You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN


Tiếng Việt: Toán cho các nhà kinh tế
Tiếng Anh: Mathematics for Economics
Mã học phần: TOCB 1106 Số tín chỉ: 3 TC

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY


Bộ môn Toán cơ bản.

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC:

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần nằm trong phần kiến thức đại cương của chương trình đào tạo bậc cử
nhân khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Học phần cung cấp những nội dung
cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số.
Học phần gồm 6 chương. Chương 1, Chương 2, Chương 3 đề cập đến hàm số, giới
hạn, phép toán vi phân hàm số một biến số và các ứng dụng của phép toán vi phân.
Chương 4, Chương 5 trình bày về phép toán tích phân và ứng dụng. Chương 6 giới
thiệu các kiến thức cơ bản về hàm số nhiều biến số, cực trị của hàm số nhiều biến và
các ứng dụng, đặc biệt là trong phân tích kinh tế và kinh doanh.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


* Về lý thuyết: Sinh viên hiểu được các kiến thức về phép toán vi phân, tích phân của
hàm số một biến và các kiến thức cơ bản về giải tích nhiều biến một cách hệ thống: từ
các khái niệm Toán học đến các ứng dụng và các ý nghĩa của chúng trong phân tích
kinh tế. Sinh viên vận dụng được các kiến thức đó vào phân tích, nghiên cứu các vấn
đề trong kinh tế và kinh doanh. Ngoài ra, sinh viên còn vận dụng được những kiến thức
1
đó vào việc học tập các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Kinh tế vi mô,
Kinh tế vĩ mô, Xác suất thống kê, Mô hình toán, …
* Về thực hành: Sinh viên có khả năng tính toán tốt đạo hàm, vi phân, tích phân của
hàm một biến, đạo hàm riêng của hàm số nhiều biến. Sinh viên thành thạo trong việc
giải các bài toán cực trị của hàm số một biến và hàm số hai biến. Hơn nữa, từ các vấn
đề thực tiễn trong kinh tế và kinh doanh, sinh viên có thể thiết lập mô hình và sử dụng
các kiến thức toán học được trang bị để phân tích và giải quyết các vấn đề đó.
* Về kỹ năng: Sinh viên được rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng tính toán và nâng
cao khả năng ứng dụng các kiến thức toán học vào phân tích, nghiên cứu các vấn đề
trong kinh tế và kinh doanh.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN

PHÂN BỔ THỜI GIAN


Trong đó
STT Nội dung Tổng số tiết Bài tập, thảo Ghi chú
Lý thuyết
luận, kiểm tra
1 Chương 1 4 3 1
2 Chương 2 6 4 2
3 Chương 3 6,5 4 2,5
4 Chương 4 6 4 2
5 Chương 5 6 4 2
6 Chương 6 7 5 2
Kiểm tra HP 2 0 2
Cộng 37,5 24 13,5

CHƯƠNG 1: HÀM SỐ VÀ GIỚI HẠN

Chương 1 giới thiệu các khái niệm cơ bản về hàm số một biến số, đồ thị, cách thiết
lập mô hình hàm số, giới hạn của hàm số, các giới hạn một phía và tính liên tục
của hàm số.
1.1. Hàm số
- Khái niệm hàm số một biến số
- Miền xác định và tính giá trị của hàm số
2
- Các hàm số được sử dụng trong kinh tế học
- Hàm hợp
1.2. Đồ thị của hàm số
- Đồ thị của hàm số
- Giao điểm của các đồ thị
- Các hệ số chặn
- Phác họa và ứng dụng đồ thị của hàm bậc hai
1.3. Các mô hình hàm số
- Phương pháp lập mô hình tổng quát
- Các mô hình ứng dụng
1.4. Giới hạn
- Khái niệm giới hạn của hàm số
- Các tính chất tổng quát của giới hạn
- Các giới hạn liên quan đến vô hạn
1.5. Các giới hạn một phía và tính liên tục
- Các giới hạn một phía
- Khái niệm hàm số liên tục
- Hàm số liên tục trên một khoảng
---------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo của chương 1:
1) HOFFMANN, BRADLEY, SOBECKI, PRICE (2013), Giải tích cho kinh doanh,
kinh tế học, khoa học sự sống và xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 1.
2) LÊ ĐÌNH THÚY, NGUYỄN QUỲNH LAN (2012), Toán cao cấp cho các nhà kinh
tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, chương 6.
3) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán học
cao cấp, tập 2, NXB Giáo dục, chương 2, chương 3.
4) ALPHA C. CHIANG (1995), Fundamental Methods of Mathematical Economics,
Third edition, McGraw-Hill, Inc, Chapter 1, Chapter 2.
5) MICHAEL HOY, JOHN LIVERNOIS, CHRIS MC KENNA, RAY REES,
THANASIS STENGOS (2001), Mathematics for Economics, The MIT Press
Cambrige, Massachusetts, London, England., chương 2, chương 3, chương 4.
6) MARVIN L. BITTINGER, DAVID J. ELLENBOGEN, (2012), Calculus and its
applications, Edition 10, Chapters: R, 3.

3
CHƯƠNG 2: PHÉP TOÁN VI PHÂN: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Chương 2 đề cập đến khái niệm đạo hàm, các kỹ thuật tính đạo hàm, các quy
tắc tính đạo hàm, phân tích cận biên và phép tính xấp xỉ sử dụng số gia, đạo hàm của
hàm ẩn và các tốc độ liên quan.
2.1. Đạo hàm
- Độ dốc của tiếp tuyến và tốc độ thay đổi
- Khái niệm đạo hàm
- Các tính chất cơ bản của đạo hàm
- Ý nghĩa dấu của đạo hàm
2.2. Các kỹ thuật tính đạo hàm
- Các quy tắc đạo hàm cơ bản
- Tốc độ thay đổi tương đối và tốc độ thay đổi phần trăm
2.3. Quy tắc đạo hàm của tích và thương; Đạo hàm cấp cao
- Quy tắc đạo hàm của tích và đạo hàm của thương
- Đạo hàm cấp cao
2.4. Quy tắc đạo hàm của hàm hợp
2.5. Phân tích cận biên và phép tính xấp xỉ sử dụng số gia
- Phân tích cận biên
- Tính xấp xỉ bằng các số gia
- Vi phân
2.6. Đạo hàm của hàm ẩn và các tốc độ liên quan
- Đạo hàm của hàm ẩn
- Ứng dụng đạo hàm của hàm ẩn
--------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo của chương 2:
1) HOFFMANN, BRADLEY, SOBECKI, PRICE (2013), Giải tích cho kinh doanh,
kinh tế học, khoa học sự sống và xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 2.
2) LÊ ĐÌNH THÚY, NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN (2012), Giáo trình Toán cao cấp
cho các nhà kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Chương 7.
3) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán học
cao cấp, tập 2, NXB Giáo dục, Chương 4.
4) ALPHA C. CHIANG (1995), Fundamental Methods of Mathematical Economics,
Third edition, McGraw-Hill, Inc, Chapters 3, 4, 5.

4
5) MICHAEL HOY, JOHN LIVERNOIS, CHRIS McKENNA, RAY REES,
THANASIS STENGOS (2001), Mathematics for Economics, The MIT Press
Cambridge, Massachusetts, London, England, Chapter 5, 6.
6) MARVIN L. BITTINGER, DAVID J. ELLENBOGEN (2012), Calculus and its
applications, Edition 10, Chapters: 1, 2, 3.
7) SALAS HILLE ETGEN (2007), Calculus one and several variables, tenth edition,
John Wiley & Sons, INC. Chapters: 1, 2, 3, 4.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM

Chương này đề cập đến hàm tăng, hàm giảm, cực trị tương đối, tính lõm và
điểm uốn, tối ưu hoá, độ co dãn của cầu, và các bài toán tối ưu ứng dụng khác trình
bày phép tính vi phân của hàm nhiều biến và một số ứng dụng trong phân tích kinh tế.
3.1. Hàm tăng và hàm giảm; Cực trị tương đối
- Hàm tăng và hàm giảm
- Cực trị tương đối
- Các ứng dụng
3.2. Tính lõm và điểm uốn
- Tính lõm
- Sử dụng dấu của đạo hàm cấp hai để xác định các khoảng lõm
- Điểm uốn
- Kiểm tra cực trị tương đối bằng đạo hàm cấp hai
3.4. Tối ưu hoá; Độ co giãn của cầu
- Cực trị tuyệt đối
- Bài toán tối ưu tổng quát
- Hai nguyên lý tổng quát của phân tích cận biên
- Độ co dãn của cầu theo giá
3.5. Các bài toán tối ưu hoá ứng dụng khác
- Các bước giải bài toán tối ưu hoá
- Lập mô hình và phân tích các bài toán tối ưu hoá khác nhau
--------------------------------------------
Tài liệu tham khảo của chương 3:
1) HOFFMANN, BRADLEY, SOBECKI, PRICE (2013), Giải tích cho kinh doanh,
kinh tế học, khoa học sự sống và xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 3.

5
2) LÊ ĐÌNH THÚY, NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN (2012), Giáo trình Toán cao cấp
cho các nhà kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 7.
3) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán học
cao cấp, Tập 3, NXB Giáo dục, Chương 4.
4) MICHAEL HOY, JOHN LIVERNOIS, CHRIS MCKENNA, RAY REES,
THANASIS STENGOS (2001), Mathematics for Economics, The MIT Press
Cambridge, Massachusetts, London, England, Chapter 5, 6.
5) MARVIN L. BITTINGER, DAVID J. ELLENBOGEN (2012), Calculus and its
applications, Edition 10, Chapter 1, 2, 3.
6) SALAS HILLE ETGEN (2007), Calculus one and several variables, Tenth Edition,
John Wiley & Sons, INC. Chapter 1, 2, 3, 4.

CHƯƠNG 4: PHÉP TOÁN TÍCH PHÂN

Chương 4 đề cập đến đến phép toán tích phân của hàm số một biến. Nội dung
của chương giới thiệu khái niệm, tính chất và cách tính nguyên hàm, tích phân bất định
tích phân xác định bằng phương pháp đổi biến, và một số ứng dụng trong kinh tế.
4.1. Tích phân bất định và phương trình vi phân
- Nguyên hàm và tích phân bất định
- Giới thiệu về phương trình vi phân và bài toán giá trị ban đầu
- Phương trình vi phân phân ly biến số
4.2. Tính tích phân bằng phương pháp đổi biến
- Phương pháp đổi biến
- Sử dụng phương pháp đổi biến để giải phương trình vi phân
- Mô hình điều chỉnh giá trong kinh tế
4.3. Tích phân xác định và định lý cơ bản của giải tích
- Diện tích của miền nằm dưới một đường cong
- Tích phân xác định
- Định lý cơ bản của giải tích
- Các quy tắc tính tích phân xác định
- Phương pháp đổi biến đối với tích phân xác định
4.4. Một số ứng dụng của tích phân xác định
- Quy trình sử dụng tích phân xác định trong các ứng dụng
- Diện tích giữa hai đường cong
- Lợi nhuận vượt trội ròng
6
- Đường cong Lorenz và chỉ số Gini
- Giá trị trung bình của hàm số
- Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của một dòng thu nhập
- Mức sẵn lòng chi tiêu của người tiêu dùng
- Thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của nhà sản xuất
---------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo của chương 4:
1) HOFFMANN, BRADLEY, SOBECKI, PRICE (2013), Giải tích cho kinh doanh,
kinh tế học, khoa học sự sống và xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 4.
2) LÊ ĐÌNH THÚY, NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN (2012), Giáo trình Toán cao cấp
cho các nhà kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 10, 11.
3) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán học
cao cấp, Tập 3, NXB Giáo dục, Chương 6, 7, 11.
4) MICHAEL HOY, JOHN LIVERNOIS, CHRIS McKENNA, RAY REES,
THANASIS STENGOS (2001), Mathematics for Economics, The MIT Press
Cambridge, Massachusetts, London, England, Chapter 16.
5) MARVIN L. BITTINGER, DAVID J. ELLENBOGEN (2012), Calculus and its
applications, Edition 10, Chapter 4,5.
6) SALAS HILLE ETGEN (2007), Calculus one and several variables, tenth edition,
John Wiley & Sons, INC. Chapter 5, 6, 8, 9.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHỌN LỌC VỀ TÍCH PHÂN

Chương 5 trình bày phương pháp tích phân từng phần và bảng tích phân tổng
quát để tính tích phân bất định và tích phân xác định. Tiếp theo, chương 5 giới thiệu
một số phương pháp tính gần đúng tích phân xác định. Phần cuối chương 5 đề cập đến
tích phân suy rộng với cận vô hạn và các ứng dụng.
5.1. Phương pháp tích phân từng phần; Bảng tích phân
- Phương pháp tích phân từng phần
- Bảng tích phân
5.2. Tính gần đúng tích phân xác định
- Quy tắc hình thang
- Quy tắc Simpson
- Tính gần đúng tích phân với dữ liệu thực nghiệm

7
5.3. Tích phân suy rộng
- Tích phân suy rộng với cận vô hạn
- Ứng dụng của tích phân suy rộng
-------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo của chương 5:
1) HOFFMANN, BRADLEY, SOBECKI, PRICE (2013), Giải tích cho kinh doanh,
kinh tế học, khoa học sự sống và xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 5.
2) LÊ ĐÌNH THÚY, NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN (2012), Giáo trình Toán cao cấp
cho các nhà kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 10.
3) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán cao
cấp, Tập 2, NXB Giáo dục, Chương 6, 7.
4) ALPHA C. CHIANG (1995), Fundamental Methods of Mathematical Economics,
Third edition, McGraw - Hill, Inc, Chapter 5.
5) MICHAEL HOY, JOHN LIVERNOIS, CHRIS McKENNA, RAY REES,
THANASIS STENGOS (2001), Mathematics for Economics, The MIT Press
Cambridge, Massachusetts, London, England, Chapter 16.
6) MARVIN L. BITTINGER, DAVID J. ELLENBOGEN (2012), Calculus and its
applications, Edition 10, Chapters: 4, 5.
7) SALAS HILLE ETGEN (2007), Calculus one and several variables, Tenth Edition,
John Wiley & Sons, INC. Chapters: 5, 6, 8.

CHƯƠNG 6: GIẢI TÍCH NHIỀU BIẾN


Chương 6 trình bày khái quát chung về hàm số nhiều biến, các đạo hàm riêng
và tối ưu hoá hàm nhiều biến, cách giải các bài toán tối ưu hoá tổng quát và các bài
toán tối ưu hoá ứng dụng trong kinh tế.

6.1. Hàm số nhiều biến


- Khái niệm hàm số hai biến
- Đồ thị và đường mức của hàm số hai biến
- Hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas
- Đường đẳng lượng và đường bàng quan trong kinh tế học
6.2. Đạo hàm riêng
- Đạo hàm riêng
- Phân tích cận biên trong kinh tế học
8
- Hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung
- Đạo hàm riêng cấp hai
- Đạo hàm riêng của hàm hợp
6.3. Tối ưu hoá hàm số hai biến
- Cực trị tương đối của hàm hai biến
- Điểm tới hạn
- Kiểm tra cực trị tương đối bằng các đạo hàm riêng cấp hai
- Cực trị tuyệt đối của hàm hai biến trên miền đóng và bị chặn
6.4. Cực trị có điều kiện ràng buộc: Phương pháp nhân tử Lagrange
- Phương pháp nhân tử Lagrange
- Sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange trong các bài toán tối đa hoá lợi ích
và phân bổ nguồn lực
- Ý nghĩa của nhân tử Lagrange
--------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo của chương 6:
1) HOFFMANN, BRADLEY, SOBECKI, PRICE (2013), Giải tích cho kinh doanh,
kinh tế học, khoa học sự sống và xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 6.
2) LÊ ĐÌNH THÚY, NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN (2012), Giáo trình Toán cao cấp
cho các nhà kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chương 9.
3) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán học
cao cấp, Tập 3, NXB Giáo dục, Chương 9.
4) MICHAEL HOY, JOHN LIVERNOIS, CHRIS McKENNA, RAY REES,
THANASIS STENGOS (2001), Mathematics for Economics, The MIT Press
Cambrige, Massachusetts, London, England, Chapters: 12, 13, 14.
5) MARVIN L. BITTINGER, DAVID J. ELLENBOGEN (2012), Calculus and its
applications, Edition 10, Chapter 6.
6) SALAS HILLE ETGEN (2007), Calculus one and several variables, tenth edition,
John Wiley & Sons, INC. Chapters: 16.

7. GIÁO TRÌNH
HOFFMANN, BRADLEY, SOBECKI, PRICE (2013), Giải tích cho kinh doanh, kinh
tế học, khoa học sự sống và xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) LÊ ĐÌNH THÚY, NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN (2013), Giáo trình Toán cao cấp
cho các nhà kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
9
2) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán cao
cấp, Tập 2, NXB Giáo dục.
3) NGUYỄN ĐÌNH TRÍ, TẠ VĂN ĐĨNH, NGUYỄN HỒ QUỲNH (2008), Toán cao
cấp, Tập 3, NXB Giáo dục.
4) ALPHA C. CHIANG (1995), Fundamental Methods of Mathematical Economics,
Third edition, McGraw-Hill, Inc.
5) MICHAEL HOY, JOHN LIVERNOIS, CHRIS McKENNA, RAY REES,
THANASIS STENGOS (2001), Mathematics for Economics, The MIT Press
Cambridge, Massachusetts, London, England.
6) MARVIN L. BITTINGER, DAVID J. ELLENBOGEN (2008), Calculus and its
applications, Edition 9.
7) SALAS HILLE ETGEN (2007), Calculus one and several variables, tenth edition,
John Wiley & Sons, INC.

9. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


- Tham dự giờ giảng và làm bài tập: 10%
- Bài kiểm tra (2 bài): 20% + 20%
- Bài thi cuối học kỳ: 50%
- Điều kiện dự thi hết học phần: Sinh viên không được nghỉ học quá 20% thời lượng
học phần. Sinh viên nghỉ học vượt quá 20% thời lượng học phần thì phải học lại.

10. GIẢNG VIÊN


Giảng viên phụ trách: TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân.
Giảng viên giảng dạy: Tất cả các giảng viên của Bộ môn Toán cơ bản.

Hà Nội, ngày …… tháng…… năm 2020


TRƯỞNG BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG

TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân PGS.TS. Phạm Hồng Chương

10

You might also like