You are on page 1of 11

1

TIỂU LUẬN

K Ỹ N ĂNG S ỐNG V À V ẤN Đ Ề GI ÁO D ỤC K Ỹ N ĂNG S ỐNG

CHO SINH VI ÊN.


2

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, chúng ta đang nói rất nhiều đến kỹ năng sống ( KNS ) và giáo dục

kỹ năng sống. Dư luận xã hội và các cơ quan quản lý, giáo dục trong thời gian qua

rất quan tâm về một số biểu hiện về tâm lý, cách ứng xử và giải quyết các vấn đề

xảy ra trong cuộc sống một cách thiếu định hướng giáo dục của giới trẻ, trong đó

có nhiều đối tượng là học sinh, sinh viên. Hàng loạt các vụ, việc xảy ra như bạo lực

học đường, vi phạm đạo đức, có hành vi cấu thành tội phạm… đã đặt ra câu hỏi

“đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?”. Phải chăng do các em thiếu kiến

thức, kỹ năng sống và hòa nhập xã hội.

KNS chính là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý - xã hội

giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. KNS còn được xem như

một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng

trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Tuy

nhi ên, thực tế hiện nay cho thấy giới trẻ Việt Nam vẫn còn rất thiếu các kỹ năng

sống cần thiết và điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho họ trong công việc và

thích ứng trong cuộc sống.

2. Kỹ năng sống là gì?


3

Hiện nay đã có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về KNS. Mỗi định

nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, KNS

được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn,

cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.

+ Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),

KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục:

Học để biết ( learning to know ): gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê

phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...;

Học để làm ( learning to do ): gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ

như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...

Học để làm người ( learning to be ): gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó

với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...;

Học để chung sống ( learning to live together ): gồm các kỹ năng xã hội

như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện

sự cảm thông;

Như vậy theo quan niệm của UNESCO, KNS là năng lực cá nhân để họ

thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
4

+ Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), KNS là những kĩ năng thiết thực mà

con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý

xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác

một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc

sống hàng ngày.

+ Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm KNS là những kĩ

năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ,

cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích

nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống

+ Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội

và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao

tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân

nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ KNS có thể thể hiện

thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động

của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi

trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.

+ Trong tài liệu tập huấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ GD-

ĐT, KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách

hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hoà nhập vào môi trường xung quanh (gia đình,
5

lớp học, thế giới bạn bè...), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát

triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành

công trong cuộc sống

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thống kê xã hội học, các nghiên cứu

khảo sát thực tế, tài liệu này đã liệt kê một số kỹ năng sống cơ bản cần thiết cho

lứa tuổi học sinh THCS:Kỹ năng giao tiếp;Kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành

vi;Kỹ năng kiểm soát/ứng phó với stress;Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm;Kỹ

năng giải quyết vấn đề;Kỹ năng lắng nghe tích cực;Kỹ năng đồng cảm;Kỹ năng

quyết đoán, ra quyết định;Kỹ năng thuyết phục, thương lượng;Kỹ năng thuyết

trình;Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu;Kỹ năng đặt câu

hỏi;Kỹ năng học bằng đa giác quan;Kỹ năng tư duy sáng tạo;Kỹ năng khen, chê

tích cực;Kỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quan;Kỹ năng thích ứng;Kỹ

năng đánh giá và tự đánh giá…..

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau đây

được nhiều nhà nghiên cứu coi là những kỹ năng căn bản và quan trọng hàng đầu

cho người lao động trong thời đại ngày nay:

+ Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)


6

+ Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership &

Personal branding)

+ Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)

+ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising

skills)

+ Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

+ Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

+ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

+ Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

+ Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng KNS bao gồm một loạt các kỹ

năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS

là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong

cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả... Nói cách khác, KNS là khả năng làm

chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác

và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống.Như vậy,
7

KNS hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong

những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.

Thông qua những quan niệm đã trình bày ở trên, có thể thấy KNS theo nghĩa

hẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội của con người; theo nghĩa

rộng,KNS không chỉ bao gồm năng lực tâm lý xã hội mà còn bao gồm cả những kỹ

năng tâm vận động. Điểm thống nhất trong các quan niệm về KNS là đều cho rằng

KNS thuộc phạm trù năng lực ( kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng ) chứ không thuộc

phạm trù kỹ thuật của hành động, hành vi ( kỹ năng hiểu theo nghĩa hẹp ).

Ở mỗi nước khác nhau, khái niệm KNS cũng được hiểu rất khác nhau. Ở

một số nước, dạy KNS chính là để giáo dục cách vệ sinh, dinh dưỡng và phòng

chống bệnh tật. Ở những nước khác, KNS được tập trung vào giáo dục hành vi, an

toàn trên đường phố, bảo vệ môi trường hoặc giáo dục hòa bình….

KNS được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong

gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Chính vì thế, KNS vừa có tính cá nhân, vừa

có tính xã hội, chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc.KNS mang tính cá

nhân bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. KNS có tính xã hội là vì trong mỗi

giai đoạn của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù

hợp với những kỹ năng sống ấy. Ví dụ:kỹ năng sống của những người sống ở

những vùng miền khác nhau có sự khác nhau,…


8

Nói t óm l ại, KNS là khả năng để mỗi người có thể ứng phó một cách thích

hợp, chắc chắn với từng điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau.

3. Vài ý kiến về việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên:

Qua những quan niệm về kỹ năng sống, có thể rút ra một số điều cơ bản về

vấn đề giáo dục kỹ năng sống:

+ Kỹ năng sống là điều cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Đối với lứa

tuổi học sinh sinh viên, điều này càng cần thiết vì đây là lứa tuổi chuẩn bị vào đời,

tham gia hoạt động của xã hội với tư cách những người trưởng thành.

+ Việc giáo dục kỹ năng sống là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên

tục, phù hợp với đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi, hoàn cảnh, hoạt động của từng

loại đối tượng cụ thể.

Với ý nghĩa đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trường đại

học, cao đẳng là một việc làm cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho họ có những năng

lực cần thiết để vào đời và thành đạt trong công việc, trong cuộc sống.

Do KNS thuộc phạm trù năng lực ( kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng ), cho nên

việc giáo dục KNS cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng cũng mang tính

linh hoạt, mềm dẻo và có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, thông qua nhiều
9

kênh hoạt động khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một

vài hình thức hoạt động mang tính chất tham khảo:

+ Hiện nay đã có nhiều website có nội dung chuyên về giáo dục KNS như:

kynangsong.org, kynang.edu.vn…và nhiều website cá nhân ( blog ) của giáo viên

cũng tham gia khá hiệu quả trong lĩnh vực này.

+ Tổ chức các câu lạc bộ kỹ năng sống ở các trường đại học, cao đẳng trong

đó nên có một số hoạt động như :

- Diễn đàn thanh niên về kỹ năng sống;

- Các lớp tập huấn nhằm giới thiệu,nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý

thức rèn luyện KNS cho sinh viên;

- Các buổi nói chuyện chuyên đề - tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tâm

lý – giáo dục;

- Các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng, hoạt động dã ngoại;

- Tổ chức các đội nhóm công tác xã hội hoặc thực hiện những dự án xã hội

học …

+ Lồng ghép giáo dục KNS trong các môn học trong tuần sinh hoạt công dân

hoặc những môn học chính khoá như giáo dục học, tâm lý học, rèn luyện nghiệp vụ
10

sư phạm, giáo dục chính trị-đạo đức, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công

tác Đội TNTP Hồ Chí Minh... Ngoài ra trong các môn học khác cũng có thể tích

hợp giáo dục KNS tuỳ theo nội dung môn học, sở trường của giảng viên, điều kiện

phương tiện dạy học. Bên cạnh đó, thiết nghĩ việc giảng viên tổ chức tốt hoạt động

giao tiếp sư phạm trong quá trình giảng dạy cũng là một điều cần thiết góp phần

giáo dục KNS cho sinh viên.

+ Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể (Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh, Hội sinh viên Việt Nam…)

+ Theo chúng tôi, việc tích hợp giáo dục KNS cho sinh viên cần được tiến

hành một cách tích cực, chủ động, có kế hoạch, kiên trì từng bước, có tính chọn

lọc, chú trọng hiệu quả giáo dục thông qua các hoạt động thiết thực và bổ ích, tạo

điều kiện để sinh viên được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.

ThS. Phạm Phúc Tuy

Phó trưởng khoa Khoa học gíao dục

Trường ĐH Thủ Dầu Một-Bình Dương

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


11

+ Phan Thanh Vân ( 2010 ). Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( Luận án Tiến sĩ

Giáo dục học ). Đại học Thái Nguyên.

+ Bộ GD- ĐT. Tài liệu tập huấn HĐGDNGLL ( 2006 )

+ Một số bài viết trong Website: http://kynangsong.org

You might also like