You are on page 1of 3

MÓNG CỌC GỖ

1. Những công trình nên sử dụng ép cọc tre


Thi công ép cọc tre là phương pháp gia cố nền móng truyền thống, trên những công trình
có nền đất yếu và tải trọng nhỏ. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong các công
trình nhà dân, kênh mương, bờ kè hay vách hố…

Phương pháp sử dụng ép cọc tre sẽ giúp nền móng cao hơn và giúp đất có độ bám và
kết dính chặt hơn. Điều này giúp đất nâng độ bền và độ chịu lực tốt hơn rất nhiều. 

Thương thường, phương pháp ép cọc tre sẽ được sử dụng ở những nơi đất bị mềm, bị ẩm
ướt hay đất bị ngập nước… Bởi lẽ, đất cát thông thường không giữ được nước, nếu ngâm
lâu ngày đất cát sẽ bị nhũn và rã ra. Bên cạnh đó, đặc tính của tre chính là sức bền với
thời gian và khả năng chịu ẩm cao. 

Tuy nhiên một điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này chính là không nên sử dụng
cọc tre ở đất thường. Điều này sẽ khiến tre trở nên khô, mục hay nền đất quá dày sẽ khiến
tre trở nên yếu, khó thi công hơn và đặc biệt sẽ làm nền đất yếu đi làm ảnh hưởng đến
quá trình thi công hay công trình có thể xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

2. Một số lưu ý khi thi công ép cọc tre

Để đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn cho công trình. Bạn nên lưu ý một vài điều quan
trọng sau để công được đạt chất lượng, an toàn và hiệu quả.

2.1. Chọn cọc tre thật kỹ lưỡng

Cọc là yếu tố quan trọng nền móng cho cả công trình. Do đó, việc lựa chọn từng cây
cọc tre kỹ càng là điều hết sức quan trọng

- Đầu tiên: Bạn nên lựa những cọc tre thẳng và già ( ít nhất là 2 năm tuổi). Bên
cạnh đó, cọc tre phải là loại tre đực, có đường kính ít nhất là 6cm và độ dày của
ống tre tối thiểu là 10 đến 15mm. Do đó, những cây tre có ruột càng nhỏ thì càng
phù hợp để làm cọc.

- Ngoài ra, khi lựa chọn cọc tre bạn nên chú ý đến phần đầu của tre. Phần đầu
cọc phải vuông góc với trục của cọc. Đặc biệt, phần đầu cọc phải cách mắt tre
khoản 50mm. Phần đầu dưới của cọc phải được vót nhọn khoảng 200mm, điều
này giúp việc cắm cọc dễ dàng và cọc ăn sâu hơn. Đồng thời, phần đầu dưới của
cọc  cũng phải cách mắt tre 200mm nhằm để làm mũi cọc.

- Cuối cùng, khi bạn chọn tre làm cọc, bạn nên chọn những cây tre có thân dài lên
đến 2 đến 3m. Điều này giúp bạn tiết kiệm kinh phí và dễ dàng tránh sự cố thiếu
hụt cọc.

3.2 Kỹ thuật khi thi công ép cọc tre


Bất cứ công trình nào cũng đòi hỏi yếu tố kỹ thuật sao cho đúng tiêu chuẩn. Điều này
giúp bạn đảm bảo được chất lượng công trình hiệu quả nhất. Dưới đây là những lưu ý về
kỹ thuật khi thi công ép cọc tre. Những lưu ý quan trọng của phương pháp này mà bạn
nên lưu lý phải kể đến như:

- Khi thi công ép cọc tre các cây cọc phải dựng thẳng và đóng cọc theo phương
thẳng đứng. Tuyệt đối không được để cọc bị xiêu vẹo.

- Lưu lý quan trọng khác chính là tuyệt đối không được để đầu cọc bị vỡ. Vì vậy,
khi tiến hành thi công bạn nên lót thêm tấm đệm.

- Để đảm bảo hiệu quả đóng cọc đúng quy trình và chất lượng. Bạn nên đóng thử
trước vài cọc, để khi tiến hành thi công thật cọc không bị nghiêng hay bị toát, vỡ.

- Nếu cọc bị vỡ bạn không nên sử dụng cọc đó nữa. Trong trường hợp đầu cọc bị vỡ
nhưng cọc vẫn trên mực nước thì bạn chỉ cần cắt bỏ phần đầu cọc.

- Cần tính toán kỹ lưỡng diện tích phân bố ép cọc tre sao cho đều. Thêm nữa, bạn
nên đóng cọc theo trình tự từ ngoài vào trong.

You might also like