You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ UEH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

Sinh viên: Lê Anh Tuấn


Khóa - Lớp: K48 - SE001
MSSV: 31221021778
Mục lục
Phần 1: Khái niệm và bản chất về cách thức vận động của
sự vật, hiện tượng trong thế giới...........................................1

1.1: Vận động....................................................................................................1

1.2:Cách thức vận động của sự vật, hiện tượng trong thế
giới......................................................................................................................2

Phần 2: Vận dụng lý luận trên vào hoạt động nhận thức và
thực tiễn của bản thân............................................................4

Phần 3: Tài liệu tham khảo....................................................5


Phần 1: Khái niệm và bản chất về cách thức vận
động của sự vật, hiện tượng trong thế giới

1.1: Vận động

_ Vận động với tính cách một khái niệm của triết học là “tất cả mọi sự thay đổi
và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư
duy”,“là sự biến đổi nói chung, là mọi sự tác động qua lại giữa các khách thể vật
chất”

_Theo nghĩa này, khái niệm vận động đồng nghĩa với các khái niệm thay đổi,
biến đổi; trái nghĩa với các khái niệm đứng im, không thay đổi, không biến đổi.
Để xác định một sự vật (hoặc vật) nào đó có vận động hay không, ta cần phải so
sánh sự vật ấy ở hai thời điểm khác nhau. Nếu một sự vật vào thời điểm trước và
vào thời điểm sau là giống nhau, thì sự vật đó không vận động. Ngược lại, nếu
một sự vật vào thời điểm trước và vào thời điểm sau là khác nhau, thì sự vật đó
có vận động. Nói cách khác, một sự vật có vận động nếu vào thời điểm trước nó
có (hoặc không có) một thuộc tính nào đó, còn vào thời điểm sau không có
(hoặc có) thuộc tính đó. Một sự vật không vận động nếu vào thời điểm trước nó
có (hoặc không có) một thuộc tính nào đó, còn vào thời điểm sau cũng có (hoặc
không có) thuộc tính đó. Căn cứ vào dấu hiệu nhận biết vận động như trên, từ
kết quả quan sát (bằng mắt hoặc bằng các dụng cụ đo), mọi người đều dễ dàng
xác định được một sự vật bất kỳ ở thời điểm sau có vận động hay không vận
động so với thời điểm trước

_Về vấn đề quan hệ giữa vật chất và vận động, quan điểm biện chứng cho rằng,
vật chất và vận động không tách rời nhau; vận động là thuộc tính cố hữu của vật
chất; bất kỳ sự vật nào cũng đều luôn luôn vận động; sự không vận động ở một
số sự vật chỉ diễn ra tạm thời ở một hình thức nào đó; vận động là tuyệt đối;
không vận động là tương đối. Quan điểm biện chứng đó được thể hiện cô đọng ở
luận điểm của Ph.Ăngghen: “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất”.
Trong khi đó, theo quan điểm siêu hình, vận động có thể tách rời vật chất; vận
động không phải là tuyệt đối. Ví dụ, theo quan điểm siêu hình, thế giới vật chất
lúc đầu không vận động, sau đó nhờ có cái hích của Thượng Đế nên mới vận
động; hoặc thế giới vật chất mới có lịch sử cách đây 14 tỷ năm. Quan điểm siêu
hình trái ngược với quan điểm biện chứng. Với quan điểm biện chứng, thế giới
vật chất không có thời điểm bắt đầu; nó là vô tận về quá khứ và tương lai; nó
luôn luôn vận động; sự vận động của thế giới vật chất bắt nguồn từ nguyên nhân
nội tại của nó; trong thế giới đó có nhiều vũ trụ, một số vũ trụ đang co lại do lực
hút, một số vũ trụ đang nở ra do lực đẩy, vũ trụ nào cũng có lúc co lại và có lúc
nở ra. Dù cho 14 tỷ năm trước Vũ trụ mà ta nhìn thấy đã xảy ra vụ nổ lớn như lý

1
thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang - một lý thuyết của khoa học tự nhiên và được
cộng đồng khoa học tự nhiên chấp nhận rộng rãi cho rằng, Vũ trụ lúc đầu chỉ
giới hạn trong một không gian cực nhỏ với mật độ và nhiệt độ cực cao; từ thời
điểm cách đây khoảng 14 tỷ năm đã xảy ra vụ nổ lớn; sau thời điểm này, Vũ trụ
bắt đầu giãn nở; nguyên tố đầu tiên được sinh ra là hiđrô; sau đó những đám
mây khổng lồ chứa các nguyên tố nguyên thủy được hội tụ lại bởi hấp dẫn và tạo
thành lên các ngôi sao, các thiên hà, các đám thiên hà), nhưng Vũ trụ đó cũng
chỉ là một trong các vũ trụ của thế giới vật chất. Vũ trụ mà ta nhìn thấy có lúc
khởi đầu nhưng thế giới vật chất thì không có lúc khởi đầu.

1.2: Cách thức vận động của sự vật, hiện tượng trong thế giới

_Quan điểm biện chứng về khuynh hướng của vận động là thừa nhận quy luật
phủ định của phủ định, vì quy luật này nói về khuynh hướng của vận động. Theo
quan điểm biện chứng, khuynh hướng của vận động là phủ định của phủ định
(như tên gọi của quy luật). Để chứng minh cho quan điểm đó, Ph.Ănghen nêu ra
ví dụ về sự thay đổi của hạt lúa thành cây lúa và sự thay đổi của cây lúa thành
hạt lúa mới. Về ví dụ này, ta cần giải thích cụ thể hơn. Theo đó, hạt lúa và cây
lúa là hai thuộc tính đối lập; lúa chỉ gồm có hạt lúa và cây lúa; hạt lúa là không-
cây lúa; cây lúa là không-hạt lúa. Một sự vật có thuộc tính hạt lúa theo quy luật
tự nhiên sẽ thay đổi theo hướng thành một sự vật có thuộc tính cây lúa; sự vật có
thuộc tính cây lúa sẽ thay đổi theo hướng thành sự vật có thuộc tính hạt lúa. Sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa hạt lúa và cây lúa là không ngừng. Từ ví dụ trên, ta có
thể tóm tắt quan điểm biện chứng về khuynh hướng của vận động thành công
thức khái quát như sau. Sự vật có thuộc tính A sẽ thay đổi theo hướng thành sự
vật có thuộc tính không-A; sự vật có thuộc tính không-A sẽ thay đổi theo hướng
thành sự vật có thuộc tính không-không-A. Trong đó, A và không-A là hai thuộc
tính đối lập; phủ định A là không-A; phủ định của phủ định A là không-không-
A; không-không-A là A; sự vật có thuộc tính không-không-A lặp lại sự vật có
thuộc tính A. Nếu thay A bằng một thuộc tính cụ thể, ta sẽ có một ví dụ để
chứng minh cho quan điểm biện chứng về khuynh hướng của vận động.

_Quan điểm biện chứng về khuynh hướng của vận động là đúng đắn hiển nhiên.
Tuy nhiên, để thấy được tính đúng đắn hiển nhiên của quan điểm đó, ta cần có
quan điểm biện chứng về “sự vật” và “thuộc tính”. Theo đó, trong thế giới vật
chất chỉ có các sự vật và các thuộc tính; sự vật là “bộ phận của thế giới vật chất,
tồn tại tương đối độc lập”; thuộc tính là “tính chất không thể tách rời của sự vật,
không có tính chất đó thì sự vật không thể tồn tại, không thể tư tưởng được”; thế
giới có vô số sự vật; mỗi sự vật có vô số thuộc tính; sự vật này giống và khác
với sự vật kia ở thuộc tính của chúng; mỗi sự vật chỉ tồn tại trong một thời gian
rồi mất đi; mỗi thuộc tính thì tồn tại mãi. Ví dụ, “hạt lúa này” là một sự vật chứ
không phải là một thuộc tính; “hạt lúa” là một thuộc tính chứ không phải là một
sự vật; tương tự, “cây lúa này” là một sự vật chứ không phải là một thuộc tính;

2
“cây lúa” là một thuộc tính chứ không phải là một sự vật; “hạt lúa này” và “cây
lúa này” thì mất đi (do già yếu hoặc do sâu bệnh, thiên tai), nhưng “hạt lúa” và
“cây lúa” thì vẫn còn tồn tại mãi ở những sự vật khác.

_Để thấy được tính đúng đắn hiển nhiên của quan điểm biện chứng về khuynh
hướng của vận động, ta cũng cần có quan điểm biện chứng về “có” và “không
có”. Theo đó, “không có thuộc tính A” cần được hiểu là “có thuộc tính không-
A”. Ví dụ, “không có thuộc tính tốt” được hiểu là “có thuộc tính không-tốt”;
“không có thuộc tính nhân” được hiểu là “có thuộc tính phi-nhân; “không có
thuộc tính sắt” được hiểu là “có thuộc tính không-sắt”; “không có thuộc tính hạt
lúa” được hiểu là “có thuộc tính không-hạt lúa”; “không có thuộc tính cây lúa”
được hiểu là “có thuộc tính không-cây lúa”. Từ đó, mệnh đề “Sự vật này thay
đổi từ chỗ có thuộc tính A (hay không có thuộc tính A), đến chỗ không có thuộc
tính A (hoặc có thuộc tính A)” được hiểu đồng nghĩa với mệnh đề “Sự vật này
thay đổi từ chỗ có thuộc tính A (hoặc có thuộc tính không-A), đến chỗ có thuộc
tính không-A (hoặc có thuộc tính A)”. Nếu quan niệm như trên về sự vật, thuộc
tính, về có và không có, đồng thời nếu cho rằng mọi sự vật đều luôn luôn thay
đổi, thì tất nhiên ta phải thừa nhận rằng, mọi sự vật đều có xu hướng thay đổi từ
chỗ có thuộc tính A đến chỗ có thuộc tính không-A, và từ chỗ có thuộc tính
không-A đến chỗ có thuộc tính không- không-A.

_Quan điểm biện chứng về phương thức của vận động là thừa nhận quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại, vì quy luật này nói về phương thức của vận động. Theo quan điểm
biện chứng, phương thức của vận động là chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (như tên gọi của quy
luật). Để chứng minh cho quan điểm đó, Ph.Ănghen nêu ra ví dụ về quan hệ
giữa sự thay đổi nhiệt độ của nước và sự thay đổi trạng thái lỏng của nước. Theo
đó, trong điều kiện áp suất không khí 1 atm, nước thay đổi từ trạng thái lỏng
sang trạng thái không-lỏng dạng hơi ở nhiệt độ 100 độ C và sang trạng thái
không- lỏng dạng rắn ở nhiệt độ 0 độ C; khi nước thay đổi từ trạng thái lỏng
sang trạng thái không-lỏng thì lượng của trạng thái không thay đổi thành
lượng của trạng thái không-lỏng. Về ví dụ này, ta cần giải thích cụ thể hơn.
Theo đó, có 4 mối quan hệ: quan hệ giữa lượng của chất lỏng với chất lỏng,
quan hệ giữa lượng của chất không-lỏng với chất không-lỏng, quan hệ giữa
lượng của chất nóng với chất nóng, quan hệ giữa lượng của chất không-nóng với
chất không- nóng. Sự chuyển hóa từ chất lỏng sang chất không-lỏng có nguyên
nhân trực tiếp từ sự thay đổi về lượng của chất lỏng; khi mức độ lỏng đạt tới
giới hạn thấp nhất thì chất lỏng chuyển thành chất không-lỏng kiểu rắn; khi
lượng của chất lỏng đạt tới giới hạn lớn nhất thì chất lỏng chuyển hóa thành chất
không-lỏng kiểu hơi. Sự chuyển hóa từ chất nóng sang chất không-nóng có
nguyên nhân từ sự thay đổi về lượng của chất nóng; khi mức độ nóng đạt tới
giới hạn thấp nhất thì chất nóng chuyển thành chất không- nóng (cụ thể thành

3
chất lạnh). Sự chuyển hóa từ chất lỏng sang chất không-lỏng tuy có nguyên nhân
trực tiếp từ sự thay đổi về lượng của chất lỏng, nhưng lại có nguyên nhân gián
tiếp từ sự thay đổi về lượng của chất-nóng. Sự thay đổi về lượng của chất nóng
dẫn đến sự thay đổi về lượng của chất lỏng, sự thay đổi về lượng của chất lỏng
đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi từ chất lỏng sang chất không-
lỏng. Từ ví dụ trên, ta có thể tóm tắt quan điểm biện chứng về phương thức của
vận động thành công thức khái quát như sau. Sự vật có thuộc tính A sẽ tăng hay
giảm dần dần về lượng của thuộc tính A; khi lượng của thuộc tính A thay đổi
đến một mức độ nhất định thì sự vật có thuộc tính A sẽ thay đổi nhảy vọt thành
sự vật có thuộc tính không-A; khi sự vật có thuộc tính A thay đổi thành sự vật
có thuộc tính không-A thì lượng của thuộc tính A sẽ thay đổi thành lượng của
thuộc tính không-A. Nếu thay A bằng một thuộc tính cụ thể, ta sẽ có một ví dụ
để chứng minh cho quan điểm biện chứng về cách thức vận động của sự vật,
hiện tượng trong thé giới.

Phần 2: Vận dụng lý luận trên vào hoạt động nhận


thức và thực tiễn của bản thân

_ Tư duy biện chứng duy vật giúp bản thân tôi cũng như nhiều người bạn đồng
trang lứa khác chống được tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí mà đa số sinh
viên đang mắc phải. Một sinh vên bình thường thường bị ảnh hưởng bởi quá
nhiều sự lựa chọn ví dụ như cân bằng giữa việc học và các hoạt động xã hội,
hoạt động câu lạc bộ cuả trường, lớp hoặc dấn thân vào môi trường lao động đi
làm thêm để giúp đỡ gia đình nhưng những quyết định ấy chỉ lầ “nhất thời” và
chưa thông suốt khiến họ dễ cảm thấy hối hận về lâu về dài. Với tôi, việc áp
dụng tư duy biện chứng vào đời sống đã mang tới tác động rất tích cực. Bản
thân tôi đã có thể tự đưa ra quyết định cho riêng mình sau khi cân nhắc các khả
năng có thể xảy ra và dựa trên chính tính cách của mình. Do đó tôi không cảm
thấy hối hận về những việc mình đã đang và sẽ làm trong tương lai.

_Bên cạnh đó tư duy biện chứng duy vật cũng giúp tôi tránh được tư tưởng hữu
khuynh, bảo thủ, không dám từ bỏ những thứ lỗi thời để hướng đến những điều
mới tốt đẹp. Việc vận dụng tư duy biện chứng đã giúp tôi từ một người rụt rè,
nhút nhát đã dần trở nên năng động và hòa đồng hơn. Nhờ đó, tôi đã có thêm
cho mình nhiều người bạn mới và có cho mình một công việc làm thêm để giúp
đỡ gia đình. Trước đây tôi đã nghĩ vì mình là một người hướng nội nên không
phù hợp với việc kết bạn mà chỉ nên ở một mình sẽ tốt hơn. Thế nhưng tất cả chỉ
là do tư duy suy nghĩ của bản thân mà thôi, nếu bạn dám sẵn sàng vượt qua sự
rụt rè đó để bước lên chủ động hòa đồng với mọi người thì cơ hội chắc hẳn sẽ
đến.

4
Phần 3: Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác-Lênin trường Đại học Kinh tế
TP.HCM
2. Nguyễn Ngọc Hà (2004), “Nguyên lý tương đối của chuyển động và ý nghĩa
triết học của nó”
3. Nguyễn Ngọc Hà (1998), Một số vấn đề về nhận thức quy luật và mâu thuẫn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Văn Hòa (2012), “Một số suy nghĩ về quy luật
phủ định của phủ định”
5. Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Quan điểm biện chứng về chất và lượng”
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

5
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký vì đã đồng hành cùng chúng
em trong suốt thời gian qua và cung cấp cho chúng em đầy đủ kiến thức để thực
hiện bài tiểu luận cuối học phần này. Em chúc thầy luôn khỏe mạnh và thành
công trên con đường nghiên cứu và giảng dạy của mình.

You might also like