You are on page 1of 126

Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SÁCH BÀI TẬP


LỚP OFF 11

CHƯƠNG 4 + 5:
TỪ TRƯỜNG
& CẢM ỨNG TỪ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 1


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Mục lục
Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập
Dạng bài tập: Từ trường 4

Dạng bài tập: Lực từ 15

Tóm tắt lý thuyết 21

Chuyên đề 1: Lực từ - Cảm ứng từ


Dạng 1 Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn 27

Dạng 2 Lực từ tác dụng lên khung dây dẫn 37

Đáp án 43

Chuyên đề 2: Từ trường của dòng điện chạy trong các

dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Lý thuyết 44

Dạng 1 Bài toán liên quan đến từ trường của dòng điện thẳng dài 47

Bài toán liên quan đến lực tương tác giữa các dòng điện thẳng dài, song
Dạng 2 58
song

Đáp án 62

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Chuyên đề 3: Từ trường của dòng điện chạy trong các

dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Lý thuyết 63

Dạng 1 Từ trường, cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn 64

Dạng 2 Từ trường, cảm ứng từ trong lòng ống dây 70

Đáp án 73

Chuyên đề 4: Lực Lorentz


Lý thuyết 74

Dạng 1 Một số ví dụ 76

Dạng 2 Bài tập trắc nghiệm 77

Đáp án 86

Chuyên đề 5: Từ thông và cảm ứng điện từ


Lý thuyết 87

Bài tập trắc nghiệm 94

Đáp án 115

Chuyên đề 6: Hiện tượng tự cảm, suất điện động tự cảm


Ví dụ và bài tập trắc nghiệm 116

Đáp án 126

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 3


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 4: DẠNG BÀI TẬP: TỪ TRƯỜNG

I TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. TỪ TRƯỜNG
Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực
từ tác dụng lên một dòng điện hay nam châm đặt trong đó.
► Để phát hiện sự tồn tại của từ trường trong một khoảng không gian nào đó, người ta sử dụng
kim nam châm nhỏ, đặt tại những vị trí bất kì trong không gian ấy. Nếu không có tác dụng của từ
trường của một dòng điện hay một nam châm thì kim nam châm nói trên luôn hướng theo hướng
bắc nam. Khi có tác dụng của từ trường của một dòng điện hay một nam châm thì kim nam châm
nói trên sẽ cân bằng ở một vị trí xác định. Vị trí này tùy thuộc vào chỗ đặt của kim nam châm trong
từ trường.
→ Người ta quy ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm
nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
► Để biễu diễn từ trường về mặt hình học, người ta đưa ra khái niệm đường sức từ.
→ Đường sức từ là những đường được vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi
điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.
2. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC
BIỆT

Dòng điện Đặc điểm của vecto cảm ứng từ


Tại điểm M cách dòng điện một đoạn r
o Phương nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện.
o Chiều được xác định theo quy tắc nắm tay phải.
I
o Độ lớn B = 2.10−7 .
r

Tại trung điểm O của dòng điện tròn bán kính R .


o Phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây.
o Chiều được xác định theo quay tắc nắm tay phải.
I
o Độ lớn: B = 2 .10−7 .
R

Tại tâm của ống dây dẫn hình trụ


o Phương vuông góc với mặt phẳng tiết diện của khung dây.
o Chiều được xác định theo quy tắc nắm tay phải.
N
o Độ lớn: B = 4 .10−7 I .
l

► Đơn vị của cảm ứng từ là Tesla (T).


_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

4 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3. NGUYÊN LÝ CHỒNG CHẤT TỪ TRƯỜNG:


BM

B1 B2

I1 I2

► Vecto cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vecto cảm ứng do từng
dòng điện gây ra tại điểm đó
B = B1 + B2 + ... + Bn .
→ Trường hợp đơn giản, nếu tại M tồn tại hai vecto cảm ứng từ B1 và B2 thì BM = B1 + B2 .
► Việc cộng các vecto cảm ứng từ được tiến hành theo quy tắc hình bình hành: Nếu B1 và B2 là hai
cạnh của hình bình hành thì đường chéo của hình bình hành này biễu diễn vecto cảm ứng từ tổng
hợp
II CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng bài

Dạng 1 Cảm ứng từ của dòng điện chạy qua các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Dạng 2 Quy tắc nắm tay phải trong xác định chiều của vecto cảm ứng từ gây ra bởi các
dòng điện có hình dạng đặc biệt

Dạng 3 Bài tập về nguyên lý chồng chất từ trường

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 5


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

DẠNG 1: CẢM ỨNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG
ĐẶC BIỆT

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢI


Để giải quyết dạng toán này, ta cần nắm rõ công thức xác định độ lớn của vecto cảm ứng từ của các
dòng điện đặc biệt.
Cảm ứng từ Độ lớn
I
B = 2.10−7
r
o I là cường độ dòng điện qua dây dẫn (A).
Gây bởi dòng điện thẳng o r là khoảng cách từ vị trí đang xét đến dòng điện (m).
dài
I
B = 2 .10−7
R
Tại tâm dòng điện tròn o I là cường độ dòng điện qua dây dẫn (A).
o R là bán kính của dòng điện tròn (m).

N
I B = 4 .10−7
l
Tại tâm ống dây o I là cường độ dòng điện qua dây dẫn (A).
o l là chiều dài của ống dây (m).
o N là số vòng dây trên ống dây.

❖ VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Một dây dẫn có đường kính tiết diện d = 0,5 mm, được phủ một lớp sơn cách điện mỏng
và quấn thành một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau. Cho dòng điện có cường độ I = 2 A chạy
qua. Xác định cảm ứng từ tại một điểm trên trục của ống dây.
A. 5 mT. B. 4 mT. C. 3 mT. D. 2 mT.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: ► Cảm ứng từ tại tâm của một dây dẫn tròn có dòng điện chạy qua được
d = 0,5 mm xác định bằng biểu thức
I = 2A I
→ B = 2 .10−7 = 2 .10−7
2
 5 mT.
Hỏi: B = ? R 0, 25.10−3
→ Đáp án A

Ví dụ 2: Một ống dây dẫn hình trụ, dài 31,4 cm (không lõi sắt) gồm 1200 vòng có dòng điện cường
độ 2,5 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ bên trong ống dây này. Biết rằng đường kính của ống dây
khá nhỏ so với chiều dài của nó.
A. 2,1 T. B. 0,12 mT. C. 1,2 T. D. 12 mT.
Hướng dẫn giải

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

6 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tóm tắt: ► Cảm ứng từ tại tâm của một ống dây có dòng điện chạy qua được xác
l = 31, 4 cm định bằng biểu thức
N = 1200 vòng N
→ B = 4 .10−7 I = 4 .10−7
1200
.2,5 = 12 mT.
I = 2,5 A l 31, 4.10−2
Hỏi: B = ? → Đáp án D

Ví dụ 3: Cho dòng điện có cường độ I = 0,15 A chạy qua các vòng dây dẫn của ống dây, thì cảm
ứng từ bên trong ống dây dẫn là B = 35.10−5 T. Ống dây dài 50 cm. Số vòng dây của ống dây là.
A. 2000 vòng. B. 2089 vòng. C. 1202 vòng. D. 1200 vòng.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: ► Cảm ứng từ tại tâm của một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua được
I = 0,15 A xác định bằng biểu thức
−5
B = 35.10 T → B = 4 .10−7 I
N
l = 50 cm l
Hỏi: N = ? BlI 35.10−3.0,5.0,15
→ N= = = 2089 vòng. → Đáp án B
4 .10−7 4 .10−7

Ví dụ 4: Dùng một sợi dây đồng phủ sơn cách điện mỏng, quấn quanh một ống hình trụ dài L = 50
cm, có đường kính d = 4 cm để làm một ống dây. Sợi dây quấn ống dây có chiều dài l = 314 cm và
các vòng dây được quấn sát nhau. Hỏi nếu cho dòng điện có cường độ I = 0, 4 A chạy qua ống dây,
thì cảm ứng từ bên trong ống dây là bao nhiêu ?
A. 2.10–5 T. B. 3.10–5 T. C. 2,5.10–5 T. D. 3,5.10–5 T.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Chu vi của tiết diện ống dây P = 2 r = 2 .2 = 12,57 cm.
L = 50 cm → Với chiều dài l , mỗi vòng dây quấn quanh ống dây có chiều dài l0 = P
d = 4 cm → Số vòng dây quấn được trên ống dây là
l = 314 cm l l 314
N= = =  25 vòng.
I = 0, 4 A l P 12,57 0
Hỏi: N = ? ► Cảm ứng từ tại tâm của một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua được
xác định bằng biểu thức
N 25
B = 4 .10−7 I = 4 .10−7 0, 4 = 2,5.10−5 T. → Đáp án C
l 0,5

Ví dụ 5: Một dây đồng có đường kính d = 0,8 mm có một lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh
hình trụ có đường kính D = 2 cm, chiều dài 40 cm để làm một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau.
Muốn cảm ứng từ bên trong lòng ống dây có độ lớn là 2 .10−3 T thì phải đặt vào hai đầu ống dây
một hiệu điện thế bằng bao nhiêu. Biết rằng điện trở suất của đồng bằng 1,76.10–8 Ωm.
A. 2,125 V. B. 3,6 V. C. 2,5 V. D. 4,375 V.
Hướng dẫn giải

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 7


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tóm tắt: Điện trở của dây đồng dùng để quấn ống dây:
d = 0,8 cm l 0, 4
R =  = 1,76.10−8 = 0,014 Ω.
D = 2 cm S  . 0, 4.10 −3 2
( )
l = 40 cm
► Chu vi của ống dây P = 2 R = 2 .1 = 2 cm.
B = 2 .10−3 T
→ Với chiều dài l , mỗi vòng dây quấn quanh ống dây có chiều dài l0 = P
 = 1,76.10−8 Ωm
→ Số vòng dây quấn được trên ống dây là
Hỏi: U = ? l l 40
N= = =  6.4 vòng.
l0 P 2
► Cảm ứng từ tại tâm của một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua được
xác định bằng biểu thức
N Bl 2 .10−3.0, 4
B = 4 .10−7 I → I = = = 312,5 A.
l 4 .10−7 N 4 .10−7.6, 4
→ Hiệu điện thế cần đặt vào hai đầu cuộn dây là
U = IR = 312,5.0, 014 = 4,375 V. → Đáp án D

DẠNG 2: QUY TẮC NẮM TAY PHẢI TRONG XÁC ĐỊNH CHIỀU CỦA VECTO CẢM ỨNG
TỪ GÂY RA BỞI CÁC DÒNG ĐIỆN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Để xác định phương chiều của các vecto cường độ điện trường gây ra bởi dòng điện chạy qua các
dây dẫn có hình dạng đặc biệt, ta có thể sử dụng quy tắc nắm tay phải.
► Với dòng điện thẳng dài: Nắm tay phải sao cho ngón tay cái chỉ chiều của
dòng điện chạy trong dây dẫn, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều của
đường sức.
→ Với quy tắc trên ta có thể xây dựng một giản đồ về sự phân bố của theo
phương và chiều của vecto cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài gây ra trong một
mặt phẳng.
→ Giản đồ phân bố theo phương chiều vecto cảm ứng từ do một dòng điện thẳng dài gây ra trong
mặt phẳng giấy:
I

I
► Với dòng điện tròn: Nắm tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ
chiều của dòng điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của đường sức từ.
→ Với quy tắc trên ta có thể xác định được chiều của vecto cảm ứng từ tại tâm các
vòng dây trong những trường hợp đơn giản sau:

I
B B
I
I I
B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

8 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

► Với dòng điện chạy qua ống dây: Nắm tay phải sao cho chiều từ cổ
tay đến các ngón tay chỉ chiều của dòng điện, ngón tay cái choãi ra 90 0
chỉ chiều của đường sức từ.
→ Mặt của ống dây ta nhìn vào dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ
thì trừ trường đi vào, ngược lại mặt của ống dây ta nhìn vào dòng điện
chạy ngược chiều kim đồng hồ thì từ trường đi ra.

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Tại điểm nào có kí hiệu không đúng với chiều của từ trường
tạo bởi dòng điện không đổi I chạy trong dây dẫn tròn nằm trên mặt 4
1
phẳng giấy. 2
A. Điểm 1. B. Điểm 2.
3
C. Điểm 3. D. Điểm 4. I
Hướng dẫn giải
4
1
2

3
I
Tóm tắt: ► Sự phân bố theo phương và chiều của cảm ứng từ được biểu diễn như
Cho sự phân bố từ hình vẽ.
trường như hình vẽ → Điểm 3 là chưa phù hợp.
Hỏi: Vị trí nào từ → Đáp án C
trường chưa đúng?

Ví dụ 2: Tại điểm nào có kí hiệu không đúng với chiều của từ trường tạo 1 I
3
bởi dòng điện không đổi chạy trong các dây dẫn nằm trên mặt phẳng
giấy? 2 4
A. Điểm 1. B. Điểm 2.
C. Điểm 3. D. Điểm 4.
Hướng dẫn giải
1 I
3

2 4
Tóm tắt: ► Sự phân bố theo phương và chiều của cảm ứng từ được biểu diễn như
Cho sự phân bố từ hình vẽ.
trường như hình vẽ → Điểm 4 là chưa phù hợp.
Hỏi: Vị trí nào từ → Đáp án D
trường chưa đúng?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 9


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 3: Cho dòng điện chạy qua hai dây dẫn như hình vẽ. Vị trí nào 1 3
I2
chiều của vecto cảm ứng từ là không thể như biễu diễn.
I1
A. Điểm 1. B. Điểm 2. 2 4
C. Điểm 3. D. Điểm 4.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: ► Tùy theo độ lớn của I1 và I 2 , khoảng cách đến vị trí ở khoảng giữa hai
Cho sự phân bố từ dòng điện và tại vị trí đó có thể cảm ứng từ hướng ra hoặc hướng vào, vì
trường như hình vẽ trong khoảng này các cảm ứng từ thành phần ngược chiều nhau.
Hỏi: Vị trí nào từ ► Tuy nhiên khoảng không gian về phía bên phải của hai dòng điện các
trường chưa đúng? cảm ứng từ thành phần cùng hướng vào → cảm ứng từ tổng hợp cũng
hướng vào.
► Tương tự khoảng không gian ở phía trái của hai dòng điện, cảm ứng từ
thành phần cùng hướng ra → cảm ứng từ tổng hợp cũng hướng ra.
→ Điểm 1 là chưa phù hợp. → Đáp án A

Ví dụ 4: Trong miền nào giữa hai dây dẫn thẳng đặt vuông góc với nhau trong I1
1 2
cùng một mặt phẳng thẳng đứng có các dòng điện không đổi I1 và I 2 chạy qua
từ trường của chúng sẽ cùng hướng. I2
A. 1 và 3. B. 1 và 4. 4 3
C. 2 và 3. D. 1 và 2.
Hướng dẫn giải
I1

I2

Tóm tắt: ► Sự phân bố của các vecto cảm ứng từ được biểu diễn như hình vẽ.
Cho sự phân bố từ → Đáp án A
trường như hình vẽ
Hỏi: Vị trí nào từ
trường chưa đúng?

Ví dụ 5: Trong miền nào giữa hai dây dẫn thẳng đặt vuông góc với nhau trong 1 2
I1
cùng một mặt phẳng thẳng đứng có các dòng điện không đổi I1 và I 2 chạy qua
từ trường của chúng sẽ cùng hướng. I2
A. 1 và 3. B. 2 và 4. 4 3
C. 2 và 3. D. 1 và 2.
Hướng dẫn giải
I1

I2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

10 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tóm tắt: ► Sự phân bố của các vecto cảm ứng từ được biểu diễn
Cho sự phân bố từ như hình vẽ.
trường như hình vẽ → Đáp án B
Hỏi: Vị trí nào từ
trường chưa đúng?

DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ NGUYÊN LÝ CHỒNG CHẤT TỪ TRƯỜNG

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Cảm ứng từ tại một điểm bằng tổng các vecto cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm đó:

B = B1 + B2 +... + Bn

BM

B1 B2

I1 I2

→ Trường hợp tại điểm M trong từ trường có sự tồn tại của hai vecto cảm ứng từ B1 và B2 . Khi
đó, ta có BM = B1 + B2 . Độ lớn của cảm ứng từ tại M được xác định bằng biểu thức
BM2 = B12 + B22 + 2B1B2 cos  .

o Khi  = 00 thì B1 cùng phương, cùng chiều với B2 . Ta có BM = B1 + B2 .

o Khi  = 1800 thì B1 cùng phương, ngược chiều với B2 . Ta có BM = B1 − B2 .

o Khi  = 900 thì B1 có phương vuông góc với B2 . Ta có BM = B12 + B22 .

Với nguyên lý chồng chất trên, ta có thể tìm vecto cảm ứng từ tại điểm M theo các bước sau:

Bước 1: Xác định độ lớn của các vecto cảm ứng từ do các dòng điện gây ra tại điểm M.

Bước 2: Sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định phương, chiều của các vecto cảm ứng từ thành
phần.

Bước 3: Dựa vào góc lệch giữa các vecto cảm ứng từ thành phần, ta xác định cảm ứng từ tổng hợp
theo biểu thức BM2 = B12 + B22 + 2B1B2 cos  .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 11


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

❖ VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Cho hai dòng điện I1 = I2 = 6 A chạy trong hai dây dẫn dài, song song, cách nhau 30 cm
theo cùng một chiều. Xác định vecto cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa
hai dây dẫn, cách hai dây lần lượt là r1 = MO1 = 0,1 m và r2 = MO2 = 0,2 m.
A. 6 μT. B. 4 μT. C. 3 μT. D. 2 μT.
Hướng dẫn giải

B1
O1 M O2
B2

I1 I2
Tóm tắt: ► Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại M có phương chiều như hình vẽ,
I1 = I2 = 6 A và có độ lớn được xác định bằng các biểu thức:
O1O2 = 30 cm  −7 I1 −7 6
 B1 = 2.10 r = 2 .10 0,1 = 12
r1 = MO1 = 0,1 m  1
 μT.
r2 = MO2 = 0,2 m  B = 2.10 −7 I 2
= 2 .10 −7 6
=6
 2 r2 0, 2
Hỏi: BM = ?
► Vì B1 có cùng phương nhưng ngược chiều với B2 , do vậy cảm ứng từ
tổng hợp tại M là:
BM = B1 − B2 = 12 − 6 = 6 μT.
→ Đáp án A

Ví dụ 2: Cho hai dòng đồng phẳng, dòng thứ nhất thẳng dài, I1 = 2 A; dòng thứ hai hình tròn, tâm
O2 cách dòng thứ nhất 40 cm, bán kính R2 = 20 cm, I2 = 2 A . Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại O2 .
A. 6,2 μT. B. 1 μT. C. 7,3 μT. D. 2,8 μT.
Hướng dẫn giải

B1

B2

I1 I2
Tóm tắt: ► Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại O2 có phương chiều như hình
I1 = I2 = 2 A vẽ, và có độ lớn được xác định bằng các biểu thức:
r1 = 40 cm  −7 I1 −7 2
 B1 = 2.10 r = 2.10 0, 4 = 1
R2 = 20 cm  1
 μT.
Hỏi: BO2 = ?  B = 2 .10−7 I 2 = 2 .10−7 2 = 6,3
 2 R2 0, 2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

12 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

► Vì B1 có cùng phương, cùng chiều với B2 , do vậy cảm ứng từ tổng hợp
tại O2 là:
BO2 = B1 + B2 = 1 + 6,3 = 7,3 μT. → Đáp án C

Ví dụ 3: Một dây dẫn thẳng, dài có vỏ bọc cách điện, ở khoảng giữa được
uốn thành vòng tròn, bán kính R = 20 cm như hình vẽ. Dòng điện chạy qua O
dây dẫn có cường độ là 5 A. Xác định cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn.
A. 13,2 μT. B. 2,25 μT. I

C. 10,7 μT. D. 0,75 μT.


Hướng dẫn giải
B1 B2

Tóm tắt: Ta có thể xem cảm ứng từ tại O là cảm ứng từ do một dòng điện thẳng B1
I = 5A và dòng điện tròn B2 (dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ) gây ra.
R = 20 cm
► Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại tâm O của dòng điện tròn được
Hỏi: BO = ?
xác định bằng biểu thức:
 −7 I −7 5
 B1 = 2.10 R = 2.10 0, 2 = 5
 μT.
 B = 2 .10−7 I = 2 .10−7 5 = 15, 7
 2 R 0, 2
► Vì B1 có cùng phương, ngược chiều chiều với B2 , do vậy cảm ứng từ
tổng hợp tại O là:
BO = B1 − B2 = 5 −15,7 = 10,7 μT. → Đáp án C

Ví dụ 4: Cho hai dây dẫn tròn được ghép đồng tâm như hình vẽ. Vòng tròn
thứ nhất có bán kính R1 = 50 cm, mang dòng điện I1 = 10 A, vòng thứ hai có I1

bán kính R2 = 30 cm, mang dòng điện I 2 = 5 A. Xác định cảm ứng từ tại tâm
của hai vòng dây. I2
A. 1 μT. B. 2 μT.
C. 4 μT. D. 3 μT.
Hướng dẫn giải
I1 I1

B1
B2
B1 B2

I2 I2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 13


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tóm tắt: ► Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại tâm O được xác định bằng biểu
I1 = 10 A  −7 I1 −7 10
 B1 = 2 .10 R = 2 .10 0,5 = 1,3.10
−5

R1 = 50 cm  1
thức:  T.
I 2 = 10 A  B = 2 .10 −7 I
= 2 .10 −7 5
= 10 −5

R2 = 30 cm  2 R2 0,3
Hỏi: BO = ? ► Vì B1 có cùng phương, ngược chiều chiều với B2 , do vậy cảm ứng từ
tổng hợp tại O là:
BO = B1 − B2 = 1,3 −1 .10−5 = 0,3.10−5 T. → Đáp án D

Ví dụ 5: Hai dòng điện tròn có bán kính R = 10 cm có tâm trùng nhau, đặt vuông góc với nhau.
Cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây là I1 = I 2 = 2 A. Xác định cảm ứng từ tại tâm của hai
vòng dây
A.  μT. B. 2 μT. C. 4 μT. D. 3 μT.
Hướng dẫn giải

B1 B1

B2 B2
I1
I2

Tóm tắt: ► Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại tâm O có độ lớn bằng nhau
I1 = I 2 = 2 A được xác định bằng biểu thức:
R = 10 cm B1 = B2 = 2 .10−7
I
= 2 .10−7
2
= 2 2 μT.
Hỏi: BO = ? R 0,1
► Vì B1 phương vuông góc với B2 , do vậy cảm ứng từ tổng hợp tại O là:
BO = B12 + B22 = 4 μT.
→ Đáp án C

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

14 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

DẠNG BÀI TẬP: LỰC TỪ

I TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN ĐOẠN DÂY DẪN MANG DÒNG ĐIỆN
► Khi đặt một đoạn dây dẫn chiều dài l , có dòng điện I chạy qua thì dòng
điện sẽ chịu tác dụng của lực từ F được xác định bằng biểu thức:
F = IBl sin 
Trong đó:
o I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây (A).
o l là chiều dài của đoạn dây (m).
o B là cảm ứng từ của từ trường nơi đặt dây dẫn (T).
o  là góc hợp bởi chiều của dòng điện và chiều của vecto cảm ứng từ.
→ Chiều của lực từ được xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức
từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều của dòng điện. Ngón tay cái
choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.

2. LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN ĐIỆN TÍCH CHUYỂN ĐỘNG – LỰC LO-REN-XƠ
► Khi một điện tích q0 chuyển động trong từ trường B , lực từ tác dụng
lên điện tích lúc này gọi là lực Lo–ren–xơ được xác định bằng biểu thức:
f = q0 vB sin 
Trong đó:
o q0 là giá trị của điện tích chuyển động (C).
o v là vận tốc chuyển động của điện tích (m/s).
o B là cảm ứng từ của từ trường (T).
o  là góc hợp bởi v và B .
→ Chiều của lực Lo – ren – xơ được xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho cảm
ứng từ xuyên qua lòng bàn tay. Chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều chuyển động của q0 nếu
q0  0 hoặc ngược chiều chuyển động của q0 nếu q0  0 . Khi đó ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều
của lực Lo – ren – xơ.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 15


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

II CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng bài

Dạng 1 Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện

Dạng 2 Lực từ tác dụng điện tích chuyển động – Lực Lo – ren – xơ

DẠNG 1: LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN ĐOẠN DÂY DẪN MANG DÒNG ĐIỆN
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Lực từ F tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bằng
biểu thức
F = IBl sin 
Trong đó:
o I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây (A).
o l là chiều dài của đoạn dây (m).
o B là cảm ứng từ của từ trường nơi đặt dây dẫn (T).
o  là góc hợp bởi chiều của dòng điện và chiều của vecto cảm ứng từ.

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một đoạn dây dẫn dài 128 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong từ trường
đều có cảm ứng từ 0,83 T. Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn khi dòng điện chạy qua dây
dẫn này có cường độ 18 A.
A. 19 N. B. 1,9 N. C. 3 N. D. 2,2 N.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Dẫn dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ → dòng điện chạy qua dây dẫn
l = 128 cm có phương vuông góc với vecto cảm ứng từ →  = 900 .
B = 0,83 A ► Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bằng
I = 18 A biểu thức
 = 90 0
F = IBl sin  = 18.0,83.1,28.sin900  19 N.
Hỏi: F = ? → Đáp án A

Ví dụ 2: Treo dây MN = 5 cm có khối lượng 5 g bằng hai dây không giãn


khối lượng không đáng kể. Độ lớn của cảm ứng từ 0,5 T phương vuông góc
với đoạn dây, chiều từ trên xuống. Tính góc lệch của dây treo so với phương B

thẳng đứng khi đoạn dây MN nằm cân bằng. Biết cường độ dòng điện chạy
qua đoạn dây là 2 A, lấy g = 10 m/s2. M N

A. 450. B. 300.
C. 250. D. 220.
Hướng dẫn giải

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

16 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 T

F

P

Tóm tắt: ► Tại vị trí cân bằng của dây MN thì


MN = 5 cm F IBl 2.0,5.0, 05
tan  = = = = 1 →  = 450 .
B = 0,5 A P P 5.10−3.10
I = 2A → Đáp án A
m = 5g
g = 10 m/s2
Hỏi:  = ?

Ví dụ 3: Khung dây dẫn hình chữ nhật, kích thước 30 cm × 20 cm, được đặt trong từ trường đều có
phương vuông góc với mặt phẳng khung dây và có cảm ứng từ là 0,10 T. Cho dòng điện có cường
độ 5 A chạy qua. Xác định lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây.
A. 2 N. B. 1 N. C. 3 N. D. 0 N.
Hướng dẫn giải
F2
B C

F1 F3

I
A D
F4
Tóm tắt: ► Lực từ tác dụng lên các cạnh AB và CD sẽ có cùng độ lớn và chiều ngược
AB = CD = 30 cm nhau
BC = DA = 20 cm F1 = F3 = I .AB.B = 5.0,3.0,1 = 0,15 N.
I = 5A ► Lực từ tác dụng lên các cạnh BC và DA sẽ có cùng độ lớn và chiều
B = 0,1 T ngược nhau
Hỏi: F = ? F2 = F4 = I .BC.B = 5.0,2.0,1 = 0,1N.
→ Lực từ tổng hợp tác dụng lên thanh sẽ là
F = F1 + F2 + F3 + F4 = 0 → Đáp án D

Ví dụ 4: Ba dòng điện có cùng cường độ I1 = I 2 = I3 = I A và cùng chiều chạy trong ba dây dẫn dài,
đồng phẳng, song song cách đều nhau. Xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của dây dẫn có
dòng điện I 2 nằm giữa I1 và I 3
A. 2 N. B. 1 N. C. 3 N. D. 0 N.
Hướng dẫn giải

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 17


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

B3

I1 I3

B1

Tóm tắt: Lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài dây dẫn mang dòng điện I 2
I1 = I2 = I3 = I được xác định bằng biểu thức F = I 2 B13l , trong đó B13 là cảm ứng từ do
r12 = r23 = r các dòng điện I1 và I 3 gây ra tại vị trí đặt dây dẫn mang dòng điện I 2 .
Hỏi: F = ? ► Cảm ứng từ do các dòng điện I1 và I 3 gây ra tại vị trí đặt dây dẫn mang
dòng điện I 2 có cùng độ lớn, chiều lại ngược nhau.
→ B13 = B1 − B3 = 0 .
→ Lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dây dẫn mang dòng I 2 sẽ
bằng 0. → Đáp án D

Ví dụ 5: Cho khung dây hình vuông cạnh 50 cm đặt trong từ


B
trường nam châm như hình vẽ. Biết rằng cường độ dòng điện
chạy qua khung dây là I = 2 A, từ trường trong không gian đặt I
khung dây có độ lớn B = 0,1 T. Xác định momen của ngẫu lực tác N S
dụng lên khung dây này.
A. 0,05 Nm. B. 0,04 Nm.
C. 0,02 Nm. D. 0,03 Nm.
Hướng dẫn giải
B
F2

F1

Tóm tắt: Dễ thấy rằng lực điện tác dụng lên các cạnh có phương song song với
l = 50 cm đường sức từ từ trường luôn bằng 0. Lực từ tác dụng lên các cạnh có
I = 2A phương vuông góc với từ trường có cùng độ lớn và chiều ngược nhau.
B = 0,1 T → Tạo thành ngẫu lực có tác dụng làm quay khung dây quanh trục đối
Hỏi: M = ? xứng.
► Lực từ tác dụng lên các cạnh này có độ lớn
F = IBl = 2.0,1.0,5 = 0,1 N.
→ Momen ngẫu lực M = Fl = 0,1.0,5 = 0, 05 N.m.
→ Đáp án A

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

18 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

DẠNG 2: LỰC TỪ TÁC DỤNG ĐIỆN TÍCH CHUYỂN ĐỘNG – LỰC LO – REN – XƠ

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

► Lực Lo – ren – xơ được xác định bằng biểu thức:

f = q0 vB sin 

Trong đó:

o q0 là giá trị của điện tích chuyển động (C).

o v là vận tốc chuyển động của điện tích (m/s).

o B là cảm ứng từ của từ trường (T).

o  là góc hợp bởi v và B .

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một hạt proton chuyển động với vận tốc 7,2.104 m/s bay vào trong từ trường đều có cảm
ứng từ 1,5.10–2 T theo phương vuông góc với các đường sức. Xác định lực từ tác dụng lên hạt proton
này.
A. 2,63.10–16 N. B. 1,73.10–16 N. C. 1,73.10–13 N. D. 1,3.10–16 N.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Lực từ tác dụng lên hạt chuyển động trong từ trường là lực Lo – ren – xơ.
v = 7,2.10 m/s
4
f = q vB = 1,6.10−19.7, 2.104.1,5.10−2 = 1,73.10−16 N.
B = 1,5.10−2 T → Đáp án B
Hỏi: f = ?

Ví dụ 2: Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức 30 0 với vận tốc
ban đầu 3.107 m/s, từ trường B = 1,5 T. Lực Lo–ren–xơ tác dụng lên hạt đó là
A. 2,4.10–12 N. B. 1,3.10–12 N. C. 1,7.10–13 N. D. 1,63.10–16 N.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Lực Lo – ren – xơ tác dụng lên hạt proton đang chuyển động.
v = 3.10 m/s
7
f = q vB sin  = 1,6.10−19.3.107.sin 300 = 2, 4.10−12 N.
B = 1,5 T → Đáp án A
q = 1,6.10−19 C
 = 300
Hỏi: f = ?

Ví dụ 3: Một hạt mang điện 3,2.10–19 C bay vào trong từ trường đều có B = 0,5 T hợp với hướng của
đường sức từ 300. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt là 8.10–14 N. Vận tốc của hạt đó khi bắt đầu vào
trong từ trường là
A. 107 m/s. B. 5.106 m/s. C. 0,5.106 m/s. D. 106 m/s.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 19


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn giải


Tóm tắt: Lực Lo – ren – xơ tác dụng lên hạt proton đang chuyển động.
B = 0,5 T f = q vB sin 
q = 3,2.10−19 C f 8.10−14
→ v= = = 106 m/s.
 = 300 q B sin  3, 2.10−19.0,5.sin 300
f = 8.10−14 N → Đáp án D
Hỏi: v = ?

Ví dụ 4: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0, 01 T chịu tác
dụng của lực Lo – ren – xơ có độ lớn 16.10–16 N . Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ
trường là:
A. 600. B. 300. C. 900. D. 450.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Lực Lo – ren – xơ tác dụng lên hạt proton đang chuyển động.
v = 2.10 m/s
6
f = q vB sin 
B = 0, 01 T f 16.10−16
→ sin  = = = 0,5 →  = 300 .
f = 16.10−16 N −19
q Bv 1, 6.10 .0, 01.2.10 6

Hỏi:  = ? → Đáp án B

Ví dụ 5: Một e được tăng tốc bởi hiệu điện thế 103 V, rồi cho bay vào trong từ trường đều B = 2 T,
theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lo – ren – xơ, biết vận tốc của hạt trước khi
tăng tốc rất nhỏ:
A. 6.10–11 N. B. 6.10–12 N. C. 2,3.10–12 N. D. 2.10–12 N.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Động năng của electron trước khi bay vào từ trường bằng công của lực điện
U = 10 V
3
1 2
mv = q U
B = 2T 2
Hỏi: f = ? 2qU 2.1, 6.10−19.103
→ v= = = 18752289 m/s.
m 9,1.10−31
Lực Lo – ren – xơ tác dụng lên hạt proton đang chuyển động.
f = q vB sin  = 1,6.10−19.18752289.2.sin 900 = 6.10−12 N
→ Đáp án B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

20 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


TỪ TRƯỜNG, CẢM ỨNG TỪ, ĐƯỜNG SỨC TỪ

I. TỪ TRƯỜNG
Từ trường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, để kiểm tra có từ trường xung quanh một vật
hay không ta đưa lại gần vật đó một vật có từ tính (có tính chất từ)
Các ví dụ chứng minh sự tồn tại của từ trường xung quanh nam châm, dòng điện biểu hiện bằng
việc gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính khác.

Hai nam châm hút nhau khi nằm trong vùng từ trường của nhau

Lực từ tác dụng xuyên qua không gian giữa các vật mang từ tính đặt trong từ trường

Tương tác từ giữa nam châm điện với đinh sắt

Thí nghiệm nổi tiếng của Ơxtet về tương tác từ giữa na châm và dòng điện

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 21


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tương tác từ giữa hai dòng điện song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện nên có thể định nghĩa từ trường
một cách tổng quát như sau:
Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện chuyển động. Từ trường gây ra
lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong nó
Đối với nam châm vĩnh cửu, ta đưa vào lí thuyết dòng điện phân tử (dòng điện ở cấp độ rất nhỏ)
để giải thích nguyên nhân tại sao khi chia hai cực của một nam châm ta lại được hai nam châm
mới với hai cực khác biệt nhau.

cưa đôi

cưa đôi

cưa đôi

Dòng điện phân tử bên trong nam châm vĩnh cửu luôn định hướng theo chiều cố định hình thành
nên các cực của nam châm. Chính vì lí do đó mà việc tách riêng hai cực của nam châm ta lại thu
được hai nam châm riêng biệt chứ không phải hai cực riêng biệt

II. ĐƯỜNG SỨC TỪ

Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô hạn không cắt nhau vẽ trong không gian
xung quanh nam châm hoặc dòng điện

Qui ước chiều của đường sức từ là chiều đi ra từ cực bắc, đi vào từ cực nam của một kim nam
châm đặt tại một điểm mà ta xét.

Đường sức xung quanh một nam châm thẳng

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

22 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

III. CẢM ỨNG TỪ


Cảm ứng từ (thường kí hiệu là B) là một đại lượng vật lí, đặc trưng cho từ trường về phương diện
tác dụng lực từ. Hiểu một cách đơn giản là giá trị cảm ứng từ sẽ xác định độ mạnh, yếu và hướng
của từ trường. Đơn vị của cảm ứng từ là T (đọc là Tesla)
Vectơ cảm ứng từ B⃗ tại một điểm có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó và có chiều
hướng từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử đặt tại điểm đó.

Trái Đất được coi là một nam châm khổng lồ với cực bắc và cực nam gần trùng với cực bắc địa lí
và cực nam địa lí của Trái Đất. Cảm ứng từ của Trái Đất rất nhỏ vào khoảng 0,00005 T

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: [VNA] Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt B. Niken và hợp chất của niken
C. Cô ban và hợp chất của cô ban D. Nhôm và hợp chất của nhôm
Câu 2: [VNA] Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau
đây không đúng?
A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên
B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên
C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên
D. Câu C và B đúng
Câu 3: [VNA] Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam
B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau
C. Mọi nam châm đều hút được sắt
D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt
Câu 4: [VNA] Khi sử dụng kim nam châm để phát hiện sự có mặt của từ trường tại một điểm, nếu
A. kim nam châm chỉ hướng Đông - Tây thì tại điểm đó có từ trường
B. kim nam châm chỉ hướng Đông - Nam thì tại điểm đó không có từ trường
C. kim nam châm chỉ hướng Tây - Bắc thì tại điểm đó không có từ trường
D. kim nam châm chỉ hướng Bắc - Nam thì tại điểm đó có từ trường

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 23


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 5: [VNA] Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật?
A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm
B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện
C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau
D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau
Câu 6: [VNA] Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng
chiều chạy qua thì hai dây dẫn
A. hút nhau B. đẩy nhau C. không tương tác D. đều dao động
Câu 7: [VNA] Lực nào sau đây không phải lực từ?
A. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương
bắc nam
B. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau
C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện
D. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng
Câu 8: [VNA] Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau
B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau
C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau
D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau
Câu 9: [VNA] Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về tương tác từ?
A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau
B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau
C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau
D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt
Câu 10: [VNA] Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện B. Tương tác giữa nam châm với dòng điện
C. Tương tác giữa hai điện tích đứng yên D. Tương tác giữa nam châm với nam châm
Câu 11: [VNA] Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật
B. tác dụng lực điện lên điện tích
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó
Câu 12: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh
dây dẫn mang dòng điện vì
A. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó
B. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó
D. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó
Câu 13: [VNA] Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường
(tĩnh)?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
B. Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu)
C. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định
D. Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường
(hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

24 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 14: [VNA] Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất
hiện
A. xung quanh dòng điện thẳng B. xung quanh một thanh nam châm thẳng
C. trong lòng của một nam châm chữ U D. xung quanh một dòng điện tròn
Câu 15: [VNA] Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi
Câu 16: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ
B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một
đường sức từ của từ trường
Câu 17: [VNA] Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì
chúng hút nhau. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về hai thanh kim loại đó?
A. Đó là hai thanh nam châm
B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt
C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt
D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt
Câu 18: [VNA] Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi
A. các đường sức từ dày đặc hơn B. các đường sức từ nằm cách xa nhau
C. các đường sức từ gần như song song nhau D. các đường sức từ nằm phân kì nhiều
Câu 19: [VNA] Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi
A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua B. một ống dây có dòng điện chạy qua
C. một nam châm hình móng ngựa D. một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua
Câu 20: [VNA] Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng
A. các đường thẳng song song với dòng điện
B. các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp
C. những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua
D. những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện
Câu 21: [VNA] Tính chất cơ bản của từ trường là
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh
Câu 22: [VNA] Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 25


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 23: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng
C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ
hơn
D. Các đường sức từ là những đường cong kín
Câu 24: [VNA] Từ cực Bắc của Trái Đất
A. trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất B. trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất
C. gần với cực Nam địa lí của Trái Đất D. gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất
Câu 25: [VNA] Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là
A. những đường thẳng song song cách đều nhau
B. những đường cong, cách đều nhau
C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc
D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc
Câu 26: [VNA] Kết luận nào sau đây đúng? Người ta chế tạo một số tay nắm cửa hình thức giống
hệt nhau. Trong đó một số tay nắm làm bằng đồng, một số làm bằng sắt và một số làm bằng gỗ rồi
mạ đồng. Để phân biệt chúng ta có thể
A. dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng
B. dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng
C. dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng đồng
D. áp dụng cả A và B
Câu 27: [VNA] Trên thanh nam châm, vị trí nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh B. Chỉ có cực Bắc
C. Cả từ hai cực D. Mọi chỗ đều hút sắt như nhau
Câu 28: [VNA] Xung quanh vật nào sau đây không xuất hiện từ trường?
A. Dòng điện không đổi B. Hạt mang điện chuyển động
C. Hạt mang điện đứng yên D. Nam châm chữ U
Câu 29: [VNA] Ở đâu không xuất hiện từ trường?
A. Xung quanh tia lửa điện
B. Xung quanh một điện tích đứng yên
C. Xung quanh dòng điện xoay chiều
D. Xung quanh cầu dao điện khi vừa đóng hoặc ngắt

BẢNG ĐÁP ÁN

1. D 2. A 3. A 4. A 5. D 6. A 7. D 8. C 9. B 10. C
11. C 12. C 13. B 14. C 15. B 16. D 17. D 18. A 19. B 20. C
21. A 22. A 23. B 24. C 25. A 26. D 27. C 28. C 29. B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

26 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN ĐỀ 1: LỰC TỪ – CẢM ỨNG TỪ

Ví dụ 1: [VNA] Xác định chiều của các đại lượng còn thiếu trong các hình sau:
I
N S
S N N S

I
I

I I I I

I I
I I

I I
I I

Ví dụ 2: [VNA] Một dây dẫn có chiều dài 10 m được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng
từ là 5.10−2 T. Cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua dây dẫn
a) Xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với ⃗B
b) Nếu lực từ tác dụng có độ lớn bằng 2,5 3 N. Hãy xác định góc giữa B⃗ và chiều dòng điện?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 27


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 3: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 20 cm có dòng điện 5 A chạy qua đặt trong
từ trường đều B giữa hai cực của một nam châm chữ U (hình bên). Biết B = 0,02 T.
Cho biết đâu là cực bắc, cực nam của nam châm trên? Vì sao? Và tính độ lớn lực từ
I
tác dụng lên đoạn dây này?
I

Ví dụ 4: [VNA] Một dây dẫn có chiều dài 5 m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng
từ là 3.10−2 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6 A. Hãy xác đinh độ lớn của lực
từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau đây:
a) Dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ
b) Dây dẫn đặt song song với các đường sức từ
c) Dây dẫn hợp với các đường sức từ một góc 45°
Ví dụ 5: [VNA] Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài 25 cm, khối lượng của
một đơn vị chiều dài là 0,04 kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm
ngang. Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04 T. Lấy g = 10
m/s2
a) Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0
b) Cho I = 16A có chiều từ M đến N. Tính lực căng mỗi dây?

Ví dụ 6: [VNA] Một dây dẫn thẳng MN dài l = 20 cm, được treo bằng hai
dây dẫn mảnh có khối lượng không đáng kể (hình 10), trọng lượng dây
MN bằng 20 g. Dây MN đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với
M N
mặt phẳng xác định bởi MN và các dây treo có B = 0,1 T
a) Cho dòng điện cường độ không đổi I1 chạy qua dây theo chiều từ N đến M. Xác định I1 để
sức căng của hai dây đều bằng không
b) Cho một dòng điện không đổi, cường độ I2 = 30 A chạy qua dây dẫn theo chiều từ M đến N.
Xác định sức căng mỗi dây

DẠNG 1 - LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN ĐOẠN DÂY DẪN

Câu 1: [VNA] Người ta thường có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang
dòng điện thẳng bằng quy tắc nào sau đây?
A. Quy tắc bàn tay phải B. Quy tắc cái đinh ốc
C. Quy tắc nắm tay phải D. Quy tắc bàn tay trái
Câu 2: [VNA] Hình nào sau đây đúng với quy tắc bàn tay trái xác định lực từ tác dụng đoạn dây
dẫn điện?
I I ⃗
B
F

B ⃗
B I

⃗ F F F
I B

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


A. Hình 2 B. Hình 3 C. Hình 1 D. Hình 4

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

28 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường

B
có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên
đoạn dây dẫn có chiều I
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái
Câu 4: [VNA] Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện C. điện trở dây dẫn
Câu 5: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với
đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A. đổi chiều dòng điện ngược lại
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ
D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ
Câu 6: [VNA] Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau
đây?
A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;
B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;
D. Song song với các đường sức từ
Câu 7: [VNA] Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
B. cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó
D. có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
Câu 8: [VNA] Kết luận nào sau đây không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường
A. tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó
B. cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
C. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu
D. có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
Câu 9: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận
với cường độ dòng điện trong đoạn dây
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với
chiều dài của đoạn dây
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với
góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận
với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 29


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt song song với đường sức từ, chiều của
dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện
C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
Câu 11: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường
cảm ứng từ
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ
Câu 12: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường
cảm ứng từ
Câu 13: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt
trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây
Câu 14: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi một dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì không chịu tác dụng
bởi lực từ
B. Khi dây dẫn có dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây
dẫn là cực đại
C. Giá trị cực đại của lực từ tác dụng lên dây dẫn dài ℓ có dòng điện có cường độ I đặt trong từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ B là IBℓ
D. Khi dây dẫn có dòng điện có cường độ I đặt song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng
B từ thì lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là IBℓ
Câu 15: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
F
B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B = phụ thuộc vào cường độ dòng
Iℓsin
điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
F
C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức B = không phụ thuộc vào cường
Iℓsin
độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

30 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 16: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận
với cường độ dòng điện trong đoạn dây
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với
chiều dài của đoạn dây
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với
góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận
với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây
Câu 17: [VNA] Phát biểu nào dưới đây đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song
song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ thì
A. lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện
B. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện
C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện
D. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
Câu 18: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt
trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây
Câu 19: [VNA] Đặt bàn tay trái cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngoán tay cái choãi
ra 90 chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện là
A. theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay
B. ngược chiều với chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay
C. cùng chiều với ngón tay cái choãi ra
D. ngược chiều với ngón tay cái choãi ra
Câu 20: [VNA] Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường
có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều
A. từ trái sang phải B. từ trên xuống dưới C. từ trong ra ngoài D. từ ngoài vào trong
Câu 21: [VNA] Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong
ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có
chiều
A. từ phải sang trái B. từ phải sang trái C. từ trên xuống dưới D. từ dưới lên trên
Câu 22: [VNA] Trong các hình vẽ sau, MN là đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt trong từ trường
đều và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, đoạn dây MN và vectơ lực từ tác dụng lên đoạn dây ⃗F
đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ
N ⃗ N N N
F
I I I I


F ⃗F ⃗
F
M M M M
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
Hình vẽ đúng là
A. Hình 1 B. Hình 3 C. Hình 4 D. Hình 2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 31


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 23: [VNA] Hình vẽ bên biểu diễn dòng điện PQ và véctơ lực từ ⃗F tác dụng lên dòng Q
điện PQ đều nằm ngang trong mặt phẳng hình vẽ. Tình huống nào sau đây không thể F I
xảy ra? Đường sức từ
A. hướng từ phía trước ra phía sau mặt phẳng hình vẽ
B. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ P
C. nằm trong mặt phẳng hình vẽ
D. không nằm trong mặt phẳng hình vẽ
Câu 24: [VNA] Hình vẽ mô tả đoạn dây dẫn AB và lực từ tác dụng lên đoạn dây B
dẫn đó đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Từ chiều của lực từ và chiều của dòng
điện đã chỉ ra trong hình vẽ thì đường sức từ I ⃗
B
A. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và có chiều từ trái sang phải A
B. nằm trong mặt phẳng hình vẽ và có chiều từ phải sang trái
C. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau
D. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ sau ra trước
Câu 25: [VNA] Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Lực từ lớn nhất tác
dụng lên đoạn dây dẫn khi đoạn dây dẫn đặt
A. song song với các đường sức từ B. vuông góc với các đường sức từ
C. hợp với các đường sức từ góc 45 D. hợp với các đường sức từ góc 60

Câu 26: [VNA] Phần tử dòng điện Iℓ nằm trong từ trường đều có các đường sức từ hướng thẳng
đứng từ dưới lên. Gọi góc là góc hợp bởi Iℓ⃗ và đường sức từ. Để cho lực từ bằng 0 thì góc  bằng
     
A. hoặc − B. hoặc C. 0 hoặc π D. hoặc
2 2 3 2 4 2
Câu 27: [VNA] Phần tử dòng điện Iℓ ⃗ nằm trong từ trường đều có các đường sức từ hướng thẳng
đứng từ dưới lên. Gọi góc là góc hợp bởi Iℓ ⃗ và đường sức từ. Để cho lực từ có phương ngan thì
góc  không thể bằng
   
A. hoặc − B. 0 hoặc C. 0 hoặc π D. π hoặc
2 2 2 2
Câu 28: [VNA] Trong hình vẽ đoạn dòng điện MN đặt trong mặt phẳng chứa các đường sức từ của
một từ trường đều ở các vị trí khác nhau. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện MN trong hình
nào lớn nhất?
⃗B N ⃗B M ⃗B M ⃗B
M N
M N N
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
A. Hình 1 B. Hình 3 C. Hình 2 D. Hình 4
Câu 29: [VNA] Trong hình vẽ đoạn dòng điện MN đặt trong mặt phẳng chứa các đường sức từ của
một từ trường đều ở các vị trí khác nhau. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện MN trong hình
nào bé nhất?

B N ⃗
B M ⃗
B M ⃗
B
M N
M N N
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
A. Hình 1 B. Hình 3 C. Hình 2 D. Hình 4

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

32 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 30: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng dài ℓ có dòng điện với cường độ chạy qua, đặt trong một
từ trường I đều có cảm ứng từ Biết đoạn dây dẫn vuông góc với các đường sức từ và lực từ tác dụng
lên đoạn B. dây có độ lớn là Công thức nào sau đây đúng?
B I
A. F = B. F = BI2ℓ C. F = D. F = BIℓ
I B
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 202)
Câu 31: [VNA] Phần tử dòng điện Il được treo nằm ngang trong một từ trường đều ⃗B. Gọi góc  là
góc hợp bởi Il và đường sức từ. Biết lực từ cân bằng với trọng lực mg⃗ của phần tử dòng điện. Phát
biểu nào sau đây không đúng?
A. Từ trường nằm trong ặt phẳng nằm ngang sao cho góc  khác 0 và khác π
B. Lực từ trường hướng thẳng đứng từ dưới lên
C. BIℓsin = mg
D. BIℓsin = 2mg
Câu 32: [VNA] Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện tỉ lệ với
A. điện trở của đoạn dây
B. bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây
C. căn bậc hai của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây
D. cường độ dòng điện qua đoạn dây
Câu 33: [VNA] Một đoạn dòng điện nằm song song với các đường sức từ và có chiều ngược chiều
với chiều đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì
A. F = 0
B. F  0
C. F còn phụ thuộc độ lớn từ trường
D. F còn phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây dẫn
Câu 34: [VNA] Gập hai đoạn dây dẫn MN có chiều dài ℓ mang dòng điện I I M
thành đoạn dây kép có chiều dài 0,5ℓ và đặt trong từ trường đều. Lực từ tác
dụng lên đoạn dây đó
A. phụ thuộc ℓ I N
B. phụ thuộc I
C. không phụ thuộc vào từ trường
D. phụ thuộc vào góc hợp bởi dây dẫn và từ trường
Câu 35: [VNA] Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của
một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ
dòng điện trong phần tử thứ hai. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ
nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là
A. 1 : 2 B. 1 : 4 C. 2 : 1 D. 4 : 1
Câu 36: [VNA] Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm
ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó
A. vẫn không đổi B. tăng 2 lần C. tăng 2 lần D. giảm 2 lần
Câu 37: [VNA] Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực
từ tác dụng lên dây dẫn
A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần C. không đổi D. giảm 2 lần

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 33


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên 4 lần thì
lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây tăng lên
A. 8 lần B. 4 lần C. 16 lần D. 24 lần
Câu 39: [VNA] Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A đặt trong từ trường đều thì chịu một lực
từ 5 N. Sau đó, cường độ dòng điện thay đổi (các yếu tố khác không thay đổi) thì lực từ tác dụng
lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã
A. tăng thêm 4,5 A B. tăng thêm 6 A C. giảm bớt 4,5 A D. giảm bớt 6 A
Câu 40: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng dài 20 cm được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng
từ là 0,04 T. Biết đoạn dây vuông góc với các đường sức từ. Khi cho dòng điện không đổi có cường
độ 5 A chạy qua dây dẫn thì lực tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là
A. 40 N B. 0,04 N C. 0,004 N D. 0,4 N
(Trích đề thi THPT Quốc Gia − 2019 − Mã đề 203)
Câu 41: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện có cường độ 10 A, đặt vuông góc trong
một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng có độ lớn là
A. 18 N B. 1,8 N C. 1800 N D. 0 N
Câu 42: [VNA] Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm
ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn có cường độ là 20 A thì lực từ có độ lớn là
A. 19,2 N B. 1920 N C. 1,92 N D. 0 N
Câu 43: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện có cường độ 10 A, dặt trong một
từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực có độ lớn 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện
trong dây dẫn là
A. 75 B. 30 C. 45 D. 60
Câu 44: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 cm có dòng điện có cường độ 5 A đặt trong từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn 7,5.10−2 N. Góc hợp
bởi dây MN và đường cảm ứng từ là
A. 90 B. 30 C. 45 D. 60
Câu 45: [VNA] Một đoạn dây dài ℓ đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,5 T hợp với
đường cảm ứng từ một góc 30. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5 A thì lực từ tác dụng lên đoạn
dây có độ lớn là 4.10−2 N. Giá trị của ℓ là
A. 32,0 cm B. 3,2 cm C. 16,0 cm D. 1,6 cm
Câu 46: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 0,80 m đặt nghiêng một góc 60 so với hướng của các đường
sức từ trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,50 T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây này
có cường độ 7,5 A thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ có độ lớn bằng
A. 4,2 N B. 2,6 N C. 3,6 N D. 1,5 N
Câu 47: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng dài 128 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong
một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,83 T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây này có cường độ
18 A thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ có độ lớn bằng
A. 19 N B. 1,9 N C. 191 N D. 1910 N
Câu 48: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng thằng 1,4 m đặt trong từ trường có độ lớn cảm ứng từ 0,25
T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây này có cường độ 12 A thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ
có độ lớn bằng 2,1 N. Góc hợp bởi hướng của dòng điện chạy qua dây dẫn và hướng của cảm ứng
từ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29 B. 56 C. 45 D. 90

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

34 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 49: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng dài 89 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong
một từ trường đều. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây này có cường độ 23 A thì đoạn dây dẫn bị tác
dụng một lực từ có độ lớn bằng 1,6 N. Độ lớn cảm ứng từ là
A. 78.10−5 T B. 78.10−3 T C. 78 T D. 7,8.10−3 T
Câu 50: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 80 cm đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ
cảm ứng từ một góc 60°. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây này có cường độ 20 A thì đoạn dây dẫn
bị tác dụng một lực từ có độ lớn bằng 2.10−2 N. Độ lớn của cảm ứng từ là
A. 0,8.10−3 T B. 10−3 T C. 1,4.10−3 T D. 1,6.10−3 T
Câu 51: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,35 T.
Khi dòng điện chạy qua đoạn dây này có cường độ 14,5 A thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ
có độ lớn bằng 1.65 N. Biết hướng của dòng điện hợp với hướng của từ trường một góc 30. Độ dài
đoạn dây dẫn trên là
A. 0,45 m B. 0,25 m C. 0,65 m D. 0,75 m
Câu 52: [VNA] Ở gần xích đạo, từ trường Trái Đất có thành phần nằm ngang có độ lớn cảm ứng từ
3.10−5 T, còn thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một đường dây điện nằm ngang theo hướng Đông -
Tây với cường độ không đổi 1400 A. Lực từ của Trái Đất tác dụng lên đoạn dây có chiều dài 100 m
có độ lớn là
A. 19 N B. 1,9 N C. 4,5 N D. 4,2 N
Câu 53: [VNA] Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 2 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một
lực từ có độ lớn 8 N. Nếu dòng điện qua dây dẫn là 0,5 A thì nó chịu một lực từ có độ lớn là
A. 0,5 N B. 2 N C. 4 N D. 32 N
Câu 54: [VNA] Một đoạn dây dẫn mang dòng điện có cường độ 1,5 A chịu một lực từ có độ lớn 5
N. Sau đó cường độ dòng điện thay đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 20 N. Cường
độ dòng điện đã
A. tăng thêm 4,5 A B. tăng thêm 6 A C. giảm bớt 4,5 A D. giảm bớt 6 A
Câu 55: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm
ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó có độ lớn là
3.10−2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là
A. 0,4 T B. 0,8 T C. 1,0 T D. 1,2 T
Câu 56: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véctơ cảm
ứng từ. Dòng điện chạy qua dây với cường độ không đổi 0,5 A. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây
dẫn đó là 3.10−2 N. Cảm ứng từ có độ lớn là
A. 0,4 T B. 0,8 T C. 1,0 T D. 1,2 T
Câu 57: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng
từ. Dòng điện có cường độ 0,75 A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10−3
N. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là
A. 0,800 T B. 0,080 T C. 0,160 T D. 0,016 T
Câu 58: [VNA] Một đoạn dây dẫn dài 1 m đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng
từ. Người ta thay đổi cường độ dòng điện qua đoạn dây. Khi cường độ dòng điện chạy trong dây
3 4
là I, I + I, I + 2I, I + I thì lực từ tác dụng lên đoạn dây tương ứng là 5 mN, F1, F1, F2. Giá trị của
4 3
F2 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,0 mN B. 10,5 mN C. 7,5 mN D. 4,2 mN

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 35


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 59: [VNA] Một sợi dây dẫn có chiều dài ℓ, được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ
⃗B vuông góc với dây dẫn. Khi dòng điện qua dây có cường độ lần lượt là I; (I + I) và (I + 3I) thì
lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn tương ứng là F0; F; 2F. Khi dòng điện qua dây có cường độ
là (I + 2I) thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là
F0 F0
A. B. 3F0 C. 2F0 D.
3 2
Câu 60: [VNA] Treo một thanh đồng có chiều dài 1 m và có khối lượng 200 g vào hai sợi dây thẳng
đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều có có độ lớn cảm ứng từ là 0,2 T và có chiều thẳng
đứng từ dưới lên trên. Cho dòng điện một chiều qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với
phương thẳng một góc 60. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực căng của dây có độ lớn bằng
A. 1,96 N B. 2,06 N C. 1,69 N D. 2,6 N
Câu 61: [VNA] Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc
MNP bằng 30 (hình vẽ). Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với
mặt phẳng của khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo
chiều từ M đến N rồi đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3 N. Lực từ tác dụng
lên cạnh NP có độ lớn và có góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là
A. 0,2 3 N và 150 B. 0,2 3 N và 120 C. 0,6 N và 130 D. 0,6 3 N và 120
Câu 62: [VNA] Một đoạn dây đồng CD có chiều dài ℓ, có khối lượng m được treo ở hai đầu bằng
một sợi dây mềm, rất nhẹ, cách điện sao cho đoạn CD nằm ngang tại nơi có gia tốc trọng trường g.
Đưa đoạn dây đồng vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B và các đường sức là những đường
thẳng đứng hướng lên. Cho dòng điện qua dây CD có cường độ I sao cho BIℓ = 2mg thì dây treo
lệch so với phương thẳng đứng một góc có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45 B. 85 C. 25 D. 63
Câu 63: [VNA] Một đoạn dây đồng CD dài 20 cm, nặng 15 g được treo ở hai đầu bằng hai sợi dây
mềm, rất nhẹ, cách điện sao cho đoạn dây CD nằm ngang. Đưa đoạn dây đồng vào trong từ trường
đều có độ lớn cảm ứng từ 0,5 T và các đường sức là những đường thẳng đứng hướng lên. Lấy g =
10 m/s2. Cho dòng điện qua dây CD có cường độ 2 A thì lực căng mỗi sợi dây treo có độ lớn là
A. 0,180 N B. 0,125 N C. 0,250 N D. 0,360 N
Câu 64: [VNA] Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 5 cm có khối lượng 10 g được treo vào hai sợi dây
mảnh, nhẹ MC và ND sao cho MN nằm ngang và CMND nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Cả hệ
đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,25 T, có hướng thẳng đứng từ dưới lên. Cho dòng
điện có cường độ I chạy qua MN thì dây treo lệch một góc 30 so với phương thẳng đứng. Lấy g =
10 m/s2. Giá trị của I gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,62 A B. 6,93 A C. 4,12 A D. 6,62 A
Câu 65: [VNA] Một đoạn dây đồng CD dài 20 cm có khối lượng 12 g được treo ở hai đầu bằng hai
sợi dây mềm, rất nhẹ, cách điện sao cho đoạn đây CD nằm ngang. Đưa đoạn dây đồng vào trong từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,2 T và các đường sức từ là những đường thẳng đứng hướng lên.
Dây treo có thể chịu được lực kéo lớn nhất là 0,075 N. Lấy g = 10 m/s2. Để dây treo không bị đứt thì
dòng điện qua dây CD có cường độ lớn nhất là
A. 1,66 A B. 1,88 A C. 2,25 A D. 2,36 A

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

36 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 66: [VNA] Thanh MN dài 20 cm có khối lượng 5 g treo nằm ngang bằng hai C D
sợi chỉ mảnh CM và DN. Thanh nằm trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,3
T và nằm ngang vuông góc với thanh có chiều như hình vẽ. Mỗi sợi chỉ treo thanh ⃗
B
có thể chịu được lực kéo tối đa là 0,04 N. Lấy g = 9,8 m/s2. Để một trong hai sợi chỉ
treo thanh bị đứt thì dòng điện chạy qua thanh MN có cường độ nhỏ nhất là M N
A. 0,36 A và có chiều từ M đến N B. 0,36 A và có chiều từ N đến M
C. 0,52 A và có chiều từ M đến N D. 0,52 A và có chiều từ N đến M
Câu 67: [VNA] Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài ℓ, khối lượng của một đơn vị C D
chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương
thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt ⃗
B
phẳng chứa MN và dây treo với độ lớn cảm ứng từ là 0,04 T. Cho dòng điện I chạy
qua dây. Để lực căng của dây treo bằng 0 thì độ lớn và chiều của I lần lượt là M N
A. 9,8 A và có chiều từ M đến N B. 9,8 A và có chiều từ N đến M
C. 7,5 A và có chiều từ M đến N D. 7,5 A và có chiều từ N đến M
Câu 68: [VNA] Đoạn dây dẫn dài 20 cm có khối lượng 5 g treo nằm ngang bởi hai
dây cách điện mảnh. Đoạn dây được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ ⃗
B
0,3 T và có hướng vuông góc đoạn dây như hình vẽ. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng dây
tối đa là 0,04 N. Dể dây không bị đứt thì cường độ dòng điện tối đa là I
A. 0,5 A B. 0,2 A C. 0,3 A D. 1,0 A
Câu 69: [VNA] Treo đoạn dây dẫn có chiều dài 5 cm, khối lượng 5 g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao
cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn
0,5 T và dòng điện đi qua dây dẫn có cường độ là 2 A. Lấy g = 10 m/s2. Góc lệch của dây treo so với
phương thẳng đứng là
A. 30°. B. 45° C. 60° D. 75°
Câu 70: [VNA] Thanh dây dẫn thẳng MN có chiều dài 20 cm, khối lượng 10 g, được treo trên hai
sợi dây mảnh sao cho MN nằm ngang. Cả hệ thống được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm
ứng từ 0,25 T và vectơ B⃗ hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Nếu cho dòng điện có cường độ
2 3 A chạy qua, người ta thấy thanh MN được nâng lên vị trí cân bằng mới và hai sợi dây treo bây
giờ lệch một góc  so với phương thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của  là
A. 30 B. 45 C. 60 D. 50,5
Câu 71: [VNA] Một thanh kim loại MN có chiều dài 4,0 cm và có khối lượng 4,0 g được treo thẳng
ngang bằng hai dây kim loại, nhẹ, cứng, song song có cùng độ dài AM và CN trong từ trường đều.
Cảm ứng từ của từ trường này có độ lớn 0,10 T, có hướng vuông góc với thanh MN và chếch lên
phía trên hợp với phương thẳng đứng một góc 60. Lúc đầu, hai dây treo AM và CN nằm trong mặt
phẳng thẳng đứng. Sau đó, cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua thanh MN. Lấy g = 10 m/s2.
Gọi  là góc lệch của mặt phẳng chứa hai dây treo AM và CN so với mặt phẳng thẳng đứng. Giá trị
của  gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 74 B. 56 C. 45 D. 90

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 37


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 72: [VNA] Một thanh kim loại MN có chiều dài ℓvà có khối lượng m được treo thẳng ngang
bằng hai dây kim loại, nhẹ, cứng, song song có cùng độ dài AM và CN trong từ trường đều, tại nơi
có giá tốc trọng trường g. Cảm ứng từ của từ trường này có độ lớn B, có hướng vuông góc với thanh
MN và chếch lên phía trên hợp với phương thẳng đứng một góc 30. Lúc đầu, hai dây treo AM và
CN nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Sau đó, cho dòng điện có cường độ I chạy qua thanh MN,
sao cho BIℓ = 0,25mg. Gọi  là góc lệch của mặt phẳng chứa hai dây treo AM và CN so với mặt phẳng
thẳng đứng. Giá trị của  gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26 B. 74 C. 45 D. 14
Câu 73: [VNA] Đoạn dây CD dài 20 cm, khối lượng 10 g treo bằng hai dây mềm cách điện sao cho
đoạn dây CD nằm ngang. Dây ở trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,2 T và các đường
sức từ là các đường thẳng đứng có chiều hướng từ dưới lên. Dây treo chịu được lực kéo lớn nhất là
0,06 N. Coi khối lượng dây treo rất nhỏ; lấy g = 10 m/s2. Để dây treo không đứt thì dòng điện qua
dây đồng CD có cường độ lớn nhất là
A. 1,55 A B. 1,65 A C. 1,85 A D. 2,25 A
Câu 74: [VNA] Một thanh dẫn điện đồng chất dài 1 m và có khối lượng 10 g được treo trong từ
trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng, chiều từ trong ra ngoài. Đầu trên O của thanh có
thể quay tự do xung quanh một trục nằm ngang. Khi cho dòng điện có cường độ 8 A qua thanh thì
đầu dưới M của thanh di chuyển một đoạn 2,6 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn cảm ứng từ là
A. 3,2.10−4 T B. 5,6.10−6 T C. 3,2.10−6 T D. 5,6.10−4 T
Câu 75: [VNA] Dùng một dây đồng gập lại thành ba cạnh của một hình chữ M N
nhật. Hai đầu M, N có thể quanh xung quanh một trục cách điện nằm ngang ⃗
B
như hình vẽ. Khung dây được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ
K S
0,03 T, có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên. Khi cho dòng điện có
cường độ 5 A chạy vào khung thì khung lệch ra khỏi mặt phẳng thẳng đứng, K’ S’
khi đó cạnh KS cách mặt phẳng thẳng đứng 1 cm. Biết độ dài các cạnh: NK = NS
= 10 cm và KS = 15 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng của khung dây có giá trị gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 31,5 g B. 32,5 g C. 33,5 g D. 31,3 g

DẠNG 2 - LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN KHUNG DÂY DẪN


Câu 76: [VNA] Khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều chịu tác dụng của ngẫu
lực từ khi
A. mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ
B. mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng từ
C. mặt phẳng khung hợp với đường cảm ứng từ một góc 0 < α < 90
D. mặt phẳng khung ở vị trí bất kì
Câu 77: [VNA] Một khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường chịu tác dụng của một ngẫu
lực từ làm khung quay xung quanh một trục và có xu hướng quay về vị trí
A. cân bằng bất kì B. cân bằng bền
C. cân bằng phiếm định D. cân bằng không bền

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

38 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 78: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD có chu vi ℓ và có dòng điện với cường độ
không đổi I chạy qua, được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng của
khung dây và có độ lớn B. Lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây dẫn có
A. hướng vuông góc với mặt phẳng khung dây
B. có hướng song song với mặt phẳng khung dây
C. độ lớn bằng 0
D. độ lớn bằng BIℓ
Câu 79: [VNA] Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Phát biểu nào sau
đây không đúng?
A. Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung
B. Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường
sức từ
C. Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân
bằng
D. Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền
Câu 80: [VNA] Một khung dây dẫn phẳng, diện tích S, mang dòng điện I đặt trong từ trường đều
B, mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung
dây là
IB IS
A. 0 B. IBS C. D.
S B
Câu 81: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung
dây có dòng điện đặt trong từ trường đều
A. tỉ lệ thuận với diện tích của khung
B. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ
C. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ
D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung
Câu 82: [VNA] Một khugn dây phẳng mang dòng điện nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung
dây vuông góc với đường sức từ. Tăng cường độ dòng điện trong khung dây lên gấp hai lần thì độ
lớn của momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây sẽ
A. tăng lên hai lần
B. giảm đi hai lần
C. tăng hay giảm tùy thuộc vào chiều của đường sức từ
D. không thay đổi
Câu 83: [VNA] Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các
đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ
tác dụng lên khung dây sẽ
A. không đổi B. tăng 2 lần C. tăng 4 lần D. giảm 2 lần
Câu 84: [VNA] Cho một khung dây hình vuông đặt trong mặt phẳng hình vẽ. T2 T1
Khung đặt trong từ trường đều, đường sức từ song song với mặt phẳng khung.
Độ lớn momen lực từ tác dụng lên khung đối với hai trục quay T1, T2 (T1 và T2
nằm trong mặt phẳng khung dây và song song với một cạnh của khung dây) lần
lượt là M1 và M2. Kết luận nào sau đây đúng?
A. M1 < M2 B. M1 > M2
B. M1 = M2 = 0 D. M1 = M2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 39


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 85: [VNA] Một dây dẫn được uống thành một khung dây có dạng tam giác M ⃗
B
vuông tại A (với AM = 4 cm, AN = 3 cm) có dòng điện không đổi 5 A chạy qua.
Đặt khung dây vào trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 3.10−3 T và có
I
véctơ cảm ứng song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung dây cố A N
định. Lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là
A. 1,2.10−3 N B. 0,8.10−3 N C. 0,6.10−3 N D. 0,75.10−3 N
Câu 86: [VNA] Một dây dẫn được uống thành một khung dây có dạng tam giác M ⃗
B
vuông tại A (với AM = 8 cm) có dòng điện không đổi 5 A chạy qua. Đặt khung
dây vào trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 3.10−3 T và có véctơ cảm I
ứng song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung dây cố định. Lực A N
từ tác dụng lên cạnh AM có độ lớn là
A. 2,1.10−3 N B. 1,5.10−3 N C. 1,2.10−3 N D. 1,6.10−3 N
Câu 87: [VNA] Khung dây MNP mang dòng diện không đổi 10 A đặt trong từ trường đều có độ
lớn cảm ứng từ là 4 mT. Các đường sức từ song song với cạnh MN. Biết MP = 5 cm và tam giác MNP
vuông tại M. Lực từ tác dụng lên cạnh NP là
A. 0,02 N B. 0,002 N C. 0,001 N D. 0,01 N
Câu 88: [VNA] Một khung dây hình tam giác vuông tại đỉnh A có hai cạnh góc vuông là AB = 6 cm
và AC = 8 cm. Khung được đặt vuông góc với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,2 T. Dòng điện
chạy qua khung có cường độ không đổi 5 A. Lực từ tác dụng lên cạnh huyền BC có độ lớn là
A. 0,2 N B. 0,1 N C. 1,0 N D. 0,5 N
Câu 89: [VNA] Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua ⃗B
trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng
từ chiều như hình vẽ thì lực từ có tác dụng I
A. làm dãn khung dây B. làm quay khung dây
C. làm nén khung dây D. không có tác dụng lên khung dây
Câu 90: [VNA] Thành phần nằm ngang của từ trường trái đất bằng 3.10−5 T, còn thành phần thẳng
đứng rất nhỏ. Một đoạn dây dài 100 m mang dòng điện 1400 A đặt vuông góc với từ trường trái đất
thì chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là
A. 2,2 N B. 3,2 N C. 4,2 N D. 5,2 N
Câu 91: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD có các cạnh AB = 10 cm, BC = 20 cm, đặt
trong từ trường đều, mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác
dung lên khung bằng 0,02 N.m. Biết dòng điện chạy qua khung có cường độ bằng 2 A. Độ lớn cảm
ứng từ là
A. 5 T B. 0,5 T C. 0,05 T D. 0,2 T
Câu 92: [VNA] Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2 cm  3 cm đặt trong từ trường
đều. Khung có 200 vòng dây. Khi cho dòng điện có cường độ không đổi 0,2 A đi vào khung thì
mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là 24.10−4 Nm. Cảm ứng từ của từ trường
có độ lớn là
A. 0,05 T B. 0,10 T C. 0,40 T D. 0,75 T
Câu 93: [VNA] Khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong
mỗi vòng dây có cường độ 2 A. Khung dây đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,2 T, mặt
phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là
A. 0 Nm B. 0,016 Nm C. 0,16 Nm D. 1,6 Nm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

40 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 94: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật diện tích 20 cm2 đặt trong từ trường đều có độ
lớn cảm ứng từ 4.10−4 T. Khi cho dòng điện có cường độ 0,5 A chạy qua khung thì mômen lực từ
cực đại tác dụng lên khung là 0,4.10−4 N.m. Số vòng dây trong khung là
A. 10 vòng B. 20 vòng C. 200 vòng D. 100 vòng
Câu 95: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD có cạnh AB = 10 cm, BC = 5 cm, gồm 20
vòng dây nối tiếp nhau có thể quay quanh cạnh AB thẳng đứng. Dòng điện có cường độ 1 A đi qua
mỗi vòng dây và hệ thống đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,5 T sao cho véctơ pháp
tuyến của khung hợp với véc tơ cảm ứng từ một góc 30. Mômen lực từ tác dụng lên khung có độ
lớn là
A. 25.10−3 N.m B. 25.10−4 N.m C. 5.10−3 N.m D. 50.10−3 N.m
Câu 96: [VNA] Một khung dây dẫn tròn bán kính 10 cm gồm 50 vòng. Trong mỗi vòng có dòng
điện có cường độ 10 A chạy qua, khung dây đặt trong từ trường đều có đường sức từ song song với
mặt phẳng của khung và có độ độ lớn cảm ứng 0,2 T. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là
A. 2,14 N.m B. 3,14 N.m C. 4,14 N.m D. 5,14 N.m
Câu 97: [VNA] Khung dây hình chữ nhật có diện tích 25 cm gồm 10 vòng nối tiếp, có dòng điện
2

với cường độ không đổi 2 A đi qua mỗi vòng. Khung dây đặt thẳng đứng trong từ trường đều có
vectơ cảm ứng từ nằm ngang và có độ lớn 0,3 T. Mômen lực tác dụng lên khung khi vectơ B vuông
góc với mặt phẳng khung dây là
A. 0 Nm B. 1 Nm C. 10 Nm D. 0,1 Nm
Câu 98: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm
ứng từ 5.10−2 T. Cạnh AB của khung dài 3 cm, cạnh BC dài 5 cm. Dòng điện trong khung dây có
cường độ không đổi 5 A. Giá trị lớn nhất của mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn

A. 3,75.10−4 Nm B. 7,50.10−3 Nm C. 2,55 Nm D. 3,75 Nm
Câu 99: [VNA] Khung dây hình chữ nhật có diện tích 15 cm gồm 200 vòng dây nối tiếp có dòng
2

điện với cường độ không đổi 0,5 A đi qua mỗi vòng dây. Khung dây đặt trong từ trường đều B nằm
ngang độ lớn cảm ứng từ là 0,3 T. Mômen ngẫu lực từ cực đại tác dụng lên khung là
A. 4,5 N.m B. 0,045 N.m C. 2,25 N.m D. 7,5 N.m
Câu 100: [VNA] Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng
I
khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Phát biểu nào sau đây đúng
về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây? ⃗
B
A. Bằng không
B. Có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây
C. Nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung
D. Nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung
Câu 101: [VNA] Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt M x
N
phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một
I
trục xx’ thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung (hình vẽ). Phát biểu nào sau đây
⃗B
đúng?
A. lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không
Q P
B. lực từ tác dụng lên cạnh NP và QM bằng không x’
C. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng
D. lực từ gây ra mômen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục xx’

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 41


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 102: [VNA] Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông M
cân MNP với MN = NP = 10 cm. Đặt khung dây vào trong từ trường đều có độ lớn
cảm ứng từ 10−2 T và có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện có cường độ không đổi ⃗B
10 A vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh MN, NP và
MP của khung dây có độ lớn lần lượt là
N P
A. FMN = FNP = FMP = 10−2 N
B. FMN = 10−2 N; FNP = 0 N; FMP = 10−2 N
C. FMN = 0 N; FNP = 10−2 N; FMP = 10−2 N
D. FMN = 10−3 N; FNP = 0 N; FMP = 10−3 N
Câu 103: [VNA] Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông M
MNP với MN = 30 cm và NP = 40 cm. Đặt khung dây vào trong từ trường đều có
độ lớn cảm ứng từ 10−2 T vuông góc với mặt phẳng khung dây có chiều như hình

B
vẽ. Cho dòng điện có cường độ không đổi 10 A vào khung dây theo chiều
MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh của khung dây là N P
A. FMN = 0,03 N; FNP = 0,04 N; FMP = 0,05 N. Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng nén khung
B. FMN = 0,03 N; FNP = 0,04 N; FMP = 0,05 N. Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng kéo dãn khung
C. FMN = 0,003 N; FNP = 0,004 N; FMP = 0,007 N. Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng nén khung
D. FMN = 0,003 N; FNP = 0,004 N; FMP = 0,007 N. Lực từ tác dụng lên các cạnh có tác dụng kéo dãn
khung
Câu 104: [VNA] Một thanh nhôm dài 1,6 m có khối lượng 0,2 kg chuyển động M
trong từ trường đều và luôn tiếp xúc với hai thanh ray đặt nằm ngang như E ,r ⃗
B
hình vẽ. Từ trường ngược hướng với trọng lực và có độ lớn cảm ứng từ 0,05 T.
N
Hệ số ma sát giữa thanh nhôm MN và hai thanh ray là 0,4. Biết thanh nhôm
chuyển động đều và điện trở của mạch điện không đổi. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua hiện tượng cảm ứng
điện từ. Thanh nhôm chuyển động về phía
A. gần nguồn và cường độ dòng điện là 10 A B. xa nguồn và cường độ dòng điện là 10 A
C. gần nguồn và cường độ dòng điện là 5 A D. xa nguồn và cường độ dòng điện là 5 A
Câu 105: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD với AB = 30 cm và BC = 20 cm được đặt
trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng của khung dây và có độ lớn cảm ứng
từ 0,10 T. Cho dòng điện có cường độ 5,0 A chạy qua khung dây dẫn theo chiều A, B, C, D thì độ
lớn lực từ tác dụng lên cạnh AB, BC, CD và DA lần lượt là F1, F2, F3 và F4. Giá trị của (F1 + 2F2 + 3F3
+ 4F4) là
A. 0,9 N B. 1,8 N C. 1,2 N D. 4,2 N
Câu 106: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD với AB = 15 cm và BC = A D
25 cm, có dòng điện với cường độ không đổi 5 A chạy qua, được đặt trong một từ

B
trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,02 T, có phương vuông góc với mặt phẳng của
khung dây và hướng từ ngoài vào trong như hình vẽ. Độ lớn lực từ tác dụng lên
B C
cạnh AB, BC, CD và DA lần lượt là F1, F2, F3 và F4. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Lực từ làm cho khung dây chuyển động B. F1 + F2 + F3 + F4 = 0
C. F1 + 2F2 + 2F3 + F4 = 0,12 N D. Lực từ có xu hướng nén khung dây

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

42 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 107: [VNA] Cho một khung dây hình chữ nhật ABCD có AB = 10 cm; BC = 20 cm, A I B
có dòng điện với cường độ không đổi 4 A chạy qua, đặt trong một từ trường đều có
độ lớn cảm ứng từ 0,04 T và có các đường sức từ song song với mặt phẳng chứa khung ⃗B
dây (hình vẽ). Độ lớn mômen của lực từ do từ trường đều tác dụng lên khung dây là
A. 32.10−4 Nm B. 64.10−4 Nm
D C
C. 32.10−3 Nm D. 64.10−3 Nm
Câu 108: [VNA] Cho một khung dây hình chữ nhật ABCD có AB = 10√3 cm và A I B
BC = 20 cm, có dòng điện với cường độ không đổi 5 A chạy qua, được đặt trong
⃗B
một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1 T, có các đường sức từ song song
với mặt phẳng chứa khung dây và hợp với cạnh AB một góc  = 30 (hình vẽ). 
Độ lớn lực từ tác dụng lên cạnh AB, BC, CD và DA lần lượt là F1, F2, F3 và F4.
D C
Giá trị của (F1 + 2F2 + 3F3 + 4F4) là
A. 3 N B. 6 N C. 5 N D. 4 N
Câu 109: [VNA] Một dây dẫn được uống thành một khung dây có dạng hình tam giác B
vuông ABC có AB = 8 cm và AC = 6 cm (hình vẽ). Đặt khung dây vào trong từ trường
⃗B
đều có véctơ cảm ứng từ song song với cạnh AC và có độ lớn 5 T. Coi khung dây nằm I
cố định trong mặt phẳng hình vẽ. Khi cho dòng điện trong trong khung dây có cường
độ không đổi 5 A thì độ lớn lực từ do từ trường đều tác dụng lên các cạnh AB, BC và A C
CA lần lượt là F1, F2 và F3. Giá trị của (F1 + F2 + F3) là
A. 3 N B. 6 N C. 5 N D. 4 N

BẢNG ĐÁP ÁN

1. D 2. A 3. D 4. C 5. C 6. D 7. A 8. D 9. C 10. A
11. D 12. C 13. B 14. D 15. B 16. C 17. A 18. B 19. B 20. C
21. A 22. B 23. C 24. D 25. B 26. C 27. C 28. C 29. A 30. D
31. D 32. D 33. A 34. C 35. C 36. A 37. B 38. C 39. A 40. B
41. A 42. D 43. D 44. B 45. A 46. B 47. A 48. A 49. B 50. C
51. C 52. D 53. B 54. A 55. B 56. B 57. B 58. A 59. 60. A
61. A 62. D 63. B 64. A 65. C 66. D 67. A 68. A 69. B 70. C
71. A 72. A 73. B 74. A 75. D 76. B 77. B 78. C 79. A 80. B
81. B 82. D 83. B 84. D 85. C 86. C 87. B 88. B 89. C 90. C
91. B 92. B 93. C 94. D 95. A 96. C 97. A 98. A 99. B 100.C
101. D 102. B 103. C 104. B 105. C 106. C 107. A 108. B 109.

___HẾT___

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 43


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN ĐỀ 2:
TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG
CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
Thực nghiệm và lí thuyết chứng tỏ rằng cảm ứng từ do một dòng điện gây ra tại một điểm M:
+ Tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường;
+ Phụ thuộc vào dạng hình học của dây;
+ Phụ thuộc vào vị trí điểm M;
+ Phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
I. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
Giả sử cần xác định từ trường ⃗BM tại M cách dây dẫn một đoạn r do dây dẫn
điện có cường độ I (A) gây ra ta làm như sau:
* Điểm đặt: Tại M;
* Phương: cùng phương với phương tiếp tuyến của đường tròn (O; r) tại
M;
* Chiều: được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải họăc quy tắc đinh
ốc 1.
+ Quy tắc nắm bàn tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo
dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta
chiều của cảm ứng từ.
+ Quy tắc cái đinh ốc 1: Quay cái đinh ốc để nó tiến theo chiều dòng điện
thì chiều của nó tại điểm đó là chiều của cảm ứng từ
I
* Độ lớn: BM = 2.10−7. .
r
Trong đó: B [T] - I [A] - r [m].

a) Dòng điện thẳng có chiều hướng b) Dòng điện thẳng có chiều hướng
về phía sau mặt phẳng hình vẽ về phía trước mặt phẳng hình vẽ
II. Từ trường của nhiều dòng điện
Từ trường do nhiều dòng điện gây ra tuân theo nguyên lí chồng chất: “Vectơ cảm ứng từ tại một điểm
do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vectơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy”.
⃗⃗ = B
B ⃗⃗ 1 + B
⃗⃗ 2 + … + B
⃗⃗ n
Các trường hợp đặc biệt khi tiến hành tính độ lớn từ trường: ⃗B = ⃗B1 + ⃗B2
2 2
* Độ lớn: B = B + B + 2B1B2cos (với  là góc hợp bởi hai véctơ B
⃗ 1 và B
⃗ 2).
1 2
* Nếu ⃗B1 và ⃗B2 cùng chiều thì B = B1 + B2.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

44 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

* Nếu ⃗B1 và ⃗B2 ngược chiều thì B = |B1 − B2|.


* Nếu ⃗B1 và ⃗B2 vuông góc với nhau thì B = B12 + B22 .

Một số ví dụ

Ví dụ 1: [VNA] Một dây dẫn thẳng dài vô hạn, dòng điện chạy trong dây có cường độ I = 10 A.
1. Hãy xác định độ lớn cảm ứng từ do dòng điện trên gây ra tại:
a) Điểm M nằm cách dây dẫn 5 cm.
b) Điểm N nằm cách dây dẫn 8 cm.
2. Ở điểm D có cảm ứng từ là 2.10−5 T, điểm D nằm cách dây dẫn một đoạn bằng bao nhiêu?
Ví dụ 2: [VNA] Một dây thẳng dài vô hạn mang dòng điện I = 0,5 A đặt trong không khí.
a) Tính cảm ứng từ tại M cách dòng điện 4 cm.
b) Cảm ứng từ tại N bằng 10−6 T. Tính khoảng cách từ N đến dòng điện.
Ví dụ 3: [VNA] Cho hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 8 cm trong không khí.
Dòng điện chạy trong hai dây là I1 = 10 A, I2 = 20 A, cùng chiều nhau. Hãy xác định cảm ứng từ tổng
hợp tại M khi
a) M cách đều hai dây đoạn 4 cm.
b) M cách I1 đoạn 2 cm, cạch I2 đoạn 6 cm.
c) M cách I2 đoạn 2 cm, cách I2 đoạn 10 cm.
d) M cách I1 đoạn 6 cm, cách I2 đoạn 10 cm.
e) M cách đều hai dây đoạn 5 cm.
Ví dụ 4: [VNA] Hai dây dẫn thẳng D1 và D2 rất dài đặt song song cách nhau 6cm trong không khí,
có dòng điện I1 = I2 = 2 A đi qua cùng chiều. Xác định véc tơ cảm ứng tại
a) M cách D1 và D2 một khoảng 3 cm.
b) N cách D1 khoảng 4 cm, cách D2 khoảng 2 cm.
c) K cách D1 khoảng 10 cm, cách D2 khoảng 4 cm.
Ví dụ 5: [VNA] Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 100 cm trong không khí.
Dòng điện chạy trong hai dây dẫn cùng chiều có I1 = I2 = 2A. Tìm cảm ứng từ tại
a) Điểm M cách I1 đoạn d1 = 60 cm và I2 đoạn d2 = 40 cm.
b) Điểm N cách I1 đoạn d1 = 60 cm, cách I2 đoạn d2 = 80 cm.
Ví dụ 6: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai
dòng điện cùng chiều, có cường độ I1 = 9 A; I2 = 16 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do
hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 6 cm và cách dây dẫn mang dòng
I2 8 cm.
Ví dụ 7: [VNA] Hai dây đẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí cách nhau một đoạn
d = 2a có các dòng điện ngược chiều cùng cường độ I1 = I2 = I chạy qua.
a) Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách đều hai dây dẫn
một đoạn x.
b) Hãy xác định x để độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra đạt giá trị cực đại. Tính
giá trị cực đại đó.
Ví dụ 8: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song với nhau và cách nhau 10 cm đặt trong không
khí. Dòng điện chạy trong dây dẫn có cường độ I1 = 2A; I2 = 5A.
a) Tính lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dây
b) Tính lực từ tác dụng lên một đoạn có chiều dài 0,2 m của mỗi dây.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 45


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 9: [VNA] Hai vòng tròn dây dẫn đặt cách nhau một khoảng rất nhỏ. Vòng dây dẫn đưới được
giữ cố định. Vòng trên được nối với một đòn cân. Khi có hai dòng điện có cường độ bằng nhau vào
hai dây dẫn thì chúng hút nhau. Đặt thêm một quả cân khối lượng 0,1 g vào đĩa cân bên kia thì cân
trở lại thăng bằng và lúc đó hai vòng dây cách nhau 2 mm. Xác định cường độ dòng điện trong mỗi
vòng dây. Biết bán kính mỗi vòng dây là 5 cm. Lấy g = 10 m/s2.
Ví dụ 10: [VNA] Ba dòng điện cùng chiều cùng cường độ I = 10 A chạy qua ba dây dẫn thẳng đặt
đồng phẳng và dài vô hạn. Biết rằng khoảng cách giữa dây 1 và dây 2 là 10 cm, giữa dây 2 và dây 3
là 5 cm và dây 1 và dây 3 là 15 cm. Xác định lực từ do
a) Dây 1 và dây 2 tác dụng lên dây 3.
b) Dây 1 và dây 3 tác dụng lên dây 2.
Ví dụ 11: [VNA] Hai dòng điện thẳng đặt song song cách nhau 40 cm mang hai dòng điện cùng
chiều I1 = I2 = 10 A. Dòng thứ 3 đặt song song với hai dòng điện trên và thuộc mặt phẳng trung trực
của 2 dòng I1 và I2. Biết I3 = 10 A, ngược chiều với I1 và I3 cách mặt phẳng chứa (I1; I2) đoạn d.
a) Tính lực từ tác dụng lên 1m dòng I3 nếu d = 20 cm.
b) Tìm d để lực từ tác dụng lên 1m dòng I3 đạt giá trị cực đại.
Ví dụ 12: [VNA] Một khung dây có N vòng dây như nhau dạng hình tròn có bán kính 5 cm. Cho
dòng điện có cường độ I = 5 A chạy qua khung dây. Hãy xác định vecto cảm ứng từ tại tâm của
khung dây nếu:
a) Khung dây có 1 vòng dây (N = 1).
b) Khung dây có 10 vòng dây (N = 10).
Ví dụ 13: [VNA] Cuộn dây tròn bán kính R = 5 cm gồm 40 vòng dây quấn nối tiếp với nhau, đặt
trong không khí có dòng điện I chạy qua mỗi vòng dây.
a) Từ trường ở tâm O vòng dây là B = 5π.10−4 T. Tính I.
b) Nếu dòng điện qua dây tăng lên gấp đôi, bán kính vòng dây giảm đi một nửa. Thì cảm ứng từ
tại tâm O có giá trị là bao nhiêu?
Ví dụ 14: [VNA] Cuộn dây tròn bán kính 2π cm, 100 vòng, đặt trong không khí có dòng điện 2 A
chạy qua.
a) Tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
b) Tăng chu vi của dòng điện tròn lên 2 lần mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện. Hỏi độ lớn
cảm ứng từ tại tâm dòng điện lúc này bằng bao nhiêu?
Ví dụ 15: [VNA] Dùng một dây đồng có phủ một lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình
trụ dài L = 50 cm, có đường kính d = 4 cm để làm một ống dây. Sợi dây quấn ống dây có chiều dài ℓ
= 314 cm và các vòng dây được quấn sát nhau. Hỏi nếu cho dòng điện cường độ I = 0,4 A chạy qua
ống dây, thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu?
Ví dụ 16: [VNA] Cuộn dây tròn bán kính 2π cm, 100 vòng, đặt trong không khí có dòng điện 2 A
chạy qua.
a) Tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây
b) Tăng chu vi của dòng điện tròn lên 2 lần mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện. Hỏi độ lớn
cảm ứng từ tại tâm dòng điện lúc này bằng bao nhiêu.
Ví dụ 17: [VNA] Dùng một dây đồng đường kính d = 0,8 mm có một lớp sơn cách điện mỏng, quấn
quanh một hình trụ có đường kính D = 2 cm, chiều dài 40 cm để làm một ống dây, các vòng dây
quấn sát nhau. Muốn từ trường có cảm ứng từ bên trong ống dây bằng 2π.10−3 T thì phải đặt vào
ống dây một hiệu điện thế là bao nhiêu. Biết điện trở suất của đồng bằng 1,76.10−8 Ωm.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

46 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 18: [VNA] Một dây đồng có đường kính d = 0,8 mm có phủ sơn cách điện mỏng quấn quanh
một hình trụ đường kính D = 5 cm để tạo thành một ống dây. Khi nối ống dây với nguồn E = 4 V, r
= 0,5 Ω thì cảm ứng từ trong lòng ống dây là B = 5π.10−4 T. Tìm cường độ dòng điện trong ống dây
và chiều dài ống dây, biết điện trở suất của dây cuốn là ρ = 1,76.10−8 Ωm.
Ví dụ 19: [VNA] Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng day có dòng điện cường độ 0,5A
chạy qua. Theo tính toán thấy cảm ứng từ ở tâm khung dây bằng 6.3.10−5 T. Nhưng khi đo thì thấy
cảm ứng từ ở tâm bằng 4,2.10−5 T. Kiểm tra lại thấy có một số vòng dây bị cuốn nhầm chiều ngược
chiều với đa số các vòng trong khung. Tính số vòng dây cuốn nhầm.
Ví dụ 20: [VNA] Một ống dây thẳng dài 20 cm, đường kính D = 2 cm. Một dây dẫn có vỏ bọc cách
điện dài 300 m được quấn đều theo chiều dài ống dây. Ống dây không có lõi sắt và đặt trong không
khí. Cường độ dòng điện đi qua dây dẫn là 0,5 A. Tìm cảm ứng từ bên trong ống dây.
Một ống dây hình trụ có chiều dài 1,5 m gồm 4500 vòng dây.
a) Xác định cảm ứng từ trong lòng ống dây khi cho dòng điện I = 5 A chạy trong ống dây ?
b) Nếu ống dây tạo ra từ trường có B = 0,03 T thì I bằng bao nhiêu?
Ví dụ 21: [VNA] Một ống dây có chiều dài 10 cm, gồm 2000 vòng dây. Cho dòng điện chạy trong
ống dây thì thấy cảm ứng từ trong ống dây là 2π.10−3 T.
a) Hãy xác định số vòng dây trên 1 m chiều dài ống dây?
b) Cường độ dòng điện bên trong ống dây?

Dạng 1. Bài toán liên quan đến từ trường của dòng điện thẳng dài
Câu 1: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây
dẫn thẳng dài?
A. Phụ thuộc bản chất dây dẫn. B. Phụ thuộc môi trường xung quanh.
C. Phụ thuộc hình dạng dây dẫn. D. Phụ thuộc độ lớn dòng điện.
Câu 2: [VNA] Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào
sau đây?
A. Vuông góc với dây dẫn.
B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn.
D. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.
Câu 3: [VNA] Một kim nam châm nhỏ nằm ngang có thể quay tự do quanh M N
trục thẳng đứng. Kim được đặt nằm cân bằng ở ngay phía dưới của một dây
kim loại thẳng dài MN sao cho trục nam (S) – bắc (N) của kim song song với S N
MN. Người ta cho dòng điện không đổi với cường độ không quá lớn qua
dây theo chiều từ N đến M. Vị trí cân bằng của kim lúc sau có phương
A. song song với MN và các cực của nó đổi chiều so với chiều của kim lúc đầu.
B. vuông góc với MN và cực S của nó hướng vào phía trong mặt phẳng hình vẽ.
C. hợp với phương MN một góc nhọn và cực S hướng vào phía trong mặt phẳng hình vẽ.
D. hợp với phương MN một góc nhọn và cực N hướng vào phía trong mặt phẳng hình vẽ.
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Chuyên Lương Thế Vinh − Đồng Nai − 2019)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 47


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 4: [VNA] Khảo sát từ trường của một dòng điện thẳng, dài có cường độ không đổi. Gọi M là
một điểm gần dòng điện và cách dòng điện một khoảng r. Những điểm mà cảm ứng từ tại đó cùng
hướng, cùng độ lớn với cảm ứng từ tại điểm M nằm trên
A. đường tròn qua M, thuộc mặt phẳng vuông góc với dòng điện, tâm nằm trên dây dẫn.
B. đường thẳng qua M và song song với dòng điện.
C. mặt trụ qua M, với trục hình trụ trùng với dây dẫn.
D. hai đường thẳng nằm đối xứng nhau qua dây dẫn, một trong hai đường thẳng đó đi qua M
và song song với dây dẫn.
Câu 5: [VNA] Giả sử có một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện chạy qua theo phương vuông
góc với mặt phẳng giấy và có chiều từ trong ra ngoài như hình vẽ. Hình nào dưới đây mô tả đúng
đường sức từ trên mặt phẳng giấy của dây dẫn đang xét?

A. Hình 1. B. Hình 4. C. Hình 2. D. Hình 3.


Câu 6: [VNA] Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi
dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn?
I ⃗
B I ⃗
B ⃗
B ⃗
B
M M M M
A. B. C. D.
I I

Câu 7: [VNA] Hình vẽ nào dưới đây xác định sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng
điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn?
⃗B I M M
⃗ ⃗
B
A. M B. ⃗B C. B D.
I M I I
Câu 8: [VNA] Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của vectơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng
điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn?
I ⃗B M I ⃗
B
M ⃗B M
A. ⃗ B. C. D.
B
M I I

Câu 9: [VNA] Hình vẽ nào dưới đây xác định sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng
điện thẳng dài vô hạn?
M M
I I I M
A. ⃗ B. ⃗ C. ⃗
D. B
B B ⃗
B
M
I

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

48 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi
dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn?
I I M
M I M ⃗
B
A. B. ⃗ C. D.

B B
M ⃗
B I

Câu 11: [VNA] Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường
độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ
A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 12: [VNA] Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ chạy qua.
Độ lớn cảm I ứng từ do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn được tính bởi công
thức:
r r I I
A. B = 2.10−7 . B. B = 2.107 . C. B = 2.10−7 . D. B = 2.107 .
I I r r
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 201)
Câu 13: [VNA] Hai điểm M và N cách dòng điện thẳng dài vô hạn các đoạn lần lượt là r1 và r2. Cảm
r1
ứng từ tại M và N gây ra bởi dòng điện có độ lớn lần lượt là B1 và B2. Biết B1 = 4B2. Tỉ lệ là
r2
1 1
A. 4. B. . C. 2. D. .
4 2
Câu 14: [VNA] Cho dòng điện một chiều không đổi có cường độ I chạy qua một dây dẫn thẳng, dài
vô hạn, được đặt trong chân không. Nếu cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn đó một đoạn r là B,
thì cảm ứng từ tại điểm N cách dây dẫn đó một khoảng 4r là
B B
A. 4B. B. . C. . D. 16B.
4 16
Câu 15: [VNA] Cảm ứng từ của dòng điện không đổi cường độ I (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài
gây ra tại một điểm M đặt cách dây dẫn một khoảng 2R (m) là
2.10−7I 2.10−7I .10−7I 10−7I
A. . B. . C. . D. .
R R R R
Câu 16: [VNA] Cho dòng điện không đổi có cường độ 1,2 A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong
không khí. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây dẫn 0,1 m là
A. 2,4.10−6 T. B. 4,8.10−6 T. C. 2,4.10−8 T. D. 4,8.10−8 T.
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2020)
Câu 17: [VNA] Cho dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, rất dài. Tại điểm A cách dây
10 cm, cảm ứng từ do dòng điện đó gây ra có độ lớn 2.10−5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây
dẫn là
A. 20 A. B. 30 A. C. 50 A. D. 10 A.
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 - THPT Chuyên Đại học Vinh - Nghệ An - 2020)
Câu 18: [VNA] Cho dòng điện cường độ 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại
những điểm cách dây 10 cm có độ lớn là
A. 2.10−6 T. B. 2.10−5 T. C. 5.10−6 T. D. 5.10−7 T.
Câu 19: [VNA] Dòng điện chạy qua một dây dẫn thẳng dài đạt nằm ngang trong không khí gây ra
tại một điểm cách nó 4,5 cm một cảm ứng từ có độ lớn 2,8.10−5 T. Độ lớn của cảm ứng từ do dòng
điện này gây ra tại điểm cách nó 10 cm là
A. 1,26.10−5 T. B. 1,24.10−5 T. C. 1,38.10−5 T. D. 8,6.10−5 T.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 49


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Dây dẫn thẳng dài có dòng điện 5 A chạy qua. Cảm ứng từ tại M có độ lớn 10−5 T.
Điểm M cách dây một khoảng
A. 20 cm. B. 10 cm. C. 1 cm. D. 2 cm.
Câu 21: [VNA] Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ
do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn là 4.10−5 T. Điểm M cách dây một khoảng
A. 25,0 cm. B. 10,0 cm. C. 5,0 cm. D. 2,5 cm.
Câu 22: [VNA] Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 A, cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện
5 cm có độ lớn là
A. 8.10−5 T. B. 8π.10−5 T. C. 4.10−6 T. D. 4π.10−6 T.
Câu 23: [VNA] Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 cm cảm ứng
từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10−5 T. Cường độ dòng điện chạy trên dây là
A. 10 A. B. 20 A. C. 30 A. D. 50 A.
Câu 24: [VNA] Dòng điện có cường độ 0,5 A đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại N bằng 10−6 T.
Khoảng cách từ N đến dòng điện là
A. 50 cm. B. 10 cm. C. 100 cm. D. 150 cm.
Câu 25: [VNA] Dòng điện không đổi cường độ 2 A chạy trong một dây dẫn thẳng dài vô hạn được
đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn đoạn 10 cm có độ lớn là
A. 1,3.10−7 T. B. 4.10−8 T. C. 1,3.10−5 T. D. 4.10−6 T.
Câu 26: [VNA] Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân
không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm bằng
A. 4.10−6 T. B. 4.10−8 T. C. 5.10−7 T. D. 3.10−7 T.
Câu 27: [VNA] Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm
ứng từ 1,2 μT. Một điểm cách dây dẫn đó 60 cm thì có độ lớn cảm ứng từ là
A. 0,4 μT. B. 0,2 μT. C. 3,6 μT. D. 4,8 μT.
Câu 28: [VNA] Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm
ứng từ 0,4 μT. Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó
có độ lớn là
A. 0,8 μT. B. 1,2 μT. D. 0,2 μT. D. 1,6 μT.
Câu 29: [VNA] Một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện được đặt trong không khí. Những
điểm cách dây dẫn khoảng r có cảm ứng từ bằng 1,2.10−6 T. Những điểm cách dây dẫn khoảng 4r có
cảm ứng từ có độ lớn là
A. 0,6.10−6 T. B. 2,4.10−6 T. C. 0,3.10−6 T. D. 4,8.10−6 T.
Câu 30: [VNA] Hình vẽ bên biểu diễn chùm tia electron chuyển động theo M N
chiều mũi tên từ M đến N. Vectơ cảm ứng từ tại điểm P
A. hướng theo chiều từ M đến N. P
B. hướng theo chiều từ N đến M.
C. hướng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, đi vào trong.
D. hướng vuông góc với MN, trong mặt phẳng hình vẽ đi xuống.
Câu 31: [VNA] Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài có dạng là các đường
A. thẳng vuông góc với dòng điện.
B. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện.
C. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, tâm trên dòng điện.
D. tròn vuông góc với dòng điện.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

50 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 32: [VNA] Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện đi qua, nằm trong mặt phẳng P, M và N là hai
điểm cùng nằm trong mặt phẳng P và đối xứng nhau qua dây dẫn. Vectơ cảm ứng từ tại hai điểm
này có tính chất nào sau đây?
A. Cùng vuông góc với mặt phẳng P, song song cùng chiều nhau.
B. Cùng vuông góc với mặt phẳng P, song song ngược chiều nhau, cùng độ lớn.
C. Cùng nằm trong mặt phẳng P, song song cùng chiều nhau.
D. Cùng nằm trong mặt phẳng P, song song ngược chiều nhau, cùng độ lớn.
Câu 33: [VNA] Tập hợp những điểm M trong từ trường của dòng điện thẳng dài có véctơ cảm ứng
từ bằng nhau là
A. một mặt trụ, trục trụ trùng với dòng điện.
B. một mặt phẳng song song với dòng điện.
C. đường tròn thuộc mặt phẳng vuông góc dòng điện, tâm nằm trên dòng điện.
D. một đường thẳng song song với dòng điện.
Câu 34: [VNA] Một dòng điện cường độ không đổi chạy trong một dây dẫn thẳng dài chiều như
hình vẽ. Biết M và N đều cách dòng điện, đều nằm trên mặt phẳng hình vẽ đối xứng nhau qua dây
dẫn. Cảm ứng từ tại hai điểm M và N quan hệ với nhau như thế nào?
A. BM = BN; hai vectơ BM và BN song song cùng chiều. → M
I
B. BM = BN; hai vectơ BM và BN song song ngược chiều.
C. BM > BN; hai vectơ BM và BN song song cùng chiều. N
D. BM = BN; hai vectơ BM . và BN vuông góc với nhau.
Câu 35: [VNA] Một dòng điện có cường độ không đổi 5 A chạy trong một đoạn dây I
dẫn thẳng dài. Hai điểm M, N nằm trong mặt phẳng hình vẽ, trong không khí chứa
dòng điện và hai điểm M, N cách đều dòng điện một khoảng 4 cm. Cảm ứng từ tại M N
A. M có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, chiều từ ngoài vào trong.
B. N có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, chiều từ trong ra trong.
C. M có độ lớn 2,5.10−5 T.
D. N có độ lớn 1,5.10−5 T.
Câu 36: [VNA] Độ lớn cảm ứng từ của một dòng điện thẳng tại điểm cách dòng điện 2,5 cm bằng
1,8.10−5 T. Cường độ dòng điện có độ lớn bằng
A. 1 A. B. 1,25 A. C. 2,25 A. D. 3,25 A.
Câu 37: [VNA] Dòng điện chạy qua một dây dẫn thẳng dài đặt nằm ngang trong không khí gây ra
tại một điểm cách nó 4,5 cm một cảm ứng từ có độ lớn 2,8.10−4 T. Cường độ của dòng điện chạy qua
dây dẫn là
A. 56,0 A. B. 44,0 A. C. 63,0 A. D. 8,6 A.
Câu 38: [VNA] Trong chân không, cho hai dòng điện d1, d2 song song, cùng chiều và cách nhau 4
cm. Gọi M là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hai dây và cách đều các dòng điện d1, d2 những
khoảng bằng 4 cm. Biết cảm ứng từ tại M có phương song song với mặt phẳng chứa hai dòng điện
và có độ lớn bằng 12 3 μT. Cường độ dòng điện chạy trong mỗi dây dẫn là
A. 2,4 A. B. 4,8 A. C. 5,6 A. D. 2,8 A.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 51


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 39: [VNA] Dòng điện có cường độ không đổi I chạy qua dây dẫn thẳng dài và hai điểm M, N
nằm trong cùng mặt phẳng, nằm cùng phía so với dòng điện sao cho MN vuông góc với dòng điện.
Gọi O là trung điểm MN. Nếu độ lớn cảm ứng từ tại M và N lần lượt là 2,8.10−5 T và 4,2.10−5 T thì
độ lớn cảm ứng từ tại O là
A. 3,36.10−5 T. B. 16,8.10−5 T. C. 3,5.10−5 T. D. 56.10−5 T.
Câu 40: [VNA] Dòng điện có cường độ không đổi I chạy qua dây dẫn thẳng dài và hai điểm M, N
nằm trong cùng mặt phẳng, nằm hai phía so với dòng điện sao cho MN vuông góc với dòng điện.
Gọi O là trung điểm MN. Nếu độ lớn cảm ứng từ tại M và N lần lượt là 2,8.10−5 T và 4,2.10−5 T thì
độ lớn cảm ứng từ tại O là
A. 3,36.10−5 T. B. 16,8.10−5 T. C. 3,5.10−5 T. D. 56.10−5 T.
Câu 41: [VNA] Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Gọi
M và N là hai điểm trên đường thẳng ∆ nằm vuông góc với dây dẫn, ở cùng một phía so với dây
dẫn và điểm M gần dây dẫn hơn. Biết độ lớn của cảm ứng tại M lớn gấp 1,2 lần độ lớn cảm ứng từ
tại N và khoảng cách MN bằng 2 cm. Khoảng cách từ M đến dây dẫn bằng
A. 10 cm. B. 12 cm. C. 6 cm. D. 8 cm.
Câu 42: [VNA] Gọi d1, d2 là hai đường thẳng song song cách nhau 4 cm trong chân không. M là một
điểm trong mặt phẳng chứa d1, d2. Biết khoảng cách từ M đến d1 lớn hơn khoảng cách từ M đến d2
là 4 cm. Đặt một dòng điện không đổi trùng với đường thẳng d1 thì cảm ứng từ tại M có độ lớn là
B1 = 0,12 T. Đưa dòng điện tới vị trí trùng với đường thẳng d2 thì cảm ứng từ tại M có độ lớn là B2 =
0,10 T. Cảm ứng từ tại một điểm trên đường d1 có độ lớn là
A. 0,22 T. B. 0,11 T. C. 0,5 T. D. 0,25 T.
Câu 43: [VNA] Dòng điện có cường độ không đổi I chạy qua dây dẫn thẳng dài và hai điểm M, N
nằm trong cùng mặt phẳng, nằm cùng phía so với dòng điện sao cho MN vuông góc với dòng điện.
Gọi O là điểm thuộc đoạn MN sao cho OM = 1,5ON. Nếu độ lớn cảm ứng từ tại M và N lần lượt là
2,8.10−5 T và 4,2.10−5 T thì độ lớn cảm ứng từ tại O là
A. 3,36.10−5 T. B. 16,8.10−5 T. C. 3,5.10−5 T. D. 56.10−5 T.
Câu 44: [VNA] Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng
độ lớn I nhưng cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách
đều hai dây thì có giá trị bằng
I I I
A. 0. B. 10−7 . C. 10−7 . D. 10− .
a 4a 2a
Câu 45: [VNA] Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cánh nhau a, mang hai dòng điện cùng
độ lớn I và ngược chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều
hai dây thì có giá trị bằng
I I I
A. 0. B. 2.10−7 . C. 4.10−7 . D. 8.10−7 .
a a a
Câu 46: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện ngược chiều I1 và I2. Cảm ứng từ
tại điểm cách đều hai dây và nằm trong mặt phẳng hai dây là
A. B1 + B2. B. 0. C. B1 − B2. D. 2B2 − B1.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

52 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 47: [VNA] Cho một dòng điện thẳng dài I vuông góc với mặt phẳng hình vẽ I
tại O, có chiều hướng từ trong mặt phẳng hình vẽ ra và một điểm M thuộc mặt O M

phẳng hình vẽ có cảm ứng từ là BM . Xét điểm N trên đường thẳng OM sao cho
điểm N có cảm ứng từ là B ⃗ N = −2B⃗ M . Phát biểu nào sau đây đúng?
A. N nằm khác phía với M qua O và ON= 0,5OM.
B. Hai điểm N1 và N2 đối xứng nhau qua O, trong đó điểm N1 là trung điểm của OM.
C. Không có điểm N thỏa mãn.
D. N là trung điểm của OM.
Câu 48: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc nhau, rất gần nhau nhưng
I
không chạm vào nhau có chiều như hình vẽ. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn (2) (1)
có cùng cường độ. Từ trường do hai dây dẫn gây ra có thể triệt tiêu nhau, bằng
không ở vùng I
(3) (4)
A. (1) và (2). B. (3) và (4).
C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 49: [VNA] Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng
độ lớn I nhưng cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách
đều hai dây thì có giá trị là
I I I
A. 0. B. 10−7 . C. 10−7 . D. 10−7 .
a 4a 2a
Câu 50: [VNA] Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng
độ lớn I nhưng ngược chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách
đều hai dây thì có giá trị là
I I I
A. 0. B. 2.10−7 . C. 4.10−7 . D. 8.10−7 .
a a a
Câu 51: [VNA] Cho hai dòng điện thẳng, song song, ngược chiều, có cùng M
cường độ I, cách nhau một khoảng R như hình vẽ. Đường nét đứt là một
đường tròn tâm O, bán kính bằng R. Biết O cách đều hai dòng điện. Xét bốn 0,5R 0,5R

điểm M, N, P, Q trên đường tròn và tâm O của đường tròn. Cảm ứng từ tại N Q
điểm N có phương, chiều và độ lớn bằng cảm ứng từ tại điểm I O I
A. Q.
B. P.
P
C. M.
D. O.
Câu 52: [VNA] Hai dây dẫn có dòng điện cường độ I1 và I2 = 3I1 ngược chiều chạy qua cách nhau 20
cm. M là vị trí mà tại đó cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra bị triệt tiêu. Khoảng cách từ M đến
dây dẫn có dòng điện I1 là
A. 10 cm. B. 30 cm. C. 5 cm. D. 15 cm.
Câu 53: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 8 cm. Trong hai dây có hai dòng điện
cùng cường độ I1 = I2 = 6 A và cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại điểm
M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây, cách dòng I1 một khoảng 3,2 cm và cách dòng I2 một khoảng
4,8 cm có độ lớn là
A. 6,25.10–5 T. B. 6,25.10–3 T. C. 1,25.10–5 T. D. 2,5.10–5 T.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 53


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 54: [VNA] Cho hai dòng điện thẳng dài có cường độ I1 = I2, ngược chiều đặt song song trong
không khí. Tập hợp những điểm M có cảm ứng từ tại đó bằng 0 là
A. mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai dòng điện và cách đều hai dòng điện.
B. mặt phẳng chứa hai dòng điện.
C. đường thẳng thuộc mặt phẳng chứa hai dòng điện và cách đều hai dòng điện.
D. không tồn tại điểm M.
Câu 55: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau một khoảng cố định 42 cm. Dòng điện
chạy trong hai dây dẫn có cường độ lần lượt là I1 = 3 A và I2 = 1,5 A. Nếu hai dòng điện cùng chiều,
những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không nằm trên đường thẳng
A. song song với I1, I2 và cách I1 một khoảng 28 cm.
B. nằm giữa hai dây dẫn, trong mặt phẳng và song song với I1, I2, cách I2 một khoảng 14 cm.
C. trong mặt phẳng và song song với I1, I2, nằm ngoài khoảng giữa hai dòng điện cách I2 một
khoảng 14 cm.
D. song song với I1, I2 và cách I2 một khoảng 20 cm.
Câu 56: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau một khoảng cố định 42 cm. Dòng điện
chạy trong hai dây dẫn có cường độ lần lượt là I1 = 3 A và I2 = 1,5 A. Nếu hai dòng điện ngược chiều,
những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không nằm trên đường thẳng
A. song song với I1, I2 và cách I1 khoảng 28 cm.
B. nằm giữa hai dây dẫn, trong mặt phẳng và song song với I1, I2, cách I2 một khoảng 14 cm.
C. trong mặt phẳng và song song với I1, I2, nằm ngoài khoảng giữa hai dòng điện gần I2 cách I2
một khoảng 42 cm.
D. song song với I1, I2 và cách I2 một khoảng 20 cm.
Câu 57: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 6
cm, có dòng điện có độ lớn I1 = 1 A và I2 = 2 A đi qua ngược chiều nhau. Vị trí những điểm có cảm
ứng từ tổng hợp bằng không là
A. đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 là 3 cm, cách dòng I2 là 9 cm.
B. đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 là 9 cm, cách dòng I2 là 3 cm.
C. đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 là 12 cm, cách dòng I2 là 6 cm.
D. đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 là 6 cm, cách dòng I2 là 12 cm.
Câu 58: [VNA] Hai dòng điện I1 = 3 A và I2 = 2 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, song song cách
nhau 50 cm theo cùng một chiều. Xét điểm M nằm cách các dòng điện những khoảng hữu hạn mà
cảm ứng từ tổng hợp tại đó bằng 0. Quỹ tích của điểm M là
A. đường thẳng song song với hai dòng nói trên, cách dòng I1 là 20 cm và cách dòng I2 là 30 cm.
B. đường thẳng song song với hai dòng nói trên, cách dòng I1 là 30 cm và cách dòng I2 là 20 cm.
C. đường thẳng vuông góc với hai dòng nói trên, cách dòng I1 là 30 cm và cách dòng I2 là 20 cm.
D. đường tròn có tâm cách dòng I1 là 30 cm và cách dòng I2 là 20 cm.
Câu 59: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện ngược chiều và có độ lớn I1 = 2 A
và I2 = 6 A đặt cách nhau 3 cm trong không khí. Điểm M cách hai dẫn I1 và I2 lần lượt là 1 cm và 4
cm. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại M là
A. 7.10−5 T. B. 4,75.10−3 T. C. 3,25.10−3 T. D. 10−5 T.
Câu 60: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện cùng chiều chiều và có độ lớn I1
= 10 A và I2 = 20 A đặt cách nhau 8 cm trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M
cách đề hai dẫn một đoạn 4 cm là
A. 5.10−5 T. B. 5.10−5 T. C. 15.10−5 T. D. 0.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

54 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 61: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm đặt trong không khí. Cường độ
dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 A, cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2. Điểm M nằm trong
mặt phẳng hai dòng điện, ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng I2 là 8 cm. Để cảm ứng từ tại
M bằng không thì dòng điện I2 có
A. cường độ I2 = 2 A và cùng chiều với I1. B. cường độ I2 = 2 A và ngược chiều với I1.
C. cường độ I2 = 1 A và cùng chiều với I1. D. cường độ I2 = 1 A và ngược chiều với I1.
Câu 62: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm đặt trong không khí. Dòng điện
chạy trên dây 1 là I1 = 5 A, dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 A và ngược chiều với I1. Điểm M nằm
trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. 5,0.10−6 T. B. 7,5.10−6 T. C. 5,0.10−8 T. D. 7,5.10−7 T.
Câu 63: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 cm đặt trong không khí. Dòng điện
chạy trong hai dây có cùng cường độ 5 A và ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều
hai dòng điện một khoảng 10 cm có độ lớn là
A. 1.10−5 T. B. 2.10−5 T. C. √2.10−5 T. D. √3.10−5 T.
Câu 64: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm đặt trong không khí, dòng điện
chạy trên dây 1 là I1 = 5 A, dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 A và ngược chiều với I1. Điểm M nằm
trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 là 8 cm. Cảm
ứng từ tại M có độ lớn là
A. 1,0.10−5 T. B. 1,1.10−5 T. C. 1,2.10−5 T. D. 1,3.10−5 T.
Câu 65: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40 cm. Trong hai dây có hai
dòng điện cùng cường độ I1 = I2 = 100 A, cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây
ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 là 10 cm và cách dòng I2 là 30 cm có độ
lớn là
A. 0 T. B. 2.10−4 T. C. 24.10−5 T. D. 13,3.10−5 T.
Câu 66: [VNA] Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài
song song cách nhau 10 cm trong chân không, I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện
gây ra tại điểm M cách I1 là 6 cm và cách I2 là 8 cm có độ lớn là
A. 2,0.10−5 T. B. 2,2.10−5 T. C. 3,0.10−5 T. D. 3,6.10−5 T.
Câu 67: [VNA] Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 4 cm. dòng điện
trong hai dây cùng chiều và có cường độ tương ứng là I1 = I2 = 10 A. Gọi M là một điểm nằm ngoài
mặt phẳng chứa hai dây và cách đều các dây d1, d2 những khoảng cách bằng 4cm. Cảm ứng từ tại
M có độ lớn bằng
A. 50 μT. B. 37 μT. C. 87 μT. D. 13 μT.
Câu 68: [VNA] Hai dòng điện thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí có
hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = I và I2 = 0,5I chạy qua. Xét điểm M mà tại đó cảm ứng
từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra bằng 0. Khoảng cách từ M đến dòng điện I1 và I2 lần lượt

A. 15 cm và 10 cm. B. 20 cm và 15 cm. C. 15 cm và 20 cm. D. 20 cm và 10 cm.
Câu 69: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai
dòng điện ngược chiều, có cường độ lần lượt là I1 = 6 A và I2 = 12 A chạy qua. Xét điểm M cách dây
dẫn mang dòng I1 là 5 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 là 15 cm. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng
điện này gây ra tại M có độ lớn là
A. 7,6.10−5 T. B. 4,4.10−5 T. C. 0,8.10−5 T. D. 8,6.10−5 T.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 55


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 70: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai
dòng điện cùng chiều, có cường độ lần lượt là I1 = 9 A và I2 = 16 A chạy qua. Xét điểm M cách dây
dẫn mang dòng I1 là 6 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 là 8 cm. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng
điện này gây ra tại M có độ lớn là
A. 4.10−5 T. B. 7.10−5 T. C. 5.10−5 T. D. 8.10−5 T.
Câu 71: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai
dòng điện ngược chiều, có cường độ lần lượt là I1 = I2 = 9 A chạy qua. Xét điểm M cách đều hai dây
dẫn một khoảng 30 cm. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại M có độ lớn là
A. 5.10−6 T. B. 7.10−6 T. C. 4.10−6 T. D. 8.10−6 T.
Câu 72: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai
dòng điện cùng chiều, có cường độ lần lượt là I1 = I2 = 12 A chạy qua, cắt mặt phẳng hình vẽ (mặt
phẳng (P)) lần lượt tại hai điểm A và B (dòng I1 đi vào tại A, dòng I2 đi ra tại B). Gọi M là điểm thuộc
(P) sao cho MA = 12 cm và MB = 16 cm. Gọi φ là góc tạo bởi véctơ cảm ứng từ tổng hợp tại M và
vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
AB. Độ lớn φ là
A. 106,6. B. 106,3. C. 53,6. D. 37,2.
Câu 73: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 18 cm trong không khí, có hai
dòng điện cùng chiều, có cường độ lần lượt là I1 = I2 = 12 A chạy qua, vuông góc và cắt mặt phẳng
hình vẽ (mặt phẳng (P)) lần lượt tại hai điểm A và B (dòng I1 đi vào tại A, dòng I2 đi ra tại B). Gọi M
là điểm thuộc (P) sao cho MA = 12 cm và MB = 16 cm. Gọi  là góc tạo bởi véctơ cảm ứng từ tổng
hợp tại M và vectơ AB ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ . Độ lớn  có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 110. B. 100. C. 50. D. 40.
Câu 74: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 18 cm trong không khí, có hai
dòng điện cùng chiều, có cường độ lần lượt là I1 = I2 = 6 A chạy qua, vuông góc và cắt mặt phẳng
hình vẽ (mặt phẳng (P)) lần lượt tại hai điểm A và B (dòng I1 đi ra tại A, dòng I2 đi ra tại B). Gọi M
là điểm thuộc (P) sao cho MA = MB = 15 cm. Gọi  là góc tạo bởi véctơ cảm ứng từ tổng hợp tại M
và vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
AB. Kết luận nào sau đây đúng?
A. BM = 12,8.10−6 T. B.  = 0. C. BM = 9,6.10−6 T. D.  = 90.
Câu 75: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song, trong không khí cách nhau một đoạn
2a có các dòng điện ngược chiều và có cùng cường độ I1 = I2 = I chạy qua. Xét điểm M cách đều hai
dây dẫn một đoạn x. Khi x = x0 thì độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại M đạt
giá trị cực đại và bằng B0. Kết luận nào sau đây đúng?
I I
A. x0 = 2a. B. x0 = 1,5a. C. B0 = 4.10−7. . D. B0 = 2.10−7. .
a a
Câu 76: [VNA] Cho ba dòng điện thẳng, dài, song song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ (P). Điểm
M thuộc mặt phẳng (P) và cách đều ba dòng điện một khoảng 2 cm. Nếu dòng I1 = 10 A hướng ra
sau, còn dòng I2 = 5 A và I3 = 20 A hướng ra trước thì độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại M là
A. 10−4 T. B. 3,5.10−4 T. C. 2,24.10−4 T. D. 2,5.10−4 T.
Câu 77: [VNA] Ba dòng điện thẳng dài song song, cùng chiều, nằm trong cùng một M
mặt phẳng, có cường độ bằng nhau và bằng 2 A, chúng vuông góc với mặt phẳng
hình vẽ và cắt mặt phẳng hình vẽ tại ba điểm M, N, P. Các khoảng cách MN = 20 3 N
cm, NP = 10 3 cm. Một điểm Q cách các dòng điện lần lượt QM = 60 cm, QN = 20 3
P Q
cm, QP = 30 cm như hình vẽ. Cảm ứng từ tổng hợp tại Q có độ lớn là
A. 2,9.10−6 T. B. 5,8.10−6 T. C. 3,6.10−6 T. D. 4,2.10−6 T.
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia - Sở GD & ĐT - Quảng Bình - 2018)
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

56 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 78: [VNA] Cho hai dòng điện thẳng, dài, có cùng cường độ I = 10 A chạy qua, I
A B
đặt trong không khí (hình vẽ). Dây thứ nhất đặt trong mặt phẳng giấy, dây thứ hai
đặt vuông góc với mặt phẳng giấy. Biết các điểm A, B, C, D tạo thành hình vuông I
cạnh 50 cm. Cảm ứng từ tổng hợp tại điểm D do hai dòng điện gây ra có độ lớn là
A. 40√2.10−7 T. B. 80.10−7 T. D C
C. 40π√2.10−7 T. D. 0 T.
Câu 79: [VNA] Cho ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng
và đều hướng ra phía trước mặt phẳng như hình vẽ. Điểm M cách đều ba dòng
điện một khoảng bằng 2 cm. Cường độ dòng điện trong ba dây dẫn có cùng độ
lớn 10 A. Độ lớn cảm ứng từ tại M là M
A. 10−4 T. B. 2.10−4 T.
C. 3.10−4 T. D. 4.10−4 T.
Câu 80: [VNA] Cho ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng
và có chiều như hình vẽ. Điểm M cách đều ba dòng điện một khoảng bằng 2
cm. Cường độ dòng điện trong ba dây dẫn có cùng độ lớn 10 A. Độ lớn cảm
ứng từ tại M là M
A. √2.10−4 T. B. √3.10−4 T.
C. √5.10−4 T. D. √6.10−4 T.
Câu 81: [VNA] Cho ba dòng điện thẳng, dài, song song, vuông góc với mặt phẳng A
hình vẽ, có cường độ lần lượt là I1 = I2 = I3 = 5 A, đi qua ba đỉnh A, B, C của một tam
giác đều cạnh 10 cm (hình vẽ). Nếu cả ba dòng điện đều hướng ra phía sau mặt
phẳng hình vẽ thì độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại tâm O của tam giác ABC là O
B C
A. 0. B. 10−5 T.
C. 2.10−5 T. D. 3.10−5 T.
Câu 82: [VNA] Cho ba dòng điện thẳng, dài, song song, vuông góc với mặt phẳng A
hình vẽ, có cường độ lần lượt là I1 = I2 = I3 = 5 A, đi qua ba đỉnh A, B, C của một tam
giác đều cạnh 10 cm (hình vẽ). Nếu dòng I1 hướng ra phía sau; dòng I2 và I3 hướng
ra phí trước mặt phẳng hình vẽ thì độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại tâm O của tam O
B C
giác ABC là
A. √3.10−5 T. B. 2√3.10−5 T.
C. 3√3.10−5 T. D. 4√3.10−5 T.
Câu 83: [VNA] Cho ba dòng điện thẳng, dài, song song, vuông góc với mặt phẳng A
hình vẽ, có cường độ lần lượt là I1 = I2 = 5 A và I3 = 10 A, đi qua ba đỉnh A, B, C của
một tam giác đều cạnh 10 cm (hình vẽ). Nếu dòng I1 hướng ra phía sau; dòng I2 và
I3 hướng ra phí trước mặt phẳng hình vẽ thì độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại tâm O O
B C
của tam giác ABC là
A. 10,58.10−5 T. B. 9,17.10−5 T.
C. 2,24.10−5 T. D. 6,93.10−5 T.
Câu 84: [VNA] Cho ba dòng điện có cường độ I1 = I2 = I3 = 5 A, thẳng dài, song song, B C
vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và đi qua ba đỉnh A, B, C của một hình vuông
cạnh 10 cm. Nếu cả ba dòng điện đều hướng ra phía sau mặt phẳng hình vẽ thì độ
lớn cảm ứng từ tổng hợp tại đỉnh D của hình vuông là
A D
A. 1,2√3.10−5 T. B. 2√3.10−5 T.
C. 1,5√2.10−5 T. D. 2,4√2.10−5 T.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 57


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 85: [VNA] Cho ba dòng điện có cường độ I1 = I2 = I3 = 5 A, thẳng dài, song song, B C
vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và đi qua ba đỉnh A, B, C của một hình vuông
cạnh 10 cm. Nếu dòng I1 và I3 ra phía sau còn dòng I2 hướng ra phía trước mặt
phẳng hình vẽ thì độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại đỉnh D của hình vuông là
A D
A. 0,2√3.10−5 T. B. 2√2.10−5 T.
C. 1,25√2.10−5 T. D. 0,5√2.10−5 T.
Câu 86: [VNA] Cho ba dòng điện có cường độ I1 = I2 = 0,5I3 = 5 A, thẳng dài, song B C
song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và đi qua ba đỉnh A, B, C của một hình
vuông cạnh 10 cm. Nếu dòng I1 và I3 ra phía sau còn dòng I2 hướng ra phía trước
mặt phẳng hình vẽ thì độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại đỉnh D của hình vuông là
A D
A. 2,12.10−5 T. B. 1,58.10−5 T.
C. 10,58.10−5 T. D. 6,93.10−5 T.
Dạng 2 - Bài toán liên quan đến lực tương tác giữa các dòng điện thẳng, dài, song song
1. Lực từ của hai dòng điện thẳng song song
* Hai dòng điện thẳng tiết diện nhỏ, rất dài, song song đặt cách nhau một đoạn trong không gian
sẽ tương tác từ với nhau.

I1 I2 I1 I2
F21 F21 F12
⃗2
B ⃗1
B ⃗2
B ⃗B1
F12

* Hai dòng điện cùng chiều thì chúng hút nhau.


* Hai dòng điện ngược chiều thì chúng đẩy nhau.
Công thức tính độ lớn lực từ của hai dòng điện thẳng song song đặt trong không khí.
I1I2
(1) Tính cho một đơn vị chiều dài: F = 2.10−7. .
r
Lấy: I1 = I2 = I ; Nếu r = 1 m ; F = 2.10−7 N ⟹ I2 = 1 ⟹ I = 1 A.
⟹ Định nghĩa Ampe: “Ampe là cường độ của dòng điện không đổi khi chạy trong hai dây dẫn
thẳng tiết diện nhỏ, rất dài, song song với nhau và cách nhau 1 m trong chân không, thì mỗi mét
chiều dài của mỗi dây có một lực từ bằng 2.10−7 N tác dụng”.
I1I2
(2) Tính cho dây có chiều dài ℓ: F = 2.10−7. ℓ.
r
Trong đó: ▪ F [N]: lực từ của dòng điện thẳng song song;
▪ I1; I2 [A]: cường độ dòng điện;
▪ r [m]: khoảng cách giữa hai dòng điện song song.
2. Lực từ của nhiều dòng điện thẳng song song: ⃗F = ⃗F1 + ⃗F2 + … + ⃗Fn .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

58 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 87: [VNA] Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện
cùng chiều chạy qua thì hai dây dẫn
A. hút nhau. B. đẩy nhau. C. đều dao động. D. không tương tác.
Câu 88: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hai dòng điện thẳng song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau.
B. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng
điện và vuông góc với hai dòng điện.
C. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.
D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai
dòng điện.
Câu 89: [VNA] Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r
trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là
I1I2 I1I2 I1I2 I1I2
A. 2.10−7. 2 . B. 2π.10−7. 2 . C. 2.10−7. . D. 2π.10−7. .
r r r r
Câu 90: [VNA] Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3
lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên
A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 12 lần.
Câu 91: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai
dây có cùng cường độ 1 A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10−6 N.
Khoảng cách giữa hai dây đó là
A. 10 cm. B. 12 cm. C. 15 cm. D. 20 cm.
Câu 92: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm đặt trong chân không. Dòng
điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 A và I2 = 5 A. Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài
của mỗi dây là
A. lực hút có độ lớn 4.10−6 N. B. lực hút có độ lớn 4.10−7 N.
C. lực đẩy có độ lớn 4.10−7 N. D. lực đẩy có độ lớn 4. 10−6 N.
Câu 93: [VNA] Hai dòng điện có cường độ 4,0 A và 6,0 A chạy ngược chiều nhau trong hai dây dẫn
thẳng dài, song song, đặt cách nhau 5,0 cm trong không khí. Gọi F12 và F21 lần lượt là lực từ tác dụng
lên một đơn vị dài của dây dẫn thứ nhất và dây dẫn thứ hai. Kết luận nào sau đây đúng?
A. F21 > F12. B. F21 < F12. C. F21 = F12 = 96 N. D. F21 = F12 = 72 N.
Câu 94: [VNA] Hai dây dẫn thẳng, dài, song song được đặt trong không khí. Cường độ dòng điện
trong hai dây dẫn đó bằng nhau và bằng 1 A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài của mỗi dây bằng
2.10−5 N. Khoảng cách của hai dây là
A. 4 cm. B. 2 cm. C. 1 cm. D. 3 cm.
Câu 95: [VNA] Hai dây dẫn thẳng rất dài đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí. Dòng
điện qua một dây dẫn là 4 A và lực từ tác dụng lên 0,1 m chiều dài mỗi dây là 4.10−6 N. Cường độ
dòng điện qua dây dẫn còn lại là
A. 10 A. B. 1 A. C. 20 A. D. 100 A.
Câu 96: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua được đặt song song và cách nhau 12
cm trong không khí, có cường độ lần lượt là I1 = 58 A và I2. Dây dẫn thứ nhất dài 2,8 m bị dây dẫn
thứ hai hút bởi một lực có độ lớn 3,4.10−3 N. Dòng điện chay trong dây dẫn thứ hai có cường độ
A. 12,56 A và cùng chiều với dòng I1. B. 12,56 A và ngược chiều với dòng I1.
C. 16,52 A và cùng chiều với dòng I1. D. 16,52 A và ngược chiều với dòng I1.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 59


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 97: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài, song song và cách nhau 20 cm. Dòng điện trong hai dây dẫn
chạy cùng chiều với nhau có cường độ lần lượt là 5 A và 10 A. Lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây có
chiều dài 5 dm của mỗi dây là
A. 0,25π.10−4 N. B. 0,25.10−4 N. C. 2,5.10−6 N. D. 0,25.10−3 N.
Câu 98: [VNA] Cho ba dây dẫn thẳng mang dòng điện có cùng cường độ đặt vuông góc với mặt
phẳng giấy tại ba vị trí A, B, C tạo thành tam giác vuông cân tại A. Hình vẽ nào sau đây xác định
đúng phương, chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thứ ba đặt tại A?
F
F F
A A A A
F
B C B C B C B C
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
A. Hình 2. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 4.
Câu 99: [VNA] Ba dòng điện đặt trong không khí có cường độ theo đúng thứ tự I1 = I, I2 = I, I3 = 3I
và cùng chiều chạy trong ba dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng, song song cách đều nhau những
khoảng bằng a. Độ lớn lực từ tổng hợp của hai dòng I1 và I3 tác dụng lên đoạn dây ℓ của dòng điện
I2 là
ℓ ℓ ℓ
A. 4.10−7I2 . B. 2 3 .10−7I . C. 0. D. 2.10−7I2 .
a a a
Câu 100: [VNA] Bốn dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện cùng chiều, cùng cường độ I đặt
cách nhau lần lượt một đoạn a, mà tiết diện thẳng của chúng ở bốn đỉnh của một hình vuông cạnh
a. Lực từ tác dụng lên mỗi mét dây của dây dẫn thứ năm mang dòng điện cũng bằng I và cùng chiều
với bốn dòng điện trên đi qua tâm hình vuông là
I2 I2 I2
A. 4 2 .10−7 . B. 0. C. 8 2 .10−7 . D. 4.10−7 .
a a a
Câu 101: [VNA] Ba dòng điện đặt trong không khí có cùng cường độ theo thứ tự I1 = I2 = I3 = I và
cùng chiều chạy trong ba dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng, song song và cách đều nhau những
khoảng bằng a. Độ lớn lực từ tổng hợp của hai dòng I1 và I3 tác dụng lên đoạn dây ℓ của dòng điện
I2 là
ℓ ℓ ℓ
A. 4.10−7I2 . B. 10−7I2 . C. 0. D. 2.10−7I2 .
a a a
Câu 102: [VNA] Có ba dòng điện thẳng, dài, song song, I1 = 12 A, I2 = 6 A và I3 = 8,4 I1 I2 I3
A nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Khoảng cách giữa I1 và I2 là a = 5 cm; giữa I2 và I3
a b
là b = 7 cm. Độ lớn lực tác dụng của các dòng I1 và I3 lên 1 mét của dòng điện I2 có
giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,41.10−5 T. B. 26,4.10−5 T.
C. 45,4.10−5 T. D. 43,7.10−5 T.
Câu 103: [VNA] Cho hai dây dẫn thẳng, dài, song song và một khung dây A I3 B
hình chữ nhật cùng nằm trong một mặt phẳng đặt trong không khí, có dòng I1 I2
điện chạy qua như hình vẽ. Biết I1 = 15 A; I2 = 10 A; I3 = 4 A; a = 15 cm; b = 10 a b
cm; AB = 15 cm; BC = 20 cm . Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp của hai dòng điện
D C
chạy trong hai dây dẫn thẳng tác dụng lên cạnh BC là
A. 30 N. B. 26 N. C. 8 N. D. 24 N.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

60 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 104: [VNA] Cho hai dây dẫn thẳng, dài, song song và một khung dây A I3 B
hình chữ nhật cùng nằm trong một mặt phẳng đặt trong không khí, có I1 I2
dòng điện chạy qua như hình vẽ. Biết I1 = 12 A; I2 = 15 A; I3 = 4 A; a = 20 b a
cm; b = 10 cm; AB = 10 cm; BC = 20 cm. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp của
D C
hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng tác dụng lên cạnh BC là
A. 27,2 N. B. 26,0 N. C. 11,2 N. D. 24,0 N.
Câu 105: [VNA] Ba dòng điện đặt trong không khí có cùng cường độ I1 = I2 = I3 = I, B
chạy trong ba dây dẫn thẳng đứng, dài, song song, chiều từ dưới lên. Ba dòng điện
này cắt mặt phẳng ngang (P) lần lượt tại ba điểm A, B, và C, sao cho tam giác ABC
đều có cạnh bằng a (hình vẽ). Độ lớn lực từ tổng hợp của hai dòng I1 và I3 tác dụng
lên đoạn dây ℓ của dòng điện I2 là A C
ℓ ℓ ℓ
A. 2 .10−7.I2 . B. 2 3 10−7. I2 . C. 0. D. 2.10−7. I2 .
a a a
Câu 106: [VNA] Ba dòng điện đặt trong không khí có cùng cường độ I1 = I, I2 = 2I B
và I3 = 3I, chạy trong ba dây dẫn thẳng đứng, dài, song song, chiều từ dưới lên. Ba
dòng điện này cắt mặt phẳng ngang (P) lần lượt tại ba điểm A, B, và C, sao cho
tam giác ABC đều có cạnh bằng a (hình vẽ). Độ lớn lực từ tổng hợp của hai dòng
ℓ A C
I1 và I3 tác dụng lên đoạn dây ℓ của dòng điện I2 bằng F. Nếu 2.10−7. I2 = 1 N thì giá
a
trị của F gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6 N. B. 7 N. C. 4 N. D. 2 N.
Câu 107: [VNA] Bốn dòng điện đặt trong không khí có cùng cường độ I1 = I, I2 = 2I, B
I3 = 3I và I4 = I , chạy trong bốn dây dẫn thẳng đứng, dài, song song, chiều từ dưới
lên. Bốn dòng điện này cắt mặt phẳng ngang (P) lần lượt tại ba điểm A, B, C và O ; O
sao cho tam giác ABC đều, O là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó với bán
A C
kính a (hình vẽ). Độ lớn lực từ tổng hợp của hai dòng I1, I2 và I3 tác dụng lên đoạn
dây ℓ của dòng điện I4 bằng F. Nếu 2.107. I2 eq \s\do1( eq \f(l,a)) = 1 N thì giá trị của F gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 1,6 N. B. 0,4 N. C. 1,7 N. D. 2,0 N.
Câu 108: [VNA] Cho hai dòng điện thẳng, dài, song song, cùng chiều, có cường M N
độ lần lượt là I1 = I2 = 50 A, nằm trong cùng mặt phẳng nằm ngang. Phía dưới
đặt một dây dẫn bằng nhôm thẳng, dài, song song với I1, I2 và cách đều I1, I2 một
khoảng r = 2 cm; có dòng điện I3 cùng chiều với hai dòng nói trnê. Ba điểm M, C
N, C là ba giao điểm của I1, I2 và I3 với mặt phẳng thẳng đứng (hình vẽ). Biết góc

MCN = 120, đường kính của dây nhôm bằng 1,0 mm; khối lượng riêng của nhôm bằng 2,7 g/cm3.
Lấy g = 10 m/s2. Nếu lực từ tác dụng lên dòng I3 cân bằng với trọng lượng của dây thì giá trị của I3
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45 A. B. 44 A. C. 43 A. D. 42 A.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 61


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BẢNG ĐÁP ÁN

1. A 2. D 3. B 4. B 5. A 6. 7. 8. 9. 10.
11. A 12. C 13. B 14. B 15. D 16. A 17. 18. A 19. A 20. B
21. D 22. A 23. A 24. 25. D 26. A 27. A 28. B 29. C 30. C
31. C 32. B 33. D 34. B 35. C 36. C 37. C 38. B 39. A 40. B
41. A 42. C 43. C 44. A 45. D 46. 47. A 48. D 49. A 50. D
51. 52. A 53. C 54. D 55. B 56. C 57. D 58. B 59. D 60. A
61. D 62. B 63. A 64. C 65. C 66. C 67. C 68. D 69. C 70. C
71. C 72. B 73. A 74. A 75. C 76. D 77. A 78. A 79. A 80. C
81. A 82. B 83. B 84. C 85. D 86. B 87. 88. A 89. C 90. C
91. D 92. A 93. C 94. C 95. 96. A 97. B 98. 99. A 100. B
101. C 102. D 103. D 104. D 105. B 106. B 107. C 108. D

___HẾT___

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

62 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN ĐỀ 3:
TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG
CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
I. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uống thành vòng tròn

Các đường sức từ của dòng điện tròn đều có chiều cùng đi vào một mặt và đi ra mặt kia của dòng
điện tròn ấy. Để có thể phát biểu quy tắc về chiều của các đường sức từ đó, ta định nghĩa mặt Nam
của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt Bắc
thì ngược lại. Khi đó có thể phát biểu: “Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt
Nam và đi ra từ mặt Bắc của dòng điện tròn ấy”
* Tại mặt Nam (South): viết chữ S rồi đánh dấu mũi tên vào hai đầu chữ S
* Tại mặt Bắc (North): viết chữ N rồi đánh dấu mũi tên vào hai đầu chữ N
Chiều mũi tên ở hai đầu chữ S và chữ N chỉ chiều của dòng điện tròn tương ứng.
Giả sử cần xác định từ trường ⃗BO tại tâm O cách dây dẫn hìng
tròn bán kính r do dây dẫn điện có cường độ I (A) gây ra ta
làm như sau:
* Điểm đặt: tại O;
* Phương: vuông góc với mặt phẳg vòng dây;
* Chiều: được xác định theo quy tắc tay phải 2 và quy
tắc đinh ốc
 Quy tắc đinh ốc 2: “Quay cái đinh ốc theo chiều dòng ⃗O
B
điện thì chiều tiến của nó tại điểm đó là chiều của cảm
ứng từ”
 Quy tắc nắm bàn tay phải 2: “Khum bàn bay phải vào
vòng dây, sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ I
chiều dòng điện, ngón cái choãi ra chỉ chiều của vectơ
cảm ứng từ ⃗B”
I
* Độ lớn: BO = 2.10−7.
r
Trong đó: B [T] - I [A] - r [m].

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 63


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

II. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ
Giả sử cần xác định từ trường ⃗BO tại tâm O của ống dây dẫn điện có
cường độ I (A) gây ra ta làm như sau:
* Phương: song song với trục ống dây
* Chiều: được xác định theo quy tắc đinh ốc 2 hoặc quy tắc nắm
bàn tay phải 2
 Quy tắc đinh ốc 2: “Quay cái đinh ốc theo chiều dòng điện thì
chiều tiến của nó tại điểm đó là chiều của cảm ứng từ”
Hoặc: Đường sức từ đi vào ở mặt Nam và đi ra ở mặt Bắc
+ Mặt Nam: nhìn vào ta thấy dòng điện chạy cùng chiều
kim đồng hồ
+ Mặt Bắc: nhìn vào ta thấy dòng điện chạy ngược chiều
kim đồng hồ
 Quy tắc nắm bàn tay phải 2: “Khum bàn tay phải sao cho chiều
từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện chạy qua ống dây, thì
ngón choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây”
NI
* Độ lớn: BO = 4.10−7.

Trong đó: B [T] - I [A] - ℓ [m] - N [số vòng dây].
Lưu ý:
▪ N là số vòng dây phải quấn trên ống dây;
▪ L là chiều dài dây quấn;
▪ ℓ là chiều dài ống dây
▪ D là đường kính ống dây;
▪ C là chu vi ống dây;
▪ d là đường kính của dây quấn
* Chiều dài mỗi vòng quấn là chiều dài chu vi vòng tròn: C = D
* Chiều dài dây quấn: L = CN = Nd
* Đường kính của dây quấn chính là bề dày của một vòng quấn, để quấn hết chiều dài ống dây ℓ
N 1
thì phải cần N vòng quấn ⟹ N.d = ℓ ⟹ n = =
ℓ d

Dạng 1. Từ trường, cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn
Câu 1: [VNA] Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của
dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ?
I ⃗
B I ⃗
B I ⃗
B
A. B. C. D. A và C đều đúng.
Câu 2: [VNA] Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại
tâm vòng dây của dòng điện trong vòng dây tròn mang dòng điện?

B ⃗
B
I I
A. B. C. D.
I ⃗B I ⃗B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

64 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính R đặt trong không khí. Cường độ dòng
điện chạy R trong vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại tâm của vòng dây
được tính bởi công thức:
R R I I
A. B = 2.107 B. B = 2π.10−7 C. B = 2π.107 . D. B = 2π.10−7
I I R R
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 204)
Câu 4: [VNA] Gọi I là cường độ dòng điện chạy trong khung dây tròn, N là tổng số vòng dây và D
là đường kính của khung dây. Cảm ứng từ tại tâm của khung dây được tính bởi công thức
NI NI NI NI
A. B = 2.10−7 B. B = 2.10−7 C. B = 4.10−7 D. B = 4.10−7
D D D D
Câu 5: [VNA] Một ống dây có chiều dài ℓ, có quấn N vòng dây. Bên trong lòng ống dây có đặt một
vòng dây tròn có bán kính R sao cho mặt phẳng vòng dây hợp với trục ống dây có góc . Cho dòng
điện có cường độ I chạy qua ống dây. Từ thông xuyên qua mặt phẳng dây là
N N N N
A. 22.10−7 .IR2.cos B. 22.10−7. .IR2.tan C. 42.10−7. .IR2.sin D. 42.10−7. .IR2.tan
ℓ ℓ ℓ ℓ
Câu 6: [VNA] Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc
A. bán kính dây B. bán kính vòng dây
C. cường độ dòng điện chạy trong dây C. môi trường xung quanh
Câu 7: [VNA] Cảm ứng từ bên trong một ống dây điện hình trụ, có độ lớn tăng lên khi
A. số vòng dây quấn trên một đơn vị chiều dài tăng lên
B. chiều dài hình trụ tăng lên
C. cường độ dòng điện giảm đi
D. đường kính hình trụ giảm đi
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 − THPT Chuyên Đại Học Vinh − Nghệ An − 2019)
Câu 8: [VNA] Một dây dẫn tròn bán kính R, mang dòng điện I gây ra tại tâm O của nó một cảm ứng
từ B1. Thay dây dẫn tròn nói trên bằng một dây dẫn thẳng, dài cũng mang dòng điện là I và cách O
B1
một khoảng đúng bằng R thì cảm ứng từ tại O lúc này là B2. Tỉ số bằng
B2
1
A. 2 B.  C. D. 1

Câu 9: [VNA] Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính 3,14 cm được đặt trong không khí.
Cho dòng điện không đổi có cường độ 2 A chạy trong vòng dây. Cảm ứng từ do dòng điện gây ra
tại tâm vòng dây có độ lớn là
A. 10−5 T B. 4.10−5 T C. 2.10−5 T D. 8.10−5 T
(Trích đề thi THPT Quốc Gia − 2019 − Mã đề 204)
Câu 10: [VNA] Một khung dây phẳng hình tròn gồm 50 vòng dây, bán kính 20 cm đặt trong chân
không. Dòng điện chạy qua mỗi vòng dây có cường độ 4 A . Cảm ứng từ tại tâm vòng dây bằng
A. 2.10−4 T B. 6,28.10−4 T C. 4.10−4 T D. 12,56.10−4 T
Câu 11: [VNA] Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì
cảm ứng từ tại tâm vòng dây
A. không đổi B. tăng 2 lần C. tăng 4 lần D. giảm 2 lần
Câu 12: [VNA] Tại tâm của dòng điện tròn có cường độ 5 A, người ta đo được cảm ứng từ có độ lớn
bằng 31,4.10−6 T. Đường kính của dòng điện tròn là
A. 20 cm. B. 10 cm. C. 2 cm. D. 1 cm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 65


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 13: [VNA] Khi cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua một vòng dây dẫn đặt trong không
khí thì cảm ứng từ tại tâm của vòng dây dẫn có độ lớn là 2,1.10−4 T. Bán kính của vòng dây là
A. 5,0 cm B. 0,3 cm C. 3,0 cm D. 2,5 cm
Câu 14: [VNA] Một khung dây tròn đặt trong không khí bán kính 30 cm và có 100 vòng dây. Cường
0, 3
độ dòng điện qua khung dây là A. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây này là
π
A. 4.10−5 T B. 2.10−5 T C. 6,28.10−5 T D. 9,42.10−5 T
Câu 15: [VNA] Cho dòng điện không đổi cường độ 0,4 A chạy trong một vòng dây tròn có bán kính
6,28 cm được đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây này là
A. 4.10−6 T B. 4.10−8 T C. 1,3.10−6 T D. 1,3.10−8 T
Câu 16: [VNA] Một vòng dây tròn đặt trong không khí bán kính 30 cm có dòng điện chạy qua. Cảm
ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là 3,14.10−5 T. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là
A. 5 A B. 10 A C. 15 A D. 20 A
Câu 17: [VNA] Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ có độ lớn
bằng 62,8.10−4 T. Đường kính vòng dây là 10 cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là
A. 5 A. B. 1 A. C. 10 A D. 0,5 A
Câu 18: [VNA] Cuộn dây tròn bán kính 5 cm (gồm 10 vòng dây quấn nối tiếp cách điện với nhau)
đặt trong không khí có dòng điện I qua mỗi vòng dây, từ trường ở tâm vòng dây là 5.10−4 T. Giá trị
của I là
A. 0,04 A B. 4 A C. 0,4 A D. 40 A
Câu 19: [VNA] Khung dây tròn đặt trong không khí bán kính 31,4 cm có 10 vòng dây quấn cách
điện với nhau, có dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn là 2.10−5 T. Cường
độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là
A. 1 mA B. 10 mA C. 100 mA D. 1 A
Câu 20: [VNA] Một dòng điện chạy trong một dây tròn 20 vòng đường kính 20 cm với cường độ 10
A thì cảm ứng từ tại tâm các vòng dây có độ lớn là
A. 0,2π mT B. 0,02π mT C. 20π μT D. 0,2 mT
Câu 21: [VNA] Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20 A thì tâm vòng dây có cảm ứng từ 0,4π μT.
Nếu dòng điện qua giảm 5 A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là
A. 0,3π μT B. 0,5π μT C. 0,2π μT D. 0,6π μT
Câu 22: [VNA] Khung dây tròn đặt trong không khí bán kính 30 cm có 10 vòng dây. Cường độ dòng
điện qua mỗi vòng dây là 0,3 A. Cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn là
A. 10−6 T B. 3,14.10−6 T C. 6,28.10−6 T D. 9,42.10−6 T
Câu 23: [VNA] Khung dây tròn đặt trong không khí bán kính 5 cm có 12 vòng dây. Cường độ dòng
điện qua mỗi vòng dây là 0,5 A. Cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn là
A. 24.10−6 T B. 24π.10−6 T C. 24.10−5 T D. 24π.10−5 T
Câu 24: [VNA] Khung dây tròn đặt trong không khí bán kính 12 cm có 15 vòng dây. Cường độ dòng
điện qua mỗi vòng dây là 48 A. Cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn là
A. 1,2π.10−3 T B. 2,4π.10−3 T C. 1,2.10−3 T D. 2,4.10−3 T
Câu 25: [VNA] Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 A, người ta đo được độ lớn cảm ứng từ
31,4.10−6 T. Đường kính của dòng điện là
A. 10 cm B. 20 cm C. 120 cm D. 240 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

66 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 26: [VNA] Dùng loại dây đồng đường kính 0,5 mm, bên ngoài có phủ một lớp sơn cách điện
mỏng quấn quanh một hình trụ tạo thành một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau. Cho dòng điện
có cường độ 0,1 A chạy qua các vòng dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn bằng
A. 18,6.10−5 T. B. 26,1.10−5 T C. 25.10−5 T D. 30.10−5 T
Câu 27: [VNA] Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R mang đòng điện có cường
độ I thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là 10 T. Nếu cho dòng điện trên qua vòng dây có
bán kính 4R thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là
A. 6,0 T B. 1,2 T C. 15,0 T D. 2,5 T
Câu 28: [VNA] Người ta xác định chiều của đường sức từ của dòng điện thẳng, đường sức từ tại
tâm của dòng điện tròn lần lượt bằng quy tắc sau đây?
A. Quy tắc cái đinh ốc 1, cái đinh ốc 2. B. Quy tắc cái đinh ốc 2, cái đinh ốc 1.
C. Quy tắc bàn tay trái, bàn tay phải. D. Quy tắc bàn tay phải, bàn tay trái
Câu 29: [VNA] Một dây dẫn thẳng dài có đoạn giữa uốn thành hình vòng I
tròn như hình vẽ. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn theo chiều mũi tên thì
vectơ cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn có hướng
A. thẳng đứng hướng lên trên.
B. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía sau
C. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía trước.
D. thẳng đứng hướng xuống dưới
Câu 30: [VNA] Một khung dây tròn bán kính 4 cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi
vòng có cường độ 0,3 A. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của khung bằng
A. 4,7.10−5 T. B. 3,7.10−5 T. C. 2,7.10−5 T. D. 1,7.10−5 T.
Câu 31: [VNA] Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 0,5 A
chạy qua. Tính toán thấy cảm ứng từ ở tâm khung có độ lớn bằng 6,3.10−5 T. Bán kính của khung
dây đó là
A. 0,1 m. B. 0,12 m. C. 0,16 m. D. 0,19 m
Câu 32: [VNA] Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 0,5 A
chạy qua. Theo tính toán thấy cảm ứng từ ở tâm khung có độ lớn bằng 6,3.10−5 T. Nhưng khi đo thì
thấy cảm ứng từ ở tâm bằng 4,2.10−5 T, kiểm tra lại thấy có một số vòng dây bị quấn nhầm chiều
ngược chiều với đa số các vòng trong khung. Số vòng dây bị quấn nhầm là
A. 2 B. 3 C. 4. D. 5
Câu 33: [VNA] Cho hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm có bán kính lần lượt là 8 cm và 16 cm. Dòng
điện chạy trong mỗi vòng dây cùng chiều với nhau và có cùng cường độ là 10 A. Biết hai vòng dây
nằm trong cùng một mặt phẳng. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây là
A. 9,8.10−5 T. B. 10,8.10−5 T. C. 11,8.10−5 T. D. 12,8.10−5 T.
Câu 34: [VNA] Cho hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm có bán kính lần lượt là 8 cm và 16 cm. Dòng
điện chạy trong mỗi vòng dây ngược chiều với nhau và có cùng cường độ là 10 A. Biết hai vòng dây
nằm trong cùng một mặt phẳng. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây là
A. 2,7.10−5 T. B. 1,6.10−5 T. C. 4,8.10−5 T. D. 3,9.10−5 T.
Câu 35: [VNA] Cho hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm có bán kính lần lượt là 8 cm và 16 cm. Dòng
điện chạy trong mỗi vòng dây ngược chiều với nhau và có cùng cường độ là 10 A. Biết hai vòng dây
nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây là
A. 8,8.10−5 T. B. 7,6.10−5 T. C. 6,8.10−5 T. D. 3,9.10−5 T.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 67


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 36: [VNA] Hai vòng dây tròn bán kính bán kính 20 cm, đặt sao cho hai mặt phẳng khung vuông
góc với nhau và đồng tâm O với nhau. Dòng điện chạy qua hai vòng tròn là 10 A. Độ lớn cảm ứng
từ tại tâm O là
A. 4,4.10−5 T B. 2,2.10−5 T C. 6,28.10−5 T D. 2,09.10−5 T
Câu 37: [VNA] Hai vòng dây dẫn tròn có bán kính 10 cm và 20 cm, có tâm trùng nhau, mang các
dòng điện có cường độ tương ứng là 1 A và 2 A, được đặt sao cho mặt phẳng hai vòng dây vuông
góc với nhau trong không khí. Cảm ứng từ tổng hợp tại tâm của hai vòng dây có độ lớn là
A. 0 T B. 12,56.10−6 T C. 6,28.10−6 T D. 8,88.10−6 T
Câu 38: [VNA] Hai sợi dây đồng giống nhau, có vỏ bọc cách điện, được uốn thành hai khung dây
tròn, khung thứ nhất chỉ có một vòng, khung thứ hai có hai vòng. Nối hai đầu của các khung vào
cùng một hiệu điện thế nhất định. Khung thứ nhất gây ra tại tâm của nó cảm ứng từ có độ lớn B1 và
B
khung thứ hai gây ra tại tâm của nó cảm ứng từ có độ lớn B2. Tỉ số 2 là
B1
A. 2 B. 0,5 C. 4 D. 0,5
Câu 39: [VNA] Hai sợi dây đồng giống nhau, không có vỏ bọc cách điện. Dây thứ nhất uống thành
một vòng tròn. Dây thứ hai gập đôi rồi uống thành một vòng tròn. Nối hai đầu của các khung vào
cùng một hiệu điện thế nhất định. Khung thứ nhất gây ra tại tâm của nó cảm ứng từ có độ lớn B1 và
B
khung thứ hai gây ra tại tâm của nó cảm ứng từ có độ lớn B2. Tỉ số 2 là
B1
A. 2,0 B. 4,0 C. 8,0 D. 0,5
Câu 40: [VNA] Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa I
dây uốn thành một vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng điện có cường độ
3 A chạy trong dây dẫn. Biết vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong
một mặt phẳng. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn là
A. 5,6.10−5 T. B. 6,6.10−5 T.
C. 7,6.10−5 T. D. 8,6.10−5 T.
Câu 41: [VNA] Một dây dẫn thẳng, dài có vỏ bọc cách điện, ở khoảng giữa được uống I
thành vòng tròn, bán kính 20 cm (hình vẽ). Dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 5 I
A. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn là O
A. 16,5.10−6 T B. 14,4.10−6 T
C. 20,7.10−6 T D. 10,7.10−6 T.
Câu 42: [VNA] Một dây dẫn rất dài, cách điện được căng thẳng, trong đó có một đoạn I
nhỏ ở khoảng giữa dây được uống thành một vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng I
điện có cường độ 3 A chạy trong dây dẫn (hình vẽ). Độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của O
vòng tròn là
A. 16,57.10−5 T B. 8,57.10−5 T
C. 9,70.10−5 T D. 10,70.10−5 T.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

68 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 43: [VNA] Hai dòng điện đặt trong không khí đồng phẳng: dòng thứ nhất I1
thẳng dài, có cường độ I1 = 2 A; dòng thứ hai hình tròn, tâm O2 cách dòng thứ nhất
O2
4
40 cm, bán kính 20 cm, có cường độ I2 = A. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại tâm I2
π
O2 của vòng tròn là
A. 6.10−6 T B. 4.10−6 T C. 5.10−6 T D. 3.10−6 T.
Câu 44: [VNA] Hai dòng điện đặt trong không khí đồng đẳng: dòng thứ nhất thẳng I1
dài, có cường độ I1 = 5 A; dòng thứ hai hình tròn tâm O2, bán kính r (với 0,15 m  r  I2
5 M N O2
0,20 m), có cường độ I2 = A, sao cho MN = 10 cm (hình vẽ). Độ lớn cảm ứng từ
π
tổng hợp tại tâm O2 của vòng tròn có giá trị nhỏ nhất là
A. 6.10−6 T B. 12.10−6 T C. 15.10−6 T D. 18.10−6 T
Câu 45: [VNA] Hai khung dây kim loại dạng hình tròn, đồng phẳng, đồng tâm O có bán kính lần
lượt là 3 cm và 6 cm. Dòng điện chạy trong khung dây nhỏ có độ lớn là 1 A và cùng chiều kim đồng
hồ. Để cảm ứng từ tại O bằng không thì độ lớn và chiều dòng điện chạy trong khung dây lớn lần
lượt là
A. 2 A và cùng chiều kim đồng hồ B. 0,5 A và ngược chiều kim đồng hồ
C. 2 A và ngược chiều kim đồng hồ D. 0,5 A và cùng chiều kim đồng hồ
Câu 46: [VNA] Một vòng dây dẫn tròn tâm O, bán kính 3,14 cm, mang dòng điện cường độ 0,15 A,
được đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 4.10−6 T sao cho mặt phẳng vòng dây song
song với đường sức từ của từ trường đều B ⃗ . Cảm ứng từ tổng hợp tại O có độ lớn là

A. 5.10 6 T −
B. 3,5.10 6 T C. 10−6 T D. 7.10−6 T
Câu 47: [VNA] Cho dòng điện có cường độ 20 A chạy qua một dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 được
uống thành một vòng tròn đặt trong không khí. Khi đó cảm ứng từ tại tâm của vòng dây đồng có
độ lớn là 2,5.10−4 T. Cho biết dây đồng có điện trở suất là 1,7.10−8 .m. Hiệu điện thế giữa hai đầu
vòng dây đồng có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 128 mV B. 107 mV C. 156 mV D. 99 mV
Câu 48: [VNA] Cho dòng điện có cường độ 20 A chạy qua một dây đồng có tiết diện 0,1π2 mm2
được uống thành một vòng tròn đặt trong không khí. Khi đó cảm ứng từ tại tâm của vòng dây đồng
có độ lớn là 10−4 T. Cho biết dây đồng có điện trở suất là 1,8.10−8 .m. Hiệu điện thế giữa hai đầu
vòng dây đồng có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 128 mV B. 107 mV C. 156 mV D. 99 mV
Câu 49: [VNA] Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có dòng điện cường độ I chạy
qua. Theo tính toán cảm ứng từ tại tâm khung dây bằng B. Nhưng khi đo thấy cảm ứng từ ở tâm
khung dây bằng 0,5B. Kiểm tra lại các vòng dây, thấy có n vòng quấn nhầm, chiều quấn của các
vòng dây này ngược chiều quấn của đa số vòng trong khung dây. Giá trị của n là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 50: [VNA] Hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm O, bán kính vòng thứ nhất là R = 8 cm, vòng thứ
hai là 2R, trong mỗi vòng có dòng điện cường độ 10 A chạy qua. Nếu hai vòng nằm trong hai mặt
phẳng vuông góc với nhau thì cảm ứng từ tổng hợp tại O có độ lớn là
A. 11,78.10−5 T B. 8,78.10−5 T C. 0,71.10−5 T D. 6,93.10−5 T

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 69


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Dạng 2. Từ trường, cảm ứng từ trong lòng ống dây


Câu 51: [VNA] Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về từ trường của dòng điện chạy trong
ống dây thẳng dài?
A. Đường sức từ tại những điểm bên trong ống dây là những đường tròn
B. Độ lớn cảm ứng từ tại mọi điểm bên trong ống dây là như nhau và tỉ lệ với cường độ dòng
điện chạy trong mỗi vòng dây
C. Đường sức từ tại những điểm bên trong ống dây có chiều xác định theo quy tắc nắm tay phải
D. Đường sức từ tại những điểm bên trong ống dây là những đoạn thẳng song song cách đều
nhau
Câu 52: [VNA] Một ống dây dẫn hình trụ có chiều dài ℓ gồm N vòng dây được đặt trong không khí
(ℓ lớn hơn nhiều so với đường kính tiết diện ống dây). Cường độ dòng điện chạy trong mỗi vòng
dây là I. Độ lớn cảm ứng từ B trong lòng ống dây do dòng điện này gây ra được tính bởi công thức:
N N ℓ ℓ
A. B = 4π.107 I B. B = 4π.10−7 I C. B = 4π.10−7 I D. B = 4π.107 I
ℓ ℓ N N
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 203)
Câu 53: [VNA] Nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện
qua ống dây giảm bốn lần thì độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện
đi qua sẽ
A. không đổi B. giảm 2 lần C. giảm 4 lần D. tăng 2 lần
Câu 54: [VNA] Một ống dây có dòng điện 10 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống là 0,2 T.
Nếu dòng điện trong ống là 20 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là
A. 0,4 T B. 0,8 T C. 1,2 T D. 0,1 T
Câu 55: [VNA] Một ống dây có dòng điện 4 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là
0,04 T. Để độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống tăng thêm 0,06 T thì dòng điện trong ống có độ lớn là
A. 10 A B. 6 A C. 1 A D. 0,06 A
Câu 56: [VNA] Một ống dây được cuốn bằng loại dây tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng
sát nhau. Số vòng dây trên một mét chiều dài ống là
A. 1000 B. 2000 C. 5000 D. 500
Câu 57: [VNA] Cảm ứng từ sinh ra trong lòng ống dây hình trụ khi có dòng điện với cường độ 5 A
chạy qua là 2 mT. Khi cường độ dòng điện chạy trong ống dây có cường độ 8 A thì cảm ứng từ
trong lòng ống dây lúc này có độ lớn là
A. 0,78 mT B. 5,12 mT C. 3,2 mT D. 1,25 mT
Câu 58: [VNA] Hai ống dây dài bằng nhau và có cùng số vòng dây, nhưng đường kính ống một
gấp đôi đường kính ống hai. Khi ống dây một có dòng điện 10 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng
ống một là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống hai là 5 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống hai là
A. 0,10 T B. 0,20 T C. 0,05 T D. 0,40 T
Câu 59: [VNA] Một ống dây thẳng dài 10 cm, có 500 vòng dây quấn nối tiếp nhau thành một lớp,
đặt trong không khí và không có lõi sắt từ. Dòng điện không đổi chạy qua ống dây có cường độ
0,318 A. Độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây (không kể từ trường của Trái Đất) là
A. 10−3 T B. 2.10−3 T C. 10−5 T D. 2.10−5 T
Câu 60: [VNA] Một ống dây hình trụ dài 30 cm đặt trong không khí có 100 vòng dây. Cường độ
0, 3
dòng điện qua ống dây là A. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là

A. 4.10−5 T B. 2.10−5 T C. 6,28.10−5 T D. 9,42.10−5 T
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

70 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 61: [VNA] Một ống dây dài 20 cm, có 1200 vòng dây đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ
bên trong ống dây là 75.10−3 T. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây là
A. 5,0 A B. 9,9 A C. 15,0 A D. 20,0 A
Câu 62: [VNA] Một ống dây dẫn hình trụ dài 85 cm đặt trong không khí (không lõi sắt) gồm 750
vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ 5,6 A chạy qua. Cảm ứng từ bên trong ống dây dẫn có
độ lớn là
A. 6,2.10−3 T B. 4.10−3 T C. 5.10−3 T D. 3.10−3 T
Câu 63: [VNA] Một ống dây dẫn hình trụ dài 20 cm đặt trong không khí (không lõi sắt) gồm 2400
vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ 15 A chạy qua. Cảm ứng từ bên trong ống dây dẫn có
độ lớn là
A. 226.10−3 T B. 56.10−3 T C. 113.10−3 T D. 28.10−3 T
Câu 64: [VNA] Một ống dây dài 25 cm có dòng điện cường độ 0,5 A chạy qua đặt trong không khí.
Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn 2π.10−3 T. Số vòng dây được quấn trên ống dây là
A. 1250 vòng B. 2500 vòng C. 5000 vòng D. 10000 vòng
Câu 65: [VNA] Một ống dây dài 50 cm có dòng điện cường độ 0,15 A chạy qua đặt trong không khí.
Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn 35.10−5 T. Số vòng dây được quấn trên ống dây là
A. 1250 vòng B. 928 vòng D. 985 vòng D. 879 vòng
Câu 66: [VNA] Một ống dây dài 50 cm có dòng điện cường độ 2 A chạy qua đặt trong không khí.
Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn 25.10−4 T. Số vòng dây được quấn trên ống dây là
A. 497 vòng B. 928 vòng D. 985 vòng D. 879 vòng
Câu 67: [VNA] Một dây dẫn có đường kính tiết diện 0,5 mm được phủ một lớp sơn cách điện mỏng
và quấn một lớp thành một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau. Cho dòng điện có cường độ 2 A
chạy qua ống. Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm trên trục trong ống dây là
A. 6,2.10−3 T B. 4.10−3 T C. 5.10−3 T D. 3.10−3 T
Câu 68: [VNA] Một sợi dây dẫn dài 30 cm được quấn thành một ống dây sao cho các vòng dây nằm
sát nhau, đường kính tiết diện ống dây 5 cm. Khi cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua ống
dây thì cảm ứng từ trong lòng ống dây đo được bằng π.10−3 T. Chiều dài của sợi dây là
A. 11,78 m B. 23,56 m C. 17,18 m D. 25,36 m
Câu 69: [VNA] Đặt một ống dây dài sao cho trục của nó nằm ngang và vuông góc với thành phần
nằm ngang của từ trướng Trái Đất (Bđ). Cho dòng điện cường độ I1 qua ống dây thì độ lớn cảm ứng
từ B1 của ống dây gây ra trong lòng ống gấp 2 lần Bđ. Đặt một kim nam châm thử trong ống dây thì
nó nằm cân bằng trên mặt phẳng song song với mặt đất, theo phương hợp với trục ống dây một
góc . Giá trị của  gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26 B. 36 C. 45 D. 60
Câu 70: [VNA] Đặt một ống dây dài sao cho trục của nó nằm ngang và vuông góc với thành phần
nằm ngang của từ trướng Trái Đất (Bđ). Cho dòng điện cường độ I1 qua ống dây thì độ lớn cảm ứng
từ B1 của ống dây gây ra trong lòng ống gấp 2 lần Bđ. Nếu cường độ dòng điện là I2 và đặt một kim
nam châm thử trong ống dây thì nó nằm cân bằng theo phương Đống Bắc. Biết nam châm thử nằm
I
cân bằng trên mặt phẳng song song với mặt đất. Tỉ số 2 gần nhất với giá trị nào sau đây?
I1
A. 0,3 B. 0,5 C. 0,6 D. 0,8

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 71


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 71: [VNA] Hai ống dây đặt trong không khí có các thông số như sau:
Ống 1 5A 5000 vòng dài 2,0 m
Ống 2 2A 10000 vòng dài 1,5 m
Độ lớn cảm ứng từ trong các ống dây lần lượt là B1 và B2. Kết luận nào sau đây đúng?
B B
A. B1 + B2 = 0,016 T B. 1 = 0,98 C. 2 = 0,98 D. B1 + 3B2 = 0,066 T
B2 B1
Câu 72: [VNA] Dùng loại dây đồng có đường kính 0,5 mm có phủ lớp sơn cách điện mỏng để quấn
thành một ống dây dài. Ống dây có năm lớp nối tiếp với nhau sao cho dòng điện trong tất cả các
vòng dây của các lớp đều cùng chiều. Các vòng dây của mỗi lớp được quấn sít nhau. Khi cho dòng
điện có cường độ không đổi 0,15 A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn là
A. 1,88.10−3 T B. 1,44.10−3 T C. 5.10−3 T D. 2,13.10−3 T
Câu 73: [VNA] Dùng dây đồng có đường kính 0,5 mm, bên ngoài có phủ một lớp sơn cách điện
mỏng quấn một lớp quanh một hình trụ để tạo thành một ống dây dài. Các vòng dây được quấn sát
nhau. Cho dòng điện có cường độ 0,1 A chạy qua các vòng dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây
có độ lớn là
A. 25.10−5 T B. 4.10−5 T C. 5.10−5 T D. 3.10−5 T
Câu 74: [VNA] Một một dây đồng có phủ một lớp sơn cách điện mỏng, dài 314 cm, quấn vừa đủ
một lớp quanh một hình trụ dài 50 cm, có đường kính 4 cm để làm một ống dây. Ống dây đặt trong
không khí và các vòng dây được quấn sát nhau. Cho dòng điện có cường độ 0,4 A vào ống dây thì
cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn là
A. 2,5.10−5 T B. 4.10−5 T C. 5.10−5 T D. 3.10−5 T
Câu 75: [VNA] Dùng một dây đồng dài 63 m có phủ lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình
trụ dài 50 cm, đường kính 4 cm để làm một ống dây. Các vòng dây được quấn sát nhau. Cho dòng
điện cường độ 0,1 A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn là
A. 12,9.10−5 T B. 11,4.10−5 T C. 12,6.10−5 T D. 15,3.10−5 T
Câu 76: [VNA] Một ống dây dài hình trụ gồm 10000 vòng dây, chiều dài ống là 20 cm. Cho dòng
điện không đổi cường độ 2 A chạy qua ống dây. Trong lòng ống dây là không khí có độ từ thẩm 
= 1. Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,125 T B. 0,063 T C. 0, 225 T D. 0,175 T
Câu 77: [VNA] Một nam châm điện không lõi được làm từ một sợi dây đồng rất dài với đường kính
tiết diện là 16 mm, bên ngoài sợi dây có phủ một lớp cách điện rất mỏng. Sợi dây được quấn thành
một lớp, các vòng dây sát nhau để tạo thành một ống dây dài. Cho dòng điện có cường độ không
đổi 10 A chạy qua ống dây. Cảm ứng từ của từ trường bên trong ống dây có độ lớn gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 9 mT B. 8 mT C. 0,9 mT D. 0,8 mT
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 - THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai - 2018)
Câu 78: [VNA] Dùng một dây đồng dài 60 m, có điện trở suất 1,76.10−8 .m, có đường kính 1,2 mm
để quấn (một lớp) thành một ống dây dài. Dây có phủ một lớp sơn cách điện mỏng. Các vòng dây
được quấn sát nhau. Cho dòng điện qua ống dây, người ta đo được cảm ứng từ trong ống dây là
0,004 T. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,9 V B. 4,2 V C. 3,9 V D. 3,5 V

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

72 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 79: [VNA] Một dây đồng có đường kính 0,8 mm được phủ một lớp sơn cách điện mỏng, quấn
một lớp sát nhau quanh hình trụ đường kính 5 cm để tạo thành ống dây. Khi nối ống dây với nguồn
điện có suất điện động 4 V, điện trở trong 0,5 Ω thì cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn là
5π.10−4 T. Biết điện trở suất của dây quấn là 1,76.10−8 Ω.m. Chiều dài của ống dây là
A. 0,15 m B. 0,96 m C. 0,51 m D. 99,96 cm
Câu 80: [VNA] Dùng một dây đồng đường kính 0,8 mm có phủ lớp sơn cách điện mỏng quấ vừa
đủ một lớp quanh một hình trụ có đường kính 4 cm để làm một ống dây. Khi nối hai đầu dây đồng
với nguồn điện có hiệu điện thế 3,3 V thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn bằng 5π.10−4 t.
Biết điện trở suất của đồng là 1,76.10−8 .m, các vòng dây được quấn sát nhau. Chiều dài của ống
dây là
A. 0,6 m B. 0,5 m C. 0,4 m D. 0,2 m
Câu 81: [VNA] Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: L là một ống dây dẫn hình R L
trụ dài 10 cm, gồm 1000 vòng dây, không có lõi, được đặt trong không khí; điện trở E, r
R; nguồn điện có E = 12 V và r = 1 . Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so
với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và dây nối. Khi dòng điện
trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 2,51.10−2 T. Giá trị của R là
A. 7  B. 6  C. 5  D. 4 
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2018)
Câu 82: [VNA] Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: L là một ống dây dẫn hình R L
trụ dài 10 cm, gồm 1000 vòng dây, không có lõi, được đặt trong không khí; điện trở E, r
R; nguồn điện có E = 9 V và r = 1 . Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so
với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và dây nối. Khi dòng điện
trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 2,51.10−2 T. Giá trị của R là
A. 3  B. 4,5  C. 3,5  D. 4 

BẢNG ĐÁP ÁN

1. D 2. 3. D 4. C 5. C 6. A 7. A 8. B 9. B 10.
11. B 12. A 13. C 14. B 15. A 16. C 17. A 18. C 19. D 20. A
21. A 22. C 23. B 24. A 25. B 26. C 27. D 28. A 29. C 30. A
31. B 32. C 33. C 34. D 35. A 36. A 37. D 38. C 39. C 40. D
41. D 42. A 43. D 44. C 45. C 46. A 47. B 48. C 49. D 50. B
51. A 52. B 53. C 54. A 55. A 56. A 57. C 58. A 59. B 60. A
61. B 62. A 63. A 64. B 65. B 66. A 67. C 68. A 69. A 70. B
71. D 72. A 73. A 74. A 75. C 76. A 77. D 78. D 79. C 80. A
81. C 82. C

___HẾT___

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 73


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN ĐỀ 4: LỰC LORENTZ

Lực Lorentz được đặt theo tên nhà vật lí người Hà Lan Hendrik Antoon Lorentz (1853 - 1928)
được giải Nobel 1902 vì đã giải thích được Hiệu ứng Zeeman
I. LỰC LORENTZ
1. Định nghĩa lực Lorentz
Đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực từ
Nếu ngắt điện thì lực từ cũng bị triệt tiêu
➔ Lực từ chỉ xuất hiện khi có dòng điện trong đoạn dây đang xét
Kiến thức cũ: Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển động có hướng
➔ Mỗi electron chuyển động sẽ chịu tác dụng của lực từ
➔ Tổng hợp các lực từ tác dụng lên mỗi electron chuyển động tạo thành lực từ tác dụng lên đoạn
dây mang dòng điện
Kết luận: Mỗi điện tích tự do chuyển động trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực từ ➔ Lực
này gọi là lực Lorentz
Định nghĩa: Lực Lorentz là lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường
Mối tương quan giữa lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện và lực Lorent
LỰC TỪ LỰC LORENTZ
Đối tượng tác
Dây dẫn Điện tích
dụng
Điều kiện xuất
Có dòng điện I Có chuyển động v ⃗
hiện
Quan hệ Lực tổng hợp Lực thành phần
Thí dụ 1: Đặt một nam châm gần một màn hình của máy thu hình thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Màn hình bị giật hình liên tục không thể xem được
B. Màn hình bị mất tín hiệu hình ảnh, chỉ còn nghe được âm thanh
C. Màn hình bị lem màu, hình ảnh bị biến dạng
D. Màn hình mất màu chỉ còn hình ảnh trắng đen
Câu hỏi: Hiện tượng xảy ra có thể giải thích bằng tính chất nào của tia catot? Giải thích như thế
nào?
Trả lời: ▪ Dùng tính chất tia catot lệch theo phương vuông góc với phương truyền của từ trường
và phương của tia
▪ Lực Lorentz tác dụng lên chùm electron đang rọi vào màn hình và làm lệch quĩ đạo của
dòng electron nên màu sắc bị thay đổi, hình ảnh bị nhiễu

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

74 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Xác định đặc điểm của lực Lorentz dựa vào đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn

a) Điểm đặt của lực Lorentz: tại điện tích chuyển động
b) Phương của lực Lorentz
* Phương và chiều của lực Lorentz tác dụng lên mỗi hạt mang điện chuyển động trong đoạn
dây dẫn trùng với phương và chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó
➔ Lực Lorentz có phương vuông góc với mặt phẳng chứa véctơ vận tốc v của hạt mang điện và
véctơ cảm ứng từ B
* Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện xác định theo quy tắc bàn tay
trái

Đặt bàn tay trái duỗi thẳng:


+ Các đường cảm ứng từ: xuyên vào lòng bàn tay;
+ Chiều từ cổ tay đến các ngón tay: trùng với chiều của vectơ vận tốc của hạt;
+ Ngón cái choãi ra 90 chỉ: ▪ Chiều của lực Lorentz nếu hạt mang điện dương (q > 0);
▪ Chiều ngược lại nếu hạt mang điện âm (q < 0)
c) Độ lớn của lực Lorentz
Gọi: ▪ N: số điện tích chuyển động trong đoạn dây;
▪ F: lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn;
▪ fℓ: lực Lorentz
➔ Lực Lorentz là lực từ tác dụng lên mỗi điện tích chuyển động trong từ trường. Tổng hợp các
lực Lorentz tạo thành lực từ tác dụng lên đoạn dây
F
Ta có: fℓ =
N
Goi: ▪ n: mật độ hạt mang điện;
▪ V: thể tích đoạn dây
➔ Ta có: N = n.V
F F
Xét đoạn dây AB hình trụ có tiết diện S, chiều dài ℓ ➔ V = S.ℓ ➔ N = n.S.ℓ ➔ fℓ = =
N nSℓ
Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện: F = I.B.ℓ.sin(B ⃗ ; Il)
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 75


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trong đó: ▪ I [A]: cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây;
▪ B [T]: cảm ứng từ;
▪ ℓ [m]: chiều dài đoạn dây
IB .sin(B, I)
➔ fℓ =
nS
Xét I
“Cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây: là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng S của dây
dẫn trong một đơn vị thời gian (1 giây)”
Trong 1 s: mỗi điện tích chuyển động được một quãng đường v
➔ I = điện lượng của các điện tích nằm trong hình trụ (S, v)
I = điện tích mỗi hạt  số hạt có trong hình trụ (S, v) = q  nSv
nqSv.B .sin(B, I)
➔ I = nqSv ➔ fℓ =
nS
Xét sin( B , I )
Gọi  = ( B , I )
▪ Nếu q > 0 ⟹ v  I ⟹ ( B ; v ) = 
▪ Nếu q < 0 ⟹ v  I ⟹ ( B ; v ) = 180 − 
Trong cả hai trường hợp: sin( B , I ) = sin  = sin( B ; v )
Từ đó suy ra: fℓ = q.v.B.sin( B ; v )
Trong đó: ▪ fℓ [N]: lực Lorentz;
▪ q [C]: điện tích của hạt;
▪ v [m/s]: vận tốc của hạt;
▪ B [T]: cảm ứng từ
II. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT TÍCH ĐIỆN TRONG TỪ TRƯỜNG ĐỀU
1. Lưu ý quan trọng
* Nếu hạt tải điện có khối lượng m, điện tích q và chỉ chịu duy nhất tác dụng của lực Lorentz
thì lực Lorentz gây ra gia tốc chuyển động của hạt
➔ f = m. a = q.v.B.sin( B ; v ) (1) và f luôn luôn vuông góc với v (lực vuông góc với phương
chuyển động không thực hiện công)
➔ Công suất tức thời: P = f . v = 0
* Động năng của hạt được bảo toàn do vận tốc không đổi, hạt chuyển động đều
2. Chuyển động của hạt tích điện trong từ trường đều
Theo biểu thức (1) thì chuyển động của hạt tích điện là chuyển động trên một mặt phẳng, mặt
phẳng đó vuông góc với từ trường. Trong mặt phẳng đó, lực Lorentz vuông góc với véctơ vận tốc
của hạt mang điện, nó là lực hướng tâm
v2
➔ fℓ = m. = qvB (với R là bán kính quỹ đạo vì vận tốc không đổi nên quỹ đạo là một đường tròn
R
Kết luận: Quỹ đạo của một hạt tích điện chuyển động trong một từ trường đều với điều kiện vận
tốc đầu của hạt vuông góc với từ trường là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với
mv
từ trường, có bán kính được xác định bởi công thức: R =
|q|B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

76 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Chuyển động của hạt trên quỹ đạo tròn dùng làm phổ kế (là dụng cụ dùng để tách riêng các hạt
tích điện có cùng điện tích nhưng có khối lượng khác nhau)

MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA


Ví dụ 1: [VNA] Một hạt có điện tích q bay theo phương vuông góc vào vùng từ trường đều với
tốc độ v
a) Cho q = 3,2.10−19C; B = 0,2 T và v = 2.106 m/s. Tính độ lớn lực lorenxơ tác dụng lên điện tích q
b) Cho q = −1,6.10−19 C; B = 0,05 T và f = 1,6.10−14 N. Tính tốc độ v
c) Cho q = 4.10−10 C; v = 2.105 m/s và f = 4.10−5 N. Tính B
Ví dụ 2: [VNA] Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức từ một
góc . Vận tốc ban đầu của proton là 3.107 m/s và từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 1,5 T. Biết
proton có điện tích 1,6.10−19 C. Tính độ lớn của lực Lo-ren-xơ trong các trường hợp sau:
a) α = 0° b) α = 30° c) α = 90°
Ví dụ 3: [VNA]
a) Một electron chuyển động với vận tốc đầu 107 m/s, trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ
là 0,1 T, sao cho vectơ vận tốc hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 30. Tính độ lớn lực lorenxơ tác
dụng lên êlectron
b) Điện tích q = 10−4 C chuyển động với vận tốc v ⃗ 0 = 20m/s trong một từ trường đều ⃗B có độ lớn
cảm ứng từ là 0,5 T. Lực lorenxơ tác dụng lên điện tích có độ lớn 5.10−4 N. Tính góc hợp bởi vectơ
⃗ 0 và vectơ B
v ⃗
c) Điện tích điểm q = 10−4 C có khối lượng 1 g chuyển động với vận tốc v ⃗ 0 vuông góc trong từ
trường đều ⃗B có độ lớn cảm ứng từ là 0,1T . Tính độ lớn của v
⃗ 0 để điện tích chuyển động thẳng
đều
Ví dụ 4: [VNA]
a) Một electron có khối lượng 9,1.10−31 kg, chuyển động với vận tốc ban đầu v0 = 107 m/s trong
một từ trường đều vuông góc với đường sức từ. Quỹ đạo của electron là đường tròn bán kính 20
mm. Tính độ lớn cảm ứng từ
b) Một điện tích q = 10−6C có khối lượng 10−4 g chuyển động với vận tốc v ⃗ 0 vuông góc với đường
sức từ có có độ lớn cảm ứng từ là 0,2 T. Tính chu kì chuyển động của điện tích
c) Một proton khối lượng 1,67.10−27 kg chuyển động tròn theo quỹ đạo bán kính 7 cm trong từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,01T. Xác định vận tốc và chu kì quay của proton
d) Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế 500 V, sau đó
bay vào theo phương vuông góc với đường sức từ. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là 0,2 T.
Bán kính quỹ đạo của electron
Ví dụ 5: [VNA] Một hạt êlectron có động năng ban đầu 2,49.10−18 J, bay vào trong một từ trường
đều theo hướng vuông góc với các đường sức, độ lớn cảm ứng từ là 5.10−5 T thì hạt chuyển động
tròn đều trên đường tròn bán kính r. Cho biết khối lượng của êlectron là 9,1.10−31 kg. Hãy xác định
a) Vận tốc của electron nói trên
b) Lực Lorenxơ tác dụng lên êlectron
c) Bán kính quĩ đạo của êlectron
d) Chu kỳ quay của hạt êlectron

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 77


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 6: [VNA] Một electron được gia tốc bởi hiệu điện thế 2000 V, sau đó bay vào từ trường đều
có độ lớn cảm ứng từ là 10−3 T theo phương vuông góc với đường sức từ của từ trường. Biết khối
m
lượng và điện tích của electron là m và qe với = 5,6875.10−12 kg/C. Bỏ qua vận tốc của electron
|qe|
khi mới bắt đầu được gia tốc bởi hiệu điện thế U. Tính:
a) Bán kính quỹ đạo của electron
b) Chu kì quay của electron
Ví dụ 7: [VNA] Một chùm hạt  có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi hiệu điện
thế 106 V. Sau khi tăng tốc, chùm hạt bay vào từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 1,8 T. Phương
bay của chùm hạt vuông góc với đường cảm ứng từ. Biết khối lượng và điện tích của hạt  lần
lượt là 6,67.10−27 kg và 3,2.10−19 C
a) Tìm vận tốc của hạt  khi nó bắt đầu bay vào từ trường
b) Tìm độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên hạt
Ví dụ 8: [VNA] Một hạt điện tích q = 1,6.10−18 C chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường
đều với bán kính quỹ đạo là 5 m, dưới tác dụng của từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 4.10−2 T.
Hãy xác định:
a) Tốc độ của điện tích nói trên
b) Lực từ tác dụng lên điện tích
c) Chu kì chuyển động của điện tích. Cho biết khối lượng của hạt điện tích 3,28.10−26 kg

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: [VNA] Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích chuyển động
trong từ trường?
B B
B B
v f v v
q<0 v q<0 f
q>0 q>0
f f

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


A. Hình 3 B. Hình 2 C. Hình 1 D. Hình 4
⃗ 0 vào trong từ trường theo phương song song
Câu 2: [VNA] Một proton chuyển động với vận tốc v
với đường sức từ
A. động năng của proton tăng
B. tốc độ không đổi nhưng hướng chuyển động của proton thay đổi
C. vận tốc của proton tăng
D. hướng chuyển động của proton không đổi
Câu 3: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Lực Lorentz
A. vuông góc với từ trường B. vuông góc với vận tốc
C. không phụ thuộc vào hướng của từ trường D. phụ thuộc vào dấu của điện tích
Câu 4: [VNA] Trong một từ trường có chiều hướng từ trên xuống, một điện tích âm chuyển động
theo phương ngang từ Đông sang Tây. Điện tích âm chịu tác dụng của Lực Lorentz hướng về phía
A. Đông B. Tây C. Nam D. Bắc

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

78 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 5: [VNA] Một electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B với vận tốc v. Khi góc hợp
bởi v và B bằng θ, quỹ đạo chuyển động của electron có dạng
A. đường thẳng B. đường parabol C. đường xoắn ốc D. hình tròn
Câu 6: [VNA] Lực Lorenxơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường B có
đặc điểm là
A. luôn hướng về tâm của quỹ đạo B. luôn tiếp tuyến với quỹ đạo
C. chỉ hướng vào tâm khi q > 0 D. chưa kết luận được
Câu 7: [VNA] Lực Lorenxơ là
A. lực Trái Đất tác dụng lên vật
B. lực điện tác dụng lên điện tích
C. lực từ tác dụng lên dòng điện
D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường
Câu 8: [VNA] Phương của lực Lorenxơ
A. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ
B. vuông góc với cả đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt
C. vuông góc với đường sức từ, nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt
D. trùng với phương vectơ vận tốc của hạt
Câu 9: [VNA] Một hạt mang điện chuyển động trên một mặt phẳng (P) vuông góc với đường sức
của một từ trường đều. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện có
A. phương vuông góc với mặt phẳng (P)
B. độ lớn tỉ lệ với điện tích của hạt mang điện
C. chiều không phụ thuộc vào điện tích của hạt mang điện
D. độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của hạt mang điện
Câu 10: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Từ trường không tác dụng lực lên một điện tích chuyển động song song với đường sức từ
B. Lực từ sẽ đạt giá trị cực đại khi điện tích chuyển động vuông góc với từ trường
C. Quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường là một đường tròn
D. Độ lớn của lực Lorenxơ tỉ lệ thuận với q và v
Câu 11: [VNA] Đưa một nam châm mạnh lại gần ống phóng điện tử của máy thu hình thì hình ảnh
trên màn hình bị nhiễu. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Từ trường của nam châm tác dụng lên sóng điện từ của đài truyền hình
B. Từ trường của nam châm tác dụng lên dòng điện trong dây dẫn
C. Nam châm làm lệch đường đi của ánh sáng trong máy thu hình
D. Từ trường của nam châm làm lệch đường đi của các electron trong đèn hình
Câu 12: [VNA] Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường thì
A. hướng chuyển động thay đổi B. độ lớn của vận tốc thay đổi
C. động năng thay đổi D. chuyển động không thay đổi
Câu 13: [VNA] Một hạt mang điện có thể chuyển động thẳng với vận tốc không đổi trong từ trường
đều được không?
A. Có thể, nếu hạt chuyển động vuông góc với đường sức từ của từ trường đều
B. Không thể, vì nếu hạt chuyển động luôn chịu lực tác dụng vuông góc với vận tốc
C. Có thể, nếu hạt chuyển động dọc theo đường sức của từ trường đều
D. Có thể, nếu hạt chuyển động hợp với đường sức từ trường một góc không đổi

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 79


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 14: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực tương tác giữa hai dòng điện song song bao giờ cũng nằm trong mặt phẳng chứa hai
dòng điện đó
B. Điện tích chuyển động trong từ trường đều, lực Lorenxơ nằm trong mặt phẳng chứa véctơ
vận tốc của hạt
C. Lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện đặt song song với đường sức từ, có xu hướng
làm quay khung
D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện có phương vuông góc với đoạn dây đó
Câu 15: [VNA] Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo vuông góc với các đường
sức từ, thì
A. chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi
B. hướng chuyển động của electron bị thay đổi
C. vậ tốc của electron bị thay đổi
D. năng lượng của electron bị thay đổi
Câu 16: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chỉ có từ trường mới làm lệch được quỹ đạo chuyển động của electron
B. Chỉ có điện trường mới làm lệch quỹ đạo chuyển động của electron
C. Từ trường và điện trường không thể làm lệch quỹ đạo chuyển động của electron
D. Từ trường và điện trường đều có thể làm lệch được quỹ đạo chuyển động của electron
Câu 17: [VNA] Khi điện tích q > 0 chuyển động trong điện trường có vectơ cường độ điện trường ⃗E
thì nó chịu tác dụng của lực điện F ⃗ ; còn khi chuyển động trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ
⃗B thì nó chịu tác dụng của lực Lorenxơ ⃗FL . Kết luận nào sau đây đúng?
A. ⃗F song song ngược chiều với ⃗E B. ⃗FL song song cùng chiều với ⃗B
⃗ L vuông góc với B
C. F ⃗ D. F⃗ vuông góc với E

Câu 18: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện
đó
B. Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều mà quỹ đạo là đường tròn phẳng thì
lực lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn không đổi
C. Khung dây tròn mang dòng điện đặt trong từ trường đều mà mặt phẳng khung dây không
vuông góc với chiều đường sức từ thì lực từ tác dụng lên khung không làm quay khung
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện có phương vuông góc với đoạn dòng điện đó
Câu 19: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt proton bay vào trong từ trường theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì quỹ
đạo của proton là quỹ đạo tròn có v tăng dần
B. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương vuông góc với vectơ cường độ điện
trường thì quỹ đạo của proton là một parabol, độ lớn v tăng dần
C. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với vectơ cảm ứng từ thì quỹ
đạo của proton không thay đổi
D. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với vectơ cường độ điện
trường thì proton sẽ chuyển động thẳng nhanh dần

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

80 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Sau khi bắn một electron vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với đường
sức từ khi electron sẽ chuyển động
A. với tốc độ không đổi B. nhanh dần
C. chậm dần D. lực đầu nhanh dần sau đó chậm dần
Câu 21: [VNA] Một ion dương được bắn vào trong khoảng không gian có từ trường đều B (phương
vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và chiều từ ngoài vào trong) và điện trường đều E với vận tốc v
v
(xem hình vẽ). Sau đó ion này ⃗B
A. có thể vẫn chuyển động thẳng theo hướng vectơ v
⃗E
B. chắc chắn không chuyển động thẳng sẽ theo hướng vectơ v
C. có thể chuyển động thẳng theo hướng của vectơ B
D. chắc chắn chuyển động thẳng theo hướng của vectơ E
Câu 22: [VNA] Đưa một nam châm mạnh lại gần ống phóng điện tử của máy thu hình thì hình ảnh
trên màn hình bị nhiễu vì nam châm làm
A. lệch đường đi của các electron trong màn hình
B. giảm bớt số electron trong đèn hình
C. tăng số electron trong đèn hình
D. cho các electron trong đèn hình ngừng chuyển động
Câu 23: [VNA] Trong mặt phẳng hình vẽ, một electron và một hạt  sau khi được (1)
các điện trường làm tăng tốc bay vào một trong từ trường đều theo phương vuông (2) ⃗
B
góc với các đường sức. Đường sức từ hướng từ sau ra trước mặt phẳng hình vẽ.
v
Coi rằng, hiệu điện thế tăng tốc của các điện trường của các hạt bằng nhau và vận
tốc của các hạt trước khi được tăng tốc rất nhỏ. Dạng quỹ đạo của electron là (3) ⃗
B
A. (1) và của  là (2) B. (1) và của  là (3) (4)
C. (2) và của  là (4) D. (2) và của  là (3)
Câu 24: [VNA] Một hạt mang điện tích 2.10−8 C chuyển động với tốc độ 400 m/s trong một từ trường
đều theo hướng vuông góc với đường sức từ. Biết cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là 0,025 T.
Lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là
A. 2.10−5 N B. 2.10−4 N C. 2.10−6 N D. 2.10−7 N
(Trích đề thi THPT Quốc Gia − 2019 − Mã đề 201)

Câu 25: [VNA] Một hạt mang điện tích 2.10 C chuyển động với tốc độ 400 m/s trong một từ trường
8

đều theo hướng vuông góc với đường sức từ. Biết cảm ứng từ của từ trường có độ lớn 0,075 T. Lực
Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là
A. 6.10−7 N B. 6.10−5 N C. 6.10−4 N D. 6.10−6 N
(Trích đề thi THPT Quốc Gia − 2019 − Mã đề 202)
Câu 26: [VNA] Thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất bằng 3.10−5 T, thành phần thẳng
đứng rất nhỏ. Một proton chuyển động theo phương ngang với tốc độ v0 theo chiều từ Tây sang
Đông thì lực Lorenxơ tác dụng lên nó bằng trọng lượng của nó. Biết khối lượng và điện tích của
proton lần lượt là 1,67.10−27 kg và 1,6.10−19 C. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của v0 là
A. 3.10−3 m/s B. 2,5.10−3 m/s C. 1,5.10−3 m/s D. 3,5.10−3 m/s
Câu 27: [VNA] Một điện tích q = 3,2.10−19 C đang chuyển động với vận tốc 5.106 m/s thì gặp miền
không gian từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,036 T và có hướng vuông góc với vận tốc. Độ
lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích là
A. 5,76.10−14 N B. 5,76.10−15 N C. 2,88.10−14 N D. 2,88.10−15 N
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 81


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 28: [VNA] Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức 300 với
vận tốc ban đầu là 3.107m/s. Độ lớn cảm ứng từ là 1,5 T. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt đó là
A. 36.10−12 N B. 0,36.10−12 N C. 3,6.10−12 N D. 1,8√3.10−12 N
Câu 29: [VNA] Một hạt mang điện 3,2.10−19 C bay vào trong từ trường đều với tốc độ v0 và hợp với
hướng của đường sức từ 300. Độ lớn cảm ứng từ là 0,5 T. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 8.10−14 N.
Giá trị của v0 là
A. 107 m/s B. 5.106 m/s C. 0,5.106 m/s D. 106 m/s
Câu 30: [VNA] Một electron -bay vào trong một từ trường đều theo hướng hợp với hướng của từ
trường góc 30. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 0,8 T. Biết lực Lorenxơ tác dụng
lên electron có độ lớn 48.10−15 N và điện tích của electron là −1,6.10−19 C. Vận tốc của electron có độ
lớn là
A. 750000 m/s B. 375000 m/s C. 433301 m/s D. 480000 m/s
Câu 31: [VNA] Một electron chuyển động với tốc độ 2.106 m/s bay vào trong từ trường đều và chịu
tác dụng của lực Lorenxơ có độ lớn 16.10−16 N.. Độ lớn cảm ứng từ là 0,01 T. Góc hợp bởi véctơ vận
tốc và hướng đường sức từ trường là
A. 60 B. 30 C. 90 D. 45
Câu 32: [VNA] Một electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 10 V, rồi cho bay vào trong từ trường
3

đều có độ lớn cảm ứng từ là 2 T, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Biết vận tốc của hạt
trước khi tăng tốc rất nhỏ. Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên electron là
A. 6.10−11 N B. 6.10−12 N C. 2,3.10−12 N D. 2.10−12 N
Câu 33: [VNA] Một hạt mang điện 3,2.10−19 C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000V rồi cho bay vào
trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Biết khối lượng của hạt là
6,67.10−27 kg, độ lớn cảm ứng từ 2 T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ. Độ lớn lực Lorenxơ
tác dụng lên electron là
A. 1,2.10−13 N B. 1,98.10−13 N C. 3,21.10−13 N D. 3,4.10−13 N
Câu 34: [VNA] Một electron chuyển động thẳng đều với tốc độ 2.106 m/s trong miền →
B
có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức
từ như hình vẽ. Độ lớn cảm ứng từ là 0,004 T. Điện trường E có chiều và có độ lớn
e
cường độ lần lượt là →v
A. hướng lên và 6000 V/m B. hướng xuống và 6000 V/m
C. hướng xuống và 8000 V/m D. hướng lên và 8000 V/m
Câu 35: [VNA] Một proton chuyển động thẳng đều với tốc độ 2.106 m/s trong miền →
E
có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức
điện trường như hình vẽ. Cường độ điện trường có độ lớn 8000 V/m. Từ trường B p
có chiều và độ lớn cảm ứng lần lượt là →v
A. hướng ra và 0,002 T B. hướng vào và 0,003 T
C. hướng xuống và 0,004 T D. hướng lên và 0,004 T
Câu 36: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phương của lực Lorenxơ?
A. Vuông góc với véctơ vận tốc của điện tích
B. Vuông góc với véctơ cảm ứng từ
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véctơ vận tốc và véctơ cảm ứng từ
D. Vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

82 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 37: [VNA] Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển đồng theo
phương ngang chiều từ trái sang phải. Nó chịu tác dụng của lực Lorenxơ có chiều
A. từ dưới lên trên B. từ trên xuống dưới
C. từ trong ra ngoài D. từ trái sang phải
Câu 38: [VNA] Khi độ lớn của cảm ứng từ, vận tốc và điện tích cùng tăng 2 lần thì độ lớn lực
Lorenxơ
A. tăng 8 lần B. tăng 2 lần C. không đổi D. giảm 2 lần
Câu 39: [VNA] Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lorenxơ, bán kính quỹ
đạo của điện tích không phụ thuộc vào đại lượng nào của điện tíc
A. khối lượng B. vận tốc C. độ lớn D. kích thước
Câu 40: [VNA] Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R, trong một mặt phẳng vuông góc với các
đường sức của một từ trường đều. Khi độ lớn vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là
A. 0,5R B. R C. 2R D. 4R
Câu 41: [VNA] Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lorenxơ, khi vận tốc của
điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích
A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. không đổi D. giảm 2 lần
Câu 42: [VNA] Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức
vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích là
A. 1 N B. 104 N C. 0,1 N D. 0 N
Câu 43: [VNA] Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn cảm
ứng từ 1 mT thì chịu một lực Lorenxơ có độ lớn 1,6.10−12 N. Tốc độ của electron là
A. 109 m/s B. 106 m/s C. 1,6.106 m/s D. 1,6.109 m/s
Câu 44: [VNA] Một electron bay vào trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,26 T. Lúc lọt vào
trong từ trường vận tốc của hạt có độ lớn 107 m/s và hợp thành với đường sức từ góc 53. Lực Lo-
ren-xơ tác dụng lên electron có độ lớn là
A. 1,61.10−12 N B. 0,32.10−12 N C. 0,64.10−12 N D. 0,96.10−12 N
Câu 45: [VNA] Một điện tích 10−6 C bay với tốc độ 104 m/s xiên góc 30 so với các đường sức từ vào
một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,5 T. Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích là
A. 2,5 mN B. 25√2 mN C. 25 N D. 2,5 N
Câu 46: [VNA] Một điện tích bay vào một từ trường đều với tốc độ 2.105 m/s thì chịu một lực
Lorenxơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với tốc độ 5.105 m/s vào thì
độ lớn lực Lorenxơ là
A. 25 mN B. 4 mN C. 5 mN D. 10 mN
Câu 47: [VNA] Bán kính quỹ đạo tròn của một điện tích q có khối lượng m chuyển động với vận
tốc v trong mặt phẳng vuông góc với cảm ứng từ B của một từ trường đều được tính bằng công
thức
mv 2 qB mv
A. qmvB B. C. . D.
qB mv qB
Câu 48: [VNA] Hai hạt có điện tích lần lượt là q1 = −4q2, có khối lượng tương ứng là m1 và m2, bay
vào từ trường với cùng tốc độ theo phương vuông góc với đường sức từ, thì thấy rằng bán kính quỹ
đạo của hai hạt tương ứng là R1 = 2R2. So sánh m1 và m2, ta có
A. m1 = 8m2 B. m1 = 2m2 C. m1 = 6m2 D. m1 = 4m2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 83


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 49: [VNA] Một electron (tích điện −e) và một hạt nhân heli (tích điện +2e) chuyển động trong
từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ, vận tốc của hạt electron lớn hơn vận
tốc của hạt heli 6.105 m/s. Biết tỉ số độ lớn của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt electron và hạt heli tương
ứng là là 4 : 3. Vận tốc của hạt electron có độ lớn là
A. 9,6.105 m/s B. 3,6.105 m/s C. 24.105 m/s D. 18.105 m/s
Câu 50: [VNA] Một điện tích 1 mC có khối lượng 10 mg bay với tốc độ 1200 m/s vuông góc với các
đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1,2 T. Bỏ qua trọng lực tác dụng
lên điện tích. Bán kính quỹ đạo của nó là
A. 0,5 m B. 1 m C. 10 m D. 0,1 mm
Câu 51: [VNA] Hai điện tích cùng độ lớn, cùng khối lượng bay vuông với các đường cảm ứng vào
cùng một từ trường đều. Bỏ qua độ lớn của trọng lực. Điện tích thứ nhất bay với vận tốc 1000 m/s
thì có bán kính quỹ đạo 20 cm. Điện tích thứ hai bay với vận tốc 1200 m/s thì có bán kính quỹ đạo
200
A. 20 cm B. 24 cm C. 22 cm D. cm
11
Câu 52: [VNA] Một electron bay vào không gian có từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 10−4 T
với vận tốc ban đầu là 3,2.106 m/s vuông góc với vectơ cảm ứng từ, khối lượng của electron là
9,1.10−31 kg. Bán kính quỹ đạo của electron là
A. 16 cm B. 18,2 cm C. 15 cm D. 17,5 cm
Câu 53: [VNA] Một hạt electron với vận tốc ban đầu bằng 0, thu được gia tốc qua một hiệu điện thế
400 V. Tiếp đó, nó được dẫn vào một miền từ trường với vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ vận
tốc của electron. Quỹ đạo của elctron là một đường tròn bán kính 7 cm. Độ lớn cảm ứng từ là
A. 0,93.10−3 T B. 0,96.10−3 T C. 1,02.10−3 T D. 1,12.10−3 T
Câu 54: [VNA] Hai hạt bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc. Hạt thứ nhất có khối lượng
m1 = 1,66.10−27 kg, điện tích q1 = −1,6.10−19 C. Hạt thứ hai có khối lượng m2 = 6,65.10−27 kg, điện tích
q2 = 3,2.10−19 C. Bán kính quỹ đạo của hạt thứ nhât là R1 = 7,5 cm thì bán kính quỹ đạo của hạt thứ
hai là
A. R2 = 15 cm B. R2 = 12 cm C. R2 = 10 cm D. R2 = 18 cm
Câu 55: [VNA] Một electron bay vào trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 1,2 T. Lúc lọt vào
từ trường, vận tốc của electron là 107 m/s và vectơ vận tốc hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 30°.
Điện tích của electron là −1,6.10−19 C. Bán kính quỹ đạo (hình lò xo) của electron là
A. 2,37.10−5 m B. 5,9.10−5 m C. 8,5.10−5 m D. 8,9.10−5 m
Câu 56: [VNA] Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong một từ trường
đều có độ lớn cảm ứng từ là 10−2 T. Biết khối lượng của proton là 1,72.10−27 kg. Tốc độ của proton là
A. 3,45.104 m/s B. 3,245.104 m/s C. 4,65.104 m/s D. 4,985.104 m/s
Câu 57: [VNA] Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong từ trường đều
có độ lớn cảm ứng từ là 10−2 T. Biết khối lượng của proton bằng 1,72.10−27 kg. Chu kì chuyển động
của proton là
A. 5,65.10−6 s B. 5,66.10−6 s C. 6,65.10−6 s D. 6,75.10−6 s
Câu 58: [VNA] Một chùm hạt  có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi hiệu điện thế
106 V. Sau khi tăng tốc, chùm hạt bay vào từ trường đều có có độ lớn cảm ứng từ là 1,8 T. Phương
bay của chùm hạt vuông góc với đường cảm ứng từ. Biết khối lượng và điện tích của hạt  lần lượt
là 6,67.10−27 kg và 3,2.10−19 C. Vận tốc của hạt  khi nó bắt đầu bay vào từ trường là
A. 0,98.107 m/s B. 0,89.107 m/s C. 0,78.107 m/s D. 0,87.107 m/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

84 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 59: [VNA] Máy gia tốc cyclotron bán kính 50 cm hoạt động ở tần số 15 MHz và hiệu điện thế
cực đại là 1,2 kV. Dùng máy gia tốc hạt proton (mp = 1,67.10−27 kg). Số vòng quay trong máy của hạt
có động năng cực đại là
A. 4288 vòng B. 4822 vòng C. 4828 vòng D. 4882 vòng
Câu 60: [VNA] Hai điện tích q1 = 10 μC và q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều.
Lực Lorenxơ tác dụng lên q1 và q2 có độ lớn lần lượt là 2.10−8 N và 5.10−8 N. Độ lớn của điện tích q2

A. 25 μC B. 2,5 μC C. 4 μC D. 10 μC
Câu 61: [VNA] Độ lớn của lực Lorenxơ không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
A. Hiá trị của điện tích B. Độ lớn vận tốc
C. Độ lớn cảm ứng từ D. Khối lượng điện tích
Câu 62: [VNA] Hai điện tích q1 = 8 μC và q2 = −2 μC có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng
hướng cùng vận tốc vào một từ trường đều. Điện tích q1 chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với
bán kính quỹ đạo 4 cm. Điện tích q2 chuyển động
A. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm
B. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm
C. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm
D. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm
Câu 63: [VNA] Người ta cho một electron có tốc độ 3,2.106 m/s bay vuông góc với các đường sức từ
vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,91 mT thì bán kính quỹ đạo của nó là 2 cm. Biết
độ lớn điện tích của electron là 1,6.10−19 C. Khối lượng của electron là
A. 9,1.10−31 kg B. 9,1.10−29 kg C. 10−31 kg D. 10–29 kg
Câu 64: [VNA] Thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất có độ lớn bằng 3,0.10−5 T, thành phần
thẳng đứng rất nhỏ. Một proton chuyển động theo phương nằm ngang theo chiều từ Tây sang
Đông. Độ lớn của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên proton bằng trọng lực của nó. Cho biết: proton có khối
lượng bằng 1,67.10−27 kg và có điện tích 1,6.10−19 C. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của proton có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,5 mm/s B. 3,5 m/s C. 4,5 mm/s D. 4,5 m/s
Câu 65: [VNA] Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt
vuông góc các đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,6.106 m/s thì lực Lorenxơ tác
dụng lên hạt là f1 = 2.10‒6 N. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4.107 m/s thì lực Lorenxơ f2 tác
dụng lên hạt là
A. 5.10‒6 N B. 4.10‒5 N C. 4.10‒6 N D. 5.10‒5 N
Câu 66: [VNA] Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt
vuông góc các đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Lorenxơ tác
dụng lên hạt là f1 = 2.10‒6 N. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107 m/s thì lực Lorenxơ f2 tác
dụng lên hạt là
A. 4.10−6 N B. 4.10−5 N C. 5.10−6 N D. 5.10−5 N
Câu 67: [VNA] Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào vùng không gian có từ trường
đều B = 0,02 T theo hướng hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 30°. Biết điện tích của hạt proton là
1,6.10−19 C. Lực Lorenxo tác dụng lên proton là
A. 2,4.10−15 N B. 3.10−15 N C. 3,2.10−15 N D. 2,6.10−15 N

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 85


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 68: [VNA] Hạt proton có khối lượng 1,672.10−27 kg chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5
m dưới tác dụng của một từ trường đều vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo và có độ lớn 10−2 T. Tốc
độ và chu kì của proton lần lượt là
A. 4,78.108 m/s và 6,6 s B. 4,78.108 m/s và 5,6 s
C. 4,87.108 m/s và 6,6 s D. 4,87.108 m/s và 5,6 s
Câu 69: [VNA] Một electron bay vào vùng không gian giữa hai tấm kim loại A

nhiễm điện trái dấu có độ lớn hiệu điện thế 3,1.10 V, hai bản cách nhau 10 mm.
6
e v ⃗
B
Không gian trong tấm kim loại có từ trường với chiều cảm ứng từ (như hình) và
độ lớn B = 1 T, để electron chuyển động đều thì độ lớn vận tốc electron bằng B
A. 3,1.10−4 m/s B. 2,1.10−4 m/s
C. 3,1.10−6 m/s D. 2,1.10−6 m/s

BẢNG ĐÁP ÁN

1. A 2. D 3. C 4. D 5. C 6. A 7. D 8. B 9. B 10. C
11. D 12. D 13. C 14. B 15. B 16. D 17. C 18. C 19. A 20. A
21. A 22. A 23. C 24. D 25. A 26. D 27. A 28. C 29. D 30. A
31. B 32. B 33. B 34. C 35. C 36. D 37. A 38. A 39. D 40. C
41. C 42. A 43. B 44. A 45. A 46. A 47. D 48. A 49. A 50. B
51. B 52. B 53. B 54. A 55. A 56. C 57. D 58. A 59. C 60. A
61. D 62. A 63. A 64. A 65. D 66. D 67. C 68. A 69. A

___HẾT___

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

86 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

I TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. TỪ THÔNG VÀ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ:

a. Từ thông

Từ thông  của từ trường B gửi qua diện tích S là đại lượng được xác n
định bằng biểu thức  = BS cos  . Với  là góc hợp bởi giữa vecto cảm ứng
từ B và vecto pháp tuyến dương của mặt S . 
B

b. Hiện tượng cảm ứng điện từ

► Khi từ thông qua một mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng
điện cảm ứng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

2. ĐỊNH LUẬT Len – Xơ Về Chiều Dòng Điện Cảm Ứng:

► Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kính có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng
chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

3. ĐỊNH LUẬT Fa – Ra – Đây Về Suất Điện Động Cảm Ứng:

► Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên
của từ thông qua mạch kín đó.


ec =
t

→ Hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên của chính dòng điện trong mạch gọi là hiện tượng
tự cảm

→ Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ thuận với tốc đọ biến thiên của cường độ dòng điện trong
mạch.

tc i
etc = =L
t t

Trong đó:

o tc là từ thông riêng qua mạch.


N2
o L là độ tự cảm của mạch, nếu mạch là ống dây thì L = 4 .10−7 S.
l

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 87


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

II CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng bài

Dạng 1 Quy tắc xác định chiều của dòng điện cảm ứng

Dạng 2 Bài tập về từ thông và suất điện động cảm ứng

DẠNG 1: QUY TẮC XÁC ĐỊNH CHIỀU CỦA DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Chiều của dòng điện cảm ứng tuân theo định luật Len – xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong
mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông
ban đầu qua mạch kín.

→ Với trường hợp từ thông qua mạch biến thiên do chuyển động thì từ trường cảm ứng có tác
dụng chống lại chuyển động nói trên.

Với lực Len – xơ, ta có thể tiến hành xác định chiều của dòng điện cảm ứng theo các bước sau:

Bước 1: Xác định một cách định tính chiều cũng như số đường sức của từ trường xuyên qua mạch
ban đầu.

o Chiều của đường sức các từ trường là chiều đi ra khỏi cực bắc và đi vào cực nam.

o Các đường sức từ được vẽ theo quy ước, nơi nào có từ trường mạnh thì các đường sức
càng dày, nơi nào có từ trường yếu thì các đường sức càng thưa → càng gần các cực nam
châm, các mặt của ống dây, vòng dây, gần dòng điện thẳng thì từ trường càng mạnh,
đường sức càng dày.

Bước 2: Xác định một cách định tính chiều cũng như số đường sức của từ trường xuyên qua mạch
lúc sau.

Bước 3: So sánh sự thay đổi của số đường sức và chiều của đường sức trong hai trường hợp. Nếu
số đường sức xuyên qua mạch theo một chiều là tăng lên thì từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều
với từ trường ngoài, ngược lại nếu số đường sức xuyên qua mạch theo một chiều giảm thì từ
trường cảm ứng sẽ cùng chiều với từ trường ngoài.

Bước 4: Sau khi xác định được từ trường cảm ứng, sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định
chiều của dòng điện cảm ứng: Nắm tay phải sau cho chiều ngón tay cái chỉ chiều của từ trường
cảm ứng, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

88 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều của dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch
chuyển lại gần hoặc ra xa dòng điện.
v v
i

S N S N i
Hình a Hình b
v v
i

S N S N i=0
Hình c Hình d
A. Hình a. B. Hình b.
C. Hình c. D. Hình d.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Việc cho cực bắc của thanh nam châm tiến lại gần vòng dây → các đường
Cho dòng điện cảm sức từ đi vào mặt đối diện với cực bắc của nam châm ngày càng nhiều.
ứng như hình vẽ → Từ trường cảm ứng phải chống lại xu hướng này nghĩa là làm giảm các
Hỏi: Dòng điện nào đường sức đi vào → đường sức cảm ứng phải đi ra → theo quy tắc nắm tay
có chiều là phù hợp phải thì dòng điện ở hình b là phù hợp.
→ Đáp án B

Ví dụ 2: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều của dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch
chuyển lại gần hoặc ra xa nam châm
i
v v

S N S N i
Hình a Hình b
v
v i=0

S N S N i=0
Hình c Hình d

A. Hình a. B. Hình b.
C. Hình c. D. Hình d.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Việc di chuyển vòng dây ra xa cực bắc của nam châm làm cho số đường sức
Cho dòng điện cảm xuyên qua mặt đối diện với cực bắc giảm.
ứng như hình vẽ → Từ trường cảm ứng phải có các đường sức đi vào mặt này → dòng điện ở
Hỏi: Dòng điện nào hình a là hợp lý.
có chiều là phù hợp → Đáp án A

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 89


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 3: Xác định chiều của dòng điện cảm ứng khi nhìn vào mặt đối diện với
nam châm của vòng dây khi cho thanh nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm N
một vòng dây được giữa cố định như hình vẽ. S
A. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều
ngược kim đồng hồ.
B. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều
cùng kim đồng hồ.
C. Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
D. Dòng điện cảm ứng cùng kim đồng hồ.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Ban đầu thanh nam châm tiến lại gần vòng dây → từ trường cảm ứng chống
Cho dòng điện cảm lại chuyển động này → mặt vòng dây đối diện phải là mặt nam → dòng
ứng như hình vẽ điện chạy cùng chiều kim đồng hồ.
Hỏi: Dòng điện nào ► Khi nam châm rời khỏi vòng dây từ trường cảm ứng chống lại chuyển
có chiều là phù hợp động này → dòng điện đổi chiều thành ngược chiều kim đồng hồ.
→ Đáp án A

Ví dụ 4: Tương tác giữa ống dây và khung dây khi dịch chuyển
khung dây ra ra là. v
A. đẩy nhau.
B. hút nhau. I
C. ban đầu hút sau đó lại đẩy.
,r
D. Không tương tác.

Hướng dẫn giải


Tóm tắt: Theo định luật Len – xơ thì chúng sẽ hút nhau do từ trường cảm ứng sẽ
Cho dòng điện cảm chống lại chuyển động này.
ứng như hình vẽ → Đáp án B
Hỏi: Lực tương tác
là lực thế nào?

Ví dụ 5: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây tịnh tiến
với vận tốc v trong từ trường đều
v v
i
v
i
v i i=0
Hình a Hình b Hình c Hình d

A. Hình a. C. Hình c.B. Hình b.


D. Hình d.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: Trong từ trường đều, việc ta di chuyển vòng dây không làm thay đổi từ
Cho dòng điện cảm thông do vậy không có sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng.
ứng như hình vẽ → Đáp án D
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

90 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hỏi: Dòng điện nào


có chiều là phù hợp

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ TỪ THÔNG VÀ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

► Từ thông qua một mạch kín được xác định bằng biểu thức

 = BS cos 

o S là diện tích được giới hạn bởi mạch điện kín (m2).

o B cảm ứng từ của từ trường (T).

o  là góc hợp bởi giữa vecto pháp tuyến dương n và vecto cảm ứng từ B .

► Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên
của từ thông qua mạch kín đó.


ec =
t

→ Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ thuận với tốc đọ biến thiên của cường độ dòng điện trong
mạch.

tc i
etc = =L
t t

Trong đó:

o tc là từ thông riêng qua mạch.

N2
o L là độ tự cảm của mạch, nếu mạch là ống dây thì L = 4 .10−7 S.
l

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một mạch kín hình vuông, cạnh 10 cm, đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn
thay đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết cường độ dòng điện cảm ứng
chạy trong mạch là i = 2 A, điện trở trong của mạch r = 5 Ω.
A. 10 T/s. B. 103 T/s. C. 100 T/s. D. 1 T/s.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: ► Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây
d = 10 cm  B
ec = = d2 .
i = 2A t t
r = 5Ω e d 2 B B ir 2.5
Mặc khác i = c = → = 2 = 2 = 1000 T/s
B r r t t d 0,1
Hỏi:
t → Đáp án B
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 91


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 2: Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a = 10 cm, đặt cố định trong từ trường đều có vecto
cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Trong khoảng thời gian t = 0, 05 s cho từ trường tăng
đều từ 0 đến 0,5 T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung
A. 0,1 V. B. 0,2 V. C. 0,3 V. D. 0,4 V.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: ► Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây
a = 10 cm  B − B0 0,5 − 0
ec = = a2 = 0,12 = 0,1 V.
B0 = 0 T t t 0,05
B = 0,5 T → Đáp án A
t = 0, 05 s
Hỏi: ec = ?

Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn điện có suất điện động  = 12 L

V và điện trở trong r = 0 Ω. Điện trở của biến trở là R1 = 10 Ω. Hệ số sự cảm của
cuộn dây là L = 1 H. Điều chỉnh biến trở giảm về R2 = 5 Ω trong khoảng thời
gian 0,01 s. Xác định suất điện động cảm ứng trong ống dây trong khoảng thời Rb ,r
gian trên.
A. 100 V. B. 12 V.
C. 120 V. D. 1,2 V.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: ► Cường độ dòng điện trong mạch ứng với hai giá trị của biến trở lần lượt
 = 12 V  12
là I1 = = = 1, 2 A.
L = 1H R1 + r 10 + 0
R1 = 10 Ω  12
I2 = = = 2, 4 A.
R2 = 5 Ω R2 + r 5 + 0
t = 0, 01 s → Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch là
i 2, 4 − 1, 2
Hỏi: ec = ? ec = L =1 = 120 V. → Đáp án C
t 0, 01

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

92 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 4: Một khung dây cứng phẳng diện tích 10 cm2 đặt trong B(mT )
từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường 10
cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị
hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng trong khung dây trong
khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 0, 4 s.
t ( s)
A. 10–4 V. B. 1,2.10–3 V.
O 0, 4
C. 12.10–5 V. D. 2,5.10–4 V.
Hướng dẫn giải

Tóm tắt: ► Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời
S = 10 cm2 gian từ 0 s đến 0,4 s là
t = 0, 4 s B 0 − 10.10−3
ec = S = 10.10−4 = 2,5.10−4 V.
B0 = 10.10−3 T t 0, 04
B =0T → Đáp án D
Hỏi: ec = ?

Ví dụ 5: Một đèn neon được mắc vào mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn
điện có  = 1, 6 V và r = 1, 0 Ω, điện trở R = 7, 0 Ω và cuộn dây dẫn có L = 10
L
mH. Khi khóa K đang đóng, đèn neon (chứa khí Ne, có hai điện cực cách
nhau 1 đến 2 mm) không sáng. Nếu hiệu điện thế ở hai cực đạt tới 80 V thì K
đèn neon lóe sáng do hiện tượng phóng điện. Xác định thời gian ngắt khóa
K để cắt nguồn điện, làm đèn lóe sáng. R ,r
A. 10 μs. B. 20 μs.
C. 25 μs. D. 30 μs.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt: ► Khi đóng khóa K dòng điện trong mạch có cường độ không được xác
 = 1, 6 V định bởi biểu thức:
r = 1, 0 Ω  1, 6
I0 = = = 0, 2 A.
R = 7, 0 Ω R + r 7 +1
L = 10 mH ► Khi ngắt khóa, dòng điện giảm nhanh từ 0,2 A về 0 A.
i i 10.10−3
Hỏi: t = ? → etc = U d = L → t = L = 0 − 0, 2 = 25 μA.
t Ud 80
→ Đáp án C

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 93


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN ĐỀ 5:
TỪ THÔNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

I. Từ thông
Giả sử một đường cong phẳng kín (C) là chu vi giới hạn một mặt có diện ⃗
n
tích S (giả thiết là phẳng) (hình bên). Mặt đó được đặt trong một từ trường (C)
đều ⃗B. Trên đường vuông góc với mặt phẳng S, ta vẽ vectơ n ⃗ có độ dài bằng
đơn vị theo một hướng xác định (tùy ý chọn), n ⃗ được gọi là vectơ pháp  ⃗
B
S
tuyến dương
* Từ thông đặc trưng cho “lượng” từ trường đi qua S ⟹ S càng lớn thì lượng
từ trường càng nhiều thì từ trường qua nó nhiều ⟹  tỉ lệ với S.
* Từ thông đặc trưng cho “lượng” từ trường ⟹ hiển nhiên  tỉ lệ với cảm ứng từ B (đại lượng đặc
trưng cho độ mạnh yếu của từ trường)
* Trong quá trình đi xuyên qua mặt phẳng của tiết diện S, ta thấy rằng các đường cảm ứng từ qua
S nhiều nhất trong trường hợp B ⃗ vuông góc với mặt phẳng S và không có đường nào đi qua S khi B

song song với mặt phẳng S ⟹ “lượng” từ trường qua mặt phẳng S còn phụ thuộc vào góc  được
tạo bởi vectơ pháp tuyến n ⃗ của mặt phẳng S và vectơ cảm ứng từ ⃗B ⟹  tỉ lệ với cos
Từ các nhận xét trên, bạn có biểu thức tính từ thông:  = N.B.S.cos
Trong đó: ▪ : từ thông;
▪ B [T]: cảm ứng từ;
▪ S [m2]: diện tích của mặt giới hạn;
▪  = (B
⃗;n⃗ ): góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ ⃗B và vectơ pháp tuyến n
⃗.

n

𝐧 ⃗
n (C) ⃗B
(C) (C) ⃗
B

 ⃗
n
 ⃗⃗
𝐁 S
S 
S
⃗B S (C)

0 ≤  < 90 90 <  ≤ 180


 = 0 ⟹  = BS  = 90 ⟹  = 0
>0 <0
2. Ý nghĩa của từ thông
Chọn S = 1 m2;  = 0 ⟹  = B
⟹ Từ thông  đặc trưng cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S đặt vuông góc với đường sức
3. Đơn vị: Vê-be (Wb)
Nếu  = 0; S = 1 m2; B = 1 T ⟹  = 1 Wb ⟹ 1 Wb = (1 T)(1 m2) = 1 T.m2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

94 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

II. Hiện tượng cảm ứng điện từ


1. Thí nghiệm
a)Thí nghiệm 1: Thí nghiệm gồm một nam châm và một ống dây có mắc một điện kế nhạy để phát
triển dòng điện trong ống dây.

Kết luận:
* Nếu đưa thanh nam châm vào lòng ống dây thì kim của điện kế bị lệch đi, trong ống dây xuất
hiện một dòng điện. Dòng điện này được gọi là dòng điện cảm ứng IC
* Nếu đưa thanh nam châm ra xa thì dòng điện có chiều ngược lại
* Di chuyển thanh nam châm càng nhanh cường độ IC của dòng điện cảm ứng càng lớn
* Đang di chuyển, bỗng giữ thanh nam châm đứng lại, dòng điện cảm ứng mất ngay
“Thí nghiệm cho biết từ trường không sinh ra dòng điện. Nhưng khi số đường sức từ qua ống dây thay đổi
thì có dòng điện qua ống dây”.
b) Thí nghiệm 2: Thí ngiệm gồm mạch điện có một cuộn dây
được lồng trong vòng dây có kim điện kế. Khi đóng hoặc ngắt
mạch điện hoặc dịch chuyển biến trở dòng điện trong mạch thay
đổi) thì trong thời gian dòng điện trong mạch thay đổi, trong
vòng dây có dòng điện chạy qua, tức là khi số đường sức từ
xuyên qua ống dây biến đổi thì trong vòng dây xuất hiện dòng
điện
2. Kết luận
a) Tất cả các thí nghiệm trên đây đều có một đặc điểm chung là từ thông qua mạch kín (C) biến
thiên
b) Kết quả của các thí nghiệm ấy và của nhiều thí nghiệm tương tự khác chứng tỏ rằng:
* Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện một dòng điện
gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là hiện tượng cảm
ứng điện từ
* Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến
thiên

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 95


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

III. Định luật Len-xơ (Lentz) về chiều dòng điện cảm ứng
1. Định luật Len-xơ
* Ta hãy khảo sát quy luật xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín khi
từ thông qua mạch kín ấy biến thiên
* Ta quy ước chiều dương trên (C) phù hợp với (hình vẽ).
Cho nam châm tiến lại gần vòng dây, từ thông
qua (C) tăng ⟹ dòng điện cảm ứng IC trong mạch
kín (C) có chiều cùng với chiều dương đã chọn.

Cho nam châm ra xa vòng dây, từ thông qua (C)


giảm ⟹ dòng điện cảm ứng IC trong mạch kín (C)
có ngược cùng với chiều dương đã chọn.

“Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự
biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín”
2. Trường hợp
Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có
tác dụng chống lại chuyển động nói trên
3. Cách tìm dòng điện cảm ứng IC
* Bước 1: Xác định chiều của từ trường B ⃗ n gây ra bởi phần cảm (thường là nam châm)
* Bước 2: Dựa vào định luật Len-xơ để tìm chiều của từ trường cảm ứng ⃗BC gây ra bởi IC
+ Đưa nam châm lại gần vòng dây ⟹ Bn tăng ⟹  tăng ⟹ ⃗BC ngược chiều ⃗Bn
+ Đưa nam châm ra xa vòng dây ⟹ Bn giảm ⟹  giảm ⟹ B ⃗ C cùng chiều B
⃗n
* Bước 3: Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều IC (dựa vào ⃗BC)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

96 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

IV. Dòng điện Fu-cô (Foucault)


1. Định nghĩa
Dòng điện Fu-cô là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các khối kim loại khi chúng chuyển động
trong một từ trường hoặc được đặt trong một từ trường biến thiên theo thời gian
2. Thí nghiệm
Cho tấm kim loại (đồng hay nhôm) dao động trong từ trường
của nam châm. Ta thấy, tấm kim loại chỉ dao động trong khoảng
thời gian ngắn rồi dừng lại
Giải thích:
Khi tấm kim loại dao động, nó cắt các đường sức từ của nam
châm. Do đó, trong tấm kim loại sinh ra dòng điện cảm ứng
Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng trong tấm kim loại có
tác dụng ngăn cản sự chuyển động chính của tấm kim loại đó. Vì
vậy, tấm kim loại nhanh chóng dừng lạ
Lưu ý: lực cản trong trường hợp này được gọi là lực hãm điện
từ.
3. Tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô
* Mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của những lực hãm điện từ
⟹ Ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng
* Gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt khi khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ
trường biến thiên ⟹ Ứng dụng trong các lò cảm ứng để nung nóng kim loại và chế tạo bếp từ
* Trường hợp dòng Fu-cô có hại: trong những thiết bị điện như động cơ điện, máy biến áp ⟹
Khắc phục: Các lõi sắt được làm bằng nhiều lá tôn Silic ghép cách điện với nhau những lá thép
mỏng này được đặt song song với đường sức từ. Lúc đó, dòng điện Fu-cô chạy trong từng lá thép
mỏng điện trở lớn nên có cường độ nhỏ làm giảm hao phí điện năng và lõi sắt ít bị nóng

Ví dụ 1: [VNA] Dùng định luật Len-xơ xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn
trong các trường hợp sau:
a) Thanh nam châm rơi đến gần khung dây, sau đó đi qua khung dây và rơi ra khỏi khung dây
b) Con chạy của biến trở R di chuyển sang phải
c) Đưa khung dây ra xa dòng điện
d) Đóng khóa K
e) Giảm cường độ dòng điện trong ống dây
f) Khung dây ban đầu trong từ trường hình vuông, sau đó được kéo thành hình chữ nhật ngày càng
dẹt đi

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 97


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
a) Thanh nam châm rơi đến gần khung dây, sau đó đi qua khung dây và rơi
ra khỏi khung dây
+ Cảm ứng từ B của nam châm có hướng vào S ra N
+ Khi nam châm rơi lại gần khung dây ABCD thì cảm ứng từ cảm ứng
Bc của khung dây có chiều ngược với cảm ứng từ B . Áp dụng quy tắc nắm
bàn tay phải suy ra dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD có chiều từ
A → D → C → B → A như hình
+ Sau khi nam châm qua khung dây thì nam châm sẽ ra xa dần khung dây,
do đó cảm ứng từ cảm ứng Bc của khung dây có chiều cùng với với cảm ứng
từ B
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD có chiều từ
A →B→C→D→A
b) Con chạy của biến trở R diện tích chuyển sang phải
+ Dòng điện tròn sinh ra cảm ứng từ B có chiều từ trong ra ngoài
+ Khi biến trở dịch chuyển sang phải thì điện trở R tăng nên dòng điện I trong
mạch giảm → cảm ứng từ B do vòng dây tròn sinh ra cũng giảm → từ thông
giảm → từ trường cảm ứng Bc sẽ cùng chiều với từ trường của dòng điện tròn
(chiều từ trong ra ngoài) Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của
dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD có chiều từ A → B → C → D → A.
c) Đưa khung dây ra xa dòng điện
+ Cảm ứng từ B do dòng điện I gây ra ở khung dây ABCD có chiều
từ ngoài vào trong
+ Vì khung dây ra xa dòng điện I nên từ thông giảm → từ trường cảm
ứng Bc của khung dây sẽ cùng chiều với từ trường B.
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm
ứng trong khung dây ABCD có chiều từ A → B → C → D → A.
d) Đóng khóa K
+ Khi đóng khóa K trong mạch có dòng điện I tăng từ 0 đến I
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều cảm ứng từ. B
bên trong ống dây có chiều như hình
+ Vì dòng điện có cường độ tăng từ 0 đến I nên từ thông cũng tăng suy
ra cảm ứng từ cảm ứng Bc sẽ có chiều ngược với chiều của cảm ứng từ
B.
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng
trong khung dây ABCD có chiều từ A → B → C → D → A.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

98 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

e) Giảm cường độ dòng điện trong ống dây


+ Cảm ứng từ B bên trong ống dây có chiều từ trên xuống như hình vẽ
+ Vì cường độ dòng điện giảm nên từ thông gửi qua khung dây ABCD
giảm do đó cảm ứng từ cảm ứng Bc cùng chiều với cảm ứng từ B của
ống dây
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm
ứng trong khung dây ABCD có chiều từ A → D → C → B → A.
f) Kéo khung dây thành hình chữ nhật ngày càng dẹt đi
Khi hai hình có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn hơn
hình chữ nhật
Chứng minh: Giả sử hình chữ nhật có hai cạnh là a, b. Gọi chu vi
của hình chữ nhật và hình vuông đều là x. Theo bất đẳng thức Cô-
x2
si ta có x = 2a + 2b  2 2a.2b  S = ab  . Dấu bằng xảy ra khi
16
x x2
a = b = nên diện tích lớn nhất của hình chữ nhật có chu vi x là lúc này hình chữ nhật là hình
4 16
x
vuông có cạnh . Vậy khi hai hình có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn hơn hình chữ
4
nhật
Quay trở lại bài tập, trong quá trình kéo thì diện tích của khung giảm dần, dẫn đến từ thông qua
khung giảm  từ trường cảm ứng B cùng chiều với B  dòng điện cảm ứng IC có chiều B.
Ví dụ 2: [VNA] Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Xác
định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi đưa nam châm lại gần khung
dây

Ví dụ 3: [VNA] Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Xác
định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi kéo nam châm ra xa khung dây

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 99


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 4: [VNA] Cho một ống dây quấn trên lỏi thép có dòng điện
chạy qua đặt gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Cường
độ dòng điện trong ống dây có thể thay đổi được nhờ biến trở có
có con chạy R. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện
trong khung dây trong các trường hợp:
a) Dịch chuyển con chạy về phía N
b) Dịch chuyển con chạy về phía M

Ví dụ 5: [VNA] Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây kín ABCD, biết rằng cảm ứng
từ B đang giảm dần

Ví dụ 6: [VNA] Một nam châm đưa lại gần vòng dây như hình vẽ. Hỏi dòng điện cảm ứng trong
vòng dây có chiều như thế nào và vòng dây sẽ chuyển động về phía nào?

Ví dụ 7: [VNA] Cho hệ thống như hình. Khi nam châm đi lên thì dòng điện cảm ứng trong vòng
dây sẽ có chiều như thế nào? Vòng dây sẽ chuyển động như thế nào?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

100 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 8: [VNA] Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong mạch
C khi con chạy của biến trở đi xuống?

Ví dụ 9: [VNA] Một vòng dây phẵng giới hạn diện tích S = 5 cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng
từ B = 0,1 T. Mặt phẵng vòng dây làm thành với ⃗B một góc α = 30°. Tính từ thông qua S
Ví dụ 10: [VNA] Một khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,06 T sao cho mặt
phẵng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây là 1,2.10-5 Wb. Tính
bán kín vòng dây
Ví dụ 11: [VNA] Một khung dây phẵng giới hạn diện tích S = 5 cm2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ
trường đều có cảm ứng từ từ B = 0,1 T sao cho mặt phẵng khung dây hợp với véc tơ cảm ứng từ một
góc 60°. Tính từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây
Ví dụ 12: [VNA] Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt
trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60° quanh
cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng bao nhiêu?
Ví dụ 13: [VNA] Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm được đặt trong từ trường đều, B = 0,01 T.
Đường sức từ vuông góc với mặt khung. Quay khung cho mặt phẳng khung song song với các đừng
sức từ. Độ biến thiên từ thông bằng bao nhiêu?
Ví dụ 14: [VNA] Một khung dây có diện tích 5 cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường
đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-
3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị bằng bao nhiêu?

Ví dụ 15: [VNA] Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10-4 T. Từ
thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp bởi véc - tơ cảm ứng từ với mặt phẳng của hình
vuông đó bằng bao nhiêu?
Ví dụ 16: [VNA] Một khung dây phẵng diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng được đặt trong từ trường
đều. Véc tơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẵng khung dây góc 30° và có độ lớn bằng 2.10-4 T.
Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01 s. Tính suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi
Ví dụ 17: [VNA] Cuộn dây có N = 100 vòng, diện tích mỗi vòng S = 300cm2 có trục song song
với B⃗ của từ trường đều, B = 0,2 T. Quay đều cuộn dây để sau Δt = 0,5s, trục của nó vuông góc với B
⃗.
Tính suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây
Ví dụ 18: [VNA] Một ống dây hình trụ dài gồm N = 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây S = 100
cm2. Ống dây có R = 16 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều: vectơ cảm ứng
từ ⃗B song song với trục của hình trụ và độ lớn tăng đều 0,04 T/s. Tính công suất tỏa nhiệt trong ống
dây

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 101


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 19: [VNA] Vòng dây đồng (ρ = 1,75.10-8 Ω.m) đường kính d = 20cm, tiết diện S0 = 5 mm2 đặt
vuông góc với ⃗B của từ trường đều. Tính độ biến thiên ΔB/Δt của cảm ứng từ khi dòng điện cảm
ứng trong vòng dây là I = 2A
Ví dụ 20: [VNA] Một khung dây cứng, phẳng diện tích 25 cm2,
gồm 10 vòng dây. Khung dây được đặt trong từ trường đều.
Khung dây nằm trong mặt phẳng như hình vẽ. Cảm ứng từ
biến thiên theo thời gian theo đồ thị
a) Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ lúc t =
0 đến t = 0,4s
b) Xác định giá trị của suất điện động cảm ứng trong khung
c) Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung
Ví dụ 21: [VNA] Một khung dây tròn bán kính 10 cm gồm 50 vòng dây được đặt trong từ trường
đều. Cảm ứng từ hợp với mặt phẵng khung dây một góc 60°. Lúc đầu cảm ứng từ có giá trị bằng
0,05 T. Tìm suất điện động cảm ứng trong khung nếu trong khoảng 0,05 s:
a) Cảm ứng từ tăng gấp đôi
b) Cảm ứng từ giảm đến 0
Ví dụ 22: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song
với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B = 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian
Δt = 0,04 s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Xác định suất điện động cảm ứng xuất hiện
trong khung
Ví dụ 23: [VNA] Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20
⃗ hợp với pháp tuyến n
cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B ⃗ của mặt phẵng khung
dây góc α = 60°, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Tính suất điện động
cảm ứng và cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây, cảm
ứng từ:
a) Giảm đều từ B đến 0
b) Tăng đều từ 0 đến 0,5B
Ví dụ 24: [VNA] Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ lớn
biến đổi theo thời gian. Tính suất điện động cảm ứng và tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết rằng
cường độ dòng điện cảm ứng là IC = 0,5 A, điện trở của khung là R = 2 Ω và diện tích của khung là
S = 100 cm2
Ví dụ 25: [VNA] Một ống dây hình trụ dài gồm 103 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây S = 100 cm2.
Ống dây có điện trở R = 16 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có véc tơ
cảm ứng từ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều 10-2 T/s. Tính công suất tỏa nhiệt
của ống dây
Ví dụ 26: [VNA] Một vòng dây diện tích S = 100 cm2 nối vào tụ điện có điện dung C = 200 μF, được
đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẵng chứa khung dây, có độ lớn
tăng đều 5.10-2 T/s. Tính điện tích tụ điện
Ví dụ 27: [VNA] Một khung dây có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức
từ vuông góc với mặt phẵng của khung. Diện tích mặt phẵng giới hạn bởi mỗi vòng là 2 dm2. Cảm
ứng từ của từ trường giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s. Tính suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong một vòng dây và trong khung dây

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

102 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 1: [VNA] Cho một vòng dây dẫn kín dịch chuyển lại gần một nam châm thì trong vòng dây
xuất hiện một suất điện động cảm ứng. Đây là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất của hiện tượng
cảm ứng điện từ này là quá trình chuyển hóa
A. cơ năng thành điện năng B. điện năng thành quang năng
C. cơ năng thành quang năng D. điện năng thành hóa năng
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2021 - Đợt 1 - Mã đề 201)
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2021 - Đợt 1 - Mã đề 203)
Câu 2: [VNA] Cho một vòng dây dẫn kín dịch chuyển ra xa một nam châm thì trong vòng dây xuất
hiện một suất điện động cảm ứng. Đây là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất của hiện tượng cảm
ứng điện từ này là quá trình chuyển hóa
A. cơ năng thành điện năng B. điện năng thành hóa năng
C. cơ năng thành hoá năng D. điện năng thành quang năng
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2021 - Đợt 1 - Mã đề 202)
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2021 - Đợt 1 - Mã đề 204)
Câu 3: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Dòng Fu - cô
A. không có tác dụng nhiệt khi khối kim loại chuyển động đều trong từ trường
B. có tác dụng hãm khối kim loại khi nó chuyển động trong từ trường
C. xuất hiện trong các khối kim loại khi chúng chuyển động trong từ trường
D. xuất hiện trong các khối kim loại khi đặt chúng trong từ trường biến thiên
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 - THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai - 2018)
Câu 4: [VNA] Từ thông xuyên qua một khung dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều không phụ
thuộc vào
A. độ lớn của cảm ứng từ B
B. diện tích khung dây
C. vật liệu tạo nên khung dây
D. góc tạo bởi đường sức từ và mặt phẳng khung dây
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 - THPT Chuyên Đại học Vinh - Nghệ An - 2020)
Câu 5: [VNA] Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
Câu 6: [VNA] Dòng điện Fu-cô là
A. dòng điện chạy trong khối vật dẫn đặt đứng yên trong từ trường đều
B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên
C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường
D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện
Câu 7: [VNA] Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fu-cô gây ra trên kim loại, người
ta thường
A. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện
B. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong
C. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại
D. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 103


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault?
A. Phanh điện từ
B. Nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên
C. Lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau
D. Đèn hình TV
Câu 9: [VNA] Khi sử dụng điện, dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong
A. quạt điện B. lò vi sóng C. nồi cơm điện D. bếp từ
Câu 10: [VNA] Lõi của các máy biến thế thường làm bằng các lõi thép mỏng ghép cách điện với
nhau. Mục đích của cách làm trên là gì?
A. Tăng cường từ thông qua các cuộn dây
B. Giảm tác dụng của dòng điện Fu-cô
C. Giảm trọng lượng của máy biến thế
D. Làm cho từ thông qua các cuộn dây biến thiên nhanh hơn
Câu 11: [VNA] Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên
qua tiết diện S của cuộn dây
A. đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại
B. tăng dần theo thời gian
C. giảm dần theo thời gian
D. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian
Câu 12: [VNA] Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi
Câu 13: [VNA] Trường hợp nào sau đây tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau
B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi
C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên
D. Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên
Câu 14: [VNA] Hai ống dây được bố trí như hình vẽ. Cuộn dây 1
được nối với điện kế G, cuộn 2 nối với nguồn. Trong những
trường hợp nào sau đây kim điện kế G không bị lệch ?
A. Đưa ống dây 2 lại gần ống dây 1 (1)
B. Đưa ống dây 2 ra xa ống dây 1 (2)
C. Cả (1) và (2)
D. Để ống 1 và 2 đứng yên (3)
Câu 15: [VNA] Có ba nam châm giống nhau được thả rơi thẳng đứng từ cùng một độ cao so với
mặt đất
(1) Thanh thứ nhất rơi tự do; thời gian rơi t1
(2) Thanh thứ hai rơi qua một ống dây dẫn để hở; thời gian rơi t2
(3) Thanh thứ ba rơi qua một ống dây dẫn kín; thời gian rơi t3
Biết trong khi rơi thanh nam châm không chạm vào ống dây. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. t1 = t2 < t3 B. t1 < t2< t3 C. t3 = t2 < t1 D. t1 = t2 = t3

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

104 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 16: [VNA] Chọn chiều của dòng điện cảm ứng đúng trong các hình vẽ sau:
S S
N N

Ic Ic
S S

N N
Ic Ic
(1) Đưa nam châm (2) Đưa nam châm (3) Đưa nam châm (4) Đưa nam châm
lại gần vòng dây ra xa vòng dây lại gần vòng dây ra xa vòng dây
A. Hình (2) và (4) B. Hình (3) và (4) C. Hình (1) và (3) D. Hình (1) và (2)
Câu 17: [VNA] Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm
dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín?

A. Hình 4 B. Hình 2 C. Hình 1 D. Hình 3


Câu 18: [VNA] Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây
dịch chuyển lại gần hoặc ra xa nam châm?
v v v v

N S Ic N S Ic N S Ic N S

Ic = 0
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
A. Hình 4 B. Hình 2 C. Hình 1 D. Hình 3
Câu 19: [VNA] Ở hình vẽ H1, trong khoảng thời gian từ 0 đến T, cường độ dòng điện cảm ứng trong
vòng dây không đổi và có chiều như trên hình vẽ. Bốn đồ thị được cho trên hình H.2, đồ thị nào có
thể chọn để diễn tả sự biến đổi của cảm ứng từ B theo thời gian?

B I B B B B
B0 B0 B0

B0
O T t O T t O T t O T t
(a) (b) (c) (d)
H.1 H.2
A. Đồ thị (c) B. Đồ thị (b) C. Đồ thị (a) D. Đồ thị (d)
Câu 20: [VNA] Một nam châm rơi thẳng đứng dọc theo một ống đồng dài. Bỏ qua tác dụng của
không khí lên nam châm. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chuyển động của nam châm?
A. Nam châm rơi tự do
B. Rơi thẳng nhanh dần đều nhưng không phải rơi tự do
C. Rơi chậm dần đều vì có lực cản
D. Lúc đầu chuyển động thẳng nhanh dần, sau đó chuyển động thẳng đều
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 105


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng (P) với dòng điện thẳng I (C)
I. Trường hợp nào sau đây, từ thông qua (C) biến thiên?
A. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng (P) lại gần I hoặc ra xa I
B. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng (P) với vận tốc song song với dòng I
C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh tiến dọc theo chính nó
D. (C) quay quanh dòng điện thẳng I
Câu 22: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị biến C C
dạng được đặt trong một từ trường đều ở vị trí (1) mặt phẳng
khung dây song song với các đường sức từ. Sau đó, cho khung D D
dây quay 90 đến vị trí (2) vuông góc với các đường sức từ. Khi
0

quay từ vị trí (1) đến vị trí (2) (1) B B (2)


A. không có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây
B. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo chiều A ⃗
B
A
ADCB
C. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo chiều
ABCD
D. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây lúc đầu theo chiều ABCD sau đó đổi chiều
ngược lại
Câu 23: [VNA] Một khung dây kín đang ở trong một từ trường đều. Khi đưa nó ra ngoài phạm vi
của vùng có từ trường thì
A. xuất hiện lực lạ có xu hướng kéo khung dây lại
B. không có từ thông qua khung dây nên không có dòng điện cảm ứng
C. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường tổng cộng tại vị trí khung dây có xu hướng
giảm đi
D. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường qua khung dây giảm đi
Câu 24: [VNA] Giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B
A. tỉ lệ với số đường sức qua một đơn vị diện tích S
B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S
C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S
D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S
Câu 25: [VNA] Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị
lớn nhất?

B ⃗
B

⃗B ⃗B
H.1 H.2 H.3 H.4
A. Hình H2 B. Hình H3 C. Hình H1 D. Hình H4
Câu 26: [VNA] Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Điện trở suất dây dẫn làm khung
B. Đường kính dây dẫn làm khung
C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn
D. Điện trở của dây dẫn

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

106 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 27: [VNA] Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, sao cho mặt phẳng của vòng
dây vuông góc với đường cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi
A. nó bị làm cho biến dạng
B. nó được quay xung quanh pháp tuyến của nó
C. nó được dịch chuyển tịnh tiến
D. nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ
Câu 28: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số đường sức và từ thông là hai khái niệm khác nhau, vì vậy không thể có mối quan hệ gì với
nhau
B. Từ thông qua một diện tích bằng với số đường sức qua diện tích đó
C. Từ thông qua diện tích S chính là giá trị của cảm ứng từ tại đó
D. Người ta dùng khái niệm từ thông để diễn tả số đường sức từ qua một diện tích nào đó
Câu 29: [VNA] Khung dây kín đặt vuông góc với các đường sức của một từ trường đều, rộng. Trong
trường hợp nào sau đây, từ thông qua khung dây không thay đổi ?
A. Khung dây chuyển động tịnh tiến với tốc độ tăng dần
B. Khung dây quay quanh một đường kính của nó
C. Khung dây đứng yên nhưng bị bóp méo
D. Khung dây vừa chuyển động tịnh tiến, vừa bị bóp méo
Câu 30: [VNA] Trong một vùng không gian rộng có một từ trường đều. Tịnh tiến một khung dây
phẳng, kín theo những cách sau đây:
(1) Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng
(2) Mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng
(3) Mặt phẳng khung hợp với các đường cảm ứng một góc 
Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung?
A. Trường hợp (1) B. Trường hợp (2)
C. Trường hợp (3) D. Không có trường hợp nào
Câu 31: [VNA] Dụng cụ, thiết bị nào sau đây hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Máy bắn tốc độ B. Máy đo nồng độ cồn
C. Máy phát điện xoay chiều D. Máy quang phổ
Câu 32: [VNA] Tốc độ biến thiên từ thông có đơn vị là
A. A (Ampe) B. V (Vôn) C. Wb (Vê-bê) D. T (Tesla)
Câu 33: [VNA] Một vòng dây dẫn kín được đặt trong từ trường. Khi từ thông qua vòng dây biến
thiên một lượng  trong một khoảng thời gian t đủ nhỏ thì suất điện động cảm ứng xuất hiện
trong vòng dây là
2 2t t 
A. ec = − . B. ec = − C. ec = − D. ec = −
t   t
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 202)
Câu 34: [VNA] Một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B. Ban đầu,
từ thông qua khung dây là 1, sau đó giảm từ thông xuống còn giá trị 2 trong thời gian t. Suất
điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
2 − 1 1 − 2 1 + 2 |2 − 1|
A. ec = B. ec = C. ec = D. ec =
t t t t

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 107


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 35: [VNA] Một mạch kín phẳng có diện tích S đặt trong từ trường đều. Biết vectơ pháp tuyến
⃗ của mặt phẳng chứa mạch hợp với vectơ cảm ứng từ ⃗B một góc α. Từ thông qua diện tích S là
n
A. Φ = BScosα B. Φ = Bsinα C. Φ = Scosα D. Φ = BSsinα
(Trích đề thi tham khảo lần 2 của BGD & ĐT - 2020)
Câu 36: [VNA] Một mạch kín phẳng có diện tích S được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng
từ ⃗B vuông góc với mặt phẳng chứa mạch. Từ thông qua diện tích S được tính bằng công thức nào
sau đây?
A. Φ = B2S2 B. Φ = BS C. Φ = B2S D. Φ = BS2
(Trích đề thi THPT Quốc Gia đợt 2 - 2020 - Mã đề 219)
Câu 37: [VNA] Hình tròn biểu diễn miền trong đó có từ trường đều, có cảm ứng từ B. Khung dây
hình vuông cạnh a ngoại tiếp đường tròn. Công thức nào sau đây biểu diễn chính xác từ thông qua
khung?
πBa2 πa2
A. πBa2 Wb B. Wb C. Wb D. Ba2 Wb
4 2B
Câu 38: [VNA] Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 4.10−4 T, từ thông
qua hình vuông đó bằng 10−6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của hình
vuông đó là
A. 0° B. 30° C. 45° D. 60°
Câu 39: [VNA] Một khung dây phẳng diện tích 20 cm2 đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng
từ hợp với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc 60 và có độ lớn 0,12 T. Từ thông
qua khung dây này là
A. 2,4.10−4 Wb B. 1,2.10−4 Wb C. 1,2.10−6 Wb D. 2,4.10−6 Wb
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2018)
Câu 40: [VNA] Đặt khung dây dẫn phẳng, kín với diện tích S trong từ trường đều có cảm ứng từ B.
Từ thông qua khung dây có độ lớn là  = 0,8BS. Góc giữa vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung
dây với đường sức từ là
A. 0,644 rad B. 0,800 rad C. 0,721 rad D. 0,927 rad
Câu 41: [VNA] Một khung dây có diện tích 5 cm gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường
2

đều có độ lớn cảm ứng từ là B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực
đại là 5.10−3 Wb. Giá trị của B là
A. 0,2 T B. 0,02 T C. 2 T D. 2.10−3 T
Câu 42: [VNA] Một vòng dây phẳng kín có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm
ứng từ 0,16 T. Góc giữa véc tơ pháp tuyến của vòng dây và véc tơ B là 36,87. Từ thông qua diện
tích S của vòng dây là
A. 48,0.10−3 Wb B. 51,2.10−3 Wb C. 38,4.10−3 Wb D. 85,3.10−3 Wb
Câu 43: [VNA] Hai khung dây tròn có mặt phẳng song song với nhau đặt trong từ trường đều.
Khung dây 1 có đường kính 20 cm và từ thông qua nó là 30 mWb. Khung dây 2 có đường kính 40
cm, từ thông qua nó là
A. 15 mWb B. 60 mWb C. 7,5 mWb D. 120 mWb
Câu 44: [VNA] Một khung dây phẳng giới hạn diện tích 5 cm2 đặt trong từ trường đều có độ lớn
cảm ứng từ 0,1 T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc 30. Từ thông qua khung
dây là
A. 3.10−4 Wb B. 3.10−5 Wb C. 4,5.10−5 Wb D. 2,5.10−5 Wb

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

108 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 45: [VNA] Một khung dây phẳng giới hạn diện tích 12 cm2 đặt trong từ trường đều có độ lớn
cảm ứng từ 0,05 T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc 30. Từ thông qua khung
dây là
A. 3√3.10−4 Wb B. 3.10−4 Wb C. 3√3.10−5 Wb D. 3.10−5 Wb
Câu 46: [VNA] Một khung dây phẳng giới hạn diện tích 20 cm2 đặt trong từ trường đều có độ lớn
cảm ứng từ 1,2 T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc 30. Từ thông qua khung
dây là
A. 2,0.10−3 Wb B. 1,2.10−3 Wb C. 12.10−5 Wb D. 2,0.10−5 Wb
Câu 47: [VNA] Một vòng dây dẫn tròn, phẳng có bán kính 2 cm đặt trong từ trường đều có độ lớn
1
cảm ứng từ T. Từ thông qua vòng dây khi vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng vòng dây góc
5
30 bằng
A. 3.10−5 Wb B. 4.10−5 Wb C. 3.10−4 Wb D. 10−4 Wb
Câu 48: [VNA] Một khung dây hình chữ nhật kích thước 3 cm  4 cm đặt trong từ trường đều có độ
lớn cảm ứng từ 5.10−4 T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc 30. Từ thông qua
khung dây là
A. 1,5 3.10−7 Wb B. 1,5.10−7 Wb C. 3.10−7 Wb D. 2.10−7 Wb
Câu 49: [VNA] Một khung dây hình tròn đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,06 T sao
cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây là 1,2.10−5 Wb.
Bán kính vòng dây có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12 mm B. 6 mm C. 7 mm D. 8 mm
Câu 50: [VNA] Một khung dây phẳng giới hạn diện tích 5 cm gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường
2

đều có độ lớn cảm ứng từ 0,1 T sao cho mặt phăng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc
60. Từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây là
A. 8,66.10−4 Wb B. 5.10−4 Wb C. 4,5.10−5 Wb D. 2,5.10−5 Wb
Câu 51: [VNA] Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng
từ 8.10−4 T. Từ thông qua hình vuông đó là 10−6 Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp
tuyến của hình vuông đó là
A. 0 B. 30 C. 60 D. 90
Câu 52: [VNA] Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng
từ 4.10−4 T. Từ thông qua hình vuông đó là 10−6 Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp
tuyến của hình vuông đó là
A. 0 B. 30 C. 60 D. 90
Câu 53: [VNA] Một vòng dây dẫn kín, phẳng có diện tích 10 cm2. Vòng dây được đặt trong từ trường
đều có vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây một góc 60 và có độ
lớn là 1,5.10−4 T. Từ thông qua vòng dây dẫn này có giá trị là
A. 1,3.10−3 Wb B. 1,3.10−7 Wb C. 7,5.10−8 Wb D. 7,5.10−4 Wb
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 202)
Câu 54: [VNA] Một khung dây cứng phẳng diện tích 25 cm2 gồm 10 vòng dây, B (10−3 T)
đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng 2,4
từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Độ biến thiên của
từ thông qua khung dây kể từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 0,4 s là
A. 4.10−5 Wb B. 5.10−5 Wb
C. 6.10−5 Wb D. 7.10−5 Wb O 0,4 t (s)
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 109


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 55: [VNA] Một khung dây cứng phẳng diện tích 25 cm2 gồm 10 vòng dây, B (10−3 T)
đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng 2,4
từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Suất điện động cảm
ứng xuất hiện trong khung dây kể từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 0,4 s là
A. 10−4 V B. 1,2.10−4 V
O 0,4 t (s)
C. 1,3.10−4 V D. 1,5.10−4 V
Câu 56: [VNA] Một khung dây hình chữ nhật MNPQ gồm 20 vòng, MN = 5 cm, MQ = 4 cm. Khung
được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 3 mT, có đường sức từ qua đỉnh M vuông góc
với cạnh MN và hợp với cạnh MQ của khung một góc 30. Phát biểu nào sau đây không đúng? Độ
lớn độ biến thiên của từ thông qua khung bằng
A. 0 nếu tịnh tiến khung dây trong từ trường
B. 120 Wb nếu quay khung dây 180 xung quanh cạnh MN
C. 0 nếu quay khung dây 360 xung quanh cạnh MQ
D. 120 Wb nếu quanh khung dây 90 xung quanh cạnh MQ
Câu 57: [VNA] Một vòng dây phẳng có diện tích 80 cm2, được đặt trong một từ trường đều có độ
lớn cảm ứng từ là 0,3.10−3 T và vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Đột ngột vectơ
cảm ứng từ đổi hướng trong khoảng thời gian 10−3 s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong
khung có độ lớn là là
A. 4,8.10−2 V B. 0,48 V C. 4,8.10−3 V D. 0,24 V
Câu 58: [VNA] Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều mà
các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong khoảng thời gian t, độ lớn cảm ứng từ
tăng từ 0,1 T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V.
Thời gian t đó là
A. 0,2 s B. 0,2 s C. 0,4 s D. 0,4 s
Câu 59: [VNA] Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm
từ 1,2 Wb xuống còn 0,4 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng
A. 6 V B. 4 V C. 2 V D. 1 V
Câu 60: [VNA] Từ thông qua một mạch điện kín biến thiên đều theo thời gian. Trong khoảng thời
gian 0,2 s từ thông biến thiên một lượng là 0,5 Wb. Suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn

A. 0,1 V B. 2,5 V C. 0,4 V D. 0,25 V
(Trích đề thi tham khảo của BDG & ĐT - 2021)
Câu 61: [VNA] Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời
gian 0,04 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 6.10−3 Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là
A. 0,12 V B. 0,15 V C. 0,30 V D. 0,24 V
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 201)
Câu 62: [VNA] Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời
gian 0,02 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 4.10−3 Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là
A. 0,2 V B. 8 V C. 2 V D. 0,8 V
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 204)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

110 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 63: [VNA] Một khung dây phẳng, diện tích 20 cm2 gồm 10 vòng đặt trong từ trường đều có
vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn 0,5 T. Người ta làm cho từ
trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,02 s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong
khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi có độ lớn bằng
A. 0,5 V B. 5.10−3 V C. 0,05 V D. 5.10−4 V
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 − THPT Chuyên Hà Tĩnh − 2019)
Câu 64: [VNA] Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm
ứng từ 0,6 T, véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T
trong thời gian 0,25 s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là
A. 1,28 V B. 12,8 V C. 3,2 V D. 32 V
Câu 65: [VNA] Đặt một khung dây trong một từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây tạo với
cảm ứng từ một góc cố định. Nếu tăng diện tích khung dây thêm 20 cm2 thì từ thông qua khung
dây tăng thêm 5 Wb. Nếu tiếp tục tăng diện tích khung dây thêm 30 cm2 thì từ thông qua khung
dây sẽ tăng thêm một lượng là
A. 10 Wb B. 5 Wb C. 15 Wb D. 7,5 Wb
Câu 66: [VNA] Một khung dẫy dẫn hình vuông có 20 vòng dây, cạnh 10 cm đặt trong từ trường có
các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Trong khoảng thời gian 0,1 s, cảm ứng từ
của từ trường tăng đều một lượng 4 mT. Suất điện động cảm ứng trong khung dây có độ lớn bằng
A. 320 mV B. 10 mV C. 8 mV D. 80 mV
Câu 67: [VNA] Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 10 cm, đặt cố định trong một từ trường đều
có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt khung. Trong khoảng thời gian 0,05 s, cho độ lớn của cảm
ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,5 T. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung bằng
A. 0,5 V B. 0,8 V C. 0,1 V D. 1,2 V
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 - THPT Chuyên Đại học Vinh - Nghệ An - 2021)
Câu 68: [VNA] Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm nằm toàn độ trong một từ trường đều và
vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 0,2 s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2 T
về 0. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là
A. 240 mV B. 240 V C. 2,4 V D. 1,2 V
Câu 69: [VNA] Một vòng dây hình vuông có cạnh 10 cm, đặt cố định trong một từ trường đều có
vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt khung. Trong khoảng thời gian 0,05 s, cho độ lớn của cảm ứng
từ tăng đều từ 0 đến 0,5 T. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là
A. 100 V B. 0,1 V C. 1,5 V D. 0,15 V
Câu 70: [VNA] Một khung dây phẳng có diện tích 20 cm , gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường
2

đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 30 và có độ lớn 2.10−4 T. Người
ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 s. Suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là
A. 3,46.10−4 V B. 0,2 mV C. 4.10−4 V D. 4 mV
Câu 71: [VNA] Khung dây kim loại phẳng, kín, dạng hình tròn có bán kính 10 cm, đặt cố định trong
một từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Trong thời gian 0,314 s,
độ lớn cảm ứng giảm đều từ 0,5 T đến 0. Độ lớn suất điện động cảm ứng và chiều dòng điện cảm
ứng nhìn theo hướng véctơ cảm ứng từ là
A. 50 mV và ngược chiều kim đồng hồ B. 500 V và ngược chiều kim đồng hồ
C. 500 V và cùng chiều kim đồng hồ D. 50 mV và cùng chiều kim đồng hồ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 111


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 72: [VNA] Từ thông qua một khung dây biến thiên theo thời gian  (Wb)
1,2
biểu diễn như hình vẽ. Suất điện động cảm ứng trong khung
0,9
A. trong khoảng thời gian 0 đến 0,1 s là 3 V 0,6
B. trong khoảng thời gian 0,1 đến 0,2 s là 6 V
C. trong khoảng thời gian 0,2 đến 0,3 s là 9 V 0 0,1 0,2 0,3 t (s)
D. trong khoảng thời gian 0 đến 0,3 s là 4 V
Câu 73: [VNA] Một khung dây được đặt cố định trong từ trường đều mà cảm ứng từ có độ lớn ban
đầu xác định. Trong thời gian 0,2 s từ trường giảm đều về 0 thì trong thời gian đó khung dây xuất
hiện suất điện động với độ lớn 100 mV. Nếu từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,5 s thì suất
điện động trong thời gian đó là
A. 40 mV B. 250 mV C. 2,5 V D. 20 mV
Câu 74: [VNA] Một hình vuông cạnh 5 cm được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là
0,01 T. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung trong khoảng thời gian 10−3 s
để mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. Suất điện động trung bình xuất hiện trong
khung là
A. 25 mV B. 250 mV C. 2,5 mV D. 0,25 mV
Câu 75: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song
với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian 0,04
s đến vị trí vuông góc với các đường sức. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
A. 5 mV B. 12 mV C. 3,6 V D. 4,8 V
Câu 76: [VNA] Một vòng dây đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,3 T. Mặt phẳng
vòng dây vuông góc với đường sức từ. Khi đường kính vòng dây giảm từ 100 cm xuống 60 cm trong
0,5 s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là
A. 300 V B. 30 V C. 3 V D. 0,3 V
Câu 77: [VNA] Từ thông xuyên qua một khung dây kín biến thiên theo thời gian theo quy luật  =
2t2 (trong đó t tính bằng giây và  tính bằng Wb). Suất điện động cảm ứng treo khung dây tại thời
điểm t = 0,4 s là
A. eC = 1,6 V B. eC = 0,8 V C. eC = −,6 V D. eC = − V
Câu 78: [VNA] Một vòng dây dẫn kín đặt trong từ trường đều, mặt phẳng vòng dây vuông góc với
các đường sức từ. Biết rằng, vòng dây giới hạn diện tích 20 cm2, độ lớn cảm ứng từ biến thiên đối
với thời gian theo biểu thức B = 0,2t2 (T). Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong vòng dây tại thời
điểm t = 3 (s) là
A. 4,8 mV B. 2,4 mV C. 6,2 mV D. 3,6 mV
Câu 79: [VNA] Một khung dây dẫn điện trở 2 Ω hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều
các cạnh vuông góc với đường sức. Khi độ lớn cảm ứng từ giảm đều từ 1 T về 0 trong khoảng thời
gian 0,1 s thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là
A. 0,2 A B. 2 A C. 2 mA D. 20 mA
Câu 80: [VNA] Một mạch kín hình vuông có cạnh 10 cm, đặt vuông góc với một từ trường đều có
độ lớn thay đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện cảm ứng là 2 A và điện trở của mạch là 5 .
Tốc độ biến thiên của cảm ứng từ là
A. 1000 T/s B. 0,1 T/s C. 1500 T/s D. 10 T/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

112 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 81: [VNA] Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn
biến đổi theo thời gian. Biết rằng cường độ dòng điện cảm ứng là 0,5 A, điện trở của khung là 2 
và diện tích của khung là 100 cm2. Tốc độ biến thiên của cảm ứng từ là
A. 200 T/s B. 180 T/s C. 100 T/s D. 80 T/s
Câu 82: [VNA] Một cuộn dây có 400 vòng, điện trở 4Ω , diện tích mỗi vòng là 30 cm2, được đặt cố
định trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây, hai đầu
cuộn dây nối với nhau thành mạch kín. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để
cường độ dòng điện trong mạch là 0,3 A là
A. 1 T/s B. 0,5 T/s C. 2 T/s D. 4 T/s
Câu 83: [VNA] Một ống dây dẫn dài gồm 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 100 cm2. Ống
dây có điện trở là 16 , hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng
từ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều 10−2 T/s. Công suất tỏa nhiệt của ống dây

A. 200 W B. 680 W C. 1000 W D. 625 W
Câu 84: [VNA] Một vòng dây có diện tích 100 cm nối vào tụ điện có diện dung 200 F, được đặt
2

trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây, có độ lớn tăng
đều 5.10−2 T/s. Điện tích của tụ điện là
A. 0,2 C B. 0,4 C C. 0,1 C D. 0,5 C
Câu 85: [VNA] Một khung dây dẫn gồm 200 vòng dây, có diện tích 400 cm2, được đặt trong từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 1,2 T, sao cho các đường sức từ tạo với mặt phẳng khung dây
một góc 60. Giảm diện tích khung dây xuống còn 200 cm2 trong khoảng 1,5 s thì suất điện động
cảm ứng trong khung dây có độ lớn là
A. 1,60 V B. 3,21 V C. 2,14 V D. 2,77 V
Câu 86: [VNA] Một khung dây dẫn hình chữ nhật gồm 100 vòng dây, được đặt trong một từ trường
đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,36 T. Biết chiều dài và chiều rộng của khung dây lần lượt là 20 cm và
15 cm. Ban đầu, vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây, sau đó tiến hành quay
khung dây sao cho vectơ cảm ứng từ tạo với mặt phẳng khung dây một góc 60 thì độ biến thiên từ
thông tương ứng là
A. 0,344 Wb B. 0,225 Wb C. 0,145 Wb D. 0,381 Wb
Câu 87: [VNA] Một khung dây dẫn gồm 250 vòng dây, có diện tích 300 cm2, quay đều quanh một
trục vuông góc với đường sức từ trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,8 T. Gọi  là
góc tạo bởi các đường sức từ và mặt phẳng khung dây. Độ biến thiên của từ thông gởi qua khung
dây khi góc  biến thiên giảm từ 60 về 30 tương ứng là
A. tăng 2,2 Wb B. tăng 2,75 Wb C. giảm 2,2 Wb D. giảm 2,75 Wb
Câu 88: [VNA] Một khung dây dẫn hình vuông có cạnh 6 cm được đặt trong từ trường đều có độ
lớn cảm ứng từ 4 mT, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Cầm hai cạnh đối diện
hình vuông kéo về hai phía khác nhau để một hình chữ nhật có cạnh này dài gấp hai lần cạnh kia.
Biết điện trở của khung bằng 0,01 . Điện lượng di chuyển trong khung là
A. 40 C B. 180 C C. 160 C D. 80 C
Câu 89: [VNA] Một vòng dây tròn bán kính 10 cm, có điện trở R = 0,2 Ω đặt trong từ trường đều sao
cho mặt phẳng vòng dây nghiêng góc 30 so với đường sức từ, cảm ứng từ của từ trường có độ lớn
0,02 T. Trong khoảng thời gian 0,01 s, từ trường giảm đều xuống đến 0 thì độ lớn cường độ dòng
điện cảm ứng suất hiện trong vòng dây là
A. 1,57 A B. 0,157 A C. 0,0157 A D. 15,7 A
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 113


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 90: [VNA] Một khung dây dẫn tròng, phẳng, bán kính 10 cm gồm 50 vòng được đặt trong từ
trường đều. Cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 60. Lúc đầu, cảm ứng từ có giá trị bằng
0,05 T. Trong khoảng thời gian 0,05 s, nếu cảm ứng từ tăng đều lên gấp đôi thì độ lớn suất điện
động cảm ứng trong khung là e1. Còn nếu cảm ứng từ giảm đều đến không thì độ lớn suất điện
động trong khung là e2. Khi đó, e1 + e2 bằng
A. 3,36 V B. 2,56 V C. 2,72 V D. 1,36 V
Câu 91: [VNA] Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều nhưng biến đổi theo thời gian các
đường sức từ nằm trong mặt phẳng của khung. Trong 0,1 s đầu cảm ứng từ tăng từ 10 μT đến 20
μT, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là e1. Trong 0,1 s tiếp theo cảm ứng từ tăng
từ 20 μT đến 30 μT, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là e2. So sánh e1 và e2, ta có
A. e1 = 2e2 B. e1 = e2 C. e1 = 3e2 D. e1 = 4e2
Câu 92: [VNA] Khung dây có tiết diện 30 cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,1 T.
2

Mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ. Cho các trường hợp sau:
(1) Quay khung dây trong 0,2 s để mặt phẳng khung song song với đường cảm ứng từ;
(2) Giảm từ thông qua khung dây xuống còn một nửa trong 0,2 s;
(3) Tăng từ thông qua khung dây lên gấp đôi trong 0,2 s;
(4) Tăng từ thông qua khung dây lên gấp ba trong 0,3 s
Các trường hợp suất điện động cảm ứng trong mạch bằng nhau là
A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1) và (3) D. (3) và (4)
Câu 93: [VNA] Dây dẫn thứ nhất có chiều dài ℓ được quấn thành 1 vòng sau đó thả một nam châm
rơi vào vòng dây, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn I1. Dây dẫn thứ hai cùng
bản chất có chiều dài 2ℓ được quấn thành 2 vòng sau đó cũng thả nam châm rơi như trên, dòng điện
cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn I2. So sánh I1 và I2, ta có:
A. I1 = 2I2 B. I2 = 2I1 C. I1 = I2 = 0 D. I1 = I2  0
Câu 94: [VNA] Một khung dây hình chữ nhật kín gồm 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 20 cm2
đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung góc
60, điện trở khung dây là 0,2 . Nếu trong thời gian 0,01 s, độ lớn cảm ứng từ giảm đều từ 0,04 T
đên s0 thì cường độ dòng điện cảm ứng có độ lớn i1; còn nếu độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến
0,02 T thì cường độ dòng điện cảm ứng có độ lớn i2. Khi đó, i1 + i2 bằng
A. 0,1 A B. 0,2 A C. 0,4 A D. 0,3 A
Câu 95: [VNA] Một khung dây hình vuông MNPQ có cạnh 6 cm M Q M
đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 4 mT, đường sức

B ⃗
B
vuông góc với mặt phẳng khung dây hình 1. Giữ đỉnh M cố định,
sau đó kéo và xoắn các cạnh của khung sao cho ta được hai hình ⃗B
N P P
vuông mà tiết diện hình này lớn gấp 4 lần hình kia như hình 2. Biết
Hình 1 Hình 2
điện trở của khung bằng 0,01  và dây dẫn của khung có vỏ cách
điện. Điện lượng di chuyển trong khung là
A. 840 C B. 980 C C. 160 C D. 960 C
Câu 96: [VNA] Một khung dây tròn bán kính 50 cm, một tụ có điện dung C = 12 pF ⃗
B
gắn vào hai đầu dây (như hình), dây đặt vuông góc với vecto cảm ứng từ và độ lớn C
cảm ứng từ B tăng đểu theo quy luật B = 0,25 + 0,3t (T). Điện tích mà tụ tích được là
9 9 9 9
A. pC B. pC C. nC D. C
10 10 10 10

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

114 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 97: [VNA] Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 2 dm, chiều rộng 1,14 dm, đặt trong từ
trường đều có vectơ cảm ứng từ ⃗B vuông góc với mặt phẳng khung và có độ lớn 0,1 T. Chiều của
dòng điện cảm ứng Ic và độ lớn của suất điện động cảm ứng ec xuất hiện trong khung dây khi người
ta uốn khung dây nói trên thành một vòng dây hình tròn ngay trong từ trường đều nói trên trong
thời gian một phút là
A. Chu vi mạch điện không đổi nên từ thông qua mạch không biến thiên và ec = 0
B. Ic cùng chiều kim đồng hồ và ec = 14 μV
C. Ic cùng chiều kim đồng hồ và ec =1,4 V
D. Ic ngựơc chiều kim đồng hồ và ec = 0,86 V
Câu 98: [VNA] Mạch điện ABCD đặt trong từ trường đều ⃗B vuông góc mặt phẳng A B
mạch điện như hình vẽ. Khi ⃗B biến thiên thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch ⃗
B
• R
có chiều
A. ABCDA nếu B giảm dần B. ADCBA nếu B giảm dần D C
C. ADCBA nếu B tăng dần D. ADCBA nếu cho B tăng rồi lại giảm
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 - THPT Triệu Sơn 2 - Thanh Hóa - 2018)
Câu 99: [VNA] Một dây dẫn có chiều dài 2 m, có điện trở R = 4 Ω được uốn thành một E1
hình vuông. Các nguồn điện có suất điện động lần lượt là E1 = 10 V, E2 = 8 V và điện
trở trong r1 = r2 = 0 được mắc vào các cạnh của hình vuông như hình vẽ. Hệ thống ⃗B
được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây. B E2
tăng theo thời gian theo quy luật B = kt, với k = 64 T/s. Cường độ dòng điện trong
mạch là
A. 0,5 A B. 4,5 A C. 3,5 A D. 8,5 A
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 - THPT Triệu Sơn 2 - Thanh Hóa - 2018)
Câu 100: [VNA] Trên hai cạnh AB và CD của một khung dây dẫn cạnh a = 20 E1, r1
cm có điện trở R = 80 Ω. Người ta mắc hai nguồn điện có suất điện động và điện B A
trở trong lần lượt là E1 = 12 V, r1 = 0,1  và E2 = 8 V, r2 = 0,1  như hình vẽ. Mạch
⃗B
điện được đặt trong từ truờng đều có vectơ cảm ứng ứng từ ⃗B vuông góc với
mặt phẳng khung dây và hướng ra sau hình vẽ, độ lớn cảm ứng từ B tăng theo
quy luật B = kt, k = 40 T/s. Cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị là
A. 5,6 A B. 5,0 A C D
C. 6,0 A D. 5,3 A E2, r2

BẢNG ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. A 4. C 5. D 6. C 7. D 8. D 9. B 10. B
11. A 12. C 13. A 14. D 15. A 16. B 17. D 18. B 19. B 20.
21. A 22. B 23. A 24. D 25. D 26. C 27. A 28. D 29. A 30. D
31. C 32. B 33. D 34. B 35. A 36. B 37. B 38. A 39. B 40. A
41. A 42. B 43. D 44. D 45. D 46. B 47. B 48. C 49. D 50. A
51. C 52. A 53. C 54. C 55. D 56. D 57. C 58. B 59. B 60. B
61. B 62. A 63. A 64. A 65. D 66. 67. 68. A 69. B 70. B
71. D 72. A 73. A 74. A 75. A 76. D 77. C 78. B 79. A 80. A
81. C 82. A 83. D 84. C 85. D 86. C 87. C 88. C 89. B 90. C
91. B 92. D 93. D 94. D 95. D 96. A 97. B 98. B 99. C 100. A

___HẾT___
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 115


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHUYÊN ĐỀ 6:
HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM SUẤT ĐIỆN ĐỘNG TỰ CẢM

Ví dụ 1: [VNA] Tìm độ tự cảm của một ống dây hình trụ gồm 400 vòng, dài 20 cm, tiết diện ngang
9 cm2 trong hai trường hợp:
a) Ống dây không có lõi sắt
b) Ống dây có lõi sắt với độ từ thẩm µ = 400
Ví dụ 2: [VNA]
a) Thiết lập công thức tính độ tự cảm của ống dây điện có chiều dài ℓ, tiết diện S, gồm tất cả N
vòng dây và lõi là không khí
b) Xét trường hợp ống dây trên có lõi làm bằng vật liệu sắt từ có độ từ thẩm là μ. Thiết lập công
thức tính độ tự cảm của ống dây điện khi đó
c) Áp dụng: ℓ = 50 cm, N = 1000 vòng, S = 10 cm2 (lõi là không khí μ = 1)
Ví dụ 3: [VNA] Một ống dây có chiều dài là 1,5 m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là
40 cm
a) Hãy xác định độ tự cảm của ống dây
b) Cho dòng điện chạy trong ống dây, dòng điện tăng từ 0 đến 5 A trong thời gian 1 s, hãy xác
định suất điện động tự cảm của ống dây
c) Hãy tính cảm ứng từ do dòng điện sinh ra trong ống dây khi dòng điện trong ống dây bằng 5
A?
d) Năng lượng từ trường bên trong ống dây khi dòng điện qua ống dây có giá trị 5 A?
Ví dụ 4: [VNA] Một ống dây dài 40 cm, có tất cả 800 vòng dây, diện tích tiết diện ngang của ống
dây bằng 10 cm2. Ống dây được nối với 1 nguồn điện có cường độ tăng từ 0 → 4 A
a) Độ tự cảm của ống dây ?
b) Nếu suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là 1,2 V, hãy xác định thời gian mà dòng
điện đã biến thiên
Ví dụ 5: [VNA] Một cuộn tự cảm có L = 50 mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20 Ω, nối vào
một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên
của cường độ dòng điện I tại:
a) Thời điểm ban đầu ứng với I = 0
b) Thời điểm mà I = 2 A
Ví dụ 6: [VNA] Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000
vòng/mét. Ống dây có thể tích 500 cm3. Ống dây được mắc vào một
mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi
theo thời gian theo đồ thị. Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t =
0. Tính suất điện động tự cảm trong ống:
a) Sau khi đóng công tắc tới thời điểm t = 0,05 s
b) Từ thời điểm t = 0,05s trở về sau
Ví dụ 7: [VNA] Một ống dây dài 30 cm gồm 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây 8 cm có dòng
điện với cường độ i = 2 A đi qua
a) Tính độ tự cảm của ống dây
b) Tính từ thông qua mỗi vòng dây
c) Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

116 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ví dụ 8: [VNA] Một cuộn tự cảm có L = 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6 V, điện
trở trong không đáng kể, điện trở của cuộn dây cũng không đáng kể. Hỏi sau thời gian bao lâu kể
từ lúc nối vào nguồn điện, cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5 A? Giả sử cường độ
dòng điện tăng đều theo thời gian
Ví dụ 9: [VNA] Một cuộn tự cảm có L = 50 mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20 Ω, nối vào
một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên
của cường độ dòng điện I tại:
a) Thời điểm ban đầu ứng với I = 0
b) Thời điểm mà I = 2 A

Câu 1: [VNA] Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện qua mạch B. điện trở của mạch
C. chiều dài dây dẫn D. tiết diện dây dẫn
Câu 2: [VNA] Đơn vị của độ tự cảm là
A. vôn (V) B. henry (H) C. tesla (T) D. vêbe (Wb)
Câu 3: [VNA] Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri (H) tương đương với
A. J.A2 B. J/A2 C. V.A2 D. V/A2
Câu 4: [VNA] Dòng điện có cường độ i chạy qua một cuộn cảm có độ tự cảm L. Từ thông qua cuộn
cảm được tính theo công thức
1 1
A.  = Li2 B.  = Li C.  = Li2 D.  = Li
2 2
Câu 5: [VNA] Biểu thức nào sau đây dùng để tính độ tự cảm của một mạch điện?
 B
A. L = B. L = C. L = i D. L = Bi
i i
Câu 6: [VNA] Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N
vòng, diện tích S, có chiều dài ℓ?
N2S N2S N2 NS
A. 10−7. B. 4π.10−7. C. 4π.10−7. D. 10−7.
S
Câu 7: [VNA] Gọi N là số vòng dây, ℓ là chiều dài, V là thể tích của ống dây. Công thức tính độ tự
cảm của ống dâu đặt trong không khí là
N2 N2
A. 4.10−7.N.V B. 4.10−7.N2.V C. 4.10−7. .V D. 4.10−7. 2
.V

Câu 8: [VNA] Một ống dây hình trụ có thể tích V, trên mỗi mét chiều dài của ống dây có n vòng
dây. Công thức tính độ tự cảm của ống dây đặt trong không khí là
A. 4.10−7.n2.V B. 4.10−7.n2.V2 C. 4.10−7.n.V D. 4.10−7.n.V2
Câu 9: [VNA] Khi đưa vào trong lòng ống dây một vật liệu có độ từ thẩm μ, lấp đầy ống dây thì độ
tự cảm của nó
A. tăng  lần
B. giảm  lần
C. không thay đổi
D. có thể tăng hoặc giảm tuỳ vào bản chất của vật liệu từ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 117


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Hệ số tự cảm (độ tự cảm) của ống dây cho biết
A. số vòng dây của ống dây là lớn hay nhỏ
B. thế tích của ống dây là lớn hơn hay nhỏ
C. từ trường sinh ra là lớn hay nhỏ khi có dòng điện di qua
D. từ thông qua ống dây là lớn hay nhỏ khi có dòng điện đi qua
Câu 11: [VNA] Trong thí nghiệm về hiện tượng tự cảm và ngắt mạch, người ta đưa lõi sắt vào trong
lòng ống dây để
A. tăng điện trở của ống dây
B. tăng cường độ dòng điện qua ống dây
C. làm cho bóng đèn mắc trong mạch không bị cháy
D. tăng độ tự cảm của ống dây
Câu 12: [VNA] Cho dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua cuộn dây có độ tự cảm L thì từ
thông qua cuộn dây có độ lớn là . Cho dòng điện không đổi có cường độ 2I chạy qua cuộn dây có
độ tự cảm L thì từ thông qua cuộn dây có độ lớn là
A. 2 B. 0,5 C. 4. D. 0,25
Câu 13: [VNA] Cho các yếu tố sau:
(1) Cấu tạo của mạch điện;
(2) Tốc độ biến thiên của dòng điện qua mạch;
(3) Cường độ của dòng điện qua mạch
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch phụ thuộc các yếu tố
A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1) và (3) D. (1), (2), (3)
Câu 14: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Hệ số tự cảm của ống dây
A. phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây
NS
B. được tính bởi công thức L = 4π.10−7
C. có đơn vị là Henry (H)
D. càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây là nhiều
Câu 15: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây?
A. Phụ thuộc vào số vòng dây của ống
B. Phụ thuộc tiết diện ống;
C. Không phụ thuộc vào môi trường xung quanh
D. Có đơn vị là H (henry)
Câu 16: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Suất điện động tự cảm trong một mạch điện có
giá trị lớn khi
A. cường độ dòng điện trong mạch có giá trị lớn
B. cường độ dòng điện trong mạch biến thiên nhanh
C. cường độ dòng điện trong mạch tăng nhanh
D. cường độ dòng điện trong mạch giảm nhanh
Câu 17: [VNA] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong
mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm
B. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm
D. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

118 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 18: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Hiện tượng tự cảm không phải là hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Hiện tượng tự cảm không xảy ra ở các mạch điện xoay chiều
C. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự
biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
D. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự
biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của từ trường bên ngoài mạch điện
Câu 19: [VNA] Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua
mạch gây ra bởi
A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch
B. sự chuyển động của nam châm với mạch
C. sự chuyển động của mạch với nam châm
D. sự biến thiên từ trường Trái Đất
Câu 20: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
B. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với thời gian dòng điện chạy trong mạch
C. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
D. Suất điện động tự cảm của ống dây không phụ thuộc vào độ tự cảm của ống dây
Câu 21: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng
lượng điện trường
B. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng cơ
năng
C. Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ
trường
D. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng
lượng từ trường
Câu 22: [VNA] Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. điện trở của mạch
B. từ thông cực đại qua mạch
C. từ thông cực tiểu qua mạch
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch
Câu 23: [VNA] Năng lượng của ống dây tự cảm tỉ lệ với
A. cường độ dòng điện qua ống dây
B. bình phương cường độ dòng điện trong ống dây
C. căn bậc hai lần cường độ dòng điện trong ống dây
D. một trên bình phương cường độ dòng điện trong ống dây
Câu 24: [VNA] Một ống dây có độ tự cảm L, ống thứ hai có số vòng dây gấp đôi và tiết diện bằng
một nửa so với ống thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống thứ hai

A. L B. 2L C. 0,5L D. 4L
Câu 25: [VNA] Ống dây 1 có cùng tiết diện với ống dây 2 nhưng chiều dài ống và số vòng dây đều
nhiều hơn gấp đôi. Tỉ số hệ số tự cảm của ống 1 với ống 2 là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 119


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 26: [VNA] Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu giảm số vòng dây trên một mét chiều dài
đi hai lần thì độ tự cảm của ống dây là
L L
A. 2L B. C. 4L D.
2 4
Câu 27: [VNA] Hai ống dây hình trụ có cùng số vòng dây như nhau, đường kính ống dây thứ hai
gấp 3 lần đường kính ống dây thứ nhất. Độ tự cảm của ống dây thứ nhất và thứ hai lần lượt là L1
và L2. So sánh nào sau đây đúng?
A. L2 = 3L1 B. L1 = 3L2 C. L2 = 9L1 D. L1 = 9L2
Câu 28: [VNA] Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu cắt nang ống dây thành hai phần giống
hệt nhau thì độ tự cảm của mỗi phần là
L L
A. 2L B. C. L D.
2 4
Câu 29: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi tích điện cho tụ điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ
trường
B. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng
lượng cơ năng
C. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng
lượng từ trường
D. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng
lượng điện trường
Câu 30: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Công thức tính suất điện động tự cảm là e = −L
t
B. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch phát sinh dòng điện cảm ứng
107 2
C. Mật độ năng lượng từ trường được tính theo công thức W = B
8
D. Chiều của dòng điện cảm ứng thay đổi khi từ thông qua mạch kín tăng thay đổi thành giảm
Câu 31: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. độ tự cảm của ống dây lớn B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn
C. dòng điện giảm nhanh D. dòng điện tăng nhanh
Câu 32: [VNA] Cho mạch điện như hình vẽ. Hiện tượng tự cảm phát sinh khi mạch C
điện có hiện tượng nào sau đây? E
A. Đóng khóa K B. Ngắt khóa K L
K
C. Di chuyển con chạy khi K đã đóng D. Cả A, B, và C
Câu 33: [VNA] Hình vẽ bên khi K ngắt dòng điện tự cảm do ống dây gây ra và dòng M R Q
điện qua R lần lượt có chiều
L E
A. Itc từ M đến N; IR từ Q đến M B. Itc từ M đến N; IR từ M đến Q. K
C. Itc từ N đến M; IR từ Q đến M D. Itc từ N đến M; IR từ M đến Q N P
Câu 34: [VNA] Hình vẽ bên khi dịch con chạy của điện trở C về phía N thì P C
dòng điện tự cảm do ống dây gây ra và dòng điện qua biến trở C lần lượt có M N E
chiều: L
K
A. IR từ M đến N; Itc từ Q đến P B. IR từ M đến N; Itc từ P đến Q Q
C. IR từ N đến M; Itc = 0 D. IR từ N đến M; Itc từ Q đến P
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

120 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 35: [VNA] Cho mạch điện như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi R Đ1
đóng khóa K thì
L Đ2
A. đèn Đ1 sáng ngay lập tức, đèn Đ2 sáng từ từ
B. đèn Đ1 và đèn Đ2 đều sáng lên ngay E, r
K
C. đèn Đ1 và đèn Đ2 đều sáng từ từ
D. đèn Đ2 sáng ngay lập tức, đèn Đ1 sáng từ từ
Câu 36: [VNA] Cho sơ đồ mạch điện như hình bên. Chiều dòng điện tự cảm do R Đ1
ống dây gây ra và dòng điện qua đèn Đ2 trong thời gian K đóng là C
L Đ2
A. Itc từ A đến B; I2 từ B đến C
B. Itc từ A đến B; I2 từ C đến B A B
E, r
K
C. Itc từ B đến A; I2 từ B đến C
D. Itc từ B đến A; I2 từ C đến B
Câu 37: [VNA] Cho sơ đồ mạch điện như hình bên. Chiều dòng điện tự cảm do R Đ1
ống dây gây ra và dòng điện qua đèn 2 trong thời gian K ngắt: C
L Đ2
A. Itc từ A đến B; I2 từ B đến C
B. Itc từ A đến B; I2 từ C đến B A B
E, r
C. Itc từ B đến A; I2 từ B đến C K
D. Itc từ B đến A; I2 từ C đến B
Câu 38: [VNA] Một cuộn dây có độ tự cảm 20 mH. Người ta cho dòng điện qua cuộn dây có cường
độ tăng đều từ 0 đến 0,5 A trong 0,05 s. Suất điện động tự cảm trong cuộn dây có độ lớn bằng
A. 0,1 V B. 0,2 V C. 0,5 V D. 0,4
Câu 39: [VNA] Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,5 H, trong đó dòng điện tăng đều với tốc độ 200
A/s thì suất điện động tự cảm là
A. −100 V B. 20 V C. 100 V D. 200 V
Câu 40: [VNA] Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,1 H, trong đó dòng điện tăng đều với tốc độ 200
A/s thì suất điện động tự cảm có độ lớn là
A. 20 V B. 10 V C. 100 V D. 2000 V
Câu 41: [VNA] Một cuộn dây có độ tự cảm 30 mH, có dòng điện chạy qua biến thiên đều đặn 150
A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị là
A. 4,5 V B. 0,45 V C. 0,045 V D. 0,05 V
Câu 42: [VNA] Một cuộn cảm có độ tự cảm 5 mH. Trong khoảng thời gian 0,2 s, dòng điện qua cuộn
cảm có cường độ tăng đều theo thời gian một lượng 2 A. Suất điện động tự cảm trong cuộn cảm có
độ lớn là
A. 0,5 V B. 20 V C. 0,05 V D. 0,2 V
Câu 43: [VNA] Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây có hệ số tự cảm 0,2 H khi dòng điện có
cường độ biến thiên 400 A/s là
A. 10 V B. 400 V C. 800 V D. 80 V
Câu 44: [VNA] Dòng điện có cường độ 2 A chạy qua một cuộn dây có độ tự cảm 4 mH. Khi cho
dòng điện giảm về không trong khoảng thời gian 0,2 s thì suất điện động tự cảm trung bình xuất
hiện trong cuộn dây là
A. 1,6 mV B. 4 V C. 40 V D. 40 mV

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 121


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 45: [VNA] Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo công thức i = 0,4(5 − t) (i
tính bằng A, t tính bằng s). Nếu ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005 H thì suất điện động tự cảm trong
đó là
A. 1,5 mV B. 2,0 mV C. 1,0 mV D. 2,5 mV
Câu 46: [VNA] Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian. Trong thời
gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ 1 A đến 2 A, suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn
bằng 20 V. Hệ số tự cảm của ống dây là
A. 0,1 H B. 0,4 H C. 0,2 H D. 8,6 H
Câu 47: [VNA] Dòng điện trong một cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong thời gian 0,01 s, suất
điện động tự cảm tỏng cuộn đó có độ lớn là 64 V. Độ tự cảm có giá trị là
A. 0,032 H B. 0,040 H C. 0,250 H D. 4,000 H
Câu 48: [VNA] Dòng điện chạy trong mạch giảm từ 32 A đến 0 trong thời gian 0,1 s. Suất điện động
tự cảm xuất hiện trong mạch là 128 V. Hệ số tự cảm của mạch là
A. 0,1 H B. 0,2 H C. 0,3 H D. 0,4 H
Câu 49: [VNA] Dòng điện trong một cuộn cảm tăng đều từ 1 A đến 2,5 A trong thời gian 0,01 s, suất
điện động tự cảm tỏng cuộn đó có độ lớn là 30 V. Độ tự cảm có giá trị là
A. 0,1 H B. 0,4 H C. 0,2 H D. 8,6 H
Câu 50: [VNA] Dòng điện trong một cuộn cảm tăng đều từ 2 A đến 2,5 A trong thời gian 0,01 s, suất
điện động tự cảm tỏng cuộn đó có độ lớn là 10 V. Độ tự cảm có giá trị là
A. 0,0025 H B. 0,003 H C. 0,002 H D. 0,001 H
Câu 51: [VNA] Suất điện động tự cảm 0,75 V xuất hiện trong một cuộn cảm có độ tự cảm 25 mH,
tại đó cường độ dòng điện giảm từ giá trị I xuống 0 trong thời gian 0,01 s. Giá trị của I là
A. 0,1 A B. 0,4 A C. 0,3 A D. 0,6 A

Câu 52: [VNA] Trong một mạch kín có độ tự cảm 5.10 H, nếu suất điện động tự cảm có độ lớn là
4

0,25 V thì tốc độ biến thiên của dòng điện là


A. 250 A/s B. 400 A/s C. 600 A/s D. 500 A/s
Câu 53: [VNA] Một ống dây dài 30 cm gồm 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây 8 cm có dòng
điện với cường độ 2 A đi qua. Từ thông qua mỗi vòng dây là
A. 42 Wb B. 0,4 Wb C. 0,2 Wb D. 86 Wb
Câu 54: [VNA] Một ống dây dài 30 cm gồm 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây 8 cm có dòng
điện với cường độ 2 A đi qua. Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 s, độ lớn suất điện động tự cảm
xuất hiện trong ống dây là
A. 0,15 V B. 0,42 V C. 0,24 V D. 8,60 V
Câu 55: [VNA] Một ống dây dài 50 cm gồm 2500 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây 2 cm. Cho
một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ
0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là
A. 0,15 V B. 1,48 V C. 0,30 V D. 3,00 V
Câu 56: [VNA] Một ống dây dài 50 cm gồm 2500 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây 2 cm. Cho
một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ
0 đến 1,5 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là
A. 0,95 V B. 0,74 V C. 0,42 V D. 0,86 V

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

122 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 57: [VNA] Một ống dây dài 50 cm có 5000 vòng dây, đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một
dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0
đến 3A. Suất điện động tự cảm trong ống dây khi đó có độ lớn là
A. 1,5 V B. 15,0 V C. 30,0 V D. 6,0 V
Câu 58: [VNA] Một ống dây dài 40 cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây
đặt trong không khí mang dòng điện có cường độ 4 A. Từ thông qua ống dây có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 512.10−5 Wb B. 512.10−6 Wb C. 256.10−5 Wb D. 256.10−4 Wb
Câu 59: [VNA] Một ống dây có 1000 vòng dây, dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10
cm2. Độ tự cảm của ống dây là
A. 4π.10−4 H B. 8π.10−4 H C. 12,5.10−4 H D. 6,25.10−4 H
Câu 60: [VNA] Một ống dây hình trụ dài 40 cm, gồm 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 200
cm2. Độ tự cảm của ống dây khi đặt trong không khí là
A. 3,14.10−2 H B. 6,28.10−2 H C. 628 H D. 314 H
Câu 61: [VNA] Một ống dây có 2000 vòng dây, dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 25
cm2. Độ tự cảm của ống dây là
A. 0,015 H B. 0,025 H C. 0,01 H D. 0,02 H
Câu 62: [VNA] Cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua
vòng dây là 5.10−2 Wb. Độ tự cảm của vòng dây là
A. 5 mH B. 50 mH C. 500 mH D. 5 H
Câu 63: [VNA] Một ống dây dài 50 cm, tiết diện ngang của ống là 10 cm gồm 100 vòng. Hệ số tự
2

cảm của ống dây là


A. 25 µH B. 250 µH C. 125 µH D. 1250 µH
Câu 64: [VNA] Một ống dây có độ tự cảm 0,4 H, trong khoảng thời gian 0,04 s, suất điện động tự
cảm xuất hiện ở ống dây là 50 V. Độ biến thiên cường độ dòng điện trong khoảng thời gian đó là
A. 4,5 A B. 2,5 A C. 5 A D. 7,5 A
Câu 65: [VNA] Một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động
6 V, điện trở trong không đáng kể. Sau thời gian t cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá
trị 5 A. Nếu cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian thì t bằng
A. 2,5 s B. 0,4 s C. 0,2 s D. 4,5 s
Câu 66: [VNA] Một cuộn cảm thuaần có độ tự cảm 50 mH mắc nối tiếp với điện trở R = 20  rồi nối
vào một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Tốc độ biến thiên của
cường độ dòng điện tại thời điểm ban đầu (t = 0) và tại thời điểm dòng điện đạt đến giá trị 2 A lần
lượt là
A. 2000 A/s và 1000 A/s B. 1600 A/s và 800 A/s
C. 1600 A/s và 800 A/s D. 1800 A/s và 1000 A/s
Câu 67: [VNA] Một ống dây dài 40cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây
có dòng điện 1 A chạy qua. Sau khi ngắt ống dây ra khỏi nguồn điện, biết từ thông qua ống dây
giảm đều từ gía trị ban đầu đến 0 trong khoảng thời gian 0,01 s. Suất điện động tự cảm trong ống
dây là
A. 0,054 V B. 0,063 V C. 0,039 V D. 0,051 V
Câu 68: [VNA] Cho dòng điện 10 A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là
5.10−2 Wb. Độ tự cảm của vòng dây là
A. 5 mH B. 50 mH C. 500 mH D. 5 H
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 123


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 69: [VNA] Cuộn tự cảm có độ tự cảm 2 mH có dòng điện cường độ 10 A đi qua. Năng lượng
từ trường tích luỹ trong cuộn tự cảm có giá trị là
A. 0,05 J B. 0,1 J C. 1 J D. 4 J
Câu 70: [VNA] Một cuộn dây có hệ số tự cảm 10 mH có dòng điện 20 A chạy qua. Năng lượng từ
trường tích lũy trong cuộn dây là
A. 2 J B. 4 J C. 0,4 J D. 1 J
Câu 71: [VNA] Một ống dây có độ tự cảm 0,5 H. Để tích lũy năng lượng từ trường 100 J trong ống
dây thì phải cho dòng điện có cường độ là
A. 2 A B. 20 A C. 1 A D. 10 A
Câu 72: [VNA] Một cuộn cảm có độ tự cảm 2mH, năng lượng tích lũy trong cuộn đó là 0,4J. Tính
cường độ dòng điện trong cuộn dây:
A. 10 A B. 20 A C. 1 A D. 2 A
Câu 73: [VNA] Một ống dây dài 40 cm, bán kính 2 cm, có 2000 vòng dây. Năng lượng của từ trường
bên trong ống dây khi có dòng điện cường độ 5 A qua là
A. 0,4 J B. 0,15 J C. 0,25 J D. 0,2 J
Câu 74: [VNA] Một ống dây có hệ số tự cảm là 100 mH, khi có dòng điện chạy qua ống dây có năng
lượng 0,05 J. Cường độ dòng điện qua ống dây bằng
A. 0,1 A B. 0,7 A C. 1 A D. 0,22 A
Câu 75: [VNA] Một ống dây có chiều dài 1,5 m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là 40
cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây, dòng điện tăng 0 đến 5 A trong thời gian 1 s. Độ tự cảm của
ống dây và độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là
A. 4,2 H và 21 V B. 1,68 H và 8,4 V C. 0,168 H và 0,84 V D. 0,42 và 2,1 V
Câu 76: [VNA] Một ống dây dài 40 cm, bán kính tiết diện 2 cm, gồm 1500 vòng dây. Cho dòng điện
có cường độ 8 A đi qua ống dây. Năng lượng từ trường trong ống dây là (lấy 2 = 10)
A. 288 mJ B. 28,8 mJ C. 28,8 J D. 188 J
Câu 77: [VNA] Một ống dây hình trụ dài gồm 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây 100 cm2. Ống
dây có điện trở R = 8 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng
từ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều 10−2 T/s. Công suất tỏa nhiệt của ống dây

A. 23,25 W B. 21,5 W C. 12,5 W D. 42,5 W
Câu 78: [VNA] Một ống dây dẫn hình trụ dài gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng có đường kính 10 cm,
được đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B hướng song song với trục của ống dây và
B
độ lớn của cảm ứng từ tăng đều theo thời gian với quy luật = 0,1 (T/s). Biết dây dẫn có tiết diện
t
0,40 mm2 và có điện trở suất 1,75.10−8 Ω.m. Công suất toả nhiệt trong ống dây dẫn khi nối đoản
mạch hai đầu của ống dây dẫn này là
A. 400 W B. 450 W C. 4,5 mW D. 4 mW
Câu 79: [VNA] Một ống dây dài 40 cm có tất cả 800 vòng dây. Diện tích tiết diện ống dây là 10 cm2.
Cường độ dòng điện qua ống tăng từ 0 đến 4 A. Nguồn điện đã cung cấp cho ống dây một năng
lượng bằng
A. 1,6.10−2 J B. 1,8.10−2 J C. 2.10−2 J D. 2,2.10−2 J

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

124 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 80: [VNA] Một ống dây dài đặt trong không khí, được quấn với mật độ 2000 i (A)
vòng/m. Ống dây có thể tích 500 cm3. Ông dây được mắc vào một mạch điện. Sau 5
khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị hình
bên. Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Độ lớn suất điện động tự cảm
O 0,05 t (s)
trong ống kể từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 0,05 s có giá trị gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 0,10 V B. 0,40 V C. 0,15 V D. 0,25 V
Câu 81: [VNA] Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian i (A)
được cho như hình vẽ. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0 s 2
đến 1 s là e1, từ 1 s đến 3 s là e2. So sánh nào sau đây đúng? 1
A. e1 = e2 B. e1 = 2e2
C. e1 = 3e2 D. e1 = 0,5e2 O 1 2 3 t(s)
Câu 82: [VNA] Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo i
thời gian được cho như hình vẽ. Gọi độ lớn suất điện động tự cảm
trong khoảng thời gian từ t0 đến 5t0 là e1, từ 5t0 đến 8t0 là e2, từ 8t0 đến
2i0
10t0 là e3. So sánh nào sau đây đúng?
A. e1 < e2 < e3 B. e1 > e2 > e3
O t0 t
C. e2 < e3 < e1 D. e3 > e1 > e2
Câu 83: [VNA] Cho mạch điện như hình vẽ, L = 1 H; E = 12 V; r = 0 điện trở của L
biến trở là Điều chỉnh biến trở để trong 0,1 s điện trở của biến trở giảm còn 5
a) Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian
nói trên
A. 1,2 V B. 2,4 V R E, r
C. 12 V D. 24 V
b) Tính cường độ dòng điện trong mạch trong khoảng thời gian nói trên
A. 0 A B. 1 A C. 2 A D. 3 A
Câu 84: [VNA] Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Trong khoảng thời gian 0,05 s, dòng điện trong
cuộn cảm có cường độ giảm đều từ 2 A xuống 0 thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm
có độ lớn là
A. 4 V B. 0,4 V C. 0,02 V D. 8 V
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 203)
Câu 85: [VNA] Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Khi cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm
đều từ I xuống 0 trong khoảng thời gian 0,05 s thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm
có độ lớn là 8 V. Giá trị của I là
A. 0,8 A B. 0,04 A C. 2,0 A D. 1,25 A
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2019)
Câu 86: [VNA] Một đèn Neon được mắc vào mạch điện như hình bên. E = 1,6 V; r E, r
= 1 ; R = 7  và cuộn dây thuần cảm có độ cảm L = 10 mH. Khi K đóng, bóng đèn L
R
không sáng. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của đèn đạt tới 80 V thì đèn lóe sáng
K
do hiện tượng phóng điện. Khoảng thời gian ngắt khóa K để cắt nguồn điện, tạo
ra suất điện động tự cảm làm đèn Neon sáng là
A. 25 s B. 30 s C. 40 s D. 50 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý 125


Cơ sở 1: Ngõ 68 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 2: Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BẢNG ĐÁP ÁN

1. A 2. B 3. B 4. D 5. A 6. B 7. D 8. A 9. A 10. D
11. D 12. A 13. A 14. 15. C 16. A 17. A 18. C 19. A 20. C
21. D 22. D 23. B 24. C 25. A 26. D 27. C 28. B 29. C 30. A
31. B 32. 33. A 34. D 35. A 36. C 37. A 38. B 39. A 40. A
41. 42. C 43. 44. D 45. B 46. C 47. B 48. 49. C 50. C
51. C 52. D 53. A 54. B 55. B 56. B 57. D 58. C 59. B 60. B
61. B 62. A 63. 64. C 65. A 66. D 67. B 68. 69. B 70.
71. B 72. 73. D 74. 75. D 76. B 77. C 78. C 79. A 80. D
81. B 82. A 83. C - A 84. D 85. 86. A

___HẾT___

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

126 Thầy Vũ Ngọc Anh − Chuyên luyện thi Vật Lý

You might also like