You are on page 1of 81

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tr-êng ®¹i häc s- ph¹m kü thuËt h-ng yªn


Khoa §IÖn- §iÖn tö
Bé m«n: Kü THUËT ®iÖn
***    ***

§Ò c-¬ng bµi gi¶ng


Häc phÇn: CUNG CÊP §IÖN - §CN
TC : 0 2

Gi¸o viªn : NguyÔn ThÞ Kh¸nh

H-ng Yªn , th¸ng 08 n¨m 2021

1
Chương 1
Khái niệm chung
1.1 Khái niệm
Với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ và liên tục
của hệ thống năng lượng, mà trong đó hệ thống điện đóng vai trò quan trọng, để đáp
ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Do đó quy hoạch điện là một trong những bài
toán quan trọng trong chương trình quy hoạch phát triển kinh tế Quốc gia. Với những
đặc điểm và tính chất khác biệt của mình, hệ thống điện có rất nhiều mối quan hệ với:
môi trường xung quanh; các điều kiện khí tượng, thiên văn; tài nguyên; nhân lực; tài
chính; sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của văn hoá xã hội và sản
xuất....Những mối quan hệ ấy cùng với quan hệ bên trong của hẹ thống làm phức tạp
hoá bài toán quy hoạch mạng điện.
Trong quá trình quy hoạch cần tính đến những đặc điểm quan trọng của hệ
thống điện là : luôn phát triển theo thời gian, có nhiều mối quna hệ phi tuyến; gồm
nhiều phần tử phức tạp; các tham số biến đổi ngẫu nhiên; các quá trình sản xuất và tiêu
thụ điện diễm ra hầu như đồng thời...
1.2 Nhiệm vụ của quy hoạch mạng điện địa phương
Nhiêm vụ của bài toán quy hoạch mạng điện là: dự báo phát triển hệ thống điện trong
từng giai đoạn, xây dựng cấu trúc tối ưu của hệ thống, thiết lập chế độ làm việc tối ưu,
cung cấp điện chất lượng và tin cậy cho các hộ dùng điện. Có thể khái quát quá trình
tiến hành quy hoạch điện bởi sơ đồ hình 1.1

2
Nhiệm vụ quy hoạch

Điều tra và sử lý số liệu

Phân tích đặc điểm Phân tích đồ thị phụ Phân tích các chỉ tiêu
vùng quy hoạch tải kinh tế

Dự báo nhu cầu sử dụng điện và dụ báo phụ tải

Xây dựng mô hình toán học của hệ thống điện

Xây dựng sơ đồ nối S Đ Đánh giá hiện trạng


điện tối ưu Đã có mạng điện lưới điện

Chọn cấp điện áp U S Bán kính mạng


điện tối ưu
Chọn tiết diện dây dẫn,
chọn thiết bị điện và Đ
biếp áp S
j tối ưu

Xác định hao tổn điện Đ


áp
S Công suất
TBA tối ưu
Xác định hao tổn công
suất và điện năng Đ
Phân tích chất lượng điện

Xác định thiệt hại do mất S


Điều chỉnh cấp điện áp CLĐ tối ưu
điện và xác suất mất
điện Đ
Điều hoà Q Phân tích chế độ mạng điện
S
San bằng đồ thị phụ tải Chế độ tối ưu
Đ
Phân tích độ tin cậy cung
cấp điện

Bảo vệ rơle và tự động S


điều khiển Độ tin cậy tối ưu

Đ
Phân đoạn đường dây
Hạch toán giá thành
Hình 1.1 : Lược đồ quy hoạch mạng điện địa phương

3
1.3 Nội dung chính của quá trình quy hoạch mạng điện địa phương
Để lập quy hoạch mạng điện địa phương ta tiến hành các bước sau:
- Tìm hiểu tình hình địa phương
- Dự báo nhu cầu năng lượng và đồ thị phụ tải của địa phương
- Xác định phương hướng sử dụng nguồn điện trung ương và nguồn điện địa
phương
- Xác định cấu trúc của mạng điện địa phương
- Tình toán chế độ để đánh giá các chỉ tiêu của mạng điện
1.3.1 Điều tra và sử lý số liệu
1.3.1.1 Điều tra
Thông tin là “nguyên liệu” tối cần thiết cho quá trình quy hoạch điện. Thông tin được
thu thập từ các nguồn khác nhau như:
+ Các dự án phát triển kinh tế
+ Các tài liệu, sổ tay thiết kế, tính toán
+ Số liệu lưu trữ về sản xuất và tiêu thụ điện năng.
+ Đo đếm trực tiếp
Để làm dẽ dàng cho quá trình thu thập và sử lý thông tin, trước hết cần thiết lập
hệ thống bảng biểu sao cho đơn giản nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất.
Việc chọn mẫu để tiến hành điều tra được tiến hành theo nguyên tắc thống kê toán
học. Kích thước tập mẫu được xác định theo biểu thức:
  .kv 
2

n 
 s  (1.1)
Trong đó:
n - số phần tử tối thiểu cần khảo sát ( kích thước tập mẫu);
KV - hệ số biến động.
x
kV 
M (X ) (1.2)
M (X), (x) – kỳ vọng và độ lệch chuẩn của tham số x cần khảo sát;
s- sai số tương đối cho phép;
 - bội số tản, phụ thuộc vào độ tin cậy tính toán, có thể lấy giá trị trong khoảng 1,5
2,5.
Sau khi thu thập, được trình bày dưới dạng bảng biểu theo nguyên tắc thống kê.
1.3.1.2 Xử lý sô liệu
* Đánh giá sai số
Có ba loại sai số có thể mắc phải trong quá trình sử lý số liệu là : Sai số thô, sai số hệ
thống và sai số ngẫu nhiên.
4
- Sai số thô; Trong quá trình đo đếm đôi khi ta gặp phải những kết quả sai khác nhiều
so với các số liệu bên cạnh. Cần phải nghĩ ngay đó là sai số thô do những sai lầm, sơ
xuất trong quá trình thu thâp số liêu gây ra. Coi đó là những con số nghi ngờ, ta cần
phải kiểm tra để loại trừ những nghi ngờ xuất hiện.
Giả thuyết sự phân bố xác suất của chuỗi số liệu tuân theo quy luật chuẩn, lúc đó theo
quy tắc “ba xích ma” ta có:
X max  M ( X )  3 ( X )
X min  M ( X )  3 ( X )
(1.3)
So sánh các gái trị nghi ngờ với Xmax, Xmin nếu Xnghi ngờ < Xmin hoặc Xnghi ngờ
>Xmax thì ta có thể gạt ra khỏi dãy số liệu để sử lý.
- Sai số hệ thống: Do nhữmg nguyên nhân không thể khắc phục được mà ở mỗi phép
đo đều chứa một sai số nhất định gọi là sai số hệ thống. Đây là sai số có thể dự đoán
trước được một khi đã biết trước được quy luật biến thiên của các trị số trong các điều
kiện đo cụ thể. Do đó có thể dùng các biện pháp khác nhau để loại trừ sai số hệ thống.
Chẳng hạn kiểm tra sai số hệ thống bằng các thiết bị đo chính xác hơn.
- Sai số ngẫu nhiên: Trong quá trình đo đếm có thể có rất nhiều nguyên nhân không
thể lường trước dẫn đến những sai số của phép đo, mà người ta gọi là sai số ngẫu
nhiên. Sai số này phụ thuọc vào phương sai của đại lượng của đại lượng đo và có thể
hiệu chỉnh theo biểu thức:
 .
s
n (1.4)
Trong số các loại sai số có thể phân biệt làm sai số tĩnh và sai số động. Sai sô tĩnh
xuất hiện trong phép đo một đại lượng không đổi theo thời gian, còn sai số động xuất
hiện khi phép đo được thực hiện với các tham số biến động theo thời gian. Sai số động
càng lớn nếu thời gian của phép đo càng dài. Để phan tích sai số động có thể áp dụng
hiệp phương sai, giả thuyết trong thời gian đo kỳ vọng toán của đại lượng đo là không
đổi.
* Xác định các đại lượng đặc trưng của tập mẫu
- Kỳ vọng toán hay giá trị trung bình
1 n
M ( x)  X  . xi
n i 1
(1.5)
Trong đó : xi – giá trị quan sát thứ i.
- Phương sai tập mẫu

D( x) 
 (x i  M ( x)) 2
n (1.6)
5
-Phương sai tập tổng quát:

D( x) 
 (x i  M ( x)) 2
n 1
- Độ lệch trung bình bình phương
 ( x )  D( x )
(1.7)
-Hệ số biến động

kv 
M (x) (1.8)
* Mô tả và phân tích mô hình phân bố số liệu
Có thể dùng mô hình xác suất thống kê để mô tả tập số liệu quan sát theo các quy luật
phân bố thông dụng. Ở đây đòi hỏi sự kết hợp giứa toán học và chuyên môn điện. Để
tăng độ chính xác và mức độ tin cậy của kết luận cần phải ứng dụng nhiều tiêu chuẩn
khác nhau để so sánh đối chiếu.
* Biểu diễn các tham số quan sát dưới dạng hàm tương quan hồi quy
Việc phân tích tương quan hồi quy giúp ta hiểu rõ được mối quan hệ phụ thuộc giữa
các tham số quan sát trong quá trình quy hoạch điện và do đó có thể thiết lập được mô
hình toán học một cách dế dàng. Đồng thời có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố khác nhau đối với hệ thống điện. Thông qua phân tích tương quan hồi
quy có thể xác định được tham số kinh tế, kỹ thuật cần thiết và có thể lập được mô
hình dự báo theo kiểu ngoại suy. Các mô hình tương quan được đánh giá theo hệ số
tương quan và mô men tương quan của các tham số. Mô men tương quan giữa hai đại
lượng Y và X được xác định:

 yx 
 x i  M ( x) 
. yi  M ( y)
n (1.9)
yi, xi – giá trị các đại lượng Y và X ở phép đo thứ i.
M(x), M(y) - kỳ vọng toán của các đại lượng X, Y.
Hệ số tương quan tuyến tính:
 yx
ryx 
 x . y
(1.10)
Hàm tương quan tuyến tính có thể viết dưới dạng:
 yx
y .( x  M ( x))  M ( y )
D( x) (1.11)
1.3.2 Phân tích đặc điểm của vùng quy hoạch
Các đặc điểm tự nhiên, khí hậu, xã hội, kinh tế... của vùng quy hoạch có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của hệ thống điện. Việc phân vùng quy hoạch có thể dựa theo cơ
sở phân vùng: tự nhiên, đồng bằng, trung du, ven biển, miền núi.....
6
Trên cơ sở phân tích đặc điểm của vùng quy hoạch cần thiết lập các mối quan hệ phản
ánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm này đến các tham số của hệ thống điện. Ví dụ
như ảnh hưởng của lượng mưa trung bình trong năm đối với lượng điện năng tiêu thụ,
quan hệ giữa mức độ phức tạp của địa hình đối với vốn đầu tư xây dựng mạng điện,
quan hệ giữa mật độ dân số với thừi gain sử dụng công suất cực đại, giữa mức độ tăng
trưởng kinh tế với mức gia tăng tiêu thụ điện năng hàng năm....
1.3.3 Đánh giá hiện trạng
1.3.3.1 Đánh giá nguồn điện
Phân tích và đánh giá tiềm năng của nguồn điện có thể khai thác ở đại phương
như: nhiệt năng, thuỷ năng, phong năng.... Đối với mạng điện được cung cấp từ lưới
điện Quốc gia thì nguồn điện là các trạm trung gian và mạng điện cung cấp. Cần phân
tích và đánh giá khả năng phát triển của trạm biến áp trung gian để đáp ứng cho nhu
cầu phát triển của mạng điện trong vùng.
1.3.3.2 Đánh giá khả năng mang tải của mạng điện
* Khả năng mạng tải của trạm biến áp
Hệ số mạng tải trung bình của trạm biến áp được xác định theo biểu thức:
Ptb
k mt 
Pdm (1.12)
Ptb, Pdm – công suất tiêu thụ trung bình và công suất định mức của máy biến áp.
* Khả năng mạng tải của đường dây
Trước hết ta cần xác định mật độ dòng điện thực tế trên các đường dây:
I
j
F (1.13)
I – dòng điện chạy trong dây dẫn (A):
F - tiết diện dây dẫn mm2.
So sánh giá trị mật độ dòng điện thực tế với giá trị dòng điện kinh tế để đánh giá mức
độ mang tải của đường dây.
* Bán kính hiệu dụng của lưới phân phối
Bán kính hiệu dụngcủa mạng điện phân phối được xác định theo biểu thức:
3 4,35.U cf .U 2
Rhd  1,2.
 .r0 (1.14)
Ucf – Hao tổn điện áp cho phép trên mạng điện;
U - Điện áp định mức của mạng điện, kV;
 - Mật độ phụ tải kW/ km2;
r0 - Suất điện trở của đường dây /km.
* Số lượng trạm biến áp tiêu thụ
7
Số lượng trạm biến áp tiêu thụ biểu thị mật độ các điểm tải trong khu vực quy hoạch
điện, có thể xác định theo biểu thức:
S b
N .3
K 10.U cf .( Z .U ) 2 . d . p 0 .m
(1.15)
S – Công suất của mạng điện, kVA;
k - Hệ số tính đến địa hình vùng quy hoạch;
b - Suất vốn đầu tư thay đổi theo đường dây, đ/km.mm2;
m - Suất vốn đầu tư cố định của trạm biến áp, đ/ trạm;
Z - Số lộ ra của trạm;
d - Điện dẫn của kim loại làm đường dây;
p0 - mật độ công suất của đường dây, kW/km.
Thiết kế cung cấp điện: - Loại phụ tải: 1 sử dụng >= 2 máy biến áp
- Phụ tải loại 2: 2 MBA hoặc 1 MBA: Phân tích kinh tế.
1.3.4.3 Đánh giá chất lượng điện
Chất lượng điện được đánh giá dựa trên số liệu quan sát về sự thay đổi của các tham
số ở các nút khác nhau trong mạng điện. Về phương pháp đánh giá cụ thể xin xem
trong chương chất lượng điện.
1.3.4.4 Đánh giá độ tin cậy cung cấp điện
Độ tin cậy được đánh giá dưới góc độ an toàn và dưới góc độ cung cấp điện trên cơ
sở khảo sát trạng tháicủa từng thiết bị phần tử độc lập của mạng điện. Xác định số lần
và thời gian mất điện trong năm. Xác định thiệt hại sau mỗi lần mất điện. Phương pháp
đánh giá độ tin cậy được trình bày chi tiết trong chương “ độ tin cậy cung cấp điện”.
1.4. Quan hệ giữa năng lượng và môi trường
* Gây ô nhiễm tầng khí quyển
* Sự ô nhiễm nguồn nước
* Hiệu ứng nhà kính
1. Gây ô nhiễm tầng khí quyển
- Các chất thải độc hại từ các nhà máy nhiệt điện có thể liệt kê ra như CO, CO2 , SO2 ,
NOx ...
- Khi đốt 1 tấn than sẽ sinh ra 66 kg SO2, 11 kg bụi và nhiều khí độc hại khác. Cụ thể
là:
+ Lượng khí CO2 do con người đốt nhiên liệu khoáng phế thải vào trong không khí là
trên 5 tỉ tấn/ năm
+ Lượng SO2 là 200 triệu tấn / năm
+ Lượng NOx là 150 triệu tấn / năm

8
- Các kết quả nghiên cứu về ô nhiễm do sunphua điôxyt (SO2) và bụi thải cho thấy
50% dân số thành thị trên thế giới (khoảng 900 triệu người) đang sống trong môi
trường không khí có hàm lượng SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trên 1 tỉ người
đang sống trong môi trường có hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chính do
nguyên nhân trên mà hàng năm trên thế giới có ít nhất khoảng 500.000 trẻ em bị chết
yểu, từ 4 đến 5 triệu người bị mắc bệnh đường hô hấp và hàng triệu trường hợp mắc
các bệnh tật khác.
- Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than là nguồn thải chính của các chất thải các
bon.Các nhà máy điện hiện nay sản ra 36% chất thải các bon từ các sản phẩm năng l-
ượng, và nó sẽ tăng lên đến 38% vào năm 2015.
- Hiện nay than chiếm 52% của tổng số các nhà máy điện nhưng thải ra 87% các chất
thải „

(Triệu tấn)

600
500 Than
400
300
200
100

Khí

Dầu

Lượng thải cacbon từ các nhà máy nhiệt điện


Khí thải của các nhà máy điện lại góp phần làm thủng tầng ôzôn của trái đất, gây ra
những hậu quả to lớn mà cho đến nay người ta cũng chưa thể đánh giá hết được.
Tầng ôzôn2000
1995 nằm ở độ cao
200520-30 km trong tầng
2010 bình lưu được sinh ra do sự biến
2015
đổi của oxy(O2) thành ôzôn (O3). Tầng ôzôn đã ngăn được hơn 90% tia tử ngoại có hại
do mặt trời chiếu xuống trái đất, cho nên các nhà khoa học còn gọi tầng ôzôn là "cái
mộc của trái đất".

9
Khi tầng ôzôn bị phá hoại, thì tia tử ngoại trực tiếp chiếu xuống mặt đất, gây ung thư
da, làm tổn thương mắt một cách mãn tính và còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ
thống miễn dịch của cơ thể.
Hiện nay, tầng ôzôn của Nam cực đã mỏng đi 65%, còn tầng ôzôn trên không trung
Bắc Âu, Nga và Canađa giảm đi từ 12 - 20%, thậm chí tầng ôzôn ở nhiều nơi còn bị
thủng hẳn mà tiêu biểu là ở Nam cực đã có một lỗ thủng rộng bằng 20% diện tích của
Nam cực.
2. Sự ô nhiễm nguồn nước
Nước của các đại dương và hồ, ao, sông, suối ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Các
nhà máy nhiệt điện vừa thải khói ra môi trường lại vừa thải các chất độc hại xuống
nguồn nước gây ra sự axít hoá môi trường (ao, hồ, sông, suối ) chính là một nguy cơ
gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng axit hoá không phải bắt nguồn duy nhất từ
nguồn gốc tự nhiên, mà nó là kết quả sự biến đổi thành axit của khí SO2 (tỷ lệ 2/3) và
của khí NOx (tỷ lệ 1/3) nhả ra từ cột ống khói của các nhà máy điện.
3. Hiệu ứng nhà kính
ở quy mô toàn cầu đã có nguy cơ ấm dần lên của hành tinh chúng ta. Các nhà
máy nhiệt điện có sử dụng khí thiên nhiên với hàm lượng chủ yếu là mêtan có khả
năng gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều gấp 20 lần so với khí CO2. Hiệu ứng nhà kính là
hiệu ứng gây ra bởi ba chất khí thải chủ yếu là Cacbonic (CO2), mêtan (CH4) và ôxyt
nitơ (N2O). Những khí này tạo ra một màng bọc bầu khí quyển và làm phản xạ lại bề
mặt trái đất lượng nhiệt năng phát ra từ trái đất.

0
t, C

1-
o
3,5 C

o
1C
o
0,5 C

1860 1990 2100 t


Mức tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất
Các nhà khoa học dự đoán đến cuối thế kỷ XXI này mực nước biển sẽ tăng lên từ
30 – 75cm. Những vùng dân cư đông đúc như Bănglađét, Hà Lan, vùng Nouvelle-
10
Orleans, lu vực sông Nil, lưu vực sông Mêkông, sông Indus sẽ là những nơi trực
tiếp bị đe doạ. Ngoài ra những dòng hải lưu lớn có thể bị dịch chuyển, có những
nơi hoàn toàn biến thành sa mạc.
1.5 Quản lý nhu cầu năng lượng
1.5.1. Khái niệm chung về DSM
“DSM là tập hợp các giải pháp kĩ thuật, công nghệ, kinh tế-xã hội nhằm
quản lí và sử dụng điện một cách hiệu quả và hợp lí nhất, đồng thời cải thiện biểu đồ
phụ tải để đạt hiệu quả sản xuất năng lượng tốt hơn”.
Hai chiến lược cơ bản mà DSM mang lại đối với việc sản xuất và tiêu thụ điện
năng là:
+ Nâng cao hiệu suất sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện
+ Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện năng một
cách kinh tế nhất.
Các quốc gia phát triển và chưa phát triển đều đã tiến hành chương trình quốc
gia về quản lý nhu cầu tiêu thụ năng lượng
1.5.2 Sự biến thiên của đồ thị phụ tải
Phụ tải năng lượng có một đặc điểm là thường biến đổi không đồng đều theo
thời gian trong ngày (giờ cao điểm, giờ thấp điểm), theo ngày (ngày làm việc, ngày
nghỉ), theo mùa trong năm (mùa lạnh, mùa nóng) và theo xác suất đóng cắt phụ tải một
cách ngẫu nhiên. Sự phân bố không đều này thường do giờ giấc và thói quen trong
sinh hoạt, cách tổ chức sản xuất, làm việc và nghỉ ngơi, sự thay đổi thời tiết…
Sự chênh lệch giữa phụ tải lớn nhất và phụ tải thấp nhất của đồ thị phụ tải có thể rất
lớn làm cho việc vận hành hệ thống khó khăn, gây qua tải cho nguồn.
Đối với các đồ thị phụ tải có thành phần phụ tải sinh hoạt lớn thì thường độ chênh
lệch giữa phụ tải giờ cao điểm và phụ tải giờ thấp điểm là rất lớn. Đó là điều rất bất lợi
cho hệ thống. Ví dụ ở nước ta, vào mùa khô, khi không đủ nước cho các nhà máy thuỷ
điện, để "phủ" được nhu cầu cao điểm, hệ thống phải huy động những loại nguồn có
chi phí nhiên liệu lớn như: diézel, các nhà máy chạy dầu kể cả dầu DO hoặc là phải cắt
bớt tải…còn vào giờ thấp điểm của mùa nước, mặc dù đã ngừng hầu hết các nhà máy
nhiệt điện, ở các nhà máy thuỷ điện vẫn phải dừng bớt một số tổ máy và xả nước thừa
đi vì công suất tổng quá nhỏ. Mặt khác những sự cố ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
cũng thường xảy ra vào các giờ cao điểm do cháy máy biến áp, tụt lèo, đứt dây…
Về mặt vận hành với đồ thị phụ tải biến động lớn, thành phần thay đổi, quá trình khởi
động và dừng máy diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến tuổi thọ và chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật của các thiết bị trên toàn hệ thống, tổn thất công suất và điện năng cũng như các
chỉ tiêu chất lượng điện năng khác luôn biến động trong giới hạn rộng. Vận hành như
vậy là rất không kinh tế. Vì vậy vấn đề áp dụng kĩ thuật điều khiển quản lý điện năng
11
DSM đã được nhiều nước phát triển nghiên cứu áp dụng từ nhiều năm nay và hiện nay
nhiều quốc gia đã xem DSM như là một phần quan trọng trong chương trình năng
lượng của mình.
1.5.3 Mục tiêu và chiến lược của DSM
Hai mục tiêu đồng thời cũng là hai chiến lược quan trọng của DSM là nâng
cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện và điều khiển nhu cầu sử dụng
điện năng sao cho phù hợp với khả năng cấp điện của hệ thống.
1.5.3.1Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện
Mục tiêu của chiến lược này là nhằm giảm nhu cầu điện năng của các phụ tải điện
nhờ việc sử dụng các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao, giảm tổn thất điện năng và
hạn chế sử dụng năng lượng một cách vô ích. Các giải pháp để thực hiện chiến lược
này như sau :
a- Sử dụng các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao
Do áp dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ nên đã xuất hiện trên thị trường
các thiết bị tiêu thụ điện có hiệu suất cao. Vì vậy có thể tiết kiệm một lượng điện năng
lớn trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống như sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết
kiệm điện, sử dụng các động cơ điện và các thiết bị sử dụng động cơ điện có hiệu suất
cao, thay thế các thiết bị điện cơ bằng các thiết bị vi điện tử có cùng chức năng nhng
tiêu thụ năng lượng ít hơn nhiều (ví dụ thay thế các rơle điện cơ bằng các rơ le kĩ thuật
số )...
b- Hạn chế tối đa việc sử dụng điện năng vô ích.
Sử dụng điện năng vô ích là việc sử dụng điện năng lãng phí, không có mục đích,
để thất thoát quá nhiều nhiệt năng trong các thiết bị nhiệt có dùng điện, thất thoát điện
năng trong các lĩnh vực công nghiệp và sinh hoạt do thiết kế các công trình kiến trúc
và xây dựng qui trình sản xuất không hợp lí hoặc do câu móc điện trước công tơ. Để
hạn chế tối đa việc sử dụng điện năng vô ích cần sử dụng các hệ thống tự động đóng
cắt nguồn điện, điều chỉnh công suất tiêu thụ cho phù hợp với yêu cầu, cải tiến các lớp
cách nhiệt của các thiết bị nhiệt có sử dụng điện năng, thiết kế kiến trúc hợp lí các toà
nhà theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng để giảm nhu cầu dùng điện, tối ưu hoá
các qui trình sử dụng thiết bị dùng điện trong công nghiệp, quản lí chặt chẽ hơn đường
dây cung cấp điện và các thiết bị đo đếm điện năng...
1.5.3.2 Điều khiển nhu cầu sử dụng điện phù hợp với khả năng cung cấp điện
Việc điều khiển các nhu cầu sử dụng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp điện đ-
ược thực hiện bởi các nhà sản xuất và phân phối điện. Các giải pháp để thực hiện chiến
lược này bao gồm:
a. Thay đổi đồ thị phụ tải nhằm giảm độ chênh giữa phụ tải đỉnh và phụ tải thấp
nhất
12
Các biện pháp để thay đổi đồ thị phụ tải là:
- Cắt giảm đỉnh. Đây là biện pháp nhằm giảm nhu cầu điện trong các giờ cao điểm
của hệ thống điện. Có thể cắt giảm đỉnh một cách cưỡng bức bởi các thiết bị đóng cắt
tự động hoặc cắt giảm đỉnh một cách tự giác thông qua việc đa vào sử dụng công tơ
hai giá ( công tơ 3 giá).
- Lấp thấp điểm. Có thể lấp thấp điểm bằng cách tạo thêm các phụ tải lúc thấp điểm và
cũng dùng biện pháp tự giác bằng việc sử dụng công tơ hai giá ( 3 giá). Vào các giờ
cao điểm ( giá phải trả cao), như vậy sẽ làm cho ngời sử dụng điện tự giác cắt bớt các
thiết bị không cần thiết sử dụng trong các giờ đó.
- Chuyển dịch phụ tải. Chuyển sử dụng điện lúc cao điểm sang lúc thấp điểm của đồ
thị phụ tải sẽ làm giảm đáng kể chi phí sản xuất điện năng lúc cao điểm đối với nhà
cung cấp, giảm chi phí mua điện cho khách hàng do chính sách giá điện mà vẫn không
làm thay đổi tổng điện năng tiêu thụ trong hệ thống điện. Ngoài ra người ta còn sản
xuất và sử dụng hàng loạt ô tô điện, xây dựng các dây chuyền công nghệ tự động làm
việc vào giờ thấp điểm nhằm lấp đầy vùng lõm của đồ thị phụ tải điện.
b. Tích trữ năng lượng
Giải pháp này cũng cho phép dịch chuyển nhu cầu sử dụng điện từ thời gian cao
điểm đến thời gian thấp điểm. Kết quả là giảm chi phí sử dụng điện cho các hộ tiêu thụ
trong khi nhà cung cấp điện cũng đạt được mục tiêu san bằng đồ thị phụ tải, tiết kiệm
vốn phát triển nguồn và lưới điện. Một trong những biện pháp hữu hiệu để tích trữ
năng lượng là xây dựng nhà máy thuỷ điện tích năng. Điện năng sẽ được phát ra vào
giờ cao điểm và được tiêu thụ vào giờ thấp điểm. Hiện nay ở nước ta dự án nhà máy
thuỷ điện tích năng cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Việt Nam: Thủy điện tích năng được xây dựng ở Bắc Ái (Ninh thuận): công suất P =
1200MW. ( năm 2028 phát điện).
c. Sử dụng nguồn năng lượng mới
Đây là giải pháp áp dụng các công nghệ sử dụng năng lượng mới để bổ sung và thay
thế các dạng năng lượng cũ. ( gió, mặt trời)
Giải pháp này làm tăng khả năng đáp ứng của hệ thống điện và mang lại nhiều lợi
ích khác vì nó tận dụng được các dạng năng lượng đang còn bị bỏ phí như năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sóng biển...
Mặt khác sử dụng năng lượng mới lại làm giảm thiểu sự phát thải các chất khí độc
hại ảnh hưởng đến môi trường.
d. Chính sách đối với giá điện năng
Việc áp dụng biểu giá điện năng hợp lí sẽ tạo động lực làm thay đổi đặc điểm
tiêu dùng điện và san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống điện. Có ba loại biểu giá sau :

13
- Giá thời gian dùng điện : mục tiêu chính của biểu giá này là kích thích hộ tiêu thụ
thay đổi thời gian dùng điện cho phù hợp với khả năng cấp điện.
- Giá cho phép cắt điện khi cần thiết : biểu giá này được áp dụng để khuyến khích các
khách hàng cho phép cắt điện trong trường hợp cần thiết, phù hợp với khả năng cung
cấp điện kinh tế của ngành điện.
- Giá điện giành cho những mục tiêu đặc biệt: Biểu giá đặc biệt nhằm khuyến khích
khách hàng áp dụng DSM hoặc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước.

Chương 2
Nguồn điện và đường dây tải điện
2.1.Khái quát chung
Trong quá trình qui hoạch điện ta thường phải giải các bài toán kinh tế-kỹ thuật
nhằm xác định cấu trúc các tham số tối ưu của mạng điện. Tức là phải tìm lời giải mà
cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Đó là các bài toán tối ưu. Mục đích của bài toán tối ưu
trong hệ thống điện là xác định phương án quy hoạch (xây dựng và phát triển) mạng
điện đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện với vốn đầu tư chi phí nhỏ nhất,
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Sự phức tạp của bài toán tối ưu được thể hiện bởi
các tính chất sau:
*Tính đa mục tiêu.
Trong thức tế giữa mỗi phương án cung cấp điện đều có những ưu và nhược
điểm nhất định. Mục đíh của người quy hoạch là thiết lập mạng điện với chất lượng
cao nhất, hiệu quả kinh tế lớn nhât với chi phí vốn đầu tư nhỏ nhất...Rõ ràng những chỉ
tiêu trên luôn có sự mâu thuẫn. Khó có thể đồng thời thoả mãn hết được những mục
14
tiêu đề ra. Tính da mục tiêu làm bài toán trở nên rất phức tạp. Bài toán tối ưu được
thực hiện với việc làm trung hoà những mâu thuẫn, tìm ra giải pháp hợp lý nhất.
* Sự ràng buộc phức tạp.
Sự phức tạp cuả bài toán tối ưu còn bắt nguồn từ sự phụ thuộc vào bản thân hệ
thống điện với rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, với nhiều điều kiện ràng buộc khác nhau.
Việc xét tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng trong thực tế hầu như không thể thẹc hiện
được. Mặt khác tuỳ theo mục đích và yêu cầu của bài toán cụ thể với độ chính xác nhất
định, việc xét tới tất cả các yếu tố và sự ràng buộc là hoàn toàn không cần thiết, mà chỉ
cần xét tới các yếu tố quan trọng có ảnh hưởnglớn đến kết quả của bài toán.
* Tính bất định của của các dữ liệu.
Trong nhiều bài toán tối ưu đôi khi ta thực hiện với các điều kiện ban đầu mang
tính bất định như chửatước được phụ tải phát triển theo mô hình nào trong tương lai,
sự tác động ngẫu nhiên của điều kiện khí tượng, sự lên xuống của giá cả thị trường
vv...Sự bất định của các thông tin làm cho phức tạp hoá bài toán, đôi khi không thể
giải được bằng các phương pháp thông thường. Với những đặc điểm trên, có thể phân
biệt 4 dạng bài toán tối ưu sau:
Bài toán đơn mục tiêu ở điều kiện xác định.
Bài toán đa mục tiêu ở điều kiện xác định.
Bài toán đơn mục tiêu với điều kiện bất định.
Bài toán đa mục tiêu với điều kiện bất định.
Ba dạng sau của bài toán tối ưu đòi hỏi các phương pháp giải đặc biệt. Trong
phần này chúng ta chỉ xét chủ yếu dạng bài toán tối ưu thứ nhất.
Một số lưu ý:
-Khi tiến hành giải các bài toán tối ưu so sánh các phương án thì cần phải lấy thông tin
từ cùng một nguồn, hoặc từ các nguồn tương đương. Điều đó cho phép tránh được
những sai số không đáng có do các nguồn thông tin khác đưa lại.
-Nếu ở các phương án so sánh cùng có các thành phần giống nhau thì có thể bỏ qua
chúng mà không cần tính tới trong quá trình giải bài toán so sánh các phương án, như
thế sẽ cho phép đơn giản hoá bài toán đến mức tối đa.
- Cần phải đánh giá các phương án so sánh ở cùng một thời điểm, tức là qui tất cả các
phương án về một thời điểm nhất định, như vậy sẽ tránh được sai số do nhân tố thời
gian đem lại.
- Các phương án so sánh kinh tế phải tương đương nhau về các yêu cầu kỹ thuật.
Trường hợp các phương án không có cùng chỉ tiêu kỹ thuật như chất lượng và độ tin
cậy thì cần thêm vào một thành phần bù thiệt hại.
2.2. Mô hình toán học.

15
Mô hình toán học là công cụ cực kỳ lợi hại để nhận biết thế giới tự nhiên và xã
hội. Chúng được lợi dụng để tính toán thiết kế, điều khiển dự báovv...các qua trình và
hệ thống. Mô hình toán học giúp cho các nhà nghiên cứu mở ra những tầm nhìn mới,
các qui luật mới, các phát minh và sáng chế khoa học kỹ thuật. Bất cứ một bài toán tối
ưu nào cũng được thực hiện với sự tham gia của các mô hình toán học. Trong mô hình
toán học một số đại lượng là các dữ kiện biểu thị sự tác đọng từ bên ngoài gọi là các
tham số đầu vào, một số khác biểu thị đặc tính làm việc của đối tượng nghiên cứu,
hoặc tác đọng lên đối tượng khác gọi là tham số ra.
Trong nhiều trường hợp mô hình toán học có thể xây dựng bằng phương pháp
thuần tuý toán học trên cơ sở các quy luật đã biết của vật lý, điện, từ, cơ học, kinh
tếvv...Tuy nhiên trong thực tế có nhiều hệ thống mà người ta không thể xây dựng mô
hình toán học trên cơ sở lý thuyết được mà phải dựa vào nghiên cứu thực nghiệm. Mô
hình xây dựng trên cơ sở xử lý phân tích kết quả quan trắc thực nghiệm gọi là mô hình
toán học thống kê. Chúng ta sẽ xét phương pháp xây dựng mô hinh toán học của mạng
điện.
Xây dựng mô hình toán học.
Trong tính toán tối ưu mô hình toán học được coi là hàm mục tiêu, nó biểu thị
mối quan hệ của các chỉ tiêu cơ bản đối với các tham số khác của hệ thống điện. Tuỳ
theo mục đích của việc nghiên cứu của hệ thống điện mà ta chọnchỉ tiêu cơ bản thích
hợp. Một số chỉ tiêu được sử dụng rộng raĩ nhất trong tính toán tối ưucủa hệ thống
điện là chi phí quy đổi, hiệu quả kinh tế, lãi ròng vv...Dưới đây chúng ta sẽ xây dựng
hàm mục tiêu chi phí quy đổi, mà có thể được xác định theo biểu thức:
Z = EnV + CΣ (2.1)
Trong đó:
V- Vốn đầu tư thiết bị:
En- Hệ số sử dụng hiệu quả vốn đầu tư En = 1/Tn;
Tn - Thời gian thu hồi vốn đầu tư;
C Σ - Tổng chi phí hàng năm.
C Σ = Ckh + Cvh + Cht + Ck
Ckh – Chi phí khấu hao thiết bị;
Ckh = Σ Kkhi.Vi
Kkhi - Hệ số khấu hao của thiết bị thứ i;
Cvh – Chi phí vân hành;
Cvh = g.n
g – Chi phí định mức cho một công giả định;
n - Số công giả định vận hành thiết bị điện ;
hoặc: Cvh = 12G.m
16
G - Tiền lương tháng của công nhân vận hành;
m - Số công nhân vận hành;
Cht – Chi phí hao tổn điện năng
Cht = ΔA.CΔ
ΔA - Tổn thât điện năng, kWh;
CΔ - Giá thành tổn thất điện năng. đ/kWh;
Ck – Các chi phí phụ khác cho phục vụ,quản lý.
Trong nhiều trường hợp người ta coi các chi phí C vh, Ck là các giá trị không đổi
ở các phương án nên có thể không đưa vào mô hình tính toán. Lúc đó tổng chi phí
hàng năm (ký hiệu là C) chỉ còn lại thành phần chi phí hao tổn và hàm chi phí quy đổi
có thể viết:
Z = En.V + Kkh.V + C = (En + Kkh)V + C
Z = p.V + C (2-2)
p = En + Kkh
Tổng chi phí quy đổi trong chu trình tính toán T của hệ thống được xác định:
t
Z   Zt
t i

Zt – chi phí quy đổi của năm thứ t;


Zt = pVt + Ct
Để tránh sai số do sự biến động giá cả cần phải quy chi phí tính toán của tất cả
các năm về cùng một thời điểm nhất định.
Chi phí trong năm bất kỳ có thể quy về năm t0
Zt
Z0  ; (2-3)
(1   n )t  t 0
εn- Hệ số quy đổi, còn gọi là hệ số chiết khấu, được xác định phụ thuộc vào tỷ lệ lạm
phát và lãi suất ngân hàng
n   
α- Tỷ lệ lạm phát
θ- Lãi suất ngân hàng.
1

Đặt: 1 

Ta được: Z 0  Z t  t t 0

Thông thường người ta chọn quy đỏi hàng là năm đầu của chu kỳ tính toán, như
vậy tổng chi phí quy đổi trong suốt chu kỳ tính toán T được xác định:
T
Z    Z t  t 1
t i

17
Một câu hỏi được đặt ra là thời gian tính toán T sẽ là bao nhiêu ? Ta có thể dễ
dàng nhận thấy là thời gian này chính là thời gian khai thác công trình, tức là bằng tuổi
thọ của công trình. Nhưng việc xác định tuổi thọ của một công trình điện không phải là
chuyện đơn giản. Trong thực tế do luôn có sự phục hồi thiết bị nên tuổi thọ của hệ
thống điện có thể coi là vô cùng lớn, do đó tổng chi phí quy đổi là:

Z    Z t  t 1
i 1

Vướng mắc thường gặp phải ở đây là không có số liệu về các năm sau chu kì
thiết kế Tc. Giả thiết là chi phí của tất cả các năm sau chu kì tính toán là không đổi và
bằng chi phí của năm cuối cùng của chu kì thiết kế ZTc. Lúc đó tổng chi phí quy đổi sẽ
có hai thành phần: Thành phần trong chu kỳ tính toán không kể năm cuối, và thành
phần sau chu kì này tính cả năm cuối cùng của chu kì thiết kế, tức là :
Tc 1 
Z    Z t  t 1   Z Tc  t Tc  Tc 1
t 1 t 1c ; (2-4)
Tc - Thời gian của chu kỳ thiết kế.
Như giả thiết, chi phí của năm cuối của chu kỳ tính toán là không đổi và bằng
ZTc nên thành phần thứ hai của biểu thức trên có thể biểu diễn dưới dạng :

Z 2  Z Tc   t Tc  Tc 1
i Tc

Do thời gian Tc so với  là không đáng kể nên ta có thể viết:


 t
1 1
  t Tc    t 1 
t Tc t 1

1    n ; (2-5)
Do đó :
Tc 1
Z Tc  Tc 2
Z    Z i  t 1 
t 1 n ; (2-6)
Biểu thức (2-6) đóng vai trò mô hình toán học của hệ thống điện với danh
nghĩa là hàm mục tiêu trong quá trình giải các bài toán tối ưu.
Mô hình toán học của một số phân tử cơ bản
1.Đường dây
Vốn đầu tư đường dây phụ thuộc vào cấp điện áp, tiết diện dây dẫn, địa hình
khu vực cấp điện...Nó có thể được biểu thị dưới dạng hàm phụ thuộc Vdd=f(U.F). Nếu
biểu thị mối quan hệ này dưới dạng hàm tuyến tính thì :
V = a + bF + CU ;
Mô hình toán học của đường dây biểu thị bằng các hàm hồi qui tuyến tính của một số
nước khác nhau (tính cho một km đường dây) được thể hiện như sau :
Pháp V = 5000 + 60F + 130U franc/km

18
Thuỵ Điển V = 15000 + 60F + 170U curon/km
Nga V = 3000 + 8F + 22U ngàn rúp/km
Mỹ V = 10000 + 15F +50U đôla/km
Khi điện áp được xác định thì hàm tuyến tính vốn đầu tư đường dây có dạng.
Vdd = a + bF
Trong đó:
a,b - hệ số kinh tế cố định và thay đổi của đường dây.
Hàm chi phí quy đổi của đường dây có dạng .
Zdd = pdd(a + bF)+Cdd = pdd(a + bF) + 3I2R  CΔ10-3 ; (2-7)
 - Thời gian hao tổn cực đại;
R - Điện trở của đường dây;
I – Dòng điện truyền tải trên đường dây .
2. Trạm biến áp.
Vốn đầu tư trạm biến áp cũng được xác định tương tự như đối với đường dây:
S
VBA  m,  n , S  l.U 2  d ; (2-8)
U
m‟,n‟, l, d - Hệ số kinh tế cố định và thay đổi
S – Công suất của máy biến áp.
Với cấp điện áp xác định
VBA = m + nS ;
Chi phí quy đổi của trạm biến áp
ZBA = pbaVBA + CBA= pba(m +n.S) + ΔA.CΔ+Zbù ;
ΔA - Tổn thất điện năng trong trạm biến áp
A  (PN kmt
2
  P0T )
Zbu – Chi phí cho các cơ cấu bù công suất phản kháng.
1 năm : T = 8760 (h)
Chi phí tính toán trạm biến áp được viết lại như sau:
ZBA = pba(m+ n.Sn) +(ΔPN.K2mt.τ+ΔP0.t).CΔ +Zbù (2-9)
Sn – Công suất định mức máy biến áp;
Kmt - Hệ số mang tải máy biến áp.
t - Thời gian vận hành máy biến áp:
ΔPN - Tổn thất công suất khi ngắn mạch;
ΔP0 - Tổn thât công suất khi không tải.
3.Mạng điện

19
Mạng điện hình thành từ các đường dây và trạm biến áp, do đó mô hình toán
học của mạng điện có thể được thiết lập trên cơ sở các phần tử xác định của đường dây
và trạm biến áp.

Z =  [pdd (a+bF) + Cdd ] +  [pba(m+nS) + Cba ] ; (2-10)


2.3. Các phương pháp tính toán tối ưu trong hệ thống điện
Các phương pháp tính toán tối ưu được trình bày chi tiết trong giáo trình “Toán
ứng dụng chuyên ngành điện”, ở đây ta chỉ điểm qua một số nét chính của các phương
pháp.
2.3.1.Phương pháp so sánh các phương án theo chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư.
Trong việc lựa chọn phương án tối ưu, thường người ta đánh giá theo một số
chỉ tiêu nào đớnh giá tiền, thời gian, vật tư...nghĩa là theo chỉ tiêu đó các phương án
được xếp theo thứ tự để lựa chọn. Việc xếp theo thứ tự rất phức tạp vì nhiều trường
hợp khó có thể dùng chỉ tiêu định lượng để đánh giá, chẳng hạn tính linh hoạt của
phương án, tính dễ thay thế, sửa chữa thiết bị...Trong trường hợp đơn giản tính toán
kinh tế - kỹ thuật đối với hai phương án có thể dùng chỉ tiêu thời gian tiêu chuẩn thu
hồi vốn đầu tư Ttc.
Giả thiết phương án 1 có vốn đầu tư V1, bao gồm giá tiền mua sắm, xây dựng,
lắp đặt thiết bị. Nếu dùng phương án 1 hàng năm phải bỏ ra một khoản tiền phí tổn vận
hành C1, bao gồm khấu hao thiết bị, sửa chữa, thay thế thiết bị, tră lương người vận
hành và phí tổn về tổn thất điện năng.
Tương tự với phương án 2 có V2và C2.
Giả thiết V1>V2 và dĩ nhiên dẫn tới C1< C2.
Khi đó nếu chọn phương án 1 thì so với phương án 2 sẽ thiệt một khoản tiền do chênh
lệch vốn đầu tư là:
 V = V 1 – V2
Nhưng hàng năm sẽ thu được một khoản tiền lợi do chênh lệch về phí tổn vận hành là:
 C = C1 – C2
Từ đây xác định được ssố năm T sẽ thu hồi được số vốn đầu tư chênh lệch ΔV do hàng
năm ít phí tổn về vận hành, nếu chọn phương án 1:
V V1  V2
T  ; (2-11)
C C2  C1
Nếu giá trị T nhỏ thì phương án 1là hợp lý. Khi T quá lớn sẽ chọn phương án 2.
Từ đây thấy cần thiết phải qui định giá trị tiêu chuẩn của Ttc để so sánh. Ttc gọi là thời
gian tiêu chuẩn thu hồi vốn đầu tư phụ khi so sánh phương án.
T < Ttc; Lấy phương án có V lớn.
T > Ttc; Lấy phương án có V nhỏ.

20
T = Ttc; Hai phương án tương đương kinh tế.
2.3.2. Phương pháp kinh điển.
Phương pháp kinh điển giải bài toán tối ưu được thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng hàm mục tiêu.
- Mô tả hàm mục tiêu qua các đối số cần xét.
Z = f(X1,X2..)
- Lấy đạo hàm của hàm mục tiêu tương ứng với các đối số cần xét và gán cho nó giá trị
0.
Z Z
 0;  0...
X t X 2
Giải hệ phương trình tìm được để xác định tham số tối ưu.
2.3.3. Phương pháp Lagrange
Nội dung chủ yếu của phương pháp là cần xác định x1, x2,,,xn sao cho hàm mục
tiêu F ( x1, x2........xn)  min (hoặc max tuỳ theo mục đích của bài toán)và thoả mãn
điều kiện ràng buộc.
g1 (x1.............xn) = 0
g2 (x1.............xn) = 0 (2-12)
............................
gn (x1.............xn) = 0
với m<n
Trước hết ta thành lập hàm Lagrange.
n
L( x1 ,...xn )  F ( x1, ,...xn )    j g j ( x1 ,......xn )
i

λi với (j = 1,2,...m) là những hệ số không xác định.


Vì gj (x1,..... xn) = 0 nên làm L(x) đạt cực trị ở các giá trị xi như hàm F(x).
Bài toán Lagrange bây giờ phát biểu như sau:
Xác định các giá trị x1, x2, ......xn và λ1, …. λn sao cho thoả mãn :
L F g ( x)
  j
X j X j X j
; (2-13)
Từ (2-13) có n phương trình và từ (2-12) có m phương trình sẽ giải được n ẩn xj
và m ẩn λj. Để xác định cực đại và cực tiểu phải khảo sát giá trị đạo hàm bậc hai của
L(x) hoặc F(x).
3.3.4. Phương pháp đơn hình
Phương pháp đơn hình là một trong những phương pháp đơn giản để giả các bài
toán quy hoạch tuyến tính. Tìm các giá trị không âm để làm cực trị một hàm mục tiêu.
Z =  Ci xi  min

21
Trong đó:
C – là hằng số;
X – là biến số .
Với các điều kiện ràng buộc
A11x1 + a12x2 + ................+a1nxn = b1
A21x1 + a22x2 + ................+a2nxn = b2 (2-14)
..........................................................
Am1x1 + am2x2 + ................+amnxn = bm
Trường hợp 1: Khi số lượng phương trình m bằng số lượng biến n thì phương
trình sẽ có một nghiệm duy nhất và Z có một giá trị duy nhất, đó là giá trị cực tiểu
(hoặc cực đại ).
Trường hợp 2: Số nghiệm nhiều hơn số phương trình thì bài toán phức tạp hơn
nhiều. Lúc đó việc giải bài toán này cần sự trợ giúp của thuật toán đơn hình ( xem giáp
trình “Toán ứng dụng ‟‟)
Phương pháp qui hoạch số nguyên
Trong thực tế có nhiều lời giải của các bài toán qui hoạch tuyến tính đòi hỏi
phải thoả mãn điều kiện, giá trị các ẩn số xj phải là số nguyên, không âm:0,
1,2,.......Chẳng hạn đối tượng cần xác định xj là số nhà máy, số lượng, công suất...Khi
đó chỉ làm tròn giá trị xj một cách đơn giản có thể phạm sai số lớn vì sẽ làm thay đổi
giá trị thực của hàm mục tiêu.
Tính chất só nguyên của lời giải liên quan đến nhiều phương pháp giải riêng.
Dưới đây chỉ trình bày nội dung chủ yuế của thuật toán Gomory để giải bài toán quy
hoạch tuyến tính sao cho giá trị lời giải tối ưu là những số nguyên.
1.Xác định lời giải tối ưu của bài toán (chẳng hạn có thể dùng bài toán đơn hình)
không quan tâm đến điều kiện số nguyên của lời giải. Nếu có một cách ngẫu nhiên các
lời giải đã là số nguyên thì quá trình kết thúc. Nếu chưa đạt thì chuyển sang bước sau;
2. Xây dựng thêm ràng buộc phụ nhằm mục đích hạn chế tập giá trị cho phép của lời
giải, tuy nhiên không làm mất giá trị lời giải là số nguyên.
3. Giải bài toán đã có thêm ràng buộc phụ đó và kiểm tra điều kiện số nguyên của lời
giải để kết thúc quá trình hoặc phải lặp lại bước hai.
3.3.6. Phương pháp cận và nhánh
Cần xác định chính xác giá trị công suất Pij đi lên các nhánh của mạng điện tối
ưu khi thiết kế sao cho hàm chi phí tính toán hàng năm là cực tiểu, đồng thời thoả mãn
các ràng buộc theo điều kiện cân bằng công suất các nút.
Hàm mục tiêu chi phí tính toán hàng năm của nhánh ij trong trường hợp này có
dạng sau:

22
0 : khiPij  0 
Z  
aij  bij Pij khiPij  0
Và Z   Z ij   aij   bij Pij ; (2-15)
Aij và bij - những hệ số phụ thuộc chiều dài các đoạn lij.
Cần phải xác định Pij sao cho giá trị Z đạt cực tiểu.
Hàm Z có thể phân tích ra:
Z = Z 1 + Z2
Với Z1 =  aij
Z2 =  bijPij
Như vậy min Z  min Z1 + min Z2
Ta gọi min Z1 = W1 là giá trị bộ phận Z1 của hàm Z vứng với mạng điện có tổng
chiều dài nhỏ nhất.
Ta gọi min Z2 = W2 là giá trị bộ phận Z2 của hàm Z vứng với mạng điện có tổng
mômen phụ tải cực tiểu
Ta được giá tri W = W1 + W2 là giá trị cận dưới của hàm mục tiêu Z của một
phương án bất kỳ. Giá trị Z = W ứng với trường hợp mạng điện đồng thời có tổng vốn
đầu tư cực tiểu và tổng tổn thất điện năng cực tiểu.
2.3.7 Phương pháp Gradient
Là phương pháp quy hoạch phi tuyến được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế. Nó
có thể giải bài toán phi tuyến dưới dạng bất kỳ, nên hàm mục tiêu là khả vi và các biến
phụ thuộc là khả vi.
Chẳng hạn cần xác định các ẩn x1, x2,...,xn sao cho
L(x) = L(x1, x2,....,xn)  min
Và thoả mãn m ràng buộc sau, với m<n
g1(x1, x2,...., xn) = 0
g2(x1, x2,...., xn) = 0 ( 2.16)
.................................
gm(x1, x2,...., xn) = 0
Trong n ẩn trên đây ta chia ra m ẩn phụ thuộc, chẳng hạn x1, x2, ..., xm và (n-m) ẩn còn
lại là độc lập, xm+1, xm+2,..., xn ta xác định được giá trị của các ẩn phụ thuộc và xác định
các đạo hàm riêng của hàm mục tiêu L(x) theo các ẩn độc lập.
L L L
; ;.............
X m 1 X m  2 X n
Nếu bài toán của các đạo hàm này bằng 0 thì lời giải của bài toán là lời giải tối
ưu.
Nếu chúng khác 0 thì ta thay đổi giá trị của các biến độc và tính toán lại.
23
Giá trị cần thay đổi :
 L 
x j   h
 x 
 j 
h - bước biến đổi được chọn tuỳ ý dựa vào kết quả của các bước trước.
2
n  L 
h  

j  m 1  x j


 (2.17)
Cứ thế tính cho đến khi các đạo hàm dần đến 0. Trên thực tế ta quy định một sai số 
nhỏ tuỳ ý. Quá trình tính sẽ kết thúc khi: (∂L/∂Xj) ≤ε (2.18)
2.4 Xác định một số tham số tối ưu của mạng điện
23.4.1 Mật độ dòng điện kinh tế
Zdd = pdd(a + bF)+Cdd = pdd(a + bF) + 3I2R  CΔ10-3 ;
Từ mô hình toán học của đường dây (2.7) nếu biểu thị R = /F ta sẽ được:
3.I 2 . . .c  .10 3
Z  p(a  bF ) 
F (2.19)
Lấy đạo hàm của Z đối với tiết diện dây dẫn và cho triệt tiêu:
Z 3I 2 . .c  .10 3
 pb  0
F F2 (2.20)
Từ đó rút ra:
I p.b.10 3
J KT  
F 3. . .c 
(2.21)
JKT - Mật độ dòng điện kinh tế của đường dây (A/mm2).
Nhận xét: Nếu đường dây được chọn theo mật độ dòng điện kinh tế thì thành phần
khấu hao chi phí thay đổi pbF của đường dây sẽ bằng thành phần chi phí tổn thất hàng
năm (3.I2.R..c.10-3). Như vậy chi phí tính toán có thể viết dưới dạng đơn giản là:
Z = p(a+2bF) (2.22)
Tức là chi phí tính toán là hàm tuyến tính đối với tiết diện dây dẫn.
2.4.2 Khoảng kinh tế của đường dây
Nếu không tính đến các thành phần giống nhau của các phương án thì thành phần
chi phí hàng năm sẽ chỉ bao gồm chi phí tổn thất và được xác định như sau:
C  3.I 2 .R.c . đ/km.năm (2.23)
Giả sử ta chọn tiết diện dây dẫn với tiết diện F1, điện trở R1 thì chi phí quy đổi của
phương án 1 là :
Z1 = pV1 + 3.I2.R1..c.10-3 (2.24)
Tương tự đối với đường dây có tiết diện F2:
Z2 = pV2 + 3.I2.R2..c.10-3 (2.25)
24
Các biểu thức trên cho ta đường cong chi phí tương ứng ( hình 2.4.1). Điểm giao
giữa hai đường cong xác định dòng điện giới hạn Igh. Mỗi dây dẫn có hai dòng điện
giới hạn đó là dòng điện giới hạn dưới và dòng điện giới hạn trên. Khoảng phụ tải giữa
hai dòng điện giới hạn gọi là khoảng kinh tế của đường dây. Ở khoảng kinh tế đường
cong bao giờ cũng đi thấp nhất tức là chi phí tính toán của đường dây là nhỏ nhất. (
hình 2.4.1).
Dòng điện giới hạn cũng có thể xác định theo phương trình cân bằng chi phí quy
đổi:
Z1 = Z2 hay pV1 + 3.I2.R1..c.10-3 = pV2 + 3.I2.R2..c.10-3 (2.26)
Giải phương trình 2.26 ta được:
p (V2  V1 ).10 3
I gh 
3. .c  ( R1  R2 )
(2.27)
Nếu thay V = a +bF và R = /F vào phương trình 2.27 ta được:
pb.10 3
I gh  F1 .F2 .
3. . .c 
(2.28)
So sánh hai biểu thức (2.28) và (2.21) ta được:
I gh  J KT . F1 .F2
(2.29)
Z
F1 F2
F3

I1 I2 I3 I

Hình 2.4.1. Đường cong chi phí quy đổi, xác định khoảng kinh tế của đường dây

2.4.3 Khoảng kinh tế của đường dây hạ áp


Đặc điểm của đường dây hạ áp là số lượng dây dẫn có thể là 2,3,4 nên với cùng một
công suất truyền tải S dòng điện chạy trên các dây dẫn khác nhau. Do đó trong mô
hình toán học của lưới điện này ta có thể biểu diễn phụ tải dưới dạng công suất. Dòng
điện ở các phương án khác nhau được xác định theo biểu thức:
q.S
I
Uf
(2.30)
S – Công suất truyền tải;

25
Uf - Điện áp pha;
q - Hệ số phụ thuộc vào số lượng dây dẫn .
Bảng 2.1: Hệ số phụ q
 2 3 4
q 2 3/2 1/ 3
Trong thực tế ta thường gặp các trường hợp sau:
1.So sánh các phương án có hai dây dẫn với tiết diện F1 = F2.
2.Phương án 1 có  = 2, phương án 2 có  = 3 với F1 = F2.
3.Phương án 1 có  = 3, phương án 2 có  = 4 với F1 = F2.
4.Cả hai phương án có  = 4 với F1 F2.
Có thể tóm tắt trong bảng 2.2
Bảng 2.2
Trường hợp  F d
1 1 = 2 = 2 F1= F2. F1 .F2
2 1 = 3, 2 = 3 F1 = F2. 0,895F
3 1 = 3, 2 = 4 F1 = F2. 1,55 F
4 1 = 2 = 4 F1 F2 3,46. F1 .F2
Ta xét trường hợp thứ 3
1 = 3, 2 = 4 và F1 = F2
Chi phí cho phương án 1 với số dây dẫn 1 = 3 là:
3.S 2 .R. .c
Z1  p.V1 
4.10 3.U 2f
(2.31)
Đối với phương án 2 với số dây dẫn 1 = 4
S 2 .R. .c
Z 2  p.V2  (2.32)
3.103.U 2f
Đặt Z1 = Z2 và giải hệ phương trình ta được:
p.b.10 3
S gh  U f .1,55F .
 . .c 
Gọi d = 1,55F, ta có biểu thức chung cho các trường hợp:
p.b.10 3
S gh  U f .d .
 . .c 
(2.33)
So sánh (2.33) và (2.21) ta thấy:
S gh  3.U f d .J KT (2.34)
Sgh – Công suất truyền tải giới hạn;
26
d - Hệ số tổng quát cho các trường hợp.
Các trường hợp khác nhau cũng được tính toán tương tự, kết quả cho trong bảng 2.2.
2.4.4 Khoảng kinh tế của trạm biến áp
Khoảng kinh tế của trạm biến áp cũng được xác định tương tự như đường dây. Để
xác định khoảng kinh tế của trạm biến áp trước hết ta thành lập mô hình toán học của
nó theo biểu thức (2.9).
Đối với máy biến áp T1 ta có hàm chi phí tính toán:
 S2 
Z BA1  p.V1   Pk1 . 2 .  P01 .t .c  Z bu
 S dm1  (2.35)
Tương tự đối với trạm biến áp T2 ta có:
 S2 
Z BA 2  p.V2   Pk1 . 2 .  P02 .t .c  Z bu
 S dm 2  (2.36)
Từ các biểu thức trên ta xác định được các đường cong chi phí quy đổi của trạm biến
áp. Giao điểm của hai đường cong cho ta công suất giới hạn của trạm biến áp. Khoảng
công suất giữa hai giới hạn chính là khoảng kinh tế của máy biến áp tương ứng.( hình
2.4.1)
Bài toán cũng có thể giải theo phương pháp đại số. Đặt ZBA1 = ZBA2 và giải phương
trình tương ứng với công suất S ta được.
p VBA1  VBA 2   P02  P01 
S gh  .
c  P P 
 . 2 k 2  2 k1 
 S dm 2 S dm1  (2.37)
Sgh – Công suất truyền tải giới hạn của hai máy biến áp, có công suất định mức Sđm1,
Sđm2.

B3
B2
B1

S
S1 S2

Hình 2.4.2: Đường cong chi phí quy đổi, xác


định khoảng kinh tế của máy biến áp.

2.4.5 Chọn cấp điện áp tối ưu


27
Để chọn cấp điện áp tối ưu trước hết ta phải xác định hàm mục tiêu.
Z = p.VBA + CBA + p.Vdd + Cdd (2.38)
Thay các giá trị Vdd từ biểu thức (2.7) và của Vba từ (2.8) vào (2.38) ta được hàm
mục tiêu.
Z
0
Lấy đạo hàm U ta sẽ tìm được cấp điện áp tối ưu. Tuy nhiên trong thực tê lời
giải lời giải của bài toán không trùng với cấp điện áp đã có mà người ta phải chọn
thang điện áp gần nhất và như vậy sẽ không còn là điện áp tối ưu nữa. Bởi vậy phương
pháp tối ưu nhất là so sánh các hệ thống điện áp có thể sử dụng để lựa chọn cấp điện
áp tối ưu.
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là giảm số cấp điện áp trung gian và nâng cao
giá trị điện áp lưới phân phối. Ở nước ta hiện nay có thể sử dụng các cấp điện áp sau.
110/35/10/0,4 kV; 110/35/0,4 kV; 110/22/0,4 kV; 110/15/0,4 kV; 110/10/0,4 kV.
Phân tích hàm chi phí quy đổi ta nhận thấy thành phần chi phí thay đổi và chi phí bù
tổn thất của lưới điện cung cấp không ảnh hưởng đến cấp điện áp phân phối. Vì vậy
trong hàm mục tiêu ta không xét đến hai thành phần này. Ngoài ra có thể coi mạng hạ
áp của tất cả các phương án và có thể không cần xét đến. Ta lần lượt viết biểu thức chi
phí quy đổi tính trên một đơn vị diện tích cho từng phương án.
* Đối với phương án 110 / 35/ 10kV
p c .a c p BA .m BA p35 .a35 p35 .b35 . .r35 3. . .r35 .J . . .c  p35 / 10 .m35 / 10
Z1       
2.r35 4.r352 2.r10 4. 3.J .U . cos  4.U . cos  .10 3 4.r102
 .c  

p35 / 10 .m35 / 10 .  P035 / 10 .t  Pk 35 / 10 . .k mt
2
S . cos 
 p10 .a10 .
k tm .S10 / 0, 4 . cos 

35 / 10

p10 .b10 . . .r10 3. . .r10 .J . . .c   .c 



4.U 10 . cos  .10

p10 / 0, 4 .V10 / 0, 4
k tm .S10 / 0, 4 . cos 

 P010 / 0, 4 .t  Pk10 / 0, 4 . .k mt
2
k .S10 / 0, 4 . cos 
4. 3.J .U 10 . cos 
3
tm

* Đối với phương án 110/22 kV


p c .a c p BA .m BA  p 22 .b22 . . .r22 p 22 / 0, 4 .V22 / 0, 4
Z1    p 22 .a 22 .   
2.r22 2
4.r22 k tm .S 22 / 0, 4 . cos  4. 3.J .U 22 . cos  k tm .S 22 / 0, 4 . cos 
 .c 
P 022 / 0 , 4 .t  Pk 22 / 0, 4 . .k mt
2
k .S 22 / 0, 4 . cos 
tm

Tương tự viết cho các phương án khác.


Trong đó:
Kmt - Hệ số mang tải của máy biến áp;
Ktm - Hệ số tham gia vào cực đại của các trạm biến áp tiêu thụ;
Ψ – Hệ số phân nhánh của đường dây;
P0, PK – Hao tổn công suất không tải và ngắn mạch của máy biến áp.
So sánh các giá trị Z1 tìm được. Phương án tối ưu là phương án có Zmin.
28
Ví dụ: U tối ưu : 66 kV : VN: ko có
Trung áp: 22, 35 kV
Truyền tải: 110, 220, 500 kV.
Chọn cấp điện áp của mạng điện 110 kV, người ta sử dụng công thức Still.

U  L  16.P

2.4.6 Bán kính kinh tế của lưới điện phân phối


Bán kính kinh tế hay bán kính tối ưu của lưới điện phân phối là bán kính hoạt động
của lưới điện mà có chi phí nhỏ nhất. Từ mô hình toán học của hệ thống chúng ta xét
các thành phần của chi phí tính toán có liên quan đến bán kính rf của lưới phân phối.
pc .ac p BA .m BA p f .b f . . .r f 3. . .r f .J . . .c 
Z   
2.r f 2
4.r f 4. 3.J .U f . cos  4.U f . cos  .10 3
(2.39)
Z
Lấy đạo hàm r và cho triệt tiêu, sau một vài lần biến đổi đơn giản ta được phương
trình.
 . . p f .b f  3. j 2 . . .c 10 3 
.r f3  ac . pc .r f  mba . p pa  0
2. 3.U f . j. cos 
(2.40)
Nghiệm của phương trình là nửa cạnh của hình vuông, để có bán kính lưới điện cần
nhân nó với hệ số hiệu chỉnh.
2.r f
r  1,13.r f
 (2.41)
2.5 Xác định cấu trúc tối ưu của lưới
2.5.1 Vị trí , số lượng, dung lượng máy biến áp
2.5.1.1 Vị trí đặt trạm biến áp
Vị trí của trạm biến áp có một vai trò rất lớn đối với cấu trúc của mạng điện, thường
trạm biến áp đặt ở trung tâm phụ tải để giảm bán kính hoạt động. Tuy nhiên trong
nhiều trường hợp vị trí của nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, địa hình, khu vực xây
dựng...Xu hướng chung là đưa sâu điện áp cao vào trung tâm phụ tải để giảm bán kính
hoạt động của trạm biến áp.
* Vị trí đặt trạm biến áp
Vị trí đặt trạm biến áp xác định theo toạ độ tâm tải.

X
 x P   x .S
i i i i
; Y
 y .P   y .S
i i i i
(2.42)
P S i i P S i i

xi, yi - Toạ độ của điểm tải thứ i;


Pi , Si - Công suất của điểm tải thứ i;

29
X, Y - Toạ độ của trạm biến áp.
* Vị trí của trạm biến áp xác định theo năng lượng truyền tải
   Ai . xi  X 2   y i  Y 2
Ta thiết lập được hàm: (2.43)
Trong đó:
Ai - Lượng điện năng tiêu thụ của năm thứ i.
Lấy đạo hàm biểu thức trên và cho nó bằng không.
 
 0;... 0
X Y (2.44)
Giải hệ phương trình ta được nghiệm chính là toạ độ của trạm biến áp.
* Vị trí của trậm biến áp xác định dựa trên chi phí quy đổi

x  X   y j  Y 
m n
Z   H i .  xi  X    y i  Y    H j
2 2 2 2
j
i 1 j 1 (2.35)
Hi - chi phí quy đổi từ nguồn cung cấp i đến trạm biến áp;
Hj – chi phí quy đổi từ trạm biến áp tới điểm tiêu thụ thứ j;
m.n - số lượng nguồn cung cấp và số lượng điểm tiêu thụ.
Lấy đạo hàm biểu thức trên trên và cho bằng không
Z Z
 0;... 0
X Y
Giải hệ phương trình trên ta được nghiệm chính là toạ độ của trạm biến áp.
2.5.1.2 Chọn số lượng và dung lượng máy biến áp
* Chọn số lượng máy biến áp
Chọn số lượng máy biến áp cho trạm chính cũng như trạm biến áp phân xưởng có ý
nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng một sơ đồ cung cấp điện hợp lý.
- Trạm một máy biến áp có ưu điểm là tiết kiệm đất đai, vận hành đơn giản, trong hầu
hết các trường hợp có chi phí tính toán hàng năm nhỏ nhất. Nhược điểm là độ tin cậy
cung cấp không cao bằng trạm 2 máy biến áp. Hộ loại 3 nên lấy điện từ trạm 1 máy
biến áp.
- Trạm 2 máy biến áp thường có lợi hơn về mặt kinh tế so với trạm 3 máy biến áp:
+ Đối với các hộ loại 1 có 2 nguồn cung cấp độc lập, hộ loại 1 có thể lấy điện từ 2
trạm gần nhất, mỗi trạm chỉ đặt một máy biến áp. Nếu hộ loại 1 mà lấy điện từ một
trạm thì trạm đó phải đặt 2 máy biến áp, mỗi máy biến áp nối vào một phân đoạn thanh
góp riêng giữa 2 phân đoạn có thiết bị tự động đóng cắt.
+ Đối với phụ tải loại 2 cũng yêu cầu có nguồn dự phòng. Khi nhận điện từ một lộ
đến cũng yêu cầu phải đặt 2 máy biến áp (có thể dùng một máy biến áp còn một máy
dự trữ khi có sự cố hoặc sử dụng cả hai máy).

30
+ Có thể sử dụng 2 máy trong trường hợp có hệ số điền kín đồ thị phụ tải (Kpt <
0,5). Hoặc do chiều cao của trạm.
- Trạm 3 máy biến áp : Chỉ cho phép dùng trong các trường hợp đặc biệt sau trạm
cung cấp cho phân xưởng có phụ tải tập trung lớn mà thiếu vị trí bố trí các trạm biến
áp nhỏ, trạm dùng cho các thiết bị động lực, chiếu sáng...
* Chọn công suất cho máy biến áp.
- Những chú ý khi chọn công suất của máy biến áp.
+Trong một xí nghiệp nên chọn cùng một loại máy. Song trong thực tế thì không thể
thực hiện được nên cố gắng chọn không quá 2 - 3 cỡ máy để rễ dàng thay thế khi cần
thiết và giảm bớt được số lượng thiết bị dự trữ trong kho.
+ Các máy biến áp phân xưởng nên chọn cỡ công suất nhỏ hơn 1000 kVA trở lại. Nên
bố trí sao cho chiều dài đường dây phân phối hợp lý .
+ Khi chọn công suất của máy biến áp phải chú ý đến khả năng làm việc quá tải của
máy biến áp và phải chú ý đến nhiệt độ của môi trường.
  
'
S dm  S dm .1  tb 
 100 
θtb : Nhiệt độ trung bình của nơi đặt máy
- Công suất của máy biến áp cần chọn sao cho trong trờng hợp làm việc bình thường
trạm đảm bảo đủ cung cấp điện năng cho các hệ tiêu thụ. Ngoài ra trạm phải dự trữ
một lượng công suất để khi xảy ra sự cố một máy biến áp các máy còn lại phải đảm
bảo cung cấp đủ điện năng cho các hộ thật cần thiết .
Trong điều kiện làm việc bình thường :
+ Trạm một máy : Sđm ≥ Stt
+ Trạm n máy : nSđm ≥ Stt
Khi xét đến hiện tượng quá tải bình thường mà ta có thể chọn được máy biến áp có
công suất bé hơn thì sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư.
Trong trường hợp sự cố (sự cố một máy biến áp hoặc sự cố đường dây cung cấp điện
cho các trạm khảc)
+ Trạm một máy : Kqt.Sđm ≥ Ssc
+ Với trạm có n máy biến áp: (n -1) Sđm ≥ Ssc
2.5.2 Sơ đồ nối điện tối ưu
2.5.2.1 Phương pháp hệ số phương án
Để xác định sơ đồ nối điện tối ưu ta sử dụng hệ số phương án K ij. Hệ số phương án
được xác định như sau:
Kij = (1+)lij + 0,52L0i  min (2.36)
 - hệ số có giá trị từ 0 ;
lij - khoảng cách từ nguồn nối i đến điểm tải j;
31
Loi - khoảng cách từ trạm biến áp đến nguồn nối i.
Theo phương pháp này ta chọn các điểm  bất kỳ và xác định hệ số Kij ứng với tất cả
các điểm cần có điện.
Bước đầu cho i = 0 ( nguồn là trạm bến áp) trong bước này ta chọn giá trị Kij nhỏ
nhất. Lúc đó điểm nối điện từ nguồn ( trạm biến áp) đến điểm tải J có Kij nhỏ nhất.
Ví dụ: Xác định bảng Kij . i 1 2 ...n
Cho  = 0 ta xác định được các giá trị
Kij K01 K02 ........K0n
Sau đó so sánh các giá trị Kij. Giả sử K02 = min ta nối từ nguồn 0 đến điểm 2, lúc này
điểm 2 trở thành nguồn. Tức là ta có hai nguồn 0 và 2 có thể cấp điện cho các điểm tải
khác. Ta tiến hành xác định các gái trị K2j và so sánh các giá trị vừa tìm được cùng với
các giá trị còn lại để tìm ra giá trị nhỏ nhất, giả sử K21 nhỏ nhất ta nối 2 với 1. Cứ làm
như vậy ta được sơ đồ nối điện .
Sau khi xác định được sơ đồ nối điện ứng với  = 0 ta dựa vào đường cong tính toán
xác định dòng điện chạy trên đường dây và xác định ra Z của từng đoạn dây. Xác định
tổng chi phí Z1 = Z0.
Tiếp đó cho  nhận một giá trị bất kỳ khác, ta lặp lại toàn bộ các bước tính như trên.
Giả dụ cho  = 1 tiến hành tính toán hoàn toàn như trên cho đến khi ta xác định được
Z2. Sau đó so sánh giá trị Z1 với giá trị Z2. Nếu giá trị Z1 < Z2 thì chứng tỏ nghiệm nằm
đâu đấy ở ngoài khoảng giới hạn của  mà ta đã chọn. Ta lấy các giá trị  tăng lên
bằng 2,3...và tính toán tương tự. Cứ như vậy khi tính đến giá trị Zk > Zk-1 thì ta được sơ
đồ nối điện tối ưu với Zk-1 = min.
2.5.2.2 Phương pháp tối ưu từng bước
Xây dựng sơ đồ nối điện theo phương pháp này dựa trên chi phí tính toán truyền tải
điện nhỏ nhất. Việc nối điểm J vào nguồn điện i cần có chi phí truyền tải điện năng
được xác định:
Z1 = Zj .lij (2.37)
Trong đó : Zj - Suất chi phí truyền tải điện năng cấp cho điểm j;
lij - Khoảng cách giữa điểm i và j.
Ta còn phải chi phí phụ gây ra bởi dòng điện của phụ tải thứ j đối với mạng điện đã
có:
Z2 = ( Zi+j - Zj )L0i (2.38)
Trong đó:
Zi+j - Suất cho phí quy đổi ứng với phụ tải của mạng điện cũ cộng với phụ tải
của điểm thứ j;
Zj - Suất chi phí của mạng điện đã có;

32
L0i - Chiều dài theo đường dây từ nguồn điện ban đầu cho đến điểm nối điện
thứ i.
Như vậy tổng chi phí tính toán để nối điện từ điểm đến điểm j sẽ là Zij
Zij = Zj .lij +( Zi+j - Zj )L0i  min (2.39)
Trình tự xây dựng sơ đồ như sau:
Theo biểu thức (2.39) xác định chi phí tính toán Z0j bắt đàu từ nguồn điện không ứng
với các điểm tải.
Chọn các giá trị nhỏ nhất trong các giá trị Z0j vừa xác định, giả sử Z02 là giá trị
nhỏ nhất, ta nối điểm 2 với nguồn 0, lúc này điểm 2 trở thành gốc nối.
- Tiếp theo lấy điểm 2 làm gốc nối xác định các giá trị Z2j ứng với các điểm tải còn
lại. Chọn giá trị nhỏ nhất trong các giá trị Z2j và Z0j còn lại ở bước trước, giả sử rong
bước đó có Z21 là nhỏ nhất ta nối 1 với gốc 2 và tiếp tục xác định các giá trị Z1j. Tính
toán tương tự cho các điểm khác ta được sơ đồ nối điện tối ưu. Sau khi sơ bộ xác định
được sơ đồ nối điện tối ưu ta tiến hành hiệu chỉnh để sơ đồ có độ dài nhỏ nhất bằng
cách sử lý các góc < 1200 ( theo hướng nguồn). Muốn vậy ta cần tìm tâm đường tròn
ngoại tiếp tam giác có góc cần chỉnh và nối tâm đường tròn này với các đỉnh của tam
giác.

33
Chương 3
Chất lượng điện
3.1. Các chỉ tiêu về chất lượng điện
3.1.1 Chất lượng điện áp
3.1.1.1 Độ lệch điện áp
Độ lệch điện áp tại một điểm trong hệ thống cung cấp điện là độ chênh lệch
giữa điện áp thực tế U và điện áp định mức Uđm với điều kiện là tốc độ biến thiên của
điện áp nhỏ hơn 5% Uđm/giây.
Vậy: ΔU = U – Uđm (V)
U  U dm
U  U %  .100% (3.1)
U dm
Độ lệch điện áp ΔU có dấu âm khi điện áp thực tế nhỏ hơn điện áp định mức và có
dấu dương trong trường hợp ngược lại. Thông thường có nhiều nguyên nhân gây ra độ
lệch điện áp. Vì vậy độ lệch điện áp tại một điểm nào đó trong hệ thống cung cấp điện
có thể được coi như là tổng đại số các độ lệch điện áp thành phần :
n
U   U i (3.2)
i1
Trong đó ΔUi - độ lệch điện áp do nguyên nhân thứ i gây ra được tính theo biểu
thức (3.1). Chú ý khi tính ΔUi phải được tính cùng một pha và cùng một thời điểm.
Độ lệch điện áp cho phép ΔUcp%ở mỗi nước khác nhau thì được quy định khác
nhau. Ví dụ :
* Ở Nga, tiêu chuẩn điện áp được quy định như sau :
Đối với các thiết bị chiếu sáng công nghiệp và công sở, đèn pha là từ -2,5% ÷ +5%;
Đối với động cơ điện: -5,5% ÷ +10%;
Đối với các thiết bị điện khác: ± 5%;
Trường hợp động cơ khởi động hoặc mạng ở tình trạng sau khi xảy ra sự cố là: - 10%
† 20%. Các chỉ tiêu này phải được thoả mãn với xác suất 95%.
* Tiêu chuẩn Pháp, độ lệch điện áp cho lưới cáp trung và hạ áp là ± 5,5%, cho lưới
trung áp trên không là ± 7%, cho lưới hạ áp trên không là ± 10%.
* Tiêu chuẩn Singapo , độ lệch điện áp ± 6%.
* Tiêu chuẩn Việt Nam
- Động cơ xí nghiệp công nghiệp: -5%  U  10%
- Thiết bị chiếu sáng : -2.5%  U  5%
- Các thiết bị dùng điện khác ở thành phố và xí nghiệp:  5%  U  5%
- Thiết bị dùng điện đấu vào mạng điện nông nghiệp:  10%  U  7.5%

34
Trong trạng thái sự cố cho phép tăng giới hạn trên thêm 2.5% và giảm giới hạn
dưới thêm 5%.
Thực tế đối với mạng lưới trung áp và hạ áp giới hạn độ lệch điện áp cho phép
thường là ± 5%
Độ lệch điện áp là tiêu chuẩn điện áp quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến giá
thành hệ thống điện.
3.1.1.2. Độ dao động điện áp
Dao động điện áp là sự biến thiên của điện áp xảy ra trong khoảng thời gian
tương đối ngắn. Phụ tải chịu ảnh hưởng của dao động điện áp không những về biên độ
dao động mà cả về tần số xuất hiện các dao động đó.
Sự biến thiên nhanh của điện áp được tính theo công thức :
U max U min
U  .100%
U dm
(3.3)
Tốc độ biến thiên từ Umin đến Umax không quá 1%/s.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động điện áp là do các phụ tải lớn làm việc
đòi hỏi sự đột biến về tiêu thụ công suất tác dụng và phản kháng. Các lò điện hồ
quang, các máy hàn, các máy cán thép cỡ lớn v.v… là các thiết bị thường gây ra dao
động điện áp.
Mức độ dao động điện áp phụ thuộc vào tỷ số giữa công suất nguồn và công
suất của những phụ tải biến thiên. Nói chung khi tỷ số nói trên từ 10 trở lên thì biến
thiên của phụ tải thực tế chỉ gây ra dao động điện áp cục bộ tại điểm phụ tải làm việc
mà thôi.
Tính toán giá trị của biên độ dao động điện áp khá phức tạp vì nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố bất định. Có thể sử dụng các công thức gần đúng nhằm đánh giá sơ bộ
dao động điện áp lúc thiết kế cung cấp điện sau đây :
Dao động điện áp khi các dao động cơ làm việc có sự biến đổi phụ tải lớn được
tính theo công thức :
Q
U %  .100
SN (3.4)
Dao động điện áp khi lò điện hồ quang làm việc
SB
U %  .100
SN (3.5)
Trong các công thức trên :
ΔQ - lượng phụ tải phản kháng biến đổi của động cơ;
SB - công suất của máy biến áp lò điện hồ quang:
SN- công suất ngắn mạch tại điểm có phụ tải làm việc.

35
Độ dao động điện áp được hạn chế trong miền cho phép. Ví dụ, tiêu chuẩn Nga
quy định dao động điện áp trên cực các thiết bị điện áp như sau :
6 t
V  1   1
n 10 (3.6)
n- số dao động trong 1 giờ
Δt - thời gian trung bình giữa 2 dao động [phút]
Theo tiêu chuẩn này, nếu 1 giờ có một dao động thì biên độ được phép 7%. Đối
với các thiết bị có sự thay đổi đột ngột công suất trong vận hành chỉ cho phép ΔU đến
1,5%. Còn đối với các phụ tải khác không được chuẩn hoá, nhưng nếu ΔU > 15% sẽ
dẫn đến hoạt động sai của khởi động từ các thiết bị điều khiển.
Ở Pháp, người ta dùng đường cong quan hệ giữa ΔU và tần suất xuất hiện. Theo đó
nếu một lần trong một giờ thì ΔU cho phép là 10%.
Khi trong hệ thống cung cấp điện có những hộ tiêu thụ có sự biến đổi phụ tải thì
người thiết kế phải áp dụng các biện pháp hạn chế dao động điện áp.
Ở Việt Nam, tuỳ theo biên độ và tần số dao động, người ta quy định những giá
trị cho phép sau đây :
- Tần số xuất hiện 2 ~ 3 lần/giờ, δU = ( 3 ÷5) %Uđm
- Tần số xuất hiện 2 ~ 3 lần/phút, δU = ( 1 ÷1,5) %Uđm
- Tần số xuất hiện 2 ~ 3 lần/giây, δU = 0,5 %Uđm
3.1.1.3. Độ không hình sin của đường cong điện áp và sóng điều hoà bậc cao
Sóng điều hoà bậc cao của dòng điện và điện áp sẽ gây tổn hao phụ về năng
lượng điện, làm phát nóng thiết bị điện, tăng nhanh quá trình già hoá của vật liệu cách
điện, gây ảnh hưởng xấu đối với chế độ làm việc của các bộ biến đổi van (đổi chiều
không hoàn toàn ), làm cho các thiết bị đo lưòng, bảo vệ, điều khiển trong hệ thống
cung cấp điện tác động không chính xác.
Nguồn gây ra sóng điều hoà bậc cao thường là do các bộ biến đổi van, lò điện
hồ quang, máy hàn, tắcte của đèn ống v.v…
Khi thiết kế cung cấp điện cũng như lúc vận hành phải xét tới các biện pháp hạn
chế sóng điều hoà bậc cao.
Khi trong hệ thống cung cấp điện có các bộ biến đổi van thì biện pháp hữu hiệu
để chống sóng điều hoà bậc cao là dùng các sơ đồ chỉnh lưu nhiều pha (12,24,36,48
pha).
Các bộ lọc cộng hưởng động lực cũng có tác dụng rất tốt để lọc các sóng điều
hoà bậc cao. Bộ lọc được tạo thành từ điện kháng L và tụ điện C và được chỉnh để
cộng hưởng với sóng điều hoà bậc cao muốn lọc. Ngoài nhiệm vụ hạn chế sóng điều
hoà bậc cao, các tụ điện trong bộ lọc cộng hưởng còn có tác dụng bù công suất phản
kháng.
36
Tiêu chuẩn Nga quy định:
Uj

 U 2
j  5%U 1
với j = 3,5,7…
U1- trị hiệu dụng của sóng hài bậc nhất của điện áp.
Tần số được đảm bảo bằng cách điều khiển cân bằng công suất tác dụng chung
trong toàn hệ thống điện và được thực hiện trong các nhà máy điện.
Tiêu chuẩn Việt Nam quy định độ không sin của điện áp và song hài bậc cao là
không quá 5%
3.1.1.4. Độ không đối xứng
Nếu trong mạng điện có các phụ tải một pha công suất lớn như: máy hàn, lò
điện,…thì chúng thường gây ra hiện tượng phụ tải không đối xứng do đó kéo theo điện
áp không cân bằng làm lệch điểm trung tính của mạng điện.
Để đánh giá mức độ phụ tải không cân bằng có thể dùng biểu thức sau: độ
không cân bằng sẽ nằm trong phạm vi cho phép nếu có tỉ số:
SN
 50
S1 fa
Trong đó: SN –Công suất ngắn mạch tại điểm có các phụ tải một pha;
S1fa là phụ tải một pha.
Điện áp không đối xứng làm giảm hiệu quả công tác và tuổi thọ của thiết bị
dùng điện, giảm khả năng tải của lưới điện và tăng tổn thất điện năng.
Tiêu chuẩn Nga quy định, trên lưới điện sinh hoạt U2 không được vượt quá giá
trị làm cho điện áp thực trên cực thiết bị dùng điện thấp hơn giá trị cho phép. Trên cực
thiết bị dùng điện ba pha đối xứng, U2 không được vượt quá 2% Uđm ; trên cực các
động cơ không đồng bộ, U2 cho phép được xác định riêng theo điều kiện phát nóng và
có thể lớn hơn 2%.
Vì vậy để giảm độ không cân bằng chúng ta phải cố gắng phân đều phụ tải một
pha lên ba pha của mạng điện, đồng thời phân định lịch vận hành của các phụ tải một
pha sao cho chúng làm việc rải đều trong các ca sản xuất của xí nghiệp.
Tiêu chuẩn Việt Nam quy định về độ không đối xứng của lưới điện cho phép
không được quá 5%Uđm.
3.1.2. Tiêu chuẩn tần số
3.1.2.1. Độ lệch tần số
Độ lệch tần số so với tần số định mức:
f  f dm
f  .100
f dm (3.7)
Độ lệch tần số phải nằm trong giới hạn cho phép:
Δfmin ≤ Δf ≤Δfmax (3.8)
37
Cũng có nghĩa là tần số phải luôn nằm trong giới hạn cho phép:
fmin  f  fmax (3.9)
Trong đó:
fmin = fđm – Δfmin ; fmax = fđm + Δfmax
Ở Việt Nam tiêu chuẩn về độ lệch tần số cho phép không được vượt quá ±0,2
Hz( 49,8 ÷ 50,2 Hz) ở chế độ làm việc bình thường. Đối với lưới điện chưa ổn định
sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.
Độ lệch tần số cho phép: – 5 ÷ +4 % , để hệ thống không sụp đổ ( 47,5 đến 52 Hz)
3.2.2.2. Độ dao động tần số
Độ dao động tần số đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của
tần số khi tần số biến thiên nhanh với tốc độ lớn hơn 0,1%/s. Độ dao động tần số
không được lớn hơn giá trị cho phép.
Ví dụ, theo Г0CT 13109- 87của Nga thì độ lệch tần số cho phép là ± 0,2 Hz với
xác suất 95% (22,8 h/ngày), độ lệch tối đa cho phép là ± 0.4 Hz trong mọi thời gian và
chế độ sự cố cho phép độ lệch ± 0,5 † 1 Hz với tổng độ kéo dài không quá 90 h/năm.
Độ dao động tần số không vượt quá 0,2 Hz.
Theo tiêu chuẩn Singapo , độ lệch tần số cho phép là 1% , tức là ±0,5 Hz.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì độ dao đông tần số cho phép là ±0,2 Hz trong thời gian
một giây.
3.2 Ảnh hưởng của chất lượng điện đến các hộ tiêu thụ
Tuỳ theo loại hộ tiêu thụ mà ảnh hưởng của chất lượng điện cũng có mức độ khác
nhau. Chúng ta xét ảnh hưởng của chất lượng điện đến một số thiết bị đặc trưng.
3.2.1 Ảnh hưởng của chất lượng điện đến các thiết bị đốt nóng
Tổn thất công suất đối với các dụng cụ một pha sẽ là:
U2
P  I 2 R 
R (3.10)
còn đối với hộ tiêu thụ ba pha:
2
2  U  U2
P  3I R  3  R 
 3R  R (3.11)
Như vậy tổn thất công suất trong các hộ tiêu thụ loại này sẽ tỉ lệ thuận với bình
phương của điện áp đặt vào. Khi điện áp giảm, hiệu quả của các phần tử đốt nóng sẽ
giảm xuống rõ rệt.
3.2.2 Ảnh hưởng của điện áp đối với đèn sợi đốt
Đèn sợi đốt đặt biệt nhậy cảm với chất lượng điện. đối với đèn sợi đốt chứa khí khi
điện áp đầu vào dao động trong khoảng  10% thì các thông số của đèn sẽ thay đổi
theo quan hệ như sau:

38
- Dòng điện: I/I0 = (U/U0)0,53
- Công suất: P/P0 = (U/U0)1,53
- Quang thông: F/F0 = (U/U0)3,67
- Năng suất : H/H0 = (U/U0)2,14
- Tuổi thọ : T/T0 = (U/U0)-14,8
T rong đó I, P, F, H, T là các chỉ tiêu ở điện áp U
I0, P0, F0, H0, T0 là các chỉ tiêu ở điện áp định mức U0
Từ các quan hệ trên khi điện áp giảm quang thông tụt xuống rất nhanh. Khi điện áp
tăng quá định mức tuổi thọ của đèn giảm rất nhanh.
3.2.3 Ảnh hưởng của chất lượng điện đối với đèn huỳnh quang, các thiết bị điện tử ,
bán dẫn.
Đối với đèn huỳnh quang, điện áp tăng 10% tuổi thọ của đèn giảm 20-35%. Nếu điện
áp giảm đèn khó khởi động. Khi điện áp giảm trên 20% đèn không khởi động
được.Với các đèn có khí, khi điện áp giảm xuống quá 20% định mức thì nó sẽ tắt. Với
các ống đèn hình, khi điện áp giảm nhỏ hơn 95% điện áp định mức thì chất lượng hình
ảnh sẽ bị méo mó. Các đài phát hoặc thu vô tuyến, các thiết bị liên lạc bưu điện, các
thiết bị tự động hoá rất nhạy cảm với sự thay đổi của điện áp. Các tivi nhạy cảm với cả
điện áp và tần số.
3.2.4 Ảnh hưởng của chất lượng điện đối với động cơ điện
Như đã biết, tốc độ quay của từ trường trong động cơ điện xoay chiều được xác định
bởi tần số của lưới điện. Cho nên, điện áp đặt vào và tần số của lưới đều ảnh hưởng
trực tiếp đến sự làm việc của động cơ và làm thay đổi tốc độ của nó.
Với động cơ điện không đồng bộ ta có:
U ≈ E = 4,44 .W1.f1.K.Φ.10-8 = A.f1.Φ
Và Uđm ≈ Eđm = 4,44.W1.f1đm.Φđm.10-8 = A.f1đm.Φđm
Trong đó :
A = 4,44.W1. 10-8 - hằng số
f1đm - tần số định mức
Φđm - từ thông định mức
U f1
 
U
dm
f 
1dm dm
 K
Đặt hệ số K   U
dm K f
Để xem xét ảnh hưởng của sự biến đổi điện áp và tần số đến đường đặc tính mômen
điện từ của động cơ, chúng ta tìm hiểu một số quan hệ sau đây của động cơ không
đồng bộ:

39
n0  n
Hệ số trượt : S 
n0
Trong đó: n0 - tốc độ đồng bộ của động cơ; n - tốc độ quay của rôto.
Ta có n = n0.(1- S) và tần số quay của động cơ là: f = S. f0
Công suất điện từ truyền qua khoảng không khí giữa rôto và stato là:
Pa = M.n0
Trong đó M – mômen điện từ.
Công suất cơ học làm quay cơ cấu truyền động cũng được xác định qua mômen điện
từ: P = M.n = M.n0.(1- S) = Pa(1- S)
- Tổn thất trong rôto của động cơ:
∆P = Pa- P = Pa- Pa(1- S) = S.Pa
Mặt khác công suất điện từ Pa phụ thuộc vào dòng điện rôto và điện trở rôto theo quan
r (S )
hệ: P  3.I 2 r
a S
Công suất Pa cực đại tương ứng với mômen cực đại, và hệ số trượt tương ứng sẽ là hệ
số trượt tới hạn S = Sth.
Lấy
m đạo hàm của PaU1
theo S và tìm Pamax ta được:m
> Uđm

U2
U = Uđm
Pamax ≈ 2 x N U < Uđm
f<fđm

Trong đó xN - điện kháng động cơ khi ngắn mạch ở đầu cực.


0
rroto f=fđm

Và Sth ≈ x N
f> fđm
M 2b

M dm S S th
0 Sth  S 0 Sth S
m= S th S
Hình 3.2
Hình Biếnđổiđổi
3.1 Biến của đặcđặc
của tính tính
mômenmômen Hình 3.3 Biến đổi đặc tính mômen điện từ
động cơ điện không đồng bộ khi thay
động cơ điện không Hình 3.2
đồng bộ khi điện áp của Biến đổiđiện
động cơ củakhiđặc
tần tính mômen
số thay đổi
M max
đổi điện áp
thay đổi điện từ khi tần số thay đổi
trong đó b = M dm được gọi là bội số của mômen cực đại.
* Khi động cơ đứng im ( n = 0; S = 1) Mômen của động cơ được gọi là mômen mở
máy.
M mm 2b 2bS th
M momay     2b.Sth
M dm 1 Sth 1  S th2

S th 1
Chúng ta hãy xét các đại lượng trên sẽ thay đổi thế nào khi điện áp và tần số thay đổi.
ku2
Pa max  Padm
kf

40
ku2 P S 1 ku2
b ; Bởi vì: M  a ; th  Nên M momay 
kf n0 Sthdm k f k 3f
Đặc tính mômen của động cơ khi điện áp và tần số thay đổi được thể hiện trên các
hình vẽ sau:
Đối với động cơ điện có mang tải nghĩa là đang quay các công cụ khác thì ảnh
hưởng của điện áp và tần số còn phụ thuộc vào mômen cản cơ cấu truyền động .
Mômen cản này có thể mô tả dưới dạng phương trình tổng quát :
Mc = Mc1 + (Mc0 – Mc1).(1– S)α
Trong đó: Mc1 – mômen cản khi S = 1
Mc0 – mômen cản khi S = 0
Có thể coi gần đúng Mc0 ≈ Mc đm; α - hệ số mũ ≤ 2
Phần lớn các động cơ bơm quạt li tâm ( trừ bơm có cột nước tỉnh lớn ) có đặc tính
mômen cản như sau:
Mc = Mc0 [0,15 + 0,85(1 – S)2 ]

Trên hình 3.3 trình bày mômen cơ của các loại cơ cấu truyền động khác nhau
Mc
mc 
M dm

1
Máy nghiền bi
0,8

Quạt gió, quạt khí

0,4

Bơm nước
0,2

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 s

Hình 3.3
Có thể nói rằng năng suất của một cơ cấu truyền động nào đấy đều tỉ lệ thuận với số
vòng quay, cho nên tỉ lệ với tần số và điện áp đặt vào. Ngoài ra ở phụ tải điện bao giờ
cũng có hiệu ứng điều chỉnh, nghĩa là công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q
phụ thuộc vào điện áp đặt vào U theo đường dặc tính tĩnh (hình 3.4).

41
P,Q

Q P

0 Uđm U

Hình 3.4 Hiệu ứng điều chỉnh của phụ tải (đặc tính tĩnh)
Cho nên các động cơ điện yêu cầu đòi hỏi chất lượng điện năng cao.
U giảm : Tốc độ quay của động cơ giảm; Mmm giảm
3.2.5 Ảnh hưởng của tần số
Phu tải : P không phụ thuộc vào tần số: Phụ tải nhiệt
P phụ thuộc vào tần số: các động cơ điện
Sự thay đổi của tần số sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chế độ làm việc của hệ thống nói
chung và của các thiết bị nối riêng.
- Đối với các điểm nút của phụ tải, sự biến đổi của công suất theo tần số được đặc
trưng bởi các các đường đặc tính của phụ tải ( hình 3.5). Quan hệ giữa P và f hầu như
tuyến tính, độ dốc của đường đặc tính này phụ thuộc vào thành phần phụ tải của hộ
tiêu thụ, nhìn chung khi tần số thay đổi 1% phụ tải tác dụng thay đổi từ 1 đến 2%. Tần
số giảm sẽ làm tăng công suất phản kháng của hộ tiêu thụ. Sự tăng này chủ yêu do
tăng độ từ cảm trong các động cơ không đồng bộ và máy biến áp khi tần số giảm và do
bão hoà dòng điện từ hoá của chúng sẽ tăng lên nhiều một cách tương ứng. Sự tăng
công suất phản kháng này phần nào được bù đắp lại bằng lượng giảm công suất phản
kháng trong điện kháng tản của đường dây, máy biến áp và động cơ không đồng bộ
cũng như lượng tăng công suất nạp của các đường dây trong mạng điện. Kết quả là khi
tần số giảm 1%( ở điện áp không đổi) công suất phản kháng tăng chừng 1%-1,5%.
P
P

f
fđm
42
Hình 3.5. Quan hệ giữa công suất và tần số
Đối với các thiết bị chiếu sáng độ lệch tần số gây nên sự nhấp nháy, làm ảnh hưởng thị
giác của người lao động dẫn đến năng suất làm việc giảm.
Đối với động cơ điện, tần số làm thay đổi độ trượt dẫn đến thay đổi mômen quay, thay
đổi tốc độ, làm giảm hiệu suất của động cơ và gây đốt nóng phụ đồng thời làm ảnh
hưởng đến các máy công tác và máy phát điện.
Đối với tụ điện và cuộn dây, tần số làm thay đổi các tham số của chúng dẫn đến thay
đổi các tham số của cả hệ thống điện.
Đối với máy biến áp; Từ thông  trong lõi thép của máy biến áp tỷ lệ nghịch với tần
số f.
U

n. . f (3.12)
n - số lượng vòng dây.
Nếu máy biến áp làm việc ở đoạn khuỷu của đuờng cong bão hoà từ thì chỉ một thay
đổi nhỏ của tần số cũng dẫn đến sự gia tăng đáng kể của bão hoà điều đó làm giảm tổn
thất trong lõi thép và làm tăng thêm điện áp của các sóng hài.
Đối với các thiết bị điện chỉ tiêu thụ công suất tác dụng như đèn sợi đốt, lò điện...tần
số thay đổi hầu như không làm cho công suất thay đổi nhưng vẫn giữ được điện áp cố
định.
Một ảnh hưởng rất lớn và nguy hiểm phải kể tới khi tần sô thay đổi là ảnh hưởng đến
các nhà máy điện. Tần số giảm làm giảm năng suất làm việc của các thiết bị tự dùng
như bơm cấp nước, bơm tuần hoàn, quạt khói, quạt gió...Bơm cấp nược chịu ảnh áp
suất rất lớn của lò hơi, khi tần số giảm năng suất của nó giảm rất mạnh làm cho công
suất phát giảm đi, do đó tần số lại giảm thêm, kết quả là có thể nhà máy điện sẽ ngừng
làm việc.
Đối với hệ thống điện có f = 50 Hz, tần số giới hạn nguy hiểm là 46 45 Hz, ở tần số
này năng suất của các thiệt bị tự dùng giảm đến mức nhà máy ngừng làm việc và hệ
thống điện mất ổn định ( hiện tượng thác tần số). Tần số giảm còn ảnh hưởng đến
tuabin hơi do sự xuất hiện dao động cộng hưởng, máy có thể bị dung mạnh và bị phá
hỏng.
Khi tần số giảm tới 45 Hz, tốc độ quay của máy kích thích đặt đồng trục với máy phát
giảm, do sức điện động của chúng giảm, làm giảm điện áp của hệ thống, xuất hiện hiện
tượng thiếu hụt công suất phản kháng và điều này cánh làm giảm điện áp. Tính ổn
định của các máy phát điện làm việc song song trong hệ thống giảm sútnghiêm trọng.
Ngoài ra sự biến đổi của tần số còn phá hoại sự phân bố công suất kinh tế của hệ thống
điện.
43
Vì những lý do nêu trên, hệ thống điện lực không được phép làm việc với tần số thấp
và trong trường hợp công suất dự trữ không đủ bù công suất thiếu hụt cần phải khôi
phục tần số thậm chí bằng việc cắt bớt một số phụ tải.
3.2.6 Ảnh hưởng của sóng hài
Sự xuất hiện của sóng hài gây nên:
Hao tổn phụ Af, Uf
Đốt nóng trong các thiết bị điện
Tăng độ mất đối xứng
Tác động không tốt tới cách điện của thiết bị, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Đặc biệt nó ảnh hưởng rất lớn đến đường dây thông tin, làm nhiếu các tín hiệu, thậm
chí có thể làm thất lạc thông tin.
3.3 Các phương pháp đánh giá chất lượng điện
3.3.1 Đánh giá chất lượng điện theo độ lệch giới hạn của điện áp
Chất lượng điện có thể đánh giá dựa trên độ lệch điện áp thực tế tại các điểm nút
của mạng điện. Như ta đã biết hao tổn điện áp trong mạng điện được xác định theo
công thức:
PR  QX
U 
U (3.13)
U
U %  .100
U dm (3.14)
P,Q – Công suất tác dụng và phản kháng;
R, X - Điện trở tác dụng và phản kháng của mạng điện;
U - Điện áp.
Độ lệch điện áp tại đầu vào của hộ dùng điện đuợc xác định theo công thức:
m n
v  vc   U i %   E j
i 1 j 1 (3.15)
vc - Độ lệch điện áp tại nguồn cung cấp;
Ui % - Hao tổn điện áp trên đoạn dây thứ i;
Ej - Độ gia tăng điện áp ở trạm thứ j.
Trên cơ sở so sánh giá trị của V với độ lệch điện áp cho phép đối với loại thiết bị
dùng điện đế đánh giá chất lượng điện áp của lưới. điện áp được coi là đảm bảo nếu:
v -cf  v  v+cf
3.3.2 Đánh giá chất lượng điện áp theo tiêu chuẩn tích phân điện áp
Vì số lượng phụ tải trong lưới điện là rất lớn chúng ta không thể hạn chế được độ
lệch điện áp và tiêu chuẩn hoá đối với từng thụ điện riêng biệt mà phải đặt ra tiêu
chuẩn trung bình đối với từng nhóm thụ điện, tức là chỉ nói đến giá trị trung bình chứ

44
không nói đến giá trị tức thời thực tế. Chính vì vậy để đánh giá chất lượng điện ta cần
sử dụng không những giá trị tuyệt đối mà cả khoảng thời gian của độ lệch điện áp
nghĩa là chúng ta xét hàm v = f(t). Với hàm này chúng ta có thể xác định được điện áp
trung bình sau một chu kỳ xét T nào đó và đô lệch trung bình bình phương của nó.
Giá trị độ lệch trung bình điện áp so với điện áp định mức ở điểm bất kỳ của lưới
điện xác định theo biểu thức:
T
100
T 0
v . V (t ).dt%
(3.16)
Trong đó : V(t) – Hàm độ lệch điện áp theo thời gian.
Đặc trưng đầy đủ hơn của chất lượng điện áp là độ lệch trung bình bình phương
của nó hay còn gọi là độ bất định của điện áp. Nó được xác định theo biểu thức:
T
. v(t )  dt(%) 2
10000
T 0
H
2

(3.17)
H - Độ bất điện của điện áp tại điểm X sau chu kỳ T.
Các giá trị của v và H trong thực tế có thể đo bằng vôn kế tích phân đặc biệt, đặt tại
hai điểm nút cần xét. Giá trị trung bình tổng hợp của v và H trong toàn mạng điện
được xác định theo biểu thức:
n
1
Vtb  n  v .P % i i

 Pi
i 1
i 1

(3.18)
n
1
H tb  n  v .P i i

P i 1
i
i 1

(3.19)
Pi – Công suất của thụ điện ở điểm tải i;
N - số lượng các điểm xét.
Sự phân tải trên đường dây ảnh hưởng rất lớn tới đại lượng v và H.
3.3.3 Đánh giá chất lượng điện theo mô hình xác suất thống kê
Xác suất chất lượng pCL là xác suất mà độ lệch điện áp v của mạng điện nằm
trong giới hạn cho phép:
 ( v vtb ) 2
vcp

1

2 v2
pCL  .e .dv  F ( x1 )  F ( x2 ) (3.20)

vcp v . 2

F(x) – hàm Laplace;


 v
vcp  v
vcp
Với x  tb ; x  tb .
1 v 2 v

45
U
Độ lệch chuẩn của độ lệch điện áp:  v  .100% (3.21)
U đm

U i  U tb 
2

Độ lệch chuẩn của điện áp:  u 


n
U max  U min
Độ lệch chuẩn của điện áp:  u  (3.22)
6
Umax, Umin, Un - điện áp cực đại, điện áp cực tiểu và điện áp định mức của mạng
điện.
U Un
v  tb
tb Un (3.23)
Giá trị điện áp trung bình có thể xác định:
n
Ui
U  i1 (3.24)
tb n
Trong đó: Ui – giá trị điện áp của phép đo thứ i;
n - số phép đo.
U max  U min
hoặc U  (3.25)
tb 2
Thời gian chất lượng: TCL = pCL.T
Điện năng chất lượng: ACL = pCL.A
A - tổng điện năng tiêu thụ trong thời gian xét T.
3.3.4 Đánh giá độ đối xứng
1.Phương pháp phân tích các thành phần đối xứng :
Các thành phần đối xứng được xác định theo biểu thức:
U0 = 1/3 ( UA + UB + UC ) (3.26)
2
U1 = 1/3 ( UA + a.UB + a .UC) (3.27)
2
U2 = 1/3 ( UA + a .UB + a.UC ) (3.28)
Trong đó: UA, UB, UC - điện áp pha A, pha B và pha C;
a - toán tử quay: a  e j120  0,5  j 0,87; a2  e
j 240
 0,5  j 0,87 .
Hệ số phi đối xứng:
U2
k kđđ  .100% (3.29)
Un
2. Trong lưới 3 pha 4 dây, với φA = φB= φC = φ
Các thành phần đối xứng của dòng điện được xác định theo biểu thức:
M 12R  M 12X M 22R  M 22X M 02R  M 02X
I1  ; I2  ; I3  ; (3.30)
3 3 3

46
Với M1R = ( IA + IB + IC).cosφ ;
M1X = ( IA + IB + IC).sinφ ;
1 3
M 2 R  I A . cos   ( I B  I C ) cos   ( I B  I C ) sin 
2 2
1 3
M 2 X  I A . sin   ( I B  I C ) sin   ( I B  I C ) cos 
2 2
1 3
M 0 R  I A . cos   ( I B  I C ) cos   ( I B  I C ) sin 
2 2
1 3
M 0 X  I A . sin   ( I B  I C ) sin   ( I B  I C ) cos 
2 2
- Trong trường hợp mạng điện không có dây trung tính, tổng 3 vectơ dòng hoặc điện
áp bằng 0.
Giả sử ta có tổng các vectơ IA + IB + IC = 0, các thành phần đối xứng được xác định
theo biểu thức:
2  I 2  I 2  4 3
IA
I  B C ; ( A) (3.31)
1 6
2  I 2  I 2  4 3
IA
I  B C ; ( A) (3.32)
2 6
  b(b  I A )(b  I B )(b  I C ) ;
I0 = 0; (3.33)
Trong đó:
I  I B  IC
b A
2
I
Hệ số phi đối xứng: kkđx = 2 .100% (3.34)
I1

3.4 Các phương pháp nâng cao chất lượng điện


3.4.1 Các phương pháp điều chỉnh điện áp
Để điều chỉnh điện áp ta có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
- Điều chỉnh điện áp máy phát điện bằng cách điều chỉnh dòng điện kích thích.
- Điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp tăng áp và của máy biến áp giảm áp bằng
cách đặt đầu phân áp cố định hoặc điều áp dưới tải.
- Điều chỉnh điện áp trên đường dây tải điện bằng máy biến áp điều chỉnh và máy biến
áp bổ trợ.
- Đặt các thiết bị bù ngang có điều chỉnh để thay đổi tổn thất điện áp trên đường dây,
có thể dùng bộ tụ điện, máy bù đồng bộ hoặc động cơ điện đồng bộ có điều chỉnh kích
từ.

47
- Đặt thiết bị bù dọc trên đường dây để thay đổi điện kháng đường dây nhằm thay đổi
tổn thất điện áp.
Về địa điểm thực hiện điều chỉnh điện áp, có thể ở nhà máy điện, trên mạng điện khu
vực và ở mạng điện địa phương hoặc đặt ngay tại thiết bị dùng điện.
Theo bản chất vật lý, chỉ có hai phương pháp điều chỉnh điện áp, hoặc tăng thêm
nguồn công suất phản kháng ( các phương pháp 1 và 4) hoặc phân bố lại công suất
phản kháng trong mạng điện ( các phương pháp còn lại ), phương pháp sau chỉ có hiệu
quả khi hệ thống điện có đủ công suất phản kháng. Khi hệ thống điện thiếu công suất
phản kháng, phương pháp duy nhất để điều chỉnh điện áp là tăng thêm các nguồn công
suất phản kháng.
Để có thể điều chỉnh tốt điện áp, quá trình điều chỉnh được chia theo thời gian thành
ba giai đoạn, mà hệ thống điều chỉnh điện áp của điện lực Pháp thực hiện có hiệu quả
là: điều chỉnh sơ cấp, điều chỉnh thứ cấp và điều chỉnh cấp ba.
3.4.1.1 Điều chỉnh sơ cấp
Điều chỉnh sơ cấp là quá trình đáp ứng nhanh và tức thời các biến đổi nhanh và ngẫu
nhiên điện áp của thiết bị điều chỉnh điện áp máy phát và các máy bù tĩnh. Điều chỉnh
sơ cấp thực hiện tự động trong thời gian vài chục phần trăm giây. Điều chỉnh sơ cấp
nhằm mục đích giữ điện áp lưới điện ở mức an toàn, tránh nguy cơ suy áp trong chế độ
vận hành bình thường và nhất là khi có sự cố.
3.4.1.2. Điều chỉnh thứ cấp
Điều chỉnh thứ cấp để đối phó với các biến đổi chậm của điện áp. Điều chỉnh thứ cấp
hiệu chỉnh lại các giá trị điện áp chỉnh định của các thiết bị điều chỉnh sơ cấp trong
miền nó phụ trách và điều chỉnh các tụ bù, các kháng điện và các máy biến áp điều áp
dưới tải trong từng miền. Quá trình này kết thúc trong vòng 3 phút.
Hệ thống điện được chia thành từng miền tương đối độc lập về phương diện biến động
điện áp, các miền có khả năng tự thoả mãn yêu cầu công suất phản kháng. Mức điện
áp trong mỗi miền được điều chỉnh bằng một hệ thống điều chỉnh thứ cấp riêng. Hệ
thống này tác động nhanh và có phối hợp với các nguồn công suất phản kháng trong
miền. Hoạt động của hệ thống dựa trên sự theo dõi và điều chỉnh điện áp tại một điểm
đặc biệt của miền gọi là điểm quan sát (hay gọi là điểm hoa tiêu). Thiết bị điều chỉnh
đặt ở điều độ miền nhận giá trị điện áp đo tại điểm quan sát ( cứ 10 giây đo một lần) và
so sánh với giá trị chỉnh định của điểm này đã được tính trước (là giá trị điện áp cần
được giữ vững tại điểm quan sát), nếu có sai khác thì đưa ra lệnh điều khiển đến các
nguồn công suất phản kháng và máy biến áp điều áp dưới tải ở trong miền. Lệnh này
có thể là tăng thêm công suất phản kháng phát ra, cũng có thể là tiêu thụ công suất
phản kháng thừa.

48
Sự phân chia thành miền làm cho quá trình điều chỉnh nhanh và đáp ứng được các yêu
cầu cục bộ. Tuy nhiên, chia hệ thống điện thành các miền độc lập không phải dễ, các
miền vẫn có ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau, cho nên hệ thống điều khiển phối hợp
với mức độ tự động hoá cao, ngay nay đã được phát triển và áp dụng để giải quyết vấn
đề này.
Gần đây các máy tính được sử dụng trong điều chỉnh các bộ tụ bù theo sát yêu cầu của
phụ tải.
3.4.1.3. Điều chỉnh cấp 3
Điều chỉnh cấp 3 để điều hoà mức điện áp giữa các miền điều chỉnh thứ cấp, với mục
đích tối ưu hoá mức điện áp của hệ thống điện theo tiêu chuẩn kinh tế và an toàn. Quá
trình này có thể thực hiện bằng tay hay tự động. Thực hiện nhiệm vụ này do hệ thống
điều độ trung tâm đảm nhiệm.
Điều chỉnh điện áp miền có thể là điều chỉnh tập trung tại các trung tâm cung cấp điện
(các trạm biến áp khu vực), và cũng có thể là điều chỉnh cục bộ trực tiếp tại các hộ tiêu
thụ.
Tuỳ theo đặc điểm thay đổi của phụ tải, các phương thức điều chỉnh điện áp lại có thể
chia ra theo các dạng sau. Ví dụ, phương thức điều chỉnh điện áp tập trung lại chia ra
ba dạng điều chỉnh: ổn định điện áp, điều chỉnh hai bậc điện áp, điều chỉnh đối ứng
điện áp.
Điều chỉnh ổn định điện áp được thực hiện với hộ tiêu thụ thực tế phụ tải là không đổi,
ví dụ như các xí nghiệp làm việc ba ca cần phải giữ mức điện áp không đổi. Đồ thị phụ
tải ngày đêm của loại này cho ở hình a. Điều chỉnh hai bậc điện áp thường được thực
hiện với loại hộ tiêu thụ có đồ thị phụ tải hai bậc trên hình b, ví dụ như các xí nghiệp
làm việc một ca. Khi đó chỉ cần giữ hai mức điện áp trong suốt ngày đêm tương ứng
với đồ thị phụ tải. Còn trường hợp phụ tải thay đổi trong suốt ngày đêm như hình c thì
ta phải thực hiện điều chỉnh đối ứng. Với một giá trị phụ tải sẽ có một trị số điện áp và
tổn thất điện áp, tất nhiên bản thân điện áp sẽ biến đổi theo sự thay đổi của phụ tải.
S S
S

0 0
0
24 t(giờ) 24 t(giờ) 24 t(giờ)
Hình a Hình b Hình c

Đồ thị phụ tải ngày - đêm


a- không đổi ; b- hai bậc; c- nhiều bậc

49
Để độ lệch điện áp không ra khỏi miền giá trị cho phép, cần phải điều chỉnh điện áp, ví
dụ điều chỉnh điện áp theo sự thay đổi dòng điện phụ tải.
Phụ tải biến đổi chỉ trong ngày đêm mà còn thay đổi trong suốt năm. Tuỳ theo vĩ độ
của mỗi nước, như ở các nước cách xa đường xích đạo, phụ tải lớn nhất trong năm là
vào thu đông và nhỏ nhất là vào mùa hè. Vậy điều chỉnh đối ứng bao gồm việc thay
đổi điện áp theo phụ tải không chỉ trong ngày đêm mà còn theo mùa trong năm. Như
vậy cần phải giữ điện áp tại thanh cái nhà máy điện và trạm biến áp cao hơn trong thời
gian có phụ tải cao nhất và hạ thấp đến điện áp định mức trong thời gian phụ tải thấp
nhất.
3.4.2 Các thiết bị điều chỉnh điện áp
Các thiết bị sử dụng để điều chỉnh điện áp gồm có:
- Đầu phân áp của các máy biến áp.
- Máy biến áp điều áp dưới tải.
- Máy biến áp bổ trợ và máy biến áp điều chỉnh đường dây.
- Máy bù đồng bộ.
- Bộ tụ điện có điều chỉnh.
- Động cơ đồng bộ có điều chỉnh kích từ.
3.4.2.1 Đầu phân áp của các máy biến áp
Ở cuộn dây cao áp của các máy biến áp hai dây quấn và ơ cuộn dây cao và trung áp
của máy biến áp ba dây quấn, ngoài đầu ra chính còn có các đầu ra phụ, gọi là đầu
phân áp. Các đầu phân áp cho phép thay đổi số vòng dây cuộn cao áp của máy biến áp
và do đó thay đổi hệ số biến áp của máy biến áp.
Để thay đổi đầu phân áp, ta sử dụng bộ chuyển đổi đầu phân áp. Theo cấu tạo và
nguyên lý làm việc ta có hai loại: bộ chuyển đổi đầu phân áp cố định hay nói rõ hơn là
bộ chuyển đổi đầu phân áp khi chuyển đổi phải cắt điện, và bộ thứ hai là bộ chuyển
đổi đầu phân áp dưới tải, nghĩa là khi chuyển đổi đầu phân áp không phải cắt điện. Ta
sẽ xét loại thứ hai này trong phần sau.
Bộ chuyển đổi đầu phân áp cố định mô tả trên hình vẽ sau:

50
A B C
A1

A6

U2
A4
A2 A7
X1 -5% Y1 Z1 A2
X2 0% Y2 Z2 A6
A3 A3
X3 +5% Z3
Y3 A5 A4 A5
A7
Z3 3
X1
Y3
Y1
2
X3 Z1

Z2 1
Y2 X2

Hình
Hình 4.2b)
3.6b
Hình 4.2a)
Hình 3.6a
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý của bộ điều chỉnh đầu phân áp cố định
Bộ chuyển đổi đầu phân áp cố định có hai kiểu: Kiểu 1 gồm ba đầu phân áp, lấy ra từ
điểm trung tính (hình 3.6a) với phạm vi điều chỉnh ± 5%, và kiểu hai gồm sáu đầu
phân áp lấy ra từ giữa cuộn dây (hình 3.6b), với phạm vi điều chỉnh ± 2 × 2,5%.
Với kiểu thứ nhất, để chuyển đổi đầu phân áp, dung núm vặn 1 quay tấm xecmăng 2 sẽ
nối tắt ba đầu cố định X1, Y1, Z1 như trên hình 4.6a. Nếu tiếp tục xoay núm 1 thì tấm
xecmăng 2 sẽ nối tắt ba đầu X2, Y2, Z2, như vậy ta đã chuyển từ đầu - 5% về đầu phân
áp định mức, và tiếp tục xoay đến vị trí nối tắt X3, Y3, Z3 là ta đã chuyển sang đầu
phân áp + 5%.
Kiểu thứ hai như trên hình 3.6b có bộ chuyển đổi kiểu hình trống, bố trí riêng từng
pha. Khi trục lăn 4 ở vị trí như trên hình vẽ, thì đầu A3 và A4 được nối tắt lại, như vậy
ta đang dung đầu phân áp +2,5%. Muốn dùng đầu phân áp khác ta chỉ việc di chuyển
vị trí của trục lăn 4.
Bộ chuyển đổi đầu phân áp cố định như mô tả ở trên chỉ có thể thao tác chuyển đổi
đầu phân áp sau khi đã cắt máy biến áp ra khỏi lưới, nếu phải chuyển đổi thường
xuyên sẽ rất phức tạp cho vận hành, hơn nữa yêu cầu của phụ tải cũng không cho phép
vì vậy loại này chỉ dùng để điều áp theo mùa. Do đó trong chế độ phụ tải lớn nhất và
bé nhất trong ngày đêm, máy biến áp vẫn làm việc với một đầu phân áp cố định, nghĩa
là với cùng một tỉ số biến áp. Như vậy không thể thực hiện theo yêu cầu điều áp đối
ứng được.
3.4.2.2 Máy biến áp điều áp dưới tải

51
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp một đầu phân áp cố định không thoả mãn được
yêu cầu điều chỉnh điện áp trong các trạng thái vận hành khác nhau. Lúc đó tất nhiên
ta phải tìm cách thay đổi đầu phân áp trong các trường hợp cần thiết để giữ vững điện
áp ở phía phụ tải không phạm một độ lệch quá lớn so với điện áp định mức. Thay đổi
đầu phân áp không phải là một việc dễ dàng vì mỗi lần muốn thay đổi đầu phân áp cần
phải cắt điện. Để khắc phục nhược điểm trên, ta sử dụng một loại máy biến áp đặc biệt
gọi là máy biến áp điều áp dưới tải. Với loại máy biến áp này ta có thể tuỳ ý thay đổi
đầu phân áp trong lúc máy biến áp vẫn mang tải mà không cần phải cắt điện. Như vậy
ta có thể thay đổi được hệ số biến áp để luôn luôn giữ được ở phía phụ tải một điện áp
gần bằng điện áp định mức trong tất cả các trạng thái vận hành của phụ tải (cực đại,
cực tiểu, sự cố, v. v…).
α Cao áp

1
b1 K1
Hạ áp P
2
b2
0
K2

Hình 3.7 Sơ đồ cuộn dây của máy biến áp


Hình 4.3
có bộ chuyển đổi đầu phân áp dưới tải

Máy biến áp điều áp dưới tải khác loại máy biến áp thường là có bộ chuyển đổi đầu
phân áp dưới tải mô tả trên hình 3.7, có đầu phân áp nhiều hơn và phạm vi điều áp
rộng hơn. Ví dụ với máy biến áp điện áp định mức 115kV, có phạm vi điều chỉnh tơi ±
16% với 18 mức điều chỉnh với mỗi mức điều chỉnh được 1,78%.
Hình 3.7 cho thấy sơ đồ cuộn dây của máy biến áp và cấu tạo của bộ chuyển đổi đầu
phân áp. Cuộn dây cao áp của máy biến áp đó gồm có hai phần: phần không điều
chỉnh α và phần có điều chỉnh b. Tại phần điều chỉnh có nhiều đầu ra cố định từ 1 đến
4. Các đầu 1 và 2 của phần cuộn dây có các vòng dây cùng chiều với các vòng dây của
cuộn dây chính α (chiều của dòng điện mô tả trên hình 3.7 bằng các mũi tên). Khi
dùng đầu 1, đầu 2 thì hệ số biến áp của máy biến áp sẽ tăng lên.

52
Các đầu 3 và 4 của phần cuộn dây có các vòng dây ngược chiều với các cuộn dây của
vòng dây chính. Khi dung các đầu 3 và 4 thì tỉ số biến áp sẽ giảm vì nó làm giảm bớt
tác dụng của cuộn dây chính. Điểm O là đầu phân áp chính của cuộn dây cao áp của
máy biến áp.
Tại cuộn dây có điều chỉnh, người ta dùng bộ chuyển đổi đầu phân áp gồm có hai đầu
động b1 và b2, công tắc tơ K1 và K2, và cuộn kháng. Tại điểm giữa của cuộn kháng
được nối tới cuộn dây chính α của máy biến áp. Bình thường, dòng điện phụ tải của
cuộn dây cao áp phân đều hai nửa cuộn dây kháng điện, vì vậy dòng từ là nhỏ và tổn
thất điện áp trong cuộn kháng cũng nhỏ.
Giả thiết cần chuyển đổi từ đầu 2 sang đầu 1. Công tắc tơ K1 sẽ cắt, chuyển tiếp điểm
động B1 sang đầu 1 và đóng công tắc tơ K1. Như vậy, phần cuộn dây giữa hai đầu 1 và
2 bị ngắn mạch qua cuộn dây kháng điện. Do trị số cảm kháng của kháng điện khá lớn
nên hạn chế được dòng điện cân bằng xuất hiện trong phân đoạn 12 của cuộn dây. Sau
đó cắt công tắc tơ K2, chuyển tiếp điểm động b2 sang đầu 1 và đóng công tắc tơ K2.
Như vậy ta đã chuyển đổi xong đầu phân áp từ 2 sang 1. Nhờ bộ chuyển đổi dưới tải,
ta có thể thay đổi đầu phân áp và hệ số biến áp khi vẫn mang tải, nên đáp ứng được
yêu cầu điều áp đối ứng.
Bộ chuyển đổi đầu phân áp dưới tải có thể điều khiển trực tiếp bằng tay, hay điều
khiển từ xa, hay tự động điều khiển. Ngày nay, nhờ kĩ thuật, công nghệ hiện đại được
ứng dụng rộng rãi, như bộ điều khiển tự động được chế tạo gồm các phần tử không
tiếp điểm, nên bộ chuyển đổi đầu phân áp dưới tải có nhiều loại và kiểu khác nhau có
đọ tin cậy và chất lượng cao.
Máy biến áp điều áp dưới tải là thiết bị điều chỉnh chất lượng điện áp tối ưu hơn so với
máy biến áp có bộ chuyển đổi đầu phân áp vì nó có khả năng điều áp đối ứng. Tuy
nhiên máy biến áp loại này có giá thành cao cên nó chỉ dùng hợp lý khi công suất lớn
(thường sử dụng ở mạng cao áp và trung áp là chính) và lúc cải tạo mạng điện mà việc
thay đổi máy biến áp chính là không hợp lý.
3.4.2.3 Máy biến áp bổ trợ và máy biến áp điều chỉnh đường dây
Máy biến áp bổ trợ và máy biến áp động lực được sử dụng rộng rãi trong mạng điện để
điều chỉnh điện áp dưới tải. Máy biến áp bổ trợ có một cuộn dây được nối nối tiếp với
đường dây có thể thay đổi được điện áp. Cuộn dây này được cung cấp từ cuộn thứ cấp
của một máy biến áp phụ. Cuộn sơ cấp của máy biến áp phụ nhận điện từ mạng điện.
Tuỳ theo cách đấu nối cuộn dây của máy biến áp bổ trợ và của máy biến áp phụ, ta có
thể tạo được sức điện động phụ E lệch pha hoặc cùng pha với điện áp.
Có hai cách điều chỉnh điện áp trong máy biến áp bổ trợ đó là điều chỉnh điện áp
ngang và điều chỉnh điện áp dọc.

53
Đa số các máy biến áp của mạng điện phân phối, trong đó có các mạng điện của các xí
nghiệp công nghiệp, không có thiết bị điều chỉnh điện áp dưới tải. Muốn chuyển đổi
đầu phân áp để điều áp, ta phải cắt điện, như vậy không đảm bảo cung cấp điện liên
tục và cũng không đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng. Vì vậy trong mạng
điện phân phối, áp dụng điều áp tập trung hay cục bộ bằng máy biến áp bổ trợ là hoàn
toàn hợp lý. Người ta có thể dùng máy biến áp bổ trợ có cấu trúc khác nhau kết hợp
với máy biến áp động lực không có điều chỉnh.
Bộ điều chỉnh đường dây chỉ sử dụng có một máy biến áp. Cuộn thứ cấp của máy biến
áp được nối nối tiếp trên đường dây, có thể làm tăng hoặc giảm điện áp trên đường dây
đó. Các mạng điện công nghhiệp đại bộ phận đều dùng máy biến áp điều chỉnh đường
dây.
Máy biến áp điều chỉnh đường dây được sản xuất với nhiều cỡ, ví dụ loại máy biến áp
điều chỉnh đường dây có điện áp đầu vào là 6,6 và 11 kV, và có điện áp đầu ra là 6,6 ±
15% (kV) và 11 ± 15% (kV). Như vậy có thể làm tăng hoặc làm giảm tới 15% điện
áp trong mạng điện của các xí nghiệp công nghiệp.
3.4.2.4 Máy bù đồng bộ
Máy bù đồng bộ là động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải – không có tải
trên trục của nó. Nếu bỏ qua tổn thất không tải, có thể coi như máy bù đồng bộ không
tiêu tốn công suất tác dụng mà chỉ có sản xuất công suất phản kháng. So với động cơ
đồng bộ thông thường thì máy bù đồng bộ có trục nhỏ hơn nên kích thước và trọng
lượng nhỏ hơn.
.
Eq .
xd Uc

I mbdb
a)

+j +j

.
. . .
Imbdb 3 j xd I mbdb
Eq Eq
. . + . .
+
UC
mbdbx
UC 3j I I mbdb
d
b) c)
Hình4.4
Hình 3.8
Sơ đồ thay thế và đồ thị vectơ điện áp của máy bù đồng bộ
a- Sơ đồ thay thế; b,c- Chế độ quá kích thích và kích thích non

54
Sơ đồ thay thế của máy bù đồng bộ và đồ thị véc tơ điện ápdược cho trên hình 3.4a,
trong đó:
Eq - sức điện động ngược,
UC - điện áp của mạng điện tại điểm mà máy bù đồng bộ được đấu vào.
Điện áp Uc được tính bằng : U c  E q  3 .I . j . X d (3.35)
Đồ thị véc tơ trong chế độ quá kích thích mô tả trên hình 3.8b, cũng giống như đồ thị
vectơ của động cơ không đồng bộ khi quá kích thích nhưng trên hình 3.8b chỉ khác ở
chỗ dòng điện của máy bù đồng bộ Imbđb là dòng điện điện dung và sức điện động
ngược Eq của nó trùng phương với Uc. Dòng điện và công suất phức số của máy bù
đồng bộ được xác định bằng biểu thức:
. .
. U c  Eq
I
3 jx d (3.36)
^ ^
. . ^ U c  Eq .
S  P  jQ  3 U c I  .U c
 jx d (3.37)
U C  Eq
Môđun dòng điện bằng: I mbđb (3.38)
3 xd
Vì Pmbđb = 0 nên công suất phản kháng của máy bù đồng bộ bằng:
U C  Eq
Qmbđb  S mbđb  3.U c .I mbđb  U c . (3.39)
xd
Từ biểu thức (3.39) ta thấy rằng, trị số và dấu của Qmbđb phụ thuộc vào quan hệ giữa Eq
và điện áp UC. Tăng dòng điện kích từ thì sức điện động Eq tăng. Khi Eq = Uc, công
suất phản kháng của máy bù đồng bộ Qmbđb = 0. Nếu quá kích thích Eq > UC thì máy
bù đồng bộ phát công suất phản kháng vào mạng, lúc này dòng điện Imbđb vượt trước
điện áp UC một góc 900 (hình 3.4b).
Giảm dòng điện kích từ đến một giá trị nào đó, ta có chế độ kích thích non, khi đó Eq <
UC và dòng điện Imbđb chậm sau điện áp UC một góc 900 (hình 3.4c). Trong chế độ này
, từ (3.3) ta thấy máy bù đồng bộ tiêu thụ công suất phản kháng của mạng. Công suất
định mức của máy bù đồng bộ (Q đmmbđb) là công suất định mức ứng với chế độ quá
kích thích. Do đặc điểm cấu tạo của máy bù đồng bộ, nên trong chế độ kích thích non
Qmbđb = 0,5 Q đm. mbđb.
Vì máy bù đồng bộ có thể sinh ra công suất phản kháng và cũng có thể tiêu thụ công
suất phản kháng, nên máy bù đồng bộ có thể làm tăng hoặc giảm điện áp tại phụ tải.
Mýa bù đồng bộ không chịu ảnh hưởng của điện áp mạng điện trong việc sản suất ra
công suất phản kháng, nó chỉ phụ thuộc chủ yếu vào dòng điện kích từ.

55
Dùng máy bù đồng bộ có thể điều chỉnh được điện áp rất trơn ( không bị nhảy cấp) và
chính xác vì dòng điện kích từ có thể điều chỉnh liên tục. Giá thành của mối đơn vị
dung lượng của máy bù đồng bộ thay đổi theo công suất định mức của nó, cho nên chỉ
khi nào dung lượng trên 5000 kVA, dùng máy bù đồng bộ mới đảm bảo kinh tế. Vì
vậy chỉ sủ dụng trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp là chủ yếu.
3.4.2.5 Bộ tụ điện có điều chỉnh
Nối song song các tụ vào mạng điện chỉ cho phép nâng cao điện áp, bởi vì các tị chỉ có
thể phát công suất phản kháng. Các tụ nối song song với mạng điện (hình 3.5) sẽ phát
công suất phản kháng, nâng cao hệ số công suất của mạng và đồng thời điều chỉnh
điện áp, vì giảm tổn thất điện áp trong mạng.
Công suất của các tụ thường được chọn theo phụ tải phản kháng lớn nhất. Trong
chế độ phụ tải nhỏ, điện áp trong mạng tăng lên. Vì vậy cần phải dự kiến giảm công
suất của các tụ.
Công suất của các tụ chọn xuất phát từ điều kiện nâng cao điện áp trên đường dây khi
phụ tải tác dụng không thay đổi.
3.4.3 Tổn thất điện áp và biện pháp nâng cao điện áp vận hành của mạng điện
1. Giảm tổn thất ∆U bằng cách chọn sơ đồ cung cấp điện hợp lý.
VD: Dùng sơ đồ “dẫn sâu”, phân nhỏ công suất trạm biến áp và đưa chúng vào gần
trung tâm phụ tải.
Biện pháp này chủ yếu được dùng trong giai đoạn thiết kế và có ảnh hưởng sâu sắc
đến toàn bộ hệ thống cung cấp điện.
2. Thay đổi tiết diện dây dẫn.
Biện pháp này được dùng với điện áp thấp, nơi cung cấp trực tiếp cho các phụ tải.
Tuy nhiên biện pháp này làm tăng nhanh vốn đầu tư và tác dụng điều chỉnh điện áp
của nó rất hẹp, vì vậy thường chỉ áp dụng đối với các phụ tải quan trọng.
3. Điều chỉnh đồ thị phụ tải.
Biện pháp này rất có hiệu quả và không đòi hỏi tăng vốn đầu tư. Nếu sắp xếp phụ tải
một cách hợp lý sao cho đồ thị phụ tải tương đối bằng phẳng sẽ tránh được hiện tượng
điện áp bị sụt quá mức khi phụ tải tăng vọt.
4. Điều chỉnh điện áp máy phát điện.
Biện pháp này chỉ dùng đối với các nhà máy phát điện.
5. Dùng tụ điện tĩnh để điều chỉnh điện áp.
Có hai cách mắc tụ điện tĩnh vào mạng điện:
- Mắc song song hay còn gọi là biện pháp bù ngang
Tổn thất điện áp trên đường dây được tính như sau:
PR  (Q  Qbù ) X (3.40)
U % 
U2
56
Rõ ràng bằng cách tăng hay giảm lượng Qbù sẽ thay đổi được tổn thất điện áp U % .
Trong thực tế người ta thường những sơ đồ điều khiển tự động đóng cắt tụ điện theo
mức điện áp của mạng.
- Mắc nối tiếp
Z = R+ j (XL – XC) (3.41)
Như vậy tổng trở của đường dây giảm xuống khi mắc tụ vào, do đó giảm đựợc tổn thất
điện áp.
Biện pháp này hiện nay chưa được dùng rộng rãi vì còn một số vấn đề kỹ thuật chưa
được giải quyết tốt như ổn định, bảo vệ.
6. Dùng máy bù đồng bộ
Máy bù đồng bộ có thể bù thêm công suất phản kháng cho mạng điện để nâng cao điện
áp, hoặc tiêu thụ bớt công suất phản kháng để hạ điện áp.
Máy bù đồng bộ là một loại thiết bị tốt để điều chỉnh điện áp. Tuy nhiên vận hành nó
rất phức tạp, giá thành cao, nó thường được sảnẫuất với cỡ công suất lớn, vì thế nó
được dùng để điều chỉnh điện áp tại các nút quan trọng của hệ thống điện.
7. Dùng máy biến áp có tự động điều chỉnh điện áp

U1 (3.42)
U2 
K
Trong đó U2 : Điện áp đầu ra của MBA
U1 : Điện áp đầu vào của MBA
K : Hệ số MBA
Như vậy khi điện áp nguồn không đổi, thay đổi nhệ số k, ta có thể thay đổi điện áp đầu
ra của MBA.
Bài tập
Bài tập 1: Cho số liệu thống kê về điện áp như sau:
U(V) 412,4 400 402 402,5 398,6 379 375 386 398 365 378 413
t(h( 0-2 2-4 4-6 6-8 8-10 10- 12- 14- 16- 18- 20- 22-
12 14 16 18 20 22 24
Đánh giá chất lượng điện của lưới điện, biết độ lệch điện áp trên đầu vào của tụ điện
là Vcp = 7,5 %.
Bài tập 2 : Cho cùng số liệu với bài 1, xét với phụ tải chiếu sáng có Vcp = -10 +5(%).
Bài tập 3: Chọn nấc máy biến áp tiêu thụ 22/0,4 kV biết;
A B C
D

57
Độ lệch điện áp trên thanh cái A là VA = 5%. Hao tổn điện áp ở chế độ tải cực đại
trên các đoạn đường dây là :UAB =4,67%, UBC = 3,6%; :UCD = 12,5%, độ lệch
điện áp cho phép là 8%.
Bài tập 4: Đường dây 0,38 kV dài 0,38 km, làm bằng dây dẫn A 120 cung cấp cho một
điểm tải có S = 62,5 + j49,76 (kVA). Hãy tính hao tổn điện áp và đánh gía chất lượng
điện trên đầu vào của thiết bị dùng điện khi:
Chưa mắc tụ bù
Mắc tụ bù dọc ở đầu đườngdây với điện trở của tụ là xc = 0,24 
Mắc tụ bù dọc trên ở cuối đường dây.

58
Chương 4
Độ tin cậy cung cấp điện
4.1 Đại cương về độ tin cậy cung cấp điện
Độ tin cậy cung cấp điện (ĐTCCCĐ) là khả năng hệ thống có thể đảm bảo cung cấp
điện liên tục và chất lượng cho các hộ dùng điện. Độ tin cậy trong chừng mực nhất
định có thể coi là xác suất đảm bảo cung cấp điện của hệ thống khi xảy ra các hiện
tượng khác nhau ảnh hưởng đến tính liên tục và chất lượng cung cấp điện. Hỏng hóc là
sự kiện phá vỡ khả năng làm việc bình thường của các phần tử hệ thống. Độ tin cậy
cung cấp điện là một trong những chỉ tiêu quan trong của hệ thống điện, nó phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác quan và chủ quan. Việc tính toán ĐTCCCĐ phải được quán
triệt ngay từ khi thiết kế hệ thống điện. Thêm vào đó quá trình vận hành mạng điện
phải thường xuyên khôi phục độ tin cậy cung cấp điện. Có hai quan điểm về khôi phục
khả năng làm việc của các phần tử là:
- Phát hiện hỏng hóc và tiến hành sửa chữa, khôi phục lại chức năng của thiết bị.
- Phát hiện hỏng hóc sẽ loại bỏ, thay mới hoàn toàn.
Trong thực tế, phụ thuộc vào vốn đầu tư có thẻ quan điểm này hay quan điểm kia
được ưu tiên, nhưng thường thì người ta kết hợp cả hai quan điểm này. Sau đây chúng
ta làm quen với một số khái niệm, định nghĩa thường gặp.
4.1.1 Xác suất làm việc tin cậy
Thời gian làm việc an toàn T của thiết bị làm một đại lượng ngẫu nhiên, đặc trựng
cho khoảng thời gian từ khi thiết bị làm việc đến khi xuất hiện sự cố đầu tiên. Xác suất
trong khoảng thời gian quan sát t không xảy ra sự cố p ( T t) gọi là xác suất làm viêc
tin cậy, hay gọi là xác suất tin cậy p(t). Xác suất tin cậy là hàm đơn điệu giảm dần theo
thời gian, khi t = 0 thì p = 1. (hình 4.1)

p q

q (t)
p (t)

0 0
t t

Hình 4.1 : Quan hệ phụ thuộc p(t), q (t)

4.1.2 Xác suất không tin cậy

59
Xác suất không tin cậy là xác suất sự kiện hỏng hóc xảy ra sớm hơn khoảng thời gian
xét.
q ( t )  p (T t )  1  p ( t )
(4.1)
q(t) là hàm tăng có giá trị bằng không khi t = 0 và bằng 1 khi t   ( hình 4.1)
4.1.3 Thời gian làm việc an toàn trung bình
Thời gian làm việc an toàn trung bình tp là kỳ vọng toán thời gian làm việc tin cậy của
thiết bị, được xác định theo biểu thức:

t p  M (t )   f (t ).t.dt  p(t ).t
0 (4.2)
Giá trị tp được xác định bằng diện tích giới hạn giữa đường cong p(t) với các trục toạ
độ.
4.1.4 Thời gian phục hồi trung bình
Thời gian phục hồi trung bình là kỳ vọng toán, thời gian chi phí để tìm và sửa chữ các
thiết bị hư hỏng.
1 n
tf   t fi
n i 1 (4.3)
t fi - thời gain phục hồi sự cố thứ i;
n - số lần xảy ra sự cố.
Trong thực tế thời gian phục hồi chính là thời gian mất điện.
4.1.5 Cường độ sự cố hay thông lượng hỏng hóc
Thông lượng hỏng hóc là kỳ vọng toán của các thông lượng hỏng hóc trên một đơn vị
thiết bị, trong một đơn vị thời gian.
n(t )

N .t (4.4)
n (t) – số lần hỏng hóc trong khoảng thời gian khảo sát;
N - số thiết bị.
Theo số liệu thống kê, thông lượng hỏng hóc và thời gian phục hồi trung bình của hệ
thống điện như trong bảng 4.1.

60
Bảng 4.1: Thông lượng hỏng hóc và thời gian phục hồi trung bình của các phần tử
trong mạng điện
Phần tử l km đường dây kV TBATG BATT L Thiết bị phân
km phối
cáp
Thông số 110 35 6- 10 0,4 110/35 35/10 10/ 35/ 6/0, 0,4 thanh T.bị
0,4 0,4 4 cái đóng
ngắt
 50 43 30 350 80 50 15 20 50 80 65 7
10-3/ năm
t (h) 6 12 12 4 165 150 90 100 15 12 4 8
4.1.6 Hệ số dừng
Hệ số dừng là xác suất phần tử ngừng làm việc trong khoảng thời gian khảo sát, có thể
xác định theo biểu thức:
tf
kd 
tf  tp
(4.5)
4.1.7 Hệ số sẵn sàng
Hệ số sẵn sàng là xác suất phần tử làm việc an toàn, được xác định theo biểu thức:
tp
ks   1  kd
tf  tp
(4.6)
4.2 Phương trình vi phân về độ tin cây cung cấp điện
Giả sử ở thời điểm t một phần tử đang làm việc an toàn, trong khoảng thời gian t
phần tử vẫn làm việc an toàn với xác suất p(t, t+t) là xác suất có điều kiện ( ban đầu
làm việc an toàn). Theo quy tắc nhân xác suất ta có thể viết.
p(t  t )
p(t , t  t ) 
p(t ) (4.7)
Xác suất trong khoảng thời gian t có thể xảy ra sự cố
q(t , t  t )  1  p(t , t  t ) (4.8)
p(t )  p(t  t )
q(t , t  t ) 
Hay p(t ) (4.9)
Chia cả hay vế cho t và lấy giới hạn ta được:
q(t , t  t ) p(t )  p(t  t ) dp p ' (t )
lim  lim  
 0 t  0 p(t ).t p(t ).dt p(t ) (4.10)
p ' (t )
  (t )
Ký hiệu p(t )

61
Từ (4.10) ta có phương trình vi phân về độ tin cậy.
dp
  (t ). p(t )
dt (4.11)
Nghiệm của phương trình vi phân này có dạng:
t


  ( t ). dt
p (t )  e 0

4.3 Đánh giá độ tin cậy cung cấp điện


4.3.1 Một số giả thuyết
Độ tin cậy cung cấp điện (ĐTCCCĐ) phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bất định,
vì vậy bài toán đánh giá ĐTCCCĐ thường rất phức tạp. Để có thể đơn giản hoá phép
tính người ta thường áp dụng các phương pháp tính gần đúng với một số giả thuyết
sau:
1. Xác suất hỏng hóc của các phần tử không phụ thuộc vào quá trình vận hành tức là
cường độ hỏng hóc không đổi  = const. Giả thuyết này gọi là tính chất tĩnh tạicủa hệ
thống.
2. Xác suất hỏng hóc của các phần tử không phụ thuộc vào hỏng hóc trước đó, giả
thuyết này gắn với tính chất không hậu quả.
3. Xác suất xuất hiện đồng thời hai sự cố là vô cùng bé, giả thuyết này gắn với tính
chất thứ tự.
4. Xác suất hỏng hóc của các phần tử không phụ thuộc vào trạng thái của các phần tử
khác, giả thuyết này gắn liền với tính chất độc lập.
Thông lượng hỏng hóc ứng với các giả thuyết trên gọi là thông lượng tối giản.
4.3.2 Một số phương trình cơ bản về ĐTCCCĐ
1. Phương trình thứ nhất
Theo định luật Poison xác suất xuất hiện hỏng hóc trong một thời gian t được xác
định:
(  t ) n  t
p nn  .e
n! (4.12)
Xác suất không xuất hiện sự cố trong thời gian t
(  t ) 0  t
p n0  .e  e t
0! (4.13)
Đây cũng là xác suất làm việc tin cậy của hệ thống trong thời gian t:
p(t )  e t (4.14)
2. Phương trình thứ hai
Thời gian trung bình làm việc an toàn giữa hai sự cố bằng tích phân xác suất tin cậy
của hệ thống.

62
 
1
t p   p(t ).dt   e t .dt 

0 0 (4.15)
3. Phương trình thứ ba
Gọi R(t) là hàm tin cậy của phần tử, tức là xác suất trong khoảng thời gian t phần tử
làm việc an toàn vói điều kiện là ở thời điểm ban đầu t=0 phần tử có trạng thái làm
việc. Tức là hàm tin cậy có hai điều kiện: ở thời điểm t =0 phần tử ở trạng thái sẵn
sàng với ks và ở thời điểm t>0 có xác suất tin cậy p(t). Ta có thể biểu hiện sự kiện này
như sau:
R(t )  k s . p(t )  k s .e t (4.16)
4.3.3 Thiệt hai do mất điện và thời gian mất điện đẳng trị
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản mà ta đã xét ở phần trên, cần phải kể đến hai chỉ tiêu
quan trọng khác là thiệt hai do ngừng cung cấp điện và thời gian mất điện đẳng trị.
1. Xác định thiệt hại do mất điện
Thiệt hại do mất điện là một trong những chỉ tiêu trong độ tin cậy cung cấp điện hơn
nữa nó là một phần rất quan trọng. Cho đến nay vẫn chưa có lý thuyết hoàn hảo xác
định thiệt hại về kinh tế do mất điện vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ta chỉ xét một
vài phương pháp đánh giá thiệt hại gần đúng. Nhìn chung thiệt hại do mất điện gồm ba
thành phần: thiệt hại do đình trệ sản xuất, không sử dụng được nguồn tài nguyên hiện
có, thiệt hại do sản phẩm bị hư hỏng và thiệt hại hệ thống do mạng điện không được sử
dụng.
a. Thiệt hại chính ( ứ đọng vốn đầu tư)
Thiệt hai chính đựoc xác định theo công thức:
 t .Z
Yc  .t f 1 . f
8760 (4.17)
Z – Chi phí quy đổi của xản suất;
tf1 - Thời gian mất điện;
f - Hệ số tính đến sự phân bố không đều của thời gian mất điện ứng với quy trình
công nghệ sản xuất;
t - Hệ số tính đến sự phân bố không đều của sự cố theo thời gian.
b. Thiệt hại phụ ( chất lượng sản phẩm không đảm bảo)
Thiệt hại phụ là thiệt hại do chất lượng sản phẩm không đảm bảo và phải sử dụng nhân
lực hỗ trợ khi mất điện.
Y f  t f 2 .N (G1  G2 )
(4.18)
N - Số lượng sản phẩm bị hư hỏng trong thời gian mất điện;
G1 – Giá thành sản phẩm;
G2 – Giá thành phế phẩm;
63
tf2 = t.tf1 - Thời gian mất điện trùng với quá trình sản xuất.
c. Thiệt hại hệ thống
Khi mất điện một số thiết bị ngừng cung cấp nên trong hệ thống có hiện tượng
thừa công suất. Các thiệt bị không được sử dụng hết khả năng làm giảm hiệu suất
chung và một thiệt hại nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Suất thiệt hại hệ thống có
thể xác định:
Z ht
Yht  . Ath (4.19)
TM .Ptt
Trong đó: Zht – Chi phí quy đổi của hệ thống điện;
TM – Thời gian sử dụng công suất cực đại;
Ptt – Công suất tính toán của hệ thống điện;
Ath - Điện năng thiếu hụt do mất điện.
2. Xác định thời gian mất điện
Trong tính toán độ tin cậy cung cấp của hệ thống điện thì thời gian mất điện
đóng vai trò rất quan trọng.
T = tf + .tđk (4.20)
Ngoài thời gian phục hồi tf còn có thành phần nữa nữa là .tđk tính đến thời gian
mất điện biết trước do sửa chữa định kỳ. Trong một năm thời gian mất điện T phải nhỏ
hơn thời gian mất điện quy định. Thời gian mất điện T được gọi là thời gian mất điện
đẳng trị, nó được xác định cho toàn mạng điện là:
T = C. LC + BATG+f .Lf - f..lCL - f.lMC + TT + H.LH (4.21)
C, f, H – Là suất thiệt hại trên một km chiều dài đường dây cung cấp, phân phối và
hạ áp;
BATG, TT – Là suất thiệt hại ở trạm biến áp trung gian và tiêu thụ;
β- hệ số kể đến ảnh hưởng của việc đặt dao cách ly để phân đoạn đường dây;
lCL, lMC – Là đoạn đường dây được trang bị dao cách ly và máy cắt để loại trừ sự cố
ở lưới phân phối. Giá trị này cho sẵn trong bảng 4.2
Biết được T ta so sánh được các sơ đồ khác nhau trên cơ sở đó chọn được sơ đồ
điện có thông số hợp lý.
Bảng 4.2: Suất thời gian mất điện đẳng trị của các phần tử mạng điện
Đường dây, h/km.năm Trạm biến áp, h/ năm
110 kV 35 kV 6 – 10 kV 0,4 kV TG TT
0,5 0,55 0,6 2,5 12 24

64
4.3.4 Phương pháp phân tích sơ đồ
1 . Mạch nối tiếp
Sơ đồ gồm n phần tử mắc nối tiếp. độ tin cậycủa sơ đồ trong khoảng thời gian t
được xác định:
1.tf1 2.tf2 3.tf3

Hình 4.2 Sơ đồ mạch nối tiếp


n
p(t )   pi (t )
t 1 (4.22)
Trong đó: pi(t) –Xác suất tin cậy của phần tử i
n
n
  .t f
  i .t f
p(t )   .e e i 1

t 0 (4.23)
Cường độ sự cố của mạch nối tiếp
n
 nt   i
i 1 (4.23)
Thời gian phục hồi trung bình:
n
1
t ntf  . i .t fi
nt i ` (4.24)
Hệ số dừngcủa mạch nối tiếp:
n
k dnt   k di
i 1 (4.25)
Thời gian làm việc an toàn
1
t ntp 
 nt (4.26)
t ntp
k nt

t ntf  t ntp
s

Hệ số sẵn sàng: (4.27)


 t
Hàm tin cậy sẽ là: R  k s .e nt nt
(4.28)
2. Mạch song song
Đối với mạch song song ( hình 4.3) tiện hơn là xác định xác suất xảy ra sự cố q.
Giả sử mạch điện gồm n phần tử mắc song song với thông lượng hỏng hóc của các
phần tử là i và thời gian phuc hồi là ti như hình 5.3. Xác suất hỏng hóc của các phần
tử được tính theo công thức:
n n
q(t )  q (t )  (1  pi(t ))   (1  e i .ti ) (4.29)
i 1 i 1

65
Cường độ sự cố của mạch song song:
n

dq d  (1  e i .ti )
 ss   i 1

dt dt (4.30)
Đối với mạch song song gồm hai phần tử.
ss  1 .2 .(t f 1  t f 2 )
(4.31)
Thời gian phục hồi trung bình: 1.tf1
1
t ssf 
1 1

t f1 tf2
(4.32)
Thời gian làm việc an toàn n.tfn
1 Hình 4.3 : Sơ đồ mạch song song
t pss 
 ss (4.33)
Khi ta đã biết i, tfi ta có thể xác định:
i .t fi
qi 
8760 (4.34)
q1
3. Biến đổi sao sang tam giác 1
1
Xét hai sơ đồ mạch điện đấu sao và tam giác. q2 q13 q12
2
Xác suất xảy ra sự cố giữa hai nút 1 và 2 (hình 4.4) 3
Theo sơ đồ đấu sao: q3 3 2
q23
q12'  1  p12  1  p1. p2  1  (1  q1 ).(1  q2 ) Hình 4.4: Sơ đồ chuyển đổi từ sao
1- (1-q2-q1+q1.q2)=q2+q1 sang tam giác
Theo sơ đồ đấu tam giác.
q12"  q12 .q123  q12 .(1  p123 )  q12 .(1  p13. p23 )  q12 .(1  (1  q13 )(1  q23 ))
q12.(1-(1-q23-q13+q13.q23))=q12.(q23+q13-q13.q23)
Đặt q‟12 = q”12 bỏ qua các số hạng vô cùng bé qi qj qk ta được hệ phương trình:
q12 .q13  q12 .q 23  q1  q 2

q 22 .q13  q12 .q 23  q 2  q3
q .q  q .q  q  q
 12 13 13 23 1 3
(4.35)
Giải hệ phương trình trên ta được:
q1= q13.q12 ; q2 = q12.q23 ; q3 = q13.q23 (4.36)
q1 .q 2 q3 .q 2 q3 .q1
q12  q 23  q13 
q3 q1 q2
; ; (4.37)
4.3.5 Phương pháp xác suất toàn phần
Trước hết ta chọn một phần tử cơ bản H sao cho có thể phân tích sơ đồ thành hai
thành phần, mà cho phép xác định xác xuất một cách tin cậy nhất.
66
Xác suất tin cậy của hệ thống được xác định theo công thức xác suất toàn phần.
 A  A
p( A)  p ( H ). p   p ( H ). p 
H  H  (4.38)
p(H) – Xác suất tin cậy của phần tử H;
p( H ) – Xác suất không tin cậy của phần tử H;
p( H )  1  p( H )
p(A/H)- Xác suất tin cậycủa hệ thống với điều kiện H hoàn toàn tin cậy;
p(A/ H ) – Xác suất tin cậy của hệ thống khi H hoàn toàn không tin cậy ( tức là bị sự
cố).
Xét sơ đồ mạch cầu ( hình 4.5a), nếu chọn phần tử 3 làm cơ sở ta có thể phân
thành hai sơ đồ: hình 4.5b và 4.5c, xác suất tin cậy của mạch được xác định:
p(A) = p3.p(A/3) + (1-p3).p(A/3)
Xác suất tin cậy của mạch khi phần tử 3 tin cậy P(A/3), xác định theo sơ đồ
hình 4.5b. Xác suất tin cậycủa mạch khi phần tử 3 bị sự cố P(A/3) xác định theo sơ đồ
hình 4.5c.
1 4

3
2 5

1 4 1 4
a

2 5 2 5

b c
Hình 4.5: a . Sơ đồ mạch cầu
b. Sơ đồ khi phần tử cơ bản hoàn toàn tin cậy
c. Sơ đồ khi phần tử bị sự cố.
4.3.6 Độ tin cậy cung cấp điện có xét đến hiện tượng già cỗi
Mọi thiết bị đều trải qua ba giai đoạn làm việc như hình 4.6
Ở giai đoạn chạy rà, cường độ hỏng hóc cao do những khuyết tật trong chế tạo
nhưng được khắc phục nhanh.
Ở giai đoạn vận hành bình thường hỏng hóc xảy ra do những nguyên nhân ngẫu
nhiên.
Ở giai đoạn già cỗi hỏng hóc xuất hiện do các chi tiết bị hao mòn, lão hoá...

67

III
I II

Hình 4.6: Các giai đoạn làm việc của thiết bị


Giai đoạn I - chạy rà
Giai đoạn II - vận hành bình thường
Giai đoạn III - thời gian già cỗi.

Hiện tượng lão hoá diễn ra một cách từ từ dưới sự tác động của nhiều yếu tố,
trong đó không có yếu tố nào tác dụng quyết định, vì vậy có thể coi sự cố xảy ra do
quá trình hao mòn và lão hoá có phân phối xác suất dạng chuẩn. Xác suất làm việc an
toàn của hệ thống trong khoảng thời gian t cho trước có thể coi là xác suất để trong
thời gian đó không xảy ra sự cố nào và được xác định theo biểu thức:
 t mt 2
1 t m
p  p(T  t ) 
'
. e 2. t
 0,5  F    0,5  F ( x) (4.39)
 T . 2  t 
G
0

F(x) – Hàm laplace;


mt, t - Kỳ vọng và phương sai của thời gian thời gian làm việc an toàn.
Như vậy độ tin cậy của hệ thống được xét đến cả hai quá trình ngẫu nhiên và già cỗi.
Xác suất tin cậy tổng hợp p(A) :
p(A) = p‟N .p‟G
p‟N, p‟G – xác suất tin cậy khi xét đến hỏng hóc ngẫu nhiên và khi chỉ xét đến hỏng
hóc do già cỗi.
Như vậy xác suất tin cậy của hệ thống là
  1  m 
p ( A)  e   .0,5  F   (4.40)
   t 
4.3.7 Xác suất độ tin cậy theo phương pháp Markốp
Nếu ta giả thuyết thông lượng hỏng hóc là tối giản, sự chuyển đổi trạng thái của hệ
thống dưới dạng sự tác độngcủa các sự kiện nào đó thì quá trính diễn ra trong hệ thống
có thể coi là quá trình Markốp.
01 12 n-1,n
S0 S1 S2 Sn
01 12 n-1,n

Hình 4.7 Xích Markốp


68
Nếu ta quan niệm quá trình hỏng hóc là quá trình chết và quá trình phục hồi, sửa chữa
là sinh trưởng thì có thể biểu thị graph trạng thái của hệ thống dưới dạng sinh tử, hay
còn gọi là xích Markốp ( hình 4.7). Từ trạng thái S0 ta chuyển sạng trạng thái S1 bởi
thông lượng hỏng hóc 01. Từ trạng thái S1 chuyển sang trạng thái S0 bởi thông lượng
phục hồi 01....
Theo sơ đồ của xích Markốp ta có thể thiết lập được phương trình trạng thái pi.
01 . p 0   01 . p1 
12 . p1   21 . p 2 


........................ 
n 1,n . p n 1   n ,n 1 . p n1 
(4.41)
Với tổng xác suất trạng thái pi =1
Từ hệ phương trình trên ta tìm được:

p1  01 . p 01
 01
  .
p 2  12 . p1  01 12 . p 0
12  01 .12
.........................................
01 .12 ....n 1,n
pn  . p0
 01 .12 ...... n ,n 1
(4.42)
Dễ dàng xác định được xác suất trạng thái S0 từ phương trình
 01 01 .12 01 .12 ....n 1,n 
 i 0    .
p  p . 1    ...
 . ......
 1

 01 01 12 01 12 n , n 1 0 

1
   . 01 .12 ....n 1,n 
p0  1  01  01 12  ... 
  01  01 .12  . ...... 
 01 12 n , n 1 0 (4.43)
Biết được p0 ta dế dàng xác định được xác xuất pi.
4.3.8 Xác định độ tin cậy có tính đến dự phòng
Dự phòng thiết bị là một trong những giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
của hệ thống. Giả sử hệ thống có n phần tử với xác suất tin cậycủa mối phần tử là p,
xác suất làm việc tin cậy được xác định theo biểu thức Becnuly : pht = Cnn.pn;
Trong đó: Cnn - tổ hợp của n phần tử;
Nếu có thên m phần tử dự phòng thì xác suất tin cậy của hệ thống sẽ được xác định:
m
p ht   C nnmi i . p n i q mi
i 0

p ht  C nn m . p n q m  C nnm1 1 . p n 1 q m1  ...  C nmmn . p n  m q 0

69
4.4 Các phương pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
4.4.1 Phân loại các phương pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện có thể chia thành
hai phương pháp.
1. Các phương pháp tổ chức kỹ thuật
Các phương pháp tổ chức kỹ thuật không cần sử dụng nhiều vốn đầu tư, thiết bị
nhưng thường mang lại hiệu quả cao, trong số các giải pháp này bao gồm:
Dự trữ thiết bị và vật liệu loại trừ sự cố
Nâng cao yêu cầu đối với công nhân vận hành và đối với thiết bị.
Xây dựng chế độ vận hành hợp lý, thiết lập quy trình vận hành thiết bị
Tổ chức hợp lý việc tìm kiếm và loại trừ sự cố.
Tổ chức hợp lý việc đại tu sửa chữa định kỳ.
Tổ chức sửa chữa dưới điện áp ( sửa chữa khi có điện) đảm bảo về kỹ thuật và an toàn.
2. Các phương án kỹ thuật
Các phương án kỹ thuật đòi hỏi trang thiết bị và vốn đầu tư, mỗi phương pháp
mạng lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Các phương pháp thường được áp dụng rộng rãi
là:
Hoàn thiện bảo vệ rơle, sử dụng các rơle và phương thức bảo vệ tiên tiến nhất.
Hoàn thiện cơ cấu tự động đóng lặp lại. Đây là biện pháp nâng cao độ tin cậy
rất quan trọng mạng lại hiệu quả lớn.
Giảm bán kính lưới phân phối.
Dự phòng đường dây
Dự phòng công suất.
Phân đoạn đường dây
Nâng cao độ tin cây cung cấp điện của các phần tử riêng lẻ.
4.4.2 Dự phòng công suất
Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trên thực tế người ta thường trang bị một
lượng công suất dự trữ bằng cách xây dựng các trạm phát điện dự phòng. Việc trạng bị
này sẽ làm tăng vốn đầu tư. Vì vậy việc đặt trạm dự phòng phải được tính toán kinh tế
- kỹ thuật để đảm bảo điều kiện tối ưu của hệ thống. Giả sử số lần mất điện trong một
năm là n, thời gian phục hồi trung bình là tf, suất thiệt hại trung bình là y0. Thiệt hại do
mất điện được xác đinh:
Y  y0 . Ath  y 0 .n. t .t f .Pth
(4.44)
Trong đó: Ath – Năng lượng thiết hụt do mất điện;
t - Hệ số trùng hợp;
Pth – Công suất thiếu hụt.

70
Việc đặt trạm dự phòng chỉ có ý nghĩa khi chi phí tính toán của trạm thấp hơn
thiệt hại do mất điện.
Z dp  p.Vdp  Cdp  Y
(4.45)
Nếu ta lấy công suất dự phòng bằng công suất thiếu hụt Pdp = Pth thì suất chi
phí quy đổi.
p.Vdp  C dp
Z dp 
Pth . t .n.t f
(4.46)
Như vậy điều kiện kinh tế để đặt trạm dự phòng là: Zdp  y0
4.4.3 Phân đoạn đường dây
Phân đoạn đường dây đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện. Nó làm giảm số lần cắt điện ở lộ tổng. Thường sử dụng hai loại phân
đoạn đường dây như sau:
Phân loại đường dây bán tự động được sử dụng bằng hệ thống dao cách ly, cầu
chảy và các thiết bị bằng tay khác đặt trên các nhánh rẽ. Khi có sự cố trên, cơ cấu phân
đoạn sẽ tự động tách đoạn đường dây này ra khỏi điện chính đảm bảo cho các hộ dùng
điện khác không bị ảnh hưởng và giúp cho việc xác định sự cố ngắn mạch nối đất
được tiến hành dễ dàng. Sau khi đã khắc phục sự cố, mạng điện lại được đóng vào
nguồn bằng tay. Cơ cấu này cũng được sử dụng để cắt điện sửa chữa định kỳ và kiểm
tra thiết bị.
Phân đoạn đường dây bằng cơ cấu tự động thường được thực hiện bằng các
máy cắt, có thể tự động đóng cắt hoặc điều khiển từ xa. Khi mạng điện có sự cố cơ cấu
phân đoạn sẽ tự động tách đoạn bị sự cố ra khỏi mạng điện đảm bảo cung cấp điện liên
tục cho các hộ dùng điện ở các nhánh đường dây không bị sự cố. Khi đặt cơ cấu phân
đoạn sẽ làm tăng chi phí của lưới điện, vì vậy việc đặt cơ cấu phân đoạn phải được tính
toán kinh tế - kỹ thuật.
Đường dây không phân nhánh
Ta giả thuyết rằng phụ tải phân bố đều trên đường dây chiều dài L với mật độ
công suất là P0 ( hình 4.8). Số lần sự cố trên một km chiều dài đường dây trong năm là
n, thời gian phục hồi trung bình của mỗi lần sự cố là tf. Năng lượng hiếu hụt do mất
điện khi chưa có cơ cấu phân đoạn ( hình 4.8a) là:
A0  P0 .n.t f .L2
Giả sử đặt một cấu phân đoạn trên đường dây cách đầu cuối một đoạn dài l (
hình 4.8b). Khi có sự cố trên đoạn L máy cắt phân đoạn sẽ tác động ngắt đoạn sự cố l
ra khỏi mạch đảm bảo cho các thụ điẹn ở đoạn đầu vẫn được liên tục cung cấp điện.
Năng lượng thiếu hụt ở trường hợp này là:

71
At  P0 .L.( L  1).n.t f  P0 .l 2 .n.t f
(4.47)
Số hạng đầu tiêncủa biểu thức trên là năng lượng thiếu khi sự cố xảy ra ở đầu
đường dây. Số hạng thứ hai khi sự cố xảy ra ở đoạn sau.
L L
l

P0 P0

a b
Hình 4.8: Sơ đồ phân đoạn đường
dây
Một câu hỏi đặt ra là cơ cấu phân đoạn ở đâu sẽ cho hiệu quả phân đoạn là cao
nhất? Rõ dàng vị trí tối ưu sẽ là nơi mà năng lượng thiếu hụt là min. Muốn vậy ta lấy
đạo hàm At ứng với chiều dày l và cho triệt tiêu:
A
  P0 .n.L.t f  2.l.P0 .n.t f  0
l (4.48)
Giải phương trình trên ta được: lkt = L/2
Đạo hàm bậc 2 của A1 mang dấu dương nên giá trị A1 sẽ là cực tiểu thay cho I
bằng giá trị kinh tế vào (4-47)
3.L2
ta được: A1  P0 .n.t f . (4.49)
4
2.L2
Nếu đặt hai cơ cấu phân đoạn : A1  P0 .n.t f .
3
Tương tự khi đặt N cơ cấu ta được công thức tổng quát
1 N 2 1 N 2
AN  P0 .n.t f .L2 . .  A0 . . (4.50)
2 N 1 2 N 1
Thiệt hại do mất điện

1 N 2
Yn  y0 . AN  y0 .P0 .n.t f .L2 . . (4.51)
2 N 1
Hiệu quả do đặt N cơ cấu phân đoạn là;
1 N 2
Yn  Y0  YN  Y0 . . (4.52)
2 N 1
Để xác định số lượng cơ cấu tố ưu ta thành lập hàm mục tiêu:
1 N 2
Z  pN .Vpđ  y0 . A0 . .  min (4.53)
2 N 1
Trong đó
Vpđ - Vốn đầu tư của cơ cấu phân đoạn ;
Lấy đạo hàm của Z theo N và cho triệt tiêu ta sẽ được phương trình;

72
Z 1 y .A
 p.V pđ  . 0 0 2  0 (4.54)
N 2  N  1
Nghiệm của phương trình cho ta số lượng cơ cấu tôi ưu:
y0 A0
N kt  1 (4.55)
2 pV pd

y0 A0
Đặt Nkt =1;Ta có: 2  ; (4.56)
2 pVpd
Hay : 8P.Vpd = A0y0 (4.57)
Như vậy, việc đặt cơ cấu phân đoạn chỉ có ý nghĩa khi thiệt hại do mất điện gấp 8 lần
khấu hao vốn đầu tư cơ cấu.
Đường dây phân nhánh (hinh 4.9)
Thiệt hại khi chưa có cơ cấu phân đoạn tại nhánh rẽ.
Y = y0P0(L+l)2ntf (4.58)
Khi đặt cơ cấu phân đoạn, chi phí tính toán có tính tới thiệt hại do mất điện là:
Z = p.Vpđ +y0P0L(L+1)ntf + y0P0l2ntf (4.59)
Việc đặ cơ cấu sẽ có ý nghĩa kinh tế khi thực hiện điều kiện:
Y0.p0(L + 1)2ntf > pVpđ + y0p0L(L+1)ntf + y0p0l2ntf
pV pd
l (4.60)
y0 P0 Lnt f
Chọn vị trí đặt của cơ cấu phân đoạn.
Hiệu quả phân đoạn đường dây phụ thuộc nhiều vào số lượng và vị trí đặt của
các cơ cấu. Vì vậy việc xác định vị trí đặt tối ưu của các cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng
trong thiết kế nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Chọn cơ cấu phân đoạn đường dây khi đã biết số liệu cụ thể của các phụ tải.
Trình tự tính toán tiến hành như sau:
Căn cứ vào bảng cho sẵn xác địmh khả năng thiệt hại do mất điện của các thụ điện.
Y = y0χtNt (4.61)
Y0 - Suất thiệt hại trên một đơn vị sản phẩm;
χt - Hệ số trùng lập;
N - Số đơn vị sản phẩm;
t - Thời gian mất điện trong năm.
2. Xác định tổng thiệt hại của lưới.
Y   Yi ; (4.62)
Yi - thiệt hại ở điểm thứ i.
3. Sơ bộ các định vị trí đặt cơ cấu phân đoạn và xác định hiệu quả phân đoạn.

73
YI t II
E
t (4.63)
Trong đó :
YI - Tổng thiệt hại do mất điện trong năm trên đoạn I (tính từ nguồn điện đến
điểm đặt cơ cấu).
tII - thời gian mất điện trong năm của đoạn dây sau cơ cấu phân đoạn.
t - Tổng thời gian mất điện của cả lưới.
4. Xác định hiệu suất kinh tế của cơ cấu.
Ekt = E - Epđ (4.64)
Epđ – Chi phí tính toán của cơ cấu phân đoạn.
Zpđ = pVpđ + C (4.65)
Điều kiện đặt cơ cấu phân đoạn là: Ekt > 0
5. Chọn vị trí đặt của cơ cấu phân đoạn thứ 2 và xét sự kết hợp của hai cơ cấu:
Hiệu quả phân đoạn khi đặt hai cơ cấu

- Nếu các cơ cấu đặt song song: E = Et + E2 (4.66)
Yi ii tiii
- Nếu cơ cấu đặt nối tiếp nhau: E *  Et  (4.67)
t
Et, E2 – Hiệu quả phân đoạn của cơ cấu 1 và 2 xác định theo Yt- ii: tổng thiệt hại
của các thụ điện mắc giữa hai cơ cấu phân đoạn;
Tiii – Thời gian mất điện trong năm của đoạn dây theo cơ cấu phân đoạn thứ iii.
Xác định hiệu suất kinh tế khi đặt 2 cơ cấu.
E KT 2  E   2Z pd
; (4.68)
Nếu EKT2< EKT1 thì việc đặt hai cơ cấu sẽ không đem lại hiệu suất kinh tế bằng
đặt một cơ cấu.
Nếu EKT2 > EKT1 thì xét tiếp phương án đặt 3 cơ cấu và cứ thế cho đến khi xác
định được.
EKTn 1  EKTn thì dừng lại.
Chọn vị trí đặt cơ cấu phân đoạn khi không có số liệu cụ thể của các thụ điện.
Lúc này cần dựa vào công suất đặt của trạm tiêu thụ để xác định hiệu quả phân
đoạn.
E = kncP1y0.tii ; (4.69)
Trong đó:
P1 - Tổng công suất đặt của tất cả các trạm tiêu thụ phía trước cơ cấu phân đoạn;
knc - Hệ số nhu cầu;
tii - Tổng thời gian mất điện của các đoạn dây sau cơ cấu phân đoạn;
y0 - Suất thiệt hại do mất điện có giá trị y0 =0,6  1,5 ngàn đồng/kWh.

74
Các trình tự tính toán tiếp theo tiến hành như trên. Các cơ cấu phân đoạn theo
điều kiện làm việc định mức và kiểm tra theo điều kiện ngắn mạch.
Dự phòng đường dây.
Giả sử ta có một đường dâycung cấp điện cho một xí nghiệp. Tuỳ mức độ quan
trọng của xí nghiệp mà có trang thiết bị quan trọng khác nhau. Trường hợp không có
công suất dự phòng ta phải tính đến việc cung cấp điện năng từ một đường dây khác.
Điều kiện thực hiện đường dây dự phòng là chi phí qui đổi của đường dây dự phòng
phải nhỏ hơn thiệt hại do mất điện của phụ tải mà ta cần cung cấp.
Tính toán lưới điện có xét đến độ tin cậy cung cấp điện
Quan hệ giữa độ tin cậy cung cấp điện và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Khi xây dựng mô hình toán học của mạng điện ta so sánhcác phương án có độ
tin cậy chất lượng điện là ngang nhau. Nếu không ta phải tính thêm thời gian thiệt hại
do mất điện.
Chi phí tính toán toàn phần được xác định.
Z = Z0 + Y; (4.70)
Z0 – Chi phí tính toáncủa hệ thống điện;
Y - Thiệt hại do gián đoạn cung cấp điện.
Thường có 2 loại bài toán trong thực tế .
Loại thứ nhất: với lưới điện đang vận hành, cần tính chọn các phương án nâng cao
cung cấp điện lên mức cần thiết.
Loại thứ hai: chọn các đặc tính của lưới điện để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện đến
mức cần thiết.
Để nghiên cứu đặc tính tối ưu của mạng điện ta phải xét mối quan hệ của Z với
các thông số tin cậy.
M N M N
Z   pijVij .mij  y0  Pij nij mij tij ; (4.71)
j
j i l i j i l i

M - Số lượng thiét bị;


N - Số loại thiết bị trong phân tử;
Vij - Vốnđầu tư của loại thiết bị thứ i ở phần thứ j;
pij - Hệ số khấu hao;
Pij – Công suất của thiết bị;
nij - Số lần mất điện trung bình;
tij - thời gian phục hồi mỗi lần mất điện.
Tổng chi phí của mạng điện phụ thuộc vào vốn dầu tư và số lần mất điện, hỏng
hóc trên các phân tử.
Bài toán này được giả theo qui hoạch tuyến tính với điều kiện dàng buộc

75
M N

 n t
j i l i
ij ij  t cp
(4.72)
Tcp - thời gian mất điện cho phép trong năm.
Giữa số lần mất điện và vốn đầu tư thiết bị tồn tại mối quan hệ n = f(V). Thực tế
mối quan hệ này khó xác định vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Giả sử ta biết mối
quan hệ giữa số lần hỏng hóc của thiết bị ni và vốn đầu tư Vi dưới dạng phương trình
hồi quy.
ai ai
n   b; ni 
V hoặc (Vi  Ci ) ; (4.73)
Trong đó a, b,c, α là các hằng số xác định từ các số liệu thống kê.
Chi phí quy đổi của các phân tử thứ i có thể biểu diễn dưới dạng
Zi = piVi + y0Piniti (4.74)
Lấy đạo hàm riêng của Z theo Vi
Z n
 pi  y0 Piti 0 (4.75)
Vi Vi
n  i ai
Mà: 
Vi Vi 1
Thay vào ta được:
Z a
 pi  y0 Piti i i1  0 (4.76)
Vi Vi
Từ phương trình trên ta xác định được vốn đầu tư tơi ưu để cung cấp điện có độ tin
cậy hợp lý nhất.
1
 y .P .t .a .  i 1
VKT  0 i i i i  (4.77)
 P 
Ta thấy năng lượng thiếu hụt
Ai = Pi.ni.ti (4.78)
Lấy đạo hàm theo vốn đầu tư Vi .
Ai n n Ai 1
 Pi .ti .   . (4.79)
Vi Vi Vi Vi Pi .ti
Thay giá trị này vào phương trình (4.75) ta được:
Z A 1
 pi  y0 .ti . i . 0 (4.80)
Vi Vi Pi .ti
Phương trình này phản ánh mối quan hệ giữa năng lượng thiếu hụt và vốn đầu

Ai = f(Vi), mà từ đó có thể tìm ra lời giải tối ưu về độ tin cậy cung cấp điện.
4.5.2 Chọn sơ đồ cung cấp điện tơi ưu có xét đến độ tin cậy cung cấp điện

76
Phương án tối ưu được lựa chọn tốt nhất là:
Z = Z0 + Y  min (4.81)
Hoặc Z = Z0 + y0.A  min (4.82)
Năng lượng thiếu hụt A xác định dựa vào cường độ sự cố của từng phần tử i và thời
gian phục hồi trung bình tf.
A =  .tfi.Pt.b (4.83)
Trong đó:
, tfi – Cường độ sự cố và thời gain phục hồi trung bình của hệ;
Ptb – Công suất trung bình của hệ.
Trong nhiều trường hợp năng lượng thiếu hụt có thể xác định theo công suất sự cố
p(t) của hệ:
A = q.Tmax.Pmax (4.84)
Xác suất ngừng cung cấp q được xác định dưak trên xác suất sự cố qi của các phần
tử trong hệ thống.
i .t fi  tdi
qi  (4.85)
8760
tdi - Thời gian sửa chữa định kỳ trong năm;
Pmax, Tmax – Công suất cực đại và thời gian sử dụng công suất cực đại.
Trong những trường hợp thiếu sô liệu về thiệt hại do mất điện có thể dựa vào
thời gian mất điện để tính độ tin cậy cung cấp điệncủa sơ đồ, xác định dựa vào biểu
thức (4.21). Đối với lưới điện hai nguồn cung cấp thì c.lc = 0; đối với trạm biến áp đặt
hai máy thì BA = 0 . Chi phí quy đổi của lưới điện có tính đến độ tin cậy cung cấp
điện được xác định như sau
Z = pc.Vc.1 + pba.Vba.Đ1+ pf.lf.V.Đi + p.VMCi + p.Vcli + p.Đ.Vdp (4.86)
Trong đó:
Vc, V, VBA, VMC, VCL, Vdp – Vốn đầu tư đường dây cung cấp, phân phối,
trạm biến áp, máy cắt, dao cách ly, cơ cấu dự phòng.
Đ - Hệ số tính đến khả năng sử dụng các phường tiện nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện đồng thời cho các đường dây khác có thể xác định.
Đ = 1/ (1+n) (4.87)
N - số đường dây, trừ đường dây đang xét.
Việc lựa chọn sơ đồ cung cấp điện có thể tiến hành tính toán độ tin cậy cung cấp
điện từ sơ đồ đơn giản đến phức tạp.
4.6.3 Xác định bán kính kinh tế lưới điện phân phối có tính tới độ tin cậy cung cấp
điện

77
Độ tin cậy cung không những được tính đến khi chọn các đặc tính kỹ thuật và cơ
cấu lưới điện mà còn tính đến khi xác định các thông số của hệ thống như bán kính
kinh tế của lưới điện. Ở chương..... chúng ta đã thiết lập phương trình xác định bán
kính kinh tế của lưới điện phân phối:
A.r B C
Z0    2 (4.88)
2 2r 4 r
 ( p f b f  3 j 2 pc )
Với A  (4.89)
2 3 jU cos 
B = pc.ac và C = pba.mba
Để tính dộ tin cậy cung cấp điện ta dựa thêm vào phương trình thành phần thiệt hại
cung cấp điện Y. Giả thuyết là vùng quy hoạch được quy về hình vuông cạnh 2R. Mật
độ phụ tải là . Mỗi trạm biến áp trung gian có k lộ ra. Công suất truyền tải của mỗi
tuyến dây sẽ là:
 . A.R 2 4. .r2
PM   (4.90)
N c .k k
Nc - số lượng trạm cung cấp : Nc = R2/r2
R – bán kính lưới phân phối.
Thiệt hại do mất điện trên tuyến dây
1 N 2
Y  y0 .n.t f .L f . .kmt .PM (4.91)
2 N 1
Kmt - Hệ số mang tải : kmt = TM /8760
Thay giá trị : L f   . NTT .F   .4.R 2 . NTT 0 và giá trị PM ở (4.90) và biểu thức (4.91)
ta được:
1 N  2 4 4 N 2 4
Y  y 0 .n.t f . .k mt .4 R 2
N TT 0 . .  y 0 .n.t f . .k mt .8R N TT 0 .
2
.
2 N 1 k N 1 k
NTT0 - Số lượng trạm tiêu thụ trên 1km2 diện tích.
Thiệt hại do mất điện trên 1 đơn vị diện tích là:
Y N 2 4 D 2
Y0   y .n.t . .k .2 N . .  .r (4.92)
N 1 k
0 f mt TT 0
2R2 4
N 2 
Với D  y0 .n.t f . .kmt .8 NTT 0 . . (4.93)
N 1 k
Như vậy nếu tính đến ĐTCCCĐ ta có hàm mục tiêu:
A.r B C D.r 2
Z  Z 0  Y0    2 (4.94)
2 2r 4r 4
Lấy đạo hàm theo r và cho triệt tiêu, với một vài biến đổi đơn gảin ta đươc phương
trình:

78
Br  C
r3  0
Dr  A (4.95)
Phương trình có thể giải bằng phương pháp phân tích đồ thị hoặc phương pháp giải
tích.
4.7 Ví dụ và bài tập
Ví dụ 4.1 . Xác định các chỉ tiêu ĐTCCCĐ cho trạm điện phân phối từ thanh cái trạm
biến áp trung gian đến đầu vào của hộ dùng điện theo sơ đồ hình vẽ gồm: Thanh cái
trạm trung gian, 5 km đường dây 10 kV, máy biến áp tiêu thụ thanh cái trạm tiêu thụ
và 0,46 km đường cáp hạ áp. Công suất tính toáncủa hộ dùng điện là 210 kW.
Giải
Thông lượng hỏng hóc và thời giai phục hồi được tra theo bảng kết quả được ghi
trong bảng 4.3.
Thông lượng hỏng hóc của mạng điện
 = i =0,339
Thời gian phục hồi của mạng điện
tfm = i .ti /  = 12,301 h
Bảng 4.3 . Tham số về độ tin cậy của các phần tử trong ví dụ 5.1
Thanh Máy Đường dây Biến áp Cáp
Phần tử Thanh cái 
cái (TG) cắt (10kV) (TT) 0,4 kV
 0,065 0,007 0,15 0,015 0,065 0,0368 0,3388
tf 4 8 12 90 4 12
.tf 0,26 0,056 1,8 1,35 0,26 0,4416 4,1676

TC (TG) MC ĐD (10 kV) BA TC (0,4 kV) Cáp

Hình 4.10: Sơ đồ mạng điện ví dụ 4.1

 t 0, 339t
Độ tin cậy trong một năm vận hành : p(t )  e  e  0,712

q(t) = 1 – p(t) = 1- 0,712 = 0,228


Thời gian làm việc an toàn
tp = 1/ = 1/0,339 = 2,94 năm
Hệ số dừng : kd = .p(t) = 0,339.0,712 = 0,242
79
Hệ số sẵn sàng: kss = 1- kd = 1 – 0,242 = 0,758
Năng lượng thiếu hụt Ath = P..tfm = 210.0,339.12,301 = 875,71 kWh
Ví dụ 4.2 . Xác đinh độ tin cậy của sơ đồ cầu hình 5.11 với các thông tin cho trong
bảng 4.4.
Giải
Chọn phần tử 3 của sơ đồ 4.11a làm phần tử cơ bản ta sẽ được sơ đồ thay thế hình
4.11b và 4.11c. Xác định xác suất tin cậycủa sơ đồ theo phương pháp xác suất toàn
phần. Trước hết ta xác định các xác suất.
q6 = q1.q2 = 0,117 suy ra p6 = 1-0,117 = 0,883
q7 = q4.q5 = 0,073 suy ra p7 = 1-0,073 = 0,927
pA = p6.p7 = 0,819
q8 = q4.q1 = 0,535 suy ra p8 = 1-0,535 = 0,465
q9 = q2.q5 = 0,414 suy ra p9 = 1-0,414 = 0,586
qB = q8.q9 = 0,272 suy ra pB = 1-0,272 = 0,727
Xác suất tin cậycủa sơ đồ
p = p3.pA + q3.pB = 0,589.0,819 + 0,411.0,727 = 0,78
Kết quả tính toán được ghi trong bảng 5.4
Bảng 4.4
Phần tử 1 2 3 4 5 6 7 8 9
p 0,726 0,572 0,589 0,737 0,723 0,883 0,927 0,535 0,414
q 0,274 0,428 0,411 0,263 0,277 0,117 0,073 0,465 0,586
1 4 1 4 1 4

2 3 5 a 2 5 b 2 5 c

Hình 4.11: a – sơ đồ trong ví dụ 4.2


b. sơ đồ khi phần tử cơ bản hoàn toàn tin cậy
c. Sơ đồ khi phần tử cơ bản bị sự cố

80
Bài tập tự giải
Bài 4.1 . Xác định các chỉ tiêu ĐTCCCĐ cho mạng điện phân phối từ thanh cái trạm
biến áp trung gian đến đầu vào của hộ dùng điện theo sơ đồ hình vẽ gồm: Thanh cái
trạm biến áp trung gian, máy cắt lộ ra, 17,4 km đường dây 22 kV, máy biến áp tiêu thụ
và 1,02 km chiều dài đường dây hạ áp. Công suất tính toáncủa hộ tiêu thụ là 300 kW.
Bài 4.2 : Xác định các chỉ tiêu tin cậy cung cấp điện của mạng điện theo sơ đồ sau.
Biết xác xuất hỏng hóc của các của các phần tử ngang là 0,012 và các phần tử dọc là
0,137.
1 2 3 4

5 9 6 10 7 11 8

Bài tập 4.3. Một hệ thống gồm 4 phần tử chính với xác suất tin cậy của mỗi phần tử là
p=0,79. Hãy xác định xác suất tin cậy của hệ thống khi:
Không có dự phòng thiết bị
Có một phần tử dự phòng
Có hai phần tử dự phòng.
Bài tập 4.4 . Hãy xác định các điểm đặt cơ cấu phân đoạn đường dây trong mạng phân
phối 10 kV sơ đồ cho trên hình vẽ, số liệu cho trên các đoạn dây tính bằng km, công
suất đặt của các trạm biến áp tiêu thụ, hệ sô mạng tải trung bình và hệ số cos cho
bảng sau.
Trạm 1 2 3 4 5 6 7
S kVA 250 160 180 310 250 180 250
kmt 0,64 0,57 0,81 0,56 0,48 0,72 0,69
cos 0,87 0,83 0,78 0,84 0,8 0,82 0,86
Suất thiệt hại do mất điện y0 = 2500 đ/kWh.

0,67

0,5
s2 s5
5,3 6,1 4,54 1,27

2,17
s1 s6 s7
s3 1,7 81
s4
Hình 4.12.Sơ đồ mạng phân phối bài tập 5.4

You might also like