You are on page 1of 15

KĨ NĂNG MỀM

Mục lục
NỘI DUNG TRAN
G
Bài 1: Khái quát chung về kỹ năng mềm 2
Bài 2: Giáo dục kỹ năng mềm và cách tiếp cận 5
Bài 3: Kỹ năng lắng nghe 8
Bài 4: Kỹ năng đặt câu hỏi 10

1
6/12/2021
BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KĨ NĂNG MỀM
Kỹ năng mềm:
+ Không được học trong trườg
+ Không liên quan đến kiến thức các môn
+ Không phải cá tính đặc biệt
+ Không thể sờ nắm
+…
I. Kỹ năng mềm (Soft Skill) là gì
1. Quan niệm về kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trong trong cuộc sống con người như kỹ
năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng năng lực cá nhân
UNESCO: là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng
ngày.
WHO: là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh
 Kỹ năng mềm là năng lực tâm lý XH của mỗi cá nhân giúp con người có khả năng làm chủ bản
thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống.
- Kỹ năng mềm bao hàm kỹ năng xã hội:
+ Nhóm KN hợp tác
+ Nhóm KN quyết đoán, tự khẳng định
+ Nhóm KN đồng cảm
+ Nhóm KN kiềm chế, tự kiểm soát
- Kỹ năng mềm liên quan đến tâm vận động: tâm vận động là một chức năng tâm sinh lý của cá
nhân, vận hành và thể hiện sự tác động tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau giữa vận động của cơ thể và
tâm lý, hệ thần kinh.
- Dạng thái tồn tại của kỹ năng mềm như:
+ Dưới dạng hành vi
+ Dưới dạng hành động
+ Dưới dạng tinh thần
+) tư duy (tư duy phê phán, tư duy sáng tạo…)
+) xúc cảm, biểu cảm (sự cảm thông, chia sẻ)
2. Đặc tính của kỹ năng mềm
- Là khả năng con người sống một cách phù hợp và hữu ích (từ góc độ sức khỏe, thể hiện ngay cả
biết ăn thực phẩm dinh dưỡng trong mỗi bữa).
- Là khả năng con người quản lý được các tình huống rủi ro, không chỉ đối với bản thân mà còn
thuyết phục được mọi người chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rùi ro (từ góc độ sức khỏe, thể
hiện cả ở bệnh tật).

2
- Là khả năng con người quản lý một cách thích hợp bản thân, người khác và xã hội trong cuộc
sống hàng ngày, điều này có thể xem như là năng lực tâm lý xã hội của kỹ năng mềm.
3. Kỹ năng mềm bao hàm kỹ năng xã hội
+ Nhóm KN hợp tác
+ Nhóm KN quyết đoán, tự khẳng định
+ Nhóm KN đồng cảm
+ Nhóm KN kiềm chế, tự kiểm soát
4. Kỹ năng mềm liên quan đến tâm vận động
- Tâm vận động phải dựa vào hoạt động của hệ thống thần kinh
- Tâm vận động gắn liền với sự thực hiện vận động, dẫn tói hành động
- Tâm lý đề ra mô hình tinh thần của hành động và chiến lược hành động trong tâm vận động
- Sự liên quan mật thiết và tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ thể - tâm lý – môi trường trong
tâm vận động
5. Dạng thái tồn tại của các kỹ năng mềm
- Kỹ năng mềm thường gắn với một bối cản để người ta có thể hiểu và thực hành một cách cụ thể
- Kỹ năng mềm vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội
- Ở một số nước, kỹ năng mềm được hướng vào giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh, ở
một số nước khác được hướng vào giáo dục hành vi, cách ứng xử, giáo dục an toàn giao thông,
bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hòa bình.

II. Các cách phân loại kỹ năng mềm


- Phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe
+ KN nhận thức: tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết
định, tự nhận thức, xác định mục tiêu,…
+ KN đương đầu với cảm xúc: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát cảm
xúc, tự quản lý, tự giám sát, tự điều chỉnh….
+ KN ra quyết định một cách hiệu quả: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết
vấn đề
- Phân loại của UNESCO: 3 nhóm trên được coi là những kỹ năng mềm chung, ngoài ra còn những
kỹ năng mềm thể hiện trong những vấn đề cụ thể của đời sống XH:
+ Vệ sinh, VSTP, sức khỏe, dinh dưỡng
+ Các vấn đề giới, sức khỏe sinh sản,…
+ Ngăn ngừa , chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
+ Phòng tránh rượu bia thuốc lá, ma túy,…
+ Ngăn gừa thiên tai, bạo lực, rủi ro,…
- Phân loại của UNICEF
+ KN nhận biết và sống với chính mình: KN nhận thức, tự trọng, kiên định, đương đầu với căng
thẳng
+ KN nhận biết và sống với người khác: KN quan hệ, cảm thông, chịu áp lực, thương lượng, giao
tiếp và hiệu quả
+ KN xã hội: giao tiếp,, tính quyết đoán, thương thuyết, từ chối, hợp tác, cảm thông, chia sẻ,…
+ Các KN giao tiếp và quan hệ liên nhân cách: Các KN giao tiếp liên nhân cách, các KN thương
lượng, KN vận động, tuyên truyền
+ Các KN ra quyết định và tư duy tích cực: Các KN quyết định và giải quyết vấn đề, các Kn tư
duy tích cực

3
+ Các KN ứng phó và tự kiềm chế: Các KN nhằm phát triển cùng kiểm soát nội tâm, các KN
kiềm chế cảm xúc, các KN nhằm kiềm chế trạng thái căng thẳng
- Phân loại dựa trên cách phân chia các lĩnh vực học tập
+ Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức: tư duy, sáng tạo, tư duy phê phán
+ Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực tình cảm: KN tự nhận thức và thấu cảm, tựu trọng và trách
nhiệm xã hội
+ Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực tâm vận động: KN liên nhân cách, giao tiếp có hiệu quả, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, đương đầu với cảm xúc và căng thẳng.
- Để có thể giao tiếp một cách hiệu quả, cần phát huy những kỹ năng sau:

+ KN tự nhân thức + KN lắng nghe tích cực


+ KN thương lượng + KN chia sẻ cảm thông
+ KN tư duy phê phán + KN kiềm chế

- Để đạt được mục tiêu cần phối hợp các kỹ năng sau

+ KN tự nhận thức + KN giao tiếp


+ KN tư duy phê phán + KN tìm kiếm sự hỗ trợ
+ KN kiên định

III. Ý nghĩa của kỹ năng mềm


- Là yếu tố không thể thiếu trong đời sông xã hội
- Là yếu tố đem lại thành công trong cuộc sống
IV. Sự cần thiết phải GD kỹ năng mềm
- Những lĩnh vực cần quan tâm đặc biệt về GD kỹ năng mềm
+ Liên quan đến việc làm
+ Liên quan đến sức khỏe, HIV/AIDS và lạm dụng ma túy
+ Liên quan đến xung đột và bạo lực
- Xét từ góc độ GD
+ kỹ năng mềm là một biêu hiện của chất lượng GD
+ GD kỹ năng mềm là thực hiện quan điểm hướng vào người học
- Xét từ góc độ văn hóa chính trị
+ Giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân
+ Giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng
- GD kỹ năng mềm thúc đẩy phát triển bền vững
+ Xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực, mang tính xây dựng
+ Giúp cá nhân định hướng tới cuộc sống lành mạnh phù hợp với các giá trị sống của XH

CÂU HỎI
1. Trình bày cách hiểu của anh chị về kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trong trong cuộc sống con người
Kỹ năng mềm là năng lực tâm lý XH của mỗi cá nhân giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Kỹ năng mềm bao hàm kỹ năng xã hội, liên quan đến tâm vận động và có nhiều dạng thái tồn tại.

2. Trình bày các cách phân loại kỹ năng mềm

4
- Phân loại theo lĩnh vực sức khỏe gồm KN nhận thức, KN đương đầu với cảm xúc, KN ra quyết định một cách hiệu quả
- Phân loại theo UNESCO: 3 nhóm trên được coi là những kỹ năng mềm chung, ngoài ra còn những kỹ năng mềm thể hiện trong
những vấn đề cụ thể của đời sống XH:
+ Vệ sinh, VSTP, sức khỏe, dinh dưỡng
+ Các vấn đề giới, sức khỏe sinh sản,…
+ Ngăn ngừa , chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
+ Phòng tránh rượu bia thuốc lá, ma túy,…
+ Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực, rủi ro,…
- Phân loại theo UNICEF: KN nhận biết và sống với chính mình, KN nhận biết và sống với người khác, KN xã hội, Các KN giao tiếp và
quan hệ liên nhân cách, Các KN ra quyết định và tư duy tích cực, Các KN ứng phó và tự kiềm chế.
- Phân loại dựa trên các lĩnh vực học tập: Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức, Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực tình cảm,
Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực tâm vận động

3. Kỹ năng mềm có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội.

7/12/2021
BÀI 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG MỀM
VÀ CÁCH TIẾP CẬN
I. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng mềm
- Đảm bảo như cầu học tập tốt của tất cả thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng
tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình kĩ năng mềm thích hợp
- Liên quan đến việc làm
Liên quan đến sức khỏe: HIV/AIDS và lạm dụng ma túy
Liên quan đến xung đột và bạo lực
- Xét từ góc độ giáo dục: kỹ năng mềm của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục
- Xét từ góc độ văn hóa, chính trị: giáo dục kỹ năng mềm giải quyết một cách tích cực nhu cầu và
quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
- Giáo dục kỹ năng mềm thúc đẩy sự phát triển bền vững
Giáo dục kỹ năng mềm dựa trên cách tiếp cận năng lực. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng mềm
không dừng ở việc làm thay đổi nhận thức bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung
nhiều vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực
II. Nguyên tắc đưa kỹ năng mềm vào thực tiễn giáo dục
- UNESCO đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc triển khai giáo dục kĩ năng mềm
1. Quyền được học kỹ năng mềm – 5 khuyến nghị của UNESCO
1) UNESCO tất cả thế hệ trẻ và người lớn đều có quyền hưởng lọi từ một nền giáo dục: Học để
biết, Học để làm, Học để cùng chung sống, Học để tự khẳng định mình.
2) Mọi chương trình GD nhằm thay đổi hành vi cần bao hàm các thành tố xây dựng kỹ năng nói
chung, nhấn mạnh xây dựng các kỹ năng mềm nói riêng
3) Các chương trình xây dựng kỹ năng mềm cần phải phù hợp với người học và chú ý đến những
nhu cầu khác nhau và phát triển khả năng của họ
4) Tiếp cận kỹ năng mềm cần đạt phương diện kết quả về thay đổi được hành vi

5
5) Các chương trình kỹ năng mềm cần phải được phối hợp với các điều kiện bổ sung như phải có
chính sách, phải được dạy trong môi trường tâm lý xã hội thuận lợi và được gắn kết với các
dịch vụ cộng đồng
2. Phát triển những kỹ năng mềm
- Giáo dục hướng vào yêu cầu bồi dưỡng năng khiếu, tiềm năng và phát triển cá tính của người
học, cần phải quan tâm kết hợp các kĩ năng thực hành và khả năng tâm lý xã hội thông qua kỹ
năng sống
- Các khả năng tâm lý xã hội có tác dụng như cầu nối giữa cái mà người ta cần làm và cái mà người
ta có thể làm được, cần nâng cao khả năng của tất cả trẻ em, thanh niên và người lớn thông qua
GD kỹ năng mềm để đạt được sự phát triển bền vững
- Tất cả các chương trình giáo dục nhằm ảnh hưởng đến hành vi cần phải chú trọng các kĩ năng
thực hành cũng như các kĩ năng tâm lý xã hội
3. Đánh giá kỹ năng mềm
- UNESCO ủng hộ nguyên tắc: Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt
được các kỹ năng sống và tác động của kỹ năng mềm đối với xã hội và cá nhân.
+ Kết quả ngắn hạn: thể hiện ở kết quả hình thành các kỹ năng của người học (VD: biết ra quyết
định, biết thể hiện kỹ năng kiên định)
+ Kết quả trung hạn: thể hiện ở sự thay đổi hay lưu giữ được những hành vi hiện tại của người
học (VD: giảm sử dụng ma túy, bỏ hút thuốc lá,…)
+ Kết quả dài hạn: đạt được các mục tiêu của chương trình, thay đổi về thực trạng hoặc có những
kết quả về mặt xã hội (như giảm tỉ lệ nhiễm HIV, hiện tượng mang thai sớm, hiện tượng tai nạn
giao thông do bia rượu)
III. Giáo dục kỹ năng mềm và tiếp cận kỹ năng mềm
Giáo dục kỹ năng mềm là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những
hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả
kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.

1. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm


- Các nguyên tắc thay đổi hành vi: GD kỹ năng mềm có thể vận dụng các nguyên tắc thay đổi hành
vi vì GD kỹ năng mềm chủ yếu hướng vào thay đổi hành vi, thay đổi những thói quen tiêu cực
của người học
- Giáo dục kỹ năng mềm đưa vào trải nghiệm
2. Tiếp cận kỹ năng mềm
- Đề cập đến quá trình tương tác giữa dạy và học tập trung vào kiến thức, thái độ và kĩ năng cần đạt
được để có những hành vi giúp con người có trách nhiệm cao đối với cuộc sống riêng bằng cách
lựa chọn cuộc sống lành mạnh, kiên định từ chối sự ép buộc tiêu cực và hạn chế tối đa những
hành vi có hại.
- Trong cách tiếp cận kỹ năng mềm tồn tại hài hòa 3 thành tố:
+ Kiến thức (thông tin)
+ Thái độ/giá trị
+ Các kĩ năng – đây là thành tố giúp phát triển hoặc thay đổi hành vi có hiệu quả nhất. Kỹ năng bao gồm các kỹ năng
liên nhân cách và các kĩ năng tâm lý xã hội
- Học kỹ năng mềm thông qua đào tạo chuyên biệt:
+ Bước 1: Khám phá
+ Bước 2: Kết nối
+ Bước 3: Thực hành
+ Bước 4: Vận dụng

6
- Thông qua dịch vụ tham vấn: Là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một vài người đang cần sự hỗ
trợ để đối mặt khó khăn hoặc thách thức trong cuộc sống. Tham vấn khác nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham vấn nhằm
vào người nhận tham vấn.
IV. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng mềm
- Đánh giá theo cách tiếp cận kỹ năng mềm: Xuất phát từ quan điểm 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ 21 là 1 cách tiếp cận kỹ năng
mềm trong giáo dục UNESCO:
+ Học để biết
+ Học để làm
+ Học để cùng chung sống
+ Học để tự khẳng định mình
+ Nguyên tắc 3 về đánh giá kỹ năng mềm của UNESCO
+ Mô hình Kirkpatrick với 4 mức độ đánh giá:
+) Mức 1: Phản hồi chất lượng đào tạo
+) Mức 2: Kiến thức, kĩ năng đã học được, kĩ năng nào cần được nâng cao
+) Mức 3: Hành vi, đánh giá ảnh hưởng, có áp dụng điều đã học được vào thực tiễn không
+) Mức 4: Đánh giá ảnh hưởng đào tạo đối với tổ chức/tập thể

CÂU HỎI
1. Vì sao cần tiến hành GD kỹ năng mềm cho sinh viên?

2. GD kỹ năng mềm, tiếp cận kỹ năng mềm là gì? Phân biệt tiếp cận kỹ năng mềm và các tiếp cận
khác?

3. Làm sáng tỏ 4 trụ cột trong giáo dục là tiếp cận kỹ năng mềm?
- Học để biết:
Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống "trường đời".
"Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học. "Biết" là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên,
xã hội và con người. Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình,
tạo được vốn sống sâu sắc...
Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản
thân, "biết người", "biết mình", biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho "Đắc nhân tâm"...
- Học để làm:
"Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học. "Làm" là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là
mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với hành".
Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải
cho xã hội
Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.
- Học để chung sống:
Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. "Chung sống" là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp,
ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không
bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc "biết", "làm".
Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành,
nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.
- Học để tự khẳng định mình:
Là mục đích sau cùng của việc học. "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện
sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có
năng lực hành động, có khả năng chung sống.
Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo;
khẳng định nhân cách, phẩm chất...
4. Phân tích những con đường giáo dục kỹ năng mềm?

5. Phân tích và so sánh cách đánh giá kỹ năng mềm?

7
8/12/2021
BÀI 3: KỸ NĂNG LẮNG NGHE
I. Khái niệm
- Nghe: Sóng âm thành dội vào cơ quan thính giác
một cách tự nhiên. VD: tiếng ồn khi lưu thông trên
đường phố, tiêng mọi người trò chuyện,….
- Lắng nghe là dừng nói và dừng suy nghĩ
- Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và
làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào một
ai đó đang nếu ý kiến của mình, là nghe thấy cảm
giác của người đối thoại.
Một người nói hay không bằng 1 người nghe giỏi. Nói là gieo, nghe là gặt.
- Nguyên tắc lắng nghe tích cực

+ Ngiêm túc + Kiểm soát cảm xúc bản thân


+ Tập trung + Có phản hồi
+ Nghe hết vấn đề

- Chu trình lắng nghe

+ Tập trung:
+) Tại 1 thời điểm chỉ làm 1 việc duy nhất
+) Tôn trọng người nói
+) Khuyến khích người nói cở mở hơn
+) Nghe chính xác thông điệp người nói muốn truyền tải
+) Hiểu người đối thoại muốn nói gì
+ Tham dự
+) Chăm chú vào người nói
+) Dùng phản hồi bằng những từ có nghĩa đồng tình (ah, uh, oh, vâng, dạ, thế ạ,…)

8
+ Hiểu
+) Lặp lại thông điệp của người nói
+) Trình bày lại ND của người nói theo cách hiểu của mình
+) Đặt các câu hỏi để xác nhận như: Có phải ý của anh/chị là….? , Theo như tôi hiểu thì
anh chị muốn nói…? , Tôi hiểu như thế này có đúng không…?
+ Ghi nhớ
+) Chọn lọc thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải
+) Ghi chép những thông tin cần thiết trong cuộc trò chuyện
Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt, Trí nhớ đậm không bằng nét mực mờ
+ Hồi đáp
+) Cung cấp thông tin cho người đối thoại
+) Giải đáp thắc mắc giúp người đối thoại hiểu hơn vấn đề
+) Người đối thoại thấy được, lắng nghe và được hiểu, được khích lệ để tiếp tục nói và có
trách nhiệm với lời nói
+ Phát triển
+) Giao tiếp là 1 quá trình, đến hồi đáp sẽ chấm dứt chu trình giao tiếp
+) Sự phát triển sẽ giúp giao tiếp bước sang chu trình mới
VD: khi tư vấn trò chuyện, khách hàng được tư vấn rồi chưa muốn dừng cuộc trò chuyện
lại sẽ chuyển sang hỏi thông tin và tìm hiểu về người tư vấn
- Các mức độ lắng nghe
+ Làm lơ (Phớt lờ): Thực sự không nghe gì cả
+ Giả vờ nghe: để người khác quan tâm bằng
cách lặp đi lặp lại một cách máy móc và đôi
khi không đúng chỗ như ừ, ừ, đúng, đúng
+ Nghe và chọn lọc: tức là chỉ nghe một phần
lúc nói chuyện
+ Chăm chú nghe, tập trung chú ý và sức lực
vào những lời mình nghe được
+ Nghe thấu cảm: Đây là hình thức nghe cao
nhất. Khi nghe cần đặt mình vào vị trí, hoàn
cảnh của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào. Đi sâu vào ý kiến của người khác,
qua đó phát hiện, nhìn cuộc đời theo cách nhìn của người khác và hiểu được tâm tư tình cảm của
họ.
- Nguyên nhân nghe kém hiệu quả
 Nghe không nỗ lực/tập trung  Nhiễu tâm lý
 Nghe phục kích  Nhiễu vật lý
 Nghe một phần  Nghe nhanh hơn nói
 Gỉa vờ nghe  Có vấn đề về thính giác
 Qúa nhiều thông điệp  Võ đoán, ngộ nhận

CÂU HỎI
1. Những kỹ năng lắng nghe có hiệu quả?
+ Giữ yên lặng + Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng
+ Thể hiện thái độ rằng bạn muốn nghe + Thể hiện sự kiên nhẫn
+ Tránh sự phân tán + Giữ bình tĩnh
9
+ Đặt câu hỏi + Để những khoảng lặng nhất định
2. Những việc không nên làm khi lắng nghe?
+ Lỡ đãng với người nói
+ Cắt ngang lời người nói
+ Liếc nhìn đồng hồ
+ Đưa ra lời khuyên
+ Đưa ra nhận xét tranh luận với người nói trước khi nói hết câu chuyện
+ Áp đặt ý kiến cá nhân với những gì mình nghe được
+ Nói chen vào khi người nói đang tìm cách diễn đạt
+ Nghe đại khái, chỉ nhớ ý chính
3. Những kỹ năng để giúp nghe tốt
+ Nói đúng lúc
+ Nói ngắn gọn, dùng từ ngữ dễ hiểu, phù hợp với người khác, tránh lạm dụng từ địa phương
+ Giao lưu bằng mắt
+ Thổ lộ tình cảm khi nói
+ Đặt câu hỏi để thu hút sự chú ý
+ Kết hợp những phương tiện sẵn có để có thể thể hiện được nội dung mình nói (Powperpoint,…)
+ Chọn những ND người nghe thực sự quan tâm
+ Không nói quá nhiều ND một lúc
+ Tạo không khí thoải mái cởi mở

10/12/2021
BÀI 4: KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
I. Mục đích đặt câu hỏi
- Xác định vấn đề (What)
- Xác định nguyên nhân (Why)
- Thu thập thông tin cần thiết (When, Where, Who, Which)
- Tìm kiếm phương pháp giải quyết (How)
II. Kỹ năng đặt câu hỏi
1. Đặc điểm của câu hỏi tốt
- Ngắn, rõ ý hỏi
- Có một ý hỏi
- Từ ngữ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của người nghe
- Phù hợp với chủ đề đang được đề cập
2. Các loại câu hỏi (6 loại)
 Câu hỏi đóng:
+ Thường nhận được câu trả lời là một từ hoặc câu trả lời rất ngắn (Yes/No)
+ Hiệu quả khi bạn muốn
+) Kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của bạn hoặc người khác
+) Kết thúc một cuộc thảo luận hoặc ra quyết định
+ Câu hỏi đóng đặt ra không đúng lúc có thể “giết chết” cuộc đối thoại và dẫn đến sự im lặng
đáng sợ. Tốt nhất nên tránh các câu hỏi dạng này khi câu chuyện đang trôi chảy.

10
 Câu hỏi mở
+ Sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ cái gì, tại sao hay bằng cách nào.
Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời. Bạn
cũng có thể sử dụng các cụm từ “Bạn hãy kể với tôi…” hay “Hãy diễn giải…” để đặt câu hỏi mở
+ Câu hỏi mở sẽ phát huy tác dụng trong TH:
+) Phát triển một cuộc trò chuyện mở
+) Tìm kiếm thêm thông tin
+) Tham khảo ý kiến người khác

 Câu hỏi hình nón


+ Kỹ thuật đặt câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm
trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều
tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng
+ Hữu dụng cho các tình huống
+) Tìm thêm thông tin về một chi tiết cụ thể
+) Thu hút hoặc làm tăng sự tin tưởng của người đang nói chuyện với bạn
 Câu hỏi thăm dò
+ Sử dụng câu hỏi thăm dò là một cách tìm kiếm thông tin khác chửng hạn như hỏi về 1 ví dụ cụ
thể để giúp bạn hiểu rõ về vấn đề họ vừa nói. Có lúc bạn sẽ cần thông tin thêm để làm sáng tỏ vấn
đề hoặc để kiểm tra xem liệu có minh chứng nào cho điều vừa được đưa ra hay không.
+ Câu hỏi thăm dò được sử dụng khi
+) Làm rõ vấn đề để hiểu thấu đáo toàn bộ câu chuyện
+) Lấy được thông tin từ khi người nói đang cố gắng tránh né không tiết lộ cho bạn biết
 Câu hỏi dẫn dắt (thường có xu hướng đóng)
+ Hướng người khác trả lời theo cách bạn nghĩ bằng một vài phương pháp sau:
+) Đi kèm với giả định: “Bạn nghĩ dự án đó sẽ trễ bao lâu?”. Câu hỏi này thừa nhận rằng
dự án trễn sẽ không hoàn thành đúng thời hạn
+) Thêm vào một lời kêu gọi cá nhân để đồng ý ở phần kết: “Đình Dương rất có năng lực,
bạn nghĩ thế chứ?” hay “Phương án 2 tốt hơn phải không?”
+) Chọn lọc từ để đặt câu hỏi sao cho người trả lời dễ dàng nói có (xu hướng tự nhiên của
việc trả lời “có” thay vì “không” chiếm 1 phần quan trọng trong câu hỏi lấy ý kiến). Nên
đặt câu hỏi mang tính cá nhân để dễ dàng đạt được sự đồng thuận
+) Cho người trả lời lựa chọn giữa hai phương án – cả 2 phương án này bạn đều thích thực
hiện – thay vì chỉ đưa ra 1 giải phảp, hoặc không thực hiện gì cả.
 Câu hỏi tu từ
+ Không thật sự là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là câu khẳng định được viết dưới
dạng câu hỏi: “Mẫu thiết kế của John rất sáng tạo phải không?”.
+ Sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện
+ Được sử dụng tốt để:
+) Thu hút người nghe
+) Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi
3. Những kỹ năng để việc hỏi đạt kết quả tốt
- Chuẩn bị câu hỏi
+ Chuẩn bị câu hỏi tốt: ngắn gọn, có một ý hỏi, từ ngữ phù hợp kinh nghiệm của người nghe
11
+ Viết toàn bộ câu hỏi ra giấy
+ Tự hỏi mình trước để sửa câu hỏi
- Sắp xếp trình tự câu hỏi
+ Nên bắt đầu bằng câu hỏi đóng mở
+ Để phù hợp với tâm lý và tiến trình tư duy, người hỏi nên hỏi câu hỏi nhắc lại trước, tiếp đến là
câu hỏi phân tích, xử lý cuối cùng là câu hỏi áp dụng
- Xử lý các câu trả lời
- Sau khi đặt câu hỏi, điều quan trọng nhất là lắng nghe câu trả lời

4. So sánh hai loại câu hỏi

Câu hỏi đóng Câu hỏi mở


Trực tiếp Không trực tiếp
Chi tiết Gợi ý câu trả lời chi tiết
Ngắn gọn Yêu cầu trả lời tỉ mỉ
Không bắt đầu bằng từ để hỏi Bắt đầu bằng từ để hỏi
Không có thông tin gây tranh cãi Hướng đến chủ động và đúng đắn hơn
Thông tin rõ ràng Kéo dài, tăng ý kiến
Yêu cầu ít suy nghĩ Yêu cầu nhiều suy nghĩ
Tăng thêm sự nhất trí Khám phá cho bản thân
Hướng cuộc đối thoại Không dẫn hướng trực tiếp

CÂU HỎI

1. Theo cách trả lời, hãy so sánh giữa câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp:
Câu hỏi trực tiếp Câu hỏi gián tiếp
Cấu trúc chặt chẽ, nhằm thẳng vào vấn đề để khai thác những Cấu trúc bớt gò bó hơn, nhằm vào vấn đề để khai thác một
thông tin cần tìm hiểu. cách gián tiếp thông qua những yếu tố khách quan.
Giúp chúng ta thu thập thông tin một cách nhanh chóng do nó Hỏi về một vấn đề này để suy ra vấn đề mình cần tìm hiểu.
tạo ra sự bất ngờ cho người được hỏi khiến họ có ít thời gian Loại câu hỏi này thường dùng để khai thác những vấn đề tế
để tránh né vấn đề. nhị mà không thể hỏi trực tiếp.
Nhược điểm của loại câu hỏi này là thiếu sự tế nhị, có thể làm
cho đối tượng mất tự nhiên khi đụng chạm đến những thông
tin nhạy cảm.

Ví dụ: “Sếp của anh không đồng ý ký hợp đồng này phải Ví dụ, khi muốn hỏi một nhân viên mới có thích ứng với công
không?”; “Vì kẹt hội nghị khách hàng của bên A nên công ty việc hay không, thay vì hỏi “Anh có thích nghi với công việc
anh không thể tham dự hội nghị khách hàng của chúng tôi không?” thì chúng ta có thể hỏi “Công việc có hấp dẫn anh
phải không?”. không?”; trong cuộc phỏng vấn, để lịch sự thì thay vì hỏi “Mức
lương anh đề nghị là bao nhiêu?” người ta có thể hỏi “Mức
lương tại công ty cũ của anh là bao nhiêu?”.

2. So sánh câu hỏi định hướng và câu hỏi chiến lược.


- Câu hỏi định hướng: Là dạng câu hỏi thường được nêu sau một nhận xét hoặc một kết luận nào đó, có tác dụng định
hướng cho câu trả lời.
Ví dụ: Buổi lễ ra mắt sản phẩm mới bao giờ cũng được tổ chức hào hứng và tràn đầy ấn tượng. Theo bạn, tại sao mình cần
phải làm như vậy?
Các câu hỏi này thường được dùng nhiều trong huấn luyện, đào tạo và giao việc.
- Câu hỏi chiến lược: là dạng câu hỏi mang tính tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách
thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. 

12
Ví dụ: Làm thế nào để bạn ưu tiên các cổ đông, nhân viên và khách hàng với giá trị cốt lõi?
Các câu hỏi này thường được dùng nhiều trong kinh doanh, quản trị.

3. Chỉ ra những sai lầm khi đặt câu hỏi, khắc phục như thế nào?
- Lỗi thông thường của chúng ta là: câu hỏi đóng. Câu hỏi mở có hai lợi ích quan trọng: cho phép người nghe hướng dẫn cuộc
trò chuyện (bạn có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau) và họ khiến người nghe phải suy nghĩ bằng cách khơi gợi những
câu trả lời nhiều hơn một từ. Tuy hầu hết mọi người sẽ trả lời các câu hỏi đóng mang tính thụ động như thể nó là câu hỏi
mở, nhưng cứ trả lời quá nhiều câu hỏi đóng như vậy sẽ hạn chế con người.
Giải pháp: Chuyển câu hỏi đóng thành câu hỏi mở
Để chuyển câu hỏi đóng sang mở, đầu tiên cần nhận thức được bạn đang hỏi những gì. Nếu bạn hiểu được chính mình
trước khi bạn đã hoàn thành câu hỏi, bạn có thể xác định lại các câu hỏi một cách đơn giản. Bạn sẽ biết một câu hỏi đóng là
câu hỏi được trả lời với một từ đơn giản “có” hoặc “không”, như ví dụ sau:
 “Có cách nào để làm điều đó và vẫn tiếp tục dành những buổi tối cho gia đình?”
 “Bạn có thể cũng thực sự đảm nhận việc đó không?”
 “Còn có những cách khác để tiếp cận cái đó không?”
 “Bạn có lựa chọn nào khác không?”
Nếu bạn nhận ra mình đang hỏi một câu hỏi đóng, đây là một kỹ thuật nhanh để điều chỉnh: chỉ cần bắt đầu hỏi lại với từ
“cái gì” hoặc “làm thế nào”. Dưới đây là những câu hỏi đóng ở trên, đã được chuyển thành mở:
 “Bạn có thể làm những gì để vẫn dành những buổi tối cho gia đình?”
 “Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi thế nào nếu bạn đảm nhiệm việc này?”
 “Làm thế nào khác bạn có thể tiếp cận đó không?”
 “Những tùy chọn khác mà bạn có là gì?”
- Một số sai lầm nên tránh:
 Hỏi để hạ thấp hoặc dồn người khác vào thế bí: Khi đã biết đối phương không thể trả lời nhưng vẫn cố ý hỏi hay hỏi
vào điểm yếu của đối phương và xoáy sâu vào nó.
 Hỏi những thông tin quá riêng tư: Cần chú ý mối quan hệ, tốt nhất nên hỏi về những vấn đề chung giữa cả hai.
 Hỏi vào thời điểm không thích hợp: Không nên hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc vào thời gian nghỉ ngơi, hoặc
hỏi vào thời điểm đối phương đang có tâm trạng không được tốt.
 Hỏi những câu hỏi quá dài dòng, không rõ mục đích: Đối phương sẽ cảm thấy mất thời gian và đôi khi sẽ là khó chịu.

4. Nguyên tắc khi đặt câu hỏi là gì và những điều chú ý khi đặt câu hỏi?
- Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
+ Xác định mục đích câu hỏi
Để có một câu hỏi tốt thì bạn cần lên một kế hoạch chuẩn bị để đặt câu hỏi. Lúc lên kế hoạch, cần xác định rõ ràng
mục đích câu hỏi của bạn là gì. Một câu hỏi tốt là câu hỏi có mục đích rõ ràng, có chính xác thông tin mà bạn
muốn tìm hiểu. Một câu hỏi mơ hồ khiến người trả lời khó khăn trong việc giải đáp và làm bạn mất đi cơ hội tìm
kiếm được thông tin mong muốn. Từ mục đích câu hỏi, bạn phải xác định xem đâu là câu hỏi trọng tâm và đâu là
câu hỏi phụ.
+ Dựa vào mối quan hệ với đối phương để đặt câu hỏi
Phải tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối phương để đặt câu hỏi chính là một trong những kỹ năng đặt câu
hỏi tốt. Xác định rõ mối quan hệ thì bạn mới tìm được đại từ nhân xưng cũng như phong cách nói chuyện phù
hợp.
+ Sử dụng ngôn từ thích hợp
Một câu hỏi tốt là câu hỏi sử dụng từ ngữ thích hợp với vốn từ, trình độ và kinh nghiệm của người được hỏi. Bạn
không nên hoặc hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khi hỏi đối phương nếu họ không biết về lĩnh vực
đó. Ví dụ với bạn bè thì sử dụng từ ngữ thân mật, gần gũi. Với cấp trên thì bạn cần sử dụng từ ngữ khiêm tốn, lịch
sự…
+ Học cách lắng nghe chân thành và tôn trọng với đối phương
Mặc dù câu hỏi của bạn có mục đích thăm dò, tìm kiếm thông tin hay gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải học
cách lắng nghe người trả lời. Sau khi đặt câu hỏi, cần để người trả lời có thời gian suy nghĩ, không nên hỏi dồn
dập. Bạn phải quan sát được phản ứng của họ để hiểu rõ họ thực sự muốn nói gì.
+ Không bao giờ được ngắt lời hay chen ngang lúc người khác đang nói.
Ngắt lời thể hiện bạn đang không hề tôn trọng đối phương. Để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi thì hãy học cách tôn
trọng người đối diện. Khi bạn lắng nghe, người đối diện sẽ cảm giác họ được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ với
nhau hơn. Việc bạn chăm chú lắng nghe cũng kích thích họ tiếp tục bày tỏ rõ ý kiến, quan điểm của bản thân hơn.
Ngoài câu hỏi, hãy gợi ý câu trả lời để người được hỏi dễ liên hệ và giải đáp cho bạn. Chỉ nên hỏi về những vấn đề
người được hỏi hiểu biết, có kinh nghiệm và yêu thích. Kỹ năng đặt câu hỏi là vô cùng quan trọng để đạt được
hiệu quả khi giao tiếp. Bạn cần thực hành và rèn luyện thường xuyên để có một kỹ năng đặt câu hỏi thuần thục,
không khiến người được hỏi thoải mái, không thấy bị tra khảo.

- Những điều cần lưu ý khi đặt câu hỏi: Để có được trả lời mà chúng ta cần thì sẽ phải lưu ý một số điều sau:
13
Xác định rõ mục đích của câu hỏi cũng như trọng tâm của vấn đề, tránh đặt những câu hỏi vô nghĩa.
Đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích, ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu
- Đối với việc đặt câu hỏi trong giao tiếp, cần:
Dựa vào mức độ thân thiết của mối quan hệ.
Dùng ngôn từ, thái độ phù hợp.
Tránh những câu hỏi Có/ Không khiến cho cuộc hội thoại không được sâu và cũng không gây được hứng thú cho người đối
diện.
Chú ý lắng nghe và ghi nhớ câu trả lời, tránh hỏi lặp lại thông tin.

14
15

You might also like