You are on page 1of 80

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT AO HỒ


NUÔI CÁ THÔNG QUA THIẾT BỊ BÁO SIM900A

Ngành: CƠ – ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.NGUYỄN THANH PHƯƠNG


Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀNG PHÚC
MSSV: 1311030161 Lớp: 13DCT02

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2017


KHOA CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Đề số: ………

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI


NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp về văn phòng Khoa
trong 02 tuần đầu thực hiện đồ án/khóa luận tốt nghiệp)

1. Sinh viên thực hiện đề tài


Họ tên : ............................................ MSSV : ........................... Lớp : ............
Ngành : ..............................................................................................................
Chuyên ngành : ..............................................................................................................
2. Tên đề tài: .......................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3. Nhiệm vụ thực hiện đề tài: ............................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Ghi chú: Mỗi sinh viên một phiếu, GVHD ghi rõ tên đề tài và nhiệm vụ của từng
sinh viên

TP. HCM, ngày … tháng … năm 20…


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

ii
KHOA CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp chung với ĐA/KLTN
sau khi hoàn tất đề tài)

4. Tên đề tài: .......................................................................................................................


..........................................................................................................................................
5. Giảng viên hướng dẫn: ..................................................................................................
6. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
(2) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
(3) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
Ngành : ..............................................................................................................
Chuyên ngành : ..............................................................................................................

Tuần Nhận xét của GVHD


Ngày Nội dung
lễ (Ký tên)

iii
Tuần Nhận xét của GVHD
Ngày Nội dung
lễ (Ký tên)

Kiểm tra ngày: Đánh giá công việc hoàn thành: …………..%
Được tiếp tục:  Không tiếp tục: 

10

11

12

13

14

15

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….


Giảng viên hướng dẫn phụ (nếu có) Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

iv
Khoa: …………………………

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(GVHD nộp Bản nhận xét này về Văn phòng Khoa)

7. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
(2) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
(3) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
Ngành : ..............................................................................................................
Chuyên ngành : ..............................................................................................................
8. Tên đề tài: .......................................................................................................................
..........................................................................................................................................
9. Tổng quát về ĐA/KLTN:
Số trang: ....................... Số chương: ........................................
Số bảng số liệu: ....................... Số hình vẽ: ........................................
Số tài liệu tham khảo: ....................... Phần mềm tính toán: ........................................
Số bản vẽ kèm theo: ....................... Hình thức bản vẽ: ........................................
Hiện vật (sản phẩm) kèm theo: ........................................................................................
10. Nhận xét:
i. Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
ii. Những kết quả đạt được của ĐA/KLTN:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
iii. Những hạn chế của ĐA/KLTN:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
11. Đề nghị:
Được bảo vệ (hoặc nộp ĐA/KLTN để chấm)  Không được bảo vệ 

v
Khoa: …………………………

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(GVPB nộp Bản nhận xét này về Văn phòng Khoa)

12. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
(2) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
(3) .......................................................... MSSV: ………………… Lớp: ................
13. Tên đề tài: ..................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
14. Nhận xét:
i. Những kết quả đạt được của ĐA/KLTN:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
ii. Những hạn chế của ĐA/KLTN:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
15. Đề nghị:
Được bảo vệ  Bổ sung thêm để bảo vệ  Không được bảo vệ

16. Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng:
(1) ...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
(2) ...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
(3) ...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….


Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

vi
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.NGUYỄN THANH
PHƯƠNG, trưởng khoa cơ – điện - điện tử - trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại Học Công
Nghệ TP.HCM nói chung, các thầy cô trong khoa cơ – điện tử nói riêng đã dạy dỗ
cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có
được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh Viên Thực Hiện

NGUYỄN HOÀNG PHÚC

vii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................. x

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................xi

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ xiii

CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 1

TỔNG QUAN VỀ VIỆC GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG NGÀNH NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN ................................................................................................................ 1

1.1. Tổng quan về ngành thủy sản ................................................................................ 1


1.1.2.Cơ hội của ngành thủy sản ở Việt Nam .................................................................. 3
1.1.3.Những bất cập còn hạn chế của ngành thủy sản Việt Nam .................................. 5
1.2.Tổng quan về hệ thống giám sát chất lượng nước ở Việt Nam................................ 6
1.3.Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước ..................................... 8
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................. 15

CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ...................................................................................... 15

2.1. Module Sim 900A .................................................................................................. 15


2.2 Khảo sát tập lệnh AT ............................................................................................... 20
2.2.4 Chi tiết một cuộc gửi tin nhắn : ............................................................................ 24
2.2.5 Đọc tin nhắn.......................................................................................................... 25
2.2.6 Thực hiện cuộc gọi. ............................................................................................... 26
Hình 9 Quá trình thiết lập cuộc gọi. ....................................................................................... 26

2.3 Tổng quan về tin nhắn SMS ........................................................................................ 28


2.3.1 Cấu trúc của một tin nhắn SMS ............................................................................ 29
2.3.2 Sự tiện lợi của việc sử dụng tin nhắn SMS .......................................................... 29
2.4 Arduino Nano ............................................................................................................. xiv
2.5 Bộ Vi điều khiển ...................................................................................................... xv
2.6. Bộ chuyển đổi dữ liệu ADC ............................................................................... xviii
CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................................xxiv

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH ..................................................................................xxiv

3.1. Sơ đồ khối ............................................................................................................... xxiv


Hình 19 Mạch hạ áp nguồn LM2596S ...............................................................................xxix

-Thông số kỹ thuật ........................................................................................................... xxx


3.2.2 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch ................................................................................. xxxi
3.2 Thiết kế phần mềm............................................................................................ xxxii

viii
3.4 Sơ đồ mạch in ........................................................................................................... xliii
3.5 Thi công .................................................................................................................... xliii
Một số hình ảnh thực tế ................................................................................................. xliii
3.6 Kết quả thực hiên .................................................................................................... xlvii
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................................... xlix

TỔNG KẾT .......................................................................................................................... xlix

4.1 .Nhận xét chung ................................................................................................... xlix


4.2 . Khả năng ứng dụng và hướng phát triển đề tài ............................................. xlix
4.3 . Kết luận .................................................................................................................. l
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... li

ix
DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1 Kết quả sản xuất thủy sản 2016 ............................................................... 2

Bảng 2 Kết nối điều khiển Sim 900a ..................................................................... 17

Bảng 3 Lệnh định dạng văn bản ………………………………………………...21

Bảng 4 Lệnh thiết lập chế độ văn bản .................................................................. 22

Bảng 5 Lệnh đọc ..................................................................................................... 22

Bảng 6 Lệnh gửi tin nhắn ...................................................................................... 23

Bảng 7 Lệnh xóa tin nhắn...................................................................................... 23

Bảng 8 Thông số kỹ thuật arduino .......................................................................


Bảng 2.1. Giá trị số ngõ ra sau khi giải mã ..........................................................

x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1: Biểu đồ xuất khẩu thủy sản từ 2000 đến 2015. ...................................... 1

Hình 2: Sơ đồ tổng thể hệ thống ........................................................................... 6

Hình 3: Sơ đồ hệ thống mạng giám sát môi trường trong nông nghiệp và ngư
nghiệp của sử dụng công nghệ IoT

.................................................................................................................................. 8

Hình 4: Sản lượng thủy sản Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2015 (Nguồn
VASEP)
.................................................................................................................................. 14

Hình 5: Module Sim 900A ..................................................................................... 15

Hình 6: Kết nối Arduino với Sim 900A ................................................................ 19

Hình 7:Quá trình gửi tin nhắn .............................................................................. 24

Hình 8:Quá trình đọc tin nhắn ............................................................................. 25

Hình 9:Quá trình thiết lập cuộc gọi ...................................................................... 26

Hình 10: Quá trình nhân cuộc gọi ........................................................................ 28

Hình 11: Cấu trúc của tinh nhắn SMS ................................................................. 29

Hình 12: Arduino nano ..........................................................................................

Hình 13: ATmega328P và sơ đồ chân kết nối ......................................................

Hình 14: Sơ đồ khối................................................................................................

Hình 16: Cảm biến PH ...........................................................................................

Hình 17: Sơ đồ nguyên lý cảm biến PH ...............................................................

Hình 18: Cảm biến nhiệt độ LM35 .......................................................................

xi
Hình 19: Mạch hạ áp nguồn LM2596S ...............................................................

Hình 20: LCD 204 ..................................................................................................

Hình 21: Lắp LCD với Arduino............................................................................

Hình 22: Sơ đồ nguyên lý toàn mạch ....................................................................

Hình 23: Thiết kế mạch trên phần mềm EasyEDA ............................................

Hình 24: Sơ đồ mạch in .........................................................................................

Hình 25: Cảm biến PH trong hộp khi mua về .....................................................

Hình 26: Mạch đang trong quá trình đóng hộp ..................................................

Hình 27: Hoàn thiên xong phần mạch ………………………………………….

Hình 28: Chương trình code arduino ………………………………………….

Hình 2.1. Mạch flash ADC với 4 bộ so sánh………………………………….

Hình 2.2. Tạo nguồn AVCC từ VCC……………………………………………

xii
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của khoa hoc công nghệ không chỉ ứng dụng vào trong công
nghệp mà thời gian gần đây còn được ứng dụng vào trong nông nghiệp ,giúp cho
người dân nuôi trồng có quy mô rộng hơn, đở tốn thời gian, nâng cao năng suất, giảm
sức lao động.Vì vậy một mô hình giám sát các thông số cần thiết có thể thay đổi do
ảnh hưởng của thời tiết trong nông nghiệp không thể thiếu trong quá trình nuôi trồng,
nhằm trách được các thiệt hại cho người dân.
Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM, với sự giúp
đỡ của nhà trường và khoa Cơ – Điện tử em đã được nhận đồ án tốt nghiệp: “Thiết
kế, thi công mạch mô hình giám sát ao hồ nuôi cá thông qua thiết bị báo SIM
900A”.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.NGUYỄN
THANH PHƯƠNG, cùng với các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đồ
án được giao.
Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.

TP.HCM, ngày tháng năm 2017.

xiii
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VIỆC GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chương này sẽ giới thiệu về tình hình ngành thủy sản trên thế giới và ở Việt
Nam, những cơ hội, thách thức, cũng như những bất cập, hạn chế, các yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường nước đặc biệt là vấn đề về ô nhiễm môi trường và dịch
bệnh xảy ra trên tôm cá , từ đó xác định được việc cần thiết là giám sát và xử lý
môi trường nước, để tiêu trừ được dịch bệnh xảy ra, đó chính là mục tiêu và những
nội dung cần được thực hiện trong luận văn này.

1.1. Tổng quan về ngành thủy sản


1.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước
Năm 2015, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu tôm đạt 3 tỷ USD (sản lượng 660.000 tấn) [4]. Ngành thủy sản Việt Nam
đã xuất khẩu đạt kim ngạch từ 2,4 tỉ USD năm 2004 đến 7,84 tỉ USD năm
2014 (gấp 3,26 lần). Việt Nam đang là nước có sản lượng nuôi trồng thủy sản
đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ

Hình 1: Biểu đồ xuất khẩu thủy sản từ 2000 đến 2015.


1
Trong năm 2016, sản lượng khai thác thủy sản đạt được những kết quả khả quan.
Ước tính cả năm 2016 sản lượng khai thác thủy sản đạt 3.076 ngàn tấn, tăng 3% so
với năm 2015, trong đó: khai thác biển đạt 2.876 ngàn tấn, tăng 2,21 % so với năm
2015; khai thác nội địa đạt 200 ngàn tấn, giảm 1% so với năm 2015.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm đạt 3.650 ngàn tấn, tăng 1,9% so với năm
2015. Riêng đối với ngành nuôi tôm, năm 2016 mặc dù tình hình hạn mặn và dịch
bệnh làm ảnh hưởng nhiều tới nuôi tôm nước lợ trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên,
mưa nhiều trong những tháng cuối năm, độ mặn giảm cùng với sự chỉ đaọ của các
cấp trong việc kiểm soát dịch bệnh nên sản lượng thu hoạch tăng vào những tháng
cuối năm. Sản lượng tôm nước lợ cả nước ước đạt 650 nghìn tấn (+3,2%). Tại các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tôm sú đạt 569.500 ha
(+1,8%), sản lượng đạt 251 nghìn tấn (+2,1%).
Diện tích tôm thẻ chân trắng đạt 64.440 ha, tăng 11,5% so với năm 2015, sản
lượng đạt 253.1 nghìn tấn (+15,6%).
Bảng 1. Kết quả sản xuất thủy sản năm 2016
KẾT QUẢ SẢN XUẤT THUỶ SẢN NĂM 2016
Đơn vị tính: Sản lượng 1000 Tấn: Diện tích: 1.000 ha
TT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So với 2015 (%)
2016 2016
I Tổng sản lượng 6.396 6.726 2,5
1 Sản lượng khai thác 2.696 3.076 3,0
1.1 Khai thác biển 2.511 2.876 2,2
1.2 Khai thác nội địa 185 200 0
2 Sản lượng nuôi trồng 3.700 3.650 1,9
Tôm nước lợ 680 650 3,2
Cá tra 1.150 1.150 -5,6
II Diện tích nuôi 1.300 1.300 4,0
Tôm nước lợ 695 700 1,5
Cá tra 5,1 5,05 -1

2
1.1.2.Cơ hội của ngành thủy sản ở Việt Nam
Nhu cầu thủy sản của thế giới đang ngày càng gia tăng. Đến năm 2020, nhiều khả
năng nguồn cung tôm trên thị trường thế giới vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Cơ hội
phát triển nuôi trồng để đáp ứng sự thiếu hụt của thế giới khoảng 2 triệu tấn hàng năm,
nghĩa là gấp 3 lần tổng sản lượng tôm xuất khẩu hiện nay của Việt Nam
Thủy sản là một trong ba ngành có cơ hội phát triển lớn khi Việt Nam gia nhập
TPP. Ngoài ra Việt Nam còn ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia như FTA
Việt Nam với Hàn Quốc, FTA Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu. Bên cạnh đó,
FTA Việt Nam với EU.

Thủy sản xuất khẩu được hưởng thuế suất theo cam kết trong EVFTA thay vì thuế
GSP như trước sẽ mang lại nhiều lợi íc bởi thuế suất trong EVFTA dành cho đại đa số
các sản phẩm xuất khẩu trong khi GSP chỉ dành cho một vài loại sản phẩm nhất định.
Thuế GSP là ưu đãi đơn phương EU dành cho Việt Nam và có thể rút lại bất cứ lúc nào
còn cam kết thuế quan trọng EVFTA là cam kết song phương, ổn định, bền vững mà hai
bên bắt buộc phải thực hện, không có quyền tự ý đơn phương hủy bỏ nghĩa vụ này

Với EVFTA, ngành thủy sản Việt Nam cũng có cơ hội lớn trong việc chuyển
nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước đã sụt giảm đáng kể và Việt Nam đang phải dựa
nhiều hơn vào nguồn nguyên lệu từ các nước EU có năng lực kha thác tốt với giá rẻ hơn
( do thuế nhập khẩu giảm). Thêm đó, với năng lực chế biến thuộc nhóm hàng đầu thế
giớ, DN thủy sản Việt Nam có thể ga tăng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước không
thuộc khối EU như Indonesia và một số nước ASEAN khác có ký hiệp định song
phương vớ EU và vẫn được tận hưởng ưu đã về thuế nhờ quy tắc xuất sứ cộng gộp, từ đó
gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU

Nhờ những tác động tích cực từ các Hiệp định thương mại kinh tế, giá trị xuất
khẩu (XK) nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam được dự báo sẽ tăng cao ngay trong
năm 2016 và các năm tiếp theo

Thủy sản được xem là một trong những mặt hàng có thế mạnh trong hoạt động
xuất khẩu của nước ta. Điểm đáng chú ý, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu
thủy sản vẫn đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó có nhiều nước tham gia Hiệp định đối
tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

3
Mặc dù tình hình thời tiết trong nước có những diễn biến bất thường như hạn hán
và xâm nhập mặn, đã làm chậm tiến độ thả nuôi thủy sản của người dân. Tuy sản lượng
thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng nhẹ so với cùng thời kỳ 2015, nhưng XK
thủy sản vẫn có bước tăng trưởng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thông trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản ước tính đạt 3,07 tỷ USD,
tăng 3,8% so với cùng kỳ đầu năm 2015. Trong 4 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất
của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc ( chiếm 52,81% tổng giá
trị xuất khẩu thủy sản), thì xuất khẩu của Việt nam tăng mạnh nhất, với 10,9%. Điều này
phần nào cho thấy khi tham gia TPP, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản
của nước ta

Ngoài hiệp đinh TPP, trong năm 2016 Hiệp định thương mại tự do Việt nam- Hàn
Quốc được ký kết cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với Trung
Quốc, Thái Lan, Ecuador. Hàn Quốc đã cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 cho
tôm Việt Nam trong năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất nhập khẩu
0%. Tương tự, khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và Liên minh Hải quân (
gồm Nga, Belarus và Kazakhstan) đi vào thực thi, thủy sản sẽ là nhóm hàng được hưởng
ưu đãi thuế ngay. Hầu hết các sản phẩm thủy sản đều được bỏ thuế ngay khi hiệp định có
hiệu lực

Khi tham gia TPP, ngành thủy sản Việt Nam có cơ hội thêm tái cấu trúc lại nhằm
đạt mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua quá trình tái cấu trúc, sẽ loại bỏ được những
doanh nghiệp có năng lực và khả năng cạnh tranh thấp. Đồng thời, khi tham gia TPP, các
doanh nghiệp nước ta có thể tận dụng cơ hội trực tiếp tham gia các gối thầu cung cấp
nguyên liệu. Điều này có thể coi là điều kiện thuận lợi để tăng cơ hội hợp tác, cải tiễn
chuỗi sản xuất các mặt hàng thủy sản

Sản lượng tôm sản xuất của Việt nam có sự gia tăng nhanh chóng trong khoảng
thời gian từ 2001 đến nay và triển vọng trở thành một ngành kinh tế quan trọng không
chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn mang lại doanh thu xuất khẩu lớn. Năm 2015,
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt 3 tỷ USD
(sản lượng 660.000 tấn), riêng Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 2,55 tỷ USD. Việt
Nam đang đứng hàng thứ tư về nuôi tôm,cá trên thế giới với sản lượng tôm,cá nuôi tăng
trưởng tốc độ cao
4
1.1.3.Những bất cập còn hạn chế của ngành thủy sản Việt Nam
- Chịu tác động nặng nề của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu:
Ngành thủy sản đang bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Vào đầu năm
2016, do thời tiết nắng nóng và xâm nhập mặn, một số tỉnh như Trà Vinh, Kiên
Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu đã bị thiệt hại khoảng 2.000 ha
Tình trạng các đập thủy điện ở thượng nguồn giữ và xả nước của dòng sông
Mê Kông không theo quy luật cũng đang khiến chất lượng nước và độ mặn của nước
biến động bất thường
Khoảng 80% diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL là tự phát, nuôi quy mô nhỏ. Thiếu
quy hoạch nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và xã hội.... lợi thủy
sản cạn kiệt. Kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội như ô nhiễm nguồn nước phục vụ sinh
hoạt và sản xuất của cộng đồng, mâu thuẫn lợi ích trong việc chia sẻ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân... [12].
- Dịch bệnh
Vào năm 2012, cả nước có hơn 100.000 ha bị dịch bệnh (gần 15% diện tích
nuôi tôm). Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 11 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích
nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 49.656,51 ha (bằng 104,7% so với cùng kỳ năm
2014), chiếm 7,66% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Nguyên nhân do thời tiết
biến đổi, nắng nóng kéo dài dẫn đến thiếu nước, nhiệt độ tăng và độ mặn cao làm tôm
bị suy yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh; mầm bệnh lưu hành
rộng rãi; các yếu tố đầu vào như tôm giống, hóa chất dùng xử lý cải tạo môi trường,
chế phẩm sinh học chất lượng không đảm bảo, …
Theo báo cáo của Cục Thú y, 10 tháng đầu năm 2015, hơn 8.000 tấn thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam bị các nước trả về do vi phạm quy định nhập khẩu. Việc
không kiểm soát dịch bệnh từ gốc, không quyết liệt từ địa phương đã khiến ngành
xuất khẩu lao đao. Dịch bệnh hoành hành, theo nhiều chuyên gia, do nhiều địa
phương đã chủ quan cho rằng dịch bệnh đã được khống chế và điều đó có nghĩa dịch
bệnh trên tôm đã được giải quyết .
- Sử dụng kháng sinh tràn lan
Trong hoạt động nuôi tôm, nguy cơ ô nhiễm môi trường, dư lượng hóa chất,
kháng sinh chưa được kiểm soát tốt. Sản xuất thiếu bền vững do sử dụng các hóa
chất, kháng sinh vô tội vạ, đồng thời nước thải, chất thải chủ yếu được xả thẳng ra
môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước ô nhiễm này lại được tái sử dụng
làm tăng nguy cơ dịch bệnh cho các vụ tiếp theo.

5
- Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm còn hạn chế
Hệ thống theo dõi, giám sát và có khả năng truy xuất nguồn gốc quá trình
nuôi, chế biến đến tiêu thụ tôm tại Việt Nam còn rất hạn chế. Mặt khác, đa số sản
phẩm tôm Việt Nam không truy xuất được nguồn gốc dẫn đến việc các nước phải
kiểm tra chất lượng hàng Việt Nam mang tính xác suất và một khi lô tôm nào đó có
vấn đề về chất lượng thì hàng loạt sản phẩm bị kiểm định [15].
- Thiếu mô hình nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững:
Tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam chỉ đạt 33%-35%, do môi trường ô
nhiễm, nhiều dịch bệnh; trong khi ở Indonesia, Ấn Độ… tỷ lệ nuôi thành công tới
70% [16].

1.2.Tổng quan về hệ thống giám sát chất lượng nước ở Việt Nam
1.2.1.Hệ thống tự động giám sát và điều khiển trong nuôi trồng thủy sản theo
hướng công nghiệp

Hình 0 Sơ đồ tổng thể hệ thống

Mô tả các chức năng của hệ thống:


Hệ thống có 3 chức năng chính: Kiểm soát chất lượng nước cấp cho các ao nuôi;
giám sát, cảnh báo chất lượng nước của các ao nuôi; kiểm soát chất lượng và số lượng
nước thải từ các ao nuôi.
6
Giám sát, cảnh báo chất lượng nước của các ao trữ, ao nuôi:
Khi chất lượng nước của các ao nuôi, ao trữ thay đổi, thiết bị Smart gate -CWRS1
sẽ tự động truyền số liệu về cơ sở dữ liệu máy chủ qua mạng điện thoại di động thông
qua dịch vụ GPRS hoặc qua sóng vô tuyến. Tại vị trí nào chất lượng nước vượt mức cho
phép, thiết bị Smart gate - CWRS1 sẽ gửi tin nhắn đến điện thoại di động của chủ ao
nuôi hoặc người quản lý, đồng thời tại màn hình điều khiển trung tâm (trên giao diện
GIS).

Trên máy tính có kết nối Internet (hoặc điện thoại dòng smart phone), các chủ ao
nuôi cũng có thể sử dụng trình duyệt Web để truy cập vào hệ thống để xem trạng thái
chất lượng nước ao của mình.

Kiểm soát chất lượng nước cấp cho các ao nuôi:


Khi nhận được tin nhắn ao trữ có chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, người
quản lý sẽ xử lý chất lượng nước ngay để đảm bảo luôn có nguồn nước đạt tiêu chuẩn để
cấp cho hệ thống. Người ta có thể vận hành thiết bị Smart gate - CWRS1 tại ao trữ 1 và
ao trữ 2 để ao chứa lắng có độ mặn đúng như yêu cầu. Khi tháo nước từ ao nuôi xong thì
hệ thống sẽ tự động vận hành để cấp nước cho ao nuôi đến đúng cao trình mực nước và
độ mặn yêu cầu. Toàn bộ các số liệu về chất lượng, số lượng nước đã cấp sẽ được hệ
thống lưu trữ và là cơ sở để thu phí các chủ ao nuôi.

Kiểm soát chất lượng và khối lượng nước thải từ các ao nuôi:
Khi các ao nuôi xả nước thải, hệ thống sẽ lưu trữ toàn bộ các số liệu về chất lượng
nước và khối lượng nước đã thải. Đây là số liệu đầu vào cho hệ thống xử lý nước thải và
là cơ sở để thu phí các chủ ao nuôi.

1.2.2.Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp và ngư nghiệp

7
Hình 3. Sơ đồ hệ thống mạng giám sát môi trường trong nông nghiệp và ngư nghiệp
của sử dụng công nghệ IoT

Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp và ngư nghiệp cho phép người
sử dụng kiểm soát chất lượng môi trường nuôi trồng thủy sản qua mạng internet có thể
trực tuyến theo dõi tức thời các số liệu về môi trường tại các ao, trại nuôi trồng thủy sản,
cùng với việc triển khai phần mềm phân tích giá trị số liệu môi trường (BigData). Chẳng
hạn, thiết bị công nghệ tích hợp phần mềm thông minh của hệ thống sẽ giúp giám sát độ
chua -PH, khả năng khử các chất oxy hóa - ORP, nhiệt độ, độ dẫn... trong môi trường
nước ao nuôi có đảm bảo cho cá tôm sống tốt hay chưa. Từ đó, giúp nhà nông kịp phòng
tránh rủi ro, có giải pháp ứng phó với các tác động từ môi trường đến chất lượng đầu ra,
tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản.

1.3.Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước
Nhiệt độ nước
Nguồn cung cấp nhiệt
- Bức xạ nhiệt của mặt trời.
- Sự tỏa nhiệt từ đất.
- Từ các phản úng hóa học và sự phần hủy các chất hữu cơ trong nước và nền
đáy ao.
Quy luật biến động
- Biến động theo mùa.

8
- Biến động theo ngày.
 Buổi sáng nhiệt độ cao nhất: thời gian từ 2 - 5h.
 Buổi chiều nhiệt độ cao nhất: thời gian từ 14 - 16h.
 Nhiệt độ trung bình: thời gian 10h.
Tác động
- Tôm, cá có thể chịu đừng sự thay đổi nhiệt độ 0,2 độ C / phút, nhưng khi
nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 hay 4 độ C hoặc vượt quá giới hạn thích ứng sẽ
gây sốc, thậm chí làm tôm, cá chết.
- Thay đổi tốc độ trao đổi chất.
- Rối loạn hô hấp.
- Làm mất cân bằng pH máu.
- Làm thay đổi chức năng điều hành áp suất thẩm thấu.
- Làm tổn hương bóng hơi của cá.
Độ đục / trong
Phụ thuộc vào số lượng và đặc tính của khối chất cái (seston)
- Chất vẩn vô cơ được đưa vào thủy vực từ đất.
- Mùn bã hữu cơ.
- Sinh vật phù du.
Các giá trị
- < 20 cm: Ao đục.
- 30 - 40 cm: Nếu độ trong do phytoplankton, tình trạng ao tốt.
- 45 - 60 cm: Phytoplanktop nghèo nàn.
- > 60 cm: Nước quá trong, năng suất ao giảm và nảy sinh vấn đề gây hại của
tảo đáy.
Độ đục
- Do các phần từ phù sa ( đất sét và bùn ) gây nên được gọi là độ đục vô cơ.
- Làm giảm khả năng truyền sáng trong nước, ảnh hưởng đến quá trình quang
hợp của tảo, từ đó dẫn đến hiện tượng tương đối thấp về năng suất.

9
- Đối với tôm, cá khi độ đục vô cơ cao, chúng khó hô hấp, cường độ bắt mồi
giảm.
Màu sắc nước
Nước trong ao nuôi thương mang các màu sắc khác nhau, hội tụ bởi 3 yếu tố
- Ánh sáng.
- Các vật thể trong nước, chủ yếu là chất cái (seston).
- Hệ thống tiếp thu màu (như mắt).
Ảnh hưởng bởi các yếu tố phụ
- Quá trình cộng hưởng màu khi bị kích thích.
- Các loại tảo chứa sắc tố.
Mùi nước
Mùi của nước tự nhiên được tạo nên bởi cấc chất có trong nước có khả năng bay
hơi được.
Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ
- Mùi clo: Do quá trình khủ khuẩn bằng hợp chất clo.
- Mùi trứng thối: Do nhiều khí Hydro sunfua.
Chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ
- Chất thải công nghiệp.
- Dầu mỡ.
- Thuốc bảo vệ thực vật.
- Formalin.
Các chất gây mù từ các quá trình sinh hóa, các hoạt động của vi khuẩn, rong tảo
- Mùi tanh hôi: Do có vi khuẩn phát triển.
- Mùi bùn: Do tảo lục phát triển.
- Mùi tanh cá: Do tảo lam phát triển.
Vị nước
Vị của nước tự nhiên phụ thuộc vào nồng độ các khoáng chất và các chất tan
trong đó quyết định
- Vị mặn: Do muối NaCl hòa tan > 500 mg/l.

10
- Vị nhạt: Do nhiều khí cacbonic hòa tan.
- Vị chua: Do muối Al và Fe gây ra.
- Vị chát: Do Na2CO3, MgSO4 và MgCl2.
- Vị đắng: Do hàm lượng Mg2+ > 1 g/l.
Chỉ số hydro – pH
Ở các vùng nước tự nhiên, phạm vi biến động của pH rất rộng từ 4,5 -91,5;
thường gặp nhất là trong khoảng 6,5 - 9,0.
- Nước biển: pH ổn định trong khoảng 7,7 - 8,4.
- Sông, hồ: Nước có thể là trung tính, kiềm, thậm chí có thể mang tính axit.
 Khi nước nở hoa: pH = 9 vào buổi trưa, pH = 6,5 - 7 về đêm.
 Vào mua đông: pH thường ổn định từ 7,0 - 7,5.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi pH
- Sự tồn tại các trạng thái khác nhau của cacbonic.
- Sự hô hấp và quang hợp của thủy sinh vật.
- Các chất thải hữu cơ tích tụ trong ao.
- Chất đất .
Ảnh hưởng của pH đến tôm, cá trong ao
- pH < 5 sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxi của hemoglobin.
 Mang tiết ra nhiều chất nhầy.
 Da và phần ngoài cơ thể tiết ra nhiều nhớt.
 Một số vùng trên da trở nên đỏ.
 Giảm khả năng đề kháng của cá, tôm đối với bệnh, nhất là bệnh vi
khuẩn.
- pH > 9 sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô của tôm bị phá hủy.
- pH tăng cao sẽ tăng tính độc của NH3 đối với tôm, cá nuôi.
- Nếu tôm, được chuyển từ vùng nước này tới vùng nước khác có sự sai khác
lớn về pH, tôm cá sẽ sốc pH và chết.
Độ mặn
Ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy sinh vật.
11
Các thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của cá, tôm nuôi đều
gây ra các phản ứng sốc của cơ thể làm giảm khẳ năng đề kháng bệnh của cá, tôm
nuôi.
Độ kiềm
Phân loại
- Hydroxide.
- Carbonate.
- Bicarbonate.
Phương pháp xác định: Chuẩn độ dung dịch.
Tác động: Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi
trường nước, đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng duy trì được
sực biến động thấp nhất của pH nước ao nuôi, hạn chế tác hại của các chất độc sẵn
có trong ao, nhằm không tạo ra các sốc bất lợi cho tôm, cá nuôi.
Các nguyên nhân làm giảm độ kiềm
- Đất ao bị xì phèn.
- Mùa mưa, lượng nước mưa trong ao nhiều.
- Trong những tháng đầu vụ nuôi tôm, tôm thường xuyên lột vỏ.
- Trong ao nuôi có nhiều ốc.
Độ cứng
Phân loại
- Dựa vào nồng độ ion Ca+2 và Mg +2 ta chia làm 3 loại
 Độ cứng carbonate: Liên kết với các ion của H2CO3.
 Độ cứng không carbonate: Liên kết với các ion Cl-, NO3-, SO4 2-,
SiO3 -2, PO4 -3.
 Độ cứng chung: Liên kết với tất cả các anion.
- Dựa vào độ cứng người ta chia nước ra làm 4 loại
 Mềm: 0 - 75 ppm CaCO3.
 Hơi cứng: 75 - 150 ppm CaCO3.
 Cứng: 150 - 300 ppm CaCO3.
12
 Rất cứng: trên 300 ppm CaCO3.
Tác động
- Điều hòa áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến điều hòa lượng Ca+2 trong
máu.
- Hàm lượng Ca+2 trong nước thấp tạo cơ hội xảy ra bệnh mềm vỏ thường
xuyên ở tôm sú.
- Giảm sự lột xác và mức tăng trưởng của tôm càng xanh.
- Ảnh hưởng đến độc tính của một số hóa chất và thuốc trừ sâu.

Sắt Fe
Phân loại
- Fe2+.
- Fe3+.
Tác động
- Gây độc cho thủy sinh vật.
- Gản trở hô hấp của cá

1.4 Sự cần thiết của đề tài


Với hơn 750.000 ha nuôi tôm cá nước lợ, nước ta được đánh giá là một
trong những quốc gia có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên,
trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn, mưa trái
mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan
trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép) làm cho dịch bệnh như đốm
trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng…phát triển, gây
chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

13
Hình 4. Sản lượng thủy sản Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2015 (Nguồn VASEP)
Vì thế cần phải có các giải pháp giúp ngành thủy sản Việt Nam phát triển
bền vững, giảm dịch bệnh và giảm ô nhiễm môi trường

1.5 Mục tiêu của đề tài


Nghiên cứu thiết kế hệ thống giám sát môi trường nước ao nuôi tôm,cá để
có các biện pháp can thiệp kịp thời đối với ao nuôi để có thể theo dõi mọi lúc mọi
nơi các chỉ số chất lượng nước của môi trường ao nuôi tôm,cá giúp chúng phòng
tránh được dịch bệnh, đảm bảo một vụ mùa mới thắng lợi.
1.6 Nội dung đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về việc giám sát áo hồ nuôi cá trong ngành thủy sản
Chương 2: Cơ sở lý thuyết mô hình giám sát ao hồ nuôi cá
Chương 3: Thiết kế và thi công mạch, kết quả thực nghiệm
Chương 4: Tổng kết.

14
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.1. Module Sim 900A
 Giới thiệu

SIM900(A) là module GSM/GPRS của hãng SIMCom được thiết kế


dưới dạng module chipset, nhỏ gọn, giá thành thấp, hoạt động ổn định và
phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng. Module SIM900(A) có các tính năng
cơ bản của một chiếc điện thoại như gọi điện thoại, nhắn tin, truy cập
GPRS,...

Mô-đun SIM900(A) Mini của ChipFC thiết kế dựa trên chipset


SIM900(A). SIM900(A) Mini được tích hợp các linh kiện, kết nối cần thiết,
sẵn sàng cho người sử dụng để nghiên cứu, học tập hoặc làm demo nhanh
chóng, tiện lợi các dự án có ứng dụng GSM/GPRS. SIM900(A) Mini nhỏ
gọn, tiết kiệm chi phí, giúp người dùng tiếp cận và sử dụng nhanh nhất cho
dự án của mình.

Hình 5: Module Sim 900A


 Thông số:
15
- Băng thông:

o SIM900A: Dual-band GSM/GPRS 900/1800MHz


o SIM900: Quad-band GSM/GPRS 850/900/1800/1900MHz

- Giao diện giao tiếp UART (hỗ trợ cả 3.3V và 5V)


- Điều khiển thông qua tập lệnh AT chuẩn (GSM 07.07 ,07.05) và các
lệnh nâng cấp của SIMCOM
- Nguồn cấp: các nguồn có thể dùng

o Adapter 5-12VDC, 2-3A. Jack cắm tròn 5mm.


o Pin Lipo 1-cell (3.7V).

- Nhiệt độ hoạt động: -40°C đến +85°C


- Kích thước: 63.5mm x 43.2mm x 12.0mm
-
 Kết nối tính hiệu điều khiển:

Hàng rào 10 chân:

16
Thứ tự Tên
Loại Mô tả
chân gọi

Điện áp so sánh 3.3V/5V. Chỉ dùng để so sánh áp


1 VCC Power cho mô-đun chuyển áp tín hiệu, không có tác dụng
cấp nguồn cho SIM900.

Theo dõi nhanh trạng thái hoạt động của module


2 Status Output
SIM900

Power Chân bật/tắt module SIM900 (tín hiệu PowerKey),


4 Input
Key tích cực mức cao.

Chân truyền trong điều khiển UART, tương thích


5 TXD Output
3.3V/5V tùy thuộc vào VCC

Chân nhận trong điều khiển UART, tương thích


7 RXD Input
3.3V/5V tùy thuộc vào VCC

Ngõ cấp nguồn vào cho mô-đun. Có cùng tác dụng


6,8 VIN Power với ngõ Jack DC 5mm trên mô-đun. Từ 5~12
VDC, 2~3 Amp.

3,9,10 GND Power Điện áp đất 0V

Bảng 2 Kết nối điều khiển Sim 900a

17
 Sử dụng cơ bản:

Thực hiện tuần tự các bước sau:

Cấp nguồn:

o Có thể sử dụng Adapter chuyển AC-to-DC để cấp nguồn (khuyên


dùng loại 5V/2A)
o Phần nguồn rất quan trọng, nếu nguồn không đúng sẽ làm ảnh hưởng
đến hoạt động của SIM900(A).
o Jack đầu ra của Adapter thì ở giữa phải là cực dương, phía ngoài là
cực âm.
o Khi được cấp nguồn, đèn led màu đỏ Power sẽ sáng.

Nhấn nút khởi động:

o nhấn giữ nút PKey khoảng 2 giây. Khi thấy đèn led NetLight màu
xanh lam chớp tắt liên tục tức là module đã được khởi động xong và
đang hoạt động.

Chú ý:

 Khi cần tắt SIM900(A) cũng nhấn giữ nút PowerKey đến khi đèn Status và
NetLight tắt hẳn (khoảng 2 giây). Sau đó mới ngắt điện.
 SIM900(A) được điều khiển thông qua các lệnh AT (tập lệnh AT - AT
Command Set). Để SIM900(A) thực hiện các tác vụ như: gọi điện thoại, gửi
tin nhắn, ... ta cần truyền lệnh điều khiển nó

 Sử dụng với Arduino

Kết nối bo Arduino với SIM900(A) Mini như sau:

18
SIM900(A) Mini Arduino

VCC IOREF/5V/3V3

GND GND

TXD D2

RXD D3

Hình 6 Kết nối Arduino với Sim 900A

 Kết nối bo Arduino với máy tính bằng cáp USB.

19
 Cấp nguồn cho SIM900(A) Mini bằng Adapter như trên.
 Chắc chắn rằng bạn đã lắp SIM Card và Anten cho SIM900(A) Mini trước
khi khởi động bằng cách nhấn nút PKey trên SIM900(A) Mini.

2.2 Khảo sát tập lệnh AT


Tập lệnh AT(Attention) là các hướng dẫn được sử dụng để điều khiển một
modem. Mỗi dòng lệnh của nó bắt đầu với “AT” hay “at”. Đó là lý do tại sao các
lệnh modem được gọi là các lệnh AT.
Với các lệnh AT mở rộng này, chúng ta có thể thực hiện một số thao tác sau:
- Đọc, viết, xóa tin nhắn.
- Gửi tin nhắn SMS.
- Kiểm tra chiều dài tín hiệu.
Số lượng tin nhắn SMS có thể được thực thi bởi một modem SMS trên một
phút thì rất thâp, nó chỉ khoảng từ 6 đến 10 tin nhắn SMS trên 1 phút.
Trong khuôn khổ của đồ án em chỉ tìm hiểu 1 số tập lệnh cơ bản phục vụ
cho công việc của mình. Sau đây em xin giới thiệu 1 số tập lệnh cơ bản để thao tác
dùng cho dịch vụ SMS,bao gồm:
 Nhận cuộc gọi.
 Thiết lập cuộc gọi.
 Nhận tin nhắn.
 Gửi tin nhắn.
2.2.1 Các thuật ngữ
<CR>: Carriage return (Mã ASCII 0x0D).
<LF>: Line Feed (Mã ASCII 0x0A)
MT : Mobile Terminal – Thiết bị đầu cuối mạng
TE : Terminal Equipment – Thiết bị đầu cuối
2.2.2 Cú pháp lệnh AT
Khởi đầu lệnh : Tiền tố “AT” hay “at”
Kết thúc lệnh : Ký tự <CR>
AT thường có đáp ứng theo sau nó,đáp ứng với cấu trúc :
“<CR><LF><Response><CR><LF>”
20
AT chia thành ba loại cú pháp :
- Cú pháp cơ bản
- Cú pháp tham số S
- Cú pháp mở rộng
2.2.3 Một số lệnh AT được dùng
Lệnh quay số: ATD [sô điện thoai]<cr>
Ví dụ :
ATD01653128643;<cr> vs <cr> :Enter
Lệnh nhấc máy :ATA<cr>
Ví dụ : Khi có số điện thoại gọi đến module sim 548, muốn nhấc máy ta gõ
lệnh ATA <cr>
Lệnh hủy cuộc gọi : ATH<cr>
Ví dụ : Khi muốn từ chối cuộc gọi đến module sim 548 ta gõ lệnh ATH
<cr>
Lệnh định dạng tin nhắn :

Bảng 3 : Lệnh định dạng văn bản


Lệnh thiết lập Đáp ứng
AT+CMGF=[<mode>] OK
Tham số
<mode> 0 Chế độ PDU
1 Chế độ văn bản

Lệnh thiết lập chế độ phản hồi :

21
Bảng 4 : Lệnh thiết lập chế độ văn bản
Lệnh thực thi Đáp ứng
ATE[<value>] OK
Tham số
<value> 0 Tắt chế độ phản hồi
1 Mở chế độ phản hồi

Lệnh đọc tin nhắn :


Bảng 5 : Lệnh đọc
Lệnh kiểm tra Đáp ứng
AT+CMGR=? OK
Các tham số
<index> : kiểu số nguyên, giá trị
nằm trong khoảng số vùng nhớ
Lệnh thiết lập
được hỗ trợ bởi bộ nhớ.
AT+CMGR=<index>[,<mode>]
<mode> 0 : bình thường
1 : không thay đổi trạng
thái của bộ thu SMS chuyên biệt.

Lệnh gửi tin nhắn :

22
Bảng 6: Lệnh gửi tin nhắn
Lệnh kiểm tra Đáp ứng
AT+CMGS=? OK
Lệnh thiết lập Các tham số
1) Ở chế độ văn <da> số điện thoại mà tin nhắn được gửi đến
bản <toda> Định dạng địa chỉ thể hiện trong số điện
(+CMGF=1): thoại
AT+CMGS=<da 129 Dạng không xác định (Số định dạng ISDN)
>[,<toda>]<CR> 128 Dạng không xác định (Số định dạng không
văn bản được xác định)
nhập <Ctrl- 161 Dạng số quốc gia (Định dạng ISDN)
Z/ESC> 145 Dạng số quốc tế (Định dạng ISDN)
2) Ở chế độ PDU 177 Số mạng chuyên biệt (Định dạng ISDN)
(+CMGF=0):
AT+CMGS=<le
ngth><CR>PDU
được nhập<Crtl-
Z/ESC>

Lệnh xóa tin nhắn :


Bảng 7 Lệnh xóa tin nhắn
Đáp ứng
+CMGD : <khoảng các tin
Lệnh đọc
nhắn SMS trên SIM có thể
AT+CMGD=?
được xóa>
OK
Lệnh thiết lập
AT+CMGD=<index>

23
2.2.4 Chi tiết một cuộc gửi tin nhắn :

Hình 7 Quá trình gửi tin nhắn


“ (1) Gửi tin nhắn đến thuê bao bằng cách sử dụng lệnh AT+CMGS=”số
điện thoại”.
(2) Nếu lệnh (1) được thực hiện thành công, chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>> (ký tự “>” và 1 khoảng trắng).
(3) Gửi nội dung tin nhắn và kết thúc bằng ký tự có mã ASCII 0x1A.
(3A) Gửi ký tự ESC (mã ASCII là 27) nếu không muốn tiếp tục gửi tin nhắn
nữa. Khi đó TE sẽ gửi trả về chuỗi <CR><LF>OK<CR><LF>.
(4) Chuỗi trả về thông báo kết quả quá trình gửi tin nhắn. Chuỗi trả về có
định dạng như sau:
<CR><LF>+CMGS: 62<CR><LF>
<CR><LF>OK<CR><LF>
Trong đó 62 là một tham chiếu cho tin nhắn đã được gửi. Sau mỗi tin
nhắn được gửi đi, giá trị của tham chiếu này sẽ tăng lên 1 đơn vị. Số tham
chiếu này có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 255.
24
Chức năng truyền nhận tin nhắn và chức năng thoại được tách biệt.
Khi đang thông thoại vẫn có thể truyền nhận được tin nhắn. Khi truyền nhận
tin nhắn vẫn có thể tiến hành thiết lập và kết thúc cuộc gọi.”

2.2.5 Đọc tin nhắn

Hình 8 Quá trình đọc tin nhắn


Đọc tin nhắn từ 2 vùng nhớ 1 và 2 trên SIM
“ Mọi thao tác liên quan đến quá trình nhận tin nhắn đều được thực hiện
trên ngăn 1 của bộ nhớ nằm trong SIM
(1)Đọc tin nhắn trong ngăn 1 bằng lệnh AT+CMGR=1
(2A) Nếu ngăn 1 không chứa tin nhắn, chỉ có chuỗi sau được trả về:
<CR><LF>OK<CR><LF>
(2B) Nếu ngăn 1 có chứa tin nhắn, nội dung tin nhắn sẽ được gửi trả về TE
với định dạng như sau:
<CR><LF>+CMGR: “REC UNREAD”, “+84934705686”,,
“20/11/12,09:09:09+09”

25
<CR><LF>NỘI DUNG<CR><LF>
<CR><LF>OK<CR><LF>
Các thao số trong chuỗi trả về bao gồm trạng thái của tin nhắn (REC
UNREAD), số điện thoại gửi tin nhắn (+84934705686) và thời gian gửi tin
nhắn (20/11/12,09:09:09+09) và nội dung tin nhắn.
(3) Sau khi đọc, tin nhắn được xóa bằng lệnh AT+CMGD=1.”

2.2.6 Thực hiện cuộc gọi.

Hình 9 Quá trình thiết lập cuộc gọi.

(1) “ ATDxxxxxxxxxx;<CR>Quay số cần gọi.


(2) Chuỗi trả về sẽ có dạng:<CR><LF>OK<CR><LF>
Chuỗi này thông báo lệnh trên đã được nhận và đang được thực thi.
Sau đó là những chuỗi thông báo kết quả quá trình kết nối ( nếu như kết nối không
được thực hiện thành công).
(2B) Nếu cuộc gọi bị từ chối bởi người nhận cuộc gọi, hoặc số máy đang gọi tạm
thời không hoạt động ( chẳng hạn như bị tắt máy ) chuỗi trả về có dạng:
26
<CR><LF>NO CARRIER<CR><LF>
(2C) Nếu cuộc gọi không thể thiết lập được do máy nhận cuộc gọi đang bận ( ví
dụ như đang thông thoại với một thuê bao khác), chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>BUSY<CR><LF> (4s) Tổng thời gian từ lúc modem nhận lệnh cho
đến lúc nhận được chuỗi trên thông thường là 4 giây.
(2D) Nếu sau 1 phút mà thuê bao nhận cuộc gọi không bắt máy, chuỗi trả về sẽ có
dạng: <CR><LF>NO ANSWER<CR><LF> (60s)
(3) Trong trường hợp quá trình thiết lập cuộc gọi diễn ra bình thường, không có
chuỗi thông báo nào (2A, 2B, 2C hay 2D) được trả về, và chuyển sang giai đoạn
thông thoại.
Quá trình kết thúc cuộc gọi được diễn ra trong hai trường hợp:

(4A) Đầu nhận cuộc gọi gác máy trước, chuỗi trả về sẽ có dạng:

<CR><LF>NO CARRIER<CR><LF>

Đầu thiết lập cuộc gọi gác máy trước: phải tiến hành gửi lệnh ATH, và
(4B) chuỗi trả
về sẽ có dạng: <CR><LF>OK<CR><LF> “
2.2.7 Nhận cuộc gọi đến
(1) “ Sau khi được khởi tạo bằng lệnh AT+CLIP=1, khi có cuộc gọi đến, chuỗi
trả về sẽ có dạng: <CR><LF>RING<CR><LF>
<CR><LF>+CLIP:”0929047589”,129,””,0<CR><LF>

27
Hình 10 Quá trình nhận cuộc gọi
(2A) Nếu số điện thoại gọi đến không hợp lệ, từ chối nhận cuộc gọi bằng lệnh
ATH, và chuỗi trả về sẽ có dạng: <CR><LF>OK<CR><LF> Cuộc gọi kết thúc.
(2B) Nếu số điện thoại gọi đến là hợp lệ, nhận cuộc gọi bằng cách gửi lệnh ATA,
và chuỗi trả về sẽ có dạng: <CR><LF>OK<CR><LF>
(3) Giai đoạn thông thoại.
(4A) Kết thúc cuộc gọi.Đầu còn lại gác máy trước.
(4B) Kết thúc cuộc gọi, chủ động gác máy bằng cách gửi lệnh ATH. ”

2.3 Tổng quan về tin nhắn SMS


SMS viết tắt của Short Message Service dịch là dịch vụ tin nhắn ngắn. Là
một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng text ngắn (không quá
160 ký tự trên một tin nhắn). Giao thức này có trên hầu hết các điện thoại di động
+ 160 kí tự nếu sử dụng như mã hóa kí tự 7 bit.
+ 70 kí tự nếu sử dụng như mã hóa kí tự 16 bit Unicode UCS2.
Tin nhắn SMS dạng text hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nó có thể hoạt động
tốt với nhiều ngôn ngữ mà có hỗ trợ mã Unicode, bao gồm cả Arabic, Trung

28
Quốc,..

2.3.1 Cấu trúc của một tin nhắn SMS


Nội dung của 1 tin nhắn SMS khi được gửi đi được chia làm 5 phần như sau :

Hình 11 Cấu trúc của 1 tin nhắn SMS


- Instructions to air interface: Dữ liệu kết nối với giao diện không khí-air
interface
- Instructions to SMSC: Dữ liệu kết nối với trung tâm tin nhắn SMSC
- Instructions to handset: Dữ liệu kết nối bắt tay
- Instructions to SIM : Dữ liệu kết nối và nhận biết có SIM
- Instructions body: Nôi dung tin nhắn SMS

2.3.2 Sự tiện lợi của việc sử dụng tin nhắn SMS


Ưu điiểm :
- SMS gửi và đọc tin nhắn bất cứ lúc nào
- SMS có thể gửi khi máy tắt và hệ thống di động sẽ lưu tin nhắn
SMS và gửi lại khi máy người đó bật lại
- SMS hỗ trợ với tất cả thiết bị di động
- SMS chi phí thấp
Công việc nối tin nhắn như sau: Đầu tiên bên phía điện thoại gửi tin nhắn
sẽ chia một tin nhắn dài vào những phần nhỏ hơn và gửi từng phần đi như một tin
nhắn riêng biệt.Tiếp theo bên phía nhận sẽ kết hợp chúng thành một tin nhắn
dài.Công việc chia tin nhắn dài thành các tin nhắn nhỏ được tính như sau 160 ký
tự đầu tiên sẽ chiếm một tin nhắn riêng,tin nhắn hai chỉ có 145 ký tự,tin nhắn ba
có 152 ký tự và những phần sau tin nhắn cũng có 152 ký tự.
29
2.4 Arduino Nano
Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng
tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng
bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý
AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit.
Arduino thật ra là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình tương
tác với các thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị
khác. Đặc điểm nổi bật của Arduino là môi trường phát triển ứng dụng
cực kỳ dễ sử dụng, với một ngôn ngữ lập trình có thể học một cách
nhanh chóng ngay cả với người ít am hiểu về điện tử và lập trình. Và
điều làm nên hiện tượng Arduino chính là mức giá rất thấp và tính chất
nguồn mở từ phần cứng tới phần mềm.

Hình 12 Arduino Nano


 Thông số kỹ thuật:
Bảng 2.2 : Thông số kỹ thuật ARDUINO
Vi điều khiển ATmega328P
Điện áp hoạt động 5V
Điện áp vào khuyên dùng 7-12V(nên dùng từ 7-9V, 12V dễ gây
cháy ic )
Điện áp vào giới hạn 6-20V
Digital I/O pin 14 (trong đó 6 pin có khả năng băm
xung)
PWM Digital I/O Pins 6
Analog Input Pins 6
Cường độ dòng điện trên mỗi I/O pin 20 mA
Cường độ dòng điện trên mỗi 3.3V 50 mA
pin
Flash Memory 32 KB (ATmega328P)
0.5 KB được sử dụng bởi bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328P)
EEPROM 1 KB (ATmega328P)
Tốc độ 16 MHz
Chiều dài 68.6 mm
Chiều rộng 53.4 mm
Trọng lượng 25 g

2.5 Bộ Vi điều khiển


Arduino Nano V3 sử dụng vi điều khiển họ 8 bit là ATmega328P.

Hình 13 ATmega328P và sơ đồ chân kết nối


 Đặc điểm ATmega328P
- Cấu tạo RISC với khoảng 133 lệnh ASM, hầu hết thực hiện trong một
chu kỳ máy.

- Có 32 thành nghi đa năng làm việc ở các vùng nhớ có tốc độ cao.

- Tốc độ thực hiện lệnh tối đa 16 MIPS (với thạch anh 16MHz, không
chia tần).

- 1KBytes EEPROM, dùng để lưu các biến ngay cả khi không được cấp
điện.

- Giao diện JTAG, cho phép nạp xoá EEPROM 100.000 lần, Flash
10.000 lần, Fulse Bits, Lock Bits.

- 32KB bộ nhớ Flash, dùng làm bộ nhớ chương trình, cho phép nạp xoá.

- 2KB SRAM dùng để lưu kết quả trung gian, làm bộ nhớ vào ra và
dùng cho stack.

- 2 kênh điều chế độ rộng xung PWM có độ phân giải 8bit.

- 4 kênh điều chế độ rộng xung PWM có độ phân giải 2 đến 16 bits.

- Các chức năng ngoại vi tích hợp sẵn: 2 bộ Timer 16 bits có bộ chia tần
riêng, 2 bộ Timer 8 bits với nhiều chế độ hoạt động, các chế độ đếm,
định thời, so sánh (compare mode) và bắt giữ (capture mode).

- Bộ đồng hồ thời gian thực.

- Bộ ADC 10bit.

- Giao diện SPI master/slave.

- Chuẩn giao tiếp TWI (I2C).

- Chuẩn truyền thông USART.

 Các cổng vào ra


Dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu Arduino Nano V3 sử dụng 14 chân
digital.

Chúng chỉ sử dụng 2 mức điện áp là 0V hoặc 5V với mỗi dòng vào/ra
tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được
cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này
không được kết nối).

 Các chức năng đặt biệt trong một số chân digital

Có 2 chân Serial: 1 (TX) và 0 (RX), dùng để nhận (Receive – RX) dữ


liệu và để gửi (transmit – TX).

Arduino Nano có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này.
Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không dây.
Nếu không cần giao tiếp Serial, chúng ta không nên sử dụng 2 chân này nếu
không cần thiết.

Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM
với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 2 8-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm
analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra
ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những
chân khác.

LED 13: trên Arduino Nano V3 có 1 đèn led màu đỏ (kí hiệu chữ L).
Khi bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối
với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.

Arduino Nano V3 có 7 chân analog (A0 → A7) cung cấp độ phân giải
tín hiệu 10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với
chân AREF trên board, có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các
chân analog. Tức là nếu cấp điện áp 2.5V vào chân này thì có thể dùng các
chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn
là 10 bit.

Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài


các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu
bằng giao thức SPI với các thiết bị khác

2.6. Bộ chuyển đổi dữ liệu ADC

Trong các ứng dụng đo lường và điều khiển bằng vi điều khiển thì bộ
chuyển đổi tương tự - số (ADC) là một thành phần rất quan trọng. Dữ liệu
trong thế giới của chúng ta là các dữ liệu tương tự (analog). Ví dụ nhiệt độ
không khí buổi sáng là 250C và buổi trưa là 320C, giữa hai mức giá trị này có
vô số các giá trị liên tục mà nhiệt độ phải “đi qua” để có thể đạt mức 320C từ
250C, đại lượng nhiệt độ như thế gọi là một đại lượng analog. Trong khi đó,
vi điều khiển là một thiết bị số (digital), các giá trị mà một vi điều khiển có
thể thao tác là các con số rời rạc vì thực chất chúng được tạo thành từ sự kết
hợp của hai mức 0 và 1. Ví dụ chúng ta muốn dùng một thanh ghi 8 bit trong
vi điều khiển để lưu lại các giá trị nhiệt độ từ 0 0C đến 2550C, như chúng ta đã
biết, một thanh ghi 8 bit có thể chứa tối đa 256 (2 8) giá trị nguyên từ 0 đến
255, như thế các mức nhiệt độ không nguyên như 28.123 0C sẽ không được
ghi lại. Nói cách khác, chúng ta đã “số hóa” (digitalize) một dữ liệu analog
thành một dữ liệu digital. Quá trình “số hóa” này thường được thực hiện bởi
một thiết bị gọi là “bộ chuyển đổi tương tự - số hay đơn giản là ADC (Analog
to Digital Converter).
Có rất nhiều phương pháp chuyển đổi ADC, tôi không có ý định giải
thích cụ thể các nguyên lý chuyển đổi này trong bài học về AVR, tuy nhiên
tôi sẽ giới thiệu một cách chuyển đổi rất cơ bản và phổ biến để các bạn phần
nào nắm được cách mà một bộ ADC làm việc. Phương pháp chuyển đổi mà
tôi nói là phương pháp chuyển đổi trực tiếp (direct converting) hoặc flash
ADC. Các bộ chuyển đổi ADC theo phương pháp này được cấu thành từ một
dãy các bộ so sánh (như opamp), các bộ so sánh được mắc song song và
được kết nối trực tiếp với tín hiệu analog cần chuyển đổi. Một điện áp tham
chiếu (reference) và một mạch chia áp được sử dụng để tạo ra các mức điện
áp so sánh khác nhau cho mỗi bộ so sánh. Hình 1 mô tả một bộ chuyển đổi
flash ADC có 4 bộ so sánh, Vin là tín hiệu analog cần chuyển đổi và giá trị
sau chuyển đổi là các con số tạo thành từ sự kết hợp các mức nhị phân trên
các chân Vo. Trong hình 1, bạn thấy rằng do anh hưởng của mạch chia áp
(các điện trở mắc nối tiếp từ điện áp +15V đến ground), điện áp trên chân âm
(chân -) của các bộ so sánh sẽ khác nhau. Trong lúc chuyển đổi, giả sử điện
áp Vin lớn hơn điện áp “V-“ của bộ so sánh 1 (opamp ở phía thấp nhất trong
mạch) nhưng lại nhỏ hơn điện áp V- của các bộ so sánh khác, khi đó ngõ Vo1
ở mức 1 và các ngõ Vo khác ở mức 0, chúng ta thu được một kết quả số. Một
cách tương tự, nếu tăng điện áp Vin ta thu được các tổ hợp số khác nhau. Với
mạch điện có 4 bộ so sánh như trong hình 3.3, sẽ có tất cả 5 trường hợp có thể
xảy ra, hay nói theo cách khác điện áp analog Vin được chia thành 5 mức số
khác nhau. Tuy nhiên, bạn chú ý là các ngõ Vo không phải là các bit của tín
hiệu số ngõ ra, chúng chỉ là đại diện để tổ hợp thành tín hiệu số ngõ ra, dễ
hiểu hơn chúng ta không sử dụng được các bit Vo trực tiếp mà cần một bộ
giải mã (decoder). Trong bảng 1 tôi trình bày kết quả sau khi giải mã ứng với
các tổ hợp của các ngõ Vo .
Hình 2.1. Mạch flash ADC với 4 bộ so sánh.

Bảng 2.1. Giá trị số ngõ ra sau khi giải mã

 Độ phân giải (resolution).


Như trong ví dụ trên, nếu mạch điện có 4 bộ so sánh, ngõ ra digital sẽ
có 5 mức giá trị. Tương tự nếu mạch điện có 7 bộ so sánh thì sẽ có 8 mức giá
trị có thể ở ngõ ra digital, khoảng cách giữa các mức tín hiệu trong trường
hợp 8 mức sẽ nhỏ hơn trường hợp 4 mức. Nói cách khác, mạch chuyển đổi
với 7 bộ so sánh có giá trị digital ngõ ra “mịn” hơn khi chỉ có 4 bộ, độ “mịn”
càng cao tức độ phân giải (resolution) càng lớn. Khái niệm độ phân giải được
dùng để chỉ số bit cần thiết để chứa hết các mức giá trị digital ngõ ra. Trong
trường hợp có 8 mức giá trị ngõ ra, chúng ta cần 3 bit nhị phân để mã hóa hết
các giá trị này, vì thế mạch chuyển đổi ADC với 7 bộ so sánh sẽ có độ phân
giải là 3 bit. Một cách tổng quát, nếu một mạch chuyển đổi ADC có độ phân
giải n bit thì sẽ có 2n mức giá trị có thể có ở ngõ ra digital. Để tạo ra một
mạch chuyển đổi flash ADC có độ phân giải n bit, chúng ta cần đến 2 n-1 bộ
so sánh, giá trị này rất lớn khi thiết kế bộ chuyển đổi ADC có độ phân giải
cao, vì thế các bộ chuyển đổi flash ADC thường có độ phân giải ít hơn 8 bit.
Độ phân giải liên quan mật thiết đến chất lượng chuyển đổi ADC, việc lựa
chọn độ phân giải phải phù hợp với độ chính xác yêu cầu và khả năng xử lý
của bô điều khiển.
 Điện áp tham chiếu (reference voltage).
Cùng một bộ chuyển đổi ADC nhưng có người muốn dùng cho các
mức điện áp khác nhau, ví dụ người A muốn chuyển đổi điện áp trong khoảng
0-1V trong khi người B muốn dùng cho điện áp từ 0V đến 5V. Rõ ràng nếu
hai người này dùng 2 bộ chuyển đổi ADC đều có khả năng chuyển đổi đến
điện áp 5V thì người A đang “lãng phí” tính chính xác của thiết bị. Vấn đề sẽ
được giải quyết bằng một đại lượng gọi là điện áp tham chiếu - Vref
(reference voltage). Điện áp tham chiếu thường là giá trị điện áp lớn nhất mà
bộ ADC có thể chuyển đổi. Trong các bộ ADC, Vref thường là thông số được
đặt bởi người dùng, nó là điện áp lớn nhất mà thiết bị có thể chuyển đổi. Ví
dụ, một bộ ADC 10 bit (độ phân giải) có Vref=3V, nếu điện áp ở ngõ vào là
1V thì giá trị số thu được sau khi chuyển đổi sẽ là: 1023x(1/3)=314. Trong đó
1023 là giá trị lớn nhất mà một bộ ADC 10 bit có thể tạo ra (1023=2 10-1). Vì
điện áp tham chiếu ảnh hưởng đến độ chính xác của quá trình chuyển đổi,
chúng ta cần tính toán để chọn 1 điện áp tham chiếu phù hợp, không được
nhỏ hơn giá trị lớn nhất của input nhưng cũng đừng quá lớn.
 Chuyển đổi ADC trên AVR.
Chip AVR ATmega32 của Atmel có tích hợp sẵn các bộ chuyển đổi
ADC với độ phân giải 10 bit. Có tất cả 8 kênh đơn (các chân ADC0 đến
ADC7), 16 tổ hợp chuyển đổi dạng so sánh, trong đó có 2 kênh so sánh có thể
khuyếch đại.
ADC trên AVR cần được “nuôi” bằng nguồn điện áp riêng ở chân
AVCC, giá trị điện áp cấp cho AVCC không được khác nguồn nuôi chip
(VCC) quá +/-0.3V. Nhiễu (noise) là vấn đề rất quan trọng khi sử dụng các bộ
ADC, để giảm thiểu sai số chuyển đổi do nhiễu, nguồn cấp cho ADC cần phải
được “lọc” (filter) kỹ càng. Một cách đơn giản để tạo nguồn AVCC là dùng
một mạch LC kết nối từ nguồn VCC của chip như minh họa trong hình 3.4,
đây là cách được gợi ý bởi nhà sản xuất AVR.
Điện áp tham chiếu cho ADC trên AVR có thể được tạo bởi 3 nguồn:
dùng điện áp tham chiếu nội 2.56V (cố định), dùng điện áp AVCC hoặc điện
áp ngoài đặt trên chân VREF. Khi sử dụng cần chú ý đến nhiễu khi đặt điện
áp tham chiếu, nếu dùng điện áp ngoài đặt trên chân VREF thì điện áp này
phải được lọc thật tốt, nếu dùng điện áp tham chiếu nội 2.56V hoặc AVCC
thì chân VREF cần được nối với một tụ điện. Việc chọn điện áp tham chiếu sẽ
được đề cập chi tiết trong phần sử dụng ADC.
Các chân trên PORTA của chip ATmega32 được dùng cho bộ ADC,
chân PA0 tương ứng kênh ADC0 và chân PA7 tương ứng với kênh ADC7.
Hình 2.2. Tạo nguồn AVCC từ VCC
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH
3.1. Sơ đồ khối

Hình 14: Sơ đồ khối


3.2 Thiết kế phần cứng
3.2.1 Linh kiện
 SIM 900A

*Thực hiện một cuộc gọi và gửi tin nhắn như điện thoại.
*Tốc độ thược hiện lệnh không đòi hỏi nhanh.
*Thực hiện việc kết nối hoặc ngắt kết nối với một thuê bao khác.
Dùng để gọi và gửi SMS sang thuê bao khác, nhằm thông báo cảnh
báo.

 Arduino Nano

Arduino Nano V3 có 7 chân analog (A0 → A7) cung cấp độ phân


giải tín hiệu 10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng
0V → 5V. Với chân AREF trên board, có thể để đưa vào điện áp
tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu cấp điện áp
2.5V vào chân này thì có thể dùng các chân analog để đo điện áp
trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10 bit.

Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK).


Ngoài các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền
phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác

 Đặc điểm Arduino Nano V3


- Arduino Nano thuộc dòng arduino siêu nhỏ.
- Do được sử dụng chip dán ATmega328 nên Fundino nano V3.0
có được kích thước nhỏ gọn nhưng vẫn có đầy đủ sức mạnh
của Arduino.
- Arduino Nano đặc biệt lý tưởng cho việc cắm lên breadboard.
- Arduino Nano sử dụng cáp Mini-B USB và không có jack
nguồn. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng nguồn bên ngoài 7-12V
vào chân Vin của Nano.
- Điểm khác biệt của Arduino Nano 3.0 so với Arduino Uno R3 là
Arduino Nano 3.0 sử dụng chip FTDI làm chip giao tiếp USB
thay vì dùng ATmega16u2 như Arduino Uno R3. Driver cho
chip đã có sẵn trong bộ cài arduino. Ngoài ra, chip FTDI chỉ hoạt
động khi dùng nguồn USB, chip này không hoạt động khi ta cấp
nguồn ngoài cho board arduino nano. Điều này có nghĩa là nếu
muốn kết nối Arduino Nano với máy tính, hãy ngắt -nguồn ngoài
(Vin) và cắm dây USB vào arduino nano
 Cảm biến PH
Cảm biến pH được sử dụng để đo nồng độ axit/ bazơ của dung
dịch. Những nghiên cứu đó đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều
thí nghiệm hóa học, sinh học và các ngành liên quan, và trong các
thí nghiệm hóa học khác, như việc sử dụng quỳ tím cho biết một
dung dịch là dung dịch axit hay bazơ hay trung tính, cảm biến pH
còn có khả năng định lượng độ mạnh, yếu của dung dịch axit, bazơ
(độ mạnh của Hidro). Chú ý rằng dung dịch trung hòa có giá trị pH
bằng 7, dung dịch axit có giá trị pH nhỏ hơn 7 và bazơ có giá trị pH
lớn hơn 7
- Thông số kỹ thuật

 Công suất Module: 5.00V


 Kích thước của mô đun: 43 x 32mm (1.69x1.26 ")
 Phạm vi đo: 0 - 14PH
 Nhiệt độ đo: 0 - 60 ℃
 Độ chính xác: ± 0.1pH (25 ℃)
 Thời gian đáp ứng: ≤ 1 phút
 Bộ cảm biến pH với đầu nối BNC
 Giao diện pH2.0 (3 chân vá)
 Công suất điều chỉnh tăng
 Đèn chỉ báo nguồn

Hình 16 Cảm biến PH

- Sơ đồ nguyên lý

Hình 17 Sơ đồ nguyên lý cảm biến PH

 Cảm biến nhiệt độ LM35


Cảm Biến Nhiệt Độ LM35 được sản xuất bởi hãng national
Semiconductor dải đo từ 0 Độ đến 100 độ C. LM35 là cảm biến tiêu
hao điện năng thấp sử dụng điện áp 5V. Cảm biến gồm có 3 chân, 2
chân nguồn, 1 chân tín hiệu ra dạng Analog.
Chân dữ liệu của LM35 là chân ngõ ra điện áp dạng tuyến tính.
Chân số 2 cảm biến xuất ra cứ 1mV = 0.1°C (10mV = 1°C). Để lấy dữ
liệu ở dạng °C chỉ cần lấy điện áp trên chân OUT đem chia cho 10
Chân 1 cấp điện áp 5V, chân 3 cấp GND, chân 2 là chân OUTPUT
dữ liệu dạng điện áp

Hình 18 Cảm biến nhiệt độ LM35

-Thông số kỹ thuật
 Điện áp đầu vào từ 4V đến 30V
 Điện áp ra: -1V đến 6V
 Công suất tiêu thụ là 60uA
 Độ phân giải điện áp đầu ra là 10mV/oC
 Độ chính xác cao ở 25 C là 0.5 C
 Trở kháng đầu ra thấp 0.1 cho 1mA tải
 Độ chính xác thực tế: 1/4°C ở nhiệt độ phòng và 3/4°C ngoài
khoảng -55°C tới 150°C

 Mạch nguồn LM2596


Mạch Giảm Áp LM2596 là module giảm áp có khả năng điều
chỉnh được dòng ra đến 3A. LM2596 là IC nguồn tích hợp đầy đủ bên
trong. Tức là khi cấp nguồn 9v vào module, sau khi giảm áp ta có thể
lấp được nguồn 3A < 9v...như 5V hay 3.3V.
Hình 19 Mạch hạ áp nguồn LM2596S

-Thông số kỹ thuật

 Module nguồn không sử dụng cách ly


 Nguồn đầu vào từ 4V - 35V.
 Nguồn đầu ra: 1V - 30V.
 Dòng ra Max: 3A
 Kích thước mạch: 53mm x 26mm
 Đầu vào: INPUT +, INPUT-
 Đầu ra: OUTPUT+, OUTPUT-

 LCD 204

*Hiển thị màn hình cài đặt và các thông số trạng thái
*Công suất tổn hao năng lượng thấp.
*Hiển thị trạng thái của mạch, giúp ta quan sát để cài đặt và giám
sát
-Thông số kỹ thuật
 Điện áp hoạt động là 5 V.
 Kích thước: 86.96 x 60 x 13 mm
 Chữ đen, nền xanh lá/xanh dương
 Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 inch tiện dụng khi kết
nối với Breadboard.
 Tên các chân được ghi ở mặt sau của màn hình LCD hổ trợ việc
kết nối, đi dây điện.
 Có đèn led nền, có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ
sáng để sử dụng ít điện năng hơn.
 Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu

Hình 20: LCD 204

- Cách dùng thứ viện với LCD


Module LCD có thể được điều khiển ở chế độ: 4-bit điều khiển và 8-bit
điều khiển. Với cách dùng ở chế độ 4-bit, bạn cần 7 chân ở Arduino, và nếu
muốn dùng hết khả năng của LCD thì bạn cần 7 + 4 = 11 chân ở Arduino
(không nên tí nào). Ngoài ra, mình đã thử hết các hàm trong thư viện
LiquidCrystal của Arudino ở chế độ 4-bit thì mọi thứ đều hoạt động tốt cả. Vì
vậy, mình sẽ mắc mạch ở chế độ 4-bit điều khiển và hướng dẫn theo hướng
này.
-Lắp LCD với Arduino

Hình 21 Lắp LCD với Arduino

3.2.2 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch

Hình 22: Sơ đồ nguyên lý toàn mạch


 Nguyên lý hoạt động:
 Cảm biến PH đo độ ph trong ao hồ nuôi cá , nếu độ PH trong
ngưỡng từ 6,7 - 7,3 thì nước trong hồ bình thường. Còn nếu độ
PH nằm ngoài khoảng 6,7-7,3 thì mạch arduino sẽ ra lênh gọi
báo về điện thoai người nhân.
 Cảm biến nhiệt LM35 hoạt đồng tương tự khi nhiết độ lên cao
lớn hơn 40 độ C thì mạch arduino ra lên gọi về điện thoại
 Mạch LCD 2004 dùng để hiển thị đồ PH, nhiệt độ ,tên người
dùng.

3.3 Thiết kế phần mềm


3.3.1 Lưu đồ giải thuật
3.3.2 Phần mềm thiết kế mạch EasyEDA
EasyEDA là một phần thiết kế PCB miễn phí tuyệt vời dựa trên nền
tảng web và điện toán đám mây do đó không cần cài đặt. Phần mềm này
thích hợp cho bất cứ ai thuộc lĩnh vực thiết kế điện tử. EasyEDA có khả
năng vẽ mạch tích hợp mạnh mẽ, mô phỏng mạch kết hợp nhiều chế độ và
vẽ PCB layout. EasyEDA tương thích với hầu hết các trình duyệt và bạn
có thể tùy chỉnh chế độ bảo mật cho công việc của mình. Sơ đồ nguyên lý
và thư viện có thể nhập từ Altium, Eagle, KiCad và LTspice. Mạch bạn vẽ
có thể xuất ra nhiều định dạng khác nhau, bao gồm cả JSON
EasyEDA cung cấp một gói PCB giá rẻ giúp bạn tăng hiệu quả làm
PCB
EasyEDA cung cấp một chức năng chế tạo sản phẩm. Bằng cách nhấn
vào đó, bạn có thể đặt làm mạch in. Bạn có thể nhận PCB ở nhà hay công
ty để tự hàn hoặc gửi cho nhà máy để hàn (đặc biệt là các chip kiểu chân
BGA)
EasyEDA cung cấp một giải pháp toàn diện cho dự án điện tử của bạn.
Bạn hãy thử truy cập vào EasyEDA và trải nghiệm thiết kế mạch nguyên
lý, PCB và đặt mạch PCB
Hình 23 Thiết kế mạch trên phần mềm EasyEDA

3.3.3 Chương trình điều khiển Arduino


//Màn hình LCD
#include <Wire.h>
#include <LiquidCrystal_I2C.h>
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27,2,1,0,4,5,6,7,3,POSITIVE);

//Sim 900A
#include"sim900a_ktphuhung.h"
//Cảm biến pH
#define cam_bienpH A0
float gia_tri_cam_bienpH;
float offset = -1.307;
#define samplingInterval 20
#define printInterval 800
#define ArrayLenth 40 //times of collection
int pHArray[ArrayLenth]; //Store the average value of the sensor feedback
int pHArrayIndex=0;
int soCuocDaGoi = 4;
unsigned long thoiGianBatDauGoi = 0,thoiGianBaoDongLai = 0;
// Cảm biến nhiệt độ
float nhietdo;
int chanlaynhiet=A1;
void setup() {
lcd.begin(20,4);
test_va_thiet_lap_sim900a();
thiet_lap();
pinMode(cam_bienpH,INPUT);
pinMode(chanlaynhiet,INPUT);
}
void loop() {
//Gọi hàm đo nhiệt độ
do_nhiet_do();
//Đọc giá trị đo pH
static unsigned long samplingTime = millis();
float pHValue,voltage;
if(millis()-samplingTime > samplingInterval)
{
pHArray[pHArrayIndex++]=analogRead(cam_bienpH);
if(pHArrayIndex==ArrayLenth)pHArrayIndex=0;
voltage = avergearray(pHArray, ArrayLenth)*5.0/1024;
pHValue = 3.5*voltage+offset;
samplingTime=millis();
}
//In lên màn hình LCD
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print("QUAN LY AO NUOI CA");
lcd.setCursor(0,1);
lcd.print("GV:PGS.TS-N.T PHUONG");
lcd.setCursor(0,2);
lcd.print("SVTH: N.H PHUC");
lcd.setCursor(0,3);
lcd.print("pH:");
lcd.print(pHValue);
lcd.setCursor(9,3);
lcd.print("T:");
lcd.print(nhietdo);
delay(200);
//In lên màn hình máy tính
Serial.print("pH: ");
Serial.println(pHValue);
Serial.println();
Serial.println();
// Phản hồi về điện thoại
chay();
//So sánh các gia trị, nếu trong khoảng 6.8 đến 7.2 thì không gọi
if((pHValue > 6.8) && (pHValue < 7.2) && (soCuocDaGoi == 4) &&
(thoiGianBaoDongLai == 0 || millis() - thoiGianBaoDongLai > 300000)){
Serial.println("Binh thuong");
soCuocDaGoi = 0;
thoiGianBatDauGoi = millis();
lcd.clear();
}
//Nếu lớn hơn 7.2 hoặc bé hơn 6.8 thì gọi về máy
if((pHValue < 6.7) || (pHValue >7.3)||(nhietdo>40))
{
Serial.println(soCuocDaGoi);
if( (millis() - thoiGianBatDauGoi > 50000) && (soCuocDaGoi < 4)){
soCuocDaGoi++;
thoiGianBatDauGoi = millis();
//Serial.println("goi");
}
//Quy trình gọi
if(soCuocDaGoi == 0 && chiemQuyenGoiDien==0){
chiemQuyenGoiDien = 1;
//Serial.println("cuoc goi 1");
}
if(soCuocDaGoi == 1 && chiemQuyenGoiDien==0 ){
chiemQuyenGoiDien = 2;
//Serial.println("cuoc goi 2");
}
if(soCuocDaGoi == 2 && chiemQuyenGoiDien==0 ){
chiemQuyenGoiDien = 3;
//Serial.println("cuoc goi 3");
}
if(soCuocDaGoi == 3 && chiemQuyenGoiDien==0 ){
chiemQuyenGoiDien = 4;
}
//Bắt đầu gọi số thứ 1
if(chiemQuyenGoiDien==1 ){
// lcd.setCursor(0,1);
// lcd.print("Da goi so 1");
sdt=cacSdtDaCaiDat[0];
//Serial.println(sdt);
call();
//Serial.println(soCuocDaGoi);
}
if(chiemQuyenGoiDien==2 ){
// lcd.setCursor(0,1);
// lcd.print("Da goi so 1");
sdt=cacSdtDaCaiDat[0];
call();
}
//BẮT ĐẦU GỌI SỐ THỨ 2
if(chiemQuyenGoiDien==3 ){
// lcd.setCursor(0,1);
// lcd.print("Da goi so 2");
sdt=cacSdtDaCaiDat[1];
call();
}
if(chiemQuyenGoiDien==4 ){
// lcd.setCursor(0,1);
// lcd.print("Da goi so 2");
sdt=cacSdtDaCaiDat[1];
call();
}
}
}
double avergearray(int* arr, int number)
{
int i;
int max,min;
double avg;
long amount=0;
if(number<=0){
Serial.println("Error number for the array to avraging!/n");
return 0;
}
if(number<5){ //less than 5, calculated directly statistics
for(i=0;i<number;i++){
amount+=arr[i];
}
avg = amount/number;
return avg;
}else{
if(arr[0]<arr[1]){
min = arr[0];max=arr[1];
}
else{
min=arr[1];max=arr[0];
}
for(i=2;i<number;i++){
if(arr[i]<min){
amount+=min; //arr<min
min=arr[i];
}else {
if(arr[i]>max){
amount+=max; //arr>max
max=arr[i];
}else{
amount+=arr[i]; //min<=arr<=max
}
}//if
}//for
avg = (double)amount/(number-2);
}//if
return avg;
}
void do_nhiet_do()
{
nhietdo=analogRead(chanlaynhiet);//Lấy nhiệt độ từ LM35
nhietdo=(nhietdo*5.0*1000.0/1024.0)/10;//Chuyển nhiệt độ lấy được sang
độ C
Serial.print("Nhiet do hien tai la: ");//In ra màn hình
Serial.print(nhietdo);
Serial.print("do C");
Serial.println();//Lệnh xuống hàng
}
3.4 Sơ đồ mạch in

Hình 24: Sơ đồ mạch in

3.5 Thi công


Một số hình ảnh thực tế
Hình 25: Cảm biến PH trong hộp khi mua về
Hình 26: Mạch đang trong quá trình hoàn thiện đóng hộp
Hình 27 Hoàn thiện xong phần mạch đóng hộp

Hình 28 Chương trình code arduino


3.6 Kết quả thực hiên
Sau hơn 2 tháng thực hiện đề tài, em đã hoàn thành việc thiết kế và thi
công mô hình điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động . Hệ thống đã
được test thử và chạy rất ổn định.
Về phần cứng: gồm 5 thiết bị
- Module SIM900a giao tiếp mạng GSM nhận cuộc gọi khi có sự cố
-Vi điều khiển Arduino Nano xử lý cuộc gọi, xuất tín hiệu điều khiển,
nhận biết trạng thái của thiết bị.
-Cảm biến PH với cảm biến nhiệt độ LM35 thiết bị nhận tín hiệu từ môi
trường
-LCD hiển thị các thông số ,tên trong quá trình làm việc của các thông
số ngoài môi trường
Về phần mềm:
- Khởi tạo các thông số ban đầu cho Module sim900a bằng cách kết
nối với Arduino
- Hoàn thành chương trình cho vi điều khiển với các tính
năng sau:
+ Hệ thống nhận tính hiệu được 2 chỉ số nước PH , nhiệt độ thông
qua cảm biến
+ Hệ thống có khả năng gọi điện thoại trực tiếp người dùng
+ Hệ thống có thế bảo về cho 1 đến 5 số điện thoại khác nhau
3.7 Đánh giá hệ thống
Ưu điểm:
 Sử dung mạng viễn thông GSM trong truyền thông mang tính công
nghiệp.
 Hệ thống hoạt động ở những vị trí khó khăn mà đường dây điện thoại
không có, chỉ cần được phủ sóng mạng di động.
 Hệ thống có thể sử dụng các loại sim của các nhà cung cấp dịch vụ
khác nhau như Mobiphone, Vinaphone, Viettel Mobile...
 Phần cứng được thiết kế đơn giản, sử dụng số linh kiện tối thiểu, kết
nối chân ra đáp ứng được nhu cầu phát triển của đề tài sau này.
Khuyết điểm:
 Hệ thống chỉ hoạt động được ở vùng có phủ sóng điện thoại di động.
 Hệ thống hoạt động chưa ổn định nếu cuộc tổng đài đến cùng một lúc
với cuộc gọi báo sự cố
 Khi cảm biến hoạt động phải mát khoảng thời gian hơn 10s SIM mới
gọi điện
 Độ chính xác tương đối, do chi phí còn hạn chế.
CHƯƠNG 4
TỔNG KẾT
4.1.Nhận xét chung
Sau một thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài , em đã hoàn thành và đạt
được những kết quả sau:
Chế tạo thành công mạch giám sát ao hồ thông quá thiết bị báo sim
900a
Sản phẩm có tính mỹ thuật , thực tế với nhu cầu và tính ổn định cao.
Qua đồ án lần này , về việc thiết kế , chế tạo sản phẩm thực tế , chúng
em đã thu được nhiều kinh nghiệm trong việc tính toán , chế tạo sản phẩm.
Qua đó cũng có thêm những kiến thức mà chúng em đã học cũng như tạo
ra cơ hội để tìm hiểu sâu hơn nữa về môn học cũng như hành trang sắp tới
trong tương lai.

4.2. Khả năng ứng dụng và hướng phát triển đề tài


Thiết bị báo dùng sim 900a có thể giúp người lao động kiểm soát được
tình hình trong nước để kịp thời sử lý khi có sự cố
Đề tài đáp ứng được nhu cầu của xã hội:
 Có thể nhận cuộc gọi với số lượng và thời lượng không
giới hạn.
 Thiết kế đơn giản, giá thành phù hộp với nhiều đối tượng
Với những đặc điểm và tính năng trên, hệ thống có thể cải tiến phát
triền với nhiều yều cầu của khác hàng với vấn đề nước: độ đục trong,
lượng oxy.Sản phẩm có thề trở thành sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Đề tài này mang tính thực tiễn cao và tính khả thi tốt trong thực
tế.
4.3. Kết luận
Trong thời gian thực hiện đề tài với sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của
thầy hướng dẫn, đến nay đề tài :“ Thiết kế, thi công mô hình quản lý ao
hồ nuôi cá thông qua thiết bị báo sim 900A” đã được hoàn thành. Em đã
cố gắng vận dụng những kiến thức đã học ở trường để giải quyết những
yêu cầu.Tuy nhiên do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên
đồ án còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được ý
kiến và góp ý của các thầy cô trong khoa về ý tưởng thiết kế cũng như mô
hình sản phẩm của em để sản phẩm được hoàn thiện hơn.Cuối cùng em xin
được cảm ơn quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em hoàn
thành được đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Vi Xử Lý – ĐHCNTPHCM.


2. Kỹ thuật số thực hành - Huỳnh Đắc Thắng (NXB Khoa học Kỹ thuật).

3. Giáo trình học tập môn Vi Xử Lý

4. Giáo trình học tập môn Kỹ Thuật Truyền Số Liệu

5. http://www.ti.com/lit/ds/symlink/drv11873.pdf
6. http://arduino.vn/reference/map
7. http://arduino.vn/reference-tags/analog-io
8. Website: http://arduino.vn/
9. Kênh youtube: VUI HOC
10.Websit: http://www.ni.com/
11.https://easyeda.com/editor

You might also like