You are on page 1of 139

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH


VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MÔ HÌNH NHÀ VƯỜN TỰ ĐỘNG TRỒNG CÂY NÔNG


NGHIỆP DÙNG PLC ĐIỀU KHIỂN

Ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ


Chuyên ngành: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hùng


Sinh viên thực hiện : 1. Bùi Trần Linh 2. Huỳnh Văn Thương
MSSV : 1515021035 1515021057
Lớp : 15HDC02

TP. Hồ Chí Minh, 2017


BM03/QT05/ĐT-KT
Viện Kỹ thuật Hutech

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ


THỰC HIỆN ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp chung với ĐA/KLTN
sau khi hoàn tất đề tài)

1. Tên đề tài: ...................................................................................................................


.....................................................................................................................................
2. Giảng viên hướng dẫn: ..............................................................................................
3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
(2) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
(3) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
Ngành : ..........................................................................................................
Chuyên ngành : ..........................................................................................................

Tuần Nhận xét của GVHD


Ngày Nội dung
lễ (Ký tên)

1
BM03/QT05/ĐT-KT
Tuần Nhận xét của GVHD
Ngày Nội dung
lễ (Ký tên)

Kiểm tra ngày: Đánh giá công việc hoàn thành: …………..%
Được tiếp tục: Không tiếp tục:

10

11

12

13

14

15

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….


Giảng viên hướng dẫn phụ (nếu có) Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

2
BM04/QT05/ĐT-KT
Viện Kỹ thuật Hutech

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(GVHD nộp Bản nhận xét này về Văn phòng Viện)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
(2) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
(3) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
Ngành : ..........................................................................................................
Chuyên ngành : ..........................................................................................................
2. Tên đề tài: ...................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Tổng quát về ĐA/KLTN:
Số trang: ...................... Số chương: ......................................
Số bảng số liệu: ...................... Số hình vẽ: ......................................
Số tài liệu tham khảo: ...................... Phần mềm tính toán: ......................................
Số bản vẽ kèm theo: ...................... Hình thức bản vẽ: ......................................
Hiện vật (sản phẩm) kèm theo: ....................................................................................
4. Nhận xét:
a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Những kết quả đạt được của ĐA/KLTN:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
c) Những hạn chế của ĐA/KLTN:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
5. Đề nghị:
Được bảo vệ (hoặc nộp ĐA/KLTN để chấm) Không được bảo vệ
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Đính kèm Phiếu chấm điểm ĐA/KLTN.


BM05/QT05/ĐT-KT
Viện kỹ thuật Hutech

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(GVPB nộp Bản nhận xét này về Văn phòng Viện)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
(2) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
(3) ........................................................... MSSV: ………………… Lớp: ...............
2. Tên đề tài: .............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Nhận xét:
a) Những kết quả đạt được của ĐA/KLTN:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Những hạn chế của ĐA/KLTN:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
4. Đề nghị:
Được bảo vệ Bổ sung thêm để bảo vệ Không được bảo vệ
5. Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng:
(1) ......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(2) ......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
(3) ......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….


Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Đính kèm Phiếu chấm điểm ĐA/KLTN.


LỜI CAM ĐOAN

Sau hơn 3 tháng làm việc cuối cùng chúng em cũng hoàn thành xong đề tài
được giao, 3 tháng là một khoảng thời gian cũng không dài vì trong lúc thực
hiện đề tài cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn, khó khăn về tìm vật liệu linh kiện
để làm đồ án, khó khăn về thời gian vì mỗi người có những phát sinh trong
cuộc sống nên cũng không dành hết trọn thời gian để làm. Hơn nữa chúng em
cũng đang đi làm nên thời gian càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên với sự nỗ lực của cả 2 cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy
TS. Nguyễn Hùng đã giúp chúng em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù khó khăn là vậy nhưng em xin cam đoan rằng tất cả những gì em làm
trong đề tài là hoàn toàn chính bản thân chúng em làm chứ không thuê, mướn
bất cứ ai khác làm thay hộ. Vì tụi em biết sự quan trọng của đồ án này. Đây
không đơn thuần là đồ án tốt nghiệp mà qua đó giúp chúng em có thêm cái
nhìn về thực tế, về kinh nghiệm và kiến thức học được trong cả quá trình làm
đề tài.
Chúng em xin cam đoan sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về đồ án tốt nghiệp
này.
Em xin cảm ơn !

TP. HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2017.


Chữ ký sinh viên thực hiện :

Bùi Trần Linh Huỳnh Văn Thương


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, tính toán dưới sự chỉ dẫn tận tình
của Thầy TS. Nguyễn Hùng chúng em đã hoàn thành đề tài “ Thiết kế và thi
công mô hình nhà vườn tự động điều khiển bằng PLC S7-300”
Trong quá trình thực hiện, em đã học hỏi được rất nhiều điều lý thú và bổ ích:
Giúp em có khả năng tìm tòi, sáng tạo, tự lập phương pháp tìm kiếm tài liệu từ
các nguồn khác nhau.
Qua việc thực hiện đề tài này, chúng em đã có thêm nhiều kinh nghiệm cho các
lần sau. Đặc biệt là phương pháp trình bày ý tưởng của chính mình.
Thời gian thực hiện đề tài cũng không đủ nhiều cũng như kiến thức còn hạn hẹp
vì thế cho nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Mong các thày cô
tiếp tục giúp đỡ để em hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Từ đó áp dụng vào các
đề tài sau này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để
chúng em hoàn thành đề tài này.
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đát nước ,
Nhà nước ta đã và đang khuyến khích việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng hàng
hóa, đem lại hiệu quả kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội,nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân.
Với những định hướng rõ ràng đó, nhiều thành tựu khoa học đã được
áp dụng vào tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất. Ngành nông nghiệp cũng
không nằm ngoài xu hướng đó nhất là trong bối cảnh nước ta đã tham gia vào
hiệp định tự do của kinh tế thế giới. Bởi vì lẽ đó nếu không nhanh chóng áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, không đổi mới phương thức sản xuất và
canh tác truyền thống thì ngành nông nghiệp sẽ tụt hậu so với thế giới và khu
vực.
Trước yêu cầu cấp thiết đó ngành nông nghiệp đã cũng với ngành tự
động hóa đã đưa ra rất nhiều giải pháp trong nông nghiệp và đã được ứng
dụng rộng rãi trên cả nước.
Trong đề tài đồ án tốt nghiệp “ Mô hình nhà kính trồng cây nông
nghiệp công nghệ cao dùng PLC điều khiển” chúng em xin được giới thiều
giải pháp dùng PLC để điều khiển và giám sát quá trình phát triển sinh trưởng
của cây trồng trong nhà kính nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản lượng
sản phẩm,giảm sức người và đưa những thành tựu của ngành tự động hóa vào
phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Đề tài xin được tập trung vào hai hướng chính là:Điều khiển và giám
sát. Điều khiển hệ thống bơm nước phục vụ tưới tiêu,hệ thống quạt thông
gió,hệ thống mái che.Giám sát các thông số cần thiết cho cây trồng trong nhà
kính như : nhiệt độ không khí,nhiệt độ đất,độ ẩm không khí,đất.Qua đó nhắm
tối ưu hóa những điều kiện lý tưởng nhất và phòng tránh được những dịch
bệnh gây bất lợi cho cây trồng.

1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. CB Circuit Breaker : Thiết bị đóng ngắt dòng điện


2. PLC Programmable Logic Controller: Bộ điều khiển có khả
năng lập trình đựơc
3. CPU Central Processing Unit: Bộ xử lý trung tâm
4. HMI Human Machine Interface: Giao diện ngừơi và máy
5. WinCC Windows Control Center: Giao diện điều khiển trung tâm
6. IP Internet Protocol: Giao thức truyền thông mạng Internet
7. ADC Analog to Digital Converter: Bộ chuyển đổi tín hiệu tương
tự sang tín hiệu số

iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................... 2
1.1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu .............................................................. 2
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 2
1.1.2 Tính hình nghiên cứu ........................................................................... 3
1.1.2.1 Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thế giới .......... 3
1.1.2.2 Tình hình của nước ta........................................................................ 4
1.1.3 Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 6
1.1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 7
1.1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 8
1.2. Các kết quả đạt được sau khi nghiên cứu .............................................. 9
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CƠ KHÍ CỦA MÔ HÌNH ........................... 11
2.1. Tổng quan ............................................................................................ 11
2.1.1. Giới thiệu về mô hình nhà kính......................................................... 11
2.1.1.1 Lịch sử phát triển của mô hình nhà kính trồng cây nông nghiệp.... 11
2.1.1.2 Nhà kính là gì .................................................................................. 11
2.1.2. Cơ sở lựa chọn vật liệu và cấu tạo nhà kính ..................................... 11
2.2. Thiết kế mô hình .................................................................................. 11
2.2.1.Lên ý tưởng và trình bày phương án thi công: ................................... 11
2.2.2.Cấu tạo và kích thước mô hình .......................................................... 12
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH ................ 15
3.1 Các thiết bị điều khiển sử dụng trong đề tài ........................................ 15
3.1.1 Khối điều khiển trung tâm. ................................................................ 15
3.1.2 CB đóng cắt ........................................................................................ 30
3.1.3 Thiết bị đóng cắt điện từ ................................................................... 32
3.1.4 Cảm biến ............................................................................................ 33
3.1.4.1 Cảm biến nhiệt độ ........................................................................... 33

i
3.1.4.2 Cảm biến độ ẩm không khí ............................................................. 34
3.1.4.3 Cảm biến độ ẩm đất......................................................................... 36
3.1.4.4 Cảm biến bắt vị trí đóng mở rèm .................................................... 37
3.1.5 Hệ thống bơm tưới ............................................................................. 39
3.1.6 Hệ thống quạt thông gió ..................................................................... 40
3.1.7 Mô tơ kéo hệ thống rèm ..................................................................... 41
3.1.8 Hệ thống sưởi ..................................................................................... 42
3.2 Giải thuật điều khiển mô hình ............................................................... 43
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ PLC S7-300 VÀ PHẦN MỀM VIẾT
CHƯƠNG TRÌNH PLC VÀ GIAO DIỆN HMI ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH
..................................................................................................................... 45
4.1 Tổng quan về PLC S7-300. ................................................................... 45
4.1.1 Giới thiệu về PLC S7-300 .................................................................. 45
4.1.1.1 Lịch sử phát triển của PLC.............................................................. 45
4.1.1.2 So sánh PLC với các hệ thống khác ................................................ 48
4.1.1.3 Ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC ......................................... 51
4.1.1.4 Một số dòng sản phẩm PLC thông dụng......................................... 52
4.1.2 Cấu trúc hoạt động của PLC S7-300.................................................. 54
4.1.2.1 Modul CPU ..................................................................................... 55
4.1.2.2 Modul mở rộng................................................................................ 57
4.1.2.3 Trao đổi dữ liệu giữa CPU và các modul mở rộng ......................... 62
4.2 Giới thiệu về phần mềm lập trình PLC Step 7 manager ....................... 66
4.2.1 Giới thiệu............................................................................................ 66
4.2.2 Cách tạo một project .......................................................................... 67
4.2.3 Nạp chương trình và giám sát việc thực hiện chương trình ............... 84
4.3 Phần mềm viết giao diện HMI WinCC ................................................. 88
4.3.1 Khái niệm ........................................................................................... 88

ii
4.3.2 Cách tạo project mới trong WinCC ................................................... 88
4.3.3 Giám sát hệ thống qua Internet thông qua ứng dụng Web Navigator của
WinCC ......................................................................................................... 98
4.3.1 Khái niệm ........................................................................................... 98
4.3.2 Cách cấu hình Web Navigator ........................................................... 98
CHƯƠNG 5: THI CÔNG VÀ THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH ............ 106
5.1 Thi công mô hình ................................................................................ 106
5.1.1Hệ thống bơm tứơi ............................................................................ 106
5.1.2 Hệ thống ống dẫn nước và vòi phun tứơi......................................... 107
5.1.3 Hệ thống quạt thông gió ................................................................... 107
5.1.4 Hệ thống rèm che ............................................................................. 109
5.1.5 Hệ thống sửoi ................................................................................... 111
5.1.6 Mạch điện điều khiển mô hình ......................................................... 111
5.2 Thực nghiệm mô hình ......................................................................... 113
5.3 Kết luận .............................................................................................. 116
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HỨƠNG
PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .......................................................................... 117
6.1. Kết luận .............................................................................................. 117
6.1.1.Những vấn đề đạt được .................................................................... 117
6.1.2.Những vấn đề còn hạn chế ............................................................... 117
6.2.Hướng phát triển của đề tài ................................................................. 118

iii
DANH MỤC BẢNG TRA

Bảng 3.1 Thông số cơ bản của bus coupler BK3120 .................................. 24


Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của mô đun ngõ vào số................................... 26
Bảng 3.3 Thông số mô đun tín hiệu ngõ ra số ............................................ 29

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Mô hình nhà kính trồng cà rốt sạch ở Đà Lạt. ............................. 6
Hình 1.2: Mô hình nhà kính trồng hoa có hệ thống thông gió ở Đà Lạt. ..... 7
Hình 1.3 Phương pháp mô hình hoá, nguồn internet ................................... 8
Hình 1.4 Mô hình nhà kính thông minh, nguồn internet............................. 10
Hình 2.1 Hình chiếu nhìn từ trên xuống của mô hình ................................ 12
Hình 2.2 Hình chiếu cạnh của mô hình ...................................................... 13
Hình 2.3 Mô hình không gian của đề tài..................................................... 14
Hình 3.1 PLC S7-300 2PN/DP thực tế ....................................................... 15
Hình 3.2 Mô đun đọc tín hiệu analog 6ES7331-7KF02-0AB0 ................... 17
Hình 3.3 Chú ý khi sử dụng mô đun đọc tín hiệu analog 6ES7331-7KF02-
0AB0 ............................................................................................................ 18
Hình 3.4 Cách nối dây cảm biến nhiệt độ loại 2 dây.................................. 19
Hình 3.5 Cách nối cảm biến nhiệt độ loại 3 dây ........................................ 19
Hình 3.6 Cách nối cảm biến nhiệt độ loại 4 dây ........................................ 20
Hình 3.7 Lưu ý khi đọc tín hiệu dạng điện áp ............................................. 20
Hình 3.8 Mô đun tín hiệu vào, ra của Beckhoff .......................................... 21
Hình 3.9 Mô đun bus coupler của hãng Beckhoff ....................................... 21
Hình 3.10 Mô đun ngõ vào số ( module digital input ) ............................... 25
Hình 3.11 Mô đun ngõ ra số ....................................................................... 27
Hình 3.12 Mô đun kết thúc KL 9010 ........................................................... 29
Hình 3.13 CB chống dòng rò ...................................................................... 30
Hình 3.14 CB bảo vệ ngắn mạch nguồn một chiều 24V ............................. 31
Hình 3.15 Contactor ....................................................................... 32
Hình 3.16 Rơ le cách ly ( Opto ) ................................................................. 33
Hình 3.17 Cảm biến nhiệt độ ( PT 100 ) ..................................................... 34

vi
Hình 3.18 Cảm biến đo độ ẩm không khí QFA 2060 .................................. 35
Hình 3.19 Cảm biến đo độ ẩm đất thông dụng ở Việt Nam ........................ 35
Hình 3.20 Cảm biến đo độ ẩm đất đựơc sử dụng trong mô hình ............... 36
Hình 3.21 Cảm biến quang Baumer bắt vị trí rèm ..................................... 38
Hình 3.22 Hệ thống bơm tứơi trong mô hình.............................................. 39
Hình 3.23 Quạt thông gió cho mô hình ....................................................... 40
Hình 3.24 Động cơ kéo hệ thống rèm của mô hinh .................................... 41
Hình 4.1: Lưu đồ điều khiển dùng Rơle ...................................................... 46
Hình 4.2 Lưu đồ điều khiển bằng PLC ...................................................... 46
Hình 4.3 Mô hình hệ thống điều khiển PLC ............................................... 47
Hình 4.4 Hình PLC của hãng OMRON ..................................................... 53
Hình 4.5 Hình PLC của hãng Mitsubishi.................................................... 53
Hình 4.6 Hình PLC của hãng Siemens ....................................................... 54
Hình 4.7 Cấu trúc phần cứng của hệ thống PLC S7-300 .......................... 55
Hình 4.8 Modul CPU ................................................................................. 56
Hình 4.9A Sơ đồ bố trí một trạm PLC( S7-300). ....................................... 57
Hình 4.9B Modul ghép nối IM360 và IM361 .............................................. 60
Hình 4.10 Thanh Rack................................................................................. 61
Hình 4.11 Sơ đồ tổng quát của một trạm PLC S7-300 .............................. 61
Hình 4.12 Truyền thông giữa máy tính, PLC và cơ cấu chấp hành ........... 63
Hình 4.13 Sơ đồ kết nối mạng MPI ............................................................. 63
Hình 4.14 Sơ đồ kết nối mạng PROFIBUS ................................................. 64
Hình 4.15 Mô hình một mạng AS-I công nghiệp ....................................... 65
Hình 4.16 Sơ đồ kết nối mạng P-to-P Link ................................................ 65
Hình 4.17 Sơ đồ kết nối mạng Industrial Ethernet công nghiệp ............... 66
Hình 4.18 Mở một Project mới .................................................................. 67
Hình 4.19 Đặt tên cho một Project mới ..................................................... 68

vii
Hình 4.20 Mở một Project đã có. ................................................................ 69
Hình 4.21 Biểu tượng một Project mới. ...................................................... 69
Hình 4.22 Khai báo cấu hình cứng cho trạm PLC .................................... 70
Hình 2.23 Màn hình khai báo cấu hình cứng cho tạm PLC ....................... 71
Hình 4.24 Thư viện để lấy các Modul ........................................................ 71
Hình 4.25 Đặt tham số cho Modul CPU .................................................... 72
Hình 4.26 Đặt chế độ cho Modul Analog .................................................. 73
Hình 4.27: Soạn thảo chương trình trong OB1 .......................................... 74
Hình 4.28 Mở một khối logic khác. ............................................................. 74
Hình 4.29 Tạo một khối logic mới .............................................................. 76
Hình 4.30 Đặt tên và chọn chế độ làm việc cho khối logic mới. ............... 77
Hình 4.31 Gọi màn hình soạn thảo. ........................................................... 77
Hình 4.32 Màn hình soạn thảo của khối Logic FC2. ................................ 78
Hình 4.33 Nhập dữ liệu vào khối Lokal block của khối FC ...................... 78
Hình 4.34 Soạn thảo chương trình trong khối logic FC1. .......................... 79
Hình 4.35 Tạo khối FB ................................................................................ 79
Hình 4.36 Chọn ngôn ngữ viết chương trình trong khối FB1..................... 80
Hình 4.37 Gọi khối FB1 ............................................................................. 81
Hình 4.39 Màn hình soạn thảo trong khối FBs. ......................................... 82
Hình 4.40 Sử dụng biến hình thức. ............................................................ 83
Hình 4.41 Ghi các ký hiệu biến hình thức vào bảng Symbol. ..................... 83
Hình 4.42 Màn hình soạn thảo với các tên biến hình thức. ........................ 84
Hình 4.43 Kết nối CP và PLC để nạp chương trình .................................. 85
Hình 4.44 Xóa chương trình đã có sẵn trong CPU .................................... 86
Hình 4.45 Quan sát quá trình hoạt động. ................................................... 87
Hình 4.46 Quan sát nội dung của ô nhớ. .................................................... 87
Hình 4.47 Giao diện phần mêm WinCC ..................................................... 88

viii
Hình 4.48 Tạo mới một dự án ..................................................................... 89
Hình 4.49 Lựa chọn thuộc tính dự án ......................................................... 89
Hình 4.50 Chọn liên kết Tag cho WinCC.................................................... 90
Hình 4.51Vị trí tạo Tag cho WinCC ........................................................... 91
Hình 4.52 Tạo Tag cho WinCC ................................................................... 91
Hình 4.53 Tạo giao diện cho WinCC .......................................................... 92
Hình 4.54 Vùng tạo giao diện cho WinCC ................................................. 92
Hình 4.55 Tạo nút nhấn và cấu hình thuộc tính cho nút nhấn ................... 93
Hình 4.56 Cấu hình thuộc tính màu cho nút nhấn ...................................... 93
Hình 4.57 Chỉnh chế độ thuộc tính màu cho nút nhấn ............................... 94
Hình 4.58 Cấu hình thuộc tính màu cho nút nhấn ...................................... 94
Hình 4.59 Chọn Tag liên kết và màu cho nút nhấn .................................... 95
Hình 4.60 Kết quả khi cấu hình thuộc tính màu cho nút nhấn ................... 96
Hình 4.61A Cấu hình Tag cho I/O field ...................................................... 97
Hình 4.61B Cấu hình thuộc tính màu cho I/O field .................................... 97
Hình 4.62 Chọn tốc độ thực thi của I/O field.............................................. 98
Hình 4.63 Cấu hình máy chủ Web Navigator ............................................. 99
Hình 4.64 Cấu hình Web Navigator.......................................................... 100
Hình 4.65 Chọn địa chỉ IP máy chủ Web Navigator ................................ 100
Hình 4.66 Hoàn thành cấu hình Web Navigator ...................................... 101
Hình 4.67A Cấu hình đưa giao diện lên server ........................................ 102
Hình 4.67B Chọn file HMI muốn lưu lên sever ........................................ 102
Hình 4.68 Cấu hình Web Navigator hoàn thành ...................................... 103
Hình 4.69 Cách vào tắt chế độ bảo vệ của Internet Explore .................... 103
Hình 4.70 Tắt chế độ bảo vệ và nhập user lên Internet Explore .............. 104
Hình 4.71 Kết quả khi đã truy cập vào máy chủ từ Internet Explore ....... 105
Hình 5.1 Bơm tứơi cho mô hình ................................................................ 106

ix
Hình 5.2 Vòi phun tứới .............................................................................. 107
Hình 5.3 Quạt thông gió cho mô hình ...................................................... 108
Hình 5.4 Hệ thống rèm che ....................................................................... 109
Hình 5.5 Hệ thống truyền động cho màn che ........................................... 110
Hình 5.6 Hệ thống đèn sửơi ...................................................................... 111
Hình 5.7 Bảng điện điều khiển mô hình .................................................... 112
Hình 5.8 Bảng điều khiển ở chế độ bằng tay ............................................ 112
Hình 5.9 Tổng quan mô hình thực tế ........................................................ 113
Hình 5.10 Đèn hiển thị chế độ chạy bằng tay ........................................... 114
Hình 5.11 Giao diện màn hình điều khiển mô hình từ máy chủ ............... 114
Hình 5.12 Giao diện màn hình điều khiển mô hình từ xa qua internet .... 116
Hình 6.1 Phát triển theo hướng giám sát toàn diện.................................. 119
Hình 6.2 Mô hình nhà kính tương lai ........................................................ 120

x
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu


1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua,sản xuất nông nghiệp trên cả nước ta chịu rất nhiều khó
khăn, bất lợi do thời tiết, dịch bệnh,suy thoái kinh tế, giá cả hàng nông sản
bấp bênh, chịu sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài giá rẻ hơn chất lượng
tốt hơn, trong khi giá vật tư đầu vào không ổn định và đang có xu hướng tăng
cao.Ngoài ra với tình hình thực phẩm bẩn,kém chất lượng trên thị trường như
hiện nay người tiêu dùng rất cần những sản phẩm nông nghiệp sạch chất
lượng cao mà không phải chi quá nhiều tiền để sử dụng sản phẩm nhập khẩu
là một nha cầu bứt thiết,cấp bách. Ỏ nước ta hiện nay ngành nông nghiệp vẫn
giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và khi kinh tế nước ta hội
nhập quốc tế cũng đem lại nhiều thuận lợi như thị trường mở rộng, sản phẩm
làm ra được xuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới.Nhưng cúng không ít khó
khăn thách thức cho ngành nông nghiệp nước ta.
Do đó việc cấp bách nhất để vực dậy nền nông nghiệp nước ta là tập
trung vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.Phát triển nông
nghiệp bền vững nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn thế
giới.
Vì những lý do trên chúng em quyết định nghiên cứu để tài ‘phát triển
nông nghiệp công nghệ cao’ cụ thể là “Mô hình trồng cây nông nghiệp trong
nhà kính”.
Trong các hệ thống sản xuất, hệ thống điều khiển đóng vai trò điều
phối toàn bộ các hoạt động của máy móc thiết bị. Các hệ thống máy móc và

2
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

thiết bị sản xuất thường rất phức tạp, có rất nhiều đại lượng vật lý phải điều
khiển để có thể hoạt động đồng bộ hoặc theo một trình tự công nghệ nhất
định nhằm tạo ra một sản phẩm mong muốn. Trước đây, các hệ thống điều
khiển logic được sử dụng là hệ thống logic rơ-le. Nhờ sự phát triển nhanh
chóng của kỹ thuật điện tử, các thiết bị điều khiển logic khả lập trình PLC
(Programmable Logic Controller) đã xuất hiện vào năm 1969 đã dần thay thế
các hệ thống điều khiển rơ-le.
Đồng thời, với sự phát triển chưa từng thấy của khoa học công nghệ,
đã cho ra đời các phần mềm kết hợp với các phần cứng vật lý như PLC tạo ra
các hệ thống hoàn hảo cho sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Phần mềm
WinCC là một ứng dụng cụ thể.
Chính vì thế mà hiện nay, sự kết hợp giữa PLC và WinCC được nhiều
chuyên gia, kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên, chuyên viên, công nhân bậc cao
tham gia nghiên cứu để ứng dụng vào thực tế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như muốn làm quen với việc điều
khiển hệ thống nuôi trồng cây nông nghiệp bằng PLC kết hợp với tạo giao
diện giao tiếp dùng WinCC, đồng thời dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy
TS Nguyễn Hùng, chúng em đã chọn thực hiện đề tài “Mô hình trồng cây
nông nghiệp sử dụng PLC điều khiển” cho đề tài tốt nghiệp, nhằm lĩnh hội
những tri thức cần thiết và cơ bản về PLC và thiết kết giao tiếp trên máy tính
trong việc tự động hóa hệ thống nuôi trồng cây nông nghiệp công nghệ cao.
1.1.2 Tính hình nghiên cứu
1.1.2.1 Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thế giới

Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến
việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy
sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80,

3
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm
1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800
doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp
công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường
đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học
công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp
để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng
dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á
cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền
nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động
hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn,
hiệu quả.

Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc
sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay
nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã
được hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng
miền khác nhau những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong
nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của
từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy
nhiên đối với các vùng thường chịu nhiều tác động của thiên tai như bão lũ,
động đất thì lại cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí do rủi ro.

1.1.2.2 Tình hình của nước ta


Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển

4
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

khai xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; các vùng sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao.
Có thể nói Lâm Đồng là một trong những địa phương tiên phong trong
phát triển nông nghiệp công nghệ cao và hiện tại là tỉnh dẫn đầu về mức độ
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông sản hàng hóa. Từ những năm
1990, Lâm Đồng đã xác định nông nghiệp công nghệ cao là một trong những
đột phá phát triển; nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã
được hình thành và hoạt động có hiệu quả.

Nhà kính phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững , cho
phép kiếm soát đầy đủ và chặt chẻ thông số của quá trình sản xuất như nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng,khí oxy,carbonic..,kể cả việc sử dụng tối ưu đất canh tác
để đáp ứng sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và kiểm soát được tình
hình sâu bệnh để đạt sản lượng cao nhất.

Hiện nay ở Việt Nam, bà con nông dân và các doanh nghiệp nông
nghiệp cũng đã áp dụng mô hình nhà kính để sản xuất rau sạch và các loại hoa
cao cấp bằng công nghệ cao nhiều nhất là ở Đà Lạt , nơi được xem là vùng
trồng rau hoa trọng điểm của cả nước.
Hiện nay hầu hết các loại nhà kính công nghệ cao ở Việt Nam đều
được nhập công nghệ trực tiếp hoặc mô hình chuyển dao công nghệ từ các
nước có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển như Nhật Bản,Israel…
Hiện nay, trong nước đã có nghiên cứu của các trường, viện về thiết
kế mẫu nhà kính như công trình “Nhà lưới trồng cây công nghệ cao” do Viện
Nghiên cứu Phát triển Công nghệ cao về Kỹ thuật công nghiệp phối hợp với
Viện Khoa học Sự sống thực hiện; công trình “Nghiên cứu xây dựng mô hình
và kỹ thuật trồng rau năng suất cao cho quần đảo Trường Sa” do Trung tâm
5
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

Nhiệt đới Việt - Nga và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
thực hiện… Bên cạnh đó, một số công ty trong nước cũng chủ động sản xuất
được loại nhà kính áp dụng kỹ thuật, công nghệ nhà kính của nhiều nước phát
triển trên thế giới, kết hợp những ưu điểm của các mô hình nhà kính đang ứng
dụng tại Việt Nam, đồng thời khắc phục những nhược điểm của các nhà kính
đã được bà con nông dân và các doanh nghiệp triển khai ở trong những năm
qua.
Ngoài ra, với sự phát triển một cách nhanh chóng của ngành điện tử cũng như
nhiều ngành khác thì ý tưởng về nhà vườn thông minh không còn vướng bởi
rào cản công nghệ. Việc điều khiển nhà vườn thông minh thông qua
smartphone hoặc máy tính tạo nên bước ngoặc lớn trong việc điều khiển tự
động, không dây một cách linh hoạt, có thể nói sự phát triển không ngừng của
những chiếc smartphone đã làm cho công nghệ có thêm bước tiến, việc điều
khiển dễ dàng hơn.

Hình 1.1: Mô hình nhà kính trồng cà rốt sạch ở Đà Lạt.


1.1.3 Mục đích nghiên cứu
Để chế tạo được một sản phẩm nhà kính công nghệ cao phục vụ cho
nền nông nghiệp Việt Nam mà không phải đi nhập khẩu công nghệ của nước

6
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

ngoài.Là nỗi trăn trở của biết bao nhiêu nhà khoa học,kỹ sư cả trong và ngoài
nước…
Vấn đề chính để có thể phát triển các mô hình nhà kính ở nước ta là hạ giá
thành đầu tư và cải tiến các đặt tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu canh tác và
điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
Vì vậy qua đề tài tốt nghiệp này chúng em muốn góp một phần nhỏ công sức
để làm phong phú thêm các phương pháp , một cách làm khác nhằm góp phần
vào sự phát triển chung của nghành nông nghiệp công nghệ cao.

Hình 1.2: Mô hình nhà kính trồng hoa có hệ thống thông gió ở Đà Lạt.
1.1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dùng phần mềm PLC S7-300 thông qua các cảm biến nhiệt độ,độ
ẩm,ánh áng để thiết lập một mô hình nhà kính có thể điều khiển tự động, giám
sát từ xa.
Nhằm mục đích đem lại một môi trường sinh trưởng tốt nhất cho cây trồng.
Nghiên cứu các ứng dụng của PLC Siemens vào điều khiển chu trình chăm
sóc nuôi trồng cây nông nghiệp.

7
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

Thiết kế giao diện người dùng trên WinCC cho hệ thống giám sát nuôi trồng
chăm sóc cây nông nghiệp đồng thời tìm hiểu giao thức kết nối giữa WinCC
và PLC.
Dùng PLC Siemens điều khiển hệ thống và WinCC làm giao diện giao tiếp.

1.1.5 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên
cứu các đối tượng, các quá trình … bằng cách xây dựng các mô hình của
chúng (các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối
tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối
tượng thực.
Mô hình: là một hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (tư duy) để biểu
diễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu, nó đóng vai trò đại
diện, thay thế đối tượng thực sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những
thông tin mới tương tự đối tượng thực.

Hình 1.3 Phương pháp mô hình hoá, nguồn internet

Cơ sở logic của phương pháp mô hình hóa là phép loại suy. Phương pháp mô
hình hóa cho phép tiến hành nghiên cứu trên những mô hình (vật chất hay ý
8
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

niệm (tư duy)) do người nghiên cứu tạo ra (lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn đối
tượng thực) để thay thế việc nghiên cứu đối tượng thực. Điều này thường xảy
ra khi người nghiên cứu không thể hoặc rất khó nghiên cứu đối tượng thực
trong điều kiện thực tế.
Phương pháp mô hình hóa xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ thống
(tổng thể), song tách ra từ hệ thống (đối tượng) các mối quan hệ, liên hệ có
tính quy luật có trong thực tế nghiên cứu, phản ánh được các mối quan hệ,
liên hệ đó của các yếu tố cấu thành hệ thống – đó là sự trừu tượng hóa hệ
thống thực.
Dùng phương pháp mô hình hóa giúp người nghiên cứu dự báo, dự đoán,
đánh giá các tác động của các biện pháp điều khiển, quản lý hệ thống.Ví dụ:
sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc (đặc biệt là cấu trúc không gian, các
bộ phận hợp thành có bản chất vật lý giống hệt đối tượng gốc) để phản ánh,
suy ra cấu trúc của đối tượng gốc như: mô hình động cơ đốt trong, mô hình tế
bào, sa bàn….
Cụ thể ở đây chúng em dùng phương pháp nghiên cứu trên mô hình nhà kính
mi ni sẽ đề cập cụ thể ở chương 2.
Ngoài ra chúng em còn sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ nhiều
nguồn như: tham khảo tài liệu trên mạng, những báo cáo khoa học trong và
ngoài nước để làm cho thông tin nghiên cứu thêm phong phú, khách quan.
1.2. Các kết quả đạt được sau khi nghiên cứu
Hiểu rõ hơn về việc thiết lập cài đặt thông số trong PLC.
Nắm vững nguyên lý hoạt động của hệ thống kết nối và truyền dữ liệu giữa
PLC và các cổng truyền thông nhằm giám sát hệ thống qua Internet,sóng điện
thoại,3G….
Đưa ra được một giải pháp mới nhằm cải tiến mô hình nhà kính trồng cây
nông nghiệp trong tương lai gần…
9
Chương 1: Tổng quan GVHD: TS. Nguyễn Hùng

Bước đầu biết xây dựng một hệ thống PLC tương đối hoàn chỉnh,
điều khiển lập trình PLC và thiết kế giao diện WinCC mang tính mềm dẻo và
linh hoạt, điều khiển dựa vào chương trình và thực hiện lệnh logic.Chúng em
hy vọng sau khi nghiên cứu đề tài này sẽ lĩnh hội nhiều hơn về các vấn đề liên
quan đến PLC và phần mềm WinCC như: cấu hình phần cứng, tập lệnh của
PLC, WinCC, xây dựng lưu đồ và viết chương trình điều khiển hệ thống cũng
như các giao thức kết nối giữa chúng.

Hình 1.4 Mô hình nhà kính thông minh, nguồn internet

10
Chương 2: Thiết kế cơ khí của mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CƠ KHÍ CỦA MÔ HÌNH

2.1. Tổng quan


2.1.1. Giới thiệu về mô hình nhà kính
2.1.1.1 Lịch sử phát triển của mô hình nhà kính trồng cây nông nghiệp;
Lịch sử phát triển của nhà kính trồng rau hoa đã có từ rất lâu đời.
Ngày nay , sự ứng dụng của chúng đã mang lại sự phát triển rất nhanh cho
ngành nông nghiệp.Người La Mã cổ đại đã phát triển nhà kính đầu tiên bằng
chất liệu tương tự như kính và mica sử dụng để trồng nhiều loại trái cây và
rau quanh năm.
2.1.1.2 Nhà kính là gì;
Nhà kính là một thuật ngữ chung dùng để đề cập đến việc sử dụng một
vật liệu trong suốt hoặc bán trong suốt được hỗ trợ trong một khung sương
làm bằng thép(hoặc có thể bằng tre đặt ở Việt Nam) trong một khu vực xác
định cho cây trồng sinh sống phát triển.
Cụ thể ,ở đây vật liệu bao phủ là kính ,mica,hoặc tấm nhựa .
2.1.2. Cơ sở lựa chọn vật liệu và cấu tạo nhà kính:
Do tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao của mô hình nên chúng em lựa
chọn vật liệu khung sương là thép hộp,kết hợp với tấm nhựa PE trong suốt
bao phủ xung quanh để có thể đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng
của đề tài đưa ra.
2.2. Thiết kế mô hình:
2.2.1.Lên ý tưởng và trình bày phương án thi công:
Ý tưởng ban đầu được đưa ra là làm một mô hình có kích thước khá
lớn với (dài x rộng x cao )3mx1.5mx2m có cơ cấu rèm che tự động,sử dụng
động cơ 3 pha để cung cấp nước cho hệ thống tưới phun,tưới nhỏ giọt và hệ
thống phun sương tạo độ ẩm đất.Hệ thống nước tuần hoàn có qua hệ thống lọc

11
Chương 2: Thiết kế cơ khí của mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

và bể lắng.Hệ thống quạt thông gió,đèn sưởi cây trồng và sử dụng các cảm
biến độ ẩm,nhiệt độ,độ PH điều khiển thông qua PLC.
Nhưng do mô hình ban đầu đưa ra có kích thước quá lớn nên ý tưởng
ban đầu nhanh chóng được thu gọn lại để phù hợp với điều kiện thực tế mà
vẫn không mất đi những công cụ cần thiết để nghiên cứu một cách gần nhất
với thực tiễn của ngành nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung.
2.2.2.Cấu tạo và kích thước mô hình:

Hình 2.1 Hình chiếu nhìn từ trên xuống của mô hình


Mô hình nhà kính được thiết kế theo hình chữ nhật với mái là hình
tam giác và có các thông số như sau:
Chiều dài mô hình : 1500mm.
Chiều rộng mô hình :800mm.
Chiều cao mô hình: 1300mm.
Phần mái cao:200mm.

12
Chương 2: Thiết kế cơ khí của mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 2.1 Hình chiếu cạnh của mô hình


Vật liệu sử dụng làm khung mô hình là thép hộp 20x20mm,30x30mm
được hàn cố định thành từng modul và modul được lắp ghép với nhau bằng
bulong để tiện duy chuyển và tháo rời sau này.Phần chân được gắn thêm bốn
bánh xe để tiện di chuyển.Bên cạnh mô hình được hàn thêm một khung đỡ hệ
thống bơm và bồn đụng nước tưới cho cây trồng,được tích hợp luôn lên mô
hình để tăng tính tiện lợi nhỏ gọn.

13
Chương 2: Thiết kế cơ khí của mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 2.3 Mô hình không gian của đề tài


Mô hình được bao phủ xung quanh bởi tấm lợp sáng lấy ánh sáng mặt
trời và để giữ cho nhiệt độ được ổn định phù hợp với hầu hết các loại cây
trồng theo sát thực tiễn nhà kính hiện nay.Làm tăng tính ứng dụng của mô
hình sau này.
Ngoài ra mô hình còn có hệ thống thanh trượt,cơ cấu bánh răng ,xích
tải để thực hiện viện đóng mở rèm che mát tự động.
Phần giới thiệu mô hình cơ khí chúng em xin được kết thúc tại đây và
sẻ mô tả hoạt động vào phần sau.

14
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH

3.1 Các thiết bị sử dụng trong đề tài.


3.1.1 Khối điều khiển trung tâm
3.1.1.1 Bộ điều khiển PLC S7-300 315 2PN/DP

Hình 3.1 PLC S7-300 2PN/DP thực tế


PLC S7-300 với bộ xử lý bên trong là CPU315 là một trong những dòng PLC
mạnh mẽ của Siemens, một hãng nổi tiếng trên thế giới của Đức, PLC đựơc
thiết kế theo chuẩn công nghiệp với chuẩn IEC là chuẩn của châu âu, độ tin
cậy cao, tính ổn định và chính xác, có khả năng thích nghi với môi trừơng
khắc nghiệt nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và tuổi thọ. Là một trong những

15
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

lựa chọn hàng đầu của các dây chuyền sản xuất tự động hóa. PLC tích hợp 2
cổng Ethernet, giúp mở rộng mạng lứơi điều khiển tự động đựơc rộng hơn,
đồng thời nâng cao tốc độ truyền và xử lý tín hiệu. Đặc biệt giúp hệ thống có
thể dễ dàng kết nối Internet đáp ứng công nghệ I4.0, Internet Of Thing đang
dần lan rộng hiện nay.
Đặc điểm kỹ thuật
- Bộ nhớ bên trong 384 kbyte

- 1 cổng giao tiếp MPI/DP tốc độ 12Mbit/s

- 2 cổng giao tiếp ethernet profinet

- Khe cắm card mở rộng nếu cần

- Nguồn hoạt động 24Vdc

- PLC đựơc lập trình và cấu hình thông qua phần mêm Step7 của
Siemens
3.1.1.2 Mô đun dọc tín hiệu analog
Trong đề tài ta sử dụng mô đun analog 6ES7331 – 7KF02 – 0AB0 của
Siemens. Đây là mô đun dùng để đọc tín hiệu analog từ cảm biến độ ẩm đất,
độ ẩm không khí và nhiệt độ không khí từ đó chuyển đổi thành giá trị thực đề
điều khiển bơm, quạt thông gió và đèn sưởi nhằm đảm bảo môi trừơng cho
cây trồng phát triển tốt hơn.

16
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 3.2 Mô đun đọc tín hiệu analog 6ES7331-7KF02-0AB0


Thông số module :
- Nguồn cung cấp : 24Vdc
- Có chức năng bảo vệ ngựơc cực
- Dòng tiêu thụ 200mA
- Công suất tiêu thụ 1W
- Số cổng vào analog : 8
- Loại tín hiệu analog đầu vào : điện áp, dòng, nhiệt điện trở, thanh nhiệt
điện.
- Giá trị tín hiệu đầu vào : 0-20mA, 4-20mA, 0-10V, + - 5V, + - 2.5V.
Một số lưu ý khi sử dụng mô đun analog SM331
- Bên hông mô đun sẽ có 4 miếng jumper màu đen. Các miếng này có tác
dụng kết nối bên trong mô đun để phù hợp với những trừơng hợp đo

17
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

khác nhau. Mỗi miếng sẽ đựơc sử dụng cho 2 kênh. Có 4 chế độ là A,


B, C, D. Với :
• A : 80/250/500/1000mV/Pt100
• B :2.5/5/1…5/10V
• C : đo dòng điện 4 dây
• D : đo dòng điện 2 dây

Chú ý để đúng chế độ tương


ứng với dạng tín hiệu cần đo

Hình 3.3 Chú ý khi sử dụng mô đun đọc tín hiệu analog 6ES7331-7KF02-
0AB0
Lưu ý phải đặt đúng vị trí nếu không có thể gây nguy hại cho mô đun cũng có
thể gây cháy mô đun.
- Phải khai báo đúng loại trong cấu hình phần cứng PLC nếu không đèn
lỗi mô đun sẽ báo.
- Một số cách nối đối với dạng cảm biến đo nhiệt độ với từng loại 2 dây,
3 dây, 4 dây như sau :
• Loại 2 dây :

18
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 3.4 Cách nối dây cảm biến nhiệt độ loại 2 dây
• Loại 3 dây :

Hình 3.5 Cách nối cảm biến nhiệt độ loại 3 dây


• Loại 4 dây :

19
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 3.6 Cách nối cảm biến nhiệt độ loại 4 dây


- Lưu ý đặc biệt khi ta đo tín hiệu dạng điện áp thì cần phải kết nối chân
âm của tín hiệu với chân Mana như hình 3.7

Hình 3.7 Lưu ý khi đọc tín hiệu dạng điện áp


3.1.1.3 Mô đun tín hiệu số vào và ra.
Trong đề tài này em sử dụng mô đun I/O của beckhoff. Đặc điểm của
mô đun rất tiện lợi và kết nối nhanh chóng dễ dàng.
Để liên kết giữa PLC và các modul IO trong mạng của hệ thống
Beckhoff thì phải dùng modul gọi là Bus Coupler.

20
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Có nhiều dạng kết nối như Ethernet IP, Profibus, Profinet, Mudbus…
Do đó sẽ có những modul Bus Coupler khác nhau.

Hình 3.8 Mô đun tín hiệu vào, ra của Beckhoff

Hình 3.9 Mô đun bus coupler của hãng Beckhoff

21
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Phiên bản thuộc dòng sản phẩm "siêu tiết kiệm" giúp mở rộng khả năng kết
nối các khối Bus Coupler PROFIBUS thuộc mã BK3xx0 một cách tối đa.

Công nghệ mới này cho phép gia tăng không gian kết nối, có thể lên đến 255
khối mô- đun mở rộng K-bus ghép sau một khối Bus Coupler. Bộ kết nối
BK3120 được thiết kế để phù hợp với các thiết bị tự động hóa. Chuẩn
PROFIBUS bỏ quả công đoạn FS để có thể truyền tải nhiều dữ liệu trong chế
độ DP hơn. Với 1 bộ kết nối Bus Coupler nó có thể truyền tải 128 byte tín
hiệu input và 128 byte tín hiệu output. Bộ kết nối BK3120 được gắn vào các
thiết bị PROFIBUS DP V1. Những thiết bị này cho phép kết nối trực tiếp với
bộ cài đặt Bus Coupler và các mô- đun phức tạp để phục vụ nhiều mục đích
khác nhau, ví dụ, để thay đổi các tham số hay để cài đặt/điều chỉnh giá trị tới
hạn của các khối mô- đun analog.

Tốc độ truyền dữ liệu lên đến 12 Mbaud tự động nhận diện các dữ liệu từ Bus
Coupler, cho phép tốc độ truyền có thể thích ứng được với yêu cầu của các
quy trình công nghệ đặc biệt.

Thông số hệ thống PROFIBUS | BK3120


Số trạm I/O 100 với bộ lặp
Số điểm I/O Xấp xỉ 6000, phụ thuộc vào máy chủ.
Phương tiện kết nối Cáp mạ đồng, 2 x 0.25 mm2
Chiều dài cáp lớn
1,200 m 1,000 m 400 m 200 m 100 m
nhất

Tốc độ truyền tương 9.6/19.2/93.75 187.5 500 1,500 ...3,6,12


ứng kbaud kbaud kbaud kbaud kbaud

Thời gian truyền dữ Xấp xỉ 3ms (10 trạm dừng cho mỗi Xấp xỉ 0.5ms

22
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

liệu 32 bit tín hiệu input và output)

Thông số kỹ thuật BK3120


Số lượng bộ kết nối
64 (255 khối mở rộng K-bus)
gắn thêm vào
Số lượng lớn nhất
128 byte tín hiệu input và 128 byte tín hiệu output
bytes fieldbus
Tốc độ truyền dữ
Tự động dò tìm, tốc độ lên đến 12 Mbaud
liệu
Kiểu ngõ giao tiếp 1 x D-sub chân cắm 9 chân với nắp che
Nguồn cung cấp 24 V DC (-15 %/+20 %)
Dòng cung cấp 70 mA + (bao gồm dòng điện K-bus)/4, 500 mA max.
Dòng cung cấp K-
1,750mA
Bus
Dòng tối đa tiếp
24 V DC max./10 A max.
điểm kết nối
500 V (Dòng tối đa tiếp điểm kết nối/áp cung cấp Bus
Áp cách điện
Coupler)
Nhiệt độ làm
-25…+60 °C/-40…+85 °C
việc/lưu trữ
Độ ẩm yêu cầu 95 %, không hơi nước
Khả năng chống
Phù hợp tiêu chuẩn EN 60068-2-6/EN 60068-2-27
rung động
Độ miễn nhiễu EMI Phù hợp tiêu chuẩn EN 61000-6-2/EN 61000-6-4
Khả năng chống IP 20

23
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

nước
Phù hợp các tiêu
CE, UL, Ex
chuẩn

Bảng 3.1 Thông số cơ bản của bus coupler BK3120

Bus coupler có nhiệm vụ giải mã tín hiệu cho mô đun I/O terminal phía sau
nó, sự kết hợp giữa bus coupler và I/O terminal tạo thành hệ thống ngõ vào ra
và được trao đổi với PLC qua mạng profibus.

IO modul của Beckhoff được chia ra thành nhiều loại và mỗi loại sẽ có ký
hiệu và màu sắc khác nhau
- Màu vàng là modul Digital input
- Màu đỏ là modul Digital output
- Màu xanh lá cây là modul Analog input
- Màu tím là modul Analog output

Mô đun ngõ vào số ( Modul Digital Input ) : mô đun này thường có mã


màu vàng và có kí hiệu như KL1114 hoặc KL1104.

24
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 3.10 Mô đun ngõ vào số ( module digital input )

Terminal ngõ vào số KL1104 và KL1114 thu những tín hiệu điều khiển nhị
phân từ cấp xử lý và truyền chúng, dưới dạng cách điện tới khối tự động cấp
cao hơn. Hai phiên bản KL1104 và KL1114 có tốc độ lọc ngõ vào khác nhau.
Bus Terminal gồm 4 kênh, trạng thái của các kênh được hiện thị trên đèn
LED. KL1104 và KL1114 đặc biệt hữu dụng cho việc tối ưu không gian trong
tủ điều khiển. Mô đun nhận tín hiệu số từ bên ngoài và chuyển đến PLC thông
qua bus coupler. Mô đun được thiết kế nhỏ gọn, đồng thời thao tác đấu nối và
thay thế rất nhanh mà vẫn đảm bảo tính ổn định cao.

KL1114 |
Thông số kỹ thuật KL1104 | KS1104
KS1114

25
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Công nghệ kết nối 2-3 dây

Số ngõ vào 4

Nguồn cung cấp 24 V DC (-15 %/+20 %)

Tín hiệu điện áp "0" -3…+5 V

Tín hiệu điện áp "1" 15…30 V

Lọc ngõ vào typ. 3.0 ms typ. 2.0 ms

Dòng vào typ. 5 mA

Dòng tiêu thụ K-bus typ. 5 mA

Cách điện 500 V (K-bus/trường điện thế)

Độ rộng Bit ánh xạ 4 input

Cấu hình không cần thiết lập địa chỉ hay cấu hình

Khối lượng ~ 55g

Nhiệt độ hoạt động/lưu trữ -25…+60 °C/-40…+85 °C

Độ ẩm tương đối 95 %, không ngưng tụ

Khả năng chống va đập/sốc phù hợp với EN 60068-2-6/EN 60068-2-27

Chống/phát nhiễu EMC phù hợp với EN 61000-6-2/EN 61000-6-4

Mức bảo vệ IP 20/có thể hơn

Đấu dây với tất cả các KSxxxx terminals

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của mô đun ngõ vào số

26
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Mô đun ngõ ra số :

Hình 3.11 Mô đun ngõ ra số


Mô đun được đánh mã màu đỏ, thường được ký hiệu là KL 2114 hoặc
KL 2134. Sau khi xử lý tín hiệu xong thì PLC sẽ xuất tín hiệu số ra từ
mô đun này. Cũng giống như mô đun ngõ vào số, mô đun ngõ ra số
cũng được thiết kế rất tối ưu, đồng thời có nhiều tính năng và dòng tải
khác nhau nên chủng loại rất đa dạng.
Terminal ngõ ra số KL2114 và KL2134 kết nối tín hiệu điều khiển nhị
phân từ khối tự động tới cơ cấu chấp hành tại cấp quá trình. Dòng tải
ngõ ra của phiên bản KL2114 được bảo vệ chống lại quá tải và ngắn
mạch. KL2134 được bảo vệ chống lại kết nối phân cực ngược. Bus
Terminal bao gồm bốn kênh mà trạng thái của nó được hiện thị thông
qua các tín hiệu LED

27
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

KL2134 |
Thông số kỹ thuật KL2114 | KS2114
KS2134

Công nghệ kết nối 2-/3-dây

Số ngõ ra 4

Điện áp tải 24 V DC (-15 %/+20 %)

Loại tải ohmic, inductive, lamp load

Dòng ngõ ra tối đa 0.5 A (short-circuit-proof) per channel

Dòng ngắn mạch <2A

Breaking enegry < 150 mJ/kênh

Bảo vệ điện áp - có

Cách điện 500 V (K-bus/trường điện thế)

Dòng tiêu thụ nguồn liên kết typ. 30 mA + tải

Dòng tiêu thụ K-bus typ. 9 mA

Độ rộng Bit ánh xạ 4 output

Cấu hình không cần thiết lập địa chỉ hay cấu hình

Khối lượng ~ 55g

-25…+60 °C/-
Nhiệt độ hoạt động/lưu trữ 0…+55 °C/-25…+85 °C
40…+85 °C

Độ ẩm tương đối 95 %, không ngưng tụ

Khả năng chống va đập/sốc phù hợp với EN 60068-2-6/EN 60068-2-27

Chống/phát nhiễu EMC phù hợp với EN 61000-6-2/EN 61000-6-4

Mức bảo vệ IP 20/có thể hơn

Đấu dây với tất cả các KSxxxx terminals

28
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Bảng 3.3 Thông số mô đun tín hiệu ngõ ra số


Mô đun kết thúc : Mô đun này được gắn ở phía sau cùng, báo hiệu cho
biết mô đun cuối. Bus end terminal KL9010 là cần thiết cho việc trao
đổi dữ liệu giữa các Bus Coupler và Bus Terminal. Mỗi lắp đặt đều
phải kết thúc ở cuối cùng bên phải bằng một bus end KL9010. Ngoài ra
nó không có bất kỳ chức năng hay kết nối tới thiết bị nào khác. Mô đun
này cực kỳ quan trọng, nếu không có mô đun kết thúc này thì bus
coupler sẽ bị lỗi không giao tiếp được.
Tuy nhiên trong khai báo cấu hình phần cứng ta lại không được khai
báo mô đun này, nếu không PLC sẽ báo lỗi bus fault.

Hình 3.12 Mô đun kết thúc KL 9010

29
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

3.1.2 CB bảo vệ ( Circuit Breaker )


3.1.2.1 CB chống dòng rò
Do đặc điểm của mô hình là tiếp xúc với nước vì vậy trong đề tài này em có
thiết kế chọn thêm CB chống dòng rò nhằm bảo vệ an toàn tránh bị giật khi
vô tình tiếp xúc hoặc bị nước bắn vào hệ thống điện.

Hình 3.13 CB chống dòng rò


Thông số kỹ thuật :
Ký hiệu : 5SM1 311-6
Dòng đóng ngắt tối đa : 16A
Dòng nhảy khi rò 30mA
Điện áp đóng ngắt : 230 V
Số cực ; 2 cực

30
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

CB này được gắn trong mô hình ngoài nhiệm vụ chống dòng rò còn bảo vệ
chống ngắn mạch và đóng ngắt nguồn cho các thiết bị xài điện áp 220 VAC
trong mô hình.
3.1.2.2 CB bảo vệ ngắn mạch nguồn một chiều 24 V
Ngoài CB bảo vệ nguồn 220 VAC thì trong này em còn thiết kế thêm một
CB bảo vệ khi trường hợp nguồn 24VDC bị ngắn mạch, giúp giảm thiểu hư
hỏng cho các thiết bị.

Hình 3.14 CB bảo vệ ngắn mạch nguồn một chiều 24V


Thông số kỹ thuật :
Loại CB : C60H-DC C 3A
Hãng sản xuất : Schneider
Dòng cắt : 3A
Điện áp chịu được: 250VDC
Số cực ; 1 cực

31
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

3.1.3 Thiết bị đóng ngắt điện từ ( Contactor )


Ngoài các thiết bị đóng ngắt bảo vệ thì trong mô hình em còn sử dụng một số
contactor và rơ le để đóng ngắt nguồn động lực và nguồn điều khiển cho mô
hình.
Trong thiết kế thì em sử dụng 3 contactor dùng để đóng nguồn động lực cho
các thiết bị 220V, một contactor để cấp nguồn cho bơm nước và một
contactor để cấp nguồn cho 2 quạt thông gió. Contactor là thiết bị khá thông
dụng, gồm có cuộn dây, mạch từ và cơ cấu đóng nhả tiếp điểm

Hình 3.15 Contactor


Contactor ở đây em dùng loại cuộn dây điều khiển đóng nhả contactor dùng
diện 220VAC đo đó phải qua rờ le 24VDC điều khiển trung gian. Tức là PLC
sẽ xuất ra tín hiệu 24VDC điều khiển cho tiếp điểm rơ le đóng lại và tiếp điểm
của rơ le được nối cấp nguồn 220VAC cho cuộn dây điều khiển của
contactor. Để đảm bảo tính an toàn đồng thời để bảo vệ tiếp điểm của PLC thì
em sử dụng Opto ( một loại rơ le cách ly )

32
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 3.16 Rơ le cách ly ( Opto )


3.1.4 Cảm biến
3.1.4.1 Cảm biến nhiệt độ
Trên thị trừơng hiện nay có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ. Trong mô hình
em lựa chọn cảm biến nhiệt điện trở ( RTD resistance temperature detector ).
Cấu tạo: gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Niken, Patium,…được quấn theo
hình dáng của đầu to. Cấu tạo của RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng,
Nikel, Platinum,…được quấn tùy theo hình dáng của đầu đo. Khi nhiệt độ
thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu
kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất định.Phổ biến
nhất của RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum. Platinum có điện trở
suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo được dài. Thường có các
loại: 100, 200, 500, 1000 ohm tại 0 D.C. Điện trở càng cao thì độ nhạy nhiệt
càng cao.
Nguyên lý: Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa 2 đầu dây kim loại này sẽ thay
đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong 1 khoảng nhiệt độ nhất
định.
Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn cặp nhiệt điện, dễ sử dụng hơn, chiều dài dây
không hạn chế.
Khuyết điểm: Dải đo bé hơn cặp nhiệt điện, giá thành cao hơn cặp nhiệt điện.

33
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Thường dùng: Trong các nghành công nghiệp chung, công nghiệp môi trường
hay gia công vật liệu, hóa chất,…
Tầm đo: -200 – 7000C
RTD thường có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây.
Lưu ý khi sử dụng:
Loại RTD 4 dây giảm điện trở dây dẫn đi 1/2, giúp hạn chế sai số.
Cách sử dụng của RTD khá dễ chịu hơn so với Thermocouple. Chúng ta có
thể nối thêm dây cho loại cảm biến này ( hàn kĩ, chất lượng dây tốt, có chống
nhiễu ) và có thể đo test bằng VOM được.Vì là biến thiên điện trở nên không
quan tâm đến chiều đấu dây.

Hình 3.17 Cảm biến nhiệt độ ( PT 100 )


3.1.4.2 Cảm biến độ ẩm không khí.
Tuy đề tài chỉ là mô hình nhưng em vẫn chọn loại cảm biến công nghiệp,
nhằm đảm bảo tính chính xác và thực tế hơn. Ở đây em chọn cảm biến độ ẩm
QFA 2060 của hãng Siemens.

34
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 3.18 Cảm biến đo độ ẩm không khí QFA 2060


Cảm biến được sử dụng trong hệ thống thông gió và điều hòa không khí
trong các nhà máy, xí nghiệp, nơi mà cần độ chính xác rất cao và thời gian
đáp ngắn nhằm để kiểm tra độ ẩm một cách nhanh chóng. Thang đo độ ẩm
của cảm biến từ 0-100%. Một số vị trí ứng dụng cảm biến như :
- Trong kho lưu trữ và sản xuất giấy, dược phẩm, hóa chất thực phẩm và
ngành sản xuất linh kiện điện tử.

- Trong phòng thí nghiệm

- Trong bệnh viện

- Nhà vườn tự động

Thông tin đặc điểm kỹ thuật


- Điện áp sử dụng 13,5-35 Vdc

- Tín hiệu analog xuất ra : 0-10V

- Độ ẩm đo được : 0-100%

- Thời gian đáp ứng nhanh với độ chính xác cao.

35
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Sơ đồ đấu chân
G,G0 : nguồn cấp AC 24V
G1, G2 : nguồn cấp 13,5…35 Vdc
U1 : tín hiệu đầu ra đo độ ẩm ( 0-10V )
3.1.4.3 Cảm biến đo độ ẩm đất
Hiện nay cảm biến đo độ ẩm đất thông dụng ở Việt Nam là loại có bảng mạch
gồm 2 que nhọn cắm xuống đất, tuy nhiên khi thực nghiệm kiểm tra thì thấy
loại này không ồn định đồng thời bị sụt áp khi kết nối với mô đun analog của
PLC làm sai kết quả đo. Sau quá trình tìm hiểu thì em chọn loại cảm biến đo
độ ẩm đất là SHT 11.

Hình 3.19 Cảm biến đo độ ẩm đất thông dụng ở Việt Nam

36
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 3.20 Cảm biến đo độ ẩm đất đựơc sử dụng trong mô hình


Cảm biến độ ẩm đất SHT11 có vỏ bảo vệ thừơng đựơc sử dụng trong công
nghiệp với các ứng dụng cần độ bền, độ chính xác và ổn định cao, cảm biến
có cấu tạo gồm cảm biến SHT11 bên trong, bên ngoài là lớp vỏ bảo vệ cảm
biến khỏi các tác động vật lý từ môi trường như bụi, nứơc,… tuy nhiên vẫn đo
đựơc chính xác.
Cảm biến độ ẩm đất SHT11 có vỏ bảo vệ sử dụng trong môi trường đất, tức là
ta có thể đặt cảm biến dứơi mặt đất, tuy nhiên cần lưu ý đặt cảm biến ở
khoảng cách hợp lý để không dẫn đến tính trạng nứơc ngập úng tràn vào làm
hư cảm biến.
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp sử dụng : 3 – 5 Vdc
- Khoảng độ ẩm đo đựơc : 0-100%
- Sai số : 4.5% RH
- Độ dài : 77mm
- Đừơng kính: 16mm

Sơ đồ dây :
1. Vcc – Màu nâu : cấp nguồn 3-5Vdc
2. GND- Màu đen : cấp nguồn 0Vdc
3. Data – Màu vàng : chân dữ liệu

CLK – Màu xanh dương : chân tín hiệu ra số


3.1.4.4 Cảm biến bắt vị trí đóng mở rèm
Rèm che đựơc sử dụng khi thời thiết quá nắng nóng thì rèm đựơc kích hoạt,
rèm đựơc kéo bằng mô tơ 24VDC có kèm hộp số. Tuy nhiên rèm đựơc kéo tự
động nên cần phải có tín hiệu trả về để báo trạng thái đóng mở rèm. Chính vì
vậy cần thiết kế đặt 2 con cảm biến đề bắt vị trí đóng mở rèm. Ban đầu em lựa

37
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

chọn cảm biến tiệm cận để bắt tuy nhiên khi kiểm tra đánh giá thì thấy nó
không ổn định vì khi rèm di chuyển nó sẽ rung mà cảm biến thì cần phải đặt
sát nó và cách bề mặt cảm biến dứơi 3mm thì nó mới tác động đựơc. Đo đó
em chuyển qua dùng cảm biến quang vừa phát vừa thu nhằm đảm bảo sự ổn
định hơn

Hình 3.21 Cảm biến quang Baumer bắt vị trí rèm


Thông số kỹ thuật :
- Nguồn hoạt động 24VDC
- Cảm biến quang vừa phát vừa thu
- Loại tín hiệu ra : tín hiệu số 24VDC
- Tốc độ xử lý cao, chính xác
- Cấp bảo vệ IP 67

38
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

3.1.5 Hệ thống bơm tứơi

Hình 3.22 Hệ thống bơm tứơi trong mô hình


Thông số kỹ thuật :
- Điện áp sử dụng : 220VAC
- Công suất định mức : 125W
- Tần số : 50 Hz
- Lưu lựơng 900 lit/giờ
- Độ cao cột nứơc : 21 m
Nhằm đảm bảo tính thực tế cho mô hình em chọn bơm Panasonic GP-129JXK
với đặc điểm thông số giống như trên. Tuy nhiên đo mô hình nên cần lưu

39
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

lựơng nứơc không nhiều nên em có thiết kế thêm bộ điều chỉnh điện áp để
điều chỉnh tốc độ bơm sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, nhằm đảm bảo
an toàn cho thiết bị đồng thời linh động hơn.
3.1.6 Hệ thống quạt thông gió
Hệ thống quạt thông gió đựơc thiết kế nhằm tạo sự thông thoáng cũng như
điều tiết nhiệt độ và độ ẩm bên trong và bên ngoài nhà vừơn. Giúp cây sinh
trửơng tốt hơn.

Hình 3.23 Quạt thông gió cho mô hình


Đặc điểm:
- Kiểu dáng gọn nhẹ
- Dùng để làm mát máy móc thiết bị
- Giúp căn phòng thoáng mát
Thông số kĩ thuật:
- Điện áp : 220V/240V - 50/60hz
- Công suất: 38W

40
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

- Lưu lượng gió (m3/min) : 5.40


- Cường độ dòng điện : 0.22 (A)
- Độ ồn :50( dbA )
- Kích thước: 200 X 200 mm
Xuất xứ :Đài Loan
Trong mô hình em sử dụng 2 quạt thông gió đặt ngựơc nhau, một cái dùng để
hút khí từ trong ra và một cái đựơc đẩy khí từ bên ngoài vào nhẳm cho dòng
khí đối lưu tốt hơn.
3.1.7 Mô tơ kéo hệ thống rèm

Hình 3.24 Động cơ kéo hệ thống rèm của mô hinh


Thông số kỹ thuật :
- Loại : GNM 2636 A-G1.4
- Công suất : 19W
- Tốc độ : 3000 vòng/phút
- Tỷ số truyền : 30 : 1

41
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

- Điện áp sử dụng : 24 Vdc


- Cấp độ bảo vệ : IP54
3.1.8 Hệ thống sửơi
Hệ thống sửơi có nhiệm vụ làm tăng nhiệt độ bên trong nhà vừơn lên nếu thời
tiết bên ngoài quá lạnh. Do mô hình nên em không sử dụng điện trở nhiệt để
sừơi ấm mà dùng đèn sợi tóc để đốt nóng làm tăng nhiệt độ bên trong nhà
vừơn. Nếu sau này có ứng dụng thực tế thì ta sẽ dùng dạng điện trở nhiệt kèm
quạt thổi để đảm bảo công suất sửơi cho diện tích lớn.

42
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

3.2 Giải thuật điều khiển mô hình

Bắt Đầu

Đọc giá trị


nhiệt độ, độ ẩm

Sai Sai
T < t min H đất /H kk
< h min

Đúng Đúng

Tắt quạt thông gió +


Mở đèn sưởi + Mở rèm Bật bơm
+Ta

Sai Sai
H đất /H kk
T > t max
> h max

Đúng Đúng

Mở quạt thông gió +


đóng rèm + tắt đèn sửơi Tắt bơm

43
Chương 3 Thiết kế điện điều khiển mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Chú thích :
T : là nhiệt độ thực tế của cảm biến nhiệt đo được
.tmin : là nhiệt độ cài đặt ở mức thấp
.tmax: là nhiệt độ cài đặt ở mức cao
.hmin: là độ ẩm cài đặt ở mức thấp
.hmax: là độ ẩm cài đặt ở mức cao
Giải thích nguyên tắc hoạt động của mô hình
Đầu tiên khi bật nguồn cấp cho mô hình thì cảm biến nhiệt độ và cảm biến độ
ẩm sẽ đọc và gửi tín hiệu về PLC, nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cài đặt tmax
thì lúc này màng che sẽ đóng lại đồng thời quạt thông gió sẽ được bật để làm
mát không khí trong nhà kính, nếu độ ẩm thấp hơn độ ẩm hmin thì sau 20
giây bơm tưới sẽ được khởi động đến khi độ ẩm lớn hơn độ ẩm hmax thì sẽ
dừng bơm tưới. Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tmin thì bộ đèn sưởi sẽ được
khởi động để làm tăng nhiệt độ không khí bên trong đến nhiệt độ cài đặt, lúc
này màng che được mở ra đồng thời tắt quạt thông gió. Quy trình cứ điều
khiển như vậy liên tục nhằm đảm bảo môi trường tốt nhất cho cây phát triển.

44
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

CHƯƠNG 4 PHẦN MỀM VIẾT CHƯƠNG TRÌNH PLC VÀ GIAO


DIỆN HMI ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH

4.1. Tổng quan


4.1.1. Giới thiệu về PLC S7-300
4.1.1.1 Lịch sử phát triển của PLC
Bộ điều khiển lập trình PLC (Programmable Logic Controller) được
sáng tạo ra từ ý tưởng ban đầu của một nhóm kỹ sư thuộc hãng General
Motors vào năm 1968 nhằm thay thế những mạch điều khiển bằng rơ-le và
thiết bị điều khiển rời rạc, cồng kềnh. Đến những năm 70, công nghệ PLC nổi
bật nhất là điều khiển tuần tự theo chu kỳ và theo bit trên nền tảng của CPU.
Lúc này phần cứng cũng được phát triển: bộ nhớ lớn hơn, số lượng cổng vào
ra nhiều hơn và có nhiều loại module chuyên dụng hơn. Những năm 80, với
sự chuẩn hóa hệ giao tiếp với giao diện tự động hóa làm cho PLC có kích
thước nhỏ hơn, có thể lập trình bằng biểu tượng trên máy tính cá nhân thay vì
lập trình đầu cuối chuyên dụng hay lập trình bằng tay. Từ những năm 90 tới
nay, những giao diện phần mềm mới có cấu trúc lệnh giảm và đổi mới những
giao diện đã có. Những loại PLC có thể lập trình bằng ngôn ngữ cấu trúc lệnh
(STL), sơ đồ hình thang (LADDER), sơ đồ khối (FBD).
Trong công nghiệp yêu cầu tự động hóa ngày càng tăng, đòi hỏi kỹ
thuật điều khiển phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Để giải quyết được
nhiệm vụ điều khiển người ta có thể thực hiện bằng hai cách: thực hiện bằng
Rơle, khởi động từ ... hoặc thực hiện bằng chương trình nhớ. Hệ điều khiển
bằng Rơle và hệ điều khiển bằng lập trình có nhớ khác nhau ở phần xử lý:
thay vì dùng Rơle, tiếp điểm và dây nối trong phương pháp lập trình có nhớ
chúng được thay bằng cách mạch điện tử. Như vậy thiết bị PLC làm nhiệm vụ
thay thế phần mạch điện điều khiển trong khâu xử lý số liệu. Nhiệm vụ của sơ

45
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

đồ mạch điều khiển sẽ được xác định bằng một số hữu hạn các bước thực hiện
xác định gọi là "chương trình". Chương trình này mô tả các bước thực hiện
gọi là tiến trình điều khiển, tiến trình này được lưu vào bộ nhớ nên được gọi
là "điều khiển lập trình có nhớ". Trên cơ sở khác nhau của khâu xử lý số liệu
ta có thể biểu diễn hai hệ điều khiển như sau:
Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng Rơle:
Xác định nhiệm vụ điều khiển

Sơ đồ mạch điện

Chọn phần tử mạch điện

Nối dây liên kết các phần tử

Kiểm tra chức năng

Hình 4.1: Lưu đồ điều khiển dùng Rơle

Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng PLC:

Hình 4.2 Lưu đồ điều khiển bằng PLC

46
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển người ta cần thay đổi mạch điều
khiển bằng cách lắp lại mạch, thay đổi phần tử mới đối với hệ thống điều
khiển bằng Rơle điện. Trong khi đó khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển ta chỉ
cần thay đổi chương trình soạn thảo đối với hệ điều khiển bằng lập trình có
nhớ.
Như vậy một cách tổng quát có thể nói hệ thống điều khiển PLC là tập
hợp các thiết bị và linh kiện điện tử. Để đảm bảo tính ổn định, chính xác và an
toàn.. trong quá trình sản xuất, các thiết bị này bao gồm nhiều chủng loại,
hình dạng khác nhau với công suất từ rất nhỏ đến rất lớn. Do tốc độ phát triển
quá nhanh của công nghệ và để đáp ứng được các yêu cầu điều khiển phức tạp
nên hệ thống điều khiển phải có hệ thống tự động hóa cao. Yêu cầu này có thể
thực hiện được bằng hệ lập trình có nhớ PLC kết hợp với máy tính, ngoài ra
còn cần có các thiết bị ngoại vi khác như: Bảng điều khiển, động cơ, cảm
biến, tiếp điểm, công tắc tơ,...

Hình 4.3 Mô hình hệ thống điều khiển PLC

47
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Khả năng truyền dữ liệu trong hệ thống rất rộng thích hợp cho hệ thống
xử lý và cũng rất linh động trong các hệ thống phân phối .
Hệ thống PLC sẽ không cảm nhận được thế giới bên ngoài nếu không có các
cảm biến, và cũng không thể điều khiển được hệ thống sản xuất nếu không có
các động cơ, xy lanh hay các thiết bị ngoại vi khác nếu cần thiết có thể sử
dụng các máy tính chủ tại các vị trí đặc biệt của dây chuyền sản xuất.
4.1.1.2. So sánh PLC với các hệ thống điều khiển khác
a. Hệ thống điều khiển PLC điển hình:
Trong hệ thống điều khiển PLC các phần tử nhập tín hiệu như : chuyển mạch,
nút ấn, cảm biến, ... được nối với đầu vào của thiết bị PLC. Các phần tử chấp
hành như : Đèn báo, rơ le, công tắc tơ,... được nối đến lối ra của PLC tại các
đầu nối.
Chương trình điều khiển PLC được soạn thảo dưới các dạng cơ bản (sẽ được
trình bày ở phần sau) sẽ được nạp vào bộ nhớ bên trong PLC, sau đó tự động
thực hiện tuần tự theo một chuỗi lệnh điều khiển được xác định trước .
Hệ còn cho phép công nhân vận hành thao tác bằng tay các tiếp điểm, nút
dừng khẩn cấp để đảm bảo tính an toàn trong các trường hợp xảy ra sự cố.
b.Vai trò của PLC:
PLC được xem như trái tim trong một hệ thống điều khiển tự động đơn lẻ với
chương trình điều khiển được chứa trong bộ nhớ của PLC, PC thường xuyên
kiểm tra trạng thái của hệ thống thông qua các tín hiệu hồi tiếp từ thiết bị
nhập để từ đó có thể đưa ra những tín hiệu điều khiển tương ứng đến các thiết
bị xuất.
PLC có thể được sử dụng cho những yêu cầu điều khiển đơn giản và được lập
đi lập lại theo chu kỳ, hoặc liên kết với máy tính chủ khác hoặc máy tính chủ
thông qua một kiểu hệ thống mạng truyền thông để thực hiện các quá trình xử
lý phức tạp.

48
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Tín hiệu vào: Mức độ thông minh của một hệ thống điều khiển phụ thuộc chủ
yếu vào khả năng của PLC để đọc được các dữ liệu khác nhau từ các cảm
biến cũng như bằng các thiết bị nhập bằnh tay .
Tiêu biểu cho các thiết bị nhập bằng tay như : Nút ấn, bàn phím và chuyển
mạch. Mặt khác, để đo, kiểm tra chuyển động, áp suất, lưu lượng chất lỏng ...
PLC phải nhận các tín hiệu từ các cảm biến. Ví dụ : Tiếp điểm hành trình,
cảm biến quang điện ... tín hiệu đưa vào PLC có thể là tín hiệu số (Digital)
hoặc tín hiệu tương tự (Analog), các tín hiệu này được giao tiếp với PLC
thông qua các Modul nhận tín hiệu vào khác nhau DI (vào số) hoặc AI (vào
tương tự)....
Đối tượng điều khiển: Một hệ thống điều khiển sẽ không có ý nghĩa thực tế
nếu không giao tiếp được với thiết bị xuất, các thiết bị xuất thông dụng như:
Môtơ, van, Rơle, đèn báo, chuông điện,... cũng giống như thiết bị nhập, các
thiết bi xuất được nối đến các ngõ ra của Modul ra (Output). Các Modul ra
này có thể là DO (Ra số) hoặc AO (ra tương tự).
c. Cấu tạo PLC:
Thiết bị điều khiển lập trình PLC bao gồm khối xử lý trung tâm (CPU) trong
đó có chứa chương trình điều khiển và các Modul giao tiếp vào/ra có nhiệm
vụ liên kết trực tiếp đến các thiết bị vào/ra, sơ đồ khối cấu tạo PLC được vẽ
như hình 1-6.
Khối xử lý trung tâm : là một vi xử lý điều khiển tất cả các hoạt động của
PLC như: Thực hiện chương trình, xử lý vào/ra và truyền thông với các thiết
bị bên ngoài.
Bộ nhớ: có nhiều các bộ nhớ khác nhau dùng để chứa chương trình hệ thống
là một phần mềm điều khiển các hoạt động của hệ thống, sơ đồ LAD, trị số
của Timer, Counter được chứa trong vùng nhớ ứng dụng, tùy theo yêu cầu
của người dùng có thể chọn các bộ nhớ khác nhau:

49
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

- Bộ nhớ ROM: là loại bộ nhớ không thay đổi được, bộ nhớ này chỉ nạp được
một lần nên ít được sử dụng phổ biến như các loại bộ nhớ khác .
- Bộ nhớ RAM: là loại bộ nhớ có thể thay đổi được và dùng để chứa các
chương trình ứng dụng cũng như dữ liệu, dử liệu chứa trong Ram sẽ bị mất
khi mất điện. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách dùng Pin.
- Bộ nhớ EPROM: Giống như ROM, nguồn nuôi cho EPROM không cần
dùng Pin, tuy nhiên nội dung chứa trong nó có thể xoá bằng cách chiếu tia cực
tím vào một cửa sổ nhỏ trên EPROM và sau đó nạp lại nội dung bằng máy
nạp.
- Bộ nhớ EEPROM: kết hợp hai ưu điểm của RAM và EPROM, loại này có
thể xóa và nạp bằng tín hiệu điện. Tuy nhiên số lần nạp cũng có giới hạn.
d .Ưu nhược điểm của hệ thống:
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển công nghiệp vào khoảng năm 1960
và 1970, yêu cầu tự động của hệ điều khiển được thực hiện bằng các Rơle
điện từ nối nối với nhau bằng dây dẫn điện trong bảng điều khiển, trong nhiều
trường hợp bảng điều khiển có kích thước quá lớn đến nỗi không thể gắn toàn
bộ lên trên tường và các dây nối cũng không hoàn toàn tốt vì thế rất thường
xảy ra các sai hỏng trong hệ thống. Một yếu tố nữa là do thời gian làm việc
của các Rơle có giới hạn nên khi cần thay thế thì toàn bộ hệ thống và dây nối
cũng phải thay mới cho phù hợp, bảng điều khiển chỉ dùng cho một yêu cầu
riêng biệt không thể thay đổi tức thời chức năng khác mà phải lắp giáp lại
toàn bộ, và trong trường hợp bảo trì cũng như sửa chữa cần đòi hỏi thợ
chuyên môn có tay nghề cao. Tóm lại hệ điều khiển Rơle hoàn toàn không
linh động.
* Tóm tắt nhược điểm của hệ thống điều khiển dùng Rơle:
- Tốn kém rất nhiều dây dẫn .
- Thay thế rất phức tạp.

50
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

- Cần công nhân sửa chữa tay nghề cao.


- Công suất tiêu thụ lớn .
- Thời gian sửa chữa lâu.
- Khó cập nhật sơ đồ nên gây khó khăn cho công tác bảo trì cũng như thay
thế.
* Ưu điểm của hệ điều khiển PLC:
Sự ra đời của hệ điều khiển PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển
cũng như các quan niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển dùng PLC có nhiều
ưu điểm như sau:
- Giảm 80% Số lượng dây nối.
- Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp .
- Có chức năng tự chuẩn đoán do đó giúp cho công tác sửa chữa được nhanh
chóng và dễ dàng.
- Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình (máy tính,
màn hình) mà không cần thay đổi phần cứng nếu không có yêu cầu thêm bớt
các thiết bị xuất nhập.
- Số lượng Rơle và Timer ít hơn nhiều so với hệ điều khiển cổ điển.
- Số lượng tiếp điểm trong chương trình sử dụng không hạn chế.
- Thời gian hoàn thành một chu trình điều khiển rất nhanh (vài mS) dẫn đến
tăng cao tốc độ sản xuất .
- Chi phí lắp đặt thấp .
- Độ tin cậy cao.
- Chương trình điều khiển có thể in ra giấy chỉ trong vài phút giúp thuận tiện
cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống.
4.1.1.3 Ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC
Từ các ưu điểm nêu trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh
vực khác nhau trong công nghiệp như:

51
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

- Hệ thống nâng vận chuyển.


- Dây chuyền đóng gói.
- Các ROBOT lắp giáp sản phẩm .
- Điều khiển bơm.
- Sản xuất xi măng.
- Dây chuyền lắp giáp Tivi.
- Điều khiển hệ thống đèn giao thông.
- Quản lý tự động bãi đậu xe.
- Dây truyền may công nghiệp.
- Điều khiển thang máy.
- Dây chuyền sản xuất xe Ôtô.
4.1.1.4 Một số dòng sản phẩm PLC thông dụng
a. Về hình dạng:
Có hai kiểu cơ cấu thông dụng với các hệ thống PLC là kiểu hộp đơn
và kiểu modul nối ghép.
Kiểu hộp đơn thường được sử dụng cho các thiết bị điều khiển lập trình cỡ
nhỏ và được cung cấp dưới dạng nguyên chiếc hoàn chỉnh.
Kiểu modul ghép nối: Gồm nhiều modul riêng cho bộ nguồn, CPU, cổng
vào/ra.... được lắp trên thanh ray. Kiểu này có thể sử dụng cho các thiết bị lập
trình ở mọi kích cỡ.
b. Về các hãng sản xuất và các dòng sản phẩm:
Cũng giống như các thiết bị điện tử khác PLC được sản xuất bởi nhiều hãng,
tập đoàn công nghiệp điện tử lớn như: Mitsubishi, Omron, Siemens,
Telemecanique vv……
Do đó mà các sản phẩm PLC có hình dạng, phần mềm, cáp kết nối cũng khác
nhau.

52
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.4 Hình PLC của hãng OMRON

Hình 4.5 Hình PLC của hãng Mitsubishi

53
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.6 Hình PLC của hãng Siemens

4.1.2 Cấu trúc hoạt động của PLC S7-300


Thông thường, để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụng thực tế mà ở đó phần
lớn các đối tượng điều khiển có số tín hiệu đầu vào, đầu ra cũng như chủng
loại tín hiệu vào/ra khác nhau mà các bộ điều khiển PLC được thiết kế không
bị cứng hoá về cấu hình. Chúng được chia nhỏ thành các modul. Số các
Modul được sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo từng yêu cầu công nghệ, song tối
thiểu bao giờ cũng phải có một Modul chính là các modul CPU, các modul
còn lại là các modul truyền nhận tín hiệu đối với đối tượng điều khiển, các
modul chức năng chuyên dụng như PID, điều khiển động cơ, Chúng được gọi
chung là Modul mở rộng. Tất cả các modul được gá trên những thanh ray
(RACK).

54
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.7 Cấu trúc phần cứng của hệ thống PLC S7-300
4.1.2.1. Modul CPU:
Là loại module chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, bộ định thời, bộ
đếm, cổng truyền thông,… và có thể có một vài cổng vào/ra (các cổng vào ra
onboard).
Trong PLC S7-300 có nhiều loại modul CPU khác nhau. Nói chung
chúng được đặt tên theo bộ vi xử lý có trong nó như: CPU312, modul CPU
314, Modul CPU 315,... Những modul cùng sử dụng một loại bộ vi xử lý,
nhưng khác nhau về cổng vào/ra onboard cũng như các khối làm việc đặc
biết được tích hợp sẵn trong thư viện của hệ điều hành phục vụ việc sử dụng
các cổng vào/ra onboard này sẽ được phân biệt với nhau trong tên gọi bằng
cách thêm cụm chữ cái IFM (Intergated Function Module) ví dụ CPU
312IFM, 314IFM không có thẻ nhớ. Loại 312IFM, 313 không có pin nuôi.
Loại 315-2DP, 316-2DP, 318-2 có cổng truyền thông DP.
Ngoài ra có các loại modul CPU với hai cổng truyền thông: Thông qua
cổng truyền thông MPI (MultiPoint Interface) có thể nối : máy tính lập trình,
màn hình OP (Operator panel) , các PLC có cổng MPI (S7-300, M7-300, S7-

55
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

400, M7-400, C7-6xx), S7-200, vận tốc truyền đến 187.5kbps (12Mbps với
CPU 318-2, 10.2 kbps với S7-200) . Cổng Profibus –DP nối các thiết bị trên
theo mạng Profibus với vận tốc truyền lên đến 12Mbps.

Hình 4.8 Modul CPU


- Các đèn báo có ý nghĩa sau:
SF ... (đỏ) ... lỗi phần cứng hay mềm,
BATF ... (đỏ) ... lỗi pin nuôi,
DC5V ... (lá cây) ... nguồn 5V bình thường,
FRCE ... (vàng ) ... force request tích cực
RUN ... (lá cây) ... CPU mode RUN ; LED chớp lúc start-up w. 1 Hz;
mode HALT w. 0.5 Hz

56
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

STOP mode ... (vàng) ... CPU mode STOP hay HALT hay start-up;
LED chớp khi memory reset request
BUSF ... (đỏ) ... lỗi phần cứng hay phần mềm ở giao diện PROFIBUS
- Khóa mode có 4 vị trí:
RUN-P: chế độ lập trình và chạy
RUN: chế độ chạy chương trình
STOP: ngừng chạy chương trình
MRES: reset bộ nhớ
Thẻ nhớ có thể có dung lượng từ 16KB đến 4MB, chứa chương trình từ
PLC chuyển qua và chuyển chương trình ngược trở lại cho CPU.
Pin nuôi giúp nuôi chương trình và dữ liệu khi bị mất nguồn (tối đa 1 năm)
và nuôi đồng hồ với thời gian thực. Với loại CPU không có pin nuôi thi cũng
có một phần vùng nhớ được duy trì.
4.1.2.2. Modul mở rộng:
Các modul mở rộng được chia làm 5 loại chính:

Hình 4.9A Sơ đồ bố trí một trạm PLC( S7-300).


a. Modul PS (Power supply): modul nguồn nuôi. Có 3 loại 2A ,5A và 10A.
Người sử dụng cần nắm rõ số lượng đầu vào và đầu ra để bảo đảm thiết
bị được cấp điện một cách chính xác. Mỗi modul khác nhau thì khả năng sử
dụng điện khác nhau. Nguồn điện cung cấp này không được dùng để khởi
động cho các thiết bị kết nối phía bên ngoài tại ngõ vào, hoặc ngõ ra. Người
sử dụng phải cấp điện cho các thiết bị tại đầu vào hoặc đầu ra phải được tiến

57
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

hành một cách riêng biệt. Có như vậy mới bảo đảm được rằng những ảnh
hưởng của các thiết bị máy móc dùng trong công nghiệp không gây hư hại
cho bộ điều khiển PLC. Đối với một số bộ điều khiển PLC loại nhỏ, chúng
cấp nguồn cho các thiết bị kết nối tại ngõ vào bằng điện áp được lấy từ một
nguồn nhỏ đã được tích hợp vào bộ điều khiển PLC.
b. Modul SM: Modul mở rộng cổng rín hiệu vào ra , bao gồm:
+ DI (Digital input): Modul mở rộng cổng vào số. Số các cổng vào của
modul này có thể là 8, 16, 32 tuỳ thuộc vào từng loại modul:
- SM 321; DI 32 _ 24 VDC
- SM 321; DI 16 _ 24 VDC
- SM 321; DI 16 _ 120 VAC, 4*4 nhóm
- SM 321; DI 8 _ 120/230 VAC, 2*4 nhóm
- SM 321; DI 32 _ 120 VAC 8*4 nhóm
+ DO (Digital output): Modul mở rộng cổng ra số. Số các cổng ra của
modul này có thể là 8, 16, 32 tuỳ thuộc vào từng loại modul;
- SM 322; DO 32 _ 24 VDC/0.5 A, 8*4 nhóm
- SM 322; DO 16 _ 24 VDC/0.5 A, 8*2 nhóm
- SM 322; DO 8 _ 24 VDC/2 A, 4*2 nhóm
- SM 322; DO 16 _ 120 VAC/1 A, 8*2 nhóm
- SM 322; DO 8 _ 120/230 VAC/2 A, 4*2 nhóm
- SM 322; DO 32_ 120 VAC/1.0 A, 8*4 nhóm
- SM 322; DO 16 _ 120 VAC ReLay, 8*2 nhóm
- SM 322; DO 8 _ 230 VAC Relay, 4*2 nhóm
- SM 322; DO 8 _ 230 VAC/5A Relay,1*8 nhóm
+ DI/DO (Digital input/ Digital output): Modul mở rổng các cổng vào/ra
số số các cổng vào/ra có thể là 8 vào/8 ra hoặc 16 vào/16 ra tuỳ thuộc vào
từng loại modul.

58
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

- SM 323; DI 16/DO 16 _ 24 VDC/0.5 A


- SM 323; DI 8/DO 8 _ 24 VDC/0.5 A
+ AI (Analog Input): Modul mở rổng các cổng vào tương tự.
Module analog in có nhiều ngõ vào, dùng để đo điện áp, dòng điện, điện
trở ba dây, bốn dây, nhiệt độ. Có nhiều tầm đo, độ phân giải, thời gian chuyển
đổi khác nhau. Cài đặt thông số hoạt động cho module bằng phần mềm S7-
Simatic 300 Station – Hardware và/hoặc chương trình người dùng sử dụng
hàm SFC 55, 56, 57 phù hợp (xem mục ) và/hoặc cài đặt nhờ mo±dulle tầm
đo (measuring range module) gắn trên module SM. Kết quả chuyển đổi là số
nhị phân phụ hai với bit MSB là bit dấu.
Về bản chất chúng chính là những bộ chuyển đổi tương tự-số (AD), tức là
mỗi tín hiệu tương tự được chuyển thành một tín hiệu số (nguyên ) có độ dài
12 bít, số các cổng vào có thể là 2, 4 hoặc 8 tuỳ thuộc vào từng loại Modul.
+ AO (Analog ouput): Modul mở rộng các cổng ra tín hiệu tương tự.
Chúng chính là các bộ chuyển đổi số - tương tự (DA). Số các cổng ra tương tự
có thể là 2 hoặc 4 tuỳ thuộc từng loại modul:
Cung cấp áp hay dòng phụ thuộc số nhị phân phụ hai
- SM332 AO 4*12 bit: 4 ngõ ra dòng hay áp độ phân giải 12 bit, thời
gian chuyển đổi 0.8 ms;
- SM332 AO 2*12 bit;
- SM332 AO 4*16 bit
+ AI/AO (Analog input/Analog output): Modul mở rộng các cổng vào ra
tương tự. Số các cổng có thể là 4 vào/2 ra hoặc 4 vào/4 ra tuỳ thuộc vào tùng
loại modul:
- SM 334; AI 4/AO 2 * 8 Bit
- SM334; AI 4/AO 2* 12 Bit
c. FM (Function modul): modul có chức năng điều khiển riêng:

59
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

- FM350-1 : đếm xung một kênh


- FM350-2 : đếm xung tám kênh
- FM351, 353, 354, 357-2 : điều khiển định vị
- FM352: bộ điều khiển cam điện tử
- FM355: bộ điều khiển hệ kín
d. IM (Interface module): Modul ghép nối. Đây là loại modul chuyên dụng có
nhiệm vụ nối từng nhóm các modul mở rộng lại với nhau thành một khối và
được quản lý chung bới một modul CPU. Thông thường các modul mở rộng
được gá liền với nhau trên một thanh đỡ gọi là Rack. Module IM360 gắn ở
rack 0 kế CPU dùng để ghép nối với module IM361 đặt ở các rack 1, 2, 3
giúp kết nối các module mở rộng với CPU khi số module lớn hơn 8. Cáp nối
giữa hai rack là loại 368. Trong trường hợp chỉ có hai rack, ta dùng loại
IM365.

Hình 4.9B Modul ghép nối IM360 và IM361

60
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.10 Thanh Rack

e. CP (communication modul): Modul phục vụ truyền thông trong mạng giữa


các PLC với nhau hoặc giữa PLC với máy tính.

Hình 4.11 Sơ đồ tổng quát của một trạm PLC S7-300

61
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

4.1.2.3. Trao đổi dữ liệu giữa CPU và các modul mở rộng


Trong một trạm PLC luôn có sự trao đổi dữ liệu giữa CPU và các module
mở rộng thông qua bus nội bộ. Ngay tại đầu vòng quét, các dữ liệu tại cổng
vào các module số (DI) được CPU chuyển đến bộ đệm vào số. Cuối mỗi
vòng quét, nội dung của bộ đệm ra số lại được CPU chuyển tới các module ra
số (DO). Sự thay đổi nội dung của hai bộ đệm này được thực hiện bởi chương
trình ứng dụng.
Sự truy nhập cổng vào/ra tương tự được CPU thực hiện trực tiếp với
module mở rộng (AI/AO). Nguyên nhân là do đặc thù về tồ chức bộ nhớ và
phân chia địa chỉ của S7-300, tức là chỉ có các module số mới có bộ đệm còn
các module tương tự thì không (chúng chỉ được cung cấp địa chỉ để truy cập).
a. Mạng Truyền Thông Bus:
+ MPI (Multipoint Interface): Mạng MPI được dùng ở mức độ “field” và
“cell” với số lượng ít. MPI là giao diện nhiều điểm trong hệ thống SIMATIC
S7/M7 và C7. Mạng MPI dùng cho những mạng với số lượng nhỏ CPU và
trao đổi dữ liệu ít.

62
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.12 Truyền thông giữa máy tính, PLC và cơ cấu chấp hành

Hình 4.13 Sơ đồ kết nối mạng MPI

63
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

+ PROFILBUS–DP: CPU 315-2DP, CPU 313C–2DP, CPU 314C-2DP


PROFIBUS (PROcess Field BUS): là mạng dùng ở mức độ “cell” và
“field” trong hệ thống truyền thông SIMATIC. Có hai loại PROFIBUS:
PROFIBUS DP: truyền thông tốc độ cao với khối lượng dữ liệu nhỏ.
PROFIBUS (cell level): truyền được khối lượng dữ liệu lớn

Hình 4.14 Sơ đồ kết nối mạng PROFIBUS


b. Mạng Module:
+ AS-Interface (Actuator/Sensor Interface) - Giao diện cơ cấu chấp hành
và cảm biến: là một mạng cho mức độ thấp nhất trong hệ thống tự động. Nó
đặc biệt được thiết kế cho việc kết nối giữa cảm biến và cơ cấu chấp hành.
Khối lượng dữ liệu giới hạn đến 4 bits trên trạm con (Slave).

64
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.15 Mô hình một mạng AS-I công nghiệp


+ Point-to-Point Link (Kết nối điểm sang điểm):
Đây không phải là một mạng thực sự mà nó chỉ liên kết điểm-điểm
giữa hai bộ xử lý truyền thông khi mà hai trạm đã được kết nối.

Hình 4.16 Sơ đồ kết nối mạng P-to-P Link


+ Industrial Ethernet:
Là mạng dùng ở mức độ “management” và “cell” trong hệ thống truyền
thông SIMATIC “multi-vendor”. Mạng Industrial Ethernet thích hợp với việc
truyền dữ liệu với khối lượng lớn và tương đối dễ dàng giữa một một cổng
này và một cổng khác.

65
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.17 Sơ đồ kết nối mạng Industrial Ethernet công nghiệp


4.2 Giới thiệu về phần mềm Step 7 manager .
4.2.1 Giới thiệu
Chương trình Step7 được cài đặt trên PC (máy tính cá nhân) hoặc PG (lập
trình bằng tay) để hỗ trợ việc soạn thảo cấu hình cứng cũng như chương trình
cho PLC, tức là sau đó toàn bộ những gì đã soạn thảo sẽ được dịch sang PLC.
Không những thế, Step7 còn có khả năng quan sát việc thực hiện chương
trình của PLC. Muốn như vậy ta cần phải có bộ giao diện ghép nối giữa PC
với PLC để truyền thông tin, dữ liệu.
Step7 có thể ghép nối với PLC bằng nhiều bộ phương thức ghép nối khác

66
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

nhau như qua Card MPI, qua bộ chyển đổi PC/PPI, qua thẻ PROFIBUS (CP)
nhưng chúng phải được khai báo sử dụng.
4.2.2 Cách tạo một Project.
Khái niệm Project không đơn thuần chỉ là chương trình ứng dụng mà rộng
hơn bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc thiết kế phần mềm ứng dụng
để điều khiển, giám sát một hay nhiều trạm PLC. Theo khái niệm như vậy,
trong một Project sẽ có:
1. Bảng cấu hình cứng về tất cả các module của từng trạm PLC.
2. Bảng tham số xác định chề độ làm việc cho từng module của mỗi trạm
PLC.
3. Các Logic block chứa chương trình ứng dụng của từng trạm PLC.
4. Cấu hình ghép nối và truyền thông giữa cac trạm PLC.
5. Các cửa sổ giao diện phục vụ việc giám sát toàn bộ mạng hoặc giám sát
từng trạm PLC của mạng.
Ở đây, trong khuôn khổ phần mềm Step7 chỉ giới thiệu việc soạn thảo một
Project gốm các phần 1,2,3. Những phần còn lại có thể tham khảo trong cuốn
tài liệu khác của cùng tác giả.
a. Khai báo và mở một Project mới:
Để khai báo một Project, từ màn hình chính của Step 7 ta chọn File-> New
hoặc kích chuột tại biểu tượng "New Project/ Library".

Hình 4.18 Mở một Project mới

67
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện hộp hội thoại . Gõ tên Project rồi ấn
phím OK và như vậy ta đã khai báo song một Project mới. Ngoài ra ta còn có
thể chọn nơi Project sẽ được cất lên đĩa. Mặc định, nơi cất sẽ là thư mục đã
được quy định khi cài đặt Step 7, ở đây là thư mục F:\S7_ projects.

Hình 4.19 Đặt tên cho một Project mới


Trong trường hợp muốn mở một Project đã có, vào chọn File -> Open hoặc
kích chuột tại biểu tượng "Open Project/ Library" từ cửa sổ chính của Step7
rồi chọn tên Project muốn mở từ hộp hội thoại có dạng như hình 3-7. Cuối
cùng ấn phím OK để kết thúc.

68
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.20 Mở một Project đã có.


b. Xây dựng cấu hình cứng cho trạm PLC:
Sau khi khai báo xong một Project mới, trên màn hình sẽ xuất hiện Project
đó nhưng ở dạng rỗng (chưa có gì trong project), điều này ta nhận biết được
qua biểu tượng thư mục bên cạnh tên Project giống như một thư mục rỗng của
Window.

Hình 4.21 Biểu tượng một Project mới.


Công việc tiếp theo ta có thể làm là xây dựng cấu hình cứng cho một trạm
PLC. Điều này không bắt buộc, ta có thể không cần khai báo cầu hình cứng

69
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

cho trạm mà đi ngay vào phần chương trình ứng dụng. Song kinh nghiệm cho
thấy công việc này nên làm vì khi có cấu hình trong project, lúc bật nguồn
PLC, hệ điều hành của S7-300 bao giờ cũng đi kiểm tra các module hiện có
trong trạm, so sánh với cấu hình mà ta xây dựng và nếu phát hiện thấy sự
không đồng nhất sẽ phát ngay tín hiệu báo ngắt lỗi hoặc thiếu module chứ
không cần phải đợi tới khi thực hiện chương trình ứng dụng.
Trước hết ta khai báo cấu hình cứng cho một trạm PLC với simatic S7-
300 bằng cách vào: Insert -> Station ->Simatic 300- Station:

Hình 4.22 Khai báo cấu hình cứng cho trạm PLC
Trong trường hợp không muốn khai báo cấu hình cứng mà đi ngay vào
chương trình ứng dụng ta có thể chọn thẳng. Động tác này sẽ hữu ích cho
những trường hợp một trạm PLC có nhiều phiên bản ứng dụng khác nhau.
Sau khi đã khai báo một trạm (chèn một Station), thư mục Project chuyển
sang dạng không rỗng với thư mục con trong nó tên mặc định là
Simatic300(1) chứa tệp thông tin về cấu hình cứng của trạm.

70
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.23 Màn hình khai báo cấu hình cứng cho tạm PLC
Để vào màn hình khai báo cấu hình cứng, ta nháy chuột tại biểu tượng
Hardware. Trong hộp thoại hiện ra ta khai báo thanh Ray (Rack) và các
module có trên thanh Ray đó. Ví dụ:

Hình 4.24 Thư viện để lấy các Modul


Step7 giúp việc khai báo cấu hình cứng được đơn giản nhờ bảng danh mục
các module của nó. Muốn đưa module nào vào bảng cấu hình ta chỉ cần đánh
dấu vị trí nơi module sẽ được đưa vào rồi nháy kép chuột trái tại tên của
module đó trong bảng danh mục cac module kèm theo.
c. Đặt tham số quy định chế độ làm việc cho module:
Với bảng cấu hình cứng phần mềm Step7 cũng xác định luôn cho ta địa chỉ

71
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

từng module.
Chẳng hạn Step7 có hỗ trợ việc tích cực ngắt theo thời điểm cho module
CPU để module này phát một tín hiệu ngắt gọi khối OB10 một lần vào đóng
ngày 16/02/2003 lúc 10 giờ 30. Để làm được điều này ta nháy đúp chuột tại
tên của module CPU ở vị trí 2 rồi chọn ô Time-Of-Day Interrupt, trên màn
hình sẽ xuất hiện hộp hội thoại như (hình 3-12). Điền thời điểm, tần suất phát
tín hiệu ngắt rồi đánh dấu tích cực chế độ ngắt vào các ô tương ứng trong hộp
hội thoại. Cuối cùng ấn phím OK.

Hình 4.25 Đặt tham số cho Modul CPU


Cũng trong hộp hội thoại ta thấy module CPU314 chỉ cho phép sử dụng
OB10 trong số các module OB10 - OB17 với mức ưu tiên là để chứa chương
trình xử lý tín hiệu ngắt theo thời điểm.
Các chế độ làm việc khác của module CPU cũng được quy định nhờ Step7.
Ví dụ để sửa đổi thời gian vòng quét cực đại cho phép từ giá trị mặc định
150ms thành 100 ms, ta chọn Cycle/Clock memory trong hộp hội thoại rồi

72
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

sửa nội dung ô Scan time thành 100.


Hoàn toàn tương tự ta cũng có thể sử dụng Step7 để quy định chế độ làm
việc cho các module mở rộng khác, như xác định chế độ làm việc với dạng tín
hiệu điện áp, với dải ± 5V cho module AI:

Hình 4.26 Đặt chế độ cho Modul Analog


d. Soạn thảo chương trình cho các khối logic:
Sau khi khai báo cấu hình cứng cho một trạm PLC và quay trở về cửa sổ
chính của Step7 ta thấy trong thư mục Simatic 300(1) bây giờ có thêm các thư
mục con và tất nhiên ta có thể đổi tên các thư mục đó.
Tất cả các khối Logic (OB, FC, FB, DB) chứa chương trình ứng dụng sẽ
nằm trong thư mục Block. Mặc định trong thư mục này đó có sẵn khối OB1.
+ Soạn thảo chương trình cho khối OB1:
Ta nháy chuột tại biểu tượng OB1 bên nửa cửa sổ bên phải. Trên màn hình
sẽ xuất hiện cửa sổ của chế độ soạn thảo chương trình.

73
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Chức năng chương trình soạn thảo của Step7 về cơ bản cũng giống như
các chương trình soạn thảo khác, tức là cũng có các phím nóng để gỏ nhanh,
có chế độ cắt và dán, có chế độ kiểm tra lỗi cú pháp lệnh.

Hình 4.27: Soạn thảo chương trình trong OB1


Để khai báo va soạn thảo chương trình cho các khối OB khác hoặc cho các
khối FC, FB hoặc DB, ta có thể tạo một khối mới ngay trực tiếp từ chương
trình soạn thảo bằng cách kích chuột phải vào phần trống như hình vẽ sau:

Hình 4.28 Mở một khối logic khác.

74
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hoặc cũng có thể chèn thêm khối mới đó trước từ cửa sổ chính của Step7
bằng phím Insert -> S7 Block rồi sau đó mới vào soạn thảo chương trình cho
khối mới được chèn thêm như dó làm với OB1.
Trong màn hình soạn thảo chương trình cho các khối Logic, ta có thể thay
đổi không riêng phần chương trình mà cả phần local block của khối đó bao
gồm tên hình thức, kiểu dữ liệu, giá trị ban đầu. Chú ý rằng không được thay
đổi 20 bytes đầu trong local block của các khối OB.
Các bước soạn thảo một khối logic chương trình ứng dụng được tóm tắt
như sau:
• Tạo khối logic hoặc từ cửa sổ màn hình chính của Step7 bằng cách chọn
Einfuegen (Insert) trên thanh công cụ rồi vào S7 Block dể chọn loại khối logic
mong muốn ( OB, FB, FC ) hoặc vào chương trình soạn thảo rồi từ đó kích
biểu tượng New.
• Thiết kế local block cho khối logic vừa tạo.
Với tất cả các khối để hoàn thành công việc thiết kế Local Block ta cần
phải chú
ý việc khai báo theo bảng sau:
• Soạn thảo chương trình: chương trình có thể được soạn thảo theo rất
nhiều ngôn ngữ khác nhau ví dụ: FBD, LAD, STL.... xem trong mục 2.2.
Loại biến ý nghĩa chức năng Khối thực hiện
IN Nhận các tín hiệu từ đầu vào đọc FB, FC
OUT Xuất các tín hiệu ra xuất FB, FC
IN_OUT Nhận và gửi các tín hiệu đọc, xuất FB, FC
Nội dung của biến hình thức,
có khả năng lưu giữ lại khi
STAT đọc, xuất FB
kết thúc chương trình trong
FB

75
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Biến tạm thời, nội dung sẽ bị


TEMP mất đi khi kết thúc chương đọc , xuất FB, FC, OB
trình trong FB, FC hoặc OB

+ Soạn thảo một chương trình trong khối logic FC1:


Ta thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tạo khối:

Hình 4.29 Tạo một khối logic mới


Sau khi chọn thư mục như hình vẽ trên trên màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ
sau:

76
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.30 Đặt tên và chọn chế độ làm việc cho khối logic mới.
Trong hộp hội thoại cho phép ta chọn tên của FC ví dụ FC2. Trong thực tế
Step7 luôn mặc định thứ tự của các FC và ta chỉ cần OK nếu ta chấp nhận tên
như đó mặc định, ngoài ra ta còn có thể chọn chế độ viết chương trình trong
khối hàm FC2 dưới dạng FBD, LAD hay STL. Cuối cùng ta nhấn nút OK.
Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ chính của Step7 như sau:

Hình 4.31 Gọi màn hình soạn thảo.

77
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Để soạn thảo chương trình trong FC2 ta chỉ cần nhấy đúp chuột trái vào
biểu tượng của FC2 và lập tức sẽ hiện ra cửa sổ soạn thảo chương trình cho
FC2:

Hình 4.32 Màn hình soạn thảo của khối Logic FC2.

Bước 2: Xây dựng Local block:


Trong cửa sổ màn hình soạn thảo ta xây dựng local block cho khối FC2
như sau:

Hình 4.33 Nhập dữ liệu vào khối Lokal block của khối FC

78
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Bước 3: Soạn thảo chương trình:


Toàn bộ chương trình có thể viết trong khối logic FC2 như sau:

Hình 4.34 Soạn thảo chương trình trong khối logic FC1.
+ Soạn thảo chương trình cho khối FB.
Bước 1: Tạo khối FB
Ta có thể tạo khối FB bằng cách từ cửa sổ màn hình chính của Step7 ta
dùng chuột phải và chon các đối tượng như sau:

Hình 4.35 Tạo khối FB


Sau khi chọn thư mục Funktionsblock trên màn hình xuất hiện một cửa sổ:

79
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Trong cửa sổ đó ta cần phải đặt tên cho khối FB mà ta mới chọn ví dụ FB1
(thông thường S7 tự gán cho một tên theo thứ tự mà người lập trình đó chọn
khi đó nếu đồng ý ta chỉ cần nhấn nút OK). Ngoài ra ta còn có thể đặt tên cho
khối FB; ví dụ: test_1, chọn cách viết chương trình AWL, KOP, FUP hay S7-
GRAPH,..... Sau khi đó điền đủ các thông tin vào cửa sổ màn hình ta nhấn nút
OK.
Muốn soạn thảo chương trình trong khối FB ta chỉ cần nhấn đúp chuột trái
vào biểu tượng FB trên màn hình chính. Sau khi thực hiện xong bước này ta
sẽ có cửa sổ soạn thảo chương trình cho khối FB1 và công việc tiếp theo cũng
được thực hiện giống như ta đó thực hiện đối với khối FC ở trên , đó là các
bước như xây dựng Local block, soạn thảo chương trình.

Hình 4.36 Chọn ngôn ngữ viết chương trình trong khối FB1
Bước 2: Thủ tục gọi khối FB:
Vì khối FB bao giờ cũng làm việc với khối dữ liệu DB dùng để lưu giữ nội
dung các biến kiểu STAT của Local block. Vì vậy để thực hiện việc gọi khối
FB ta phải đặt tên cho khối dữ liệu DB tương ứng. Lệnh gọi khối hàm FB như

80
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

sau:

Hình 4.37 Gọi khối FB1


Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà ta sử dụng một , hai hay nhiều khối DB ta
phải đặt tên cho khối DB mà ta vừa chọn ví dụ DB1, DB2,...
Sau khi đó chọn xong bước trên ta có thể soạn thảo chương trình cho khối
DB1 và DB2 như sau:

81
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.39 Màn hình soạn thảo trong khối FBs.


Bước 3: Sử dụng biến hình thức:
Step7 cung cấp một khả năng sử dụng tên hình thức trong lập trình thay vì
các ký hiệu địa chỉ , chữ số khối FB, FC,...khú nhớ. Các tên hình thức được
thay bởi một địa chỉ hay một tên khối tuỳ ý theo người lập trình tự đặt. Để
làm được điều này, người lập trình cần phải khai báo trước trong một bảng có
tên là Symbols.
Kích chuột vào thư mục mẹ của Block, ở đây là thư mục với tên mặc định
là S7 Program(1), sau đó nháy phím chuột trái tại biểu tượng Symbole như
hình vẽ ta sẽ có màn hình soạn thảo bằng các tên hình thức sau:

82
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.40 Sử dụng biến hình thức.

Hình 4.41 Ghi các ký hiệu biến hình thức vào bảng Symbol.
Sau khi điền đày đủ tên hình thức, địa chỉ ô nhớ mà nó thay thế ( hầu hết
kiểu dữ liệu đều được S7 tự xác định căn cứ vào địa chỉ ô nhớ) và cất vào
Project, ta sẽ quay trở lại màn hình chính của S7. Mở một khối chương trình,
ví dụ OB1 và chọn biểu tượng dùng biến hình thức ta sẽ chuyển sang dạng
soạn thảo với những biến hình thức như đã đặt sẵn trong bảng Symbole.
ví dụ :

83
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.42 Màn hình soạn thảo với các tên biến hình thức.
Muốn quay trở về để sử dụng lại các ký hiệu địa chỉ tuyệt đối ta nhấn lại

nút đó chọn ban đầu là biểu tượng này nằm trên thanh công cụ .
4.2.3. Nạp chương trình và giám sát viêc thực hiện chương trình.
a. Nạp chương trình soạn thảo từ PC xuống CPU:
Chương trình sau khi đã soạn thảo cần được truyền xuống CPU. Để làm

được điều này, ta nhấn chọn chuột trái vào biểu tượng trên thanh công
cụ và trả lời đầy đủ các câu hỏi. Chú ý khi nạp chương trình cần phải đặt công
tắc vị trí trên CPU ở trạng thái Stop hoặc đặt CPU ở trạng thái RUN-P.

84
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.43 Kết nối CP và PLC để nạp chương trình


b. Xoá chương trình đã có trong CPU:
Để thực hiện việc nạp chương trình mới từ PC xuống CPU ta cần thực hiện
công việc xoá chương trình đã có sẵn trong CPU. Điều này ta thực hiện các
bước như sau:
- Đưa trạng thái của CPU về STOP : Từ màn hình chính của Step7 ta chọn
lệnh:

85
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.44 Xóa chương trình đã có sẵn trong CPU


c. Quan sát việc thực hiên chương trình:
Sau khi đã nạp chương trình soạn thảo xuống CPU lúc này chương trình đã
được ghi vào bộ nhớ của CPU. Khi đó ta có thể tách rời PC và CPU của S7
mà chương trình vẫn hoạt động bình thường. Để thực hiện việc quan sát quá
trình hoạt động của chương trình và CPU ta sử dụng chức năng giám sát

chương trình bằng cách nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ. Sau
khi chọn chức năng giám sát chương trình này thì trên màn hình sẽ xuất hiện
một cửa sổ sau:
Tuỳ theo kiểu viết chương trình mà ta nhận được sự khác nhau về kiểu
hiển thị trên màn hình (Dưới đây sử dụng kiểu viết chương trình FBD).

86
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.45 Quan sát quá trình hoạt động.


Ngoài ra ta còn có thể quan sát được nội dung của ô nhớ. Những ô nhớ
muốn quan sát cần phải khai báo trong bảng Variable.

Hình 4.46 Quan sát nội dung của ô nhớ.


Sau khi khai báo tất cả các biến cần quan sát ta kích vào phím quan sát trên
màn hình xuật hiện cửa sổ như hình trên. Tuỳ theo yêu cầu mà ta kích vào
phím quan sát tương ứng trên màn hình sẽ hiển thị nội dung của ô nhớ tại thời
điểm hiện tại hay liên tục quan sát theo từng thời điểm.

87
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

4.3 Phần mềm viết giao diện điều khiển win CC.
4.3.1 Khái niệm
Win CC là một hệ thống HMI ( Human Machine Interface ) : là giao diện giữa
người và máy, cho phép các hoạt động và chấp hành của các quy trình chạy
trong máy. Truyền thông giữa WinCC và máy diễn ra trong một hệ thống tự
động. WinCC được dùng để hiển thị quá trình và cấu hình một giao diện đồ
họa người dùng. Qua đó ta có thể quan sát quá trình và có thể điều khiển hoạt
động của quá trình.

Hình 4.47 Giao diện phần mêm WinCC


4.3.2 Cách tạo project WinCC
Các bước để tạo project mới :
B1. Click biểu tượng File chọn New
B2. Đặt tên cho dự án, chọn nơi lưu
B3. Chọn kiểu kết nối với winCC
B4. Tạo các Tag liên kết với PLC

88
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

B5. Thiết kế giao diện màn hình và thiết lập các thuộc tính.

Hình 4.48 Tạo mới một dự án


Tiếp theo hộp thư thoại hiện ra với các thuộc tính như sau :

Hình 4.49 Lựa chọn thuộc tính dự án

89
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Tiếp theo ta tạo các Tag liên kết với chương trình PLC, tùy vào kiểu kết nối
giữa WinCC và PLC mà ta cấu hình kết nối cho đúng.

Hình 4.50 Chọn liên kết Tag cho WinCC


Ta click vào Tag management => click chuột phải chọn Add new driver =>
chọn S7 protocol Suite .

90
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.51Vị trí tạo Tag cho WinCC


Ở đây tùy vào kiểu kết nối mà ta click vào vị trí đó và tạo Tag cho đúng nếu
không giữ WinCC và PLC không liên kêt được với nhau. Ví dụ trong dự án
này kiểu kết nối giữa WinCC và PLC là TCP/IP nên ta click vào TCP/IP và
sao đó tạo Tag liên kết vào.

Hình 4.52 Tạo Tag cho WinCC

91
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Ta sẽ tạo toàn bộ Tag cần liên kết với PLC tại đây. Sau khi tạo xong Tag ta
chuyển sang tạo giao diện cho WinCC. Ta click vào Graphics Design để tạo
giao diện cho WinCC.

Hình 4.53 Tạo giao diện cho WinCC

Hình 4.54 Vùng tạo giao diện cho WinCC


Bên phải phần mềm là những công cụ để ta thiết kết giao diện. Người dùng có
thể thiết kế từ các khối vẽ cơ bản hoặc có thể chọn thư viện có sẵn của

92
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

WinCC. Sau khi tạo ra các nút nhấn ta cần phải cấu hình thuộc tính khi tác
động của nó .

Hình 4.55 Tạo nút nhấn và cấu hình thuộc tính cho nút nhấn

Hình 4.56 Cấu hình thuộc tính màu cho nút nhấn

93
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Lưu ý để có thể chỉnh được thuộc tính màu cho đối tượng thì trong muc
Effects => globla Color Scheme => chon Static =>No

Hình 4.57 Chỉnh chế độ thuộc tính màu cho nút nhấn
Tiếp theo ta cấu hình thuộc tính đổi màu khi nút nhấn tác động hoặc khi
không tác động. Ta click vào Colors => Background Color => click chuột
phải => chọn Dynamic dialog.

94
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.58 Cấu hình thuộc tính màu cho nút nhấn
Khi chon Dynamic Dialog thi lúc này nó sẽ hiện ra hộp thư thoại, tại đây ta
chọn Tag khi tác động, và chọn kiểu dữ liệu là Bool, lúc này sẽ có 2 thuộc
tính True/False, người dùng có thể tùy chọn màu theo tùy ý.

Hình 4.59 Chọn Tag liên kết và màu cho nút nhấn

95
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.60 Kết quả khi cấu hình thuộc tính màu cho nút nhấn
Khi nút nhấn đã được cấu hình thuộc tính màu xong thì ta sẽ thấy biểu tượng
tia sét màu đỏ như hình 4.60
Tương tự đối với I/O field dùng để xuất nhập giá trị ta cũng làm tương tự. I/O
field là nơi mà ta có thể quan sát giá trị nhiệt độ, độ ẩm hay những giá trị
khác, đồng thời có thể nhập giá trị vào ô nhớ của PLC

96
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.61A Cấu hình Tag cho I/O field

Hình 4.61B Cấu hình thuộc tính màu cho I/O field

97
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.62 Chọn tốc độ thực thi của I/O field


4.3.3 Giám sát hệ thống qua Internet thông qua ứng dụng Web Navigator
của WinCC.
4.3.3.1 Khái niệm
Để có thể giám sát hệ thống ở bất cứ mọi nơi thì hãng Siemens đã nghiên cứu
phát triển ứng dụng Web Navigator trong WinCC. Ứng dụng này là thành
công lớn của Siemens giúp WinCC linh động hơn. Giúp người dùng có thể
giám sát và điều khiển hệ thống của mình ở bất kỳ đâu chỉ cần có Internet.
Ứng dụng sẽ đưa giao diện lên Server và để truy cập ứng dụng chỉ cần dùng
địa chỉ IP của máy chủ là có thể truy cập được hệ thống để xem và điều khiển.
4.3.3.2 Cách cấu hình Web Navigator
Từ giao diện chính của WinCC ta click chuột phải vào biểu tượng Web
Navigator => chọn Web configurator để cấu hình máy chủ

98
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.63 Cấu hình máy chủ Web Navigator


Sau khi click vào web configurator thì sẽ có hộp thư thoại hiện ra, lúc này ta
chỉ cần click next, đến mục chọn địa chỉ IP thì ta chọn đúng với địa chỉ máy
tính sẽ đặt làm máy chủ.

99
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.64 Cấu hình Web Navigator

Hình 4.65 Chọn địa chỉ IP máy chủ Web Navigator

Sau khi cấu hình địa chỉ IP ta click finish de hoàn thành việc cấu hình

100
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.66 Hoàn thành cấu hình Web Navigator

Sauk hi đã cấu hình máy chủ xong thì ta sẽ dưa giao diện lưu trên server bằng
cách kích chuột phải vào trang trắng chọn Web Publisher

101
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.67A Cấu hình đưa giao diện lên server


Sau đó ta cứ kích next cho đến khi hoàn thành chọn file HMI cần đưa lên
server

Hình 4.67B Chọn file HMI muốn lưu lên sever

102
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.68 Cấu hình Web Navigator hoàn thành


Sau khi đã hoàn tất việc cấu hình máy chủ và đưa giao diện lưu trên server thì
ta cần phải tắt chế độ bảo vệ của trình duyệt Internet Explore thì mới có thể
truy cập được vào chương trình máy chủ.

Hình 4.69 Cách vào tắt chế độ bảo vệ của Internet Explore

103
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.70 Tắt chế độ bảo vệ và nhập user lên Internet Explore

104
Chương 4 Viết phần mềm và giao diện điều khiển GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 4.71 Kết quả khi đã truy cập vào máy chủ từ Internet Explore

105
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

CHƯƠNG 5 THI CÔNG VÀ THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH

5.1 Thi công mô hình


Khung mô hình đựơc hàn bằng sắt hộp 10x20 mm, độ dày 1.2mm. Đựơc hàn
thành từng mảng vách riêng và đựơc ghép nối lại bằng bu lông nhằm mục
đích tiện tháo lắp khi vận chuyển.
• Kích thứơc mô hình :
Chiều dài : 1200mm
Chiều rộng : 800mm
Chiều cao 1200mm
Mô hình đựơc bao bọc bằng tấm lộp sáng.
5.1.1 Hệ thống bơm tưới

Hình 5.1 Bơm tứơi cho mô hình

106
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Bơm tứơi là bơm 220VAC, với công suất 150W, với lưu lượng 900l/p. Có thể
điều chỉnh tốc độ nhằm đáp ứng lựơng nước tứơi phù hợp với mô hình.
5.1.2 Hệ thống đừơng ống dẫn và vòi phun tứơi

Hình 5.2 Vòi phun tứới


Ở mô hình do diện tích nhỏ nên em chỉ bố trí khoảng 8 vòi phun là hợp lý.
Vòi phun dạng tia xòe hình quạt 60 độ. Đựơc bố trí cách đều nhau.
5.1.3 Hệ thống quạt thông gió
Quạt thông gió nhằm đảm bảo độ thông thoáng bên trong nhà kính, giúp điều
tiết nhiệt độ bên trong và bên ngoài mô hình giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Do
mô hình nhỏ nên ở đây em chỉ lắp 2 quạt thông gió 2 mặt bên của mô hình với
kích thước mỗi quạt là 200x200 mm.

107
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 5.3 Quạt thông gió cho mô hình

108
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

5.1.4 Hệ thống rèm che

Hình 5.4 Hệ thống rèm che


Rèm che có tác dụng che chắn tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cây
trồng, khi trời quá nắng nóng làm ảnh hưởng đến cây trồng. Do nhà kính
thừơng thiết kế mái là tấm lợp sáng nên không thể che đựơc toàn bộ khi trời
nắng do đó để đảm bảo cây trồng đựơc bảo vệ tốt thì cần phải có hệ thống
màn che này.
Trong chương trình thiết kế do không đo đựơc ánh nắng trực tiếp nên ta dựa
vào nhiệt độ bên trong nhà kính để điều khiển đóng hay mở màn che. Ở nhiệt
độ dứơi cài đặt thì màn che đựơc mở ra, khi nhiệt độ cao vượt ngữơng cài đặt
thì màng che sẽ tự động đóng lại.

109
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 5.5 Hệ thống truyền động cho màn che


Màn che đựơc thiết kế trựơt trên 2 thanh nhôm thông qua bạc đạn và đựơc
kéo bằng động cơ một chiều 24Vdc có hộp giảm tốc. Động cơ sẽ truyền
chuyển động kéo rèm đóng mở thông qua hệ thống xích. Để biết được vị trí
đóng mở đồng thời giới hạn hành trình đóng mở rèm thì em có thiết kế 2 cảm
biến quang bắt vị trí đóng và vị trí mở của rèm. Ở chế độ tự động khi rèm
chạy đến vị trí muốn đến thì cảm biến sẽ truyền tín hiệu cho PLC ra lệnh
ngừng động cơ kéo rèm. Còn ở chế độ bằng tay thì 2 cảm biến biến này còn
có tác dụng an toàn khi người điều khiển bật công tắc đóng mở rèm khi tới vị
trí cảm biến thì rèm sẽ ngừng lại dù cho ngừơi dùng có đang bật, điều này
giúp bảo vệ không cho động cơ tiếp tục quay làm phá hủy cơ cấu.

110
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

5.1.5 Hệ thống đèn sửơi

Hình 5.6 Hệ thống đèn sửơi


Hệ thống đèn sửơi được thiết kế khi mùa đông nhiệt độ xuống quá thấp thì hệ
thống sửơi sẽ hoạt động nhằm duy trì nhiệt độ thích hợp giúp cây trồng không
bị lạnh. Ở đây do mô hình hóa nên hệ thống sửơi em chỉ mô phỏng bằng bóng
đèn. Trường hợp thực tế thì mình có thề thay bằng điện trở nhiệt và hệ thống
quạt thổi.
5.1.6 Mạch điện điều khiển mô hình
Bảng điện điều khiển mô hình đựơc thi công theo chuẩn công nghiệp, đựơc
thiết kế thi công khá tỉ mĩ. Đồng thời đảm bảo các quy tắc về bảo vệ an toàn
cho ngừơi sử dụng và thiết bị

111
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 5.7 Bảng điện điều khiển mô hình


Bảng điện đựơc thiết kế đặt phía trước mô hình nhằm dễ quan sát tín hiệu
hơn.

Hình 5.8 Bảng điều khiển ở chế độ bằng tay

112
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Ở bảng điều khiển chế độ bằng tay thì gồm có nút tắt mở nguồn động lực, một
khóa chuyển chế độ tự động hay bằng tay. Khóa này có tác dụng an toàn khi
có ngừơi đang thao tác ở mô hình không muốn bất kì ai điều khiển từ xa qua
internet. Khi khóa bật ở chế độ tự động thì mô hình chỉ chạy ở chế độ tự động
vô hiệu hóa không cho HMI điều khiền từ xa muốn chuyển chế độ bằng tay
cũng không đựơc và ngựơc lại khi khóa ở chế động bằng tay thì HMI sẽ
không thể chuyển sang tự động. Khi khóa ở vị trí giữa thì mới cho phép HMI
điều khiển từ xa đựơc, điều này giúp kiểm soát mô hình tốt hơn.
5.2 Thực nghiệm mô hình

Hình 5.9 Tổng quan mô hình thực tế

113
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 5.10 Đèn hiển thị chế độ chạy bằng tay

Hình 5.11 Giao diện màn hình điều khiển mô hình từ máy chủ

114
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Sơ lược về giao diện điều khiển mô hình


Giao diện điều khiển mô hình được thiết kế khá thân thiện, dễ dàng sử dụng
và điều khiển. Đồng thời hiển thị tất cả thông tin cần thiết lên cùng 1 trang để
người dùng có thể quan sát điều khiển mô hình tốt hơn. Giao diện gồm có 4
phần chính. Thứ nhất là tiêu đề cho biết được thông tin giao diện dùng để điều
khiển cái gì . Thứ hai là phần hình mô phỏng cho mô hình ngoài thực tế cùng
với các thiết bị và các giá trị thực tế được hiển thị, các hình thiết bị sẽ thay đổi
trạng thái màu khi thiết bị được bật tắt, các giá trị nhiệt độ và độ ẩm được cập
nhập liên tục sau khoảng 250mili giây. Thứ 3 là các nút nhấn dùng để điều
khiển mô hình ở chế độ bằng tay, gồm có nút bật tắt nguồn động lực là nguồn
220V AC cấp cho các thiết bị, nguồn này khi nào cần chạy thì mới bật nhằm
đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nút chuyển chế độ tự động hoặc bằng
tay, chú ý khi khóa trên bảng điều khiển gắng trên mô hình ở trạng thái giữa
thì chế độ điều khiển bằng tay hay tự động trên màn hình mới hoạt động.
Ngoài ra còn có các nút bật tắt quạt thông gió, đèn sưởi, bơm, rèm. Cuối cùng
là phần cài đặt thông số thích hợp với từng loại cây mong muốn trồng, gồm
có nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất, độ ẩm cao nhất và độ ẩm thấp nhất.

115
Chương 5 Thi công và thực nghiệm mô hình GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 5.11 Giao diện màn hình điều khiển mô hình từ xa qua internet
Mô hình có thể được điều khiển và giám sát từ xa bằng một máy tính khác có
kết nối mạng Internet sẽ truy cập vào máy chủ của mô hình thông qua địa IP
của máy chủ bằng cách đánh địa chỉ IP của máy chủ lên trình duyệt Internet
Explore. Hình 5.11 minh họa cho việc điều khiển mô hình từ một máy tính
khác có kết nối mạng internet.
5.3 Kết Luận
Sau khi thực nghiệm chạy thử mô hình thì ta thấy mô hình chạy cho kết quả
rất tốt, các thiết bị thiết kế mang tính chất công nghiệp nên hoạt động rất ổn
định, giá trị các cảm biến đưa về được hiển thị chính xác và nhanh chóng. Các
chế độ vận hành bằng tay trên bảng điều khiển hoạt động tốt. Màn hình giao
diện kết nối với mô hình không gặp vấn đề gì, thời gian cập nhập giá trị cảm
biến lên màn hình điều khiển nhanh, liên tục. Máy tính không bị treo. Tóm lại
mọi thứ hoạt động đúng như tính toán thiết kế.

116
Chương 6 Kết Luận GVHD:TS. Nguyễn Hùng

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG


PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

6.1. KẾT LUẬN


6.1.1Những vấn đề đạt được
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống mô hình trồng cây nông nghiệp trong
nhà kính và ý nghĩa thực tiễn của công nghệ này.
Tìm hiểu sơ lược về PLC S7-300. Cụ thể phần cứng CPU 315. Phần
mềm lập trình Step 7 Manager V5.5 để lập trình điều khiển hệ thống.
Tìm hiểu chung về hệ thống thu thập dữ liệu SCADA và phần mềm
WinCC v7.2. Áp dụng nó để thiết kế hình ảnh để điều khiển và giám sát hệ
thống. Cụ thể cài đặt và giám sát thông số độ ẩm, nhiệt độ không khí,đất trong
nhà kính.
Nắm vững và vận dụng được những kiến thức đã học về lập trình PLC,
vi điều khiển, hệ thống cung cấp điện để áp dụng vào đề tài tốt nghiệp.
Ứng dụng thực tế: Đã thiết kế được mô hình nhà kính kiểm soát và
điều khiển được các thông số qua PLC một cách khá hoàn chỉnh và sát với
thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu của đề tài đưa ra.
Ngoài ra chúng em cũng tập được cho bản thân tinh thần làm việc
nhóm rất tốt.Chúng em đã giúp đỡ hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ đươc
giao nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
6.1.2 Những vấn đề còn hạn chế
Do điều kiện thực hiện đồ án còn hạn chế kinh nghiệm thực tiễn còn
thiếu và yếu nên đề tài này còn rất nhiều thiếu sót. Rất kính mong các Thầy
Cô trong bộ môn đóng góp ý kiến để mô hình này hoàn thiện hơn.
Để có thể đưa mô hình ra thực tiễn thì giá thành của công nghệ PLC còn
tương khá cao.

117
Chương 6 Kết Luận GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Chưa áp dụng được công nghệ biến tần trong việc điều khiển tốc độ động cơ.
Vì mô hình thực hiện đề tài còn hạn chế về kích thước nên chưa thể áp dụng
được các công nghệ tiên tiến như hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống phun
sương...
Chưa tích hợp được việc điều khiển mô hình thông qua sóng điện thoại 3G để
tăng tính tiện lợi dế vận hành sản xuất của mô hình.
6.2 Hướng phát triển
Có thể dùng công nghệ biến tần để điều khiển tốc độ động cơ bơm sao
cho phù hợp với điều kiện sản xuất nhất định. Nhằm tiết kiệm tối đa năng
lượng và đạt hiệu quả tưới tiêu cao nhất.
Có thể phát triển hệ thống chiếu sáng nhằm tiết kiệm năng lượng và
cường độ chiếu sáng phù hợp với loại cây trồng . Nên có thể dùng chiếu sáng
bằng đèn LED, phát triển xây dựng hệ thống chiếu sáng nhà kính tận dụng
năng lượng mặt trời.
Có thể áp dụng nhiều phương pháp tưới sao cho phù hợp với mọi loại
cây trồng.Phát triển hệ thống quạt thông gió cấp khí vào nhà kính,xây dựng
nhà kính như một trạm khí tượng mini phục vụ việc trồng cây nông nghiệp
nhằm đem lại giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra WinCC cũng cú thể được điều khiển giám sát bằng
Option “WinCC WebUX”. Bằng cách này ta có thể giám sát và điều khiển
trên Interrnet bằng điện thoại, máy tính bảng...ở bất cứ đâu với điều kiện máy
tính server phải kết nối internet. Và chúng ta cũng hướng tới một hệ thống
được kiểm soát hoàn toàn bởi một chiệc máy tính bảng hay là một chiếc điện
thoại có sóng 3G...

118
Chương 6 Kết Luận GVHD:TS. Nguyễn Hùng

Hình 6.1 Phát triển theo hướng giám sát toàn diện
Và hiện nay với nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao nên
hướng phát triển nông nghiệp bền vững được nhà nước khuyến khích áp dụng
và xem đó là hướng đi lâu dài cho ngành nông nghiệp nước nhà. Vì vậy một
hướng phát triển rất quan trọng nữa của mô hình là sử dụng tấm pin năng
lượng mặt trời hoặc tua bin gió để cung cấp điện cho hệ thống bơm quạt và
hệ thống điều khiển nhà kính.
Theo số liệu nghiên cứu thì khi nói tấm điện mặt trời có công suất 135Wp,
tức ánh sáng đạt đến 1.000W/m2 (lúc trời nắng tốt, không có mây che, góc

119
Chương 6 Kết Luận GVHD:TS. Nguyễn Hùng

chiếu thẳng), nhiệt độ môi trường là 25OC, tấm điện mặt trời cho ra dòng
điện DC có công suất 135W. Đây cũng là đơn vị hay được dùng để tính đơn
giá. Cơ sở dữ liệu về lượng ánh sáng trung bình của đài khí tượng NASA
thường được dùng trong tính toán lắp đặt tấm điện mặt trời.
Theo đó, tại TP.HCM, lượng ánh sáng mặt trời trung bình năm là 5,20
kWh/ngày, tại Hà Nội 3,84 kWh/ngày, Đà Nẵng 4,88 kWh/ngày. Vậy nếu nhà
kính mà lắp đặt tại TP.HCM, khi lắp 1kWp tấm điện mặt trời thì trung bình
mỗi ngày, hệ điện mặt trời này cho ra lượng điện là 5,20 kWh. Nếu nhà kính
sử dụng điện 350 kWh/tháng thì chỉ cần lắp hệ thống điện mặt trời 3kWp là
đủ (đã tính tổn hao trên các thiết bị).

Hình 6.2 Mô hình nhà kính tương lai

120
Nguồn tài liệu tham khảo

1. Siemens company, S7-300 315 2PN/DP Manual, Germany.Link


download :
https://support.industry.siemens.com/cs/attachments/48080216/s7300_cpu314c_2_
cpu315_2_cpu317_2_cpu319_3_pndp_en-US_en-US.pdf?download=true
2. Siemens Company, 6ES7-331- 0AB0 Analog module datasheet,
Germany. Link :
https://support.industry.siemens.com/tedservices/DatasheetService/DatasheetServic
e?format=pdf&mlfbs=6ES7331-7KF02-0AB0&language=en&caller=SIOS.
3. Siemens Company, Win CC Navigator instruction, Germany. Link :
4. https://support.industry.siemens.com/cs/document/45027800/wincc-webux-and-
wincc-webnavigator-demo-access?lc=en-WW
5. Beckhoff Company, Bus coupler BK3120, Germany. Link :
https://download.beckhoff.com/download/Document/Catalog/Main_Catalog/englis
h/separate-pages/Bus_Terminal/BK3120.pdf.
6. Tài liệu Win CC bằng tiếng Việt, tham khảo trên webdien.com.vn. Link :
http://webdien.com/d/showthread.php?t=72104
7. Tài liệu PLC S7-300 tiếng Việt, tham khảo trên webchiaseplc.com.wordpress.com
. Link :
https://chiaseplc.wordpress.com/2016/04/01/chia-se-tai-lieu-plc-s7-300-full/
PHỤ LỤC A
Chương trình PLC điều khiển mô hình

You might also like