You are on page 1of 3

7.

Các công cụ hỗ trợ hoạt định chiến lược


SWOT – Công cụ hoạch định chiến lược hướng vào doanh nghiệp
SWOT là từ viết tắt của bốn từ:
- Strengths (Điểm mạnh)
-Weaknesses (Điểm yếu)
- Opportunities (Cơ hội)
- Threats (Nguy cơ)
Đây là một công cụ rất hữu dụng giúp doanh nghiệp hiểu rõ chính mình, đặc biệt là về các
lợi thế cạnh tranh cũng như những điểm yếu cần khắc phục. Thông qua việc phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, SWOT hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các chiến lược bằng cách kết hợp các
yếu tố, như dùng điểm mạnh (S) để nắm bắt cơ hội (O), dùng điểm mạnh (S) để đối phó nguy
cơ (T), khắc phục điểm yếu (W) để tận dụng cơ hội (O) hoặc tận dụng cơ hội để khắc phục
điểm yếu và khắc phục điểm yếu (W) để hạn chế nguy cơ (T). Ngoài ra, còn có một cách kết
hợp cả 4 yếu tố S-W-O-T là sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, khắc phục điểm yếu và
giảm thiểu nguy cơ. Sự kết hợp các yếu tố này còn được gọi là ma trận SWOT, được các nhà
quản trị thực hiện trong quá trình ứng dụng công cụ hoạch định chiến lược.
Bảng phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin hữu ích để kết nối các
nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc hoạch định chiến lược cụ thể và hiệu
quả.
Khi phân tích công cụ SWOT, các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố thuộc về
doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ là yếu tố từ môi trường bên ngoài. Song, cốt lõi của SWOT
vẫn là việc phân tích lợi thế và hạn chế của chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra những chiến
lược phù hợp nên SWOT là công cụ hoạch định chiến lược có xu hướng tập trung vào nội
lực doanh nghiệp.
BCG – Công cụ hoạch định chiến lược hướng ra thị trường
BCG là từ viết tắt của Boston Consulting Group, được xây dựng để giúp doanh nghiệp định
hướng chiến lược thị phần của mình bằng cách phân chia sản phẩm vào các nhóm khác
nhau. Cấu trúc của BCG gốm bốn phần: Dấu hỏi chấm, Ngôi sao, Bò sữa và Chó mực.
Dấu hỏi chấm là nhóm sản phẩm có vị thế cạnh tranh và thị phần thấp nhưng lại là có tăng
trưởng cao và triển vọng trong việc phát triển. Nếu nhóm này được chú ý đầu tư có thể sẽ trở
thành Ngôi sao. Ngôi sao là nhóm sản phẩm có sự tăng trưởng cao, có lợi thế cạnh tranh và
nhiều cơ hội để phát triển lợi nhuận và tăng trưởng dài hạn. Bò sữa là nhóm những sản
phẩm có sự tăng trưởng thấp nhưng thị phần cao, có khả năng sinh lợi nhưng không có cơ
hội phát triển. Và nhóm Chó mực là những sản phẩm có sự cạnh tranh yếu và thị phần thấp,
tốc độ tăng trưởng chậm, là những sản phẩm nên hạn chế đầu tư và dần loại bỏ.
Thông qua công cụ BCG, các nhà quản trị có thể hoạch định chiến lược và tập trung nguồn
lực một cách chính xác, giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu
và xu hướng của thị trường.

BSC – Công cụ hướng đến sự phát triển cân bằng


BSC (Balance Score Card) hay còn gọi là Thẻ điểm cân bằng, thực chất là một mô hình quản
trị chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng.
Bởi là một công cụ quản trị chiến lược điển hình, đương nhiên BSC không thể không có
những bước hoạch định. Do đó, các doanh nghiệp xem BSC là một công cụ hoạch định
chiến lược cũng không sai.
Bước đầu tiên trong quá trình ứng dụng BSC vào quản trị doanh nghiệp là việc phân tích và
đánh giá thực trạng tổng thể của doanh nghiệp, bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, con người, văn
hóa… Tiếp đến là xác định thế mạnh, điểm yếu của công ty thông qua phân tích ma trận
SWOT rồi từ đó xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược phù hợp. Đó cũng chính là
những bước cơ bản trong hoạch định chiến lược.
Điểm đặc biệt của công cụ BSC là tính cân bằng vì nền tảng chiến lược của BSC luôn được
xây dựng trên bốn yếu tố: tài chính, khách hàng, quy trình và con người. Nếu như SWOT tập
trung vào doanh nghiệp, BCG hướng ra thị trường thì BSC hoạch định chiến lược dựa trên cả
hai nguồn nội – ngoại lực. Sự cân bằng đem lại cho doanh nghiệp một thế phát triển ổn định
và vững chắc vì một doanh nghiệp không thể chỉ tập trung vào tài chính hay khách hàng. Sau
tám đến mười năm, các doanh nghiệp không gặp khó khăn về tài chính, cũng đã vượt qua
được trở ngại về khách hàng, nhưng họ lại đứng trước nguy cơ về quy trình và con người
không theo kịp chiến lược. Nếu ngay từ bước hoạch định chiến lược chúng ta xem nhẹ hai
yếu tố này thì không sớm cũng muộn, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với khủng hoảng.
Bên cạnh đó, BSC không dừng lại ở công cụ hoạch định chiến lược mà còn bao hàm cả
phần thực thi và đánh giá chiến lược. Do đó, nó trở thành công cụ được nhiều doanh nghiệp
lựa chọn để có sự thống nhất và thuận tiện trong việc quản trị.
8. Hoạt định tác nghiệp
Hoạch định tác nghiệp là cơ sở trực tiếp điều hành các hoạt động diễn ra hàng ngày, là trách
nhiệm của tất cả các cấp quản lý, được bộ máy chuyên trách về kế hoạch của doanh nghiệp
tổng hợp lại, cân đối để giám đốc xét duyệt (kế hoạch định mức). Với doanh nghiệp nhỏ có
thể là kế hoạch phi chính thức do chủ doanh nghiệp đồng thời giám đốc tự phác ra và điều
chỉnh trong quá trình hoạt động.
Có thể coi hoạch định tác nghiệp là việc định ra chiến thuật để thực hiện từng bước chiến
lượcc hoặc còn gọi là “Kế hoạch hành động”. Chương trình mục tiêu là loại kế hoạch sử dụng
một lần (không lặp lại khi mục tiêu cụ thể đã hoàn tất) quản lý loại kế hoạch này được thực
hiện theo phương pháp riêng gọi là “Quản lý theo mục tiêu” (Mangement by objectives –
MBO) hoặc gọi là quản lý theo dự án (Mangement by projects).
9. Tổ chức quá trình hoạt định
Bước 1: Xây dựng sứ mệnh và đề ra các mục tiêu
Việc vạch ra sứ mệnh và mục tiêu là bước đầu tiên cho mọi công tác quản trị, bởi nó sẽ giúp
bạn xác định được những vấn đề sau: công ty kinh doanh ngành gì trên những lĩnh vực nào?
công ty sẽ cam kết những điều gì? Kết quả công ty cần đạt được là gì?,…
Bước 2: Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô
Các hoạt động của doanh nghiệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong công ty mà còn
phải chịu sự tác động của môi trường bên ngoài. Vì vậy là một nhà quản trị bạn cần phải xác
định được các cơ hội, mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh hoạt động của
doanh nghiệp. Để xác định được cơ hội và đe dọa bạn có thể dựa trên mô hình 5 tác lực cạnh
tranh của Michael Porter: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, khách
hàng, nhà cung cấp, các sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Bên cạnh việc xác định về môi trường bên ngoài bạn cũng cần phải quan tâm các yếu tố bên
trong nội bộ doanh nghiệp để xác định điểm mạnh điểm yếu dựa trên đó làm nền tảng xây
dựng chiến lược cho công ty. Đó cũng là điều tất yếu để bạn có thể định vị cho thương hiệu
và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn so với các đối thủ khác trên thị
trường.
Bước 3: Xây dựng và thiết kế chiến lược
Dựa các bước trên đã phân tích bạn sẽ lựa chọn cho doanh nghiệp chiến lược phù hợp nhất để
phát triển các hoạt động của công ty, ví dụ như một số chiến lược sau: Chiến lược thâm nhập
thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm,…
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch cho các chiến lược
Kế hoạch cho các chiến lược cần được cụ thể, khả thi và có thể đo lường được và phải đảm
bảo được các nội dung sau: mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của
công ty, phương thức tiếp cận các đối tượng mục tiêu, sử dụng các chiến thuật phù hợp với
năng lực đội ngũ nhân viên,…
Bước 5: Kiểm tra và đánh giá kết quả
Đây là bước để các nhà quản lý có thể giám sát biết được công tác hoạch định cũng như kết
quả thực hiện của các chiến lược có thật sự hiệu quả để điều chỉnh, đề xuất biện pháp đưa ra
hướng đi tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh, marketing và các bộ phận khác trong doanh
nghiệp.
Bước 6: Tiếp tục việc hoạch định
Vì hoạch định là một tiến trình liên tục không ngừng nghỉ của doanh nghiệp nên hoạch định
cần được thực hiện một cách thường xuyên để luôn đưa ra được những định hướng dự báo
tương lai sự phát triển của doanh nghiệp

You might also like