You are on page 1of 2

1. Bản chất của thế giới là gì?

Quan điểm duy tâm cho rằng bản chất thế giới là ý thức, ý thức là cái có trước, vật chất là cái
có sau, ý thức quy định vật chất.
Quan điểm duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất. Vật chất có trước, ý thức có
sau, vật chất quyết định ý thức, còn ý thức chỉ là sự phản ánh một phần của thế giới vật chất nào đó
trong đầu óc của con người.

2. Nêu ví dụ chứng minh: vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối:
a. Vận động là tuyệt đối:
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong
không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là
mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.
Tất cả mọi vật đều ở trạng thái chuyển động: Từ cấu tạo một nguyên tử đến thái dương hệ
hoặc vũ trụ đều chuyển động không ngừng. Ngay một sợi tóc của bạn nó cũng đang lớn dần không
hề đứng yên. Có chăng chỉ tóc rụng. Nhưng sau khi rụng lại là một quá trình “chuyển động” để phân
hủy ra các chất khác. Như vậy vận động là nguyên lý tuyệt đối.
Một ví dụ khác, một bông hoa trên mặt đất cũng đang vận động quá trình trao đổi chất với tự
nhiên để duy trì sự sống, ngày một phát triển. Từ đó ta có thể thấy vận động là tuyệt đối.
b. Đứng im là tương đối:
Ngoài ra, quá trình vận động còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im. Theo quan điểm của
triết học Mác - Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động đó là sự vận động trong
trạng thái cân bằng, tức là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản. Đứng im chỉ
là hiện tượng tương đối và tạm thời. Theo Engels thì "mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời".
Đứng im là tương đối, vì trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất
định chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc. Một vật chỉ được coi là đứng im trong một
quan hệ xác định nào đó, ở trong một không gian, thời gian nhất định, nếu như xét nó ở một quan hệ
khác thì nó vẫn đang vận động. Đứng im là biểu hiện của một trạng thái vận động, đó là vận động
trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật nhất định khi nó còn là nó
chưa bị phân hóa thành cái khác. Chính nhờ trạng thái ổn định đó mà sự vật thực hiện được sự
chuyển hóa tiếp theo.
Ví dụ đơn giản: Trong toa tàu bạn đnag đứng yên so với toan tàu; nhưng thực tế là con tàu
đang chạy thì bạn vẫn đang vận động. Ngay cả khi tàu vào sân ga thì con tàu chỉ đứng yên với sân ga
thôi cong sân ga vẫn đang hoạt động cùng với trái đất quanh mặt trời.
Hay một ví dụ khác: bạn đang đứng yên thì bạn chỉ đang đứng im với mặt đất chỗ bạn đang
đứng mà thôi, bạn vẫn chuyển động với thiên nhiên, trái đất, thời gian.

3. Cho ví dụ về ý thức, tiềm thức, vô thức:


a. Ý thức:
Con người từ xưa đã biết đến lao động cày cuốc, nấu nướng, may mặc, nhưng vẫn
còn lạc hậu thô sơ; sau khi trải qua hàng nghìn thế kỷ đã ý thức được những công việc nặng
nhọc cần có sự hỗ trợ của máy móc để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công.
Nấu ăn phải dùng đến lửa, công việc tạo lửa rất khó khăn nên cần có sự can thiệp của chất
dẫn lửa, vật dụng mồi lửa, chuyển việc ăn tươi nuốt sống trở thành ăn chín uống sôi, cải thiện
sức khỏe.
b. Tiềm thức:
Bạn luôn cảm thấy bất an, căng thẳng khi thi cử, vì bạn có ấn tượng không tốt về thi
cử trong quá khứ, chẳng hạn như bị điểm kém, hay bị mắc những lỗi cơ bản bị trừ điểm oan
chẳng hạn. Từ đó về sau, cứ mỗi lần đến kì thi bạn thường hay bị ám ảnh, căng thẳng. Tiềm
thức sẽ luôn hiện hữu nhắc đến những ấn tượng xấu đó khiến bạn sợ hãi, mỗi khi từ phòng
thi bước ra bạn sẽ hoài nghi về bài làm, đáp án của mình.
c. Vô thức:
Hiện tượng ngủ mơ, trong giấc mơ mình bị té thì cơ thể bất giác giật lên, hay bỗng
dưng nói mớ khi gọi tên ai đó trong giấc mơ. Hiện tượng ngủ mơ chỉ xảy ra khi ta rơi vào
trạng thái ngủ say, và khi ngủ say các cơ quan trong cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên
bản thân người nằm mơ sẽ không nhận ra được mà chỉ có những người xung quanh đều thấy
rõ điều đó.

You might also like