You are on page 1of 6

Cảm ơn phần thuyết trình của bạn lương và sau đây là phần trình

bày tiếp theo do em thuyết trình thì nội dung tiếp theo như sau:
Nội dung 7: Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí
thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này thì
mình sẽ chia ra làm 3 nội dung chính là :của nhân dân,do nhân dân và vì
nhân dân
 
Của  nhân dân:
  Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người
tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện
quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tham gia quản lý xã hội.
 Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều đổi mới và hoạt động càng hiệu lực,
hiệu quả, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền dân chủ
và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cải cách nền hành chính
quốc gia trên cả bốn phương diện: thể chế hành chính, bộ máy hành
chính, công chức hành chính và quản lý tài chính công cũng đang được
đẩy mạnh. Và từ cái nội dung trên suy ra cái trách nhiệm của bản thân
như sau

Trách nhiệm bản thân


 Tích cực tham gia các hoạt động mang tính xã hội như, trồng cây
gây rừng, môi trường xanh sạch đẹp, phòng chống tệ nạn xã hội 
 Tự ý thức giữ vệ sinh chung
=> Vì nhà nước của dân tức cũng chính là của bản thân mình do đó phải
tự ý thức giữ gìn giúp ngôi nhà chung của chúng ta trở nên tốt đẹp, xanh
tươi hơn
Do nhân dân:
  Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng là xã hội “do
nhân dân làm chủ”. Nhân dân là người chủ xã hội, cho nên nhân dân
không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia đóng góp vào quá
trình hoạch định, thực thi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Vai trò nòng cốt để nhân dân làm chủ, hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từng bước đổi mới theo hướng
phát huy dân chủ. Đó là phát huy vai trò tích cực, tự giác, sáng tạo của
nhân dân, “đẩy mạnh thực hành dân chủ ở cơ sở, thực hiện giám sát và
phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Trách nhiệm bản thân 
 Chấp hành các chính sách mà nhà nước ban hành ( chấp hành pháp
luật ) 
 Đóng góp, đưa ra ý kiến để xây dựng xã hội tốt hơn
 Phơi bày, trình báo khi phát hiện những người đã và đang có hành
vi phạm pháp,...
Vì nhân dân:
 Người dân có nhiều lợi ích chính đáng đã được Nhà nước, xã hội
tôn trọng và bảo vệ. Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ về kinh
tế. Tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của người dân
ngày càng được phát huy. Việt Nam là một trong những nước đi đầu
trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước là quản lý và điều hành đất nước.
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình để phục vụ cho lợi ích của dân
tộc ta.
 ví dụ:
  Nhà nước thu thuế của nhân dân để sửa chữa, cải tạo công trình
đường xá, bệnh viện,.... nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, nhu cầu
khám chữa bệnh, học tập,.... của người dân
 Ngoài ra nhà nước còn ban hành các nghị định để xử phạt các hành
vi vi phạm khi tham gia giao thông mục đích nhằm đảm bảo trật tự
an toàn giao thông và tính mạng của người dân.
Trách nhiệm bản thân 
 Góp phần gìn giữ tài sản chung của nhà nước ( không đập phá cây
cối, bàn ghế,... ) 
 Chấp hành nghiêm khi tham gia giao thông 
 
Kết luận của nội dung trên :
 
Nhà nước của dân, vì dân là là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân
dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào
khác. Hơn nữa, chính nhân dân đã bầu ra Nhà nước, sự ra đời của Nhà nước là do
nhân dân mà có.
Để khẳng định Nhà nước là vì dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Mọi đường lối,
chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng
cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh"
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh nhiệm vụ của Nhà nước: "Phải làm cho
dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở phải làm cho dân được
học hành."
 

8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước
trên thế giới
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ hữu nghị với trên 186 nước thuộc tất cả các châu lục.

Ví dụ: Viết Nam có mối quan hệ hệ hữu nghị thân thiết với Lào, Cu Ba, Nga, tổ chức
thương mại thế giới WTO...

Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Lào : 1 slide


+ Nền móng của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam và Lào:

 Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam -
Lào phát triển từ mối quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
Chủ tịch Souphanouvong, xây dựng nền móng, dày công vun đắp, được các
thế hệ lãnh đạo, các chiến sĩ cách mạng và nhân dân hai nước phát triển
thành mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đặc biệt, mẫu mực, hiếm có
 Sau khi Hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết vào tháng 9-1962, Việt Nam
và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong
sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.
 Năm 1991, Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác quan trọng
nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Năm 1992, Ủy ban
Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam - Lào được thành lập nhằm tạo điều kiện
cho Chính phủ hai nước triển khai các thỏa thuận hợp tác thuận lợi hơn.

+ Việt Nam và Lào trong giao đoạn hiện nay:

 Trong gần 35 năm đổi mới, với nền tảng truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt
Nam - Lào được xây dựng bởi sự hy sinh xương máu của cả hai dân tộc
trong nhiều thập niên qua, hai Đảng tiếp tục tăng cường quan hệ mật thiết và
hợp tác toàn diện
 Trong giai đoạn 2011 - 2016, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Lào đã
có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng bình quân 4%/năm
 Trong lĩnh vực đối ngoại - lĩnh vực tạo nền tảng cho tình hữu nghị đặc biệt
và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào, tạo tiền đề nâng cao vị thế và uy
tín của hai nước Việt Nam - Lào ở khu vực và trên thế giới
 Về hợp tác đa phương, kể từ khi gia nhập tổ chức ASEAN, Việt Nam và Lào
đã phối hợp, hỗ trợ nhau triển khai các hoạt động do Hiệp hội đưa ra.

Quan hệ hữu nghị giữa Việt NAM và Liên Xô: 1 slide


 Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam và thành lập nước Việt Nam mới thống
nhất đã tạo ra những điều kiện mới để mở rộng và tăng cường quan hệ hợp
tác với Liên Xô khiến cho chủ nghĩa cộng sản và khối Cộng sản mở rộng
xuống Cà Mau ở khu vực Đông Nam Á.
 Ở Liên Xô, sự hình thành chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
được hoan nghênh to lớn dưới khẩu hiệu chiến thắng của nhân dân Việt Nam
trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc
 Tới lúc Việt Nam tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Trung Quốc đã cắt
viện trợ hoàn toàn cho Việt Nam. Liên Xô đã thay thế hỗ trợ cho Việt Nam
sau giai đoạn hậu chiến này và là đồng minh quan trọng nhất của chính
quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không thể thiếu đến khi sụp
đổ.
Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc: 1 slide
 70 năm qua, quan hệ Việt - Trung tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị,
hợp tác vẫn là dòng chảy chính, tình hữu nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Chủ tịch Mao Trạch Ðông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công
vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc
 Với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện Việt-Trung những năm qua duy trì đà phát triển ổn định và đạt được
nhiều tiến triển mới. Tính đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập
được gần 60 cơ chế giao lưu, hợp tác từ trung ương tới địa phương,
 Tháng 11/2017, hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về kết nối giữa
khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và
Con đường”.
 Ðối với những diễn biến trên biển thời gian qua, Việt Nam một mặt kiên
quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, mặt khác kiên trì thông qua
đối thoại để giải quyết bất đồng.

- Thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN);

- Tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC);

- Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);

Từ những nội dung đã được thuyết trình trên mà


nhóm tụi em tham khảo thì tụi em rút ra 1 cái Kết
Luận tổng quan như sau
KẾT LUẬN
Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, bởi vậy Đảng Cộng sản Việt
Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển;vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh, văn minh. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân thấy mình
cần phải cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn nữa Để cùng chung sức với đất nước
xây dựng và phát triển tốt hơn, Hoàn thiện bản thân hơn vươn tới một tương lai tốt
đẹp hơn. Ta có thể kết luận rằng đặc trưng này là kết quả của quá trình tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lên nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.

You might also like