You are on page 1of 4

2.

Lý luận của LN về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản:

a) Nguyên nhân ra đời và phát triển của ĐQNN trong CNTB:

a.1) Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?

Chủ nghĩa tb độc quyền chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự điều tiết, can
thiệp của nhà nước về kinh tế, là phương thức kết hợp giữa sức mạnh của tư bản độc
quyền với sức mạnh kinh tế của nhà nước, Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một nấc thang
phát tiển của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

a.2) Nguyên nhân ra đời

 Thứ 1: Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô nền kinh tế lớn,
cơ cấu kinh tế đồ sộ, tính chất xã hội hóa cao, đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội,
kế hoạch hóa từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối

 Thứ 2: Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành
mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đấu tư.

Ví dụ: xây dựng csht gtvt, điện nước; y tế; nghiên cứu khoa học cơ bản; giáo dục. Những
ngành này đầu tư vốn lớn nhưng lợi nhuận ít nên các nhà đầu tư không muốn đầu tư,
buộc phải sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả.
 Thứ 3: sự thống trị của độc quyền làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu
sắc thêm những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Đề duy trì xã hội ổn định, nhà
nước phải có những chính sách trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp khó khăn, trợ cấp nhà ở
để xoa dịu mâu thuẫn xã hội do sự thống trị của tư bản đem lại.

Vd: Tại Việt nam khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì khi người lao
động bị mất việc hoặc chưa tìm được việc thì người lao động sẽ được nhận mức trợ cấp
thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân lương hàng tháng khi đóng bảo hiểm
thất nghiệp trong vòng 6 tháng.
 Thứ 4: cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên
minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với
các đối thủ trên thị trường thế giới. Đặt ra những vấn đề kinh tế chính trị quốc tế,
vượt ra khỏi khả năng giải quyết của các tổ chức độc quyền, buộc các tổ chức độc
quyền phải nắm lấy nhà nước với tư cách là người đại diện dân tộc can thiệp vào
các quan hệ kt chính trị quốc tế nhằm duy trì môi trường ổn định cho sự tồn tại và
phát triển của độc quyền để đem lại lợi nhuận cho các tổ chức độc quyền.

 Thứ 5: việc thi hành chính sách thực dân mới và tác động của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào
đời sống kinh tế

 Sơ đồ tóm tắt:

b. Bản chất của CNTBDQNN

Thứ 1: là sự kết hợp của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư
sản tức là sự kết hợp giữa sức mạnh tư nhân với sức mạnh chính trị thành một thiết chế
và thể chế thống nhất nhằm điều tiết nền kinh tế TBCN từ một trung tâm, duy trì được
môi trường kinh tế xh ổn định và đem lại lợi nhuận cho các tổ chức độc quyền

Thứ 2: độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tb đã biến nhà nước tư sản thành một tập thể
tư bản trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và là một công
cụ để các tổ chức độc quyền can thiệp vào các quá trình kt vĩ mô nhằm duy trì những tỷ
lệ cân đối của nền kinh tế, môi trường ổn định cho sự phát triển của tư bản độc quyền,
bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền, duy trì sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tb
và cứu nguy cho sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.

Câu 1: Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự thống nhất của
quá trình nào dưới đây ?
A. Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền.
B. Tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
C. Kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân và sức mạnh nhà
nước trong nột cơ chế thống nhất.
D. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 2: Sự ra đời của độc quyền nhà nước nhằm mục đích gì ?
A. Phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản.
B. Phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân.
C. Phục vụ lợi ích của nhà nước tư sản.
D. Phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư
bản.

You might also like