You are on page 1of 3

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ


1.3.2 Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đại đoàn kết toàn dân tộc từ chỗ tư tưởng của lãnh tụ thành đường lối của Đảng, thấm sâu vào
tư tưởng, tình cảm của mỗi người dan, biến thành hành động cách mạng, thành sức mạnh vật
chất vô địch trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ dân tộc.

- Đảng cần thực hiện tốt quan điểm “đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công-nông-trí
thức(1),(2) dưới sự lãnh đạo của Đảng(3)”

 Liên minh công-nông-trí thức được củng cố, sức mạnh Đảng càng tăng cường thì mặt trận
càng được mở rộng, khối đại đoàn kết càng được nhân lên và ngược lại.

Lý giải, biện luận:

(1) Nền tảng liên minh công-nông-tri thức:

Nói về tầm quan trọng của giai cấp công-nông, Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng chủ yếu trong
khối đại đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận
dân tộc thống nhất”.

Người chỉ rõ rằng, sở dĩ phải lấy liên minh công nông làm nền tảng “vì họ là người trực tiếp sản
xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết mà cũng bị áp bức bóc lột
nặng nề nhất. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác”.

(2) Làm cách mạng phải có tri thức và tầng lớp trí thức rất quan trọng đói với cách mạng.

Người nói: “Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí
óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công – nông – trí cần đoàn kết chặt chẽ thành một
khối”.

(3) Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song nó chỉ có thể được
củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo.

Chỉ có chính đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mac – Lênin mới đánh
giá đúng được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, mới vạch ra được đường lối chiến
lược và sách lược đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng vào khối đại đoàn kết trong mặt
trận, biến tiến trình cách mạng trở thành ngày hội của quần chúng.
- Đại hội XII yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chủ động tham gia giám
sát, phản biện xã hội, làm tốt vai trò cầu nối, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ
thống chính trị.
- Trong bối cảnh đất nước mở của, các thế lực thù địch kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ
dân tộc, để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong thời gian tới cần:
(1) Đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.

Công tác tuyên truyền cần phải làm cho nhân dân thấm nhuần lời dạy của Người “Lúc nào
dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết
chắc chắn thêm lên mãi...”

Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần cố gắng tìm ra mẫu số chung của mọi giai
cấp, tầng lớp; quy tụ sức mạnh của các bộ phận cấu thành dân tộc ta nhằm mục tiêu xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

(2) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước; thể chế hóa các chủ trương,
đường lối của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chính sách, Nhà nước quản lý thông qua hệ thống pháp
luật, nhằm tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi ích, thống nhất về ý chí và hành động của các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

 Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện, thể chế hóa, cụ thể hóa hệ thống đường lối,
chính sách, pháp luật để “bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, tức là
nhân dân thực sự làm chủ, được bày tỏ nguyện vọng của mình thông qua Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và phải
được thực thi trong thực tiễn.
(3) Giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích trong xã hội.

“Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các
thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều
được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới”

(4) Tăng cường mối quan hện mật thiết giữa nhân dân của Đảng, Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sâu sát
quần chúng, cơ sở, quan tâm hơn nữa đến quyền lợi chính đáng của người dân và là “cầu
nối” giữa Đảng với dân, góp phần làm cho mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
ngày càng khăng khít, đảm bảo “ý Đảng” luôn hợp với “lòng dân”.

(5) Chống các quan điểm sai trái, thù địch, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tham gia tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân
nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh giá trong nhận diện
và tích cực tham gia đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch.

Nguồn:

1. TS. LÊ TRỌNG TUYẾN: “Mấy giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình
hình mới”

You might also like