You are on page 1of 2

Đề bài : It is believed that management level is one of the key disadvantages of

Vietnamese enterprises/organizations in comparing with the management level


of enterprises/organizations in developed countries.
What is your view on the above opinion? What are strengths and weaknesses as
well as opportunities and challenges of management of Vietnamese
enterprises/organizations? Offer solutions to promote strengths, improve
weaknesses and take advantage of opportunities, overcome challenges.
Illustrated by specific Vietnamese enterprises/organizations, in comparisons
with specific enterprises/organizations in developed countries.
Deadline: 27/12/2022
Translate: Có thể cho rằng trình độ quản lý là một trong những nhược điểm
chính của các doanh nghiệp/tổ chức Việt Nam so với trình độ quản lý của các
doanh nghiệp/tổ chức ở các nước phát triển.
Quan điểm của bạn về ý kiến trên như thế nào? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu
cũng như cơ hội và thách thức trong công tác quản lý của các doanh nghiệp/tổ
chức Việt Nam? Đưa ra các giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
và tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
Minh họa bởi các doanh nghiệp/tổ chức cụ thể của Việt Nam, so với các doanh
nghiệp/tổ chức cụ thể ở các nước phát triển.
Gợi ý : Về bài tập cá nhân giữa kỳ, có một số bạn còn băn khoăn một số điểm,
thầy trả lời như sau:
Thầy không giới hạn trong bao nhiêu chữ và bao nhiêu trang, cũng không yêu
cầu theo cách trình bày cụ thể nào, quan trọng là viết làm sao cho thuyết phục,
rõ ràng, mạch lạc,... Tuy nhiên, có một số điểm lưu ý là với đề bài dạng này các
em có thể viết tự do nhưng cần phải đảm bảo được các nội dung chính như:
Cần định rõ trình độ quản trị là gì, gồm những nội dung cốt lõi nào, trên cơ sở
đó, phân tích, làm rõ từng nội dung, có sự so sánh trình độ quản trị giữa doanh
nghiệp/tổ chức của Việt Nam với trình độ quản trị của doanh nghiệp/tổ chức ở
các nước phát triển, nhất là cần làm rõ được đâu là điểm mạnh, điểm yếu (hay cụ
thể hơn là các vấn đề/nội dung quản trị nào là điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp/tổ chức Việt Nam, phân tích, làm rõ các nhân tố tạo nên điểm mạnh,
nhân tố gây ra điểm yếu,...) cũng như cơ hội và thách thức về trình độ quản trị
của các doanh nghiệp/tổ chức Việt Nam, đưa ra được một số giải pháp phát huy
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
Ví dụ, các em cho rằng vấn đề quản trị rủi ro hay minh bạch thông tin hay hoạt
động của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát,... là những điểm yếu của doanh
nghiệp Việt Nam thì cần minh họa bằng một doanh nghiệp Việt Nam cụ thể
trong sự so sánh với một doanh nghiệp cụ thể ở các nước phát triển ở những vấn
đề này, sau đó phân tích, làm rõ các yếu tố nào khiến các doanh nghiệp Việt
Nam yếu kém trong những vấn đề/nội dung quản trị trên,... Chẳng hạn, các em
cho rằng sự hạn chế về năng lực của các nhà quản trị Việt Nam là một trong
những nhân tố dẫn đến sự yếu kém của các vấn đề trên thì có thể đưa ra giải
pháp là nâng cao năng lực quản trị cho các nhà quản trị Việt Nam. Các biện
pháp năng cao năng lực quản trị có thể là con đường đào tạo ở trường lớp trong
và ngoài nước, đặc biệt ở các nước phát triển, thông qua con đường để các nhà
quản trị Việt Nam tham gia quản trị ở các doanh nghiệp nước ngoài để học tập
trực tiếp từ các nhà quản trị nước ngoài, thông qua mời các chuyên gia quản trị
giỏi làm cố vấn quản trị cho các doanh nghiệp,...

You might also like