You are on page 1of 10

I.

PROTEIN
a. Amino acid

- Có tổng cộng 20 loại amino acid phổ biến cho tới hiện nay. Các amino acid là

các đơn phân tạo ra các protein.

- Tất cả các amino acid đều có cấu trúc gồm:

+ Carbon trung tâm (C𝛂).


+ Gốc amino (NH2).
+ Acid carboxylic hoặc nhóm carboxyl (COOH).
+ Gốc R (là một nhóm chức đặc trưng để phân
biệt chức năng và cấu tạo của các amino acid).
- 20 loại amino acid phổ biến:
b. Cấu tạo và chức năng cơ bản của protein

- Protein là hợp chất hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là

các amino acid.

- Protein có tính đa dạng và đặc thù về số lượng, thành phần và trình tự sắp

xếp các amino acid.

- Protein có tổng cộng 4 bậc cấu trúc:

+ Bậc 1: Chuỗi polypeptide mạch thẳng.


+ Bậc 2: Chuỗi polypeptide tạo thành xoắn 𝛂 hoặc gấp nếp 𝜷 hoặc
đoạn ngoặt 𝜷.
+ Bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng.
+ Bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi polypeptide kết hợp với nhau.

- Chức năng:

+ Điều hòa các phản ứng trong cơ thể (hormone: insulin, testosterone).
+ Xúc tác các phản ứng trong cơ thể (enzyme: pepsin, lactase)
+ Bảo vệ cơ thể (𝛄-globulin trong máu là kháng thể).
+ Hình thành cấu trúc tế bào và cơ thể (keratin, collagen).
+ Cung cấp năng lượng.
+ Vận chuyển và lưu trữ chất dinh dưỡng (hemoglobin).
a. Khái niệm

- Dịch mã là quá trình phiên dịch mã di truyền trên mRNA thành trình tự amino
acid trong chuỗi polypeptide của protein.

b. Mã di truyền

- Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã tìm ra được rằng cứ mỗi 3 nucleotide

đứng liền nhau sẽ mã hoá cho 1 amino acid và ba nucleotide đó gọi là mã di

truyền ⇒ có 4 loại nucleotide sẽ tạo ra 4³ = 64 bộ ba.

- Trong 64 bộ ba đó, có 61 bộ ba mã hoá cho amino acid còn 3 bộ ba còn lại

không mã hoá cho amino acid nào mà là bộ ba kết thúc: 5’ UAA 3’, 5’ UAG 3’,

5’ UGA 3’.

- Ngoài ra, mã di truyền còn có các tính chất quan trong sau:

+ Tính đặc hiệu: mỗi bộ ba quy định một amino acid duy nhất.
+ Tính thoái hoá: mỗi amino acid có thể được quy định bởi nhiều bộ ba (trừ
AUG mã hoá Met, UGG mã hoá Tryp) điều này giải thích vì sao có nhiều bộ
ba hơn số loại amino acid.
+ Tính phổ biến: tất cả sinh giới đều sử dụng chung bảng mã di truyền trừ
một số ngoại lệ.
+ Tính liên tục: mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba
nucleotide mà không chồng, không gối lên nhau.
- Các bộ ba mã hóa trên mRNA gọi là codon, trên tRNA là anti-codon và trên

mạch gốc của DNA gọi là triplet.


c. Các thành phần tham gia dịch mã

- mRNA

- tRNA

- amino acid

- ribosome (mỗi ribosome gồm tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ)

d. Quá trình dịch mã

1. Khởi đầu dịch mã:

- Trên ribosome sẽ có 3 vị trí cho tRNA gắn vào để đưa các amino acid vào chuỗi

polypeptide, 3 vị trí đó gọi là E, P và A theo thứ tự từ trái sang phải.

- Tiểu phần nhỏ của Ribosome gắn vào đầu 5’ của mRNA (chứa codon mở đầu).

- tRNA mang acid amin mở đầu liên kết vào mã mở đầu AUG trên mRNA theo

nguyên tắc bổ sung.

- Tiểu phần lớn đến và gắn vào phức hệ tiểu phần nhỏ-mRNA, tRNA mang amino

acid mở đầu nằm ở vị trí P của ribosome.


2. Kéo dài chuỗi polypeptide:

- tRNA mang amino acid tiếp theo đến, khớp bổ sung với codon tiếp theo trên

mRNA (ở vị trí A của ribosome).

- Ribosome tiểu phần lớn xúc tác tạo thành liên kết peptide giữa hai amino acid.

- Sau khi đã gắn được amino acid thứ hai vào chuỗi polypeptide, ribosome sẽ

dịch chuyển tới một bộ ba tiếp theo, đưa hai tRNA lần lượt vào vị trí E và P.

- Liên kết giữa tRNA ở vị trí E và amino acid bị cắt đứt, tRNA đó rời đi, tRNA mới

mang acid amin mới khớp bổ sung vào ở vị trí A.

- Quá trình lặp lại liên tục đến khi kết thúc dịch mã, kéo dài chuỗi polypeptide.

3. Kết thúc dịch mã:

- Khi gặp codon kết thúc, quá trình dịch mã dừng lại.

- Ribosome tách khỏi mRNA, giải phóng chuỗi polypeptide.

- Amino acid mở đầu tạch khỏi chuỗi polypeptide, sau đó hình thành chuỗi

polypeptide hoàn chỉnh.

- Amino acid mở đầu ở sinh vật nhân thực là methionine (Met), ở sinh vật nhân sơ

là formylmethionine (f-Met).
e. Polyribosome

- mRNA thường không gắn với từng ribosome riêng lẻ mà gắn đồng thời với một
nhóm ribosome (gọi là polyribosome) để tăng hiệu suất tổng hợp protein

f. Mối liên hệ DNA - mRNA - protein - Tính trạng

- Đây là “nguyên lý trung tâm” do Francis Crick đề ra vào năm 1956. Theo thời
gian, các nhà khoa học tìm ra được vài trường hợp không tuân theo nguyên lý
này (ví dụ: retrovirus có khả năng phiên mã ngược từ RNA thành DNA).
g. Công thức

- Gọi N là số nucleotide của gene:


+ Số bộ ba: N/6 = rN/3
+ Số bộ ba mã hoá: N/6 - 1 = rN/3 -1
+ Số aa môi trường cung cấp để tổng hợp 1 chuỗi polypeptide: N/6 - 1
+ Số aa trong chuỗi polypeptide hoàn chỉnh: N/6 - 2
+ Số liên kết peptide tạo thành: N/6 - 2
+ Số liên kết peptide trong chuỗi polypeptide hoàn chỉnh: N/6 - 3
+ Số chuỗi polypeptide tạo thành bằng số lần trượt của ribosome.
+ Thời gian dịch mã:
● Giả sử các ribosome trượt cách đều nhau trên mRNA
-> Gọi t’ là khoảng cách thời gian giữa 2 ribosome
● Mỗi ribosome trượt trên mRNA trong thời gian t.
● Tính từ lúc ribosome đầu tiên tiếp xúc với mRNA, thời gian để mỗi
ribosome dịch mã xong là:
○ Ribosome 1: t
○ Ribosome 2: t + t’
○ Ribosome 3: t + 2t’
○ Ribosome x: t + (x-1)t’
=> Thời gian dịch mã là: T = t + (x-1)t’

III. BÀI TẬP


a. Đề bài
1. Một gene có tổng số 2 loại nu bằng 40% số nu của gene. Gene có 3900 liên
kết hydro. Gene đó phiên mã được 1 mRNA có 10% U và 20% G. mRNA dịch
mã cần 2988 aa chức năng, mỗi aa dịch mã hết 0,5s, khoảng cách thời
gian giữa 2 phân tử protein (polypeptide) được tổng hợp kế tiếp nhau là
3s, không tính thời gian ribosome trượt qua mã kết thúc. Biết mỗi protein
được tổng hợp chứa không quá 498 aa thực hiện chức năng. Tính:
a. Số lượng từng loại nu của gene.
b. Số lượng từng loại ribonu của mRNA do gene trên phiên mã.
c. Tính từ lúc aa đầu tiên được giải mã, thời gian của cả quá trình dịch
mã trên là bao nhiêu?

2. Cho một đoạn chuỗi polypeptide sau: Phe - Pro - Arg - Gln - Gly - Val - Arg -
Ser - Phe được mã hóa bởi đoạn DNA sau:
Mạch 1: …AAA GGT TXT GTX XXT XAT GXT TXG AAA…
Mạch 2: …TTT XXA AGA XAG GGA GTA XGA AGX TTT…
a. Xác định mạch mã gốc và xác định chiều 3’-5’ hay 5’-3’ cho đúng ở
mỗi mạch?
b. Cho biết đoạn mRNA phiên mã từ đoạn DNA trên?
c. Để dịch mã đoạn mRNA trên, một ribosome mất 50s. Tính thời gian
để 5 ribosome dịch mã đoạn mRNA trên, biết mỗi ribosome trượt
cách đều nhau 5s.
3. Người ta dùng 2 loại ribonu Adenine và Uracil để tổng hợp 1 phân tử
mRNA nhân tạo. Tốc độ liên kết là 10 ribonu sau 4s. Phân tử protein tương
ứng được tổng hợp chứa 500 aa và gồm 5 loại aa: Phe (UUU), Asn (AAU),
Tyr (UAU), Ile (AUA), Leu (UUA) với tỉ lệ tương ứng là 10%, 15%, 20%, 25%, 30%.
Xác định:
a. Thời gian tổng hợp xong một phân tử mRNA?
b. Số lượng từng loại nu tương ứng trong các bộ ba mã gốc và các bộ
ba đối mã được sử dụng để mã hóa các aa chức năng nói trên?

4. Tại sao chỉ với 20 amino acid, tế bào và cơ thể sinh vật lại có vô số loại
protein khác nhau?

5. *Phân biệt quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
b. Bài giải:

1.
a. Tổng số 2 loại nu = 40% số nu của gene
=> A = T = 40%/2 = 20% hoặc G = X = 40%/2 = 20%
=> G = X = 30% hoặc A = T = 20%
H = 2A + 3G = 3900
=> N = 3000 hoặc N = 3250
=> A = T = 600, G = X = 900 hoặc A = T = 975, G = X = 975
Gọi mạch gốc của gene là mạch 1
mRNA do gene phiên mã có 20% U và 15% G
TH1:
A1 = T2 = 20%.N/2 = 20%.3000/2 = 300 (nu)
X1 = G2 = 15%.N/2 = 15%.3000/2 = 225 (nu)
=> A2 = T1 = A - A1 = 600 - 300 = 300 (nu)
X2 = G1 = X - X1 = 900 - 225 = 675 (nu)
TH2:
A1 = T2 = 20%.N/2 = 20%.3250/2 = 325 (nu)
X1 = G2 = 15%.N/2 = 15%.3250/2 = 243.75 (nu) (loại)
b. Số amino acid chức năng một phân tử protein dịch mã từ đoạn mRNA trên
chứa:
3000/6 - 2 = 498 (aa)
Số phân tử protein dịch mã từ đoạn mRNA trên:
3486/498 = 7 (aa)
Số amino acid một phân tử protein dịch mã từ đoạn mRNA trên chứa:
3000/6 - 1 = 499 (aa)
Thời gian của cả quá trình dịch mã trên là:
T = 2.499 + 7.5 = 1033 (s) = 17 phút 13 giây

2.
a. Mạch 1 là mạch gốc:
Mạch 1: 5’…AAA GXT TXG TAX TXX XTG TXT TGG AAA…3’
Mạch 2: 3’ …TTT XGA AGX ATG AGG GAX AGA AXX TTT…5’
b. Trình tự đoạn mRNA phiên mã từ đoạn DNA trên là:
3’ …UUU XGA AGX AUG AGG GAX AGA AXX UUU…5’
c. Thời gian 5 ribosome dịch mã đoạn mRNA trên:
T = 50 + 5.5 = 75 (s)

3.
a. Chiều dài đoạn mRNA: (540+1).3 = 1623 (nu)
Thời gian tổng hợp xong 1 phân tử mRNA:
7.1623/15 = 757,4 (s)
b. Số ribonu U sử dụng trong bộ ba mã gốc:
rU = (10% + 15%.⅓ + 20%.⅔ + 25%.⅓ + 30%.⅔).(540.3) +1 = 919 (nu)
Số ribonu A sử dụng trong trong bộ ba đối mã:
rA = (15%.⅔ + 20%.⅓ + 25%.⅔ + 30%.⅓).(540.3) + 2 = 704 (nu)

4. Do cách sắp xếp, số lượng và thành phần amino acid khác nhau mà có
thể tạo ra rất nhiều loại chuỗi polypeptide khác nhau. Mỗi chuỗi
polypeptide như vậy lại có thể cuộn gập và tương tác theo các kiểu khác
nhau để tạo ra nhiều loại protein khác nhau.

5. Đáp án gợi ý:

Nhân sơ Nhân thực

Ribosome 30S + 50S = 70S 40S + 60S = 80S

Vị trí Tế bào chất Tế bào chất và lưới nội


chất hạt

Thời điểm Xuyên suốt đời sống của Pha G1 và pha G2 của
tế bào vi khuẩn chu kỳ tế bào

Tốc độ dịch mã Nhanh, liên tục Chậm, không liên tục

Thời gian tồn tại Ngắn Dài

You might also like