You are on page 1of 3

45 năm qua đi kể từ ngày toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bằng chiến

dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ đó đến nay, nhân loại đã trải qua biết bao đổi thay và biến
động, đất nước ta ngày càng phát triển, tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chủ
động hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nỗi đau mà chiến tranh gây ra dường như vẫn còn hằn
sâu không chỉ trong kí ức của những người từng trải mà còn trong các tư liệu, văn kiện
lịch sử được lưu lại như một lời nhắc nhở cho thế hệ sau về những hi sinh, gian khổ, phải
trả giá bằng xương bằng máu để có thể mang lại nền độc lập, hòa bình hiện tại. Điều đó
đã được thể hiện rất rõ trong tư liệu lịch sử “Chiến tranh Việt Nam - Tập 2 - Bí mật của
vũ khí” được đạo diễn bởi nhà làm phim người Pháp Daniel Costelle.

Có một sự thật không thể chối cãi rằng, đối với nhân dân ta, đây không phải là chiến
tranh Việt Nam (Viet Nam War) như trong video đề cập, bản chất của cuộc chiến ngay từ
ban đầu đã là kháng chiến chống Mỹ, bởi lẽ chính cường quốc này đã đem quân lực và vũ
khí sang miền Nam âm mưu không chỉ diệt gọn ý chí thống nhất hai miền Nam – Bắc,
biến miền Nam thành cuộc địa kiểu mới mà bên cạnh đó còn nhằm đẩy lùi sự phát triển
chủ nghĩa xã hội. Trong 21 năm ấy, để có thể đạt được mục tiêu, Mỹ đã không từ mọi thủ
đoạn, chúng không chỉ dựa vào lợi thế là một cường quốc có vũ khí hiện đại như máy
bay, xe tăng, súng, bom napalm có sức hủy diệt khủng khiếp … mà còn rải các chất hóa
học độc hại, gây ra nỗi đau không thể nguôi ngoai cho dân tộc ta và ngay cả những người
chiến đấu dưới danh nghĩa Đế quốc - chất độc màu da cam điôxin. Cho đến bây giờ, hậu
quả của nó vẫn còn tồn đọng dù chiến tranh đã qua đi. Những cánh rừng bị tàn phá chưa
thể phục hồi, những tổn thương, dị tật trên cơ thể di truyền từ đời này sang đời khác.Tuy
nhiên, một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng đầy kiên cường ấy đã làm cho cả Mỹ và thế giới
phải sửng sốt vì ý chí hiên ngang, không bao giờ chịu đầu hàng, khuất phục. Dù cho vũ
khí hiện đại đến mấy, quân lực địch khủng khiếp bao nhiêu, đối với họ, rừng và đường
hầm vẫn là nhà của người lính, là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến. Sự thuần thục,
cách chiến đấu ấy của Việt Nam làm cho Mĩ phải bối rối, sợ hãi. Không những vậy, khi
rơi vào sự tra tấn tàn bạo của quân địch, các chiến sĩ vẫn không hề mở một lời về Tổ
quốc, về đồng bào của mình. Biết bao lần trong đoạn phim tài liệu, những hình ảnh
thương tâm về người lính xấu số, điển hình là khu chiến trường Quảng Trị đã bị san bằng
trong 7 ngày với hơn 100000 tấn bom, hiện lên như một minh chứng về hủy diệt khủng
khiếp của chiến tranh, về sự hi sinh của cha ông ta để có được chiến thắng và nền độc lập
như bây giờ. Nhắc đến đây, chúng ta cũng không thể nào không ghi nhớ sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước đã tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào đấu tranh vì sự nghiệp thống
nhất hai miền Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do”. Một đất nước không thể phát triển phồn vinh, nhân dân không thể có cơm no,
áo ấm và cuộc sống hạnh phúc nếu không có được độc lập, tự do. Vì vậy, giành lấy và
bảo vệ độc lập, tự do là yêu cầu sống còn của các dân tộc. Và khi nó bị xâm phạm, cả dân
tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững nền độc lập tự do . Hiểu
được điều này, vị lãnh tụ vĩ đại ấy, cùng Đảng, đã đứng lên đoàn kết nhân dân, dù là ai và
ở nơi đâu… họ đều sống vì đất nước, vì một tương lai rạng ngời cho con em.

Sau "Một ngàn năm nô lệ giặc tàu/ Một trăm năm đô hộ giặc tây” (Trịnh Công Sơn), cuối
cùng sự nghiệp vĩ đại của dân tộc cũng hoàn thành trong mồ hôi, xương máu, nước mắt
của vạn, của triệu đồng bào. Đã có biết bao nhiêu người con phải mãi mãi ngã xuống trên
chiến trường, không thể trở về nơi “chôn rau cắt rốn”, mẹ mất con, con mất cha, vợ mất
chồng. Có thể nói, chiến tranh đã gây ra vô số nỗi đau cho hàng triệu đồng bào. Cũng vì
vậy mà nền hòa bình hiện nay lại càng trở nên quý báu hơn bao giờ hết và thế hệ trẻ vẫn
luôn cần biết về lịch sử nước nhà, phải thấu hiểu nỗi vất vả của cha ông để giành lại độc
lập tự do, để nhân dân có cơm ăn áo mặc, được học hành. Bản thân mỗi người phải cố
gắng học tập, phấn đấu để đóng góp xây dựng đất nước, xã hội. Đây không chỉ là nghĩa
vụ, bổn phận cá nhân mà còn là cách để bày tỏ long biết ơn đối với thế hệ đi trước, những
người đã không có cơ hội sống trong nền hòa bình hiện tại.

“Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn


Tình dân nghĩa nước một lòng sắt non”

(Tục ngữ)

You might also like