu dàng và xinh đẹp. Sông Hàn là niềm tự
hào mãnh liệt của người dân Đà Nẵng và trở thành nét đẹp văn hoá du lịch của nơi đây.
Có dịp ngắm nhìn dòng sông Hàn trọn vẹn trong một ngày, bạn sẽ cảm nhận được những nét đẹp
đặc trưng của dòng sông. Vào buổi sáng, khi mà cả đất trời, cỏ cây đang thấm đẫm hơi sương, sông
Hàn bình yên đến lạ. Sớm mai, dòng sông hiền hoà và e ấp như người thiếu nữ đôi mươi, lòng sông
như một dải lụa mềm mại lững lờ trôi. Khi ông mặt trời nhảy nhót trên những tòa nhà cao tầng của
phố xá, lấp ló sau từng rặng cây, cũng là lúc dòng sông Hàn khoác lên mình một màu áo mới.
Những tia nắng như đang vui đùa, trò chuyện với dòng nước, mặt nước lóng lánh, ánh vàng của
nắng cùng màu xanh của nước tạo nên sự hài hoà, rất đỗi nên thơ. Mặt sông như một chiếc gương
khổng lồ to lớn. Những hàng Bạch Dương, những ngôi nhà cao tầng cũng tranh thủ ngắm nghía
mình dưới mặt nước trong veo. Gió lúc này manh hơn, sóng vỗ rì rào xua tan vẻ yên tĩnh của buổi
sớm mai, hoà cùng với nhịp điệu tươi trẻ, sôi động, đầy khoẻ khoắn của thành phố. Khi hoàng hồn
buông xuống, ông mặt trời vội vã trở về nhà nghỉ ngơi sau ngày dài rong chơi mệt mỏi.
=> Bài viết đã được tóm lược, mời bạn click vào đây xem chi tiết bài viết: Bài mẫu tả cảnh đẹp
quê hương số 1
2.2. Bài văn mẫu tả cảnh đẹp của quê hương số 2
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá
nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người
ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê
em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những
buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ
thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh
bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng
rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ
như đùa giỡn với thảm lúa xanh.
Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh
mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô.
Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những
buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.
Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi
ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những
tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê
cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên
đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi
đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh
đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.
2.3. Bài văn mẫu tả cảnh đẹp của quê hương số 3
Chắc hẳn quê hương ai cũng có những cảnh đẹp mà luôn in sâu trong tâm trí mình. Đó có thể đơn
giản chỉ là cánh đồng lúa hay dòng sông quê. Còn đối với riêng tôi được sinh ra va lớn lên trên vùng
đất mà được gắn liền với một đảo nổi tiếng đó chính là vịnh Hạ Long. Đó chính là một điều tự hào
của riêng tôi về quê hương mình.
Nếu đến với vịnh Hạ Long bạn sẽ được chứng kiến những khung cảnh đẹp lạ lùng mà có lẽ không
một nơi nào trên thế giới có được vẻ đẹp hoang sơ huyền ảo. Điểm đến đầu tiên nếu bạn đến với nơi
đây chính đảo Đầu Gỗ cách bến cảng khoảng chừng 4 km. Nếu đi tàu sẽ mất khoảng 25 phút sẽ
được chiêm ngưỡng các động nổi tiếng nhất của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đó là
động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ là hai hang động mà du khách nào khi đến đây cũng không thể
bỏ qua.
Động Thiên Cung là một trong những hang động khổng lồ và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và có
nhiều người biết đến, những gì nhìn thấy trong hang động sẽ khiến bạn kinh ngạc và sững sờ từ đầu
đến cuối hang động khiến bạn không tin vào mắt mình. Mới hay Hạ Long đậm chất tuyệt vời ở sông
nước và cả đất trời. Nếu chỉ đi từ bên ngoài những người mới đến thật khó có thể biết rằng nằm
trong hàng trăm, hàng ngàn những núi đá lặng lẽ thăng trầm mão rủ bóng xuống biển xanh kia là
không biết bao nhiêu các hạng động lớn nhỏ. Mỗi lâu đài là một kiến trúc vô cùng tinh xảo của tạo
hóa .
Có những hang động đã được lưu vào lịch sử hàng trăm triệu năm. Trong hang động đâu đâu cũng
thấy vô vàn các hang động cùng những hình dạng kì lạ khiến cho du khách có thể thỏa sức cho trí
tưởng tượng bay bổng. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc ta cảm thấy
như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Mỗi vách đá dường như là một kiệt tác, bức tranh hoành
tráng của một nhà điêu khắc tài ba. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc
ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Từ trên cao nhìn xuống vịnh Hạ Long như
một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. đảo thì giống như ai đó đang hướng về phía
đất liền, đảo thì giống như một con rồng khổng lồ giữa sóng nước mênh mông. Những điều kì diệu
ấy biến hóa không ngừng theo mỗi góc nhìn khác nhau khiến ta như mơ như thực.
Đến với vịnh bạn sẽ được người dân nơi đây tiếp đãi một cách nhiệt tình lắm đấy. Đó chính là
những khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương tôi mà mỗi lần đi đâu xa tôi đều nhớ nó.
2.4. Bài văn mẫu tả cảnh đẹp của quê hương số 4
Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm
cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.
Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng
dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn
hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khống
lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ
thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa
là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”.
Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt.
Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống
đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước
lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa.
Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những
băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài
bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ
nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái
nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt.
Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây,
mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân
người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến
chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi
trên ghế đá đọc sách trò chuyện…
Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng
chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ
mãi được vẻ đẹp thơ mộng này.
Bên cạnh văn tả cảnh thì văn tự sự kể về kỉ niệm thời thơ ấu cũng là đề bài tập làm văn rất hay mà
các em học sinh có thể tham khảo để tìm hiểu cách viết văn sao cho hấp dẫn và chính xác nhất, các
em có thể tham khảo những bài tập làm văn mẫu hay nhất kể về kỉ niệm thời thơ ấu, kết hợp với sự
sáng tạo, lối diễn đạt của bản thân để hoàn thành bài văn hấp dẫn và đạt được điểm số cao.
Tài liệu hướng dẫn làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp của quê hương bao gồm cả hướng dẫn lập dàn ý
chi tiết 3 phần và những bài văn mẫu hay nhất được chọn lọc kỹ lưỡng để các em học sinh tham
khảo cách viết, từ đó học hỏi những ý tưởng, câu văn hay và hoàn thiện văn phong của mình. Các
em học sinh có thể tham khảo thêm dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng để tìm hiểu thêm về
cách lập dàn ý một bài văn tả cảnh đầy đủ và chính xác nhất, dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh
đồng hay bài văn mẫu Tả dòng sông quê hương sẽ là tiền đề để các em viết tốt một bài văn tả cảnh
và nhận được đánh giá cao từ thầy cô giáo.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các bài văn mẫu lớp 5 khác mà các em học sinh có thể lưu lại để tham
khảo và nâng cao kỹ năng viết bài tập làm văn cho mình, các bài văn mẫu lớp 5 được tổng hợp từ
những bài văn hay nhất của các em học sinh lớp 5 với những đề bài quen thuộc, lối viết văn gần gũi,
chắc chắn sẽ giúp các em học tốt hơn môn học này.
Không chỉ tìm hiểu về cách viết văn tả cảnh, các em học sinh lớp 5 có thể tham khảo thêm một số
bài văn tả người lớp 5 để học tập cách viết văn tả người sao cho chính xác và sinh động nhất. Tuyển
tập một số bài văn tả người lớp 5 đều là các bài văn mẫu hay nhất được chọn lọc kỹ lưỡng, các em
học sinh có thể học tập cách viết để áp dụng vào các bài tập làm văn tả người mà các em gặp trong
chương trình học.
Ngoài dạng văn miêu tả thì các em học sinh có thể tham khảo thêm một số các bài văn mẫu thuyết
minh hay nhất như bài văn mẫu thuyết minh về chiếc kính đeo mắt để tìm hiểu cách viết văn thuyết
minh, ngoài việc miêu tả về hình dáng của chiếc kính đeo mắt thì bài văn thuyết minh về chiếc kính
đeo mắt cần làm nổi bật được tính ứng dụng, chức năng của chiếc kính trong đời sống hàng ngày.
Có rất nhiều dàn ý đề bài tả cảnh đẹp của quê hương và các bài văn mẫu tả cảnh quê hương được
đăng tải dưới đây, đa số các bài tả cảnh quê hương đều đạt điểm cao và do những học sinh xuất sắc
trình bày. Mời các bạn cùng tham khảo:
Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước lớp 5 là tài liệu hướng dẫn chi tiết và đầy đủ cách lập và
trình bày bài văn tả cảnh sông nước, hi vọng lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước lớp 5 sẽ là
tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 5 tham khảo và thực hành theo.

Tập làm văn lớp 5 - Tả một đêm trăng đẹp 


Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm
vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn
từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh
Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi
sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên
rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi
vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ
lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng.
Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng
lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung
linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ.
Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang
cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những
chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm
trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào
trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn
cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương
hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Tham khảo thêm các bài 
văn tả một đêm trăng đẹp lớp 5
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng
chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước
hiên nhà, ngồi ngắm trăng.
Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà! Cái bóng dáng tròn vành vạnh của
mặt trăng trông giống như cái đĩa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn
hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh
vật.
Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát,
hòa thành một bản nhạc du dương, thích thú làm sao? Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ
nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn
cá chép... với ánh lửa bập bùng hòa với ánh trăng làm một.
Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước
nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần
cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu
bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt.
Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời
đêm trăng ấy. Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú
vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng
chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước
hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh
thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng
vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió
luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ
đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng
làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có
lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi
để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen
từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không
khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những
đêm trăng sáng như đêm nay.
Tả một đêm trăng đẹp
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong dưới làn nước trong vắt. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm.
Cây phượng vĩ, cây xà cừ vươn mình lên để ngắm cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Buổi chiều vừa được
trời đất ban tặng cho một trận mưa thoả thích, tôi đã say sưa ngủ một giấc dài. Bất chợt ánh vàng chiếu le lói
trong mắt tôi. Tôi mở mắt ra thì trăng đã xuyên qua khung cửa sổ, đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông
nhỏ. Bây giờ có lẽ đã là nửa đêm.
Tôi ngồi bật dậy bước ra khu vườn nhỏ. Lắng nghe tiếng suối róc rách gần đó. Ánh vàng bừng lên lấp loá ở
ngọn cây, từng dòng trăng vàng rót xuống lớp lá non ướt óng ả. Ngước mắt nhìn lên tôi thấy vòm trời cao lồng
lộng, cúi đầu nhìn xuống ánh trăng tràn trề trên mặt đất. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Hoa cau,
hoa bưởi càng thêm nồng nàn dưới ánh trăng. Trăng chảy nhễ nhại trên tàu dừa, tàu lá chuối. Những chiếc lá
mít, lá vải, lá nhãn... đung đưa muôn ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Bất giác tôi thốt lên thành tiếng: Đẹp! Đẹp quá!
Chỉ mới hôm qua thôi, tôi thấy ánh trăng còn khuyết, trông như con thuyền nan nhỏ giữa giải ngân hà. Vậy mà
giờ đây ánh trăng tròn và sáng quá. Ánh sáng vàng tươi rải đều lên vật vật, tất cả nhuốm một ánh trăng vàng.
Tôi bước vội vào nhà và thầm nghĩ: "Cảm ơn trăng nhé! Bạn thật tuyệt vời. Giá ta và bạn luôn được ở bên
nhau. Cảm ơn bạn, cảm ơn... cảm ơn".
Tả một đêm trăng đẹp
A! Trăng lên, trăng lên rồi... Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn
học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực.
Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh.
Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong
vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời
cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm
cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ.
Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây,
hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát... À! Hôm nay
trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để
hứng hạt sương đêm.
Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng
ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một.
Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động
vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này.
Tả một đêm trăng đẹp
Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú, say mê lòng người. Nhưng có lẽ ánh
trăng là món quà tuyệt diệu nhất, quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng.
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm. Những ngôi sao hiện lên mờ
ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên
bầu trời trong vắt, thăm thẳm cao. Ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối, ao hồ. Mặt sông mỉm cười vì thấy
mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc. Cỏ
cây hoa lá lặng im, yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào
thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình, rặng tre lại ca lên khúc nhạc đồng
quê du dương và êm đềm biết mấy! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng
nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy! Mọi người đang say sưa
ngắm trăng. Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm. Cây lá như được rắc lên nhưng
hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy. Hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả. Lác đác
vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng, họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục cho
khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm. Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ, ầm ĩ cả xóm, đang chơi oẳn tù tì,
nhảy dây, trốn tìm... Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hội cũng đến lúc
tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

Tả một đêm trăng đẹp


Trời vừa xế bóng, trăng đã lên rồi, ánh trăng ban đầu rất yếu, tưởng chừng như không đủ sức để đánh đuổi
mặt trời, nhưng chỉ một lát sau, nó dần dần lan toả khắp không trung và trở thành thứ ánh sáng chính của bầu
trời.
Đêm Trung Thu năm nay, trời không có một gợn mây, chỉ thấy trăng và ngàn vạn ngôi sao nhỏ bé. Ánh trăng
không như mặt trời, nó không chói chang và đầy vẻ hung hãn, mà nó rất dịu dàng và dễ chịu, nhưng vẫn đủ
sức soi sáng vạn vật. Ánh trăng soi xuống dòng sông nhỏ, sông liền chộp lấy thứ quà tặng mà Hằng Nga đã
ban xuống cho nhân gian, trát lên chiếc áo khoác của mình. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức
ánh trăng, chúng xoè những bàn tay đủ kích cỡ để đón lấy thứ của quý trời cho. Ô kìa! Ai thế nhỉ! Thì ra là
chú Cuội nổi tiếng nói dối đang ngồi gốc cây đa đây mà, có lẽ chú đang cười rất tươi để mừng ngày Tết Trung
Thu vui vẻ này.
Ngắm bầu trời, cây cỏ một hồi, bỗng...em chợt nghĩ đến nếu không có trăng sao thì thế nào? Hẳn là khắp
không trung chỉ có một màu đen tĩnh mịch, quang đãng, lạnh lẽo và tối tăm. Sẽ không còn cảnh vui chơi, rước
đèn tấp nập, mà chỉ thấy sự trống trải đến lạ lùng. Càng nghĩ, em lại càng quý trăng hơn. Thứ ánh sáng tuyệt
vời chỉ có một chứ không có hai.
Tả một đêm trăng đẹp
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng
rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn
từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh.
Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi
sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên
cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà,
chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ
nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với
chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn
sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ.
Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang
cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những
chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm
trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào
trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn
cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương
hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Tả một đêm trăng đẹp
Hôm nay là ngày rằm, cũng như mọi đêm rằm khác, trăng đêm nay rất sáng và tròn. Nhưng em cảm thấy trăng
đêm nay đẹp hơn mọi đêm khác.
Ngoài trời, gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nhài nở hoa trắng xóa. Những bông hoa xếp tròn lại
trông như mâm xôi trắng. Trên cây quỳnh, những nụ hoa đang thi nhau nở trông như những nghệ sĩ đang thổi
kèn. Tiếng kèn vi vút du dương, lúc trầm lúc bổng như muốn đưa em vào giấc mộng.
Trong ao chứa đầy nước được ánh trăng soi xuống tràn khắp mặt ao. Khi gió thổi qua, mặt ao lăn tăn gợn
sóng, trông mặt ao như được mặc một chiếc áo mới có những sợi kim tuyến bằng vàng thật đẹp.
Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi tre. Trong rặng tre gió đang dạt dào cất lên những điệu đàn thật tuyệt.
Trên lá tre, ánh trăng đọng lại trông như những hạt vàng từ trên trời rơi xuống và mắc lại trên lá.
Những chị tre nghiêng mình soi bóng xuống mặt ao và mỉm cười vì các chị cảm thấy mình đẹp hơn khi được
ánh trăng tô điểm. Các chị cần phải duyên dáng vì các chị sắp ra mắt các chàng công tử cá từ dưới mặt ao ngoi
lên. Các chàng thường lên mặt nước chơi vào những ngày rằm để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp.
Cánh đồng quê em rực rỡ trong ánh "trăng khuya sáng hơn ánh đèn". Lúa đã chín vàng lại được ánh trăng tô
điểm nên càng đẹp hơn. Cánh đồng như một tấm thảm vàng tuyệt đẹp. Từng làn gió lướt qua mát rượi. Cánh
đồng lúa như những vệt sóng nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp
cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm nhảy múa thật
vui. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống trà và ngắm trăng ở trên hè.
Em rất thích đêm trăng hôm nay. Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp của quê hương,
những trò chơi vui vẻ của em với các bạn. Khi nghĩ đến đêm trăng là em lại nghĩ đến quê hương Việt Nam
yêu dấu, kiên cường.
Tả một đêm trăng đẹp

"Quê hương là chùm khế ngọt


Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
Mỗi người đều có một quê hương. Quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh quen thuộc
của đồng ruộng, lũy tre, giếng nước, gốc đa, mái đình... Em yêu tất cả những gì đơn sơ mà đôn hậu của làng
quê. Những đêm trăng sáng, khung cảnh quê hương em thật là thơ mộng.
Đêm rằm, trăng lên sớm lắm. Trăng vuốt ve đùa giỡn với những rặng tre xanh thẫm bao bọc quanh làng. Ánh
trăng chênh chếch in bóng những ngôi nhà, hàng cây trên mặt đất ẩm sương. Trăng soi sáng từng ngõ xóm.
Càng lên cao, trăng càng sáng, vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm
thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao.
Trên sân phơi rộng rãi đầu làng, chúng em nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn. Góc sân đằng kia, một tốp bạn gái
chơi trò ú tim tìm bắt. Tiếng nói tiếng cười vang lên rộn rã. Mùi lúa chín thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng
sáng. Thảm rơm vàng êm ái như nâng đỡ bước chân tung tăng chạy nhảy của chúng em.
Trăng chiếu sáng khắp nơi. Trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng sóng sánh
trong đôi thùng kĩu kịt trên vai chị gánh nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con
người. Trên chiếc chiếu hoa hay chiếc chõng tre đặt giữa sân, chén nước chè xanh ngào ngạt càng đậm đà
nồng thắm hương vị quê hương. Cùng làn gió nồm nam mát rượi, ánh trăng làm dịu đi cái nóng đêm hè, lau
khô những giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt mẹ cha.
Trăng đêm nay sáng quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật làng quê thật huyền ảo, nên thơ. Đêm khuya, trăng sáng,
lòng em dậy lên tình yêu quê hương tha thiết.
Tả một đêm trăng đẹp

Mỗi khi rời xa quê hương, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê với những ngày cùng bà đi gặt
ngoài cánh đồng, những chiều chơi đùa cùng lũ bạn bên bờ sông thân thương, hay những đêm múa hát dưới
ánh trăng,...Có thể nói, những đêm trăng sáng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi nhắc về quê
hương.
Tôi còn nhớ như in những ngày vầng trăng chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời. Bà tôi từng bảo, vào những ngày
rằm của tháng, trăng sẽ rất tròn và sáng. Khi bóng hoàng hôn tắt hẳn, bầu trời khoác vào tấm áo đen tuyền,
biểu lộ cho khoảng thời gian đêm tối đã đến, đó cũng là lúc ánh trăng dần xuất hiện trên bầu trời, ngự trị trên
cao. Trong cái khoảng không đen huyền bí ấy, xuất hiện một vầng trăng sáng đối lập hoàn toàn với bầu trời
đêm, tựa như một nét chấm phá trong bức tranh đêm tối nơi làng quê. Trên bầu trời, những ngôi sao ẩn hiện
như tô điểm thêm cho bức tranh ấy. Trăng ngày rằm thường rất đẹp, ông trăng tròn vành vạnh như quả bóng
mang sắc trắng tinh khiết. Ánh trăng sáng rực rỡ, deo dắt ánh sáng xuống muôn nơi,khắp nơi đều như được
soi sáng bởi ánh trăng vàng lấp lánh. Dòng sông quê hương, phẳng lặng, in bóng vầng trăng , ánh sáng khiến
mặt nước lung linh, nhuộm một màu rực rỡ. Đôi khi có cơn gió nhẹ lại thoảng ra, mặt nước đang yên nình
bỗng lăn tăn gợn sóng, những con sóng nhỏ xô nhau, mang theo ánh trăng, chạy đuổi nhau về đến tận bờ. Hai
bên sông, những rặng tre, rặng liễu đen kịt đang soi mình dưới trăng vàng trăng bạc, như những người thiếu
nữ đang làm dáng làm duyên. Những cánh đồng bao la, rộng lớn như đắm mình trong ánh trăng, những cô lúa
đang trổ bông tỉnh thoảng lại rung mình, chơi đùa cùng chị gió , say sưa tắm ánh trăng vàng tinh khiết.
Cứ mỗi đêm trăng sáng, người người, nhà nhà trong làng lại rủ nhau tụ họp ngoài sân đình, đôi khi lại ngồi
dưới gốc đa đầu làng để trò chuyện, lũ trẻ con nô đùa , nhảy múa quanh sân, các bà các mẹ tranh thủ giặt giũ
bên ngoài bờ sông,..Tiếng cười nói vui vẻ như xua tan đi những mệt mỏi của một ngày lao động vất vả, vầng
trăng sáng trên bầu trời như cũng đắm mình vào nhịp sống sinh hoạt của con người, ngắm nhìn vạn vật đang
sinh sôi, phát triển. Đêm càng khuya, vạn vật lại đắm mình vào giấc ngủ say, chỉ có trăng vẫn ở đó như che
chở, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của xóm làng. Đó là bức tranh làng quê yên bình, mộc mạc với ánh trăng
sáng rực rỡ khắp muôn nơi.
Những đêm trăng đẹp quả thật luôn mang một cảm giác yên bình mà giản dị vô cùng. Nó khiến tâm hồn ta dễ
chịu, thanh thản, nó gắn bó với cuộc sống con người. Và với tôi, nó gắn với những kí niệm của ngày ấu thơ
tươi đẹp.

Tả một đêm trăng đẹp


Nhắc đến làng quê của mình, mỗi người sẽ có một sấn tượng riêng, với tôi, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhắc đó
chính là những đêm trăng sáng trong ngày Tết trung thu được chơi đùa vui vẻ quanh xóm làng. Đến bây giờ,
những kí ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.
Thường thì mỗi năm, trăng thường sáng nhất vào những ngày rằm, tuy nhiên, trăng vào rằm tháng tám là rực
rỡ và đặc biệt nhất, nó cũng gắn liền với ngày Tết trung thu của lũ trẻ chúng tôi. Năm nào cũng vậy, đến đêm
trung thu, chúng tôi lại háo hức đón chờ ánh trăng sáng rực rỡ ló dạng trên bầu trời. Khi bóng tối dần buông
xuống, ánh trăng ẩn hiện mờ ảo sau những đám mây mỏng , sau đó dần dần hiện rõ trên bầu trời. Trăng đêm
trung thu quả thực rất đẹp, ông trăng hiền hậu, tròn vành vạnh như cái đĩa của bà, ánh trăng vàng tinh khiết,
trong vắt, deo dắt muôn vàn ánh sáng xuống muôn nơi. Không gian như tắm mình trong ánh trăng sáng. Cánh
đồng quê yên bình đung đưa nhấp nhô trong gió như tấm thảm khổng lồ được nhuộm bằng bóng trăng lấp
lánh. Phía xa xa, ánh trăng soi mình dưới mặt sông phẳng lặng, hiền hòa , cả dòng sông tràn ngập ánh sáng rực
rỡ. Nơi lũy tre đầu làng, từng tốp trẻ con tụ tập chơi đùa vui vẻ , bóng trăng ẩn hiện sau những rặng tre già
như lắng nghe, ngám nhìn lũ trẻ con nô đùa.
Hôm nay con đường làng sáng và tấp nập hơn mọi khi, ánh trăng men theo từng cung đường , deo dắt ánh
sáng cả quảng đường đi, tiếng trống, tiếng hát ồn ã, sôi nổi vang lên của lũ trẻ chúng tôi trong đêm trung thu
vui vẻ. Đứa nào đứa nấy đều tràn ngập niềm vui, hứng khởi, chúng mang đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
thắp sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên rộn rã những khúc ca đêm trung thu náo nhiệt,
tràn đầy niềm vui, những nụ cười, tiếng nói rộn ràng, ầm ĩ như xua đi cái không gian của đêm tối. Ánh trăng
đi theo từng bước chân của đám trẻ con trong xóm, như hòa vào trong niềm vui, sự say sưa cùng với con
người, cùng với vạn vật. Khắp nơi, ánh trằn vàng rực rỡ khiến cho không gian đêm trung thu nơi làng quê vốn
yên bình ấy bỗng trở nên đầy ấm áp, xốn xang. Đêm khuya, bầu không khí làng quê lại trở về với sự yên tĩnh,
vạn vật chìm trong giấc ngủ dường như chỉ còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, tuy vậy, vầng trăng vẫn luôn
ngự trị trên bầu trời, tỏa sáng rực rỡ như ôm ấp lấy giấc ngủ của con người.
Trăng mãi như một người bạn gắn bó với cuộc sống của làng quê yên bình. Sau này, dù có đi đâu xa, tôi cũng
sẽ không bao giờ quên những đến trăng sáng, đặc biệt là đêm trăng trong những ngày lễ trung thu ở quê hương
tôi, gắn với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng
chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước
hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh
thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng
vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió
luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ
đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng
làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có
lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi
để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen
từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không
khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những
đêm trăng sáng như đêm nay.
Tả một đêm trăng đẹp

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong dưới làn nước trong vắt. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm.
Cây phượng vĩ, cây xà cừ vươn mình lên để ngắm cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Buổi chiều vừa được
trời đất ban tặng cho một trận mưa thoả thích, tôi đã say sưa ngủ một giấc dài. Bất chợt ánh vàng chiếu le lói
trong mắt tôi. Tôi mở mắt ra thì trăng đã xuyên qua khung cửa sổ, đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông
nhỏ. Bây giờ có lẽ đã là nửa đêm.
Tôi ngồi bật dậy bước ra khu vườn nhỏ. Lắng nghe tiếng suối róc rách gần đó. Ánh vàng bừng lên lấp loá ở
ngọn cây, từng dòng trăng vàng rót xuống lớp lá non ướt óng ả. Ngước mắt nhìn lên tôi thấy vòm trời cao lồng
lộng, cúi đầu nhìn xuống ánh trăng tràn trề trên mặt đất. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Hoa cau,
hoa bưởi càng thêm nồng nàn dưới ánh trăng. Trăng chảy nhễ nhại trên tàu dừa, tàu lá chuối. Những chiếc lá
mít, lá vải, lá nhãn... đung đưa muôn ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Bất giác tôi thốt lên thành tiếng: Đẹp! Đẹp quá!
Chỉ mới hôm qua thôi, tôi thấy ánh trăng còn khuyết, trông như con thuyền nan nhỏ giữa giải ngân hà. Vậy mà
giờ đây ánh trăng tròn và sáng quá. Ánh sáng vàng tươi rải đều lên vật vật, tất cả nhuốm một ánh trăng vàng.
Tôi bước vội vào nhà và thầm nghĩ: "Cảm ơn trăng nhé! Bạn thật tuyệt vời. Giá ta và bạn luôn được ở bên
nhau. Cảm ơn bạn, cảm ơn... cảm ơn".

Văn tả cảnh - Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em


Nghỉ hè vừa qua, em được về quê ngoại và thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ trên quê hương yêu
dấu. Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!
Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ,
không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long
lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những
làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời.
Ngoài đồng những bông lúa ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một
tấm thảm màu xanh pha vàng trải rộng mênh mông. Đây đó trên cánh đồng lác đác một vài bác nông dân
ra thăm ruộng. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào,
cải bắp … mang ra chợ bán. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ lon ton theo mẹ ra chợ.
Những chú lợn eng éc đòi ăn, những chú kêu ăng ẳng, mọi người ý ới gọi nhau đi làm. Đằng đông, mặt
trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan
màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh.
Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hoà, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên các
cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. Ngoài đường, xe cộ đi lại nườm nượp, các bạn học
sinh vui vẻ đến trường. Tất cả các màu sắc, cảnh vật, âm thanh đó như hoà quện với nhau tạo nên phong
cảnh làng quê thật trù phú, tươi vui.
Em rất yêu quê hương em - một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để
mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn.
Văn tả cảnh - Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em
Vạn vật đang chìm trong giấc ngủ, bỗng từ đằng đông, một quả cầu lửa khổng lồ từ từ nhô lên. Rồi chẳng
biết từ đâu, tiếng gà gáy te te vang khắp làng trên xóm dưới. Một ngày mới bắt đầu trên quê em.
Ông mặt trời bị tiếng gà đánh thức bất ngờ nên chưa tỉnh hẳn. Ông vén tấm màn đêm, nhìn xuống trần
gian bằng đôi mắt ngái ngủ, khuôn mặt tròn trĩnh, hồng hào trông thật ngộ. Cùng với sự thức tỉnh của mặt
trời, vạn vật cũng bừng tỉnh giấc theo. Cây cối hả hê vươn tay đón chào ngày mới. Những giọt sương đêm
còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ long lanh như những hạt ngọc.
Dưới ánh ban mai, chúng sáng bừng lên như những ngôi sao bé nhỏ, xinh xắn dưới trần gian. Cảnh vật
dần thay đổi. Bóng tối đã bị ánh sáng đẩy lùi, phô ra vẻ đẹp của buổi sớm. Khi những tia nắng đầu tiên
vừa đến mặt đất cả một không gian trong trẻo sáng sủa đã mở ra trước mắt ta. Mặt trời lúc này đã tươi
cười rạng rỡ chứ không còn uể oải, ngái ngủ nữa.
Những tia nắng sớm tinh nghịch chạy đuổi nhau trên bãi cỏ còn đẫm sương đêm. Làng quê lúc này đẹp
như một bức tranh nhiều màu. Trên trời, những đám mây trắng, hồng trôi lững lờ. Dưới cánh đồng, lúa đã
bắt đầu ngả vàng. Những bông lúa nặng hạt, uốn cong như chiếc cần câu, ngả đầu vào nhau thầm thì trò
chuyện.
Gió thổi vi vu, sóng lúa rập rờn. Hương lúa thoang thoảng lan tỏa khắp không gian đánh thức khứu giác
của những người khó tính nhất. Thỉnh thoảng có cánh cò trắng bay lượn trên không càng làm tô điểm
thêm cho cảnh đẹp quê hương. Trong làn gió nhẹ sớm mai, mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những con sóng
tinh nghịch nối đuôi nhau đùa giỡn xô vào bờ.
Mấy cậu bé đồng quê đeo cái giỏ bé xinh bên mình lững thững đi dọc bờ sông tìm bắt cua còng. Khuôn
mặt ánh lên niềm vui con trẻ. Con đường làng quanh co, uốn lượn như một dải lụa khổng lồ. Hai bên
đường, hàng cây nghiêm trang đứng chào ngày mới. Tiếng chim hót líu lo hòa với tiếng ve râm ran trong
vòm lá tạo thành bản nhạc du dương nghe thật vui nhộn.
Trên đường làng, tiếng cười nói ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Mấy bác nông dân đã vác cuốc ra đồng. Theo
sau chân họ là mấy chú trâu chăm chỉ vừa đi vừa kêu khe khẽ “ọ ọ”. Cái mặt hớn hớn, cái đuôi phe phẩy
vẻ khoái chí vì sắp được làm công việc quen thuộc hàng ngày giúp nhà nông.
Đám học trò tung tăng cắp sách tới trường. Trên vai, khăn quàng đỏ thắm tung bay. Chúng nói nói, cười
cười làm rộn rã cả một đoạn đường. Mấy cô bác công nhân cũng vội vã đạp xe tới nơi làm việc. Màu áo
xanh hòa với màu nắng sớm đang chan hòa khắp nơi. Tất cả đã sẵn sàng cho một ngày mới.
Yêu quê hương, em yêu những nét đẹp của quê mình. Vào thời điểm nào trong ngày, dù bình minh hay
hoàng hôn cũng đều để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Sau này, dù đi đâu, về đâu, em cũng không bao
giờ quên được miền quê yêu dấu ấy.
Văn lớp 5: Tả cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng
Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng
em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng
viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im
lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn
đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh
đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên
phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo
thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh
thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa
vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay
chắc được mùa to.
Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay
rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.
Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bài văn tả cảnh lớp 5
Văn lớp 5: Tả cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.


Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.
Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt
trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây
cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện.
Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo
gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá
tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu
vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu
nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió,
những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang
thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường
xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó
huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên
ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao.
Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên
xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

__TUẦN 1__
Từ ngày 03 đến ngày 07 tháng 09 năm 2018
CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nhận ra đặc điểm riêng, sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.
- Kĩ năng: HS thể hiện được tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và các chất liệu khác
nhau.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, tranh chân dung phù hợp nội dung chủ đề.
- Sản phẩm của HS về tranh chân dung tự họa.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Màu, giấy, keo, bìa gương, ảnh chân dung, vải, sợi len, hoa, lá...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ biểu cảm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:


- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đoán tâm trạng qua - HS chơi theo hướng dẫn của GV
biểu hiện trên khuôn mặt.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS hiểu được khái niệm tranh chân dung tự họa - Hiểu khái niệm tranh chân dung tự họa và
là gì và biết được các bộ phận trên khuôn mặt con biết được các bộ phận trên khuôn mặt con
người. người.
+ HS nắm được nội dung, màu sắc, chất liệu có thể - Nắm được nội dung, màu sắc, chất liệu
thực hiện bức tranh chân dung tự họa. có thể thực hiện bức tranh chân dung tự
họa
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt
trong hoạt động này. động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 sách Học MT để - Quan sát, thảo luận nhóm, báo cáo kết
tìm hiểu về tranh chân dung tự họa và cách vẽ tranh quả thảo luận của nhóm mình.
chân dung tự họa qua các câu hỏi gợi mở.
- GV tóm tắt:
+ Tranh chân dung tự họa có thể được vẽ theo quan - Ghi nhớ
sát qua gương mặt hoặc vẽ theo trí nhớ nhằm thể - Lắng nghe, tiếp thu
hiện đặc điểm của khuôn mặt và biểu đạt cảm xúc
của người vẽ.
+ Khuôn mặt người bao gồm các bộ phận: Mắt,
mũi, miệng, tai nằm đối xứng với nhau qua trục dọc - Tiếp thu
chính giữa khuôn mặt.
+ Tranh chân dung tự họa có thể vẽ khuôn mặt, nửa
người hoặc cả người và thể hiện bằng nhiều hình - Có thể vẽ màu, xé cắt dán bằng giấy màu,
thức, chất liệu. vải, đất nặn...
+ Tranh chân dung tự họa có bố cục cân đối, màu
sắc hài hòa, kết hợp đậm nhạt để biểu đạt được cảm - Tiếp thu
xúc của nhân vật.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, nêu được cách vẽ chân dung tự họa
theo ý hiểu của mình. - Nêu được cách vẽ chân dung tự họa theo
+ HS nắm được các bước vẽ tranh chân dung tự ý hiểu của mình.
họa. - Nắm được các bước vẽ tranh chân dung
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt tự họa.
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt
* Tiến trình của hoạt động: động.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách thể hiện tranh
chân dung tự họa phù hợp qua một số câu hỏi gợi - Thảo luận, trả lời
mở.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và thảo luận nhóm
để tìm hiểu cách vẽ tranh chân dung tự họa. - Quan sát, thảo luận nhóm và báo cáo
- Yêu cầu HS tham khảo hình 1.3 để có thêm ý
tưởng tạo hình cho bức tranh chân dung chân dung
tự họa của mình. - Quan sát, tìm ra thêm ý tưởng hay cho
- GV tóm tắt, minh họa trực tiếp: bài vẽ của mình.
+ Vẽ phác hình khuôn mặt.
+ Vẽ các bộ phận. - Quan sát, tiếp thu cách làm
+ Vẽ màu hoàn thiện bài. - Vuông, tròn, trái xoan...
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH - Mắt, mũi, miệng, tóc...
* Mục tiêu: - Theo ý thích
+ HS vẽ được tranh chân dung tự họa.
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Hiểu công việc của mình phải làm
trong hoạt động này. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
* Tiến trình của hoạt động: - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt
- Tổ chức HS hoạt động cá nhân. động.
- Yêu cầu HS vẽ chân dung tự họa bằng các chất
liệu tự chọn. - Vẽ cá nhân
- Quan sát, động viên HS hoàn thành bài vẽ. - Thể hiện chân dung tự họa bằng chất liệu
tự chọn.
- Thực hiện
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm cho
trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.
__TUẦN 2__
Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 09 năm 2018
CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4
- 5C tiết 3 sáng thứ 5- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
Dạy bù bài tuần 1: 5D tiết 4 chiều thứ 3.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS thể hiện được tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và các chất liệu khác
nhau.
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, tranh chân dung phù hợp nội dung chủ đề.
- Sản phẩm của HS về tranh chân dung tự họa.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Màu, giấy, keo, bìa gương, ảnh chân dung, vải, sợi len, hoa, lá...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ biểu cảm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS. - Trình bày đồ dùng HT
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 1. - Trình bày sản phẩm
* Tổ chức cho HS tiếp tục hoàn thiện sản - Thực hiện
phẩm của Tiết 1.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - HS khác tham gia đặt câu hỏi chia sẻ, trình bày
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của cảm xúc, học tập lẫn nhau...
nhóm mình. - Trả lời, khắc sâu kiến thức bài học
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình: - 1, 2 HS
+ Em thấy bức chân dung nào được vẽ giống
tác giả nhất? - Trả lời
+ Em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc trong
sản phẩm của mình, của bạn? - 1, 2 HS
+ Em hãy giới thiệu về bản thân mình? - 1, 2 HS
+ Em hãy mời tác giả bức tranh chân dung mà
em thích lên chia sẻ về tác phẩm? - Rút kinh nghiệm
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ: - Đánh dấu tích vào vở của mình
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi
nghe nhận xét của GV. - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
- GV đánh dấu tích vào vở của HS. - Phát huy
- Đánh giá tiết học, khen ngợi HS tích cực.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
- Gợi ý HS tạo hình chân dung người thân bằng - Có thể tạo một hoặc vài chân dung trong một
các chất liệu khác. tranh, bằng các chất liệu khác.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI.
- Quan sát các đồ vật xem nó có dạng khối gì.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa, một số vật liệu chai, lọ,…

__TUẦN 3__
Từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 09 năm 2018
CHỦ ĐỀ 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4
- 5C tiết 3 sáng thứ 5- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ HS nhận ra và phân biệt được các hình khối cơ bản.
+ HS chỉ ra sự liên kết của các hình khối trong đồ vật, sự vật, các công trình kiến trúc.
- Kĩ năng: HS vẽ phác được hình đồ vật bằng các hình khối.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, hình ảnh về các đồ vật, con vật, ngôi nhà...
- Những sản phẩm tạo hình của HS nếu có.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo, các vật tìm được như vỏ chai, sỏi, đá...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình:
+ Tạo hình 3D_Tiếp cận theo chủ đề.
+ Điêu khắc_Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Cho HS chơi trò chơi: Bịt mắt đoán đồ vật và - 2-4 HS lên tham gia chơi bịt mắt sờ đoán
hình khối cơ bản của đồ vật. tên, khối cơ bản của đồ vật.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS nêu được tên và đặc điểm của một số hình - Nêu được tên và đặc điểm của một số hình
khối cơ bản theo ý hiểu của mình. khối cơ bản theo ý hiểu của mình.
+ HS nắm được đặc điểm cơ bản của một số hình - Nắm được đặc điểm cơ bản của một số hình
khối và cách tạo sản phẩm từ các hình khối này. khối và cách tạo sản phẩm từ các hình khối
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt này.
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.1, thảo luận để nêu - Quan sát, thảo luận nhóm, báo cáo
tên và đặc điểm của các hình khối.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.2 và cho biết đồ vật - Quan sát, trả lời
đó được tạo thành từ những khối chính nào.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.3, thảo luận để tìm
hiểu về hình khối và cách tạo sản phẩm từ các - Quan sát, thảo luận nhóm tìm hiểu về hình
hình khối. khối và cách tạo sản phẩm từ các hình khối.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế để kể tên các đồ vật, - HS liên hệ thực tế, kể theo hiểu biết của
công trình kiến trúc... được tạo nên từ các hình mình.
khối.
- GV tóm tắt: - Lắng nghe, ghi nhớ
+ Trong cuộc sống có rất nhiều công trình kiến - Tiếp thu
trúc, đồ vật, sự vật... được tạo nên bởi sự liên kết
của các hình khối.
+ Có thể tạo hình các sản phẩm dựa trên sự liên - Tiếp thu
kết của các hình khối.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS lựa chọn được nội dung, hình thức và vật - Chọn được nội dung, hình thức và vật liệu
liệu để tạo hình sản phẩm liên kết giữa các hình để tạo hình sản phẩm liên kết giữa các hình
khối với nhau. khối với nhau.
+ HS nắm được cách thực hiện tạo hình sản phẩm - Nắm được cách thực hiện tạo hình sản phẩm
từ sự liên kết của các hình khối. từ sự liên kết của các hình khối.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Thảo luận, tìm ra cách thực hiện
- Gợi ý HS thảo luận lựa chọn nội dung, hình
thức, vật liệu để tạo hình sản phẩm từ sự liên kết
của các hình khối. - Quan sát, tham khảo, học tập
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.4 và 2.5 để tham
khảo cách tạo hình sản phẩm. - Quan sát, tiếp thu cách thực hiện
- GV tóm tắt cách làm: - Từ những vật liệu đã chuẩn bị
+ Hình thành ý tưởng tạo sản phẩm. + Tiếp thu
+ Tạo các khối chính từ các vật liệu. + Quan sát
+ Liên kết các khối chính tạo dáng s phẩm. +Tiếp thu
+ Thêm chi tiết trang trí hoàn thiện s phẩm. - HĐ cá nhân
* Tổ chức cho HS vẽ phác hình đồ vật bằng các
hình khối.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.
__TUẦN 4__
Từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 09 năm 2018
CHỦ ĐỀ 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 chiều thứ 4( bù sáng thứ 6- HNCCVC).

I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS tạo được hình khối ba chiều từ vật dễ tìm và liên kết chúng thành các đồ vật, con
vật, ngôi nhà, phương tiện giao thông…theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, hình ảnh về các đồ vật, con vật, ngôi nhà...
- Những sản phẩm tạo hình của HS nếu có.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo, các vật tìm được như vỏ chai, sỏi, đá...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình:
+ Tạo hình 3D_Tiếp cận theo chủ đề.
+ Điêu khắc_Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng học tập cần cho tiết học.
tiết học.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu: - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Thực hành cá nhân
- Hoạt động cá nhân: - Tạo hình từ các khối mình có và thêm chi tiết
+ Gợi ý HS lựa chọn vật liệu đã chuẩn bị để tạo để thành vật mới...
hình sản phẩm theo ý tưởng đã chọn. - Thực hành nhóm
- Hoạt động nhóm: - Thảo luận nhóm và thống nhất ý tưởng chung.
+ Thảo luận nhóm, thống nhất ý tưởng về sản - Kết nối các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm
phẩm. tập thể, tạo không gian và có chủ đề rõ ràng thì
+ Chọn các sản phẩm cá nhân, sắp xếp thành càng tốt.
một bố cục và thêm các chi tiết tạo không gian - Thực hiện
cho sản phẩm của nhóm. - Thực hiện
- GV quan sát, khuyến khích HS làm bài.
* Tổ chức cho HS tạo đồ vật bằng các hình
khối.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2 để tiết sau hoàn thiện thêm và
trưng bầy, giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3.

__TUẦN 5__
Từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 10 năm 2018
CHỦ ĐỀ 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 3)
Dạy lớp 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4
- 5C tiết 3 sáng thứ 5- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.

I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Những sản phẩm tạo hình của HS nếu có.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Những sản phẩm tạo hình trong Tiết 2.
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình:
+ Tạo hình 3D_Tiếp cận theo chủ đề.
+ Điêu khắc_Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng học tập cần cho tiết học.
tiết học. - Thực hiện
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của
Tiết 2.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu: - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt
trong hoạt động này. - Trưng bày bài tập
* Tiến trình của hoạt động: - Tự giới thiệu về bài của mình, nhóm mình.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Trả lời câu hỏi, khắc sâu kiến thức
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của
nhóm mình. - Đại diện nhóm trả lời
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình: - 1, 2 HS
+ Sản phẩm của em được tạo bởi những hình
khối gì? Bằng vật liệu gì?
+ Trong khi tực hành em thấy khó khăn nhất ở
công đoạn nào? Em khắc phục bằng cách nào - Đại diện nhóm trả lời
để hoàn thiện sản phẩm của mình?
+ Em hãy giới thiệu về sản phẩm của nhóm - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
mình?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Đánh dấu tích vào vở của mình
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
nghe nhận xét của GV. - Phát huy
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá tiết học, khen ngợi HS tích cực.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: - Có thể tạo một hoặc vài chân dung trong một
- Gợi ý HS lắp ghép các hình khối từ vật tìm tranh, bằng các chất liệu…
được hoặc nặn hình khối ba chiều tạo sản phẩm
theo ý thích.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: Âm nhạc và màu sắc.
- Quan sát các đồ vật xem nó có dạng khối gì?
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, thước kẻ …
__TUẦN 6__
Từ ngày 08 đến ngày 12 tháng 10 năm 2018
CHỦ ĐỀ 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ HS nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc, chuyển được âm thanh và giai điệu thành
những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.
+ HS biết, hiểu về đường nét trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, màu sắc có thể cảm
nhận và tưởng tượng được hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT 5. Sản phẩm của HS.
- Âm nhạc. Tranh, ảnh minh họa.
* Học sinh:
- Sách học MT 5.
- Màu, giấy, keo, kéo, băng dính…
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ theo nhạc.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Tổ chức cho HS thi ghi tên nhanh các màu lên - 1, 2 HS lên bảng
bảng.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS trải nghiệm và vẽ được bức tranh màu sắc - Trải nghiệm và vẽ được bức tranh màu sắc
theo âm nhạc của GV. theo âm nhạc của GV.
+ HS chọn được bức tranh màu sắc mình thích - Chọn được bức tranh màu sắc mình thích
trong bức tranh màu sắc chung của nhóm và nhận trong bức tranh màu sắc chung của nhóm và
biết cách trang trí một sản phẩm mĩ thuật từ bức nhận biết cách trang trí một sản phẩm mĩ thuật
tranh của mình. từ bức tranh của mình.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Hoạt động nhóm
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.
- Vẽ theo nhạc:
+ Hướng dẫn HS trải nghiệm vẽ theo nhạc: - Giấy khổ to
. Dùng băng dính cố định tờ giấy vào mặt bàn.
. Lựa chọn màu sắc để vẽ theo thứ tự từ các màu - Có thể vẽ vài màu cùng một lúc
nhạt đến đậm.
. Cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc và vẽ. - Thân người vận động, lắc lư theo nhịp điệu
- Thưởng thức, cảm nhận và tưởng tượng các hình của âm nhạc.
ảnh trên bức tranh vẽ theo nhạc:
+ Hướng dẫn HS:
. Treo các bức tranh vẽ theo nhạc của nhóm lên
tường, bảng, giá vẽ. - Thực hiện
. Sử dụng khung giấy hình chữ nhật để lựa chọn
phần màu sắc mình thích trên bức tranh vẽ theo - Lắng nghe, thực hiện
nhạc và tưởng tượng ra hình ảnh có ý nghĩa.
. Tìm ra các phần màu có hòa sắc nóng_lạnh,
tương phản, đậm nhạt trong bức tranh.
. Nêu các hình ảnh hoặc kể các câu chuyện tưởng - Thực hiện theo cảm nhận riêng
tượng được từ bức tranh.
- Tìm hiểu các sản phẩm trang trí từ bức tranh vẽ
theo nhạc. - Theo cảm nhận riêng
+ Cho HS quan sát hình 3.3 và thảo luận nhóm
tìm hiểu cách trang trí bìa sách, bưu thiếp...qua - Thấy được vẻ đẹp của tranh cũng như sản
một số câu hỏi gợi mở. phẩm.
- GV tóm tắt: - Quan sát, thảo luận tìm hiểu cách làm
+ Bức tranh vẽ theo nhạc là sản phẩm được kết
hợp giữa âm nhạc và hội họa.
+ Từ những bức tranh đầy màu sắc, có thể tưởng - Lắng nghe, ghi nhớ
tượng ra những hình ảnh phong phú và đa dạng. - Màu sắc trong bức tranh là các hòa sắc nóng
+ Từ bức tranh vẽ theo nhạc, có thể sáng tạo ra lạnh, đậm nhạt, sáng tối...
các sản phẩm mĩ thuật đẹp. - Và mang nhiều ý nghĩa

- Như bìa sách, truyện, thơ, bưu thiếp, bìa lịch...


* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2 của chủ đề này.

__TUẦN 7__
Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 10 năm 2018
CHỦ ĐỀ 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hợp với chữ viết để tạo thành sản
phẩm mĩ thuật mới.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT 5, sản phẩm của HS.
- Âm nhạc, Tranh, ảnh minh họa.
* Học sinh:
- Sách học MT 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Màu, giấy, keo, kéo, băng dính…
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ theo nhạc.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, nêu được cách trang trí sản
phẩm mĩ thuật từ bức tranh vẽ theo nhạc theo ý - Nêu được cách trang trí sản phẩm mĩ thuật từ
hiểu của mình. bức tranh vẽ theo nhạc theo ý hiểu của mình.
+ HS nắm được cách thực hiện một sản phẩm - Nắm được cách thực hiện một sản phẩm mĩ
mĩ thuật đẹp từ bức tranh vẽ theo nhạc của thuật đẹp từ bức tranh vẽ theo nhạc của mình.
mình. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt
trong hoạt động này. - Quan sát, thảo luận tìm ra cách làm bài.
* Tiến trình của hoạt động:
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.4 thảo luận nhóm
tìm hiểu cách trang trí sản phẩm từ bức tranh vẽ - Ghi nhớ
theo nhạc. - Có thể vẽ thêm các đường nét và màu sắc để
- GV tóm tắt: làm rõ ý tưởng.
+ Nội dung phần chữ phải phù hợp với các hình
ảnh mà em tưởng tượng được từ bức tranh vẽ - Tên sách thường có cỡ chữ lớn nhất, sau đó
theo nhạc. đến tên tác giả, tên nhà xuất bản và các nội dung
+ Trên bìa sách, bưu thiếp...thường có hình ảnh, khác. Màu sắc của chữ phải nổi bật.
chữ và các con số. Có thể đặt hình ảnh, chữ và
số theo chiều dọc, ngang, ở trên, dưới, bên phải, - Quan sát, học tập
trái hay ở giữa bìa sách, bưu thiếp.
- Cho HS xem một số sản phẩm ở hình 3.5 để
các em có thêm ý tưởng tạo hình sản phẩm.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu: - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Thực hành cá nhân
- Hoạt động cá nhân. - Thực hiện
- Yêu cầu HS chọn phần hình đã cắt rời từ bức
tranh vẽ theo nhạc, sau đó thêm các đường nét
và màu sắc để trang trí bìa sách, bìa lịch...theo ý
thích. - Thực hiện
- GV bật nhạc không lời giai điệu tươi vui tạo
không khí vui vẻ, tăng thêm cảm xúc cho HS
thực hành. - Hoàn thành bài tập
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
* GV tổ chức cho HS trang trí bìa sách hoặc - Thực hiện
sản phẩm mĩ thuật mình yêu thích.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2 để tiết sau hoàn thiện
thêm cho trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3 của chủ đề này.
__TUẦN 8__
Từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 10 năm 2018
CHỦ ĐỀ 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 3)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sp của mình, nhóm mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT 5. Sản phẩm của HS.
- Âm nhạc. Tranh, ảnh minh họa.
* Học sinh:
- Sách học MT 5.
- Sản phẩm của Tiết 2.
- Màu, giấy, keo, kéo, băng dính…
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ theo nhạc.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện
Tiết 2.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày bài tập
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - Cử đại diện trình bày ý tưởng bài của nhóm
- Nêu các hình ảnh hoặc kể các câu chuyện mình.
tưởng tượng ra trong tranh. - Trả lời, khắc sâu kiến thức bài học
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến
thức và phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Ý tưởng bức tranh của em là gì? - 1, 2 HS
+ Em thích sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao? - 1 HS
+ Em học hỏi được điều gì từ sản phẩm của các
bạn trong lớp? - 1, 2 HS
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Rút kinh nghiệm bài sau
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi
nghe nhận xét của GV. - Đánh dấu tích vào vở của mình
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, khen ngợi HS tích cực. - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: - Phát huy hơn
- Gợi ý HS sáng tạo tranh, sản phẩm khác từ
phần còn lại của tranh vẽ theo nhạc.
- Sáng tạo sản phẩm kết hợp với các nguyên liệu
khác.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: Sáng tạo với những chiếc lá.
- Quan sát, sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ: Giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa, đặc biệt là lá khô.

__TUẦN 9__
Từ ngày 29/10 đến ngày 02 tháng 11 năm 2018
CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nhận biết được đ.điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.
- Kĩ năng: HS biết sử dụng lá cây để tạo hình các sản phẩm như đồ vật, con vật, quả...
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, sản phẩm sáng tạo từ lá cây của HS.
- Một số loại lá cây, hình minh họa cách tạo sản phẩm từ lá cây.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Lá cây, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, băng dính, keo dán, kéo...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Tạo hình từ vật tìm được.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tạo hình cho - HS chơi theo hướng dẫn của GV
những chiếc lá.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, biết được hình dáng, cấu tạo, màu - Biết được hình dáng, cấu tạo, màu sắc...của lá
sắc...của lá cây. cây.
+ HS tìm hiểu, biết được có thể kết hợp lá cây với - Biết được có thể kết hợp lá cây với các chất
các chất liệu khác để tạo được một sản phẩm đẹp. liệu khác để tạo được một sản phẩm đẹp.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Hoạt động nhóm
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Quan sát, thảo luận tìm ra đặc điểm, hình
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.1, nêu câu hỏi gợi mở dáng, cấu tạo, màu sắc…của lá cây.
để HS thảo luận tìm hiểu hình dáng, cấu tạo, màu - Quan sát, tìm hiểu
sắc của lá cây.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.2 để tìm hiểu các sản - Ghi nhớ
phẩm được tạo hình từ lá cây. - Khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những sản
- GV tóm tắt: phẩm phong phú, đẹp mắt.
+ Mỗi chiếc lá đều có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp - Các chất liệu như giấy màu, vải, đất nặn...
riêng. - Ghi nhớ
+ Có thể kết hợp lá cây với các chất liệu khác hoặc
vẽ thêm màu sắc để tạo sản phẩm.
+ Nên sử dụng lá cây rụng hoặc lá khô, hạn chế sử
dụng lá cây tươi để góp phần bảo vệ môi trường.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN - Nhận biết, nêu được cách tạo hình sản phẩm
* Mục tiêu: từ lá cây theo cảm nhận riêng.
+ HS tìm hiểu, nhận biết, nêu được cách tạo hình
sản phẩm từ lá cây theo cảm nhận riêng. - Nắm được cách thực hiện tạo hình sản phẩm
+ HS nắm được cách thực hiện tạo hình sản phẩm con vật, đồ vật... từ lá cây.
con vật, đồ vật... từ lá cây. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt
trong hoạt động này. - Thảo luận, báo cáo
* Tiến trình của hoạt động:
- Yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu cách tạo hình sản - Quan sát, tiếp thu
phẩm từ lá cây.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 và 4.4 để tham khảo
cách tạo hình sản phẩm con vật, đồ vật từ lá cây. - Quan sát, tiếp thu
- GV minh họa trực tiếp cách thực hiện: - Tiếp thu
+ Cách 1: Tưởng tượng hình ảnh rồi chọn lá cây có
hình dáng, màu sắc phù hợp để tạo hình sản phẩm.
+ Cách 2: Từ hình dạng của lá cây đã chọn, tưởng - Tiếp thu
tượng ra hình ảnh sản phẩm và tạo hình.
- Giới thiệu một số bài tham khảo ở hình 4.5 để HS
có thêm ý tưởng sáng tạo từ lá cây. - Quan sát, học tập
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Hoàn thành được bài tập trên lớp
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Có thể tổ chức thực hành cá nhân hoặc nhóm. - Thực hành cá nhân, nhóm
- Yêu cầu HS lựa chọn hình thức để tạo hình sản
phẩm từ lá cây theo ý thích như đã hướng dẫn. - Thực hành
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
* GV tổ chức cho HS tạo hình các sản phẩm mĩ
thuật em yêu thích với lá. - Hoàn thành bài tập

- Thực hiện
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm cho trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2 của chủ đề này.

__TUẦN 10__
Từ ngày 05 đến ngày 09 tháng 11 năm 2018
CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS biết sử dụng lá cây để tạo hình các sản phẩm như đồ vật, con vật, quả...
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, sản phẩm sáng tạo từ lá cây của HS.
- Một số loại lá cây, hình minh họa cách tạo sản phẩm từ lá cây.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Lá cây, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, băng dính, keo dán, kéo...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Tạo hình từ vật tìm được.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện
Tiết 1.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của mình, nhóm mình.
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của - Trả lời, khắc sâu nội dung kiến thức bài học.
mình, nhóm mình. - 1, 2 HS
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình: - 1 HS
+ Em có thấy thích thú khi tham gia tạo hình
sản phẩm từ lá cây không? Vì sao?
+ Em đã tạo hình sản phẩm gì? - 1, 2 HS
+ Em làm như thế nào để hoàn thiện sản phẩm?
+ Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao? Em
học được điều gì từ sản phẩm của bạn? - Rút kinh nghiệm
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Đánh dấu tích vào vở của mình
nghe nhận xét của GV.
- GV đánh dấu tích vào vở của HS. - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
- Đánh giá giờ học, khen ngợi HS tích cực. - Phát huy
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
- Gợi ý HS vẽ màu bột, màu nước lên lá cây và
in vào giấy, vẽ bổ sung tạo thành tranh theo ý - Thực hiện theo nhóm, theo sự hướng dẫn và
thích hoặc vẽ màu trang trí cho lá cây khô. yêu cầu trên khổ giấy A3.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: Trường em.
- Quan sát kỹ quang cảnh trường học của mình.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa, một số vật liệu chai, lọ, vỏ hộp…
__TUẦN 11__
Từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 11 năm 2018
CHỦ ĐỀ 5: TRƯỜNG EM
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo hình
sản phẩm hai chiều, ba chiều.
- Kĩ năng: HS biết cách thực hiện và tạo hình được nhân vật yêu thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, một số hình ảnh về trường học.
- Hình minh họa hoặc sản phẩm về chủ đề trường học.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Màu, giấy, keo, phế liệu sạch, các vật tìm được như vỏ hộp, cành cây khô...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình:
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề.
+ Điêu khắc _ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Đồng ca bài: Em yêu trường em. - Lớp hát đồng ca
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS trải nghiệm, nắm được quang cảnh ngôi trường - Trải nghiệm, nắm được quang cảnh ngôi
gồm những hình ảnh gì và các hoạt động thường diễn trường gồm những hình ảnh gì và các hoạt
ra ở trường. động thường diễn ra ở trường.
+ HS hiểu và nắm được một số hình thức, vật liệu có - Nắm được một số hình thức, vật liệu có thể
thể tạo hình chủ đề Trường em. tạo hình chủ đề Trường em.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Hoạt động nhóm
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Quan sát
- Tìm hiểu nội dung chủ đề qua trải nghiệm thực
tế: - Nhớ lại các hình ảnh, thảo luận nhóm và cử
+ Gợi ý HS liên hệ thực tế, nhớ lại các hình ảnh về đại diện trình bày, bổ sung…về chủ đề.
trường học sau đó thảo luận nhóm để tìm hiểu về chủ
đề Trường em qua một số câu hỏi gợi mở. - Đại diện nhóm báo cáo
+ Yêu cầu HS ghi chép và cử đại diện nhóm báo cáo
kết quả thảo luận của nhóm mình. - Khắc sâu
+ GV tóm tắt: - Cổng trường có biển ghi tên trường, sân có
. Quang cảnh trường học thường có cổng trường, sân cột cờ, cây, hoa...
trường, các phòng học. - Lễ chào cờ, lễ khai giảng, hội thi, văn
. Các hoạt động thường diễn ra ở trường như học tập, nghệ...
vui chơi, lao động hay các dịp kỉ niệm, các ngày lễ,
các hoạt động ngoại khóa...
- Tìm hiểu cách thể hiện chủ đề qua sản phẩm:
+ Cho HS quan sát hình ảnh các sản phẩm tạo hình - Quan sát, thảo luận nhóm, cử đại diện báo
chủ đề Trường em ở hình 5.1 và nêu câu hỏi gợi mở cáo.
để HS thảo luận nhóm tìm hiểu về hình thức, màu
sắc, vật liệu tạo hình sản phẩm.
+ GV tóm tắt:
. Có thể sử dụng nhiều hoạt động trong nhà trường để - Ghi nhớ
làm hình ảnh tạo hình với chủ đề Trường em. - Tiếp thu
. Có thể tạo hình sản phẩm bằng cách vẽ, xé dán, nặn,
tạo hình khối ba chiều.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN - Tiếp thu
* Mục tiêu:
+ HS chọn được nội dung thể hiện chủ đề và nêu
được cách thực hiện theo cảm nhận của mình.
+ HS nắm được các bước thực hiện sản phẩm tập thể - Chọn được nội dung thể hiện chủ đề và nêu
chủ đề Trường em. được cách thực hiện theo cảm nhận của mình.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Nắm được các bước thực hiện sản phẩm tập
hoạt động này. thể chủ đề Trường em.
* Tiến trình của hoạt động: - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Gợi ý HS thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung,
hình thức, vật liệu tạo hình sản phẩm chủ đề Trường - Thảo luận nhóm
em.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 và 5.3 để nhận biết
cách thực hiện. - Quan sát, nhận biết
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.4 để các em có thêm ý
tưởng sáng tạo về sản phẩm. - Quan sát, học tập
- GV minh họa trực tiếp cách thực hiện:
+ Lựa chọn nội dung, nhân vật, khung cảnh, chất - Quan sát, tiếp thu bài
liệu, hình thức thể hiện sản phẩm. - Theo ý thích, phù hợp chủ đề
+ Vẽ, xé, cắt dán, nặn hoặc tạo hình khối ba chiều
các nhân vật, cảnh vật tạo kho hình ảnh. - Theo ý thích
+ Sắp xếp hình ảnh, thêm chi tiết tạo sản phẩm tập
thể. - Cho sinh động, đẹp mắt, đúng với chủ đề...
* GV tiến hành cho HS tạo hình nhân vật mà - HĐ cá nhân
mình thích.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2 của chủ đề này.
__TUẦN 12__
Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 11 năm 2018
CHỦ ĐỀ 5: TRƯỜNG EM
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS biết cách thực hiện và tiến hành tạo được hình bối cảnh, không gian cho sản phẩm
đã tạo hình ở Tiết 1.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, một số hình ảnh về trường học.
- Hình minh họa hoặc sản phẩm về chủ đề trường học.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Màu, giấy, keo, phế liệu sạch, các vật tìm được như vỏ hộp, cành cây khô...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình:
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề.
+ Điêu khắc _ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Hoàn thành được bài tập trên lớp
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Hoạt động cá nhân: - Hoạt động cá nhân theo sự phân công của
+ Yêu cầu HS thực hành tạo sản phẩm cá nhân nhóm.
từ những vật liệu đã chuẩn bị theo sự phân công - Thực hiện
để tạo kho hình ảnh.
- Hoạt động nhóm: - Hoạt động nhóm
+ Yêu cầu HS lựa chọn, sắp xếp các sản phẩm - Liên kết tạo thành chủ đề
cá nhân tạo thành sản phẩm tập thể, tạo không - Hội ý dự định giới thiệu sản phẩm của nhóm
gian, thêm chi tiết cho sản phẩm sinh động. mình.
* GV tiến hành cho HS tạo hình bối cảnh,
không gian cho sản phẩm tạo hình của Tiết - HĐ cá nhân, nhóm
1.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
- Hoàn thành bài tập
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2 để tiết sau hoàn thiện
thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3 của chủ đề này.
__TUẦN 13__
Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 11 năm 2018
CHỦ ĐỀ 5: TRƯỜNG EM
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 3)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS biết cách thực hiện và tiến hành tạo hình được sản phẩm nhóm từ kho hình ảnh
của cá nhân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, một số hình ảnh về trường học.
- Hình minh họa hoặc sản phẩm về chủ đề trường học.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 2.
- Màu, giấy, keo, phế liệu sạch, các vật tìm được như vỏ hộp, cành cây khô...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình:
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề.
+ Điêu khắc _ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 2. - Trình bày sản phẩm của mình
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Hoàn thành được bài tập trên lớp
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Hoạt động nhóm: - Làm việc nhóm
+ Yêu cầu HS lựa chọn, sắp xếp các sản phẩm - Thực hiện
cá nhân tạo thành sản phẩm tập thể, tạo không - Liên kết tạo thành chủ đề
gian, thêm chi tiết cho sản phẩm sinh động.
* GV tổ chức cho HS tiến hành tạo hình sản
phẩm nhóm từ kho hình ảnh của cá nhân đã - HĐ nhóm
làm trong Tiết 2.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
- Hoàn thành bài tập

* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 3 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 4 của chủ đề này.
__TUẦN 14__
Từ ngày 03 đến ngày 06 tháng 12 năm 2018
CHỦ ĐỀ 5: TRƯỜNG EM
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm về chủ đề trường học của HS năm trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 3.
- Màu, giấy, keo, phế liệu sạch, các vật tìm được như vỏ hộp, cành cây khô...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình:
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề.
+ Điêu khắc _ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 3. - Trình bày sản phẩm của mình
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm
Tiết 3.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của - Trả lời, khắc sâu kiến thức bài học
mình, nhóm mình.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - 1, 2 HS nhận xét
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em có nhận xét gì về bố cục và màu sắc trên - Đại diện nhóm báo cáo
sản phẩm của nhóm em, nhóm bạn?
+ Nhóm em trình bày nội dung của sản phẩm
bằng hình thức sắm vai, thuyết trình hay biểu - Đại diện nhóm báo cáo
diễn?
+ Nhóm em phân công nhiệm vụ cho các thành - 1, 2 HS nêu
viên như thế nào?
+ Hãy chia sẻ cảm xúc của mình sau quá trình - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
tạo hình sản phẩm của nhóm?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Đánh dấu tích vào vở của mình
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
nghe nhận xét của GV. - Phát huy hơn
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: - Có thể tạo một hoặc vài người từ vật tìm được.
- Gợi ý HS vận dụng kiến thức đã học để tạo
hình nhân vật và câu chuyện yêu thích với các
hình thức, chất liệu khác.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: Chú bộ đội của chúng em.
- Quan sát các chương trình, hình ảnh về chú bộ đội.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa…
__TUẦN 15__
Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 12 năm 2018
CHỦ ĐỀ 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết được một số hoạt động cơ bản của bội đội và đặc điểm về trang phục của
một số quân chủng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Kĩ năng: HS thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Tranh, ảnh hoặc video, sản phẩm của HS về chú bộ đội.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, bìa, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Sáng tác câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Đồng ca bài: Màu áo chú bộ đội. - Hát đồng ca
- GV nêu hình ảnh trong bài hát, GT chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, nhận biết được đặc điểm riêng của - Tìm hiểu, nhận biết được đặc điểm riêng
mỗi quân chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam. của mỗi quân chủng trong quân đội nhân dân
+ HS nắm được hình thức, chất liệu và nội dung có Việt Nam.
thể thực hiện chủ đề này. - Nắm được hình thức, chất liệu và nội dung
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong có thể thực hiện chủ đề này.
hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh về chú bộ đội trong - Quan sát, thảo luận nhóm, cử đại diện báo
hình 6.1và nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận cáo.
nhóm tìm hiểu nội dung chủ đề.
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về hình - Quan sát, thảo luận nhóm, tìm hiểu theo
thức, chất liệu và nội dung của các sản phẩm về chủ gợi ý của GV về sản phẩm.
đề bài học.
- GV tóm tắt: - Ghi nhớ
+ Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều quân chủng - Với những đặc điểm riêng khác nhau
như Lục quân, Hải quân...
+ Đặc điểm trang phục của mỗi quân chủng cũng - Lục quân màu xanh lá cây, Hải quân màu
khác nhau. trắng...
+ Hoạt động của bộ đội rất phong phú và đa dạng. - Bộ đội tập luyện, giúp dân, với thiếu nhi,
+ Có thể lấy ý tưởng từ các hoạt động của chú bộ đội chăm sóc vườn rau, văn nghệ...
để tạo hình sản phẩm Chú bộ đội của chúng em bằng - Theo ý thích
các hình thức vẽ, xé dán, nặn...
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS chọn được nội dung, hình thức thể hiện sản
phẩm của nhóm và nêu được cách thực hiện sản
phẩm theo ý hiểu của mình. - Chọn được nội dung, hình thức thể hiện sản
+ HS nắm được các bước thực hiện sản phẩm chủ phẩm của nhóm, nêu được cách thực hiện
đề: Chú bộ đội của chúng em. theo ý hiểu của mình.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Nắm được các bước thực hiện sản phẩm
hoạt động này. đúng chủ đề.
* Tiến trình của hoạt động: - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung
hình thức thể hiện sản phẩm tạo hình Chú bộ đội của - Thảo luận nhóm, lựa chọn hình thức thể
chúng em. hiện sản phẩm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 để tham khảo cách
thực hiện bức tranh về bộ đội. - Quan sát, nhận biết cách thực hiện
- GV minh họa trực tiếp cách thực hiện:
+ Lựa chọn nội dung theo chủ đề. - Quan sát, tiếp thu
+ Tạo kho hình ảnh. - Về chú bộ đội
+ Lựa chọn hình ảnh từ kho hình ảnh sắp xếp, thành - Các dáng của chú bộ đội...
sản phẩm tập thể. - Hoạt động theo nhóm
+ Thêm hình ảnh khác tạo không gian cho sản phẩm
sinh động. - Theo ý thích
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.4 để có thêm ý tưởng
sáng tạo bức tranh của nhóm. - Quan sát, học tập
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Hoàn thành được bài tập trên lớp
hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Hoạt động cá nhân: - Làm việc cá nhân
+ Tổ chức cho HS vẽ kí họa dáng người. - Thực hiện vẽ
+ Hướng dẫn HS vẽ thêm chi tiết cho trang phục như - Tiếp thu, thực hiện
mũ, giầy, ba lô để xây dựng kho hình ảnh.
- Hoạt động nhóm: Yêu cầu HS:
+ Thảo luận để lựa chọn nội dung của bức tranh. - Làm việc theo nhóm
+ Lựa chọn các hình ảnh trong kho hình ảnh sắp xếp - Chú bộ đội giúp dân, chú bộ đội với thiếu
thành bố cục theo nội dung đã thống nhất. nhi...
+ Thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức - Lựa chọn những hình ảnh đẹp nhất trong
tranh. kho hình ảnh.
* GV tiến hành tổ chức cho HS vẽ tranh theo
nhóm. - Theo ý thích
- Quan sát, động viên HS hoàn thành sản phẩm.
- HĐ nhóm
- Hoàn thành bài tập

* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2 của chủ đề này.

__TUẦN 16__
Từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 12 năm 2018
CHỦ ĐỀ 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Tranh, ảnh hoặc video, sản phẩm của HS về chú bộ đội.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Giấy vẽ, giấy màu, bìa, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Sáng tác câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm
Tiết 1.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày bài tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của nhóm mình, HS khác
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của chia sẻ, học tập lẫn nhau...
nhóm mình. - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - Đại diện nhóm báo cáo
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Bức tranh của nhóm em có những hình ảnh
gì? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
Màu sắc của tranh nhóm em như thế nào? - Đại diện nhóm báo cáo
+ Nhóm em đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện
sản phẩm? - Đại diện nhóm báo cáo
+ Nhóm em muốn kể câu chuyện gì về các chú
bộ đội trong tranh? Nhóm em lựa chọn hình
thức sắm vai, thuyết trình hay đóng kịch để thể
hiện? - Đại diện nhóm báo cáo
+ Các thành viên trong nhóm được phân công
nhiệm vụ như thế nào? - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ: - Đánh dấu tích vào vở của mình
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi
nghe nhận xét của GV. - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
- GV đánh dấu tích vào vở của HS. - Phát huy
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: - Thực hiện theo sự gợi ý của GV.
- Gợi ý HS tạo sản phẩm về chú bội đội bằng
các vật liệu khác như đất nặn, giấy màu, dây
thép, giấy bồi, các vật liệu dễ tìm khác.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: Ước mơ của em.
- Suy nghĩ về ước mơ của mình.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, thước kẻ...
__TUẦN 17__
Từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 12 năm 2018
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ
“ ƯỚC MƠ CỦA EM”
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nêu được nội dung, hình ảnh, màu sắc của hai bức tranh được quan sát về chủ đề
“Ước mơ của em”.
- Kĩ năng:
+ HS phát triển kĩ năng phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.
+ HS thể hiện được ước mơ của mình thông qua sản phẩm mĩ thuật bằng hình thức vẽ hoặc xé dán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, hình minh họa cách vẽ tranh.
- Tranh, ảnh về chủ đề Ước mơ của em.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Liên kết HS với tác phẩm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Yêu cầu một số HS chia sẻ về ước mơ của mình. - 1, 2 HS
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề.
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU - Lắng nghe, mở bài học
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, biết được nội dung của chủ đề: Ước
mơ của em. - Tìm hiểu, biết được nội dung của chủ đề:
+ HS nắm được một số nội dung và hình thức thể Ước mơ của em.
hiện bức tranh chủ đề này. - Nắm được một số nội dung và hình thức
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong thể hiện bức tranh chủ đề này.
hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hai bức tranh trong hình 7.1 - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, cử đại diện
và thảo luận để tìm hiểu nội dung, màu sắc, hình báo cáo.
thức thể hiện của các bức tranh.
- GV tóm tắt:
+ Hai bức tranh đều thể hiện chủ đề Ước mơ của em - Ghi nhớ
nhưng khác về hình ảnh, màu sắc... - Và khác nhau về chất liệu sử dụng để vẽ
+ Mỗi người đều có những ước mơ khác nhau nhưng tranh.
đều hướng đến sự tốt đẹp. - Đều ước mơ những điều tốt đẹp hơn hiện
. Ước mơ bay được như chim, có phép màu. thực.
. Ước mơ học giỏi để trở thành kĩ sư, bác sĩ, nhà - Có đôi cánh thiên thần
khoa học... - Để phục vụ cho xã hội
. Ước mơ cho thế giới hòa bình không có chiến
tranh. - Để cuộc sống yên bình, hạnh phúc
. Ước mơ có một gia đình hạnh phúc, được cắp sách
đến trường... - Với những bạn thiếu may mắn hay tật
+ Có thể thực hiện tranh Ước mơ bằng nhiều hình nguyền...
thức khác nhau. - Như vẽ, xé, cắt dán...
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS hình thành được ý tưởng về nội dung bức tranh
và chọn được cách thực hiện theo cảm nhận riêng. - Hình thành được ý tưởng về nội dung bức
+ HS nắm được cách thực hiện bức tranh chủ đề: tranh và chọn được cách thực hiện theo cảm
Ước mơ của em. nhận riêng.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Nắm được cách thực hiện bức tranh chủ đề:
hoạt động này. Ước mơ của em.
* Tiến trình của hoạt động: - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Nêu câu hỏi gợi mở để giúp HS hình thành ý tưởng
về nội dung bức tranh và lựa chọn cách thực hiện. - Thảo luận nhóm, lựa chọn ý tưởng và cách
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.2 để tham khảo cách thực hiện phù hợp chủ đề.
vẽ tranh chủ đề Ước mơ của em.
- GV minh họa trực tiếp cách thực hiện: - Quan sát, nhận biết cách thực hiện vẽ tranh.
+ Lựa chọn nội dung. - Quan sát, tiếp thu
+ Thể hiện hình ảnh chính, phụ. - Theo ý thích
+ Vẽ màu theo ý thích. - Cho rõ chủ đề, sinh động...
- Cho HS tham khảo một số sản phẩm hình 7.3 để - Cho tranh đẹp, nổi bật hơn
các em có thêm ý tưởng thực hiện. - Quan sát, học tập
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Hoàn thành được bài tập trên lớp
hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Cho HS thực hành cá nhân. - Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS chọn nội dung bức tranh về chủ đề - Theo ý thích
Ước mơ của em và ý tưởng thể hiện bức tranh, thực
hành cá nhân theo ý thích.
* GV tổ chức cho HS xem tranh và vẽ tranh chủ - HĐ cá nhân
đề: “Ước mơ của em”.
- Quan sát, động viên HS hoàn thành sản phẩm. - Thực hiện vẽ, hoàn thiện sản phẩm của
mình trên lớp.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

__TUẦN 18__
Từ ngày 31/01/2018 đến ngày 04 tháng 01 năm 2019
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ
“ ƯỚC MƠ CỦA EM”
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Tranh, ảnh về chủ đề Ước mơ của em.
- Sản phẩm của HS năm trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Liên kết HS với tác phẩm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm
Tiết 1.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của mình, HS khác chia
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của sẻ, học tập lẫn nhau...
mình. - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - 1, 2 HS trả lời
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Bức tranh của em thể hiện ước mơ gì? Nó đã
thể hiện được điều em mong muốn chưa? Em
muốn gửi thông điệp gì qua bức tranh của - 1 HS nêu
mình?
+ Em thấy bố cục, màu sắc trong bức tranh của - 1, 2 HS nêu
mình như thế nào? Em đã hài lòng với sản
phẩm của mình chưa?
+ Em có nhận xét gì và học hỏi được gì từ bức - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
tranh của các bạn?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Đánh dấu tích vào vở của mình
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
nghe nhận xét của GV. - Phát huy
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập. - Về nhà thực hiện theo sự gợi ý của GV.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
- Gợi ý HS thể hiện bức tranh chủ đề Ước mơ
của em bằng cách vẽ, xé, cắt dán vào trong
khung hình trong sách học MT lớp 5.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN.
- Quan sát và sưu tầm hình ảnh về sân khấu.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, các vật tìm được như vỏ hộp, tre, nứa, cành cây,
vải vụn, lá cây, dây, đá sỏi...

__TUẦN 19__
Từ ngày 07 đến ngày 11 tháng 01 năm 2019
CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU
VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu sự đa dạng của không gian sân khấu.
- Kĩ năng: HS biết cách thực hiện và tạo hình được nhân vật theo ý thích xây dựng kho hình ảnh
cá nhân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Hình minh họa, sản phẩm về một số loại hình sân khấu.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì, đất nặn, các vật tìm được như vỏ hộp, giấy
bìa, tre, nứa, cành cây, vải vụn, lá cây, sỏi, dây...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vận dụng quy trình: Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề_ Xây dựng cốt
truyện_Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn_Điêu khắc_ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Cho HS quan sát hình ảnh một số ca sĩ, sau đó yêu - Quan sát, tìm các từ mình biết theo gợi ý
cầu HS tìm các từ liên quan đến ca sĩ như sân khấu, của GV.
trang phục, biểu diễn...
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, nắm được khái niệm và hình thức, - Tìm hiểu, nắm được khái niệm và hình ảnh
hình ảnh dùng để trang trí sân khấu. dùng để trang trí sân khấu.
+ HS nắm được hình thức và một số chất liệu có thể - Nắm được hình thức, một số chất liệu d
dùng để tạo hình sản phẩm sân khấu. ùng tạo hình sản phẩm sân khấu.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Hoạt động nhóm
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, cử đại diện
- Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 hoặc hình ảnh về sân báo cáo.
khấu đã chuẩn bị và nêu câu hỏi gợi mở để các em
tìm hiểu về sân khấu. - Ghi nhớ
- GV tóm tắt: - Như lễ kỉ niệm, giao lưu, hội thi...
+ Sân khấu là nơi để biểu diễn các loại hình nghệ
thuật và tổ chức các sự kiện lớn... - Các sự kiện cũng như vậy
+ Có nhiều hình thức trang trí sân khấu, mỗi loại
hình sân khấu có cách trang trí phù hợp với nội dung
chương trình. - Sao cho phù hợp với nội dung
+ Các hình ảnh thường được trang trí trên sân khấu
là chữ, hình ảnh trang trí, bục bệ, hoa... - Thảo luận nhóm, lựa chọn ý tưởng và cách
- Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 và thảo luận theo câu thực hiện phù hợp chủ đề.
hỏi gợi mở của GV để tìm hiểu hình thức và chất
liệu được dùng để thể hiện các sản phẩm.
- GV tóm tắt: Có thể tạo hình sân khấu bằng cách sử - Lắng nghe, tiếp thu
dụng các vật liệu như vỏ hộp, bìa các tong, que, giấy
màu, đất nặn để tạo khung, phông nền, nhân vật,
cảnh vật...
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS chọn được hình thức sân khấu để tạo hình và - Chọn được hình thức sân khấu để tạo hình,
nhận ra cách tạo hình sân khấu. nhận ra cách tạo hình sân khấu.
+ HS nắm được các bước tạo hình sản phẩm sân - Nắm được các bước tạo hình sản phẩm sân
khấu đẹp. khấu.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Thảo luận nhóm và thống nhất chọn hình
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và thống nhất chọn thức sân khấu để tạo hình.
hình thức sân khấu để tạo hình sản phẩm tập thể qua
câu hỏi gọi mở. - Quan sát, nhận ra cách thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát hình 8.3 và 8.4 để nhận ra
cách tạo hình và trang trí sân khấu. - Lắng nghe, ghi nhớ
- GV tóm tắt cách tạo hình sân khấu: - Theo ý thích
+ Chọn hình thức sân khấu, chương trình, sự kiện...
để tạo hình sản phẩm. - Sao cho cân đối, vừa phải, đẹp mắt...
+ Tạo hình nhân vật bằng giấy màu, bìa, đất nặn
hoặc từ vật tìm được. - Cho phù hợp với nhân vật...
+ Tạo không gian, bối cảnh cho các nhân vật và xây
dựng nội dung câu chuyện, sự kiện... - Quan sát, học tập
- Cho HS tham khảo một số hình ảnh sản phẩm hình
8.5 để các em có thêm ý tưởng thực hiện.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Thảo luận, phân công, nhận nhiệm vụ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn chương
trình, sự kiện, phân công nhiệm vụ cho các thành
viên để tạo hình và trang trí sân khấu. - Làm việc cá nhân
- Hoạt động cá nhân: - Thực hiện
+ Tạo hình nhân vật. - HĐ cá nhân
* GV tiến hành cho HS tạo hình nhân vật.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

__TUẦN 20__
Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 01 năm 2019
CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU
VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS biết sử dụng các vật tìm được để tạo dựng mô hình sân khấu ba chiều phù hợp với
nội dung chương trình, câu chuyện diễn ra trên sân khấu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Hình minh họa, sản phẩm về một số loại hình sân khấu.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì, đất nặn, các vật tìm được như vỏ hộp, giấy
bìa, tre, nứa, cành cây, vải vụn, lá cây, sỏi, dây...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vận dụng quy trình: Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề_ Xây dựng cốt
truyện_Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn_Điêu khắc_ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Hoàn thành được bài tập trên lớp
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn chương - Thảo luận, phân công, nhận nhiệm vụ.
trình, sự kiện, phân công nhiệm vụ cho các
thành viên để tạo hình và trang trí sân khấu.
- Hoạt động cá nhân:
+ Tạo hình sân khấu, bối cảnh, phông nền... - Làm việc cá nhân
* GV tiến hành cho HS tạo hình sân khấu. - Thực hiện

- HĐ cá nhân, nhóm.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2 để tiết sau hoàn thiện
thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3.

__TUẦN 21__
Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 01 năm 2019
CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU
VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 3)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng:
+ HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu.
+ HS biết cách thực hiện và tiến hành tạo hình được bối cảnh, không gian cho sản phẩm của Tiết 2.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Hình minh họa, sản phẩm về một số loại hình sân khấu.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 2.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì, đất nặn, các vật tìm được như vỏ hộp, giấy
bìa, tre, nứa, cành cây, vải vụn, lá cây, sỏi, dây...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vận dụng quy trình: Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề_ Xây dựng cốt
truyện_Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn_Điêu khắc_ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 2. - Trình bày sản phẩm của mình
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Hoàn thành được bài tập trên lớp
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn chương - Thảo luận, phân công, nhận nhiệm vụ.
trình, sự kiện, phân công nhiệm vụ cho các
thành viên để tạo hình và trang trí sân khấu.
- Hoạt động nhóm:
+ Sắp đặt các nhân vật vào bối cảnh. - Làm việc nhóm
+ Thêm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm. - Thực hiện hoàn thiện sản phẩm của nhóm
* GV tiến hành cho HS tạo hình bối cảnh, mình.
không gian cho sản phẩm của Tiết 2. - Hoàn thành bài tập
- HĐ nhóm.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 3 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 4.

__TUẦN 22__
Từ ngày 28/01 đến ngày 01 tháng 02 năm 2019
CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU
VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN
(Thời lượng: 4 tiết- Tiết 4)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 3.
- Kéo, keo dán, đất nặn, các vật tìm được như vỏ hộp, giấy bìa, tre, nứa, cành cây, vải vụn, lá
cây, sỏi, dây...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vận dụng quy trình: Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề_ Xây dựng cốt
truyện_Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn_Điêu khắc_ Nghệ thuật tạo hình không gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 3. - Trình bày sản phẩm của mình
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm
Tiết 3.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của nhóm mình, HS khác
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của đặt câu hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau...
mình. Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - Đại diện nhóm báo cáo
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình: - Đại diện nhóm báo cáo
+ Sân khấu của nhóm em thể hiện sự kiện,
chương trình gì?
+ Sân khấu của nhóm em có những hình ảnh - 1, 2 HS
gì? Các hình ảnh đó đã cân đối với nhau chưa?
+ Màu sắc và cách trang trí sân khấu có phù - Đại diện nhóm
hợp với chương trình, sự kiện không?
+ Em hãy giới thiệu về sản phẩm của nhóm - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
mình?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Đánh dấu tích vào vở của mình
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
nghe nhận xét của GV. - Phát huy
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập. - Thực hiện theo sự gợi ý của GV ở nhà.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
- Gợi ý HS tạo hình các nhân vật trên sân khấu
theo ý thích.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: TRANG PHỤC YÊU THÍCH.
- Quan sát và sưu tầm hình ảnh các loại trang phục có kiểu dáng, trang trí đẹp.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, keo, kéo, các vật tìm được như giấy báo, giấy gói
quà, vải vụn, sợi len...

__TUẦN 23__
Từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 02 năm 2019
CHỦ ĐỀ 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm của một số trang phục quen thuộc.
- Kĩ năng: HS biết cách tạo hình trang phục bằng hình thức vẽ, xé, cắt dán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, hình minh họa cách thực hiện trang phục.
- Hình ảnh các trang phục có kiểu dáng và trang trí đẹp.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì, các vật tìm được như giấy báo, giấy gói quà,
vải vụn, sợi len...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Tạo hình từ vật tìm được_Vẽ theo âm
nhạc.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Cho HS chơi trò chơi: “Em tập làm người mẫu”. - Chơi theo sự hướng dẫn của GV
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề.
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU - Lắng nghe, mở bài học
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, biết được khái niệm trang phục;
hình dáng, họa tiết trang trí và màu sắc của trang - Biết được khái niệm trang phục; hình dáng,
phục ở một số vùng miền. họa tiết trang trí và màu sắc của trang phục ở
+ HS biết được hình thức và một số vật liệu có thể một số vùng miền.
dùng để tạo hình trang phục. - biết được hình thức và một số vật liệu có thể
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt dùng để tạo hình trang phục.
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình 9.1 hoặc hình ảnh đã - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, cử đại diện
chuẩn bị và nêu câu hỏi gợi mở để các em nhận ra báo cáo.
kiểu dáng, họa tiết trang trí, màu sắc của một số
trang phục trẻ em.
- Yêu cầu HS quan sát hình 9.2 và nêu câu hỏi gợi - Quan sát, tìm hiểu hình thức, vật liệu tạo
mở để các em tìm hiểu về hình thức, vật liệu tạo hình sản phẩm...
hình sản phẩm trang phục.
- GV tóm tắt: - Ghi nhớ
+ Trang phục bao gồm áo, quần, váy, mũ, - Với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
khăn...thường được may bằng các chất liệu như vải,
len, dạ... - Phù hợp với phong tục của từng vùng,
+ Trang phục ở mỗi vùng miền có kiểu dáng, màu miền...
sắc họa tiết trang trí khác nhau. - Theo ý thích
+ Có thể tạo sản phẩm trang phục bằng nhiều hình
thức, chất liệu khác nhau. Khi tạo dáng trang phục
cần chú ý phù hợp với đối tượng sử dụng, độ tuổi,
thời tiết...
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu: - Nêu được cách tạo hình và trang trí sản
+ HS tìm hiểu và nêu được cách tạo hình và trang phẩm trang phục theo ý hiểu của mình.
trí sản phẩm trang phục theo ý hiểu của mình. - Nắm được các bước thực hiện tạo hình và
+ HS nắm được các bước thực hiện tạo hình và trang trí sản phẩm thời trang.
trang trí sản phẩm thời trang. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt
trong hoạt động này. - Tìm ý tưởng cho trang phục của mình.
* Tiến trình của hoạt động:
- Gợi ý HS tìm ý tưởng về trang phục sẽ thực hiện. - Quan sát, thảo luận và báo cáo kết quả.
- Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 và 9.4 thảo luận và
nêu cách tạo hình và trang trí sản phẩm thời trang. - Lắng nghe, ghi nhớ
- GV tóm tắt cách tạo hình sản phẩm thời trang:
Cách 1:
+ Vẽ dáng người. - Theo ý thích
+ Dựa vào dáng người để tạo dáng trang phục. - Sao cho cân đối, vừa phải, đẹp mắt...
+ Trang trí trang phục bằng họa tiết, màu sắc
Cách 2: - Cho phù hợp với nhân vật...
+ Tạo dáng trang phục. - Hình hoa, lá, con vật...
+ Trang trí bằng màu sắc và họa tiết.
- Cho HS tham khảo một số hình ảnh sản phẩm - Theo ý thích
hình 9.5 để các em có thêm ý tưởng thực hiện. - Cho đẹp
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH - Quan sát, học tập
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt
trong hoạt động này. - Hiểu công việc của mình phải làm
* Tiến trình của hoạt động: - Hoàn thành được bài tập trên lớp
- Cho HS thực hành cá nhân. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Tạo dáng người:
+ Tổ chức cho HS vẽ kí họa dáng người theo quan - Làm việc cá nhân
sát hoặc theo trí nhớ, tưởng tượng tạo kho hình
ảnh. - Thực hiện
- Tạo dáng và trang trí trang phục:
+ Lựa chọn dáng người yêu thích nhất trong kho
hình ảnh. - Làm việc cá nhân
+ Dựa vào dáng người, thiết kế và trang trí trang - Thực hiện
phục theo ý thích.
* GV tiến hành cho HS tạo hình trang phục. - Thực hiện hoàn thiện sản phẩm của mình.
- HĐ cá nhân.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.
__TUẦN 24__
Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 02 năm 2019
CHỦ ĐỀ 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- HS tạo hình được trang phục và kết hợp với những chất liệu khác hoàn thiện sản phẩm theo ý
thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Hình ảnh các trang phục có kiểu dáng và trang trí đẹp.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì, các vật tìm được như giấy báo, giấy gói quà,
vải vụn, sợi len...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Tạo hình từ vật tìm được_Vẽ theo âm
nhạc.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Hoàn thành được bài tập trên lớp
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Cho HS thực hành cá nhân. - Làm việc cá nhân
- Tạo dáng và trang trí trang phục: - Làm việc cá nhân
+ Lựa chọn dáng người yêu thích nhất trong - Thực hiện
kho hình ảnh.
+ Dựa vào dáng người, thiết kế và trang trí - Thực hiện hoàn thiện sản phẩm của mình.
trang phục theo ý thích. - HĐ cá nhân.
* GV tiến hành cho HS hoàn thiện sản phẩm
của Tiết 1 với các chất liệu khác.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3.

__TUẦN 25__
Từ ngày 25/02 đến ngày 01 tháng 03 năm 2019
CHỦ ĐỀ 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 3)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 2.
- Các vật tìm được như giấy báo, giấy gói quà, vải vụn, sợi len...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Tạo hình từ vật tìm được_Vẽ theo âm
nhạc.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 2. - Trình bày sản phẩm của mình
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm
Tiết 2.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của mình, HS khác đặt câu
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau...
mình. Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để
cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - 1, 2 HS trả lời
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em đã tạo hình được sản phẩm thời trang gì?
Sản phẩm đó đặc trưng cho vùng miền nào?
Được sử dụng vào dịp nào, mùa nào? - 1, 2 HS nêu
+ Em đã trang trí cho sản phẩm thời trang của
mình như thế nào? - HS nêu
+ Em đã dùng những chất liệu gì để sáng tạo
sản phẩm? - HS nhận xét
+ Em có nhận xét gì về sản phẩm của các bạn
trong lớp? - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ: - Đánh dấu tích vào vở của mình
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi
nghe nhận xét của GV. - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
- GV đánh dấu tích vào vở của HS. - Phát huy
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: - Về nhà thực hiện theo sự gợi ý của GV.
- Gợi ý HS tạo hình trang phục cho mình và bạn
để sử dụng trong buổi hoạt động ngoại khóa.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: CUỘC SỐNG QUANH EM.
- Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh, các hoạt động trong cuộc sống...
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, đất nặn, keo, kéo, các vật tìm được như que, vải
vụn...

__TUẦN 26__
Từ ngày 04 đến ngày 08 tháng 03 năm 2019
CHỦ ĐỀ 10: CUỘC SỐNG QUANH EM
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nhận biết được các hoạt động diễn ra xung quanh em.
- Kĩ năng: HS thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thông qua các hình
thức tạo hình: vẽ, xé dán, nặn...
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp nội dung chủ đề.
- Hình minh họa cách tạo hình một sản phẩm mĩ thuật phù hợp chủ đề.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, đất nặn, các vật tìm được như que, vải vụn, sợi len...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Tạo hình ba chiều_Tiếp cận theo chủ đề_Tạo hình con rối và
nghệ thuật biểu diễn.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Cho HS chơi trò chơi: “Tạo dáng đoán tên hoạt - Chơi theo gợi ý của GV
động”.
- GV gợi ý, tổ chức cho HS chơi. - Các bạn khác đoán tên hoạt động
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS hiểu nội dung, hình thức, chất liệu thể hiện sản - Hiểu nội dung, hình thức, chất liệu thể hiện
phẩm chủ đề: Cuộc sống quanh em. sản phẩm.
+ HS nắm được nội dung, hình thức và chất liệu thể - Nắm được nội dung, hình thức và chất liệu
hiện sản phẩm. thể hiện sản phẩm.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Hoạt động nhóm
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, cử đại diện
- Yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và nêu câu hỏi gợi báo cáo.
mở để các em thảo luận tìm hiểu nội dung, hình
thức, chất liệu thể hiện trong các sản phẩm với chủ
đề “Cuộc sống quanh em”. - Ghi nhớ
- GV tóm tắt: - Còn như tham gia GT, sinh hoạt gia đình,
+ Có nhiều hoạt động gắn liền với cuộc sống các em tham gia vào các hoạt động cộng đồng...
như học tập, vui chơi, lao động...Mỗi vùng, miền có
những hoạt động gắn liền với không gian đặc trưng - Đẹp mắt và biểu cảm
của mình.
+ Các hoạt động của con người trong cuộc sống
được thể hiện phong phú trên các sản phẩm MT về
nội dung, hình thức và chất liệu thể hiện. - Cho nổi bật nội dung chủ đề thể hiện, tạo
+ Trong mỗi sản phẩm, các hình ảnh chính, phụ cần nên sự thành công của sản phẩm.
được sắp xếp cân đối, hợp lí, màu sắc tương phản và
có đậm nhạt.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN - Nhận biết và nêu được cách tạo hình sản
* Mục tiêu: phẩm chủ đề: Cuộc sống quanh em theo cảm
+ HS tìm hiểu, nhận biết và nêu được cách tạo hình nhận riêng.
sản phẩm chủ đề: Cuộc sống quanh em theo cảm - Nắm được các bước thực hiện tạo hình sản
nhận riêng. phẩm chủ đề này.
+ HS nắm được các bước thực hiện tạo hình sản - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
phẩm chủ đề này.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Quan sát, thảo luận và báo cáo kết quả.
hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Quan sát, nhận ra cách tạo hình sản phẩm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu cách thể
hiện sản phẩm về chủ đề “Cuộc sống quanh em”. - Lắng nghe, ghi nhớ
- Yêu cầu HS quan sát hình 10.2 để nhận biết cách - Theo ý thích
tạo hình sản phẩm về chủ đề “Cuộc sống quanh em”.
- GV tóm tắt cách tạo hình sản phẩm: - Sao cho cân đối, vừa phải, đẹp mắt, nổi bật
+ Kí họa dáng người để tạo dáng hoạt động, tạo kho nội dung chủ đề.
hình ảnh.
+ Lựa chọn hình ảnh từ kho hình ảnh, sắp xếp thành - Hoàn chỉnh sản phẩm
sản phẩm tập thể theo nội dung chủ đề mà nhóm đã
thống nhất.
+ Tạo thêm hình ảnh, chi tiết, hoàn chỉnh đường nét - Quan sát, học tập
và màu sắc cho sản phẩm sinh động.
- Cho HS tham khảo một số hình ảnh sản phẩm trong
hình 10.3 để các em có thêm ý tưởng thực hiện.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu: - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
+ HS hoàn thành được bài tập. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong
hoạt động này. - Làm việc cá nhân
* Tiến trình của hoạt động: - Thực hiện
- Hoạt động cá nhân:
+ Yêu cầu HS tạo kho hình ảnh bằng các hình thức
kí họa, vẽ theo trí nhớ, vẽ theo tưởng tượng... - HĐ cá nhân
* GV tiến hành cho HS ký họa dáng người.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

__TUẦN 27__
Từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 03 năm 2019
CHỦ ĐỀ 10: CUỘC SỐNG QUANH EM
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS biết cách thực hiện và tiến hành tạo sản phẩm nhóm từ kho hình ảnh đã tạo được
trong Tiết 1.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp nội dung chủ đề.
- Hình minh họa cách tạo hình một sản phẩm mĩ thuật phù hợp chủ đề.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, keo dán, đất nặn, các vật tìm được như que, vải vụn, sợi len...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Tạo hình ba chiều_Tiếp cận theo chủ đề_Tạo hình con rối và
nghệ thuật biểu diễn.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT.
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động:
- Hoạt động nhóm: - Làm việc nhóm
+ Yêu cầu HS thảo luận để lựa chọn các nhân - Thực hiện
vật từ kho hình ảnh, sắp xếp thành một bố cục.
Thêm các chi tiết để thể hiện rõ hơn hoạt động - Thực hiện hoàn thiện sản phẩm của nhóm
của các nhân vật, hình thành nội dung chủ đề. mình.
+ Thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho
sản phẩm thêm sinh động và phù hợp với nội - Thực hiện
dung.
* GV tiến hành cho HS tạo sản phẩm nhóm
từ kho hình ảnh của Tiết 1. - HĐ nhóm
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3.

__TUẦN 28__
Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 03 năm 2019
CHỦ ĐỀ 10: CUỘC SỐNG QUANH EM
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 3)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.

I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp nội dung chủ đề.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 2.
- Các vật tìm được như que, vải vụn, sợi len...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Tạo hình ba chiều_Tiếp cận theo chủ đề_Tạo hình con rối và
nghệ thuật biểu diễn.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT.
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 2. - Trình bày sản phẩm của mình.
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm.
Tiết 2.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của mình, HS khác đặt câu
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau...
mình. Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để
cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - 1, 2 HS trả lời
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em thể hiện nội dung gì qua sản phẩm của - HS nêu
mình?
+ Em thể hiện các hình ảnh, màu sắc như thế - HS trả lời
nào?
+ Các nhân vật trong sản phẩm là ai ? Họ có - Đại diện nhóm báo cáo
mối quan hệ như thế nào ?
+ Em muốn truyền tải thông điệp gì thông qua - Đại diện nhóm
sản phẩm của nhóm ?
+ Em chọn hình thức nào để chia sẻ sản phẩm - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
của nhóm ?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Đánh dấu tích vào vở của mình
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
nghe nhận xét của GV. - Phát huy
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập. - Về nhà thực hiện theo sự gợi ý của GV.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
- Gợi ý HS vẽ bức tranh thể hiện hoạt động yêu
thích của mình.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT.
- Quan sát và sưu tầm tranh vẽ biểu cảm các đồ vật khác nhau...
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, một số đồ vật như ca, cốc, chai, lọ hoa, trái cây... để
làm mẫu vẽ nhóm.
__TUẦN 29__
Từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 03 năm 2019
CHỦ ĐỀ 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật.
- Kĩ năng: HS vẽ được tranh biểu cảm đồ vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, tranh vẽ biểu cảm các đồ vật.
- Mẫu vẽ: bình nước, ấm tích, chai, lọ hoa, ca, cốc...
- Hình minh họa cách vẽ biểu cảm các đồ vật.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì...
- Một số đồ vật như bình đựng nước, ca, cốc, chai, lọ hoa, trái cây... để vẽ nhóm.
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ biểu cảm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Bịt mắt đoán tên - HS chơi theo sự hướng dẫn của GV, chọn ra
đồ vật”. đội thắng cuộc.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS hiểu nội dung chủ đề. - Hiểu nội dung chủ đề
+ HS biết được cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ - Biết được cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ màu
màu cho bức tranh vẽ biểu cảm đồ vật. cho bức tranh vẽ biểu cảm đồ vật.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Hoạt động nhóm
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm tìm hiểu vẻ
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.1 hoặc hình minh đẹp của tranh tĩnh vật và cử đại diện báo cáo.
họa đã chuẩn bị và nêu câu hỏi gợi mở để các em
thảo luận tìm hiểu về vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. - Quan sát, tìm hiểu cách sắp xếp hình ảnh, tạo
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.2 và 11.3 để tìm hình và vẽ màu cho tranh biểu cảm đồ vật.
hiểu cách sắp xếp hình ảnh, tạo hình, vẽ màu cho - Ghi nhớ
tranh vẽ biểu cảm đồ vật. - Có tính biểu cảm cao thông qua đường nét vẽ,
- GV tóm tắt: màu sắc.
+ Tranh biểu cảm đồ vật diễn tả cảm xúc của - Những nét vẽ không nhìn giấy sẽ rất thú vị,
người vẽ thông qua đường nét và màu sắc. mềm mại và biểu cảm, tạo nên sự ấn tượng đặc
+ Những đường nét, màu sắc được vẽ cách điệu biệt của tranh.
theo cảm xúc của người vẽ tạo nên vẻ đẹp ấn
tượng cho bức tranh.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu mẫu vẽ và nêu được cách vẽ tranh - Nêu được cách vẽ tranh biểu cảm đồ vật theo
biểu cảm đồ vật theo cảm nhận riêng. cảm nhận riêng.
+ HS nắm được các bước thực hiện vẽ tranh biểu
cảm đồ vật. - Nắm được các bước thực hiện vẽ tranh biểu
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt cảm đồ vật.
trong hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức cho HS bày mẫu vẽ. - HS bày mẫu theo gợi ý của GV
- Yêu cầu HS quan sát các vật mẫu để nhận ra - Quan sát, thảo luận và báo cáo kết quả.
hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các vật mẫu.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ biểu cảm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.4 để tham khảo - 1, 2 HS nêu theo ý hiểu của mình
cách vẽ biểu cảm đồ vật. - Quan sát, học tập
- GV tóm tắt cách vẽ biểu cảm đồ vật:
+ Mắt tập trung quan sát hình dáng, đặc điểm của - Lắng nghe, tiếp thu
mẫu, tay vẽ vào giấy. Mắt quan sát đến đâu, tay - Quan sát kĩ mẫu vẽ để nắm được hình dáng,
vẽ đến đó. Mắt không nhìn giấy, tay đưa bút vẽ đặc điểm nổi bật của đồ vật, kết hợp đưa nét vẽ
liên tục không nhấc lên khỏi giấy trong cả quá liền mạch và không nhìn xuống giấy vẽ.
trình vẽ.
+ Vẽ thêm các nét biểu cảm, có thể theo chiều - Các nét biểu cảm thêm vào để trang trí cho đồ
dọc, ngang...theo cảm xúc. vật đẹp hơn, biểu cảm hơn.
+ Vẽ màu vào các đồ vật. - Sử dụng màu tương phản cho nổi bật
- Cho HS tham khảo một số hình ảnh sản phẩm đã - Quan sát, học tập, áp dụng vào cho sản phẩm
chuẩn bị để các em có thêm ý tưởng thực hiện. của mình.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt
trong hoạt động này. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
* Tiến trình của hoạt động: - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Tổ chức cho HS thực hành vẽ cá nhân:
+ Yêu cầu HS quan sát mẫu, vẽ không nhìn vào - Làm việc cá nhân
giấy. - Quan sát kĩ mẫu vẽ để bắt được đặc điểm nổi
+ Vẽ thêm các nét theo cảm xúc bật của đồ vật.
+ Vẽ màu biểu cảm theo ý thích - Nét dọc, ngang; nét bo tròn...
* GV tiến hành cho HS vẽ biểu cảm đồ vật. - Rõ đậm nhạt, sáng tối, nóng lạnh...
- HĐ cá nhân.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.
__TUẦN 30__
Từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 04 năm 2019
CHỦ ĐỀ 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Mẫu vẽ: bình nước, ấm tích, chai, lọ hoa, ca, cốc...
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì...
- Sản phẩm của Tiết 1.
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ biểu cảm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT.
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình.
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm.
Tiết 1.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của mình, HS khác đặt câu
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau...
mình. Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để
cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - 1, 2 HS trả lời.
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em có cảm nhận gì sau khi tham gia vẽ biểu - HS nêu.
cảm các đồ vật?
+ Em thấy trên các bài vẽ của em và các bạn đã
thể hiện được các đường nét và màu sắc biểu
cảm chưa? Các đường nét và màu sắc đó được - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
thể hiện như thế nào?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Đánh dấu tích vào vở của mình
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
nghe nhận xét của GV. - Phát huy
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập. - Thực hiện vẽ ở nhà theo sự gợi ý của GV,
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: dùng trang trí lớp học, góc học tập...
- Gợi ý HS vẽ một đồ vật theo trí tưởng tượng,
quan sát mẫu hoặc vẽ theo trí nhớ dưới hình
thức không nhìn giấy.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU.
- Quan sát và sưu tầm tranh, ảnh phù hợp với nội dung chủ đề.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, bút chì, đất nặn, keo, kéo, các vật tìm được: Vải
vụn, lá cây, đá, sỏi, dây, vỏ sò, rơm...

__TUẦN 31__
Từ ngày 08 đến ngày 12 tháng 04 năm 2019
CHỦ ĐỀ 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp: 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5B tiết 3 sáng thứ 4 - 5C tiết 3 sáng thứ 5
- 5A tiết 1 chiều thứ 5 và 5E tiết 4 sáng thứ 6

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết được sự đa dạng của các chất liệu trong tạo hình và cảm nhận được vẻ đẹp
của sản phẩm được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau.
- Kĩ năng: HS hiểu được cách tạo hình từ nhiều chất liệu và tạo được sản phẩm theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Tranh, ảnh, sản phẩm phù hợp với chủ đề.
- Hình minh họa cách thực hiện tạo hình sản phẩm.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, bút chì, đất nặn, keo,
kéo, các vật tìm được: Vải vụn, lá cây, đá, sỏi, dây, vỏ sò, rơm...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Tạo hình ba chiều_Tiếp cận theo chủ đề_Điêu khắc_Nghệ thuật tạo hình không
gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Sắp đặt hình ngẫu - HS chọn người lên chơi
hứng”.
- GV chọn ra hai đội chơi, nêu luật chơi, cách chơi. - Hai đội chơi theo sự hướng dẫn của GV,
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. chọn ra đội thắng cuộc.
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU - Lắng nghe, mở bài học
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, nắm được nội dung chủ đề.
+ HS nắm được sự phong phú của chất liệu, hình - Hiểu được nội dung chủ đề
thức thể hiện và vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật - Nắm được chất liệu, hình thức thể hiện và
tạo hình từ những chất liệu khác nhau. vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật tạo hình từ
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong những chất liệu khác nhau.
hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình 12.1 hoặc hình minh họa + Các sản phẩm thể hiện bằng các chất liệu
đã chuẩn bị và nêu câu hỏi gợi mở để các em thảo gì? Bằng hình thức nào?
luận nhóm nhận biết về sự phong phú của chất liệu, + Độ đậm nhạt, màu sắc của các sản phẩm
hình thức thể hiện và vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ được thể hiện như thế nào?
thuật tạo hình từ những chất liệu khác nhau. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm và cử đại
- GV tóm tắt: diện báo cáo.
+ Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau để tạo - Ghi nhớ
hình sản phẩm mĩ thuật. - Như lá cây, đá, sỏi, vải vụn, rơm, hoa, vỏ
+ Sản phẩm mĩ thuật có thể được tạo bởi một loại sò...
chất liệu hoặc kết hợp nhiều loại chất liệu khác nhau. - Tạo nên sản phẩm có chủ đề, không gian, ý
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN nghĩa...
* Mục tiêu:
+ HS chọn ý tưởng và nêu được cách thực hiện tạo
hình sản phẩm từ các chất liệu theo cảm nhận riêng.
+ HS nắm được các bước thực hiện tạo hình sản - Nêu được cách thực hiện tạo hình sản phẩm
phẩm mĩ thuật từ những vật liệu tìm được. từ các chất liệu theo cảm nhận riêng.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Nắm được các bước thực hiện tạo hình sản
hoạt động này. phẩm mĩ thuật từ những vật liệu tìm được.
* Tiến trình của hoạt động: - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Yêu cầu HS quan sát hình 12.2 để tham khảo cách
thực hiện tạo hình sản phẩm từ các chất liệu khác - Quan sát, tham khảo, học tập cách thực
nhau. hiện tạo hình cho sản phẩm của mình, nhóm
- Lưu ý HS: Có thể tạo hình sản phẩm mĩ thuật dựa mình.
trên những vật liệu tìm được hoặc có ý tưởng rồi tìm - Lắng nghe, tiếp thu
vật liệu để tạo hình, sắp đặt sản phẩm.
- GV tóm tắt cách tạo hình sản phẩm:
+ Vẽ phác hình ảnh, nội dung muốn thể hiện
+ Dùng keo dán để đính các chất liệu theo hình đã - Lắng nghe, tiếp thu bài
phác, tạo hình ảnh chính. - Cân đối, rõ nội dung chủ đề
+ Tạo những hình ảnh phụ, liên kết không gian với - Hình ảnh chính to, rõ ràng, trọng tâm và rõ
hình ảnh chính. chủ đề.
+ Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp. - Phù hợp với hình ảnh chính, làm nổi bật
- Cho HS tham khảo một số hình ảnh trong hình 12.3 hình ảnh chính.
để các em có thêm ý tưởng tạo hình sản phẩm. - Có thể là màu, giấy màu hoặc các chất liệu
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH khác...theo ý thích.
* Mục tiêu: - Quan sát, học tập, áp dụng vào cho sản
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. phẩm của mình, nhóm mình.
+ HS hoàn thành được bài tập.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong
hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Hiểu công việc của mình phải làm
- Tổ chức cho HS thực hành cá nhân để tạo hình sản - Hoàn thành được bài tập trên lớp
phẩm theo ý thích. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* GV tiến hành cho HS tạo hình tự do.
- Làm việc cá nhân theo sự sắp xếp của GV.
- HĐ cá nhân.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

__TUẦN 32__
Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 04 năm 2018
CHỦ ĐỀ 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO
VỚI CÁC CHẤT LIỆU
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5A,5E tiết 2,4 sáng thứ 4
và 5C, 5B tiết 3,4 sáng thứ 5.
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng: HS biết cách thực hiện và tiến hành thử nghiệm sản phẩm đã tạo hình cá nhân trong
Tiết 1 với các chất liệu đã chuẩn bị.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Tranh, ảnh, sản phẩm phù hợp với chủ đề.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Chuẩn bị các vật tìm được: Vải vụn, lá cây, đá, sỏi, dây, vỏ sò, rơm...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Tạo hình ba chiều_Tiếp cận theo chủ đề_Điêu khắc_Nghệ thuật tạo hình không
gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT.
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hoàn thành được bài tập trên lớp
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức cho HS thực hành nhóm để tạo hình - Làm việc nhóm theo sự sắp xếp của GV.
sản phẩm theo ý thích. - Thực hiện
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn chất
liệu, hình thức và nội dung để thực hiện tạo
hình sản phẩm.
* GV tiến hành cho HS thử nghiệm với các - HĐ nhóm.
chất liệu.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 2 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 3.

__TUẦN 33__
Từ ngày 30/04 đến ngày 04 tháng 05 năm 2018
CHỦ ĐỀ 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO
VỚI CÁC CHẤT LIỆU
(Thời lượng: 3 tiết- Tiết 3)
Dạy lớp 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5A,5E tiết 2,4 sáng thứ 4
và 5C, 5B tiết 3,4 sáng thứ 5.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sản phẩm của Tiết 2.
- Các vật tìm được: Vải vụn, lá cây, đá, sỏi, dây, vỏ sò, rơm...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Tạo hình ba chiều_Tiếp cận theo chủ đề_Điêu khắc_Nghệ thuật tạo hình không
gian.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT.
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 2. - Trình bày sản phẩm của mình.
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm.
Tiết 2.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của mình, HS khác đặt câu
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau...
mình. Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để
cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - 1, 2 HS trả lời.
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em có cảm nhận như thế nào khi được trải
nghiệm tạo hình các sản phẩm mĩ thuật bằng - 1, 2 HS nêu.
các chất liệu khác nhau?
+ Em đã tạo được sản phẩm gì? Bằng những vật - HS trả lời.
liệu nào?
+ Em có ý tưởng trước khi tạo hình hay em tạo
hình sản phẩm dựa trên hình dáng những vật - 1 HS nêu.
liệu tìm được?
+ Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao em - 1, 2 HS.
thích?
+ Em có nhận xét gì và học hỏi được gì từ sản - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
phẩm của các bạn?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm. - Đánh dấu tích vào vở của mình
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
nghe nhận xét của GV. - Phát huy
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập. - Thực hiện ở nhà theo sự gợi ý của GV, dùng
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: trang trí lớp học, góc học tập...
- Gợi ý HS tạo thêm các sản phẩm khác theo ý
thích bằng cách kết hợp các chất liệu sẵn có.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: XEM TRANH “BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC”.
- Sưu tầm, chuẩn bị một số câu chuyện về Bác Hồ.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, bút chì, đất nặn, keo, kéo, các vật liệu tìm được...

__TUẦN 34__
Từ ngày 07 đến ngày 11 tháng 05 năm 2018
CHỦ ĐỀ 13: XEM TRANH “BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC”
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 1)
Dạy lớp 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5A,5E tiết 2,4 sáng thứ 4
và 5C, 5B tiết 3,4 sáng thứ 5.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Kĩ năng:
+ HS nêu được hình ảnh, màu sắc, nội dung và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh “Bác Hồ đi
công tác”.
+ HS thể hiện được bức tranh về Bác Hồ hoặc mô phỏng lại nội dung của tác phẩm được xem.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, một số câu chuyện về Bác Hồ.
- Tranh “Bác Hồ đi công tác” và một tranh khác của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Hình minh họa cách vẽ, tạo sản phẩm mô phỏng theo tranh mẫu.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5, sưu tầm một số câu chuyện về Bác Hồ.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, bút chì, đất nặn, keo dán, kéo, các
vật tìm được...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_Tạo hình ba chiều_Liên kết HS với tác phẩm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Bắt nhịp cho HS hát một bài hát về Bác Hồ, có thể - Cả lớp hát theo bắt nhịp của GV bài hát:
bật nhạc cho sinh động. “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề. - Lắng nghe, mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS nắm được một số thông tin cơ bản về tiểu sử - Nắm được một số thông tin cơ bản về tiểu
của họa sĩ Nguyễn Thụ và biết được tên một số tác sử của họa sĩ Nguyễn Thụ và tên một số tác
phẩm mĩ thuật của ông. phẩm mĩ thuật của ông.
+ HS hiểu và nắm được nội dung bức tranh: Bác Hồ - Nắm được nội dung bức tranh: Bác Hồ đi
đi công tác qua hình ảnh và màu sắc của bức tranh. công tác.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong
hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Hoạt động nhóm
* Tìm hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu, nắm được - Thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi mở của
vài nét sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ GV đưa ra, cử đại diện báo cáo.
Nguyễn Thụ:
+ Tiểu sử của họa sĩ. + Năm sinh, quê quán...
+ Sự nghiệp và phong cách sáng tác. + Những nét chính, cơ bản...
- GV tóm tắt: - Lắng nghe, ghi nhớ
+ Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh ngày 12/12/1930, ở xã + Trước là Hà Tây cũ
Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
+ Ông tham gia bộ đội, chuyên vẽ báo, tranh tuyên + Các tác phẩm mang tính nghệ thuật và sức
truyền... chiến đấu cao...
+ Ông là một trong những họa sĩ đầu tiên phát triển + Tranh vẽ trên chất liệu vải lụa mềm, mỏng,
tranh lụa Việt Nam. màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng...
+ Tranh của ông có hình ảnh và bố cục đơn giản, + Nhưng có tính nghệ thuật và ý nghĩa cao.
màu sắc nhẹ nhàng. + Một giải thưởng rất vinh dự, ghi nhận công
+ Năm 2001, ông được trao tặng giải thưởng Nhà lao đóng góp vì Nghệ thuật.
nước về Văn học - Nghệ thuật.
* Xem tranh “Bác Hồ đi công tác”: - Quan sát, thảo luận nhóm tìm hiểu về nội
- Yêu cầu HS quan sát tranh mẫu trong hình 13.1 và dung, hình ảnh, màu sắc và chất liệu của
thảo luận theo câu hỏi gợi mở của GV để tìm hiểu về tranh “Bác Hồ đi công tác”, báo cáo kết quả.
nội dung, hình ảnh, màu sắc, chất liệu của bức tranh. - Đọc và ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc những thông tin trong sách học Mĩ
thuật 5 về bức tranh. - Quan sát, tham khảo để thấy được vẻ đẹp
- Yêu cầu HS quan sát để tham khảo một số tác trong tranh vẽ của họa sĩ Nguyễn Thụ.
phẩm tiêu biểu khác của họa sĩ Nguyễn Thụ.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu: - Hiểu yêu cầu của hoạt động và nắm được
+ HS hiểu yêu cầu của hoạt động và nắm được một một số hình thức, chất liệu có thể dùng để
số hình thức cũng như chất liệu có thể dùng để mô mô phỏng lại bức tranh.
phỏng lại bức tranh. - Nắm được các bước thực hiện mô phỏng lại
+ HS nắm được các bước thực hiện mô phỏng lại bức tranh mẫu.
bức tranh vừa được xem. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong
hoạt động này. - Quan sát, nhận ra cách thực hiện tạo sản
* Tiến trình của hoạt động: phẩm mô phỏng lại bức tranh “Bác Hồ đi
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.3 để nắm được cách công tác”.
thực hiện và các bước tạo sản phẩm mô phỏng lại
tranh “Bác Hồ đi công tác”. - Lắng nghe, tiếp thu bài
- GV tóm tắt cách tạo hình sản phẩm: - Như tạo hình ba chiều bằng cách vẽ, xé dán
+ Có nhiều hình thức và chất liệu để mô phỏng lại kết hợp đất nặn, sỏi hoặc tạo hình bằng đất
bức tranh “Bác Hồ đi công tác” như vẽ, xé, cắt dán nặn, bìa cứng...
tranh; nặn kết hợp với các vật liệu khác...
+ Thực hiện mô phỏng lại bức tranh theo các bước - Tiếp thu, ghi nhớ
sau:
. Tạo hình nhân vật chính. - Hai chiều, ba chiều...
. Tạo hình bối cảnh, không gian. - Cây cối, cỏ, đất, phông nền...
. Sắp đặt các nhân vật vào bối cảnh, thêm các chi tiết - Theo ý thích
phụ để hoàn thành sản phẩm.
- Cho HS tham khảo một số sản phẩm trong hình - Quan sát, học tập, áp dụng vào cho sản
13.4 để các em có thêm ý tưởng thực hiện mô phỏng phẩm của mình, nhóm mình.
lại tranh “Bác Hồ đi công tác”.
4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
* Mục tiêu:
+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.
+ HS hoàn thành được bài tập. - Hiểu công việc của mình phải làm
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong - Hoàn thành được bài tập trên lớp
hoạt động này. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
* Tiến trình của hoạt động:
- Yêu cầu HS mô phỏng lại tranh “Bác Hồ đi công - Làm việc cá nhân hoặc nhóm theo sự sắp
tác” hoặc hình ảnh Bác Hồ bằng các hình thức, chất xếp của GV.
liệu theo ý thích.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn hình thức, - Thực hiện
chất liệu thực hiện mô phỏng lại bức tranh.
- Quan sát, động viên HS hoàn thành sản phẩm.
* GV tổ chức cho HS xem tranh và mô phỏng lại - Thực hành hoàn thiện sản phẩm của mình,
tranh mẫu. nhóm mình trên lớp.
- HĐ cá nhân.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện
thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.
__TUẦN 35__
Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 05 năm 2018
CHỦ ĐỀ 13: XEM TRANH “BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC”
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết 2)
Dạy lớp 5D tiết 1 chiều thứ 3- 5A,5E tiết 2,4 sáng thứ 4
và 5C, 5B tiết 3,4 sáng thứ 5.
I. MỤC TIÊU:
- Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, một số câu chuyện về Bác Hồ.
- Tranh “Bác Hồ đi công tác” của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Sản phẩm của HS lớp trước.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Sưu tầm một số câu chuyện về Bác Hồ.
- Sản phẩm của Tiết 1.
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_Tạo hình ba chiều_Liên kết HS với tác phẩm.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho - Trình bày đồ dùng HT.
tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1. - Trình bày sản phẩm của mình.
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của - Thực hiện nhóm.
Tiết 1.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI
THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu - Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được
được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động: - Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Tự giới thiệu về bài của mình, HS khác đặt câu
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau...
mình. Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để
cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến - 1, 2 HS trả lời.
thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia tạo hình
sản phẩm mĩ thuật về hình tượng Bác Hồ? - 1 HS nêu.
+ Em đã sáng tạo sản phẩm mĩ thuật của mình
như thế nào? - HS trả lời.
+ Em học hỏi được điều gì về bố cục và màu
sắc của bức tranh? - 1, 2 HS chia sẻ.
+ Em hãy chia sẻ một câu chuyện mà em biết
về Bác Hồ? - Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên
dương, rút kinh nghiệm.
* HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ - Đánh dấu tích vào vở của mình
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi
nghe nhận xét của GV. - Ghi lời nhận xét của GV vào vở
- GV đánh dấu tích vào vở của HS. - Phát huy
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS
tích cực học tập.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO: - Thực hiện ở nhà theo sự gợi ý của GV.
- Gợi ý HS vẽ một bức tranh về Bác Hồ theo ý
thích.
* Dặn dò:
- Về nhà sưu tầm các sản phẩm trong năm học để chuẩn bị cho trưng bày sản phẩm, triển
lãm nghệ thuật cuối năm học.

You might also like