You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ NGHỈ HƯU ĐỐI

VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM.

3.1 Phương hướng cần thiết nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hưu trí trong BHXH
Việt Nam đã sửa đổi và hoàn thiện hơn Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian
nghỉ hưu và mức lương hưu, tạo điều kiện cho người lao động khi về hưu có thêm nguồn
thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng phụ thuộc vào con cái khi về
già. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập chưa được làm rõ trong chế độ nghỉ hưu ở nước ta.
Thời gian qua, việc điều chỉnh mức lương hưu chưa rõ ràng, chưa có giải pháp đối
với nhóm hưởng lương hưu thấp. Nguyên tắc chia sẻ trong chế độ bảo hiểm hưu trí
chưa được thể hiện đầy đủ, tạo ra khoảng cách giữa những người có lương hưu
thấp và cao. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta cần chủ trương hoàn thiện quy định về pháp luật
và nâng cao hoạt động của bảo hiểm xã hội để người lao động được sử dụng chế độ hưu trí
một cách hiệu quả và thiết thực.
Mọi công dân Việt Nam đều sống và làm việc dưới pháp luât. Bảo hiểm xã hội là một trong
những phương tiện để người lao động được hưởng quyền và nghĩa vụ của mình, nhất là khi
đến tuổi nghỉ hưu. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển và không ngừng đổi mới luật
pháp để phù hợp với thực trạng, tình hình biến động hiện nay. Do vậy, chúng ta cần có một
hệ thống pháp luật hoàn thiện và phù hợp với đường lối chính sách của Đảng. Theo tình
hình đó, Luật Bảo hiểm ban hành Bảo hiểm xã hội là một việc làm rất cần thiết. Bảo hiểm xã
hội có đầy đủ pháp lý và hiệu lực để người lao động được hưởng các chính sách, quyền lợi
về chế độ hưu trí.
Do vậy, để có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, Đảng và Nhà nước ta phải rà soát, sửa đổi
lại một số vấn đề còn bất cập, chưa hợp lý đối với người lao động và phù hợp với tình hình
kinh tế của nước ta hiện nay. Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và lương hưu là xu hướng tất yếu
cũng như yêu cầu thực sự cần thiết của chúng ta hiện nay.
Xung quanh vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, Nhà nước cần làm rõ 3 vấn đề: xác định mốc
tuổi; lộ trình điều chỉnh tuổi hợp lý; quy định tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động hay ở
Luật khác. Các điều khoản cần được thảo luận kỹ càng, rõ ràng và phù hợp với thực tiến hiện
nay.

3.2 Một số phương pháp nhằm giải quyết, nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hưu trí.
Nghị quyết số 28-NQ/TW đã nêu rõ "Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có
lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác
động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình
đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất,
loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực." Sau đây là một số giải pháp nhằm khắc
phục thực trạng còn chưa hợp lý của một số quy định đối với chế độ hưu trí :

Một là, Nhà nước khi sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định thì cần phản ánh đúng thực trạng
hiện có, khách quan, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại, đáp ứng được những
nhu cầu và nguyện vọng của người lao động. Đồng thời sự thay đổi này cũng cần phải phù
hợp với các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Cần khắc phục những điểm bất
hợp lý, chưa rõ ràng trong luật nước ta về chế độ nghỉ hưu để từ đó áp dụng thực tiễn một
cách có hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân ở Việt Nam, thể hiện
quyết tâm chính trị mạnh mẽ, bảo đảm: mọi người dân đều có quyền và cơ hội tham gia, thụ
hưởng bảo hiểm xã hội, Nhà nước tạo hành lang pháp lý bảo đảm quyền lợi. Quyền của
người dân được thực hiện “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhưng quyền luôn đi đôi với
nghĩa vụ. quần chúng, hình thành Văn hóa "tự bảo hiểm xã hội", khi còn trẻ mua bảo hiểm,
hưởng bảo hiểm xã hội khi về già. Có những trường hợp người lao động vừa tham gia bảo
hiểm bắt buộc, vừa tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng chỉ được hưởng chế
độ hưu trí, chưa bảo đảm hết quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm. Nhà nước cần
có quy định cụ thể về độ tuổi đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Chế độ
hưu trí còn được gọi là chế độ bảo hiểm tuổi già, nghĩa là khi người lao động đạt đến số tuổi
nhất định sẽ được hưởng quyền lợi và nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay thì có
khi mới 38 tuổi người lao động cũng có thể nghỉ hưu và hưởng chế độ lương hưu (18 tuổi đi
làm, 19 tuổi đóng bảo hiểm xã hội và trong suốt 20 năm làm việc các công tác nặng nhọc,
đặc biệt và mất khả năng lao động từ 61% trở lên). Đây là vấn đề cần xem xét và sửa đổi.

Hai là, cần điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu theo quy định sao cho phù hợp với điều kiện sức
khỏe, kinh tế và sinh lý của người lao động. Nên tính tới đặc thù nghề nghiệp (Cần phải khảo
sát, thực chứng xem đối với từng lĩnh vực ngành nghề, người lao động còn bao nhiêu % đủ
sức khỏe làm việc). Không thể nâng đều cho mọi đối tượng. Nhà nước ta cần cân nhắc chỉnh
sửa quy định về độ tuổi nghỉ hưu khác nhau đối với các ngành nghề, nhóm lao động khác
nhau sao cho phù hợp với sức khỏe, khả năng và điều kiện lao động. Đối với người lao động
bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, làm
việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể cân nhắc đến việc giảm độ
tuổi nghỉ hưu thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định. Vì điều kiện làm việc của
nhóm lao động này khắc nghiệt hơn so với những ngành, nghề khác dẫn đến sức khỏe và
khả năng làm việc suy giảm, tuổi thọ cũng thấp hơn như Lực lượng Kiểm lâm đến 55 tuổi đã
đi rừng hết nổi chứ chưa nói đến 60. Nên Nhà nước cần tạo điều kiện, linh hoạt đối với một
số nhóm, ngành nghề đặc biệt. Không nên tăng độ tuổi nghỉ hưu mà cần phải thay đổi sao
cho hợp lý, có tác dụng trong thực tiễn. Ngược lại, đối với Tuổi nghỉ hưu của người lao động
trong điều kiện lao động bình thường như khối hành chính sự nghiệp hay lao động trí óc có
thể được điều chỉnh tăng.
Ba là, cần phải tiếp tục khảo sát, sửa đổi, hoàn thiện cách tính lương nhằm bảo đảm tính
công bằng giữa các lao động nam và lao động nữ; giữa các doanh nghiệp nhà nước và ngoài
nhà nước, cân bằng giữa người có mức lương cao và mức lương thấp để thu hẹp khoảng
cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Có thể cân nhắc về việc quy
định “khoảng” độ tuổi nghỉ hưu (chẳng hạn từ 55-60 tuổi, từ 60-65 tuổi ...). Như vậy người
lao động, nhất là lao động nữ tùy theo điều kiện công việc và hoàn cảnh có thể lựa chọn
“khoảng” độ tuổi nghỉ hưu theo quy định
Bốn là, nâng cao nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của Bảo hiểm xã hội nói
chung và chế độ hưu trí nói riêng. Việc sử dụng bảo hiểm xã hội và Nhà nước có thể quản lý
người dân qua bảo hiểm xã hội là việc cần thiết. Trong bảo hiểm xã hội, cần tổ chức một bộ
phân chuyên theo dõi và quản lý chế độ hoạt động của thời gian độ tuổi nghỉ hưu và chế độ
lương hưu của người lao động ở từng địa phương. Nhà nước nên khuyến khích người dân
tham gia đóng BHXH vừa có thể tăng tỉ lệ đóng BHXH, vừa đảm bảo không vỡ quỹ BHXH,
vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ hưu của người lao động. Trước hết cần thay đổi nhận thức về
việc bắt buộc tham gia BHXH theo hợp đồng lao động “hướng tới chính sách bảo hiểm xã
hội bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ
điều kiện cần thiết” theo nội dung cải cách chính sách BHXH đã nêu tại Nghị quyết số 28-
NQ/TW, nhưng để cụ thể hóa thành pháp luật, do đó cần phải nghiên cứu, xây dựng thể
chế, cơ chế kiểm soát thu nhập. Kiểm soát được thu nhập, cải cách mạnh mẽ chế độ bảo
hiểm hưu trí theo hướng linh hoạt, thì sẽ huy động được nhiều người tham gia BHXH, mục
tiêu BHXH toàn dân theo đó sẽ thành hiện thực.
Tóm lại, việc điều chỉnh quy định đối với độ tuổi nghỉ hưu là vô cùng quan trọng và cấp
thiết. Nhưng Nhà nước cần phải cân nhắc, thảo luận kỹ càng, dựa vào thực tiễn để đưa ra
quyết định không ảnh hưởng xấu đến xã hội và tâm lý, phản ứng của người lao động. Người
lao động nên được hưởng quyền và lợi ích tốt nhất, để đảm bảo cho người lao động không
bị thiệt thòi.

Tài liệu tham khảo :

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-quyet-28-NQ-TW-2018-cai-cach-chinh-sach-
bao-hiem-xa-hoi-382542.aspx

You might also like