You are on page 1of 2

Chương 3:

1. Nhận xét về hoạt động quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện nay?
Các giá trị cung ứng cho khách hàng trên các thị trường mục tiêu chưa thực sự nổi trội và mang tính khác biệt
giữa các thị trường, cũng như khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung các DN vẫn chỉ chủ yếu tập trung
vào cung ứng giá trị chi phí thấp, tức là cố gắng đáp ứng, thỏa mãn khách hàng về giá. Tuy nhiên, các giá trị
cung ứng tạo ra sự khác biệt vẫn chưa được chú trọng.
Những thay đổi nhanh và khó đoán của môi trường thương mại trong thời gian qua khiến cho hoạt động thu thập
thông tin thị trường và môi trường kinh doanh, đánh giá thị trường cũng như hoạch định định hướng phát triển
của DN gặp nhiều khó khăn.
- Những hạn chế về nguồn vốn còn hạn hẹp khiến cho nhiều chương trình marketing vẫn chưa đạt được những
hiệu quả như kỳ vọng.
- Nhu cầu của khách hàng trên thị trường ngày càng đa dạng và khắt khe hơn, khiến cho không ít các DN không
bắt kịp những đòi hỏi của khách hàng.
- Một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa, mặc dù đã có sự thay đổi ở một vài vị trí lãnh đạo trọng yếu, tuy nhiên
một số các nhà quản trị vẫn chưa có những nhận thức, cũng như có kiến thức đầy đủ hay nắm được triết lý định
hướng phát triển dài hạn của DN mình.
- Việc xây dựng, duy  trì và phát triển mối quan hệ với đối tác cung ứng cũng như phân phối vẫn còn đang chung
chung, chưa được cụ thể hóa thông qua các hợp đồng dài hạn.
- Phần lớn các mặt bằng các DN còn hạn chế, vì vậy việc theo đuổi chiến lược cạnh tranh dựa vào chi phí thấp
vẫn là rất khó, dù đây là bài toán tiên quyết đòi hỏi các DN phải đạt được.
- Sự phối hợp và liên kết giữa các bộ phận, đơn vị kinh doanh trong nhiều trường hợp chưa thật sự chặt chẽ. Các
hoạt động thông tin và đánh giá trên các thị trường không tốt, dẫn đến những quyết định điều chỉnh không hợp
lý.
2. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng SWOT, BCG trong lựa chọn chiến lược?
Ma trận BCG (BCG Matrix) là viết tắt của Boston Consulting Group – Công ty đã sáng tạo ra lý thuyết này.
Các doanh nghiệp thường dùng ma trận BCG trong quản trị chiến lược, giúp định hướng chiến lược tăng
trưởng thị phần cho doanh nghiệp, xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường để đi tới quyết định đầu tư hay
xóa bỏ sản phẩm. Có 4 loại cơ cấu sản phẩm trong ma trận BCG:
1. Con chó: Các sản phẩm có thị phần thấp và mức tăng trưởng thấp.
2. Dấu hỏi: Các sản phẩm có thị phần nhỏ trong thị trường tăng trưởng cao.
3. Ngôi sao: Các sản phẩm có thị phần cao, mức tăng trưởng cao.
4. Bò sữa: Các sản phẩm có thị phần cao, nhưng mức tăng trưởng thấp
 Thuận lợi
- Dễ thực hiện, giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, có cái nhìn đúng đắn và khoa học khi bỏ
tiền ra đầu tư.
- Là một phần không thể thiếu trong tổng quan doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khoanh vùng những vấn đề
hiện tại mà họ đang gặp phải.
- Đưa ra các chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp với các giai đoạn phát triển sản phẩm nhằm mang lại lợi
nhuận cao.
- BCG Matrix giúp phân bổ nguồn vốn cho doanh nghiệp, giúp các công ty theo đuổi mục tiêu thị phần và tìm
kiếm lợi ích từ đường cong kinh nghiệm.
- Ma trận BCG có cấu trúc rất đơn giản, dễ dàng làm quen và sử dụng.
- Là mô hình chiến lược uy tín, lâu đời, đã được chứng minh theo thời gian.
- Ma trận BCG đem đến sự hiểu biết về việc liên kết điểm mạnh cạnh tranh với các cơ hội thị trường để có được
một chiến lược phù hợp cho tổ chức.
 Khuyết điểm
- Cách tiếp cận và phân loại thành bốn góc phần tư được coi là khá đơn giản.
- Ma trận giống BCG không xác định thị trường là gì. Nó được phân loại là bò sữa, nhưng thực chất là chó, hoặc
ngược lại.
- Tỷ trọng ngành và tỷ lệ tăng trưởng không phải là yếu tố duy nhất của lợi nhuận. Bên cạnh đó, thị phần cao
không có nghĩa là lợi nhuận cao.
- Ma trận BCG không quan tâm đến môi trường vĩ mô. Do đó không cho ta thấy được bức tranh tổng quan của
sản phẩm ở cả môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 
- Ma trận BCG hầu như không có giá trị dự báo tương lai.
- Ma trận BCG tiềm ẩn những sai sót khi nhà lãnh đạo tiến hành đánh giá và phân loại các sản phẩm.
SWOT: SWOT là từ viết tắt của Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Đe doạ. Theo định nghĩa, điểm mạnh (S)
và điểm yếu (W) được coi là những vấn đề bên trong mà bạn có thể điều chỉnh được bằng một số biện pháp cụ
thể. Cơ hội (O) và Thách thức (T) là những yếu tố bên ngoài mà bạn khó có thể kiểm soát. Phân tích
SWOT là công cụ đắc lực nhất để kiểm toán và phân tích kế hoạch tổng thể và môi trường của công ty. Mục
đích chính của SWOT là xác định kế hoạch sẽ tạo ra một hình thức kinh doanh của  tổ chức để điều chỉnh nguồn
lực toàn cầu và khả năng của tổ chức sao cho phù hợp với các yêu cầu về môi trường mà doanh nghiệp đó hoạt
động.
Ưu: - Không mất chi phí
- Kết quả quan trọng: Kết quả này lý tưởng cho một công ty để tối đa hóa điểm mạnh và giảm các điểm
yếu để các doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội được liệt kê ở trên, vượt qua các mối rủi ro đã được xác
định trước.
- Có thể giúp tạo ra những ý tưởng mới cho công ty
Nhược: - Kết quả phân tích không chuyên sâu
- Kỹ thuật phân tích SWOT có thể đơn giản và dễ nắm bắt, tuy nhiên, cần tập trung nghiên cứu và phân tích để
có được bức tranh hoàn thiện.
- Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu SWOT có thể là một phản ánh chủ quan do  các cá nhân phân tích. Ngoài
ra, dữ liệu đầu vào cho phân tích SWOT cũng có thể bị lỗi thời khá nhanh.

You might also like