You are on page 1of 5

ĐẠI HỘI VI:

Những năm 80 của thế kỷ XX đánh dấu một giai đoạn khó khăn và khủng hoảng kinh tế - xã
hội nặng nề cho Việt Nam. Đối mặt với tình hình khó khăn kéo dài, Đảng đã nhận ra tầm quan
trọng của việc thực hiện đổi mới toàn diện để cứu vãn vận mệnh dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, diễn ra vào tháng 12 năm 1986,
đã chính thức thông qua đường lối đổi mới toàn diện cho đất nước và là Đại hội kế
thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta
Tại đây, Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế sang
kinh doanh XHCN; đổi mới quản lý Nhà nước, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, đổi mới phong
cách lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng.[1]
Đại hội VI cũng đã đặt ra những mục tiêu và hướng đi mới trong việc đổi mới quản lý Nhà
nước, tăng cường hiệu suất và hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính trị mà trong đó Mặt trận
tổ quốc là cầu nối Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ,
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.

ĐẠI HỘI VII:


Sau Đại hội VI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được
tiến hành trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp. Đó là sự khủng
hoảng trầm trọng của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự chống phá nhiều phía
vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trước tình hình đó, tại đại hội VII, nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của
chiến lược đại đoàn kết dân tộc và công tác xây dựng Mặt trận, Đảng ta đã “lấy
khối liên minh công - nông - trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.”
Đoàn kết dân tộc trở thành một nội dung quan trọng trong phát triển đất nước,
phát triển xã hội. Vì vậy, phải tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân,
đoàn kết dân tộc.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng chủ trương tăng
cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy mọi năng lực sáng tạo của
công nhân, nông dân và trí thức, các tầng lớp, các giai cấp, các tôn giáo, kể cả cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
ĐẠI HỘI VIII:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định tinh thần của Đại hội
VII của Đảng và nhấn mạnh: “Để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên, giành những thành tựu
lớn hơn, cần thực hiện tốt hơn nữa việc mở rộng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, ở cả
trong nước và nước ngoài, phát huy dân chủ, động viên tối đa sức mạnh của toàn thể dân tộc vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
……………………..
Qua đó, đã thấy được tầm quan trọng và đã Đảng ta xác định phương châm cho giai đoạn
này cần phải: Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở lấy liên minh công - nông - trí
làm nền tảng, đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay
đang định cư ở nước ngoài; có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.[4]

Bước sang thế kỷ XXI, sự toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đây là một xu
hướng không thể tránh khỏi trên bước đường phát triển của toàn cầu. Điều này không chỉ thúc đẩy
sự hợp tác giữa các quốc gia, mà còn tạo áp lực cạnh tranh và xây dựng sự phụ thuộc chặt chẽ
giữa các nền kinh tế. Với tình hình đó, việc nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trở thành một
ưu tiên hàng đầu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) được tổ chức với mục tiêu quan
trọng này, nhằm đề ra chiến lược để thúc đẩy sự phồn thịnh và bền vững cho cả Đảng và nhân dân
Việt Nam.
ĐẠI HỘI IX:
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nêu lên cụ thể hơn nữa về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng
lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong
Đảng và người ngoài Đảng. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền
thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường,
lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau,
hướng tới tương lai… trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức”
Kết thúc 5 năm triển khai Nghị quyết Đại hội IX, cũng như là 5 năm đầu tiên của thế kỷ
XXI, cả Đảng, toàn dân, và toàn quân đã góp phần quan trọng vào những chuyển biến to lớn.
Nhìn chung, 20 năm đổi mới đã mang lại những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, thay đổi độc đáo và
toàn diện cho đất nước, làm tăng sức mạnh và uy tín quốc tế của Việt Nam.

ĐẠI HỘI X:
Tiếp tục chủ trương đại đoàn kết dân tộc đã được xác định trong các Đại hội
trước đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã nhấn mạnh
vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc, coi đó là một trong bốn thành tố của chủ đề
Đại hội: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển”.

ĐẠI HỘI XI:


Tiếp tục khẳng định các quan điểm về đại đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế
đất nước, với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại”,
“Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính
đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; đa dạng hóa các hình thức tập hợp
nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, phù hợp với trình độ dân trí và
đặc điểm, tình hình cụ thể của từng giai tầng xã hội, trong từng giai đoạn cách
mạng”[9].
ĐẠI HỘI XII:
Sau đại Đại hội XI, Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “đại đoàn kết dân tộc là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1

Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Đại hội XII đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng
sáng tạo của Nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết dân
tộc.
Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò nòng
cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng
thuận xã hội, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,
hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[12].
ĐẠI HỘI XIII:
Tại đại hội lần thứ XIII, Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc…………….

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường
pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của Mặt trận Tổ
quốc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc được nhấn mạnh: “Tăng cường vai trò
nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động Nhân dân đẩy
mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; thực hành dân chủ, tăng cường đồng
thuận xã hội

Để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc cần đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận và đoàn thể nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, địa
bàn dân cư; làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, tăng cường đối ngoại nhân dân. Phát huy sức mạnh Nhân dân trong thế trận
lòng dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

You might also like