You are on page 1of 2

Những câu hỏi phân tích thế mạnh

Để xác định được điểm mạnh của tổ chức là gì, bạn có thể bắt đầu bằng những
câu hỏi sau đây:

Điều gì ở sản phẩm làm ấn tượng khách hàng của bạn nhất?
Doanh nghiệp của bạn có lợi thế cạnh tranh nào nổi bật hơn đối thủ trong thị
trường?
Giá trị cốt lõi mà thương hiệu đem đến cho khách hàng là gì?
Hiện tại doanh nghiệp đang có nguồn lực độc quyền nào không?
Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ định hình được sơ bộ những điều mà
mình sẽ phải khai thác ở doanh nghiệp để xác định điểm mạnh.

Xem thêm: Cách phát triển doanh nghiệp của bạn trên Facebook

Những câu hỏi phân tích điểm yếu


Bạn có thể sử dụng bộ câu hỏi sau để xác định điểm yếu trong hoạt động kinh
doanh như sau:

Khách hàng không hài lòng ở điểm nào trong sản phẩm của bạn?
Có bất kỳ vấn đề hay bình luận tiêu cực nào về thương hiệu không?
Khía cạnh tiêu cực nhất mà thương hiệu của công ty có thể gây ra là gì?
Thách thức nào là lớn nhất trong việc chinh phục doanh số của công ty ở hiện
tại?
Đối thủ có sở hữu nguồn lực nào mà doanh nghiệp của bạn không có hay
không?
Khá dễ dàng để xác định được điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức vì hai yếu tố
này thuộc nhân tố bên trong, thuộc nguồn lực của chính tổ chức nên việc xác
định không mất nhiều thời gian. Ngược lại, các nhân tố thuộc nhóm điều kiện
bên ngoài khó xác định hơn bởi chúng thường khó dự đoán được thời gian và
tính chính xác.

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về khách hàng thông qua bài viết: Phân khúc khách
hàng: Các nội dung cơ bản

Những câu hỏi phân tích mục tiêu


Cần thực hiện nhiều nghiên cứu thị trường để xác định được yếu tố cơ hội và
thách thức. Những phân tích cạnh tranh, môi trường vĩ mô, vi mô và xu hướng
kinh doanh cần được thực hiện khi xác định nhóm điều kiện bên ngoài này. Một
số câu hỏi mà bạn có thể dùng làm câu hỏi nghiên cứu là:

Doanh nghiệp cải thiện quy trình chăm sóc khách hàng, bán hàng và tiếp cận
khách hàng như thế nào ?
Có những loại thông điệp nào tiếp cận được insight khách hàng hiện tại?
Doanh nghiệp có đang phân bổ nguồn lực hiệu quả hay không?
Có lượng ngân sách, công cụ trong chiến dịch marketing tích hợp hay những
nguồn lực nào mà doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng hợp lý không?
Kênh quảng cáo nào đang thành công ngoài sự mong đợi khi chạy quảng cáo?
Những câu hỏi phân tích thách thức
Bạn có thể đặt câu tương tự như phần cơ hội hoặc từ điểm mạnh và điểm yếu
của doanh nghiệp để xác định những thách thức đối với doanh nghiệp hiện tại.
Thách thức thường là những là những thay đổi về pháp luật, thị hiếu, dịch
bệnh…, hoặc những yếu tố nội bộ như nhiều nhân viên lành nghề chuyển công
ty, xung đột nội bộ…

Hướng dẫn mở rộng mô hình SWOT thành ma trận SWOT


Sau khi hiểu được phân thích SWOT là gì ở khí cạnh cơ bản nhất, chúng ta hãy
mở rộng nó để SWOT có thể phát huy được hết giá trị khi phân tích kinh doanh.
Mô hình được mở rộng nhiều hơn nữa thành ma trận bằng cách kết hợp các yếu
tố lại với nhau thành các chiến lược cụ thể như sau:

Chiến lược S-O (Strengths – Opportunities): Tận dụng cơ hội mà điểm mạnh
công ty đáp ứng được. Thông thường chiến lược này đem lại hiệu quả cao mà
không cần tốn quá nhiều công sức. S-O thường được dùng vào các chiến lược
ngắn hạn.

Chiến lược W-O ( Weakness – Opportunities): Tận dụng cơ hội để vượt qua
điểm yếu. Doanh nghiệp sẽ cải thiện những điểm yếu, giới hạn của tổ cứ bằng
cách nắm bắt các cơ hội hiện tại. Chiến lược này khá khó thành công vì khi bạn
khắc phục được điểm yếu thì cơ hội đã qua. Chiến lược W-O là chiến lược trung
hạn và cần nhiều sự cố gắng của doanh nghiệp.

Chiến lược S-T (Strengths – Threats): Tận dụng điểm mạnh để giảm rủi to thị
trường. Đây là chiến lược ngắn hạn giúp doanh nghiệp loại bỏ được rủi ro thị
trường và kiểm soát được tình hình không thuận lợi cho doanh nghiệp.Chiến
lược W-T (Weakness – Threats): Lập kế hoạch bảo vệ điểm yếu khỏi rủi ro thị
trường. Rủi ro thường đến từ điểm yếu của doanh nghiệp nên nhà kinh doanh
cần phải nhận biết từ sớm để có kịch bản đối phó. Đây là một dạng chiến lược
phòng thủ.

You might also like