You are on page 1of 5

Đề 1

Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)


* Đọc thầm bài sau:

Chuyện trong vườn


Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa
giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy
thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc
vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói :
- Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng
láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và
kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một
hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và
luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn
lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn:
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người, còn bạn
thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như
trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.
Theo THÀNH TUẤN
* Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho
mỗi câu hỏi và hoàn thành các bài tập dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm). Cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc vào mùa?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu

Câu 2 (0,5 điểm). Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy trong bài?
A. Cây hoa giấy mang nhiều màu sắc khác nhau;
B. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực;
C. Cây hoa giấy cho sắc hoa và bóng mát.
Câu 3 (0,5 điểm). Mùa xuân, cây táo như thế nào?
A. Thân cành trơ trụi, nứt nẻ;
B. Đâm chồi, nảy những chiếc lá hiếm hoi;
C. Nở ra những bông hoa có mùi thơm nhẹ;

Câu 4 (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa của câu chuyện?
A. Cây hoa giấy có vẻ đẹp rực rỡ.
B. Cây táo thường nở hoa, ra quả rất muộn.
C. Nên hiểu đúng về nhau, không được xem thường và cần tôn trọng lẫn nhau.

Câu 5 (0,5 điểm). Câu nào có hình ảnh nhân hóa trong bài?
A. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc;
B. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá;
C. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn.

Câu 6 (0,5 điểm). Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Chao ôi ☐ bông hoa này mới đẹp làm sao☐

Câu 7: (1 điểm) Đặt 1 câu nói về cây táo trong bài theo mẫu câu Ai thế nào?
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Câu 8: (1 điểm) Khi thấy cây hoa giấy buồn, cây táo đã an ủi bạn như thế nào?
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Câu 9: (1 điểm) Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
Đề 2

Học sinh đọc thầm bài “Buổi học thể dục” và làm bài tập:

Buổi học thể dục


1. Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng.
Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.
Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-
rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe
chẳng khác gì một con bò mộng non.
2. Đến lượt Nen-li bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được
tập như mọi người.
Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo
bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã
xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên ! Cố lên !”.
Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô ! Cố tí nữa thôi !” -
Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.
3. Thầy giáo nói: “Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như
những người khác.
Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên
xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ chiến thắng, nhìn xuống
chúng tôi.
Theo A-MI-XI
(Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
a. Vì em bị bệnh.
b. Vì em bị tật từ nhỏ.
c. Vì chân em bị đau.
d. Vì Nen-li không thích tập thể dục.

Câu 2: (0,5 điểm) Chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li ?
a. Nen-li leo một cách rất chật vật
b. Nen-li leo mồ hôi ướt đẫm trán, nắm chặt cái xà.
c. Nen-li leo một cách rất chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo
cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái
xà.
d. Nen-li leo không biết mệt.

Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?
a. Nen-li muốn vượt qua chính mình.
b. Nen-li muốn tập như các bạn.
c. Nen-li muốn đạt giải.
d. Nen-li muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc như các bạn.

Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên nhân vật ở cột A với hoạt động ở cột B

Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện


……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện, em học được điều tốt gì ở Nen-li?
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Bộ phận “Bằng gì ?” trong câu: “Nen-li hoàn thành bài thể dục bằng
sự cố gắng, quyết tâm” là:
a. bằng sự cố gắng, quyết tâm
b. hoàn thành bài thể dục.
c. Nen-li
d. sự cố gắng, quyết tâm

Câu 8: (0,5 điểm) Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong câu sau: “Nen-li leo
một cách rất chật vật” là:
a. Nen-li
b. rất chật vật
c. leo một cách rất chật vật
d. chật vật

Câu 9: (1 điểm) Tìm trong bài và viết lại câu viết theo mẫu Ai làm gì?
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

You might also like