You are on page 1of 9

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Chuyên đề 01: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
Câu 1. Tại sao Đức chọn Ba Lan là điểm tấn công đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945)?
A. Ba Lan có nhiều người Do Thái. B. Ba Lan là đồng minh của Liên Xô.
C. Ba Lan là đồng minh của Pháp. D. Ba Lan giáp biên giới Liên Xô.
Câu 2. Những năm 30 của thế kỷ XX, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã liên kết với nhau thành
A. liên minh phát xít. B. liên minh quân sự.
C. liên minh kinh tế. D. liên minh chính trị.
Câu 3. Sau khi xé bỏ hòa ước Versailles, nước Đức hướng tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn vị xâm lược các nước Tây Âu.
B. Chuẩn bị tiến đánh Liên Xô.
C. Thành lập nước Đại Đức bao gồm toàn châu Âu.
D. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với các nước Châu Âu.
Câu 4. Trước sự bành trướng của phe phát xít, Liên Xô có chủ trương gì?
A. Liên kết với các nước tư bản chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
B. Thi hành đạo luật trung lập đối với các hoạt động quân sự ngoài châu Âu.
C. Kí với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau (23/8/1939).
D. Tích cực đứng lên chống phát xít Đức, Italia, Nhật và nguy cơ chiến tranh.
Câu 5. Thái độ của các nước các nước tư bản châu Âu đối với Liên Xô trước Chiến tranh thế giói
thứ hai như thế nào?
A. Liên kết với Liên Xô, chống lại phe phát xít.
B. Hợp tác với Liên Xô trong lĩnh vực kinh tế và quân sự.
C. Xem Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Nhượng bộ phe phát xít, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Câu 6. Khi Anh – Pháp kí với Đức Hiệp ước Munich (9/1938), Liên Xô có hành động gì?
A. Liên Xô bắt tay với Anh – Pháp, cô lập nước Đức.
B. Lên án thái độ thỏa hiệp cùa Anh – Pháp đối với nước Đức.
C. Liên Xô và Đức ký Hiệp ước không xâm lược nhau (8/1939).
D. Liên Xô chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với Anh – Pháp – Đức.
Câu 7. Sự kiện mở đầu cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đức thôn tính Tiệp Khắc. B. Đức tấn công Ba lan.
C. Đức sáp nhập lãnh thổ nước Áo. D. Hitler gây ra vụ Sudeten.
Câu 8. Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của phe phát xít, thái độ của Mỹ như thế nào?
A. Chủ trương “trung lập”, không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mỹ.
B. Hợp tác với các nước tư bản châu Âu, chống lại phe phát xít.
C. Xem chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, nhưng không can thiệp vào châu Âu.
D. Thù địch với Liên Xô, không quan tâm đến những mối quan hệ căng thẳng ở châu Âu.
Câu 9. Hiệp ước Munich đã tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế ở châu Âu trước Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Giải quyết bế tắc trong quan hệ giữa Đức và Tiệp Khắc.
B. Kềm chế tham vọng của Hitler trong việc thôn tính châu Âu.
C. Khuyến khích phát xít Đức đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
D. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược của phát xít Đức.
Câu 10. Vì sao Đức tấn công Ba Lan để mở màn cho Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sau khi chiếm được Ba Lan, Đức sẽ tấn công sang Liên Xô.
B. Đánh lạc hướng Anh và Pháp trong âm mưu thôn tính toàn bộ châu Âu.
C. Đức muốn thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. Chiếm xong Ba Lan, Đức có nhiểu cơ hội thôn tính các nước Bắc Âu.
Câu 11. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mỹ.
C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Versailles -Washington.
D. Chính sách trung lập của nước Mỹ để phát xít được tự do hành động.
Câu 12. Đức vạch ra kế hoạch “Sư tử biển” (7/1940) nhằm đổ bộ vào nước
A. Mỹ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô.
Câu 13. Khi kế hoạch “Sư tử biển” (7/1940) không thực hiện được, Đức tiến hành âm mưu gì?
A. Tấn công nước Đông nam Âu, kết thúc âm mưu thôn tính châu Âu.
B. Kí Hiệp ước Tam cường Đức – Italia – Nhật Bản (9/1940).
C. Bí mật chuyển quân sang phía Đông, chuẩn bị tấn công Liên Xô.
D. Phát xít Đức muốn tấn công Liên Xô, nhưng chưa đủ sức.
Câu 14. Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới II so với Chiến tranh thế giới I là
A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
C. Hâu quả đối với nhân loại. D. Tính chất của chiến tranh.
Câu 15. Tháng 6/1941, phát xít Đức tấn công vào lảnh thổ của Liên Xô bằng chiến lược
A. “ đánh nhanh thắng nhanh”. B. “chiến tranh chớp nhoáng”.
C. “đánh chắc, tiến chắc”. D. “đánh lâu dài”.
Câu 16. Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt của tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-
1945)?
A.Verdun B. Marne C. Stalingrad D. Leningrad.
Câu 17. Sau thất bại trong chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” ở Moskva (Liên Xô), phát xít
Đức tiến hành làm gì ?
A. Rút khỏi Liên Xô, chuyển sang mặt trận phía Tây.
B. Hổ trợ cho phát xít Italia ở mặt trận Bắc Phi.
C. Chuyển xuống phía Nam, chiếm Stalingrad (Liên Xô).
D. Chuyển lên phía Bắc, bao vây Leningrad (Liên Xô).
Câu 18. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Moskva có ý nghĩa như thế nào ?
A. Đánh bại hoàn toàn âm mưu thôn tính Liên Xô của Đức.
B. Làm quân Đức tổn thất nặng nề, tạo bước ngoặt chiến tranh.
C. Quân Đức chuyển hoàn toàn sang thế phóng ngự bị động.
D. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.
Câu 19. Trận Trân Châu cảng (12/1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước
nào?
A. Nhật Bản với Mỹ. B. Nhật Bản với Pháp.
C. Nhật Bản với Anh. D. Nhật Bản với Trung Quốc
Câu 20. Sau khi bị Nhật tấn công ở Trân Châu cảng, Mỹ tuyên bố
A. phát xít Nhật là kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Mỹ.
B. hợp tác với các nước tư bản nhằm tiêu diệt các nước phát xít.
C. tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. thành lập phe Đồng minh chống phát xít.
Câu 21. Sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra tại Washington (1/1/1942) gắn với Chiến tranh thế giới
thứ hai là
A. 26 quốc gia ra bản Tuyên ngôn Liên hiệp quốc, hình thành Khối Đồng minh chống phát xít.
B. 26 quốc gia ra bản Tuyên ngôn Liên hiệp quốc nhằm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới.
C. Ký Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu và Bắc Mỹ, hình thành Khối Đồng minh chống phát xít.
D. Hiến chương Liên hiệp quốc thông qua, liên minh các cường quốc bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 22. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, phát xít Nhật tiến hành đánh chiếm khu vực
nào?
A. Tây Thái Bình Dương. B. Tây Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Đông Bắc Á.
Câu 23. Đến năm 1942, đế quốc Nhật đã thống trị các vùng nào ở châu Á-Thái Bình Dương?
A. Đông Á, Tây Á và Tây Thái Bình Dương.
B. Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương.
C. Đông Á, Tây Á và Bắc Thái Bình Dương.
D. Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Câu 24. Từ ngày 6/6/1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên 2 mặt trận,
đó là
A. phía Tây chống Đông Âu và Liên Xô, phía Đông chống Anh, Mỹ.
B. phía Đông chống Liên Xô, phía Tây chống Anh, Pháp, Mỹ.
C. phía đông chống Đông Âu và Liên Xô, phía Tây chống Anh, Pháp.
D. phía Đông chống Liên Xô, phía Tây chống Anh, Mỹ.
Câu 25. Chiến thắng nào của Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực mạnh nhất của Đức?
A. Chiến thắng Moskva (1941). B. Chiến thắng Stalingrad (1942).
C. Chiến thắng Leningrad (1943). D. Chiến thắng Kurks (1943).
Câu 26. Sự kiện lịch sử diễn ra ngày 9/5/1945 ở mặt trận châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ
hai là
A. quân Đồng minh vượt sông Raine, tiến vào lãnh thổ nước Đức.
B. Hội nghị Potsdam giữa Liên Xô, Mỹ, Anh khai mạc.
C. Hồng quân Liên Xô tiến vào thủ đô Berlin của Đức.
D. Đức đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu.
Câu 27. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 15/8/1945 ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương
diễn ra sự kiện lịch sử đặc biệt là
A. Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
B. Hồng quân Liên Xô đánh bại quân Quan Đông của Nhật ở Đông bắc Trung Quốc.
C. Nhật đầu hàng Đồng minh vô điểu kiện, chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai tiêu diệt thành phố Nagasaki của Nhật Bản.
Câu 28. Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.
B. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Hỗ trợ liên quân Anh - Mỹ chống phát xít.
Câu 29. Khi Liên Xô và Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai ở phe Đồng minh, tính chất của
cuộc chiến thay đổi như thế nào?
A. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước đế quốc.
B. Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước thuộc địa.
C. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhằm bảo vệ quyền lợi Mỹ và Liên Xô.
D. Đây là chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, chống phát xít.
Câu 30. Điều nào sau đây không là kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Phát xít Đức – Italia - Nhật sụp đổ hoàn toàn.
B. Là thắng lợi của các dân tộc trên thế giới chống phát xít.
C. Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt phát xít.
D. Tổ chức Liên hiệp quốc thành lập nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 31. Quốc gia nào thu được nhiều lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Liên Xô
Câu 32. Trận Trân Châu cảng (12/1941) gây ra hậu quả gì ?
A. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ và Mỹ tham chiến.
B. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc với thất bại của Nhật.
C. Liên quân Anh - Mỹ phản công quân Nhật ở Thái Bình Dương.
D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh không diều kiện.
Câu 33. Vì sao Anh, Pháp, Mỹ là thủ phạm gián tiếp gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Nhượng bộ phát xít tự do, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
B. Thỏa hiệp với phát xít, gây chiến tranh với Tiệp Khắc.
C. Tạo điều kiện cho phát xít Đức tấn công Ba Lan
D. Từ chối hợp tác với Liên Xô, bắt tay với các nước phát xít.
Câu 34. Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ II ở châu Âu?
A. Trận Moskva. B. Trận Stalingrad. C. Trận Berlin. D. Trận Kurks.
Câu 35. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên Xô đánh bại quân chủ lực của Nhật ở Trung Quốc.
B. Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
C. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Câu 36. Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới II so với Chiến tranh thế giới I là
A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
C. Hâu quả đối với nhân loại. D. Tính chất của chiến tranh.
Câu 37. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ II (1939 -1945) là
A. chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến, chính nghĩa thuộc về Mỹ.
B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa, chính nghĩa thuộc về Liên Xô.
C. chiến tranh giải phóng các dân tộc khỏi thảm họa phát xít.
D. phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các dân tộc chống phát xít.
Câu 38. Các cường quốc nào là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công cuộc tiêu
diệt chủ nghĩa phát xít?
A. Liên Xô, Mỹ, Pháp. B. Mỹ, Anh, Pháp.
C. Liên Xô, Mỹ, Anh. D. Liên Xô, Anh, Pháp.
Câu 39. Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt ở châu Âu?
A. Năm 1944, Mỹ – Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
B. Đầu tháng 2/1945, Hội nghị Yalta được triệu tập.
C. Tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công vào Berlin.
D. Ngày 9/5/1945, Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh.

Chuyên đề 02: VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1858 – 1884)
BÀI 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1858 – 1873)
Câu 1. Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là một quốc gia
A. độc lập. B. thuộc địa. C. nửa thuộc địa. D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 2. Giữa thế kỷ XIX, về công thương nghiệp, triều Nguyễn đã thực hiện chính sách chủ yếu
nào?
A. “Bế quan tỏa cảng”. B. Cải cách, mở cửa.
C. Khuyến khích phát triển. D. Hạn chế phát triển.
Câu 3. Chính sách nào của triều Nguyễn làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
thế kỷ XIX?
A. “Bế quan tỏa cảng”. B. “Cấm đạo”.
C. Tăng thuế. D. Cướp đoạt ruộng đất.
Câu 4. Giữa thế kỷ XIX, các nước phương Tây xâm nhập Việt Nam bằng con đường nào?
A. Buôn bán và truyền đạo. B. Buôn bán và quân sự.
C. Truyền đạo và quân sự. D. Quận sự và ngoại giao.
Câu 5. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên?
A. Đà Nẵng gần Huế, chiếm được Đà Nẵng tiến công ra Huế sẽ buộc triều Nguyễn đầu hàng.
B. Đà Nẵng là vựa lúa của Nam Bộ, chiếm được Đà Nẵng sẽ chiếm được nguồn lương thực.
C. Đà Nẵng là nơi triều Nguyễn đóng quân, chiếm được Đà Nẵng sẽ chiếm được Việt Nam.
D. Chiếm được Đà Nẵng, uy hiếp triều đình Nguyễn sẽ buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu bước đầu thất bại của thực dân Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh
thắng nhanh”?
A. Bị cầm chân 5 tháng ở Gia Định.
B. Bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
C. Chuyển sang “chinh phục từng gói nhỏ”.
D. Pháp thất bại ở Đà Nẵng phải rút quân.
Câu 7. Quân và dân ta đã làm gì để ngăn chặn bước tiến công của quân Pháp ở Đà Nẵng?
A. Thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống”.
B. Tiến đánh Pháp ngay khi Pháp vừa đặt chân lên Đà Nẵng.
C. Xây dựng phòng tuyến Đại đồn Chí Hòa.
D. Nghĩa binh, nghĩa dũng đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp.
Câu 8. Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân dân ta đánh thắng Pháp trong trận nào?
A. Đà Nẵng. B. Gia Định. C. Thành Hà Nội. D. Đồn Chí Hòa.
Câu 9. Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” Pháp chuyển sang thực hiện
kế hoạch nào?
A. Đánh điểm, diệt viện. B. Chinh phục từng gói nhỏ.
C. Tiến công thẳng vào Huế. D. Xây phòng tuyến “thủ hiểm”.
Câu 10. Mục đích của Nguyễn Tri Phương khi xây dựng đại đồn Chí Hòa là
A. phòng thủ. B. chuẩn bị phản công quân Pháp.
C. uy hiếp tinh thần quân Pháp. D. “thủ hiểm”.
Câu 11. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) có ảnh hưởng như thế nào đến chủ quyền dân tộc Việt Nam?
A. Bước đầu mất chủ quyền dân tộc ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
B. Bước đầu mất chủ quyền dân tộc ở ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
C. Bước đầu mất chủ quyền dân tộc ở lục tỉnh Nam Kỳ.
D. Bước đầu mất chủ quyền dân tộc trên toàn Việt Nam.
Câu 12. Triều đình Nguyễn đã làm gì sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
A. Tiếp tục cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp.
B. Ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp..
C. Xây dựng các căn cứ kháng chiến chống Pháp.
D. Tiến hành hang loạt cải cách kinh tế - xã hội.
Câu 13. Hai câu thơ sau được nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt viết về chiến công của vị anh hùng nào?
“ Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa.
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”
A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Dương Bình Tâm. D. Trương Quyền.
Câu 14. Câu nói của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước
Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” có nghĩa là gì?
A. Pháp phải mất rất nhiều công sức mới có thể đàn áp được người dân Việt Nam.
B. Tinh thần yêu nước chống Pháp của người dân Việt Nam được ví như cây cỏ.
C. Tinh thần đấu tranh chống Pháp của người dân Nam Bộ bền vững như cây cỏ.
D. Pháp không bao giờ đàn áp được phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Câu 15. Hậu quả nghiêm trọng nhất khi nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” ở
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX là gì?
A. Nước ta suy yếu khủng hoảng. B. Việt Nam có nguy cơ bị xâm lược.
C. Gây rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc. D. Nhà nước độc quyền thương nghiệp.
Câu 16. Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam
A. có biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu kinh tế.
C. bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng và suy yếu.
D. phát triển mạnh và mở rộng quan hệ với bên ngoài.
Câu 17. Khi triều đình phong chức Lãnh binh ở An Giang, Trương Định đã làm gì?
A. Từ chối nhận chức Lãnh binh, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
B. Nhận chức Lãnh binh và tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống Pháp.
C. Từ chối chức Lãnh binh, về An Giang hoạt động chống Pháp.
D. Nhận chức Lãnh binh, ngừng mọi hoạt động chống Pháp.
Câu 18. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí. B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kiên
quyết.
C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp. D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp nhân dân
ta.
Câu 19. Nhận định nào dưới đây đúng với chính sách “Bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn ở Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX?
A. Chính sách đúng đắn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
B. Chính sách đúng đắn ngăn chặn sự xâm lược của các nước phương Tây.
C. Chính sách sai lầm làm Việt Nam khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng.
D. Chính sách sai lầm, thúc đẩy quá trình xâm lược của thực dân phương Tây.
Câu 20. Nhận định nào dưới đây đúng với sự phát triển kĩ thuật quân sự của triều Nguyễn vào
đầu thế kỷ XIX?.
A. Hiện đại, trang bị đầy đủ. B. Lạc hậu, trang bị không đầy đủ.
C. Trang bị hiện đại giống phương Tây. D. Trang bị tiên tiến và hiện đại.
Câu 21. Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng lưu tán của nông dân trở nên phổ biến vào cuối thế
kỷ XIX?
A. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức một cách quy mô.
B. Tình trạng cường hào, địa chủ cướp đoạt ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.
C. Chế độ lao dịch nặng nề của triều đình nhà Nguyễn.
D. Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên, người nông dân phải lưu tán.
Câu 22. Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?
A. Làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, tạo cớ cho Pháp xâm lược.
B. Làm hạn chế việc truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam.
C. Làm chậm quá trình du nhập văn hóa phương Tây vào Việt Nam,
D. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế, làm cho nước ta khủng hoảng..
Câu 23. Quân và dân Đà Nẵng đã kháng chiến như thế nào khi thực dân Pháp tiến công xâm
chiếm?
A. Phối hợp với quân triều đình chiến đấu anh dũng.
B. Tự tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh.
C. Xây dựng Đại đồn Chí Hòa ngăn sự tiến công quân Pháp.
D. Tổ chức các đội nghĩa binh tiến công vào căn cứ của Pháp.
Câu 24. Vì sao Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” tại Gia Định?
A. Do sự chiến đấu anh dũng của quan quân triều đình.
B. Quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.
C. Quân triều đình và các lực lượng nghĩa binh phối hợp chiến đấu.
D. Đại đồn Chí Hòa kiên cố, quân và dân ta chiến đấu anh dũng.
Câu 25. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ rơi vào tay Pháp như thế nào?
A. Quân Pháp ép Phan Thanh Giản giao thành Vĩnh Long và làm áp lực để An Giang và Hà Tiên
đầu hàng.
B. Triều đình Huế bạc nhược, tự động giao nộp ba tỉnh miền Tây cho Pháp.
C. Quan Pháp sử dụng lối vây thành diệt viện, chiếm ba tỉnh miền Tây.
D. Sau các cuộc chiến đấu quyết liệt, với ưu thế về lực lượng và vũ khí của quân Pháp, quân triều
đình tan rã.
Câu 26. Phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ sau Hiệp ước Nhâm Tuất
(1862) có điểm gì mới?
A. Phong trào kháng chiến tạm lắng theo lệnh bãi binh của triều Nguyễn.
B. Nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
C. Liên kết chặt chẽ với quân triều đình chiến đấu chống thực dân Pháp.
D. So sánh lực lượng chênh lệch, nội bộ mâu thuẫn nên nhanh chóng thất bại.
Câu 27. Nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở ba tỉnh miền
Tây Nam Kỳ là do
A. Triều Nguyễn tìm mọi cách đàn áp các phong trào kháng chiến của nhân dân.
B. Lực lượng nghĩa quân bị chia rẽ dần dẫn tới tan rã nhanh chóng.
C. Thực dân Pháp mua chuộc, làm tan rã lực lượng lãnh đạo nghĩa quân.
D. Tương quan lực lượng chênh lệch, vũ khí của nghĩa quân thô sợ lạc hậu.
Câu 28. Hai lực lượng của ai đã hợp tác chiến đấu ở Gò Công, Tân An, Mĩ Tho trong những năm
1859 – 1862?
A. Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định và Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định và Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Câu 29. Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh miền Tây Nam
Kì là
A. phong trào lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia.
B. kết hợp chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
C. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
D. phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.
Câu 30. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bao gồm
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. B. Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long.
C. Gia Định, An Giang, Biên Hòa. D. Gia Định, Hà Tiên, Biên Hòa.
Câu 31. Năm 1867, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ bao gồm
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. B. An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long
C. Gia Định, An Giang, Hà Tiên. D. Vĩnh Long, An Giang, Biên Hòa.
Câu 32. Nhận định nào sau đây không phải là lý do để Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu
tiên khi đánh chiếm Việt Nam?
A. Đà Nẵng có hệ thống sông rộng tàu chiến của Pháp có thể ra vào dễ dàng.
B. Đà Nẵng gần Huế (cách 100 km), chiếm được Đà Nẵng có thể tiến công ra Huế.
C. Đà Nẵng có lực lượng giáo dân hùng hậu có thể làm nội ứng cho Pháp.
D. Đà Nẵng án ngữ con đường thiên lý Bắc – Nam, cắt chi viện lương thực ra Huế.
Câu 33. Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng để lo chống giặc trong
những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là
A. Tôn Thất Thuyết. B. Hoàng Diệu. C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Tri
Phương.
Câu 34. Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng tôn giáo nào như một
công cụ xâm lược?
A. Đạo Phật. B. Đạo Thiên Chúa. C. Đạo Cao Đài. D. Đạo Hồi.
Câu 35. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch
A. “Vừa đánh vừa đàm”. B. “Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”. D. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
Câu 36. Duyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là
A. nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng. B. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa.
C. có lực lượng giáo dân ủng hộ. D. nhà Nguyễn đàn áp đạo Thiên Chúa.
Câu 37. Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối
đánh
A. “đánh chắc, tiến chắc”. B. “chinh phục từng gói nhỏ”.
C. “đánh phủ đầu”. D. “chinh phục từng địa phương”.
Câu 38. Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nhân dân ta lập nên chiến công hiển hách nào?
A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất. B. Đánh chìm tàu Hy Vọng.
C. Tấn công đồn Chợ Rẫy D. Tấn công đồn Cây Mai.
Câu 39. Ai là người phất ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái” ở An Giang trong kháng chiến chống
Pháp?
A. Trương Định. B. Hoàng Diệu.
C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 40. Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân
Nam Kì những năm 50-60 của thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. B. khởi nghĩa Trương Quyền.
C. khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân. D. khởi nghĩa Trương Định.
Câu 41. Điểm giống nhau trong phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì trước và sau Hiệp
ước 1862?
A. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. B. Phong trào lẻ tẻ, thiếu tổ chức.
C. Qui tụ thành những trung tâm lớn. D. Bị triều đình nhà Nguyễn ngăn
cấm.
Câu 42. Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn?
A. Xã hội đã phát triển. B. Xã hội tương đối ổn định.
C. Xã hội đang trên đà phát triển. D. Một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng.

You might also like