You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

HCM ĐỀ ÔN THI CUỐI KHÓA NĂM HỌC 2020 - 2021


TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU Môn thi: Nghề Điện - Lớp: 11

Họ và tên học sinh:…………………………………... Lớp:……………Số BD:…………….

I. NỘI DUNG ÔN TẬP:


1 – An toàn điện
2 – Đo lường điện
3 – Máy biến áp
4 – Động cơ điện
5 – Thiết kế chiếu sáng
6 – Sơ đồ mạch điện
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
Câu 1 : Tai nạn điện thường xảy ra do:
A. Mất nguồn điện.
B. Mạng điện sự cố dẫn đến điện áp thấp hơn định mức.
C. Dòng điện truyền qua cơ thể ( bị điện giật), hồ quang điện.
D. Dòng điện truyền qua cơ thể do điện áp bước
Câu 2: Khi bị điện giật, có cùng một điện áp như nhau thì nguồn điện nào nguy hiểm hơn:
A. Nguồn điện 1 chiều.
B. Nguồn điện 1 chiều và xoay chiều nguy hiểm như nhau.
C. Nguồn điện xoay chiều.
D. Nguồn điện từ acquy
Câu 3: Trong trường hợp phải thao tác với mạng điện đang mang điện cần phải:
A. Luôn cẩn thận khi làm việc với mạng điện.
B. Thận trọng và sử dụng các vật lót cách điện.
C. Cắt cầu dao trước khi thực hiện co6nng việc sữa chữa
D. Thận trọng tháo bỏ đồng hồ nữ trang.
Câu 4: Trong điều kiện bình thường với lớp da sạch, khô thì điện áp là bao nhiêu thì được coi là điện áp an toàn
A. Dưới 40V B. Dưới 12V C. Dưới 90V. D. Dưới 70V
Câu 5. Biện pháp đầu tiên khi xử lý khi người bị điện giật là :
A. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
B. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện
C. Báo cho cơ sở y tế gần nhất đến cấp cứu
D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
Câu 6. Để giải thoát nạn nhân bị điện giật do điện áp cao, ta phải:
A. Báo cho bộ phận quản lý điện cắt điện trước, sau đó mới đến gần nạn nhân và sơ cứu
B. Báo cho cơ sở y tế đến sơ cứu nạn nhân
C. Cắt cầu dao, cầu chì gần nhất để cắt điện. sau đó mới đến gần nạn nhân và sơ cứu.
D. Dùng găng tay cách điện kéo nạn nhân ra khỏi khu vực có điện, sau đó mới sơ cứu nạn nhân
Câu 7. Điện giật tác động đến con người như thế nào
A. Tác động tới hệ tuần hoàn và làm tim đập chậm hơn bình thường.
B. Tác động tới hệ tuần hoàn.
C. Tác động tới hệ hô hấp
D. Tác động tới hệ thần kinh trung ương và cơ bắp.
Câu 8. Dòng điện xoay chiều 50 – 60Hz qua người là bao nhiêu thì bắt đầu có cảm giác bị điện giật:
A. 0.6 – 1.5mA B. 0.6 – 1.5A
C. 0.1 – 0.15mA D. 6 – 15mA
Câu 9. Bút thử điện có điện trở hạn chế dòng điện là 1Mꭥ, khi thử điện có điện áp là 220V thì dòng điện qua người là
bao nhiêu:
A. 0.1mA B. 0.22mA C. 0.22A D. 1mA
Câu 10. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào yếu tố nào
A. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể.
B. Đường đi của dòng điện trên dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể.
C. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể, đường đi của dòng điện qua cơ thể.
D. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể, đường đi của dòng điện trên dây dẫn.
1
Câu 11. Nguyên nhân bị điện giật do tiếp xúc với các dụng cụ điện bị hỏng cách điện là:
A. Phóng điện B. Hồ quang điện
C. Điện áp bước D. Chạm vào vật mang điện
Câu 12. Để phòng ngừa tai nạn điện ta phải:
I – Thực hiện các nguyên tác an toàn khi sử dụng điện và sửa chữa điện.
II – Giữ khoảng cách an toàn đối với đường dây điện
III – Không sử dụng vật có điện
IV – Bao phủ các phần tử sử dụng điện
A. I, II B. II, III C. I, II, III. D. I, II, III, IV
Câu 13. Nếu bị điện giật. Nạn nhân chết trong tình trạng nào?
A. Chết cháy
B. Chết ngạt
C. Đau nhiều, không chịu nổi
D. Tim ngừng hoạt động
Câu 14: Nguyên tắc an toàn trong sử dụng điện là:
I – Sử dụng dụng cụ an toàn đúng tính năng
II – Thao tác thuần thục trong lao động
III – Quy trình hợp lý.
IV – Tổ chức tốt nơi làm việc : gọn, trật tự, vệ sinh.
A. I, II B. II, III. C. I, II, III. D. I, II, III, IV
Câu 15. Những hành động sai về an toàn điện:
I – Đi dây, nối dây, bật công tắc hoặc cắm ổ điện khi tay còn ướt
II – Cắt điện và để bảng cấm khi sửa chữa.
III – Không chuyền những vật dẫn điện khi sửa chữa ở trên cao
IV – Sửa chữa các thiết bị có nối với đường dây ngoài trời lúc trời mưa
A. I, II B. II, III. C. I, IV D. I, II, III
Câu 16. Trình tự thực hiện cứu người khi bị điện giật:
I – Cắt nguồn điện
II – Tiến hành hô hấp nhân tạo nơi thoáng khí
III – Tách nạn nhân ra khỏi nơi có điện bởi các trang thiết bị an toàn.
IV – Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
A. II, I, III, IV B. I, III, II, IV C. IV, II, III, I D. I, II, III, IV
Câu 17: Máy biến áp tăng áp thì:
A. k ≤ 1 B. k < 1. C. k = 1. D. k > 1.
Câu 18: Để điện áp ra của máy biến áp thay đổi trong khoảng nhỏ ta thường làm cách nào trong các cách sau:
A. Thay đổi số vòng dây cuộn thứ cấp. B. Thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp
C. Thay đổi điện áp nguồn. D. Thay đổi công suất của phụ tải.
Câu 19: Máy tăng thế điện áp 110V thành 380V. Cuộn có thứ cấp 1900 vòng thì cuộn sơ cấp có:
A. 550 vòng. B. 76 vòng. C. 1650 vòng D. 110 vòng
Câu 20: Khi hàm lượng silic trong lá thép kỹ thuật điện nhiều thì:
A. Dẫn từ tốt, tổn hao năng lượng nhiều
B. Dẫn từ kém, tổn hao năng lượng nhiều
C. Dẫn từ tốt, tổn hao năng lượng ít
D. Dẫn từ kém, tổn hao năng lượng ít
Câu 21: Trong công thức tính tiết diện dây quấn của máy biến áp, J là đại lượng:
A. Cường độ dòng điện (A) B. Hiệu điện thế (V)
C. Công suất dòng điện (W) D. Mật độ dòng điện cho phép (A/mm²)
Câu 22: Công suất định mức 100 KW. Tổn hao công suất trên biến áp 10,65 KW. Hiệu suất của biến áp:
A. 10,65 % B. 100 % C. 89,35 % D. 00 %
Câu 23: Máy biến áp giảm áp có:
A. U₁ > U₂. B. U₁ < U₂. C. U₁ = U₂ D. U₁ ≠ U₂.
Câu 24: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng và cuộn thứ cấp 500 vòng máy này là:
A. Tăng áp 2 lần B. Giảm áp 2 lần
C. Tăng áp 3 lần D. Giảm áp 3 lần
Câu 25: Dòng điện 1 chiều không đổi qua cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp ta được dòng điện 1 chiều
A. Do lực điện từ. B. Do hiện tượng cảm ứng điện từ
2
C. Do hiện tượng tự cảm D. Phát biểu trên sai
Câu 26: Thiết bị diện để lâu ngày mới sử dụng lại cần:
A. Đưa điện thế thấp vào B. Thử chạm vỏ
C. Sấy khô D. Bọc cách điện
Câu 27: Phương pháp nào để đổi chiều quay của động cơ 1 pha có cuộn dây quấn phụ,
A. Đảo đầu nối dây tụ điện. B. Đảo đầu nối dây quấn chính và dây quấn phụ
C. Đảo đầu nối dây nguồn điện D. Đảo đầu nối cuộn dây quấn chính và cuộn dây quấn phụ
Câu 28: Hiệu suất áy biến áp:
A. η = Ura / Uvào B. η = Pvào / Pra
C. η = Pra / Pvào D. η = Ivào / Ira
Câu 29: Động cơ điện gồm các bộ phận chính là:
A. Roto là phần quay, Stato là phần khởi động. B. Roto là phần quay, Stato là phần đứng yên.
C. Roto là phần đứng yên, stato là phần quay D. Roto là phần tạo lực, Stato là phần quay
Câu 30: Hệ số máy biến áp k > 1 là:
A. Không tăng, không giảm B. Máy tăng áp
C. Máy 3 pha D. Máy giảm áp.
Câu 31: Khi kiểm tra các đồ dùng điện ta phải kiểm tra: I – Sự cách điện với vỏ kim loại. II – Dây dẫn điện vào đồ
dùng. III – Sự hoạt động của đồ dùng.
A. II, III. B. I, II, III.
C. I, II. D. I, III.
Câu 32: Quá trình chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành cơ năng trong động cơ điện như sau: 1. Dòng điện vào
cuộn dây Stato; 2. Thanh dẫn Roto có dòng in; 3. Cuộn dây stato sinh ra từ trường; 4. Đường sức từ quét qua các
thanh dẫn roto; 5. Trong thanh dẫn roto xuất hiện lực điện từ làm roto quay.
A. 1 – 4 – 2 – 3 – 5. B. 1 – 2 – 3 – 4 – 5
C. 1 – 2 – 4 – 5 – 3 D. 1 – 3 – 4 – 2 – 5
Câu 33: Ở máy biến áp nếu tăng điện áp lên k lần thì cường độ dòng điện sẽ?
A. Tăng k lần. B. Giảm k lần.
C. Tăng 2k lần D. Không thay đổi.
Câu 34: Một máy biến áp có dòng điện định mức sơ cấp là 10A, điện áp sơ cấp định mức là 220V. Công suất định
mức Sđm của máy biến áp bằng:
A. 2,2 KVA B. 22 KV.
C. 2,2 KW D. 2200 W.
Câu 35: Tốc độ quay của động cơ có đơn vị là:
A. Vòng / phút B. m / s2.
C. Vòng / giây D. m / s
Câu 36: Khi điện đã vào động cơ quạt dùng tụ, có tiếng ồn, động cơ không tự khởi động nhưng khi dùng tay quay
cánh quạt thì động cơ quay. Nguyên nhân thông thường là do:
A. Đứt dây quần chính ( cuộn chạy) B. Hỏng tụ điện hoặc cuộn dây quấn đề bị đứt.
C. Chạm vỏ D. Mòn bạc đạn
Câu 37: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong máy biến áp như sau: 1. Đường sức từ móc vòng sang cuộn dây thứ
cấp; 2. Cho dòng điện vào cuộn dây sơ cấp; 3. Dòng điện qua cuộn dây sinh ra từ trường thay đổi; 4. Cuộn thứ cấp có
dòng điện cảm ứng.
A. 3 – 1 – 4 – 2 B. 1 – 2 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 1 – 4 D. 4 – 3 – 2 – 1
Câu 38: Động cơ điện 1 pha chạy tụ có ........... cuộn dây, trục các dây quấn lệch nhau trong không gian một góc
............. điện.
A. 3, 120⁰. B. 2, 90⁰.
C. 1, 90⁰. D. 2, 120⁰.
Câu 39: Để an toàn người sử dụng và điều khiển máy thì thiết bị cần phải:
A. Sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ. B. Hạn chế sử dụng điện
C. Nối đất bảo vệ hoặc nối trung tính D. Sử dụng điện áp 1 chiều.
Câu 40: Khi nối đất thì điện trở dây nối đất ............................
A. Tùy trường hợp. B. Càng nhỏ càng tốt
C. Càng lớn càng tốt D. Lớn hay nhỏ không quan trọng.
Câu 41: Động cơ điện 1 pha đầu dây C được gọi là đầu dây.............................
A. Của tụ điện B. Của cuộn chính ( cuộn chạy)
C. Chung D. Của cuộn khởi động ( cuộn đề)

3
Câu 42: Thứ tự dụng cụ đo nào là đúng với các kí hiệu sau đây:
A. Vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ B. Công tơ, ampe kế, oát kế,
C. Ampe kế, oát kế, công tơ, vôn kế D. Oát kế, vôn kế, ampe kế, công tơ
Câu 43: Máy biến áp có số vòng dây quấn ở cuộn thứ cấp ....................... số vòng dây quấn cuộn sơ cấp
A. Còn tùy trường hợp B. Bằng
C. Nhỏ hơn D. Lớn hơn
Câu 44: Máy biến áp có U₁ < U₂ được gọi là máy biến áp tăng áp. Khi đó:
A. N₁ < N₂ B. N₁ > N₂.
C. f₁ < f₂ D. N₁ = N₂
Câu 45: Xác định công thức đúng của tỷ số máy biến áp khi bỏ qua tổn hao:

A. B.

C. D.
Câu 46: Phần động ( Roto) động cơ có 2 loại:
A. Cuộn dây và lõi thép B. Lồng sóc và dây quấn
C. Sơ cấp và thứ cấp D. Khung dây và nam châm
Câu 47: Máy tăng thế điện áp 110V thành 380V. Cuộn sơ cấp có 550 vòng thì cuộn thứ cấp có:
A. 1900 vòng B. 76 vòng
C. 1650 vòng D. 110 vòng
Câu 48: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng và cuộn thứ cấp có 500 vòng, máy này:
A. Tăng áp 2 lần B. Tăng áp 3 lần
C. Giảm áp 2 lần D. Giảm áp 3 lần
Câu 49: Một máy biến áp có n = 3 vòng/V, U₁ = 220V, U₂ = 110V tổn thất điện áp khi có tải bằng 10% thì số vòng dây
cuộn sơ cấp và thứ cấp là:
A. N₁ = 220 vòng, N₂ = 110 vòng B. N₁ = 660 vòng, N₂ = 330 vòng
C. N₁ = 660 vòng, N₂ =363 vòng D. N₁ = 600 vòng, N₂ = 300 vòng
Câu 50: Động cơ điện 1 pha đầu dây S được gọi là đầu dây ........................
A. Của cuộn chính ( cuộn chạy) B. Của tụ điện
C. Chung D. Của cuộn khởi động ( cuộn đề)
Câu 51: Máy biến áp là máy biến đổi:
A. Biến đổi tần số B. Biến đổi chu kỳ
C. Xoay chiều thành một chiều D. Trị số điện áp, dòng điện
Câu 52: Tai nạn điện xảy ra do các nguyên nhân sau: I – Vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm
biến áp; II – Do chạm trực tiếp vào vật mang điện; III – Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất; V – Nối vỏ
kim loại của thiết bị xuống đất.
A. I, II B. I, II, III
C. I, II, III, IV D. II, III
Câu 53: Một thiết bị điện có chữ viết tắt “ AC “ nghĩa là sử dụng nguồn điện:
A. Xoay chiều B. Hai chiều
C. Ba chiều D. Một chiều
Câu 54: Một thiết bị điện có chữ viết tắt “ DC “ nghĩa là sử dụng nguồn điện:
A. Xoay chiều B. Hai chiều
C. Ba chiều D. Một chiều
Câu 55: Mạch điện như hình bên sai chỗ nào:

A. Mạch hoàn chỉnh không sai B. Đèn và ổ điện mắc nối tiếp
C. Công tắc mắc nối tiếp với đèn tròn D. Cầu chì không đặt trên dây pha
Câu 56: Chọn sơ đồ nguyên lý nào sau đây là mạch đèn huỳnh quang:

A. B.

4
C. D.

Câu 57: Theo sơ đồ mạch điện như hình ; đầu dây còn lại của ổ điện được nối vào vị trí nào để ổ điện
có điện thường trực và an toàn.
A. 4 B. 2
C. 3 D. 1

Câu 58: Quan sát cách mắc các khí cụ trên sơ đồ bên . Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Công tắc chỉ điều khiển đèn tròn B. Cầu chì và công tắc luôn mắc trước thiết bị tiêu thụ
C. Cầu chì bảo vệ toàn mạch D. Công tắc điều khiển đèn tròn và ổ điện

Câu 59: Hãy nêu những điểm sai trong cách bắt sơ đồ bên ; I – Cầu chì không nằm trên dây pha; II –
Công tắc đặt sau đèn; III - Ổ điện không được bảo vệ; IV – Mạch hoàn chỉnh không sai
A. IV B. I, II, III
C. I, II D. I, III
Câu 60: Các bước tiến hành lắp đặt khí cụ điện trên bảng điện: I – Xác định vị trí các khí cụ điện trên bảng điện ; II
– Đi ống trên tường; III – Lắp các khí cụ điện vào bảng điện; IV – Nối dây các khí cụ điện
A. I, IV, III B. II, III, IV
C. I, II, III D. I, II, III, IV
Câu 61: Chọn sơ đồ nguyên lý mạch có các yêu cầu sau, 1 cầu chì bảo vệ chung, 2 công tắc đơn, mỗi công tắc điều
khiển 1 đèn riêng biệt:

A. B.

C. D.
Câu 62: Hãy sắp xếp theo trình tự của các bước láp đặt mạng điện: 1 – Dựa vào sơ đồ lắp đặt, vạch dấu, khoan lỗ. 2 –
Hoàn thiện mạng điện ( nối dây các mạch vào nguồn điện). 3 – Lắp đặt dây dẫn. 4 – Kiểm tra, vận hành thử. 5 – Nối
dây các thiết bị điện và đèn.
A. 1 – 3 – 5 – 2 – 4 B. 1 – 4 – 2 – 5 – 3
C. 2 – 3 – 1 – 4 – 5 D. 1 – 2 – 3 – 4 - 5

Câu 63: Mạch điện dưới đây cần chỉnh sửa chỗ nào:
A. Chỉnh sửa lại dây từ cầu chì đến ổ điện B. Đổi công tắc xuống vị trí của đèn tròn và ngược lại
C. Chỉnh sửa lại dây từ ổ cắm đến nguồn D. Chỉnh sửa lại dây từ công tắc vào đèn tròn
Câu 64: Chọn sơ đồ thực hành mạch thỏa điều kiện: 1 đèn sáng tỏ, 2 đèn sáng mờ

A. B.

C. D.
Câu 65: Chọn sơ đồ nguyên lý đúng nhất thỏa điều kiện: 1 cầu chì bảo vệ toàn mạch, 1 công tắc điều khiển 2 đèn cùng
sáng tỏ, 1 ổ điện có điện thường trực và an toàn.

A. B.

C. D.

5
Câu 66: Theo sơ đồ mạch điện như sau: ; đầu dây còn lại của ổ điện phải mắc vào vị trí nào thì được
cầu chì bảo vệ và có điện thường trực
A. 1 B. 3
C. 2 D. Vị trí nào cũng được

Câu 67: Hãy nêu những điểm sai trong cách bắt sơ đồ như hình ; I – Cầu chì nằm trên dây pha, II –
Công tắc phải đặt sau đèn, III - Ổ điện không có điện thường trực, IV – Mạch hoàn chỉnh không sai
A. I, II B. I, II, III
C. IV D. III
Câu 68: Chọn sơ đồ nguyên lý nào sau đây là mạch quạt trần:

A. B.

C. D.

Câu 69: Khí cụ điện nào trong sơ đồ sau mắc sai vị trí
A. Công tắc và ổ điện B. Cầu chì và ổ điện
C. Không có khí cụ nào mắc sai D. Cầu chì và công tắc

Câu 70: Với sơ đồ thực hành như hình , sơ đồ lý thuyết nào là sơ đồ tương ứng

A. B.

C. D.

Câu 71: Hãy nêu những điểm sai trong cách mắc sơ đồ dưới đây:
A. Cầu chì mắc sai B. Ký hiệu công tắc đèn sai
C. Dây P và dây N không đúng D. Đèn và ổ điện mắc sai
Câu 72: Chọn sơ đồ nguyên lý nào sau đây là mạch có thể bật tắt ở 2 nơi:

A. B.

C. D.

Câu 73: Hãy nêu những điểm sai trong cách mắc sơ đồ : I – Cầu chì không nằm trên dây pha. II – Công
tắc đặt sau đèn. III - Ổ điện không có điện thường trực. IV – Không có điểm nào sai
A. I, III B. IV
C. I, II D. I, II, III

Câu 74: Sơ đồ lý thuyết như hình vẽ , cần bổ sung khí cụ điện gì và bố trí ra sao để có thể đóng ngắt 2 đèn
cùng lúc và an toàn:
A. Thêm 1 công tắc kép sau công tắc kép thứ nhất
B. Không thể bổ sung
C. Thêm 1 công tác đơn bố trí nằm sau cầu chì và trước công tắc kép
D. Thêm 1 công tắc đơn bố trí nằm trên dây nguội
Câu 75: Mạch điện thông dụng và an toàn có thứ tự là:
A. Nguồn – khí cụ đóng ngắt – thiết bị tiêu thụ điện – khí cụ bảo vệ
B. Nguồn – khí cụ đóng ngắt – khí cụ bảo vệ - thiết bị tiêu thụ điện
C. Nguồn – Khí cụ bảo vệ - khí cụ đóng ngắt – thiết bị tiêu thụ điện
D. Nguồn – thiết bị tiêu thụ điện – khí cụ bảo vệ - khí cụ đóng ngắt.
Câu 76: Một bóng đèn sợi đốt công suất 75W/220V, tuổi thọ 1000h, mỗi ngày bật bóng đèn 8h và giá giá tiền điện là
2000đ/kWh. Tổng chi phí tiền điện cho bóng đèn này trong 1 tháng, 6 tháng, 1 năm
A. 42500đ, 78200đ, 121400đ B. 43200đ, 224000đ, 440000đ
6
C. 36000đ, 216000đ, 432000đ D. 44000đ, 224000đ, 440000đ
Câu 77: Các thiết bị cơ bản dùng để lắp mạch đèn cầu thang gồm có:
A. 2 cầu chì, 2 công tắc đơn, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn. B. 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 đèn
C. 2 cầu chì, 1 công tắc đơn, 1 công tắc 3 cực, 1 đèn D. 1 cầu chì, 2 công tắc 2 cực, 2 đèn
Câu 78: Tụ điện trong động cơ không đồng bộ một pha dùng để:
A. Giảm điện áp đưa vào động cơ
B. Khởi động động cơ, thay đổi tốc độ, giảm điên áp đưa vào động cơ
C. Thay đổi tốc độ
D. Khởi động động cơ
Câu 79: Phần bơm của máy bơm nước gồm:
A. Roto bơm, buồng bơm, cửa hút nước, cửa xả nước B. Roto bơm, cửa hút nước, cửa xả nước, trục quay
C. Buồng bơm, cửa hút nước, cửa xả nước, cánh bơm D. Roto bơm, buồng bơm, cửa xả nước, cánh bơm
Câu 80: Về cơ bản, lắp mạng điện trong nhà có mấy kiểu:
A. 1 kiểu: lắp đặt nổi B. 2 kiểu: lắp đặt nổi và lắp đặt trong ống
C. 2 kiểu: lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm D. 1 kiểu: lắp đặt ngầm

III. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:


1C 9B 17B 25D 33B 41C 49C 57B 65B 73C

2C 10C 18A 26B 34A 42A 50D 58A 66C 74C


3B 11D 19A 27D 35A 43C 51D 59B 67D 75C
4A 12A 20C 28C 36B 44A 52B 60D 68A 76C

5B 13D 21D 29B 37C 45A 53A 61B 69D 77B


6A 14D 22C 30D 38B 46B 54D 62A 70D 78D

7D 15C 23A 31B 39C 47A 55B 63D 71D 79A


8A 16B 24B 32D 40B 48C 56D 64C 72A 80C

You might also like