You are on page 1of 2

Họ và tên: Lê Bình Phương Nhi

Lớp: HS46B1

Môn: Triết học

1.Thế giới thống nhất ở tính tồn tại của nó

-> Nhận định này là sai. Quan điểm của Marx cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là
thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người

2.Trong một sự vật có thể có nhiều hình thức vận động

->Nhận định này là đúng. Vì vận động có nhiều hình thức khác nhau tùy theo cách phân loại. Trong
triết học, vận động được phân loại thành 5 hình thức gồm vận động cơ học, vận động vật lí, vận động
hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội. Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận
động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động, những trình độ tương
ứng với trình độ của kết cấu vật chất. Và trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều
hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật đó thường đặc trưng bằng một
hình thức vận động cơ bản

3.Về mặt nhận thức luận, khái niệm vật chất của Lê Nin là chính là cái được ý thức con người phản ánh.

->Nhận định này là sai. Vì theo định nghĩa vật chất của V.I Leenin: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con
người chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Chính vì vậy vật chất
là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, nhận thức và cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của
vật chất không thể nói khái niệm vật chất của lê nin là cái được ý thức con người phản ánh

4.Ý thức luôn có tính sáng tạo.

->Nhận định này là đúng. Vì theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin: “Ý thức là một phạm trù song
song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con
người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”

5.Vật chất tồn tại rồi mới vận động, phát triển

->Nhận định này là sai. Với tính chất là sự biến đổi nói chung, thì vận động “là thuộc tính cố hữu của
vật chất” và “là phương thức tồn tại của vật chất” có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động (là phương
thức của vật chất). Theo Ph.Ăng-ghen thì: Vật chất mà không vận động là điều không thể quan niệm
được. Vận động là sự biến đổi nói chung không phụ thuộc vào tính chất, khuynh hướng hay kết quả của
nó. Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động và biểu hiện, bộc lộ sự tồn tại
của mình

6.Không có chất thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật


->Nhận định này là đúng. Vì bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này
mà người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên ngoài. Biểu hiện
là: Bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản
chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng; đồng thời cũng
không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất

7.Thuộc tính thay đổi làm thay đổi chất của sự vật

->Nhận định này là sai. Vì chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật,
hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Thuộc tính
của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Chỉ có thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại
tạo thành chất của sự vật. Sự phân chia thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng mang tính
tương đối

8.Phát triển bao quát mọi sự vận động nói chung

->Nhận định này là sai. Vì phát triển không đồng nhất với vận động, không chỉ sự vận động nói chung
mà là sự biến đổi theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn của sự vật ở những trình độ ngày càng
cao hơn

9.Phát triển là một quá trình tiến lên liên tục, không ngừng

->Nhận định này là đúng. Vì Triết học duy vật biện chứng cho rằng, phát triển là một phạm trù triết
học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự
vật. Nguồn gốc của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Cách thức của
sự phát triển là quá trình tích lũy về lượng, thay đổi về chất trong sự vật. Khuynh hướng của sự phát
triển là quá trình phủ định của phủ định, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Quá trình vận đồng này sẽ được
lặp lại khi đạt đến một giới hạn phát triển nhất định nhưng ở mức độ cao hơn, đa dạng hơn

You might also like