You are on page 1of 16

Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.

com/c/thaytupham 

Những câu chuyện của từ vựng 


#vocabstories by Tu Pham  

Elevated Ring Road 2 

Chasm 3 

Daisy 4 

The day after tomorrow 5 

It’s fine 6 

Mortgage 7 

Double standard 9 

Breakfast 10 

Get your hands dirty 11 

abate 12 

ish 13 

Chandelier 14 

Hear from the grapevine 15 

Goods 16 


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Elevated Ring Road 


 
Ở Hà Nội chắc chắn bạn biết đường Vành đai 3 trên cao, Tuyến đường hiện đại 
bậc nhất Hà Nội, giúp quận Thanh Xuân, Hà Đông và Hoàng Mai phát triển vượt 
bậc trong 10 năm qua. 
 
Hôm nọ có bạn hỏi thầy đường vành đai trên cao tiếng Anh là gì. Nó đây nè: 
Elevated Ring Road 
 
- Ring: vòng tròn. Giống kiểu ring trong cái nhẫn, hay vòng tròn trong phim.. the 
ring 
- Elevated: được nâng lên cao :> 
 
Còn số 1, 2, 3 thì các bạn có thể thêm: Number 1, Number 2, 3 nhé.   


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Chasm 
 
Từ trình độ C1, chúng ta thường dùng cả nghĩa bóng của từ thay vì chỉ nghĩa đen. 
Ví dụ: “key to success” thì key không phải chìa khoá hữu hình để mở cửa, mà có 
nghĩa bóng riêng. 
 
Có một từ vựng cũng có nghĩa bóng như vậy là “chasm” /ˈkazəm/ - vực sâu ngăn 
cách. Mình không muốn nói tới khe vực hữu hình, mà là sự khác biệt khổng lồ 
giữa 2 sự vật, sự việc. 
 
Từ vựng “difference” đơn giản giờ đã có thêm 1 paraphrase “xịn xò”. Uhmm lưu ý 
nhỏ là “chasm” chỉ nên dùng số ít, không dùng số nhiều nha. Ví dụ: 
- the chasm between the rich and the poor   


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Daisy 
 
Là một trong những cái tên được sử dụng trong các ví dụ trong sách Tiếng Anh 
ngày xưa mình học từ hồi bé tí. Lớn lên biết đó là tên của Daisy Buchanan trong 
The Great Gatsby (mà cả vợ chồng mình thích mê vẻ đẹp của chị Carey Mulligan). 
Tên có nhiều ý nghĩa (như tên loài hoa cúc) nhưng trên tất cả cái tên này nghe 
hay và rất rất nữ tính ~ feminine. 
 
Nhiều người ghét tên này cũng vì nó nữ tính quá, và hơi cổ, không được cool 
ngầu và mạnh mẽ. Cũng có nhiều người không thích vì đây là một trong những 
tên thông dụng người ta hay đặt cho .. chó và bò. Nhưng điều này không ngăn 
cản được việc Daisy vẫn nằm trong top 200 cái tên được đặt nhiều nhất ở Mỹ cho 
bé gái. 
 
Vợ mình và mình ban đầu cũng thích đặt nickname cho Tu-An là Daisy vì sự nữ 
tính và vẻ đẹp đó. Cơ mà về sau chả hiểu sao ko ai gọi con là Daisy, mà toàn 
Tu-An hoặc Bunny. 
 
Đó, nghe kể chuyện xong mọi người có ai muốn đặt tên / nickname cho con gái 
là Daisy không?   


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

The day after tomorrow 


 
Khoảng 170,000 là số lượng entries trong cuốn từ điển Oxford nổi tiếng xuất bản 
năm 1989. Con số này chưa tính các dạng khác nhau của từ như danh từ, động 
từ, tính từ, trạng từ, nên có thể dễ dàng mường tượng sự rộng lớn của tiếng Anh. 
 
Nếu bạn nào từng làm dịch thuật Anh-Việt và Việt-Anh, bạn có thể dễ dàng thấy 
văn bản bằng tiếng Anh thường ngắn hơn khá nhiều. Mình phỏng đoán điều này 
là vì ở đơn vị từ vựng, tiếng Anh ghép nhiều gốc từ nhỏ tạo từ vựng ngắn để diễn 
ra một ý nghĩ chính xác. Ví dụ: 
- Pentagon: hình ngũ giác (1 từ vs 3 từ) 
- Quadruple: gấp 4 lần (1 từ vs 3 từ) 
- Caplitalism: chủ nghĩa tư bản (1 từ vs 4 từ) 
 
Tuy nhiên có một từ vựng cực kỳ đơn giản mà tiếng Anh trở nên khá vụng về để 
diễn đạt: NGÀY KIA. Tiếng Anh không có 1 từ vựng nào để dịch từ này, mà phải 
dùng cách diễn đạt giải thích dài dòng. Google Translate trả kết quả: "The day 
after tomorrow", mất 4 từ để tiếng Anh thể hiện một khái niệm hết sức đơn giản. 
 
(Thế mà người ta mất công làm hẳn 1 bộ phim tiêu đề “the day after tomorrow”, 
mà chúng ta đặt lại tên tiếng Việt là “ngày kinh hoàng” thay vì “ngày kia”, chắc là 
cho đỡ silly ) 
 
Ngược lại, chữ HÔM KIA ở tiếng Việt cũng không có từ nào thay thế ở tiếng Anh, 
mà phải dịch thành "the day before yesterday". Mình cảm thấy khá .. 
underwhelmed khi nghĩ rằng: phải chăng người Anh-Mỹ rất ít khi nhìn lại sự việc 
2 ngày trước, hoặc plan trước công việc 2 ngày sau, mà mọi thứ reflect và 
planning chỉ trong phạm vi cộng trừ 1 ngày mà thôi  
 
Còn bạn, bạn có cách nào nhanh hơn để nói "ngày kia" trong tiếng Anh không?   


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

It’s fine 
Để mình kể chuyện về những lần bị “ngớ người” vì ý nghĩa của “it’s fine” nhé =.= 
 
Mình còn nhớ một lần đi uống beer với hội bạn UK, một bạn chạy ra hỏi cả nhóm: 
"chúng mày cần tao lấy giúp thêm ít beer không?" 
 
Mình thì "beer lượng" thấp nên bảo luôn: "no thanks". Xong thấy bạn bên cạnh 
bảo: 
"It's fine" 
 
Ban đầu mình cứ tưởng "it's fine" là: oke lấy hộ tao nhé. Lúc đó mình hoàn toàn 
không ngờ "it's fine" cũng có ý nghĩa chẳng khác gì so với "no thanks" cả. 
 
Về sau mình bắt gặp "it's fine" trong rất nhiều trường hợp khác khi một người từ 
chối một offer của người khác như: 
- Trong tiệm quần áo, người bán hàng hỏi: anh/chị có muốn thử thêm chiếc này 
không ạ? 
- Trong một tiệm trà/cafe, người phục vụ hỏi: anh/chị có muốn thêm 1 ly không 
ạ? 
 
Cùng cách nói này chúng ta còn có thể có: 
- I'm fine 
- I'm okay 
Tất cả đều dùng để từ chối. Tất nhiên, chúng ta nên thêm chữ "thanks" ở cuối 
cho lịch sự. Ý là: tôi ổn, không cần gì thêm cả :> 
 
Các bạn còn từng bị ngớ người bởi những cách diễn đạt nào nữa? Hãy comment 
chia sẻ với mình nhé.   


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Mortgage  
 
Theo khảo sát trên 13,000 người ở Anh Quốc, có khoảng gần 20% người ở độ tuổi 
25-34, tức là vừa ra trường đi làm một thời gian, đã bắt đầu mua nhà. 
 
Mình khá ngạc nhiên vì giá nhà ở Anh Quốc vào loại cắt cổ, các bạn ý đã lấy đâu 
ra tiền trăm nghìn bảng/ triệu bảng để mua? Nhất là khi các bạn trẻ thường rất 
độc lập với bố mẹ về mặt tài chính. Phải chăng các bạn trẻ ở Anh kiếm tiền rất 
rất giỏi nên đã sở hữu tài sản lớn khi còn trẻ? 
 
Hóa ra không phải vậy, có tới 94% trong số những bạn trẻ ở Anh mua nhà là nhờ 
"Mortgage", tức là họ vay ngân hàng. Rất nhiều trong số đó sử dụng chính ngôi 
nhà họ mua làm tài sản thế chấp. Các ngân hàng ở Anh tin rằng khi một bạn trẻ 
ra trường có công ăn việc làm, họ sẽ đủ khả năng để trả nợ khoản vay này. 
 
Để dễ hình dung, một bạn trẻ ở Sài Gòn muốn mua 1 chung cư cỡ vừa, giá 2 tỉ 
đồng. Bạn có công việc ổn định với thu nhập 20 triệu/ tháng. Bạn ăn uống chi 
tiêu và để dành tiết kiệm khoảng 15 triệu và để ra 5 triệu mỗi tháng trả nợ mua 
nhà. Mình tạm thời bỏ qua lãi suất nhé, vì nếu cộng thêm lãi suất, thì số tiền mỗi 
tháng bạn phải trả sẽ lớn hơn khoản 5 triệu khá nhiều. Khi đó bạn đó sẽ cần 400 
tháng để trả hết 2 tỉ đồng, tức là khoảng 33 năm, cũng có nghĩa là trả xong nợ thì 
bạn đã tới tuổi xế chiều rồi =.=" 
 
Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn nghĩa của chữ "mortgage" nhé. 
MORTGAGE = MORT + GAGE 
Trong đó 'mort' thường xuất hiện trong những từ như: immortal (bất tử) hay 
mortal (có thể chết) với nghĩa là "death" - cái chết. 
Còn 'gage' thường xuất hiện trong những từ như: engage (đính hôn) với nghĩa là 
"pledge" - sự giao kèo. 


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

 
Từ đó chúng ta hiểu: "mortgage" là sự giao kèo tới chết. Bạn muốn sở hữu tài sản 
lớn bằng cách vay ngân hàng, thì đó sẽ là những hợp đồng giao kèo từ khi bạn 
trẻ tới lúc bạn già. 
 
Từ góc nhìn của mình thì "mortgage" là một phát kiến vĩ đại của nền công 
nghiệp bất động sản, đã giải quyết được nhu cầu của cả 3 bên: ngân hàng, người 
mua và các đơn vị bất động sản. Ở Anh Quốc, tỷ lệ mua nhà với "mortgage" lớn 
gấp 15 lần người bỏ thẳng tiền mua 1 lần ở độ tuổi 25-34; gấp 9 lần ở độ tuổi 
35-44 và gấp 3 lần ở độ tuổi 45-54.   


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Double standard 
“Tiêu chuẩn kép” 
Có những ngày đang lái xe vội, mình rất khó chịu khi người đi bộ băng ngang 
qua đường. "Ở đó làm gì có vạch?", "Họ đi bất cẩn thế!" v.v 
 
Nhưng honestly, mình tự hỏi bản thân có lúc nào mình cũng sang đường nơi 
không có vạch không? Rõ ràng có nhé. Lúc đó mình tự bảo bản thân là "Đang 
vắng, không có xe, tranh thủ sang nhanh". 
 
"That's a double standard." 
 
"Tiêu chuẩn kép" là một từ sử dụng để mô tả một điều đúng với một nhóm 
người/ một sự việc nhưng lại sai với một nhóm người khác hoặc sự việc khác 
tương tự. Chúng ta còn bắt gặp "double standard" trong cực nhiều trường hợp 
trong cuộc sống như: 
- Đàn ông khóc thì bị sẽ bị coi là yếu đuối, phụ nữ khóc thì được coi là bình 
thường :D:D:D 
- Ở các quốc gia phương tây: nam giới cá tính mạnh, cứng rắn thì tốt, còn nữ giới 
sẽ bị complained là "bossy" 
- Một người tính tình "2 mặt" áp dụng nhiều "tiêu chuẩn" khác nhau với những 
tình huống khác nhau 
 
Một vài cách dùng khác  
"Are you bothered by this double standard?" 
"Are you seeing a double standard yet?" 
"There is a double standard regarding ..." 
 
Còn bạn, bạn có "double standard" nào trong cuộc sống không?   


Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Breakfast 
Hoảng hồn khi biết hoá ra “breakfast”không phải là “bữa sáng”!!??? 
 
Như bao người mình từng được dạy từ ngày bé tí là breakfast là bữa sáng, lunch 
là bữa trưa và dinner là bữa tối. Xong có 1 ngày nhìn biển của nhà hàng ghi: 
“all-day breakfast” mình thấy ngờ ngợ, bữa sáng thì làm sao mà có thể all-day 
được. 
 
Hoá ra breakfast không phải là bữa sáng, mà là break+fast. Không phải fast trong 
từ vinfast đâu nhé, mà là fast trong từ fasting, intermittent fasting, có nghĩa là 
“không ăn hoặc ăn rất ít”. Break+fast = break khỏi quá trình không ăn/ ăn ít; và 
theo cách hiểu hiện đại thì nó là bữa ăn đầu tiên trong ngày. Nếu từ sáng tới giờ 
bạn chưa ăn gì, thì perhaps it’s time for your night breakfast!!   

10 
Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Get your hands dirty 


 
Nếu bạn tra từ điển, bạn sẽ thấy idiom "get your hands dirty" gắn với nhiều nghĩa 
tiêu cực: 
- Làm bẩn tay 
- Hoặc tham gia vào một "phi vụ" không trong sạch, một thứ sai pháp luật hoặc 
đạo đức 
 
Nhưng hôm nay, mình muốn chia sẻ với các bạn một phương châm sống của 
mình qua một ý nghĩa khác của idiom này: "sẵn sàng làm những việc nhỏ nhất". 
Đây là ví dụ từ Collins Cobuild: 
"Getting their hands dirty keeps top managers in touch with the problems of 
customers, and it shows everybody that serving customers is important." 
 
Về phía mình? Mình tin rằng ở bất cứ cương vị nào, chúng ta cũng nên sẵn sàng 
làm mọi việc, ngay cả khi thứ đó rất nhỏ, rất chán. Ở vị trí càng cao, chúng ta lại 
càng nên làm được những thứ nhỏ. Ví dụ ở IPP Education, mình là chủ nhiệm, 
nhưng một trong những công việc mình luôn làm khi có cơ hội là "kê bàn ghế". 
Mình tin vào 2 điều: 
- Một là "get your hands dirty" giúp mình bao quát được nhiều khía cạnh của 
công việc hơn, và đảm bảo được trải nghiệm tốt hơn của người học 
- Hà là "không ngại việc" sẽ giúp tất cả mọi người, trong đó có mình, trở thành 
những người tốt hơn :> để làm việc lớn thì không thể ngại việc nhỏ   

11 
Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

abate 
Từ này đọc là /əˈbeɪt/ nhé không phải đọc a-ba-te đâu Nghĩa của nó là SUY 
YẾU 
 
- Miền bắc đang hứng chịu cơn bão số hai, dự báo thời tiết nói nó sẽ suy yếu 
thành áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Chúng ta có thể nói: 
".. the storm will abate before turning into a tropical depression" 
 
- Tình hình dịch Covid-19 đang có dấu hiệu "yếu đi" ở nhiều quốc gia, các bạn 
cũng có thể sử dụng từ "abate": 
"... the COVID-19 pandemic is showing signs of abating in many countries"   

12 
Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

ish 
 
Chúng ta học rất nhiều từ vựng học thuật, nhưng trong giao tiếp hàng ngày, 
tiếng Anh hiện tại có cực nhiều từ vựng hay. Trong số đó, "ish" là một từ siêu đặc 
biệt: đó là việc một gốc từ "nhỏ nhoi" có thể ngoi lên trở thành một từ trọn vẹn 
được dùng siêu phổ biến: đại loại thế.  
 
ish có thể dùng để trả lời rất nhiều câu hỏi: 
- Are you hungy? - Ish. 
- Is he good at math? - Ish. 
- Do you have any feelings for her? - Ish. 
 
ish có thể ghép vào một đống từ. 
- What's your favourite colour? - Grey-ish blue -> màu xanh có pha màu ghi 
- How much money should I spend for a good smartphone? - $100 ish. -> khoảng 
100 đô 
 
Giờ các bạn thử áp dụng -ish trả lời xem :)) 
1- Are you good at English? 
2- Do you think IELTS is important? 
3- What's your IELTS level? 
 
(đáp án: 1. ish 2. ish 3. Band 6-ish) 

13 
Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Chandelier 
 
Trong tiếng Anh, những gì "đẹp đẽ", hào nhoáng nhất thường lấy từ .. tiếng Pháp. 
Trong các cung điện, lâu đài thì đèn chùm là biểu tượng cho sự hào nhoáng đó: 
hàng trăm ngọn đèn pha lê được thắp sáng lung lung trên những trần nhà được 
chạm khắc và trang trí tinh xảo. 
 
Cũng vì nguồn gốc tiếng Pháp nên chữ "ch" không được đọc như trong từ "chair" 
mà lại được đọc như "sh" như trong từ "she". Cả từ được phát âm là /ʃændəˈlɪə(r)/ 
- nghe sang chảnh đúng không :> 
 
Hồi đi UK mình cũng thường xuyên nhìn thấy những ánh mắt ngưỡng mộ của 
người Anh khi nói về văn hóa Pháp. Kỳ lạ phải không, vì 2 nước có một lịch sử dài 
đối đầu với nhau cả trong khu vực và trên thế giới. Thậm chí người Anh còn 
không ngại mang "nguyên si" từ vựng trong tiếng Pháp về mà không đổi chữ 
nào, như : 
- Champagne -> rượu Champagne, đọc là /ʃæmˈpeɪn/ 
- Chateau -> lâu đài kiểu Pháp, đọc là /ˈʃætəʊ/ 
 
Quay lại với "Chandelier", trong "It's okay to be not okay" thì lâu đài của Ko 
Mun-yeong cũng sở hữu một chiếc đèn chùm tuyệt đẹp như vậy. Hãy cùng 
chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê người của những ngọn đèn trong bức ảnh này nhé    

14 
Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Hear from the grapevine 


Từ vựng này mình từng một lần chia sẻ hồi năm ngoái Nó thường đường 
dùng .. hàng ngày khi mọi người giao tiếp bằng tiếng Việt. Rất tốt cho Speaking, 
chống chỉ định cho Writing các bạn nhé. 
“To hear on the grapevine” 
[idiom] 
“Nghe nói” từ người khác. 
Ví dụ: “I heard on the grapevine that you are leaving”có nghĩa: “Mình nghe nói là 
bạn sắp rời đi” 
Disclaimer :D: "nghe nói" là thứ rất là có hại in real life nhé :)) "nghe nói" có thể 
destroy các relationships nếu người nghe không đủ tỉnh táo. Nghe nói quá nhiều 
về một thứ không có thật cũng có thể ảnh hưởng tới decision making. :(( 
-- 
Để học thêm nhiều từ vựng hàng ngày qua những câu chuyện nhỏ, các bạn nhớ 
click theo dõi:​ f​ acebook.com/phamquangtu​  
Bạn ở trình độ 4.0-6.0 có thể subscribe kênh youtube của mình để học: 
bit.ly/TuPhamYoutube 

15 
Thêm nhiều kiến thức hay tại: fb.com/phamquangtu​ | ​youtube.com/c/thaytupham 

Goods 
Không có từ nào có quy luật ngữ pháp "đểu" như từ này 
 
Ok, let me get this straight. Tiếng Anh có lượng từ vựng cực lớn, nhiều quy luật 
ngữ pháp. Thế nhưng thi thoảng lại có mấy thứ bất quy tắc tới mức khủng khiếp. 
Từ "goods" là một từ như vậy. 
 
"Goods" có nghĩa là "hàng hóa", tra từ điển thì thấy dạng từ là N-PLURAL tức là 
danh từ chỉ tồn tại ở dạng số nhiều và không có số ít. Điều này có nghĩa nếu bạn 
muốn nói: "những hàng hóa này rất tốt" thì phương án ngắn gọn là: "These 
goods are good". 
 
Tuy nhiên hiện này từ "goods" rất hay dùng ở dạng không đếm được, giống kiểu 
merchandise, và khi đó chúng ta hoàn toàn có thể nói: "the amount of goods". 
 
Kết quả bạn có một từ: 
- Có số nhiều 
- Mà vẫn không đếm được 
 
How inconsistent!!!! 
 
Bonus: trong tiếng Anh có kha khá từ chỉ có dạng số nhiều mà không có dạng số 
ít. Một trong các từ đó là "Lyrics" có nghĩa là ca từ trong bài hát. Chúng ta không 
có khái niệm "a lyric" - một lời bài hát, mà chỉ có khái niệm "the lyrics of a song" - 
lời của một bài hát". 

16 

You might also like