You are on page 1of 2

1.

1 Định nghĩa về tuân thủ thuế


Khái niệm về tuân thủ thuế xoay quanh 2 khía cạnh, theo lý thuyết đó là sự tự nguyện
tuân thủ của người nộp thuế còn dưới giác độ pháp lý, đó là sự bắt buộc người nộp thuế
phải tuân thủ nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy dinh của Tổng cục Thuế Việt Nam tuân thủ thuế là việc chấp hành nghĩa vụ của
người nộp thuế theo đúng quy định bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, tính thuế,
nộp thuế, báo cáo thuế. Bất kỳ vi phạm nào trong các khâu này đều dẫn đến sự không
tuân thủ thuế ở các mức độ khác nhau. Như vậy, tuân thủ thuế là một khái niệm bao hàm
cả ý nghĩa pháp lý và thực tế.
-------
Trong thời đại kinh tế số như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò
quan trọng trong công tác quản lý thuế và đem lại những hiệu quả to lớn trong công cuộc
hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế. Bởi vấn đề thông tin
là thách thức cốt lõi trong quản lý thuế, chính phủ phải có khả năng xác định cơ sở thuế.
-------
Các ví dụ dưới đây sẽ nêu bật việc Công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết
các cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về các nguồn thu nhập / tài sản chịu thuế khác nhau
của người nộp thuế.
Bằng hai cách thức
Đầu tiên, giải quyết thách thức thông tin về các giao dịch có thể không được báo cáo
Thứ hai, sử dụng công nghệ trong việc cải thiện số lượng người đăng ký nộp thuế
--------
Thu thập thông tin giao dịch theo thời gian thực bằng các thiết bị tài chính điện tử
Thuật ngữ Thiết bị tài chính điện tử (EFD) có thể được sử dụng để mô tả nhiều loại thiết
bị công nghệ mà cơ quan quản lý doanh thu có thể sử dụng để giúp giám sát các giao dịch
kinh doanh. chẳng hạn như đăng ký thuế điện tử (ETRs) hoặc máy in tài chính điện tử
(EFP), máy đăng ký bán hàng điện tử (ESRMs)
có thể tự động ghi lại các giao dịch về doanh số bán hàng khi chúng xảy ra và dễ dàng
trao đổi với cơ quan quản lý thuế thông qua mạng di động internet.
--------
tác động của công nghệ đó ảnh hưởng tích cực đến năng lực tài chính của Cơ quan Thuế,
theo đó cơ quan có thẩm quyền được hưởng lợi từ ESRMs về các luồng dữ liệu nhiều
thông tin hơn, gia tăng doanh thu thuế cho chính phủ, đồng thời dẫn đến những tác động
tích cực về tỷ lệ việc làm. tăng cường năng lực tài khóa của nhà nước ở các nước đang
phát triển.
ESRM cải thiện đáng kể độ chính xác của báo cáo của các công ty,

một số tiêu cực cần cân nhắc hơn. Đầu tiên, trong khi công nghệ thông tin và các hệ
thống quản lý dữ liệu số hóa xác định tốt hơn khối lượng giao dịch và thuế phải nộp, tuy
nhiên công nghệ không có hiệu quả trong việc tăng cường tuân thủ và các phản ứng từ
người đóng thuế. Trong 1 báo cáo về trường hợp của quốc gia Đông Phi Ethiopia, doanh
số bán hàng VAT tăng 87% do áp dụng ESRM lại được bù đắp bằng việc tăng đồng thời
chi phí được khấu trừ, tạo ra mức tăng doanh thu thuần thấp hơn tỷ lệ thuận với mức tăng
doanh thu do đó làm giảm đáng kể lợi nhuận doanh thu tiềm năng. Thứ hai, công nghệ sẽ
vẫn không hiệu quả trong những bối cảnh thiếu thẩm quyền thực thi từ cơ quan thuế. nó
chỉ hiệu quả nếu nó thúc đẩy các hành động răn đe đầy đủ từ cơ quan có thẩm quyền. Vì
vậy, để giảm tình trạng tránh thuế vẫn cần có sự kết hợp đổi mới công nghệ cùng các biện
pháp để tăng cường năng lực, thực thi truyền thống và động cơ tuân thủ của người nộp
thuế tự nguyện.
-------
Sử dụng công nghệ thông tin để đăng kí thuế
Công nghệ thông tin hỗ trợ đáng kể cho việc quản lý thuế, cụ thể và phổ biến nhất là Hệ
thống quản lý thuế tích hợp (ITAS) đăng ký mã số nhận dạng người nộp thuế (taxpayer
Identification Number)là một sáng kiến quản lý thuế nhằm đơn giản hóa và tự động hóa
tất cả các quy trình quản lý
Nhìn chung, việc áp dụng công nghệ thông tin, hay Hệ thống quản lý thuế tích hợp
(ITAS) chính là bước tiến quan trọng nhằm hạn chế mất thông tin và cải thiện chất
lượng dữ liệu  cải cách thuế thành công và bền vững, đảm bảo đánh thuế thích hợp của
nền kinh tế kỹ thuật số và giảm bớt những trở ngại của việc tuân thủ.

You might also like